Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN sáng kiến kinh ngiệm giáo dục học sinh tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, kinh tế gia đình và xã hội trong bài amin, SGK hóa học lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.06 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu

2

3. Mục đích nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu

3

5. Sự cần thiết và khả năng thực hiện đề tài

3

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận

4

1.1. Những người hút thuốc lá



4

1.2. Tác hại của việc hút thuốc lá

4

2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

5

2.1. Về phía giáo viên

5

2.2. Về phía học sinh

6

2.3. Thực trạng vấn đề hút thuốc lá và ảnh hưởng của thuốc lá đối với
học sinh Trường THPT Triệu Sơn 2

6

2.4. Giải pháp hạn chế việc hút thuốc lá

8

2.4.1. Giải pháp hạn chế việc hút thuốc lá và tác hại của thuốc lá


8

2.4.2. Giải pháp hạn chế hút thuốc lá và ảnh hưởng của thuốc lá đối với
học sinh trường THPT Triệu Sơn 2

9

3. Nội dung thực hiện

9

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

10

1.1.Về nhận thức

10

1.2. Kết quả

10

2. Kiến nghị

11

PHỤ LỤC
1. Một số hình ảnh bệnh tật do tác hại của thuốc lá gây ra


12

2. Một số hình ảnh về tác hại của thuốc lá đối với kinh tế gia đình và xã
hội

14

3. Đề và đáp án bài kiểm tra nhận thức của học sinh trường THPT Triệu
Sơn 2 về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khoẻ con người, kinh tế
gia đình và xã hội

17


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời gian qua, trên các kênh thông tin đại chúng đã tuyên truyền
nhiều về tác hại của hút thuốc lá. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết
tác hại của nó đối với sức khoẻ con người. Thực trạng này không chỉ phổ biến ở
người lớn mà còn cả giới trẻ. Đặc biệt làn khói đã len lỏi vào học đường, nơi
ươm mầm tương lai của đất nước. Quả đây là một điều đáng báo động đối với
toàn xã hội.
Theo thống kê của Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới cao nhất Châu Á (GATS)
năm 2010 thì Việt Nam vẫn nằm trong tốp 15 nước có tỉ lệ hút thuốc lá cao nhất
Thế Giới. Thống kê tại hội thảo cập nhật thông tin về Ngày thế giới không thuốc
lá và thực thi Luật Phòng Chống tác hại của thuốc lá, các nghiên cứu về sử dụng
thuốc lá trong thanh thiếu niên năm 2013 cho thấy tỉ lệ hút thuốc của nam giới
trưởng thành chiếm hơn 48%, nữ giới chiếm 3,4%, đặc biệt độ tuổi hút thuốc lá
ngày càng được trẻ hoá với 21,6% thanh niên từ 16 – 24 tuổi. Nghiên cứu tình

hình sử dụng thuốc lá trong học sinh độ tuổi 13 -15 (Năm 2007) có 17% học sinh
nam thử hút thuốc lá trước 10 tuổi, hơn 10% cho biết có ý định sẽ hút thuốc lá
trong tương lai.
Thuốc lá không chỉ dẫn đến nghèo đói cá nhân, của xã hội mà còn là “sát
thủ” thầm lặng. Theo Bộ Y tế, mỗi năm người Việt Nam chi đến 22 000 tỷ đồng
chỉ để mua thuốc lá (con số này gấp 16 lần tổng đầu tư hàng năm của Ngân sách
nhà nước cho Giáo dục Đại học), điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm phải chi
thêm 23 000 tỷ đồng để chữa bệnh liên quan đến thuốc lá (chỉ tính 5/25 bệnh có
liên quan). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thuốc lá là nguy cơ lớn đối với sức
khoẻ con người, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong sớm trên toàn thế giới:
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi năm nạn dich thuốc lá cướp đi 6 triệu sinh
mạng và có thể lên đến 8 triệu vào năm 2030. Nghiên cứu mới đây của Viện
chiến lược và Chính sách Y tế cho thấy 11% các ca tử vong ở nam giới là do
bệnh liên quan đến thuốc lá, ước tính mỗi năm Việt Nam có 40 000 ca tử vong vì
thuốc lá cao gần 3 lần so với ca tử vong do tai nạn giao thông đường bộ gây ra.
Những con số nêu trên cho thấy nạn dịch thuốc lá thực sự đã đến mức báo
động không chỉ với người lớn mà còn với thế hệ tương lai của đất nước. Nạn dịch
này không chỉ gây thiệt hại rất lớn đến các yếu tố tâm sinh lý của con người mà
nó còn gây ra những tổn thất vô cùng lớn đối với một xã hội văn minh, nó làm
tiêu tốn không ít tiền của trong việc xử lý hậu quả do nó để lại, đồng thời là
nguyên nhân dẫn đến một số tệ nạn khác của xã hội như buôn lậu, trộm cắp....
Để ngăn chặn, hạn chế tình trạng này, trước hết các ngành chức năng phải
tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu được tác hại, ảnh hưởng của
việc hút thuốc lá đến sức khỏe người hút, cũng như những người cùng chung
sống trong cộng đồng, tiến hành dần từng bước việc phổ biến quy định của pháp
luật về Luật Phóng Chống tác hại của thuốc lá. Đồng thời, cơ quan chức năng
2


cũng nên tuyên truyền mức xử phạt đối với những vi phạm nhằm tạo ra sự

chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần được bổ sung lực lượng, trang thiết bị
kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm. Bên cạnh chế tài, xử phạt nghiêm khắc, công
tác giáo dục nên kết hợp với tuyên truyền rộng rãi để từ đó giúp người dân hiểu
và tự nguyện “Nói không với thuốc lá, thuốc lào vì một môi trường không khói
thuốc”.
Là một giáo viên dạy môn Hoá học, tôi nhận thức được tác hại rất nghiêm
trọng của việc hút thuốc lá không chỉ đối với người hút mà còn đối với một cộng
đồng, một xã hội hiện đại ngày nay. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn
trăn trở tìm tòi phương pháp để đưa kiến thức này phổ biến cho học sinh. Bởi vì
chính các em học sinh là những người ở độ tuổi thích “khám phá”, thích “bắt
chước” người lớn, các em cho rằng hút thuốc là cách thể hiện bản thân, trông
sành điệu và “ngầu” hơn; trong khi đó thị trường thuốc lá cho người lớn có phần
giảm xuống thì các em trở thành một thị trường mới để các nhà sản xuất thuốc lá
khai thác, các đại lí bán lẻ mời chào; nhưng nếu các em được trang bị kiến thức
đầy đủ, nhận thức đầy đủ về tác hại của thuốc lá đối với bản thân và xã hội, có kỹ
năng từ chối các tệ nạn xã hội thì khi đó chính các em trở thành là những tuyên
truyền viên tích cực về phòng chống tác hại của thuốc lá có hiệu quả nhất tại gia
đình, nhà trường và nơi các em sinh sống, là những người góp phần trực tiếp
giảm thiểu nạn dịch thuốc lá nói chung và nạn dịch khói thuốc trong học đường
nói riêng. Vì vậy qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “
Giáo dục học sinh về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người, kinh tế
gia đình và xã hội, sách giáo khoa hóa học 12 ”.
2. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu và áp dụng, trong quá trình giảng dạy trên lớp năm
học 2014 - 2015. Các lớp học sinh được thử nghiệm là lớp 12 của trường THPT
Triệu Sơn 2 – Thanh Hoá.
Lớp 12B5, 12B2 năm học 2014 – 2015
3. Mục đích nghiên cứu
- Giáo dục cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 nhận thức tác hại của

việc hút thuốc lá không chỉ có hại cho sức khoẻ của bản thân mà còn gây ra
những ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, làm tổn thất không nhỏ về mặt tiến hoá của
loài người cũng như những thiệt hại về kinh tế mà nó gây ra.
- Đề tài này viết nhằm mục đích chia sẻ với đồng nghiệp phương pháp dạy
học lồng ghép giáo dục tác hại của việc hút thuốc lá đối với bản thân và cộng
đồng trong bài “ Amin – Hoá học 12”.
- Đáp ứng chủ chương của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc vận dụng kiến
thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
phổ thông.

3


- Thực hiện Luật Phòng, Chống tác hại của thuốc lá được Quốc hội ban
hành ngày 18/06/2012 và Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của
Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp dạy học lồng ghép kiến thức, thông qua trình chiếu
hình ảnh minh hoạ làm nổi bật lên vấn đề, từ đó thống kê số liệu, khảo sát về việc
nắm kiến thức, kỹ năng và nhận thức của học sinh về tác hại của việc hút thuốc lá
đối với sức khoẻ của bản thân và cộng đồng.
5. Sự cần thiết và khả năng thực hiện đề tài
Ngày 18/06/2012, Quốc hội đã ban hành Luật Phòng Chống tác hại của
thuốc lá, trong đó tại điều 9 quy định cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua,
bán thuốc lá; bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi....Nhưng việc
thực hiện vẫn chưa được triển khai quyết liệt, nhất là đối với việc bán và tiêu thụ
thuốc lá, thuốc lào xung quang trường học. Trước thực trạng đó công tác phòng
chống hút thuốc lá là vấn đề bức thiết, hơn ai hết đối tượng đáng được quan tâm
nhất là tuổi trẻ, bởi lẻ với những đặc trưng tâm lý lứa tuổi rất dễ bị lôi kéo vào
việc hút thuốc lá. Vì vậy công tác phòng chống hành vi hút thuốc lá đối với tuổi

trẻ, đặc biệt học sinh là vấn đề đáng được quan tâm hàng đầu.
Tình hình thực tế của việc bán thuốc lá, thuốc lào ở các quán nước xung
quanh Trường THPT Triệu sơn 2 cho học sinh là rất tự nhiên, phổ biến, công
khai và việc trốn ra các quán nước gần trường để hút thuốc lá, thuốc lào của một
số không ít học sinh đua đòi muốn thể hiện sau những giờ giải lao gần trở nên là
thói quen của các em và điều đó dần có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và khả năng
học tập của học sinh ở trường THPT Triệu Sơn 2. Ngoài những học sinh này còn
một phần đa bộ phận học sinh khác có thể phải hút thuốc lá thụ động bởi những
bạn có thói quen hút thuốc trong lớp mà không dám khuyên ngăn hoặc lên tiếng
đòi quyền được sống trong môi trường không khói thuốc hoặc không dám báo
cho thầy cô giáo biết vì sợ những bạn “đại ca” đó trả thù. Vì vậy việc giáo dục
cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 về tác hại của thuốc lá và các em đều có
quyền sống trong môi trường không khói thuốc lá hơn lúc nào hết là rất cần thiết,
điều này cũng có nghĩa giúp các em có nhận thức đầy đủ về tác hại của thuốc lá,
giúp các em không bị lôi kéo, có bản lĩnh từ chối những lời mời chào hàng ngày
của bạn hút, của lái buôn; đồng thời trở thành những tuyên truyền viên trẻ nhiệt
tình, tích cực không chỉ trong việc bài trừ khói thuốc lá ở trường học mà còn
trong gia đình, trong toàn xã hội.
Việc truyền tải hình ảnh minh họa cũng tạo điều kiện để giáo viên ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

4


PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
1.1. Những người hút thuốc lá
Có thể chia những người hút thuốc lá chia làm bốn nhóm
- Nhóm thứ nhất là nhóm những người nghiện thuốc lá. Nhóm này tập trung
nhiều ở các lái xe đường dài hoặc những người làm nghề xe ôm, thợ hồ, làm

nông nghiệp, đặc biệt là những người nghiện rượu bia. Họ thường xuyên hút
thuốc lá, để chống buồn ngủ khi di chuyển trên đường dài hoặc trong khi đợi
khách, để giết thời gian, khi uống rượu bia người ta có thể đốt thuốc lá mà
không có giới hạn, với họ có quan niệm “ hút điếu thuốc cho thơm mồm, thơm
miệng”
- Nhóm thứ hai cũng là nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất, là người lao động, cán
bộ, công chức nhà nước, trong đó không ít người hiểu được tính nghiêm trọng
của việc hút thuốc lá, nhưng do thói quen hoặc có lời mời chào thì khó lòng
khước từ vì trăm nghìn lý do khác nhau. Còn một số người cho rằng khi gặp gỡ
giao lưu mời nhau điếu thuốc mới sang, mới dễ gần nhau và công việc sẽ suôn
xẻ theo ý họ hơn.
- Nhóm thứ ba là học sinh, sinh viên nhóm này đa số là nhận thức chưa đủ
về tác hại của thuốc lá, hút thuốc lá để thể hiện bản thân đối với các bạn khác, để
chứng tỏ mình là người có bản lĩnh hơn, một số khác bị bạn bè lôi kéo thử một
hai lần rồi dần trở thành thói quen.
- Nhóm thứ tư là những người không trực tiếp hút thuốc lá, nhưng lại sống
trong môi trường có những người hút thuốc lá. Trong số này có những người
chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của thuốc lá nên cứ nghĩ rằng mình không hút
thì không bị ảnh hưởng để kệ ai hút thì hút và họ không quan tâm, hoặc có
những người hiểu được tác hại của thuốc lá và đã từng khuyên ngăn đồng
nghiệp, người thân từ bỏ thuốc lá nhưng không thành, họ bất lực và đành chấp
nhận “ sống chung với lũ” hút thuốc lá một cách thụ động. Ngoài ra những công
nhân làm trong nhà máy sản xuất thuốc lá họ luôn phải tiếp xúc với độc hại của
thuốc lá trong thời gian dài trên một ngày làm việc.
1.2. Tác hại của việc hút thuốc lá
Tác hại của thuốc lá có thể chia ra thành các nhóm như sau
* Thuốc lá là chất gây nghiện
+ Hoạt chất chủ yếu của thuốc lá hoặc thuốc lào là chất Nicotin (C 10H14N2),
một loại Alcaloit. Theo cơ quan Kiểm soát dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA)
xếp Nicotin vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương

tự như các chất ma tuý Heroin, Cocain....Vì vậy người hút thuốc lá nhanh chóng
trở thành con nghiện lệ thuộc vào thuốc lá.
* Thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và nguyên nhân dẫn
đến các loại bệnh ung thư
5


+ Trong khói thuốc lá có chứa hơn 4700 chất khác nhau trong đó có trên
200 chất gây độc và có hại cho sức khoẻ, đặc biệt có hơn 40 loại chất gây ung
thư như Nicotin, Benzen, Toluen, fomanđehit, asen...các hợp chất dị vọng nitơ,
các loại hợp chất đa vòng.
+ Khói thuốc lá còn gây ra các bệnh lý ở hệ hô hấp, ở phổi, bệnh lý về tim
mạch, bệnh lý về đường tiêu hoá, rối loạn về da..., ảnh hưởng lớn đến chức năng
sinh sản (một yếu tố quan trong về mặt tiến hoá của loài người).
+ Thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% loại ung thư nói chung và
riêng. Đối với ung thư phổi, thuốc lá là căn nguyên gây tử vong trên 90%
trường hợp: Theo một nghiên cứu năm 2004, chỉ tính riêng tại quần thể dân cư
Hà Nội, ung thư phổi là bệnh ung thư đứng đầu ở nam giới với tỷ lệ mắc là 21,1
người/100 000 dân và đứng thứ 3 ở nữ giới với tỷ lệ mắc là 8 người/ 100 000
dân. Nguy cơ bị bệnh ung thư của người hút thuốc lá chủ động hay thụ động có
thể cao hơn 5 đến 20 lần so với người không hút thuốc lá.
* Những tác hại khác của thuốc lá
+ Thiệt hại về kinh tế gia đình: Người hút thuốc lá sẽ tiêu phí một khoản
tiền khá lớn để mua thuốc lá thay vì làm những việc có ý nghĩa cho gia đinh (ví
dụ một ông bố một ngày hút hết một gói Thăng Long giá 10 000đ thì tiền chi
phí cho việc hút thuốc lá vô nghĩa đó trong tháng gấp 6 lần tiền học phí của
con).
+ Thiệt hại kinh tế cho xã hội: Mỗi năm Nhà nước đầu tư gần 23 000 tỷ
đồng chỉ để chữa trị các bệnh liên quan đến thuốc lá, số tiền này tương đương
với 16 lần chi cho giáo dục Đại học, Nếu giảm một phần 3 lượng chi phí cho

thuốc lá mỗi ngày sẽ đủ tiền mua 3 triệu bịch sữa cho 3 triệu học sinh mỗi ngày
( Theo Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân nhận định tại hội nghị 10 năm công
tác phòng, chống tác hại của thuốc lá)
+ Thiệt hại về người: Đa số những người nghiện thuốc và chết sớm vì thuốc
đều trong độ tuổi lao động chính vì thế có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu lao động
của xã hội và thu nhập của xã hội. Ở Việt Nam hàng năm có trên 40 000 ca tử
vong do thuốc lá và bệnh liên quan đến thuốc lá. Tỷ lệ chết do ung thư phổi ở
nam giới có hút thuốc cao gấp 22 lần so với nam giới không hút thuốc lá, còn
nữ giới cao gấp 12 lần.
+ Nạn dịch thuốc lá còn kéo theo các tệ nạn xã hội khác như buôn lậu, trộm
cắp, cướp giật, bài bạc, ma tuý, mại dâm....
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1. Về phía giáo viên
Qua tham khảo một số đồng nghiệp ở Trường THPT Triệu Sơn 2 về vấn đề
giáo dục tác hại của thuốc lá trong các giờ học hiện nay tôi thấy nổi lên một số
vấn đề sau
+ Đa số giáo viên thường bỏ qua phần liên hệ thực tế là do một trong các
lý do sau
- Không căn chuẩn thời gian giữa các phần trong tiết dạy.
- Phần liên hệ được xem đó là phần phụ.
6


- Giáo viên ít có kiến thức thực tế.
+ Một số giáo viên khác là người đang nghiện thuốc lá, thuốc lào muốn
khai thác vấn đề này nhưng chưa bỏ được thuốc lá, thuốc lào nên không đủ tự tin
để triển khai vấn đề bởi vì với tâm lý lo lắng nếu có học sinh nói “ thầy hút được
em cũng hút được” hay “ thầy cũng đang còn hút thuốc lá cơ mà” thì không biết
xử lý thế nào. Vì vậy giáo viên đành bỏ qua phần liên hệ.
2.2. Về phía học sinh

+ Học sinh ít được hay chưa được nhà trường, các tổ chức đoàn thể, giáo
viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn quan tâm tuyên truyền một cách đầy đủ và liên
tục về tác hại của thuốc lá nên các em dễ bị lôi kéo, mời chào hay chấp nhận hút
thuốc lá một cách chủ động hay thụ động.
+ Một số học sinh hút thử rồi nghiện hút thuốc lá thuốc lào do nhận thức
chưa đầy đủ, là học theo người lớn, đua đòi bạn bè, thể hiện “đẳng cấp” của mình
so với những bạn học sinh khác, nghĩ rằng người lớn hút được mình cũng hút
được, đặc biệt hút một vài lần hay lâu rồi nhưng cũng chẳng thấy ảnh hưởng đau
đớn như tai nạn giao thông gây ra và cứ như thế tiếp tục hút.
+ Một số học sinh đã và đang thử hay nghiện hút thuốc lá, thuốc lào khi bị
giáo viên phát hiện thì biện pháp xử lý của đa số giáo viên là quát mắng, doạ nạt,
gọi phụ huynh, hạ hạnh kiểm...khiến các em có tâm lý lo sợ, buồn chán và có suy
nghĩ tiêu cực dẫn đến tụ tập hút thuốc nhiều hơn mà đáng lẽ ra các em cần được
giáo dục, động viên, khuyên ngăn, chia sẻ, giúp đỡ để các em có thể sớm bỏ
thuốc.
+ Một số học sinh khác khi biết bạn hút thuốc lá, thuốc lào nhưng không
dám khuyên ngăn, hoặc khuyên ngăn nhưng không có hiệu quả bởi lẻ một trong
số đó khi khuyên ngăn nhưng không tự tin hoặc đưa ra không đủ luận điểm để
thuyết phục bạn, còn một số khác thì nghĩ đó không phải là việc của mình, cũng
chẳng ảnh hưởng đến mình, phần đa còn lại sợ không dám khuyên bạn hoặc
không dám báo giáo viên vì sợ bị “trả thù” của những “dân chơi”.
+ Hơn nữa, thực trạng học sinh ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa thấy
hết mức độ, tác hại nghiêm trọng của thuốc lá gây ra đối với người hút cũng như
cộng đồng và xã hội. Các em có hút thuốc lá thuốc lào thì trong khoảng thời gian
này các căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi khói thuốc cũng chưa thực sự rõ rệt đối
với sức khoẻ của các em, hay nếu trong gia đình các em có người thân bị bệnh
hiểm nghèo do khói thuốc thì các em cũng chưa phải là đối tượng trực tiếp kiếm
tiền, chi trả một khoản tiền bạc không ít cho việc chữa trị bệnh nên các em chưa
có cảm giác sự tàn phá khốc liệt đến sức khoẻ và kinh tế gia đình
2.3. Thực trạng vấn đề hút thuốc lá và ảnh hưởng của khói thuốc lá đối với

học sinh Trường THPT Triệu Sơn 2
+ Hầu hết học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 là con em gia đình nông thôn
nghèo, điều kiện kinh tế còn thiếu thốn khó khăn, các em ít được tiếp cận với các
nguồn thông tin như báo trí, mạng internet...,bên cạnh đó nhận thức của đa số phụ

7


huynh học sinh về tác hại của khói thuốc lá thuốc lào là rất thấp nên việc thiếu
trách nhiệm quan tâm của người lớn đến thế hệ trẻ là không phải không có.
+ Trường THPT Triệu Sơn 2 được đóng trên địa bàn gần khu dân cư, nhiều
hàng quán tạp hoá, quán nhậu ven đường nên việc các em mua được thuốc lá, hút
thuốc lá thuốc lào ở những địa điểm này là rất dễ dàng và phổ biến. Vì vậy ý thức
về tác hại của thuốc lá là rất cần thiết.
+ Một số học sinh mặc dù được Nhà trường, các tổ chức đoàn thể, giáo
viên cảnh báo về tác hại của thuốc lá và khuyên không nên hút thuốc lá và tiếp
xúc với khói thuốc nhưng vẫn cố tình mua thuốc lá hút bằng được, kể cả mang
thuốc lá, hút thuốc trong khuôn viên trường học; các em thường hút thuốc trong
vòng 5 phút đầu khi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, hay các giờ giải lao; các em
thường tu tập ở nhũng nơi ít có người qua lại như nhà xe, gần nhà vệ sinh, phòng
bảo vệ...để hút thấm.
+ Dễ có thể nhận biết những tác hại, ảnh hưởng của khói thuốc đối với
nhiều học sinh nghiện thuốc lá ở Trường THPT Triệu Sơn 2 như:
- Mắt thâm quầng, da xanh xao, hơi thở hôi, ít tắm giặt thay quần áo, người
hôi, chua, quần áo có mùi hôi do khói thuốc ám vào.
- Thường xuyên đi học muộn do ngủ quên, hay la cà ở các quán nước, tụ
tập ở các quán nước, hay ngáp ngủ, thường xuyên ngủ gật trong giờ học, không
tập trung chú ý học.
- Thường xuyên xin phép ra ngoài khi mới bắt đầu ở các giờ học, hay
không thuộc bài cũ, thường xuyên được điểm kém mỗi khi kiểm tra, đặc biệt đối

với kiểm tra miệng, hay trốn ra khỏi trường giữa giờ giải lao 10 phút, bỏ giờ,
nghỉ học vô lý do nhiều, bỏ học...,có kết quả học tập và rèn luyện yếu kém.
- Biểu hiện hay tụ tập đám đông, a dua theo đám đông, có thái độ thiếu tôn
trọng giáo viên khi được giáo viên nhắc nhở, hay doạ nạt bạn bè, có biểu hiện
trộm cắp sách giáo khoa, máy tính bỏ túi, tiền tiết kiệm của các bạn trong lớp...
- Đã có học sinh nghiện thuốc khó có khả năng bỏ được, một vài trường
hợp đã mắc bệnh có liên quan đến khói thuốc như: viêm mũi dị ứng mãn tính,
hay đau đầu, hay mệt mỏi, viêm đường hô hấp ho kéo dài, viêm phế quản....
- Đối với những học sinh hút thuốc lá thụ động, bỗng nhiên trở thành
những nạn nhân phải “ sống chung với lũ”, bị tra tấn bởi mùi hôi của khói thuốc,
mùi hôi cơ thể của bạn hút bên cạnh, đến mức khó chịu thi thoảng lại đưa tay
phẩy phẩy xua đẩy mùi hôi khó chịu, đứng dậy ngồi xích ra xa bạn hơn, cáu gắt
vì mùi hôi; mất sách giáo khoa, mất máy tính bỏ túi, mất tiền bố mẹ cho ăn trưa,
tiền tiết kiệm....Tạo nên một môi trường lớp học không tốt để các em phát triển
toàn diện.
Với những cảnh báo nêu trên nếu mỗi chúng ta vẫn thờ ơ xem thường,
thiếu trách nhiệm giáo dục lớp trẻ về tác hại của thuốc lá và ảnh hưởng lâu dài
của nó thì trong thời gian không xa xã hội của chúng ta trở thành xã hội của con
nghiện, xã hội của nghèo đói và bệnh tật.
8


2.4. Giải pháp hạn chế việc hút thuốc lá
2.4.1. Giải pháp hạn chế việc hút thuốc lá và tác hại của thuốc lá
Giải pháp hạn chế hút thuốc lá và tác hại của nó là một bài toán khó cần
có sự phối hợp đồng bộ giữa các biện pháp
Thứ nhất là ý thức của người dân về tác hại của thuốc lá. Ðây là một trong
những yếu tố quan trọng nhất. Mỗi người dân cần hiểu rõ được tính nghiêm
trọng của tác hại do thuốc lá gây ra. Cương quyết không hút thuốc lá nếu chưa
từng hút, quyết tâm công khai từ bỏ thuốc lá thuốc lào cho bằng được và luôn

nghĩ cho con cái và thế hệ tương lai. Ðối với những người không hút thuốc lá,
thuốc lào có trách nhiệm nhắc nhở, khuyên bảo cũng như phản đối những người
có hành vi hút thuốc bất kỳ ở nơi đâu bắt gặp.
Thứ hai là tăng cường các biện pháp cưỡng chế: Tăng cường mạnh lực
lượng thường xuyên kiểm tra hành vi mua bán, trao đổi sử dụng thuốc lá ở
những nơi công cộng và khu tập trung đông dân cư, đặc biệt là trường học. Tăng
thuế nhập khẩu thuốc lá. Tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính lên 100 000
đến 300 000 đồng đối với người sử dụng thuốc lá dưới 18 tuổi, 1 triệu đồng đến
2 triệu đồng đối với người bán thuốc lá sai quy định; tước giấy phép kinh doanh
nếu trái pháp luật, in các hình ảnh cảnh báo tác hại có thể gây ra bởi thuốc lá trên
mỗi gói thuốc. Trong khi ý thức của người dân còn hạn chế thì việc tăng cường
các biện pháp cưỡng chế là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giảm
thiểu người hút thuốc lá và tác hại của nó.
Thứ ba là tăng cường giáo dục người dân hiểu biết đầy đủ về tác hại của
thuốc lá. Tuyên truyền rộng rãi các quy định về Luật phòng, chống tác hại của
thuốc lá. Phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục - Ðào tạo tăng cường
tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, hành vi cho người dân. Ðặc biệt ở các
huyện miền núi, miền biển thường có tỷ lệ người trẻ nghiện thuốc lá kết hợp với
nghiện rượu, bia cao, cần có sự phối hợp giữa chính quyền, dòng họ và gia đình
hạn chế sử dụng thuốc lá thuốc lào. Ðưa tiêu chí "Nói không với thuốc lá, thuốc
lào" vào một trong những tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, hương ước làng
văn hoá, tổ chức đơn vị tiên tiến...Đặc biệt cấm hẳn thuốc lá, thuốc lào khi gia
đình có việc hiếu, việc hỷ.
Thứ tư là sử dụng các biện pháp phối hợp giữa các bộ, ban, ngành: Bộ
Công an và Bộ Y tế cần phối hợp xây dựng thông tư liên tịch quy định chung về
quy trình kiểm tra mua bán, trao đổi, sử dụng thuốc lá sai quy định của pháp
luật. Bộ Tài chính nghiên cứu tăng thuế đối với các loại thuốc lá, đặc biệt thuốc
lá ngoại. Trích một phần thu được từ khoản thu từ thuế này để phục vụ công tác
tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá. Các địa phương phối hợp các
đơn vị liên quan cần sớm ban hành quy định cấm mua bán thuốc lá ở nơi đông

dân cư, bệnh viện, trường học, các điểm vui chơi cho trẻ em. Nghiên cứu quy
định những cơ sở sản xuất thuốc lá và các nhà hàng sử dụng, tiêu thụ thuốc lá
phải khuyến cáo trên các gói thuốc "Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi". Huy
9


động mọi nguồn lực, các công ty bảo hiểm, các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần
chúng đóng góp và tham gia các cuộc vận động phòng, chống sử dụng thuốc lá.
Hạn chế tác hại của thuốc lá là vấn đề của toàn xã hội. Mỗi cá nhân, gia
đình, địa phương và các cơ quan chức năng cần phải phối hợp chặt chẽ giáo dục
quản lý và xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm. Nhưng trên hết, ý
thức người dân là yếu tố quan trọng hàng đầu, góp phần giảm thiểu đáng kể tác
hại của thuốc lá.
2.4.2. Giải pháp hạn chế hút thuốc lá và ảnh hưởng của thuốc lá đối với học
sinh trường THPT Triệu Sơn 2
- Khuyến khích giáo viên dạy học lồng ghép giáo dục tác hại của việc hút
thuốc lá trong các tiết học ở nhiều môn học khác nhau để nâng cao nhận thức cho
học sinh.
- Kết hợp với đoàn thanh niên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa,
chào cờ, ... phổ biến về tác hại của việc hút thuốc lá cho học sinh.
- Treo biển cấm hút thuốc trong trường, một số hình ảnh về tác hại của
thuốc lá đến sưc khoẻ con người và ccộng đồng.
- Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm làm công tác tư tưởng, quán triệt nội qui
của nhà trường, của lớp về cấm học sinh hút thuốc lá, làm sao vừa có tính răn đe
vừa mang tính giáo dục, từ đó đưa vào xếp loại hạnh kiểm đạo đức học sinh.
- Nghiêm khắc sử phạt học sinh vi phạm để làm gương.
3. Nội dung thực hiện
Đề tài này được áp dụng trong tiết 13 theo phân phối chương trình của bài
9 - sách giáo khoa Hoá học 12 (theo chương trình Chuẩn ), hoặc tiết 17 theo phân
phối chương trình của bài 11 - sách giáo khoa Hoá học 12 (theo chương trình

Nâng cao).
Sau khi dạy xong mục “ Tính chất vật lí của Amin”, phần liên hệ thực tế
tôi nêu tác hại của việc hút thuốc lá. Tôi sử dụng phương pháp dạy học lồng ghép
kiến thức, thông qua trình chiếu và thuyết trình, sử dụng một số hình ảnh minh
hoạ về những tác hại của thuốc lá đến sức khỏe con người, một số hình ảnh bệnh
tật liên quan đến thuốc lá, và những gánh nặng về mặt kinh tế, xã hội do nạn dịch
thuốc lá để lại cho gia đình và xã hội (hình ảnh ở phần phụ lục) làm nổi bật lên
vấn đề.

10


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau khi hoàn thành đề tài “ Giáo dục hoc sinh về tác hại của thuốc lá đối
với sức khoẻ con người, kinh tế gia đình và xã hội trong bài Amin, sách giáo
khoa hóa hoc 12 ” tôi đã áp dụng giảng dạy ở các lớp 12 tại trường THPT Triệu
Sơn 2. Kết quả nhận thức thu được của các em về tác hại của thuốc lá là rất tốt.
1.1. Về nhận thức
- Qua bài học các em được giáo dục tác hại của việc hút thuốc lá không chỉ
ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân mà còn ảnh hưởng đến cả những người xung
quanh, ảnh hưởng đến cả toàn xã hội từ đó làm nhận thức của các em về vấn đề
có sự chuyển biến rõ rệt. Kết quả của công tác giáo dục này được thể hiện qua
việc các em không còn tụm năm tụm bảy hút thuốc, số lượt học sinh hay trốn ra
ngoài hút thuốc đã giảm hẳn, trong các buổi liên hoan, tổ chức sự kiện các em
không còn hút thuốc một cách vô tư như trước nữa hoặc những người lâu nay
phải hút thuốc lá một cách thụ động đã sẵn sàng lên tiếng bảo vệ cho quyền chính
đáng của mình vì một môi trường không khói thuốc lá. Các em luôn nêu cao khẩu
hiệu “Tránh xa thuốc lá, con ma giết người thầm lặng”.
- Cùng với việc thực hiện “Nói không với thuốc lá vì một môi trường

không khói thuốc”, các em còn là những tuyên truyền viên tích cho những người
nghiện thuốc, hay có ý định hút thuốc trong gia đình, ở nơi mình sinh sống hiểu
một cách đầy đủ về tác hại của thuốc lá và sớm có ý định từ bỏ thuốc lá mang lại
niềm vui cho cá nhân, gia đình cũng như toàn xã hội.
1.2. Kết quả
Để kiểm chứng đề tài, sau tiết dạy tôi kiểm tra học sinh 5 phút bằng hình
thức trắc nghiệm khách quan ( đề và đáp án ở phụ lục ), nhận thức của học sinh
về tác hại của việc hút thuốc lá, ở hai lớp 12 trường THPT Triệu Sơn 2, lớp 12B2
được áp dụng đề tài còn lớp 12B5 không áp dụng đề tài.
Kết quả thống kê lớp 12B5 không áp dụng đề tài:

Lớp

12B5

Nhận thức về tác hại của việc hút thuốc lá


số

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2

4,55

8

18,1
8

12


27,27

14

31,82

8

18,18

44

11


Kết quả thống kê lớp 12B2 áp dụng đề tài:

Lớp

12B2

Nhận thức về tác hại của việc hút thuốc lá


số

Tốt

Khá


Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

15

33,33


20

44,44

10

22,23

0

0

0

0

45

Qua kết quả kiểm tra cho thấy, lớp áp dụng đề tài thì nhận thức của học
sinh về tác hại của việc hút thuốc lá có % tốt và % khá cao hơn so với lớp không
áp dụng đề tài nhiều. Như vậy, “ Giáo dục hoc sinh tác hại của việc hút thuôc
lá đối với sức khoẻ con người và kinh tế xã hội trong bài Amin, sách giáo
khoa hóa hoc 12 ” đã mang lại kết quả cao trong việc thực hiện Luật phòng,
chống tác hại của thuốc lá.
2. Kiến nghị
- Tôi mong rằng trong khuôn khổ của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi
có thể trình bày các ý tưởng để giáo dục học sinh nhận thức về tác hại của việc
hút thuốc lá để các em cùng với nhà trường và toàn xã hội nâng cao ý thức chấp
hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.

-Với đề tài này viết ra nhằm mục đích được chia sẻ trao đổi kinh nghiệm với
đồng nghiệp phương pháp dạy học lồng ghép giáo dục tác hại của việc hút thuốc
lá trong bài “ Amin – Hoá học 12”.
- Đề tài này là kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình giảng dạy của tôi.
Mong rằng nó sẽ được áp dụng rộng rãi cho đồng nghiệp trong bài dạy.
Do thời gian có hạn, bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, người viết
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và những độc giả quan
tâm để bổ sung cho đề tài được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2015
TÔI CAM KẾT KHÔNG COPPY

Lê Xuân Túc
12


PHỤ LỤC
1. Một số hình ảnh bệnh tật do tác hại của việc hút thuốc lá
( Hình ảnh này được tác giả siêu tầm qua mạng internet )
Hình 1
Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

2. Một số hình ảnh về tác hại của thuốc lá đến kinh tế gia đình và xã hội
( Hình ảnh này được tác giả siêu tầm qua mạng internet )
Hình 6

HÚT THUỐC LÁ DẪN ĐẾN SỰ NGHÈO ĐÓI
13


Hình 7
Hình 8

Hình 9

BUÔN LẬU THUỐC LÁ LÀM MẤT TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI

14


Hình 10
Hình 11
3. Đề và đáp án bài kiểm tra nhận thức của học sinh trường THPT Triệu
Sơn 2 về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khoẻ con người, kinh tế gia
đình và xã hội.
Đề kiểm tra nhận thức của học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 về tác hại của
việc hút thuốc lá đối với sức khoẻ của con người, kinh tế gia đình và xã hội
Thời gian : 5 phút
-----------------------------------------Họ và tên : …………………………………

Lớp: 12B ……


Câu 1. Theo điều tra tại bênh viện K trung ương có đến 96% người bị ung thư
phổi có liên quan đến thuốc lá. Nicotin là chất độc hại có trong thuốc lá, là
nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Đốt cháy 16,2 gam nicotin bằng oxi vừa đủ,
sản phẩm cháy lần lượt dẫn qua bình 1 đựng H 2SO4 đặm đặc dư, bình 2 chứa
dung dịch nước vôi trong dư; nhận thấy bình 1 tăng thêm 12,6 gam, bình 2 nặng
thêm 44 gam. Sau khi dẫn sản phẩm cháy qua bình 1 và bình 2 thì còn lại 2,24 lít
khí N2 (đktc). Biết 85 < Mnicotin < 230, công thức phân tử của nicotin là
A. C10H14N2.
B. C14H10N.
C. C7H9N.
D. C14H10N2.
Câu 2. Theo ước tính của các nhà khoa học khi hít một hơi thuốc lá thì trong
vòng 7 cho đến 10 giây, người hút có thể cảm nhận được sự tác động của nicotin
15


lên não. Khi hút một điếu thuốc lá người hút có thể đưa vào cơ thể từ 1mg – 2mg
nicotin và có thể làm giảm tuổi thọ đi 5,5 phút; như vậy một học sinh X, một
ngày hút hết 1 gói thuốc lá thì tuổi thọ có thể giảm đi là
A. 5,5 phút.
B. 11 phút.
C. 220 phút.
D. 110 phút.
Câu 3. Học sinh Hiếu là người hút thuốc lá, học sinh Lan là người hít phải khói
thuốc do Hiếu hút. Nếu xem độ độc hại do khói thuốc mà Hiếu hít phải là 1 thì độ
độc hại mà khói thuốc gây ra cho Lan là
A. 1.

B. 0.


C. 20.

D. 2

Câu 4. Theo luật phòng chống tác hại của thuốc lá hiện hành, nếu người hút
thuốc lá khi chưa đủ 18 tuổi hoặc hút thuốc lá trong trường học có thể bị xử phạt
với số tiền là
A. 2 - 5 nghìn đồng.
B. 20 – 50 nghìn đồng.
C. 200 – 300 nghìn đồng.
D. 1 triệu đồng.
Câu 5. Theo báo cáo của Bộ Y tế mỗi năm ở Việt Nam số ca tử vong vì bệnh có
liên đến thuốc lá là
A. 1 000 ca.

B. 2 000 ca.

C. 20 000 ca.

D. 40 000 ca.

Câu 6. Tỷ lệ hút thuốc lá cao đã gây ra tác hại rất lớn về mặt sức khoẻ và kinh tế
ở Việt Nam. Theo ước tính của Bộ Y tế, hàng năm ngân sách dùng cho việc chữa
trị cho 5/25 bệnh có liên quan đến thuốc lá là
A. 200 tỷ.

B. 23 000 tỷ.

C. 1 000 tỷ.


D. 576 tỷ.

Câu 7. Ngày thế giới không thuốc lá là ngày do tổ chức Y tế thế giới (WHO)
phát động nhằm gây sự chú ý của cộng đồng tới tác hại của thuốc lá từ đó để
những người đã và đang hút thuốc có thể từ bỏ thói quen xấu này. Đó là ngày
A. 27 tháng 2.

B. 22 tháng 12.

C. 31 tháng 5.

D. 1 thang 6.

Câu 8: Để giảm thiểu tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ con người và kinh tế xã
hội, trách nhiệm đó thuộc về ai?
A. Bộ Y tế.
B. Bộ Công thương.
C. Của toàn xã hội.
D. Bộ Công an.
-------------------------------------------------------------------Đáp án :
Câu
Đáp án

1
A

2
D

3

C

4
C

5
D

6
B

7
C

8
C

16


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC HỌC SINH VỀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐỐI
VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI, KINH TẾ GIA ĐÌNH VÀ XÃ
HỘI TRONG BÀI AMIN, SÁCH GIÁO KHOA HOÁ HỌC 12

Người thực hiện: Lê Xuân Túc

Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Hoá Học

THANH HOÁ NĂM 2015
17



×