Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP KIẾN THỨC PHÁP
LUẬT TRONG MÔN GDCD KHỐI 8,9
Tác giả : Nguyễn Thị Thu Ca
PHẦN A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết.
Điều 2: Luật giáo dục khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề
nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và
bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nói như vậy, có nghĩa con người ngày nay
yêu cầu phải có sự phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, tinh thần và đạo đức. Đó
là cả một quá trình giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội và sự tu dưỡng rèn
luyện của bản thân trong đó giáo dục pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng. Song
trong thực tế vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Cho nên đó là một
trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho tình trạng vi phạm pháp luật, tệ nạn xã
hội có xu hướng ngày càng tăng lên đặc biệt tình trạng vi phạm pháp luật ở lứa tuổi
thanh thiếu niên đang là vấn đề bức xúc, lo âu cho toàn xã hội mà các cấp các
ngành từ Trung ương đến địa phương phải đặc biệt quan tâm để tìm giải pháp hạn
chế, từng bước đẩy lùi tình trạng này. Hơn nữa, nước ta đang trong quá trình xây
dựng Nhà nước pháp quyền, quản lí xã hội bằng pháp luật thì đôi khi việc thi hành,
hoàn thiện hệ thống pháp luật là làm sao cho mọi người hiểu biết pháp luật, sống
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 1
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
và làm việc theo pháp luật. Tức là phải tổ chức giáo dục pháp luật cho nhân dân
nói chung và đặc biệt là các thế hệ thanh thiếu niên học sinh. Đây là nhiệm vụ rất
quan trọng mà Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể phải chăm lo. Trong đó
nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của trường phổ thông cơ sở về giáo dục pháp luật
cho học sinh có ý nghĩa rất lớn và thiết thực góp phần “tạo sự chuyển biến cơ bản,
toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo.” Và môn Giáo dục công dân là môn
học trực tiếp giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh trong đó có việc giáo dục ý
thức chấp hành pháp luật.
Nhưng làm thế nào để việc phổ biến, lồng ghép các kiến thức về giáo dục pháp
luật vào những bài học của học sinh trong bộ môn Giáo dục công dân được tiến
hành một cách thuận lợi, nhuần nhuyễn tránh áp đặt, khô khan, một chiều gây sự
nhàm chán cho học sinh là một vấn đề đặt ra với người giáo viên trực tiếp giảng
dạy bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường Trung học cơ sở hiện nay. Qua
thực tế giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân của bản thân và kinh nghiệm rút ra từ
thực tế dạy ở đồng nghiệp, tôi đã đúc kết thành một kinh nghiệm nhỏ trong việc
dạy học môn Giáo dục công dân. Vì thế tôi xin trao đổi với quý đồng nghiệp kinh
nghiệm: Lồng ghép các kiến thức về giáo dục pháp luật cho học sinh THCS
(Lớp 8,9) có hiệu quả thông qua các dạng bài tập .
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
Đề tài: “một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong bộ
môn Giáo dục công dân khối 8,9 đạt hiệu quả” sẽ góp phần nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật cho học sinh, tạo ra sự hứng thú cho các em khi học tập bộ
môn, rèn kĩ năng phát triển tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng những điều đã học
vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là suy nghĩ, việc làm, giải pháp cụ thể để nâng
cao sự hiểu biết về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật .
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 2
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
Về phía giáo viên: Có sự đầu tư, tìm tòi, sáng tạo trong quá trình dạy học, chú
trọng đến việc lồng ghép đưa các kiến thức về pháp luật vào bài học một cách sinh
động, gần gũi và có tác động tích cực đến nhận thức của học sinh.
Về phía học sinh: Với cách dạy học như thế này sẽ giúp các em lĩnh hội được
các kiến thức về pháp luật một cách tự nhiên, chủ động nắm bắt kiến thức để có
những hiểu biết nhất định về pháp luật. Bằng việc rèn luyện ý thức chấp hành pháp
luật của học sinh thông qua các dạng bài tập như bài tập tình huống, bài tập có tính
chất củng cố, bài tập liên hệ thực tế người và việc…. nhằm lôi cuốn học sinh vào
quá trình học tập một cách tự nhiên làm nâng cao hứng thú học tập, giúp các em
giải tỏa được tâm lí bị áp đặt khi học các kiến thức về pháp luật. Như vậy, rõ ràng
khi sử dụng hệ thống các bài tập được sưu tầm từ nhiều nguồn đó có thể là tình
huống pháp luật, câu chuyện pháp luật có từ thực tế sẽ phát huy một cách tốt nhất
tính tích cực, tự giác, chủ động, linh hoạt của học sinh nhằm hình thành cho học
sinh lòng tin vào pháp luật. bồi dưỡng năng lực tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức pháp luật vào thực tiễn của đời sống. Góp phần bồi dưỡng và hoàn
thiện nhân cách cho học sinh, trang bị cho các em những hiểu biết cần thiết về
pháp luật để trở thành người công dân có ích trong tương lai.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung vào việc làm rõ cách thức đưa kiến thức pháp luật vào trong
các bài học đạo đức và bài học pháp luật ở môn Giáo dục công dân lớp 8,9.
II. Phương pháp tiến hành:
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải
pháp của đề tài.
Môn học Giáo dục công dân là một môn học chiếm một vị trí khá quan trọng
trong chương trình học phổ thông, đặc biệt là bậc học THCS, vì môn Giáo dục
công dân ở bậc học THCS nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực về đạo đức
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 3
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
và pháp luật của người công dân, phù hợp với lứa tuổi. Trên cơ sở đó góp phần
hình thành những phẩm chất nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Vì điều đó, bản thân mỗi giáo
viên đang trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân cần thấy rõ được yêu cầu
trách nhiệm của mình trong công tác giảng dạy bộ môn của mình đảm nhiệm.
Trong quá trình học tập của học sinh tại trường THCS, việc giáo dục đạo
đức, pháp luật cho học sinh tạo điều kiện cho các em trở thành những công dân tốt
là một việc làm hết sức quan trọng. Bởi vì, trong thực tế không ít công dân do trình
độ hiểu biết xã hội, pháp luật còn non nớt, nên thường hay vi phạm pháp luật – Đó
là điều hết sức nguy hiểm. Bởi lẽ đó mà việc dạy học môn Giáo dục công dân trong
nhà trường là hết sức cần thiết. Một vấn đề đặt ra là: làm thế nào để học sinh có
một nhận thức tốt về đạo đức, lối sống, pháp luật giúp các em có thể tự tin bước ra
ngoài xã hội, là một trong những vấn đề đòi hỏi mỗi giáo viên đang trực tiếp giảng
dạy môn Giáo dục công dân cần phải thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu và tìm ra
những biện pháp dạy học có hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy và học giúp cho
mỗi học sinh khi được học môn Giáo dục công dân đều có sự nhận thức đúng đắn
về xã hội, nắm vững pháp luật của Nhà nước. Khi các em bước chân ra xã hội phải
là những công dân chân chính. Biết thực hiện đúng quyền lợi, nghĩa vụ của mình.
Vấn đề đặt ra là: Để thực hiện được việc đưa các kiến thức pháp luật vào bài
học một cách tự nhiên, tránh sự áp đặt, máy móc giáo viên chúng ta cần phải làm
như thế nào? Việc vận dụng cách dạy học này ở trường sở tại cần phải làm những
gì? làm thế nào để có thể giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức pháp luật một cách
tích cực, sáng tạo và chủ động, phát huy được vai trò trung tâm của mình? Đó là
một trong những vấn đề mà tôi hết sức quan tâm.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 4
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
a. Các biện pháp tiến hành: đối với đề tài này tôi sử dụng chủ yếu một số biện
pháp sau:
- Quan sát sư phạm
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
-
Phương pháp khái quát hóa
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
b. Thời gian tạo ra giải pháp:
Đề tài được nghiên cứu trong 3 năm.
- Niên khóa 2013-2014 tập trung vào việc nghiên cứu vai trò môn GDCD và
và những biểu hiện vi phạm pháp luật, ý thức của học sinh về môn học GDCD.
- Niên khóa 2014-2015 tìm những giải pháp lồng ghép kiến thức pháp luật
vào bài học
- Niên khóa 2015-2016 hoàn tất sáng kiến kinh nghiệm.
c. Khảo sát trước khi thử nghiệm đề tài:
Số học sinh
Số học sinh có
Số học sinh
nhận biết một
có hiểu biết
phần nội dung
về nội dung
pháp luật
pháp luật
1
3
16
2
5
13
Thời
Số học sinh
phân tích
gian
tham gia
đúng và nêu
khảo sát
khảo sát
được nội dung
pháp luật
Đầu năm
20 học sinh
học 2013
lớp 8
20 học sinh
- 2014
lớp 9
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 5
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
PHẦN B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu:
Nhiệm vụ của đề tài nhằm giúp cho học sinh tiếp cận với các kiến thức pháp
luật thông qua các dạng bài tập theo đặc trưng của bộ môn GDCD, vốn là những
kiến thức mang tính khô khan, cứng nhắc.
- Giúp học sinh tập phản ứng với những tình huống phức tạp và có thật sẽ gặp
trong cuộc sống.
- Góp phần nâng cao nhận thức, cư xử đúng đắn, phù hợp trong quan hệ giao tiếp
với người thân, bạn bè, thầy cô giáo v.v…
- Kiến thức pháp luật trở nên sâu sắc, dễ nhớ để biến thành hành động đúng đắn.
II. Mô tả giải pháp của đề tài:
1.Thuyết minh tính mới:
Nhằm tạo sự hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức bài học, am hiểu pháp luật
cũng như phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh một cách hiệu quả. Tôi xin
giới thiệu một số giải pháp thể hiện qua dạng bài tập có thể áp dụng trong giờ dạy
bộ môn Giáo dục công dân. Giáo viên tùy theo nội dung kiến thức bài học để áp
dụng từng giải pháp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu bài dạy.
Giải pháp 1: Lồng ghép giáo dục pháp luật thông qua bài tập tình huống.
Giải pháp 2: Giáo dục pháp luật qua hệ thống bài tập củng cố.
Giải pháp 3: Giáo dục pháp luật thông qua việc liên hệ thực tế giữa người và
việc.
Giải pháp 4. Lồng ghép giáo dục pháp luật trong những giờ ngoại khóa.
Giải pháp 1: Lồng ghép giáo dục pháp luật thông qua bài tập tình huống.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 6
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
Theo cách dạy học trước đây, phần kiến thức pháp luật chủ yếu theo nội
dung của sách giáo khoa và chỉ áp dụng đối với bài cung cấp kiến thức pháp
luật. Vì vậy, học sinh tiếp nhận kiến thức pháp luật một cách thụ động thông
qua các bài tập có ở sách giáo khoa nên nhiều khi vấn đề pháp luật mà giáo
viên truyền đạt tới học sinh chỉ mang tính giáo điều, rập khuôn và thiếu tính
cập nhật, không sát với thực tế. Còn với cách dạy học mới nhằm phát huy tính
chủ động của học sinh giáo viên đưa ra tình huống từ thực tế đời sống, các vấn
đề gần gũi với HS cho các em tự liên hệ theo nhận thức của bản thân để giải
quyết tình huống mà giáo viên đưa ra. Đối với giải pháp này người giáo viên có
thể áp dụng việc lồng ghép kiến thức giáo dục pháp luật cho học sinh ở nhiều
dạng bài học kể cả bài học đạo đức.
Ví dụ 1 * Khi dạy bài “Tự chủ” – GDCD lớp 9, sau hoạt động tìm hiểu truyện
đọc để nhận biết các biểu hiện của tự chủ để từ đó hình thành khái niệm tự chủ.
Giáo viên đưa ra tình huống – chia nhóm cho học sinh thảo luận tìm ra cách giải
quyết tình huống nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về tính tự chủ thông qua đó
để lồng ghép kiến thức pháp luật.
Cách tiến hành: Giáo viên nêu tình huống: Bạn Huy lớp em là người giao du
rộng. Một hôm bạn rủ em đến quán cà phê, bạn ấy “bật mí” cho em: “Đến quán
này có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là thấy người sảng khoái cực lạc, “phiêu” lắm
khi được uống một viên thuốc màu hồng, không phải là hêrôin đâu, tớ được dùng
rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề”.
Câu hỏi:
1.Trong trường hợp này em sẽ làm gì? Tại sao em lại làm như vậy?
2.Hành vi của em có thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật không? Vì
sao?
3.Theo em người tự chủ sẽ thực hiện pháp luật như thế nào?
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 7
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
Giáo viên định hướng cho học sinh:
- Dù lời mời của bạn có hấp dẫn đến đâu, em cũng sẽ từ chối và khuyên bạn
không tham gia trò chơi đó. Vì những biểu hiện mà bạn mô tả là biểu hiện của sử
dụng ma túy. Sử dụng ma túy là vi phạm pháp luật.
- Hành vi của em thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật . Vì em đã làm
chủ được những suy nghĩ, hành vi của bản thân trong tình huống đó và không vi
phạm pháp luật về sử dụng ma túy. Người có tính tự chủ luôn biết tự điều chỉnh
hành vi của mình , luôn làm đúng qui định của pháp luật.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật” – GDCD lớp
9, cuối Hoạt động 2 – Tìm hiểu mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, giáo
viên đưa ra tình huống:
“ Mẹ Hùng bị bệnh nặng, cần phải phẫu thuật kịp thời mới có thể qua khỏi. Nhà
Hùng lại quá nghèo nên không biết lấy đâu ra tiền để phẫu thuật cho mẹ. Nóng
lòng muốn cứu mẹ, Hùng đã lẻn vào nhà chị C, cạy tủ lấy trộm 40 triệu đồng và
mang đến bệnh viện để nộp lệ phí chữa bệnh cho mẹ hết 20 triệu đồng.”
1. Theo em, trong trường hợp trên Hùng có vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã
hội hay không?
2. Hùng có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì đó là tội gì?
3. Qua tình huống trên, em có thể rút ra bài học gì cho bản thân?
Giáo viên định hướng:
- Việc Hùng lo lắng và tìm mọi cách để cứu mẹ của mình là hoàn toàn chính
đáng và phù hợp với đạo lí. Điều này chứng tỏ, Hùng là một người con có hiếu và
rất mực yêu thương mẹ mình. Tuy nhiên, hành vi trộm cắp tài sản của người khác
với bất kì lí do nào đều là vi phạm pháp luật và đồng thời cũng vi phạm các chuẩn
mực đạo đức của xã hội.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 8
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
- Hùng vi phạm pháp luật ở tội trộm cắp tài sản của công dân và sẽ bị xử phạt
theo điều 155 của Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2013.
- Qua tình huống trên chúng ta thấy để trở thành một công dân có ích cho xã
hội, chúng ta cần sống có đạo đức và tuân theo những quy định của pháp luật.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 18 “Quyền khiếu nại và tố cáo” ( GDCD 8-đây là bài khó
dạy nhất trong chương trình GDCD ở THCS); để khai thác quyền khiếu nại, tố cáo
theo chuẩn kiến thức chúng ta có thể xây dựng các tình huống trên cơ sở những câu
chuyện, vụ án có thật, có tính thời sự:
GV cho học sinh theo dõi đoạn phim có nội dung sau:
Bác An là người tàn tật nhưng phòng thuế của huyện lại định mức đóng thuế
cho cửa hàng bác bằng mức thuế của những người bình thường khác. Bác Bình
khuyên bác An làm đơn khiếu nại vì người tàn tật là đối tượng được xét miễn giảm
thuế.
Sau đó GV hỏi:- Em hãy cho biết nội dung đoạn phim nói điều gì ?
- Theo em bác Bình khuyên bác An như vậy là đúng hay sai ?Vì
sao ?
HS trả lời cá nhân
GV kết luận: Bác Bình khuyên bác An như vậy là đúng vì người khuyết tật được
quyền đề nghị xem xét miễn giảm thuế kinh doanh đối với mình.
GV tiếp tục nêu tình huống yêu cầu học sinh động não trả lời:
Ông hiệu trưởng trường THCS H ra quyết định với hình thức đuổi học đối với
học sinh Nguyễn Văn A vì đã có hành vi quay cóp trong khi làm bài thi học kì I
vừa qua.
Hỏi: Nếu em là A, sau khi nhận quyết định trên thì em sẽ làm gì ?
- HS trả lời cá nhân:
-GV chốt: Em hiểu thế nào là quyền khiếu nại ?
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 9
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
- HS trả lời cá nhân.
GV kết luận: Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị với cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức
nhà nước khi thực hiện công vụ theo qui định của pháp luật, quyết định kỉ luật khi
cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
- Tiếp tục cho học sinh quan sát đoạn phim bạo hành trẻ em của người giữ trẻ.
GV hỏi: Đây là đoạn phim nói về vụ án gì ? Khi thấy hành vi vi phạm pháp
luật xâm phạm nghiêm trọng đến thân thể, sức khỏe, tính mạng của công dân
thì các em làm gì ?
- HS trả lời cá nhân.
GV: Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này của bà giử trẻ đã bị pháp
luật xử lí nghiêm minh, đúng người, đúng tội.
H : Em hiểu thế là quyền tố cáo ?
HS trả lời cá nhân.
GV kết luận: Quyền tố cáo là quyền của công dân, báo cho cơ quan ,tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ
quan, tổ chức ,cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của nhà nước,
quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan ,tổ chức.
+ Để khai thác trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện
quyền khiếu nại và tố cáo theo chuẩn kiến thức các thầy cô có thể xây dựng
những bài tập tình huống trên cơ sở vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn.
GV nêu tình huống:
Tình huống: Lúc 14 giờ ngày 20/9/2014 tài xế Đinh Trọng Tấn điều khiển xe
ô tô mang biển số T12-6457 đi trên quốc lộ 1A theo hướng Bình Định-Huế qua
địa phận huyện Phù Mỹ thì đâm vào ô tô mang biển số 77T-6618 do anh
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 10
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
Nguyễn văn Hải điều khiển chạy phía trước cùng chiều làm anh Hải bị thương
nặng. Sau khi gây tai nạn anh Tấn điều khiển xe chạy về phía Bắc.
Hỏi: - Khi em chứng kiến vụ tai nạn trên với tư cách là công dân em sẽ làm gì ?
- Vì sao em phải báo vụ tai nạn trên đúng sự thật ?
- HS trả lời bằng sự hiểu biết của mình.
GV kết luận: Các em sẽ báo với cơ quan có thẩm quyền ( Công an ) về vụ tai
nạn đúng sự thật. Vì đây là hành vi vi phạm pháp luật, để cơ quan có thẩm
quyền xử lý khách quan, đúng người, đúng tội nhằm bảo đảm sự công bằng của
mọi công dân trước pháp luật.
1.2 Giải pháp 2: Giáo dục pháp luật qua hệ thống bài tập củng cố.
Chúng ta đã biết hoạt động củng cố nhằm khắc sâu kiến thức bài học cho
học sinh, hoạt động này có thể được tiến hành bằng nhiều cách. Tuy nhiên theo
cách dạy học truyền thống thì khi củng cố bài học giáo viên thường cho học
sinh làm bài tập ở SGK hoặc đọc lại nội dung chính của bài học. Đây là việc
làm lặp lại nội dung bài học đã được hình thành trước đó. Còn theo giải pháp
mới này thì việc củng cố kiến thức bài học này không hoàn toàn là sự lặp lại mà
còn nhằm mục đích nâng cao kiến thức đồng thời tuyên truyền giáo dục pháp
luật cho các em một cách trực tiếp và thực tế.
Ví dụ 1. khi dạy bài: “ Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng
dân cư” – GDCD lớp 8- Ở hoạt động củng cố: Giáo viên kể cho học sinh nghe câu
chuyện về bảo vệ môi trường sống:
“Gần nhà Minh có một con sông nhỏ, nước sạch, trong và mát. Những chiều
hè oi ả, chúng tôi thường rủ nhau ra đấy chơi đùa thỏa thích. Nhưng đó chỉ là câu
chuyện của nhiều năm trước, còn bây giờ con sông đã trở thành nơi đổ rác lí
tưởng. Cá ở đây trước nhiều là thế mà nay phần thì chết, phần thì bỏ đi nơi khác .
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 11
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
Một hôm, trên dường đi học về thấy bác L đổ một xô rác đầy xuống sông, Minh
liền dừng lại nói:
- Sao bác lại đổ rác xuống sông thế ạ? Nó sẽ làm cho sông này ngày một bẩn
thêm, cá tôm chết hết.
- Ối trời, cháu cứ lo xa. Người ta đổ đầy ra đấy sao không đi mà nhắc nhở họ. Một
xô rác chứ có phải một gánh đâu mà làm sông ô nhiễm chứ?
Nói rồi bác ta quay ngoắt về nhà, không một chút bận tâm tới lời nói của Minh.
Minh thoáng nghĩ “người lớn mà lại có những hành động thật nhỏ nhen”.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
1. Em có suy nghĩ gì trước hành động và câu nói của bác L?
2. Theo em, việc giữ gìn sạch sẽ nguồn nước, hạn chế được tình trạng ô nhiễm
môi trường sống có phải là biểu hiện của nếp sống văn hóa ở nơi công cộng
hay không? Vì sao?
3. Hành vi vức rác bừa bãi ra môi trường công cộng có vi phạm pháp luật hay
không? Nếu em là Minh em sẽ làm gì?
Giáo viên nên định hướng cho HS:
- Hành động và lời nói của bác L là thiếu ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ
môi trường công cộng.
- Thực hiện nếp sống văn hóa ở công động dân cư trước hết là phải biết bảo vệ
môi trường sống và vẻ đẹp mĩ quan nơi công cộng. Vì đó chính là biểu hiện của
việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
- Hành vi đó là sai trái, vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường, nguồn
nước, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mọi người.(theo điều 52- Bảo vệ môi trường
nơi công cộng – Luật Bảo vệ môi trường- năm 2005)
- Nếu chứng kiến sự việc, em phải ngăn chặn bằng cách góp ý, khuyên nhủ,
thuyết phục người đó không vức rác xuống sông, hồ ao,... như vậy nữa; phân tích
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 12
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
rõ tác hại của việc làm đó. Nếu không ngăn chặn được thì phải kịp thời báo cho
người có trách nhiệm biết để ngăn chặn, xử lí.
*Ví dụ 2 : Hay khi dạy bài “Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật” –
GDCD lớp 9, ở hoạt động 4: Củng cố, giáo viên đưa ra tình huống cho học sinh
đóng vai, giải quyết tình huống:
“ Sau giờ tan học, trên đường đi xe đạp về nhà, Nam rủ An:
- Đoạn đường này vắng người qua lại, chúng mình đua xem đứa nào phóng xe
nhanh hơn.
An đang chần chừ thì Nam nói tiếp:
- Cậu nhát gan thế! Bọn con trai lớp mình đứa nào chẳng làm như thế một vài
lần.”
Hãy đóng vai thể hiện cách ứng xử của An trong tình huống trên. (2 học sinh sẽ
thực hiện đóng vai cho tình huống giáo viên đưa ra)
Câu hỏi: Thảo luận lớp sau mỗi tình huống đóng vai:
1. Cách ứng xử của bạn trong vai An có thể hiện là người biết tôn trọng pháp
luật không? Vì sao?
2. Nếu em là An thì em sẽ có cách ứng xử như thế nào?
Đối với tình huống trên giáo viên nên định hướng cho học sinh: An nên khéo
léo từ chối không đua xe đạp trên đường, dù đường vắng. Vì rất dễ xảy ra tai nạn
cho mình và người khác. Hành vi đó là vi phạm theo khoản 3 và khoản 6 Luật
Giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo Nghị định 39/CP của Chính phủ ngày
13/7/2001.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 11 GDCD 8 “ Lao động tự giác và sáng tạo” phần củng
cố giáo viên đưa ra tình huống cho học sinh giải quyết:
GV nêu tình huống:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 13
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
Anh Lâm là một nông dân nghèo, mới học hết lớp 9 nhưng thương cha mẹ vất vả
trong việc làm bầu đất để ươm cây, anh mày mò chế tạo máy làm bầu đất. Thấy
Lâm vất vả, cha anh nhiều lần can ngăn: Mình là nông dân thì làm sao sáng tạo
được. Thôi dẹp đi con! Lâm vẫn nghiên cứu vàthử nghiệm, hơn một năm sau mới
hoàn chỉnh xong chiếc máy và đặt tên cho nó là Tùng Lâm. Máy làm bầu đất của
anh giúp giảm nhẹ vất vả trong việc làm bầu đất,mà năng suất gấp lên gấp 20 lần
lao động thủ công. Lâm cho rằng đây là một sángchế nên quyết định mang chiếc
máy của mình đi đăng kí bản quyền sở hữu công nghiệp. Thấy vậy, cha anh e ngại:
Ôi trời! Gọi là sáng chế thì máy phải hiệnđại, phải do kĩ sư, tiến sĩ sáng tạo ra mới
cấp bản quyền công nghiệp chứ. Mang nó đi làm gì cho mất công.
Hỏi: - Em có suy nghĩ gì về lời nói của cha Lâm? Vì sao em lại nghĩ như vậy?
Gọi học sinh trả lời và giáo viên kết luận :
+ Mọi công dân đều có quyền sáng tạo.
+ Quyền sáng tạo là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học,
tự do tìm tòi, suy nghí để đưa ra các phát minh,sáng chế, cải tiến kĩ thuật, hợp lí
hóa sản suất……….
Như vậy Anh Lâm có quyền thực hiện ý tưởng của mình.
GV tích hợp Điều 40 Hiến pháp 2013; Điều 86 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 Điều
40 Hiến pháp 2013 (trích) Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ,
sáng tạo văn học, nghệ thuật và hưởng thụ lợi ích từ các hoạt động đó.
Điều 86. Luật Sở hữu trí tuệ Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kếbố trí ( trích) Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 14
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
công nghiệp, thiết kế bố trí: a. Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,thiết
kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
Giải pháp 3: Giáo dục pháp luật thông qua việc liên hệ thực tế người và việc
Giải pháp này khác với cách dạy cũ: Bám sát sách giáo khoa, ít liên hệ thực
tế vì thế học sinh thấy bài học xa rời thực tế, bài học ít để lại ấn tượng. Còn ở
giải pháp mới với cách liên hệ thực tế giữa người và việc nhằm giúp học sinh tự
mình liên hệ thực tế, học sinh sẽ thấy được đâu là những hành vi thực hiện
đúng theo pháp luật hoặc hành vi ấy sai ở chỗ nào...Việc liên hệ thực tế giữa
người và việc như thế này nhằm giúp cho học sinh nâng cao được nhận thức về
những kiến thức pháp luật có trong bài học.
Giáo viên có thể tiến hành giải pháp này bằng các câu hỏi như:
H. Ở địa phương em có những trường hợp nào vi phạm pháp luật? Hoặc liên hệ
tình hình thực tế của địa phương em việc thực hiện theo pháp luật diễn ra như thế
nào? (tốt ở những mặt nào và chưa tốt ở những mặt nào? Nêu các biểu hiện cụ
thể. Ngoài ra giáo viên có thể đưa ra các sự kiện pháp luật ở địa phương và yêu
cầu học sinh nhận xét.
Ví dụ: * Khi dạy bài: “Liêm khiết” – GDCD lớp 8: cuối Hoạt động 2: “Tìm hiểu ý
nghĩa của phẩm chất liêm khiết” giáo viên đưa ra câu hỏi liên hệ thực tế:
- Trong đời sống hàng ngày những hiện tượng nào theo em là biểu hiện của
phẩm chất liêm khiết hoặc không liêm khiết. Học sinh tự liên hệ thực tế, nhận biết
các biểu hiện của tính liêm khiết của bản thân hoặc của những người xung quanh
như:
+ Trường hợp 1: Công an giao thông không chịu nhận tiền của những người lái
xe khi họ vi phạm luật giao thông.
+ Trường hợp 2: Giám đốc hải quan tỉnh X nhận hối lộ của những của những
người buôn lậu qua biên giới.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 15
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
+ Trường hợp 3: Hành vi nhận của hối lộ, đút lót của người khác để xin việc.
- Câu hỏi: Em có nhận xét gì về những hành vi mà em vừa nêu ra? Hành vi đó
có liên quan đến các vấn đề về pháp luật không? Nếu có thì đó là tội gì? Em rút ra
bài học gì cho mình thông qua những trường hợp trên?
Giáo viên định hướng: Các hành vi trên đều là biểu hiện của phẩm chất Liêm
khiết
+ Trường hợp 1: Phù hợp với phẩm chất liêm khiết. – lối sống trong sạch không
màng đến tiền tài.
+ Trường hợp 2 và 3: là các biểu hiện trái ngược với đức tính liêm khiết và
đồng thời là các hành vi vi phạm pháp luật theo điều 3- Luật phòng chống tham
nhũng- năm 2005.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 16
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
*Khi dạy bài: “ Pháp luật và kỉ luật” – GDCD lớp 8 - ở Hoạt động “Tìm hiểu
mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật”
Giáo viên nêu ví dụ: Đưa ra hình ảnh về học sinh điều khiển xe đạp điện dàn
hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ…:
- Theo em những bạn học sinh đó có vi phạm kỉ luật hay pháp luật? Vì sao?
Giáo viên định hướng cho học sinh: Các học sinh trong bức ảnh đã vi phạm về
luật An toàn giao thông đường bộ và đồng thời cũng vi phạm nội qui nhà trường.
Với các vi phạm: Đi xe dàn hàng ngang, điều khiển xe đạp điện mà không đội mũ
bảo hiểm, vượt đèn đỏ. Các hành vi đó có thể bị phạt tiền theo qui định của Nghị
định 34/2010/ NĐCP.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 17
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
Hay:Hình ảnh về hành vi đánh bài có ăn tiền – giáo viên đặt câu hỏi:
- Hành vi học sinh đánh bạc là hành vi vi phạm pháp luật hay kỉ luật? Căn cứ vào
đâu để em biết được điều đó?
Gv định hướng cho học sinh: Hành vi đánh bạc của học sinh vừa vi phạm kỉ
luật (nội qui nhà trường) vừa vi phạm pháp luật về tội đánh bạc theo điều 248 Bộ
luật Hình sự - năm 2009 và sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm.
Giải pháp 4. Lồng ghép giáo dục pháp luật trong những giờ ngoại khóa.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 18
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
Trước đây những giờ ngoại khóa thường giáo viên chúng ta ít chú
tâm,cứ dạy cho qua loa ,lấy lệ.Nhưng không biết rằng đây là những tiết học
thoải mái, dễ gây hứng thú cho học sinh và góp phần không nhỏ trong việc rèn
kỷ năng sống cho các em. Các tiết ngoại khóa thường ở cuối học kì. Khi dạy
giáo viên nên lựa chọn những vấn đề pháp luật nổi cộm , thường xảy ra trong
thực tế, những vấn đề gần với các em hơn. Đặc biệt là những vấn đề ấy các em
còn lúng túng chưa hiểu rõ.Từ những hoạt động vui chơi giải trí bằng các cuộc
thi, trò chơi, hoạt động văn nghệ…chúng ta có thể lồng ghép vào các kiến thức
pháp luật, các em sẽ dễ tiếp nhận, dễ nhớ, dễ thực hiện và tự nhiên kiến thức
pháp luật sẽ đi vào đời sống của các em mà không cần phải áp đặt trong những
bài học khô khan như trước nữa.
Ví dụ 1. GV tổ chức trò chơi “ Tư vấn pháp luật” trong tiết ngoại khóa lớp
9.
GV mời một nhóm tham gia đóng vai các “Luật sư” để tư vấn pháp luật cho
các công dân. Giáo viên cung cấp thêm tư liệu (Điều 71 Hiến pháp năm 1992 và
bộ luật hình sự từ điều 93đến điều 123 ) cho nhóm luật sư. Số học sinh còn lại
trong lớp đóng vai các công dân muốn tư vấn pháp luật.
- GV yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị 1 đến 2 câu hỏi/tình huống hoặc câu
chuyện, vụ án có thật, có tính thời sự đã sưu tầm được.
- Khi các công dân nêu câu hỏi, tình huống…các luật sư có thể trao đổi và
cử đại diện trả lời.
Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi các “Luật sư” trả lời hết các câu hỏi của
công dân. Chảng hạn một số tình huống mà học sinh đã chuẩn bị.
1.Ở nước ta văn bản pháp luật nào qui định về quyền bất khả xâm phạm về thân
thể của công dân ?
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 19
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
Trả lời: Ở nước ta văn bản pháp luật qui định về quyền bất khả xâm phạm về
thân thể của công dân là hiến pháp năm 1992. điều 71 đã được sửa đổi bổ sung
năm 2001.
2.Pháp luật nước ta bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công
dân cụ thể như thế nào ?
Trả lời:
- Công dân được pháp luật bảo vệ tính mạng,sức khoe, danh dự, nhân phẩm.
Mọi hành vi xâm hại bất hợp pháp đến tính mạng,sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
của người khác đều bị pháp luật trừng trị.
- Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 qui định tại chương 12
các tội xâm hại tính mạng, sức khoae, danh dự, nhân phẩm của công dân- gồm 30
điều( từ điều 93 đến điều 122)
3. Tình huống:
Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của minh ra cửa hàng cầm đồ để
vay tiền. Đến hẹn chị mang tiền đến để trả lấy lại xe nhưng chiếc xe của chị đã bị
Hà- con trai ông chủ cửa hàng-đem sử dụng làm gãy khung.
- Trong tình huống trên, Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó không? Vì sao?
Ông chủ cửa hàng có quyền gì đối với chiếc xe của chị Hoa, căn cứ vào đâu?Chị
Hoa có quyền bồi thường chiếc xe bị hỏng không? Ai sẽ phải bồi thường?
Ví dụ 2: Tổ chức hoạt động ngoại khóa bằng trò chơi hái hoa dân chủ với chủ đề
thi tìm hiểu về luật an toàn giao thông ( hoặc phòng chống các tệ nạn xã hội để
lồng ghép giáo dục pháp luật.)
Cuối học kì I lớp 8,9 giờ ngoại khóa bộ môn các thầy cô có thể tổ chức trò chơi
hái hoa dân chủ, chủ đề về an toàn giao thông.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 20
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
- GV chuẩn bị câu hỏi, đáp án, lớp thống nhất chuẩn bị các phần thưởng nhỏ,
màn hình, đèn chiếu.
- Phân công trang trí lớp học, chuẩn bị cây hoa, treo các câu hỏi đánh số thứ tự
từ 1->10…
- Trò chơi bắt đầu bằng tiết mục văn nghệ, đi vào phần trọng tâm học sinh hái
trúng vào câu số mấy thì tổ vi tính sẽ chiếu câu hỏi lên, học sinh trả lời đúng sẽ
được nhận quà, trả lời sai nhương quyền lại cho các bạn còn lại
Chẳng hạn một số câu hỏi như sau:
Câu 1. Vai trò quan trọng của trật tự an toàn giao thông
- Bảo đảm tính mạng, tài sản con người, làm cho xã hội bình yên hạnh phúc.
Câu 2.Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện trật tự an toàn giao
thông?
- Học và thực hiện đúng theo những quy định của luật giao thông.
- Tuyên truyền những quy định của luật giao thông.
- Nhắc nhở cho mọi người cùng thực hiện, nhất là các em nhỏ.
- Lên án tình trạng cố tình vi phạm pháp luật.
Câu 3.Khi tham gia giao thông người đi xe đạp phải thực hiện những qui định
nào của luật giao thông đường bộ ?
- Đi đúng phần đường quy định.
- Đi đúng chiều, tránh bên phải, vượt bên trái.
- Đi theo tín hiệu giao thông.
Câu 4. Nhận biết một số loại biển báo giao thông:
Ý nghĩa đèn tín hiệu giao thông
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 21
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
Cấm đi
Đi chậm
lại
Được đi
Câu 5. Hãy đọc tên các biển báo giao thông sau đây
Cấm( cấm đi ngược chiều)
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Chỉ dẫn ( đường 1 chiều )
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 22
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
Cấm rẽ phải
Hiệu lệnh
( Hướng phải đi theo )
Đường vòng xuyến
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Đoạn đường nguy hiểm
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 23
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
Đường người đi bộ sang ngang
Cấm người đi bộ
Câu 6.Biển báo nào dưới đây cấm xe đạp ?
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 24
Đề tài: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức pháp luật trong môn GDCD khối 8,9
Câu 7. Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao
thông đường bộ?
A. Hệ thống giao thông đường bộ đang phát triển
B. Phương tiện thô sơ và cơ giới những năm gần đâytăng nhanh và tập
trung ở các thành phố lớn.
C. Người tham gia giao thông chưa tự giác chấp hành trật tự an toàn giao
thông.
D. Câu a, c đúng
Câu 8. Em hãy cho biết 1 hay nhiều các hoạt động tuyên truyền,giáo dục
pháp luật về trật tự ATGT có hiệu quả và thiết thực nhất.
- Bản tin an toàn giao thông hàng ngày vào lúc 6 giờ 45 phút của đài truyền
hình Việt Nam
-
Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”
-
Tìm hiểu, phóng sự, điều tra an toàn giao thông
- Chương trình giáo dục thực hiện an toàn giao thông trong trường THCS và
THPT
Câu 9.Nơi có đèn tín hiệu và vạch kẻ đường mà muốn sang đường phải làm
như thế nào? Hãy chọn phương án
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Ca
Trường THCS Mỹ Phong
Trang 25