Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Vẻ đẹp sức mạnh truyền thống qua hình tượng cụ Mết và chú Năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.93 KB, 3 trang )

I, Mở bài :
- Tác giả , tác phẩm , nhân vật Cụ Mết và chú Năm
-> 2 nhân vật đều mang trong mình vẻ đẹp truyền thống.
II, Thân bài
1, Giải thích
- Truyền thống được hiểu là những giá trị văn hoá được lưu truyền qua các thế hệ của một dân tộc, có
giá trị nhân văn nhân bản, được bảo tồn và gìn giữ.
-> sức mạnh truyền thống ở trong hình tượng văn học là những phẩm chất, những giá trị đại diện cho
văn hoá, dân tộc, có tính khái quát và giá trị tuyên truyền.
- Mỗi nhân vật trong tác phẩm văn học đều là hiện thân của hiện thực đời sống bởi Nguyễn Minh Châu
từng nói : Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.”
- Đi vào văn học nghệ thuật, những nhân vật được khái quát hoá, mang những vẻ đẹp, sức mạnh
tượng trưng cho một cộng đồng, một dân tộc. Đến với hai tác phẩm “Rừng xà nu” và “Những đứa con
trong gia đình”, ta bắt gặp hình tượng cụ Mết và chú Năm – hai nhân vật cũng không nằm ngoài quy
luật ấy của văn học, đặc biệt là giai đoạn những năm cuối ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Ở hai nhân vật ấy, ta bắt gặp những nét tương đồng nhưng bên cạnh đó, người đọc vẫn nhận ra
những cái lạ trong vẻ đẹp chung của thời đại . Dưới ngòi bút của Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi,
Cụ Mết và chú Năm đã mang những phẩm chất anh hùng của riêng mình hoà chung vào bản hùng ca
của dân tộc .
2, Biểu hiện của sức mạnh truyền thống
a, Vẻ đẹp truyền thống tương đồng trong cả 2 nhân vật – Cụ Mết và chú Năm
- Cả hai nhân vật cùng xuất hiện trong bối cảnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt ; những mất
mát là điều khó tránh khỏi :
+ Cụ Mết – già bản của buôn làng Xô Man đã biết bao lần chứng kiến những cái chết của người thân
– những người Stra yêu thương : Xút bị giặc treo cổ , bà Nhan bị giặc chặt đầu, Mai và con trai bị bọn
thằng Dục đánh chết, Tnu bị châm lửa xà nu đốt hai bàn tay , và còn biết bao những cái chết không thể
kể hết .
+ Chú Năm – khúc thượng nguồn của dòng họ - đã chứng kiến bố mẹ , anh ruột, chị dâu, và cả vợ
cũng bị giặc sát hại
-> Xuất hiện trong 2 tác phẩm, có lẽ chứng kiến và trải qua nhiều đau thương nhất chính là 2 nhân vật
cụ Mết và chú Năm. Bởi vậy lòng căm thù quân giặc và ý chí đấu tranh của họ sục sôi và vô cùng mãnh


liệt
- Cùng mang dòng máu anh hùng , yêu nước và căm thù giặc Mỹ
+ Cụ Mết : luôn một lòng với Đảng “Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn” ; trung thành với
cách mạng, luôn khuyến khích, cổ vũ chiến đấu, lãnh đạo và đi tiên phong trong cuộc nổi dậy của buôn
làng trước quân giặc
+Chú Năm : một lòng với cách mạng, ủng hộ khi hai cháu Chiến và Việt muốn đi tòng quân đánh giặc ,
chú còn dặn “...ra đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ
chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu”
- Cùng là thế hệ đi trước, lưu truyền những truyền thống tốt đẹp, răn dạy những thế hệ sau về lịch sử
của dân tộc – họ đều nhận được sự kính trọng từ nhân dân, cháu con
+ cụ Mết : là già làng – một vị trí rất quan trọng trong văn hoá Tây Nguyên , nắm giữ quyền lực tối
cao trong một buôn làng . Nếu ví làng Xô Man như một cánh rừng Xà Nu thì cụ Mết chính là lứa xà nu


đại thụ “cành lá sum suê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ” . Bao nhiêu năm qua, cụ Mết đã
bảo vệ ,che chở cho buôn làng và tưới nhựa sống cho những lứa xà nu mới như Tnu, Dít , Heng lớn lên
tiếp nối truyền thống của buôn làng,cộng đồng : “Người Stra ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi,
thương nước, hãy lắng mà nghe,mà nhớ. Sau này tau chết rồi, chúng mày phải kể lại cho con cháu
nghe ... “
+chú Năm : lưu giữ cuốn sổ gia đình, gánh vác dòng họ, dạy con cháu những truyền thống tốt đẹp của
dòng họ, dạy cho Chiến và Việt biết căm thù giặc, biết dũng cảm, không ngại hi sinh . Chú luôn là tấm
gương cho Chiến và Việt, là động lực, là nguồn động viên của hai chị em yên tâm chiến đấu, và là một
hậu phương vững chắc (chăm lo ban thờ ba má, chăm sóc thằng Út).
=> Dù xuất hiên trong 2 tác phẩm khác nhau, nhưng cùng trong một thời kì lịch sử biến động dữ dội
của dân tộc, trong cụ Mết và chú Năm người đọc nhận ra một tình yêu nước luôn sục sôi. Họ không chỉ
là hiện thân của truyền thống, mà họ chính là truyền thống, là những giá trị tốt đẹp của những người
anh hùng Việt Nam mà dường như “trong chiến tranh họ đẹp ra thì phải” – Niculin. Họ đã chèo lái,
dẫn đường cho những trái tim trẻ như Tnu, Chiến, Việt hoà cùng vào bản hùng ca của dân tộc “Cả thế
hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai” – Bằng Việt. Nhưng bản chất của văn học là sáng tạo, không có
nhân vật văn học nào tương đồng toàn diện. Mỗi nhân vật đều mang một cá tính riêng, một giá trị

riêng bên cạnh những vẻ đẹp chung. Để hiểu rõ hơn về những giá trị truyền thống của một nhân vật,
ta phải đặt họ vào những bối cảnh riêng, những góc nhìn riêng, ở đó họ bộc lộ toàn vẹn những phẩm
chất tốt đẹp của mình.
b, Vẻ đẹp sức mạnh truyền thống Tây Nguyên của cụ Mết :
- Cụ Mết mang đặc trưng của những con người của mảnh đất cồng chiêng Tây Nguyên “lóng lánh vô
số hạt bụi vàng”
+ ngoại hình : “Ông cụ vẫn quắc thước như xưa,râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt
vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng. Ông ở trần,ngực căng như môt cây xà
nu lớn”
+ giọng nói : “ồ ồ, vang dội trong lồng ngực”
+ giọng điệu nói như ra lệnh, và không bao giờ khen “tốt” , “giỏi” mà những khi vừa ý chỉ nói “được”
+ tính cách : thẳng thắn, kiên quyết, cương nghị
-Cụ Mết yêu buôn làng như máu thịt , “không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta” , “gạo người Stra
mình làm ra là ngon nhất rừng núi này đấy con ạ”
- Cụ là một người dẫn truyện đầy uy lực, qua giọng nói không cất cao , tiếng nói rất trầm ấy , câu
chuyện cuộc đời Tnu hiện lên chi tiết, câu chuyện buôn làng nối dậy đánh lại bọn Mỹ cũng được thuật
lại bằng một niềm tự hào khôn xiết như những thiên sử thi Đăm Săn, Xinh Nhã
-> Dường như niềm tự hào ấy, trong một đêm mưa rì rào như gió nhẹ, đã thấm từng chút từng chút
vào lòng những người dân làng Xô Man và cả những bạn đọc yêu văn đang theo dõi câu chuyện qua
những trang sách . Cụ Mết chính là một hiện thân, biểu tượng cho sức mạnh của lịch sử
c, Vẻ đẹp sức mạnh truyền thống Nam Bộ của chú Năm
- Chú Năm mang nét đặc trưng của người dân Nam Bộ
+ thẳng thắn , bộc trực, hiền lành chất phát , nhưng ẩn sâu bên trong con người Nam Bộ là một tâm
hồn giàu cảm xúc, có đôi phần lãng mạn .
+Chú Năm rất hay hò “chú hay kể về sự tích của gia đình và cuối câu chuyện thế nào chú cũng hò lên
mấy câu… những câu nói về cuộc đời cơ cực của chú và những chiến công của đất này”; giọng hò cất
lên như một lẽ tự nhiên giữa những gập ghềnh sóng nước : “giọng hò đã đục và tức như tiếng gà gáy”
+có những khi giọng hò của chú mang một vẻ thật trang nghiêm, như muốn nhắn nhủ một điều gì đó
“gân cổ chú nổi đỏ lên, tay chú đặt lên vai Việt, đôi mắt chú mở to, đong nước, nhìn thẳng vào đôi mắt
Việt, đầu lắc lư, nhắn nhủ, làm như Việt chính là nơi cụ thể để chú gửi gắm những câu hò…” – dường

như chú đang hò lên bằng những truyền thống vẻ vang của cha ông


- Chú Năm có một tấm lòng son sắt với truyền thống của dòng họ - chú lưu giữ một cuốn sổ gia đình ,
ghi đủ chuyện “thỏn mọn” cho tới những tội ác của kẻ thù, chiến công của từng thành viên của gia
đình . Chú nói : “chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc
mà ghi vào đó…”.
=> Chú Năm là người đã và đang tiếp tục gìn giữ dòng chảy truyền thống, để lại cho thế hệ sau một
cuốn sổ gia đình đầy ý nghĩa. Nó không chỉ là truyền thống của một dòng họ, mà “muôn sông đều đổ ra
biển lớn”, đó chính là hiện thân của lịch sử vẻ vang thuộc về một thế hệ những con người Việt Nam
trong chiến tranh, đã chiến đấu bằng máu xương để bảo vệ Tổ Quốc yêu thương
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ, như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông
3, Tổng kết
a, Nghệ thuật :
- Hai nhân vật được xây dựng bằng cảm hứng sử thi mang trong mình những phẩm chất tiêu biểu cho
thế hệ, thời đại và cộng đồng .
- Hai nhân vật được miêu tả kĩ lượng về tính cách, đặc trưng của hai vùng đất Tây Nguyên và Nam Bộ,
tạo nên vẻ đẹp riêng song hành cùng vẻ đẹp chung của thời đại.
b, Nội dung :
- Qua sức mạnh truyền thống, ta cảm nhận được vẻ đẹp của con người VN trong chiến tranh, hiểu
được lòng yêu nước, căm thù giặc là sức mạnh tinh thần to lớn của nhân dân ta trong công cuộc
chống Mĩ cứu nước.
- Rừng xà nu đã truyền tải được nghị quyết 15 của Đảng “ phải dùng bạo lực cách mạng để đánh lại
lực lượng phản cách mạng” qua câu nói của cụ Mết “chúng nó đã cầm súng mình phải cẩm giáo”
-Hai nhân vật, 2 tác phẩm có ý nghĩa tuyên truyền đương thời, tạo nên một làn sóng đấu tranh,vùng
dậy, như ngọn lửa thắp lên bó đuốc hừng hực của một thời Nam Bộ thành đồng và Tây Nguyên rực
lửa anh hùng.

III, Kết bài



×