Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VẺ ĐẸP KẾT NỐI TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.51 KB, 6 trang )





VẺ ĐẸP KẾT NỐI
TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI



Đẹp, bởi bảng màu lộng lẫy vàng son - đen - đỏ - trắng.
Độc đáo, bởi hội họa sơn mài của Việt Nam, là một trong những nước có khí hậu
nhiệt đới, quê hương của loài cây có nhựa, sớm có nghề làm đồ mĩ thuật sơn thủ
công, đã chuyển sang sáng tác thành công tranh mĩ thuật giá vẽ. Một cuộc cách
mạng nghệ thuật lớn, đầy ý nghĩa đã và đang tiến triển không ngừng.
Thực mà không thực; phá cách và cách điệu; ấn tượng và biểu hiện; biểu hiện và
trừu tượng; ngây thơ và lý trí; bản năng và dân gian là những bút pháp luôn đan
xen, kết nối nhau trong tạo hình bố cục, khám phá tìm tòi của các họa sĩ hiện đại.
Đó là những ngôn ngữ, phong cách riêng của từng tác giả, tác phẩm, liên tục ra
đời, kể từ cuộc cách mạng sơn ta - sơn mài từ những năm 30 - 40 thế kỷ XX, đến
nay đã có ngót một thế kỷ tuổi đời nghệ thuật.
Sơn mài Việt Nam luôn tự ý thức được mình trên hành trình lao động - sáng tạo:
Dân tộc - Hiện đại, là mục đích, đặc thù và cũng là cốt cách của sơn mài Việt Nam.
Trong thời giao lưu - hội nhập, sơn mài Việt Nam vẫn phát triển tiếp biến trong
dòng chảy chung của văn hóa nhân loại. Về tính cách, chỉ với một bảng màu vàng
son - đen - đỏ - trắng. Nó gần giống như lịch sử lâu đời của quốc họa Trung Hoa
láng giềng vốn chỉ có “mực Tầu - giấy xuyến chỉ” mà làm nên danh giá cho văn
hóa Đại Hán tộc. Hoặc với phương Tây, chỉ có “mầu dầu - vải gai” mà làm nên
một nền hội họa lớn, từ Trung cổ, Phục Hưng đến đương đại.
Trở lại với phòng tranh sơn mài Việt Nam 2008. Nếu so với lớp họa sĩ mĩ thuật
Đông Dương, thì sơn mài thời ấy hầu như chỉ có một bút pháp “ấn tượng - tân cổ
điển Gauguin” - Thuật ngữ của người đương thời - thì nay đã có những bước tiến


dài, đổi mới khá xa về cách nhìn nghệ thuật. Rõ nhất là ngôn ngữ tiếp biến với bên
ngoài đã giàu lên. Đa số tác giả trẻ đã sử dụng nhiều ngôn ngữ, bút pháp mới với
không ít xu hướng khác nhau, mang rõ dấu ấn thời đại.
Như một vòng tròn tương sinh - luân hồi, Trần Văn Bình với tranh vĩnh hằng, vừa
muốn bộc lộ ý tưởng trần tục, lại vừa muốn bộc lộ sự cao sang, thanh khiết cả
trong đời sống tinh thần về chủ đề con người qua tác phẩm. Công Kim Hoa với
tranh Con người, biểu tượng là những đường hình gần trừu tượng đầy tính nội tâm.
Tác giả muốn nói lên lòng trắc ẩn, tình người với những lo âu, thương cảm của
người nghệ sĩ trong cõi nhân thế. Trương Bé với Trừu tượng tích hợp đa diện, đều
muốn lý giải lẽ sống nhân sinh của cuộc đời đầy phức hợp, đa diện, đa chiều. Cùng
sử dụng bút pháp trừu tượng, vừa tự bộc lộ tâm trạng vừa muốn lý giải cuộc đời,
Bùi Mai Hiên với Tình mẫu tử. Vũ Hồng Nguyên với Mạch sống XIX. Trong
không gian hư ảo, trừu tượng, buộc người xem phải suy tư, tự giải đáp với mình về
mạch sống - con người - cuộc đời, trong đó có mình.
Bằng Lâm với Thử sức theo bút pháp cách điệu. Một cặp đô vật trong vòng đấu
đang “lừa miếng nhau”, nhằm hạ thủ nhau. Không đơn thuần chỉ là cuộc thử sức
của cơ bắp, tác giả muốn nói lên một chủ đề lớn hơn theo cả nghĩa bóng: muốn
thắng trong cuộc chơi, con người không chỉ có lực, còn cần phải đấu trí nữa mới
mong tồn tại vững bền.
Bút pháp khoáng đạt theo lối tả thực - cách điệu, phải kể đến Phố của Phạm Lực,
Ngõ nắng của Nguyễn Quốc Huy Phố là bầu trời xanh trong, đàn bồ câu trắng
tung bay; dưới gác bên hiên nhà là tiếng đàn ghi ta đang cất lên trong không gian
êm đềm, thanh thản. Rõ ràng là giấc mơ của một Hà Nội - Việt Nam - Thành phố
của Hòa bình và tình hữu nghị. Ngõ nắng cũng cùng cảm xúc thanh bình ấy.
Nhưng là thanh bình của làng quê. ở đấy có bóng tre làng. ẩn hiện dưới bóng tre là
những ngôi nhà tranh vách đất đã bền bỉ ấp ủ biết bao kỷ niệm êm đềm, đầy chất
thơ, chất sử thi dân tộc.
Đoàn Văn Nguyên với Chợ chiều, Nguyễn Tiến Dũng với Hồi ức, Văn Chiến với
Xóm thợ, Nguyễn Nghĩa Dậu với Công trường ngày mới, Nguyễn Anh Tước với
Khúc đồng dao ; Đỗ Thị Ninh với Bút Tháp Hồ Gươm, Vũ Duy Nghĩa với Buổi

sáng bình yên, Phạm Đức Phong với Bến thuyền Tam Cốc, Thạch Phước với Văn
minh lúa nước, Nguyễn Xuân Tiến với Khúc nhạc thu, Hồ Hữu Thủ với Thôn nữ,
Ngô Văn Sắc với Thương nhớ đồng quê, Ngô Thành Nhân với Bình Yên, Phạm
Minh Tuấn với Ký tự Tất cả là một tập hợp thế giới cái đẹp đa dạng, đa mầu, đa
sắc đầy bí mật, được khám phá, khai mở trước thiên nhiên, con người và cuộc
sống. Đẹp, luôn là lý tưởng “cứu rỗi”, là giấc mơ “Chân - Thiện - Mĩ” với người
nghệ sĩ - họa sĩ. Gần 100 tác giả tác phẩm (chính xác là 78 tác giả tác phẩm) đều là
những tài năng, cá tính nghệ thuật của sơn mài Việt Nam truyền thống - hiện đại.
Dè xẻn, tiết độ trong màu sắc vốn là bảng màu của sơn mài Việt Nam. Nhưng âm
vang và tính huyền thoại của nó lại đầy ắp tâm tưởng và lý tính của nghệ thuật đến
vô cực - vô biên của triết học phương Đông, châu á. Đó cũng chính là điểm quy tụ
nổi bật của ký ức thẩm mĩ sơn mài Việt Nam.

×