Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN Sáng kiến kinh ngiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.87 KB, 25 trang )

Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống
cộng đồng và trong đời sống mỗi con người. Với cộng đồng, đó là công cụ để giao
tiếp và tư duy. Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng vì “trẻ em đi
vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó, duy nhất thông qua
phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong
nó chỉ thông qua chính công cụ này” (K.A.Usinxki).Vì vậy, các em cần được học
tiếng mẹ đẻ một cách khoa học, cẩn thận để có thể sử dụng công cụ này suốt những
năm tháng học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cuộc đời. Tiếng mẹ đẻ và toán
học là những môn học công cụ quan trọng ở trường Tiểu học. Khi trở thành một môn
học, tiếng mẹ đẻ có tính chất lưỡng phân: nó vừa là đối tượng học tập và chiếm lĩnh
của học sinh, vừa tạo cho các em công cụ để học tập, tư duy và giao tiếp.
Chính vì tầm quan trọng nêu trên mà môn Tiếng Việt ở nước ta là môn học
chiếm thời gian học tập nhiều nhất ở bậc Tiểu học. Và trong chương trình dạy tiếng
Việt thì mục tiêu môn học là yếu tố đầu tiên được quan tâm.
Trải qua quá trình đổi mới, chương trình Tiểu học hiện nay xác định mục tiêu
của môn Tiếng Việt lớp 3 thống nhất với mục tiêu chung của chương trình Tiếng Việt
cấp Tiểu học, đó là:
1. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe – nói –
đọc – viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện thao tác của tư duy.
2. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ
giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và của nước
ngoài.
3. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu
đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Như vậy, chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 nói riêng và chương trình môn


Tiếng Việt ở bậc Tiểu học hiện nay đặt mục tiêu rèn luyện kĩ năng lên hàng đầu.
Trong môn Tiếng Việt, Tập làm văn là phân môn thực hành và rèn luyện tổng hợp cả

1


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

bốn kĩ năng “nghe – nói – đọc – viết”, có tính chất tích hợp các phân môn khác trong
môn Tiếng Việt.
Học sinh nói hoặc viết một đoạn văn theo một chủ đề nào đó, là kết quả từ việc
vận dụng kết hợp kiến thức đã học về vốn từ, về các kiểu câu, về cách diễn đạt ý, …
Với chương trình giảng dạy hiện nay, phân môn Tập làm văn ở lớp 3 có khá nhiều
kiểu bài như: nghe – kể một câu chuyện; nói, viết theo chủ điểm; viết thư;… Điều này
giúp học sinh tiến bộ về khả năng vận dụng, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên,
việc dùng từ ngữ, đặt câu của các em còn nhiều hạn chế. Các em sử dụng dấu câu còn
lúng túng, chưa phù hợp nên câu văn của các em khó hiểu và tối nghĩa. Mặt khác, do
vốn từ của các em chưa phong phú nên các em còn ngại nói, vì vậy tiết học chưa đạt
hiệu quả cao. Nhiều học sinh không chủ động nắm bắt kiến thức, thiếu tự tin, ngại tìm
hiểu; các em chưa biết nói hoặc viết đoạn văn có ý tưởng sáng tạo, giàu hình ảnh mà
chỉ biết trả lời theo câu hỏi gợi ý.
Đứng trước thực trạng đó, là một giáo viên tiểu học đứng lớp nhiều năm, bản
thân tôi rất băn khoăn, làm thế nào để nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn
cho các em học sinh lớp 3? Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3/3, trường Tiểu
học Vĩnh Nguyên 2, thành phố Nha Trang”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài nhằm phân tích, đánh giá chất lượng học phân môn Tập làm
văn của học sinh trong thời gian qua, từ đó áp dụng một số biện pháp thích hợp để
nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3/3, trường Tiểu

học Vĩnh Nguyên 2, thành phố Nha Trang.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích nêu trên, tôi đề ra nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Khảo sát thực trạng chất lượng học phân môn Tập làm văn của học sinh lớp
3/3, trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 2, thành phố Nha Trang.
- Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học phân
môn Tập làm văn cho học sinh.
4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu:
4.1. Khách thể nghiên cứu:
2


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

- Học sinh lớp 3/3, trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 2, thành phố Nha Trang.
- Chất lượng học phân môn Tập làm văn của học sinh trong những năm qua.
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp để nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học
sinh lớp 3/3, trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 2, thành phố Nha Trang.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài chỉ nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học phân
môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3/3, trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 2, thành phố
Nha Trang.
- Thời gian nghiên cứu:
Năm học: 2014 – 2015
6. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu các loại tài liệu sách báo, tạp chí có liên quan đến tâm lí của học
sinh, phương pháp dạy phân môn Tập làm văn cho học sinh tiểu học.

- Phương pháp điều tra:
Điều tra, khảo sát thực trạng chất lượng học phân môn Tập làm văn của học
sinh lớp 3/3, trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 2, thành phố Nha Trang.
- Phương pháp thực nghiệm:
Áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm
văn cho học sinh.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm.

3


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân mơn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SƠ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lí luận:
1.1. Mục tiêu của phân mơn Tập làm văn lớp 3:
1. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: nói, nghe, viết phục vụ cho việc học
tập và giao tiếp. Cụ thể là:
- Biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp trong sinh hoạt gia đình,
trong sinh hoạt tập thể. Biết giới thiệu các thành viên, các hoạt động của tổ, của
lớp.
- Nghe – hiểu nội dung lời nói, ý kiến thảo luận trong các buổi sinh hoạt. Nghe –
hiểu và kể lại được nội dung các mẩu chuyện ngắn, biết nhận xét về nhân vật
trong các câu chuyện.
- Biết viết đơn, viết tờ khai theo mẫu, viết một bức thư ngắn để báo tin tức, để
hỏi thăm người thân hoặc kể lại một việc đã làm, biết kể lại nội dung một bức tranh

đã xem, một văn bản đã học.
2. Trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc;
bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài học.
1.2. Nội dung chương trình và các kiểu bài tập của phân mơn Tập làm văn
lớp 3:
a. Nội dung:
- Trang bò cho học sinh một số hiểu biết và kỹ năng phục vụ học tập và đời
sống hàng ngày, như: điền vào giấy tờ in sẵn, viết thư, làm đơn, giới thiệu hoạt
động của tổ, lớp và trường, ghi chép sổ tay…
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng kể chuyện và miêu tả: kể một sự việc đơn giản,
tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi.
- Rèn luyện kỹ năng nghe thông qua các bài tập nghe - kể và các hoạt động
học tập trên lớp.
b. Các kiểu bài tập:
* Bài tập nghe: nghe và kể lại một mẩu chuyện ngắn, nghe và nói lại một mẩu
tin
* Bài tập nói:
- Kể hoặc tả miệng về người thân, gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội,
hoạt động thể thao – văn nghệ.
4


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân mơn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

- Thảo luận về bảo vệ môi trường, về tình hình học tập và hoạt động của lớp.
- Báo cáo về các hoạt động
- Giới thiệu các hoạt động của tổ, lớp
- Nói về Đôïi, thành thò, nông thôn, người lao động trí óc.
* Bài tập viết:
- Điền vào giấy tờ in sẵn

- Viết một số giấy tờ theo mẫu
- Viết thư
- Ghi chép sổ tay
- Kể hoặc tả ngắn về người thân, gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt
động thể thao, văn nghệ, thành thò, nông thôn.
1.3 Đặc điểm học sinh lớp 3 trong học tập
Tri giác các em còn đượm màu sắc cảm xúc (bị hấp dẫn bởi các màu sắc sặc sỡ),
số lượng chi tiết tri giác ít. Trẻ thường bị thu hút bởi các các chi tiết ngẫu nhiên, khả
năng tổng hợp, quan sát kém. Hoạt động phân tích, tổng hợp về hình thức cũng như
nội dung còn mang nhiều vết tích tư duy của trẻ mẫu giáo. Trong hoạt động khái qt
hóa, các em thường căn cứ vào các dấu hiệu bề ngồi cụ thể, trực quan, chưa chú ý tới
những dấu hiệu chung, bản chất …Các em thường phán đốn theo một chiều, dựa vào
những dấu hiệu duy nhất.
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tiễn cho thấy, trong các nhà trường phổ thơng: "Học sinh bây giờ khơng
thích học văn". Điều đó thể hiện rất rõ ở thống kê bằng con số: 50% học sinh tốt
nghiệp trung học phổ thơng khơng biết viết một bài làm văn theo đúng u cầu, viết
sai chính tả, ngữ pháp, câu văn khơng gãy gọn. Ngun nhân học sinh khơng thích
học văn là: thờ ơ, coi thường mơn văn (có cả các bậc phụ huynh), thực dụng với
những ngành học mà sau này làm ra tiền…
Đánh giá sơ bộ các bài tập làm văn của học sinh tiểu học hiện nay, có thể thấy
phần lớn học sinh tỏ ra rất hạn chế về tính sáng tạo. Bài viết của các em cho thấy hầu
hết các em chưa biết nói - viết theo cách cảm, cách nghĩ của riêng mình, bài làm
khơng có ý tưởng, nội dung đơn giản, thậm chí đơn điệu, khơng gây được ấn tượng
cho người đọc. Học sinh thường lệ thuộc vào dàn ý của giáo viên, thiếu sự sáng tạo.
Bài làm của các em thiếu nét riêng, ít cảm xúc và chưa vận dụng tốt các ngữ liệu mẫu
ở sách giáo khoa để thực hành. Khâu đọc đề và xác định u cầu của đề, học sinh
thường bỏ qua nên bài làm chưa đi đúng u cầu trọng tâm, cách diễn đạt còn vụng,
5



Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

câu liệt kê, lủng củng, không có sự vận dụng từ các bài tập rèn kĩ năng của luyện từ
và câu vào bài viết.
Ở bậc Tiểu học, lứa tuổi học sinh hồn nhiên, hiếu động, thích vừa học vừa chơi;
phân môn Tập làm văn lại là phân môn khó học, đòi hỏi sự tổng hợp các kĩ năng :
“nghe – nói – đọc – viết” cùng các kiến thức ở các phân môn Tiếng Việt khác nên
phần lớn các em không thích học phân môn này. Muốn giúp cho các em học tốt phân
môn Tập làm văn, các thầy cô – những nhà sư phạm phải vận dụng các biện pháp dạy
học sao cho linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu
học, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, “học mà chơi, chơi mà học”.
Là một giáo viên tiểu học, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học
tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Vậy làm thế nào để học sinh
học tốt phân môn Tập làm văn? Chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đề ra các
giải pháp thích hợp, giúp các em nâng cao chất lượng khi học phân môn Tập làm văn.

II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CỦA
HỌC SINH LỚP 3/3, TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2, THÀNH PHỐ
NHA TRANG.
1. Đặc điểm tình hình lớp 3/3, trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 2
Tổng số học sinh: 45

nữ: 17

Đa số học sinh trong lớp ngoan ngoãn, biết vâng lời, chăm chỉ học tập, được
cha mẹ quan tâm. Bên cạnh đó vẫn còn một số ít chưa ngoan, trong giờ học còn làm
việc riêng, không tập trung nghe giảng, chưa chăm học, thường xuyên không chuẩn bị
bài, học bài trước khi đến lớp, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh cả
lớp. Các em chưa có thói quen đọc sách, chưa chú ý quan sát các sự vật, hiện tượng

xung quanh cuộc sống của các em.
Phụ huynh học sinh chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản, đời sống kinh tế khó
khăn, một số chưa quan tâm tới việc học tập của học sinh.
2. Tìm hiểu về chất lượng học phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 3/3,
trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 2
Đầu năm học, khi nhà trường tổ chức khảo sát chất lượng, tôi đã thống kê chất
lượng học phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 3/3 như sau:

6


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

Điểm

9 - 10

7-8

5-6

Dưới 5

Số lượng - Tỉ lệ %

7 – 15,6%

11 – 24,4%

16 – 35,6%


11 – 24,4%

- Qua bảng số liệu thu thập, ta thấy: Tỷ lệ “Điểm dưới 5” chiếm 24,4%, tiếp đến là
“Điểm 5 - 6” chiếm 35,6%. Điều này cho thấy chất lượng học phân môn Tập làm văn
của các em là chưa thật cao.
- Tuy nhiên, tỷ lệ “Điểm 7 – 8” và “Điểm 9 – 10” cũng chiếm gần 40%. Như vậy, một
bộ phận không nhỏ các em học sinh trong lớp có hứng thú và có cách học tốt với phân
môn Tập làm văn.
-Điều này cho thấy để nâng cao chất lượng học tập phân môn Tập làm văn cho học
sinh cần giúp các em tiếp cận với các kiểu bài tập một cách trực quan, cụ thể và vận
dụng những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh một cách hiệu quả
nhất.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC PHÂN MÔN
TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 3/3, TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH
NGUYÊN 2, THÀNH PHỐ NHA TRANG.
Phân môn Tập làm văn nối tiếp tự nhiên các bài học của môn Tiếng Việt nhằm
giúp học sinh tạo ra năng lực mới: năng lực sản sinh ngôn bản nói hoặc viết. Tập làm
văn có khả năng hàng đầu trong việc rèn cho học sinh nói và viết đúng tiếng Việt, có
tác dụng lớn trong việc củng cố nhận thức cho học sinh.
Để góp phần nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh, tôi
đã tiến hành những biện pháp sau:
1. Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của phân môn Tập
làm văn
Nhận thức đúng vị trí, vai trò của phân môn Tập làm văn trong nhà trường là
vấn đề quan trọng bậc nhất hiện nay. Để làm được điều này, người giáo viên cần có
sự hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội. Mọi người cần nhận thức được tầm quan trọng
của phân môn Tập làm văn. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh tạo lập văn bản,


7


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

góp phần dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy Tập làm
văn là phân môn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác.
Trong quá trình dạy một tiết Tập làm văn, để đạt mục tiêu đề ra, ngoài phương
pháp của giáo viên, học sinh cần phải có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế.
Học tốt Tập làm văn sẽ giúp học sinh học tốt các môn học khác, đồng thời giáo dục
các em những tình cảm lành mạnh, trong sáng; rèn luyện khả năng giao tiếp và góp
phần đắc lực vào việc giữ gìn, phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, hình thành nhân
cách con người Việt Nam.
2. Tận dụng những kinh nghiệm sử dụng tiếng Việt của học sinh
Trước khi đến trường, học sinh đã biết một số lượng từ, một số kiểu câu, một số
quy tắc giao tiếp. Vì vậy, khi dạy phân môn Tập làm văn ở tiểu học cần khai thác vốn
tiếng Việt của các em trong khâu lựa chọn nội dung, tổ chức dạy và học để tránh sự
nhàm chán; từng bước giúp học sinh có ý thức và hoàn thiện điều các em đã biết,
cung cấp cho học sinh những tri thức, kĩ năng mới một cách tiết kiệm mà hữu hiệu.
3. Tạo hứng thú học tập phân môn Tập làm văn cho học sinh
Hứng thú học tập là niềm say mê đặc biệt của học sinh đối với hoạt động học tập
do nhận thức được tầm quan trọng của việc học, sự hấp dẫn của nội dung, phương tiện
cũng như phương pháp học tập.
Theo Anaton Phranx – nhà văn Pháp: “Nghệ thuật dạy học là nghệ thuật thức tỉnh
trong tâm hồn các em thiếu niên tính ham hiểu biết và sau đó thỏa mãn được nó; mà
tính ham hiểu biết đứng đắn và sinh động chỉ có thể có được trong một đầu óc sảng
khoái. Nếu nhồi nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì chúng chỉ gây bực mình khó
chịu và làm rác bẩn trí óc mà thôi. Để tiêu hóa kiến thức, thì cần phải thưởng thức
chúng một cách ngon lành”. Câu nói của ông càng thêm khẳng định: Hứng thú học
tập có vai trò quan trọng làm tăng khả năng tiếp thu kiến thức cho học sinh. Như vậy,

muốn học tập trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả, không thể thiếu sự hứng thú.
Để giúp học sinh hứng thú học phân môn Tập làm văn, tôi đã thử áp dụng các biện
pháp sau:
3.1.Giảm độ khó cho nội dung bài học
Những nội dung không phù hợp với năng lực học sinh, chương trình giảm tải đã
phần nào cắt bỏ, lược bớt những nội dung khó. Thế nhưng, tạo hứng thú học tập tiếng
Việt cho học sinh chỉ tìm cách “giảm độ khó” của nội dung đó sao cho nó vẫn hiện
hữu mà không thành gánh nặng với học sinh. “Sự học tập là một trường hợp riêng của
8


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

nhận thức, một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự
chỉ đạo của giáo viên” (Kharlamôp). Người giáo viên như một nghệ sĩ tài tình, biết
giảm độ khó, giúp mọi đối tượng học sinh đều có được cảm giác của sự thành công
trong học tập.
Một trong những biện pháp khiến phân môn Tập làm văn “dễ hóa” là giao lệnh
trong bài tập một cách dễ hiểu, phù hợp.
Ví dụ: Ở tuần 23, giáo viên có thể thay đề bài 1 như sau: Hãy kể lại một buổi biểu
diễn văn nghệ ở trường mà em đã được xem.
Việc cụ thể hóa nội dung đề bài như vậy sẽ giúp học sinh định hướng dễ dàng hơn
trong việc xác định nội dung trọng tâm mà các em cần kể. Nội dung này lại rất quen
thuộc, phù hợp với tất cả học sinh.
3.2. Sử dụng bài tập có hình thức sinh động, hấp dẫn
Thông thường, bài tập được mở đầu bằng những động từ: đọc, viết, nghe và
kể,…Bài tập có hình thức sinh động, hấp dẫn với học sinh Tiểu học là bài tập có thể
không đi theo hình thức giao lệnh thông thường ấy, mà xuất hiện dưới dạng lời nói
tâm tình hay dưới hình thức đố vui, …
Nhiều khi trong giờ Tập làm văn, nêu nhiệm vụ học tập một cách thân mật lại tỏ ra

hết sức hiệu quả.
Ví dụ: Ở tuần 24, sau khi kể mẫu, giáo viên có thể hỏi các em: “Cô muốn được
nghe lại câu chuyện “Người bán quạt may mắn” từ giọng nói của các em. Các em có
thể giúp cô được không?”
Hay ở tuần 4: Nghe và kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi”, giáo viên có thể mở đầu
bằng cách: “Đố các em, câu chuyện cô kể sau đây gây cười ở chỗ nào?” để tạo sự tò
mò, hấp dẫn đối với các em.
Bài tập đố vui hấp dẫn vì nó tạo tâm thế thoải mái, không có vẻ gì là ép buộc với
người học. Các em hào hứng đi tìm lời giải đáp mà không hề nghĩ rằng mình đang
thực hiện nhiệm vụ học tập, càng không cảm thấy nhiệm vụ được giao là nặng nề, khó
khăn.
3.3. Tổ chức trò chơi học tập
Trò chơi học tập tiếng Việt là những trò chơi được đưa vào lớp học nhằm biến việc
học tập tiếng Việt trên lớp thành một cuộc chơi, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và
rèn kĩ năng dễ dàng hơn, hào hứng hơn. Trò chơi học tập cùng lúc đáp ứng cả hai nhu
cầu của học sinh – như cầu vui chơi và nhu cầu học tập. Trò chơi học tập tạo nên hình
thức “chơi mà học, học mà chơi” đang được khuyến khích ở tiểu học.
9


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

Ví dụ: Tiết Tập làm văn ở tuần 8: Kể về người hàng xóm, giáo viên có thể tổ chức
trò chơi: “Cảm ơn bác hàng xóm” như sau:
*Chuẩn bị:
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 5 – 7 học sinh.
- Bảng phụ ghi một số tình huống gợi ý, chẳng hạn:
a) Đi học về gặp trời mưa, em thấy bác hàng xóm đã cất hộ quần áo cho nhà
em.
b) Em vội đi học nên để quên chìa khóa nhà ở ổ khóa, khi về em biết bác hàng

xóm đã cất hộ chìa khóa cho em.
c) Bố mẹ em đi vắng, em ở nhà một mình và bị cảm, bác hàng xóm đã chăm sóc
em.
- Các câu hỏi gợi ý trong tiết Tập làm văn tuần 8, SGK Tiếng Việt 3, tập một.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu cách chơi và tính điểm:
+ Học sinh chơi chò chơi trong phạm vi nhóm. Trong mỗi nhóm có các vai: người
hàng xóm tình cờ xuất hiện, học sinh kể về bác hàng xóm (vai chính), các bạn nghe kể
về bác hàng xóm.
+ Mỗi nhóm tự chọn một tình huống để đóng vai.
+ Khi 1 nhóm chơi đóng vai, các nhóm khác lắng nghe để hỏi thêm về người hàng
xóm mà bạn vừa kể.
+ Học sinh ở nhóm khác nhận xét trò chơi đóng vai của nhóm bạn theo tiêu chuẩn
(giáo viên ghi vào bảng phụ):
Lời nói to đủ nghe
Nói lưu loát tự nhiên (không kể như đọc thuộc)
Nói đủ ý theo hướng dẫn của SGK
Các vai nói đúng lời của mình và việc đóng vai tự nhiên, hấp dẫn.
Nếu nhóm chơi đạt cả 4 tiêu chuẩn trên thì được 10 bông hoa, đạt mỗi tiêu chuẩn
được 2,5 bông hoa.
- Sau khi nhóm này chơi xong thì đến lượt nhóm khác tiếp tục chơi.
- Nhóm nào được nhiều bông hoa hơn thì nhóm đó chiến thắng.
*Giáo viên có thể vận dụng trò chơi này ở các tiết Tập làm văn tuần 3 và tuần 21
trong SGK Tiếng Việt 3 (tập một, tập hai).
3.3. Sử dụng phương tiện trực quan:
Hứng thú học tập tiếng Việt của học sinh có thể được nâng cao nhờ phương tiện
trực quan. Đúng thời điểm học sinh gặp khó khăn về tiếp nhận nội dung học tập,
10



Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

phương tiện dạy học xuất hiện sẽ kịp thời hỗ trợ hoạt động nhận thức, làm cho hoạt
động này nhẹ nhàng mà có hiệu quả.
Ví dụ: Tiết Tập làm văn tuần 12: Nói, viết về cảnh đẹp đất nước hay tuần 25: Kể
về một ngày hội. Để giúp học sinh kể tự nhiên, đúng, sinh động cần sử dụng tranh,
ảnh (có màu sắc) được phóng to. Từ việc quan sát các tranh ảnh đó, cùng với những
hiểu biết của bản thân, học sinh sẽ dựa vào các câu hỏi gợi ý để hoàn thành bài làm
của mình một cách dễ dàng, thuận lợi và hiệu quả hơn.
4. Tích hợp kiến thức giữa các phân môn trong chương trình Tiếng Việt lớp 3
Do khả năng tư duy của học sinh lớp 3 còn hạn chế, óc quan sát, trí tưởng
tượng không phong phú lại chưa chịu khó rèn luyện, nên đa số các em chỉ biết trình
bày đoạn văn một cách hạn hẹp theo nội dung đã gợi ý. Việc sử dụng và mở rộng vốn
từ còn nhiều hạn chế, các em chưa chú ý cách sử dụng từ hoặc trau chuốt thế nào cho
từ đó hay hơn trong câu văn. Có một số từ do được nghe và nói trong sinh hoạt hằng
ngày thành quen thuộc, các em vẫn vô tư sử dụng trong bài làm của mình.
Như vậy, để khắc phục những hạn chế trên, giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp
kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt để từ đó giúp các em trang bị vốn kiến thức
cơ bản cần thiết cho mỗi tiết học. Khi dạy các phân môn: Tập đọc; Chính tả; Tập viết;
Luyện từ và câu có nội dung phù hợp tiết Tập làm văn sắp học, giáo viên cần dặn dò
hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu kĩ đối tượng cần nói đến và ghi chép cụ thể
hình ảnh, hoạt động ấy vào sổ tay; với những sự việc hoặc hoạt động các em không
được chứng kiến hoặc tham gia, giáo viên khuyến khích các em quan sát qua tranh
ảnh, sách báo, trên tivi,…hoặc hỏi những người thân hay trao đổi với bạn bè. Khi
được trang bị những kiến thức cơ bản như thế, học sinh sẽ có những ý tưởng độc lập;
từ đó các em có thể trình bày chân thực, sinh động và sáng tạo. Trong việc trang bị
kiến thức cho học sinh, giáo viên không nên áp đặt các em vào một khuôn mẫu nhất
định như chỉ định học sinh phải quan sát một bức tranh, một sự vật, con người hay
một công việc cụ thể, như thế sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của các em. Vì vậy, với
bất cứ một đề tài nào của một tiết Tập làm văn, giáo viên cần cho học sinh liên hệ mở

rộng để các em phát huy được năng lực sáng tạo trong bài làm của mình.
5. Lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức phù hợp với từng dạng
bài Tập làm văn
5.1. Dạng bài: Nghe – kể một câu chuyện
Mục đích của dạng bài này là rèn cho học sinh cả hai kĩ năng nghe và nói. Các
11


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

câu chuyện dùng để nghe – kể không có trong SGK. Điều đó có nghĩa là học sinh
không biết trước câu chuyện. Đặc điểm này tạo nên sự hấp dẫn của tiết nghe – kể đối
với học sinh nhưng cũng đặt ra yêu cầu cao đối với cả giáo viên và học sinh.Giáo
viên phải kể lại câu chuyện một cách trung thành và hấp dẫn. Còn học sinh phải nhớ
và kể lại được. Muốn thực hiện được yêu cầu này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
dựa vào một số điểm tựa quan trọng trong SGK như tranh minh họa và các câu hỏi
gợi ý để phán đoán nội dung câu chuyện và có định hướng trong khi nghe.
Với dạng bài này, giáo viên có thể vận dụng một số phương pháp, hình thức tổ
chức như sau:
* Cách 1:

- Cho học sinh xem tranh và đoán nội dung chuyện. Giáo viên ghi vài điều cơ bản
(nhân vật, một vài sự kiện) mà học sinh đoán được lên bảng (cho học sinh làm việc cả
lớp hay nhóm ).
- Học sinh nghe giáo viên kể chuyện hai lần.
- Học sinh đối chiếu giữa nội dung chuyện vừa được nghe với nội dung mình đã đoán
để điều chỉnh những điều đã đươc ghi trên lớp (cho học sinh làm vào phiếu học tập).
- Học sinh trao đổi về một vài điều thú vị trong chuyện hay ý nghĩa của chuyện.
- Học sinh kể lại chuyện theo cặp ( theo nhóm)
- Đại diện vài nhóm học sinh kể lại chuyện trước lớp (có thể nhập vai kể)

- Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung, nhận xét chung.
Ví dụ: Nghe kể lại câu chuyện: Dại gì mà đổi (BT1-TV3 - tập 1- tr 36)
Nội dung câu chuyện trong SGV như sau : Có một cậu bé bốn tuổi rất nghịch ngợm.
Một hôm, mẹ cậu doạ sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nói:
- Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!
Mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Vì sao thế?
Cậu bé trả lời:
- Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ.
1.Chuẩn bị
- Tranh vẽ ở SGK phóng to
- Phiếu bài tập: Em hãy xem tranh và thử đoán nội dung chuyện theo bảng sau và điều
chỉnh lại khi nghe chuyện.

12


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

Câu hỏi gợi ý

a. Thử đoán nội dung

b. Điều chỉnh nội dung
sau khi nghe kể
.....................................

Câu chuyện có mấy .....................................
nhân vật?
........................................

......................................
Họ đang làm gì?
.......................................
.......................................
.......................................
.......................................
Người mẹ đã nói với ......................................
.....................................
con điều gì? Người con .....................................
.....................................
trả lời mẹ ra sao?
.....................................
.....................................
Kết quả câu chuyện như ......................................
.....................................
thế nào?
......................................
......................................
2.Cách tiến hành:
- Giáo viên treo tranh vẽ trên bảng, chia nhóm học sinh và phát phiếu học tập cho
các nhóm, cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập ghi trên phiếu và tiến hành làm bài
tập a.
- Giáo viên theo dõi và gọi đại diện các nhóm nêu một số ý và giáo viên ghi lên
bảng.
- Giáo viên kể chuyện 2 lần ( nội dung chuyện có trong SGV như trên), học sinh đối
chiếu giữa nội dung chuyện vừa được nghe với nội dung mình đã đoán để điều chỉnh
ở phần b của bài tập.
Ví dụ :
Câu hỏi gợi ý


a. Thử đoán nội dung

Câu chuyện có mấy Chuyện có hai nhân vật
nhân vật?
Họ đang làm gì?
Họ đang nói chuyện với
nhau
Người mẹ đã nói với Người mẹ nói với con
con điều gì? Người con phải ngoan, nghe lời
trả lời mẹ ra sao?
mẹ. Người con ngồi im
lặng.

b. Điều chỉnh nội dung sau
khi nghe kể
Chuyện có hai nhân vật

Người mẹ dọa sẽ đổi cậu bé để
lấy một đưa con ngoan về nuôi.
Người mẹ nói sẽ dối con để lấy
đứa con ngoan về nuôi. Người
con trả lời với mẹ là mẹ chẳng
bao giờ đổi được đâu vì không
ai dại gì mà đổi đứa con ngoan
lấy đưa con nghịch ngợm cả.
Kết quả câu chuyện như Người con không nghe Dại gì mà đổi một đứa con
13


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3


thế nào?
lời mẹ
ngoan lấy một đứa con nghịch.
- Giáo viên bao quát lớp, giúp đỡ học sinh khó khăn.
- Cho học sinh trao đổi về một điều thú vị trong chuyện hay nêu ý nghĩa chuyện: câu
chuyện buồn cười ở chỗ nào? (Chuyện buồn cười vì cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi
cũng biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.)
Giáo viên chốt lại nội dung: Không ai dại gì mà đổi một đứa con ngoan lấy một đứa
con nghịch ngợm cả.
- Cho học sinh kể lại chuyện theo nhóm.
- Đại diện nhóm kể lại trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung, giáo viên nhận xét chung.
*Cách 2: Giáo viên kể một phần đầu của câu chuyện, sau đó đặt câu hỏi đề nghị học
sinh đoán sự kiện gì có thể xảy ra tiếp theo. Giáo viên ghi một vài ý học sinh đoán
lên bảng.
- Học sinh nghe giáo viên kể tiếp rồi trao đổi đối chiếu điều được nghe với điều đã
đoán để điều chỉnh phần được ghi trên bảng.
- Giáo viên kể lại chuyện 2 lần, đề nghị học sinh nêu thêm một số tình tiết ở phần đầu
của chuyện (ở hoạt động này giáo viên có thể dùng thẻ từ ghi các sự kiện thể hiện
trong phần đầu của chuyện và học sinh chọn đưa vào dàn ý đã có trên bảng).
- Học sinh trao đổi về ý nghĩa hoặc một vài chi tiết thú vị trong chuyện.
- Học sinh kể lại chuyện (theo nhóm hay cặp)
- Đại diện vài nhóm học sinh kể lại chuyện trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, giáo viên bổ sung và nhận xét chung.
Ví dụ: Nghe kể lại chuyện: Dại gì mà đổi. (BT1-TV3 - tập 1- tr36)
1.Chuẩn bị: Tranh vẽ ở SGK phóng to
2.Cách tiến hành:
- Giáo viên treo tranh vẽ lên bảng.
- Giáo viên kể phần đầu của chuyện kết hợp chỉ tranh: “Có một cậu bé 4 tuổi nhưng
rất nghịch ngợm. Một hôm, mẹ cậu doạ sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về

nuôi.”.
- Giáo viên hỏi: Các em thử đoán xem cậu bé trả lời như thế nào?
- Giáo viên ghi một vài ý học sinh đoán lên bảng :
Ví dụ :
+ Cậu bé òa khóc.
+ Cậu bé hét lên.
+ Cậu bé mừng rỡ.
+ Cậu bé không đồng ý dổi.
14


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

- Giáo viên kể tiếp câu chuyện và cho học sinh đối chiếu điều được nghe với điều đã
đoán để điều chỉnh phần ghi ở bảng.
- Giáo viên kể chuyện lần 2, đề nghị học sinh nêu lên một số tình tiết ở phần đầu của
chuyện. Giáo viên có thể đưa lên một số thẻ từ ghi một số tình tiết của chuyện.
Ví dụ:
+ Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!
+ Vì sao thế?
+ Chẳng ai muốn đổi đứa con ngoan để lấy đứa con nghịch.
- Học sinh trao đổi về ý nghĩa hoặc một vài chi tiết thú vị của chuyện
- Học sinh kể lại chuyện (theo nhóm hay cặp) kết hợp câu hỏi gợi ý ở SGK.
- Đại diện vài nhóm học sinh kể trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, giáo viên bổ sung, nhận xét chung.
Cách 3:
- Giáo viên kể chuyện lần 1 kết hợp hướng dẫn học sinh nắm các nhân vật có trong
chuyện.
- Giáo viên kể lần 2, học sinh nghe rồi hoàn thành các sự kiện trong các khung còn
trống của sơ đồ trình tự câu chuyện trên phiếu (có thể cho học sinh làm việc theo

nhóm hay theo cặp đôi). Giáo viên có thể để trống tất cả các ô hoặc viết sẵn ý trong
một vài ô. Các ô khác học sinh nghe rồi hoàn thành. Sơ đồ trình tự câu chuyện như
sau:
1

2

3

5

4

Sau khi hoàn thành sơ đồ trình tự câu chuỵện, học sinh trao đổi sửa chữa.
- Học sinh dựa vào trình tự câu chuyện để kể lại chuyện theo nhóm (hay cặp).
- Đại diện nhóm kể lại trước lớp
- Học sinh trao đổi ý nghĩa câu chuyện, cả lớp theo dõi nhận xét, giáo viên bổ sung
nhận xét chung.
15


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

Ví dụ: Nghe - kể lại chuyện: Không nỡ nhìn.(BT1- SGK - TV3 - Tập 1 - Tr.61)
Nội dung câu chuyện trong sách giáo viên như sau: Trên một chuyến xe buýt
đông người, có anh thanh niên đang ngồi cứ lấy hai tay ôm mặt. Một bà cụ ngồi bên
thấy thế bèn hỏi:
- Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?
Anh thanh niên nói nhỏ:
- Không ạ. Cháu không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.

1.Chuẩn bị :
- Tranh vẽ ở sách giáo khoa phóng to
- Phiếu học tập: Sơ đồ trình tự câu chuyện
2. Cách tiến hành:
- Giáo viên kể chuyện lần 1 và hỏi học sinh: Câu chuyện có mấy nhân vật?Câu
chuyện xảy ra ở đâu? Học sinh sẽ trả lời:
+ Câu chuyện có hai nhân vật.
+ Chuyện xảy ra trên chuyến xe buýt.
- Giáo viên kể chuyện lần hai, học sinh nghe rồi hoàn thành các sự kiện trong khung
còn trống của sơ đồ trình tự câu chuyện trên phiếu học tập.(Học sinh hoạt động theo
nhóm 4)
Ví dụ:
Trên xe
buýt

Anh thanh
niên

Tay ôm
mặt

Cháu
không nỡ
nhìn

Bà cụ

- Học sinh dựa vào trình tự câu chuyện để kể lại chuyện trong nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét diễn biến của chuyện, giáo viên bổ sung.

- Cho học sinh trao đổi về tính khôi hài của chuyện: Anh thanh niên trên chuyến xe
buýt không biết nhường chỗ cho người già, phụ nữ mà lại che mặt và giải thích rất
buồn cười là không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
16


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

- Cho học sinh liên hệ thực tế bản thân: Nếu gặp người như anh thanh niên trên
chuyến xe đó thì em sẽ làm gì?
- Giáo viên nhận xét chung .
*Một số lưu ý khi dạy dạng bài trên
- Có rất nhiều cách để tiến hành giờ học dạng bài “Nghe - kể một câu chuyện”. Giáo
viên có thể tuỳ vào tình hình của lớp, trình độ học sinh để chọn cách dạy phù hợp
nhất.
- Cho dù dạy theo cách nào, giáo viên cũng phải có sự chuẩn bị bài trước (Tranh ảnh
phục vụ nội dung truyện, Phiếu bài tập) để giờ học sinh động, gây hứng thú học tập
cho học sinh.
- Chú ý giao việc cho học sinh cần rõ ràng, đặc biệt là khi hoạt động nhóm và nên
theo dõi, giúp đỡ học sinh có khó khăn, tạo cho các em niềm tin, mạnh dạn hơn trong
học tập.
5.2. Dạng bài: Nói, viết theo chủ điểm
Dạng bài này rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói, viết; đồng thời cũng tạo điều
kiện cho các em củng cố những hiểu biết thực tiễn được phản ánh trong chủ điểm học
tập.
Để học sinh học tốt dạng bài này, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh tìm
hiểu đề, tìm ý và diễn đạt phù hợp.
a. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài:
Ở mỗi đề tài của dạng bài Tập làm văn nói – viết, giáo viên cần cho học sinh tự
xác định rõ yêu cầu các bài tập. Giúp học sinh tự xác định đúng yêu cầu bài tập để khi

thực hành các em sẽ không chệch hướng, đảm bảo đúng nội dung đề tài cần luyện tập.
b. Hướng dẫn học sinh tìm ý:
Trong Sách giáo khoa lớp 3, dạng bài Tập làm văn nói – viết thường có câu hỏi
gợi ý, các câu hỏi này sắp xếp hợp lí như một dàn bài của một bài Tập làm văn; học
sinh dựa vào gợi ý để luyện nói, sau đó viết thành một đoạn văn ngắn. Giáo viên cần
cho học sinh đọc toàn bộ các câu gợi ý để hiểu rõ và nắm vững nội dung từng câu; từ
đó giúp các em trình bày đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, đủ ý, đúng từ, đúng ngữ pháp.
Giúp học sinh nắm vững nội dung từng câu hỏi gợi ý sẽ hạn chế được việc trình bày ý
trùng lặp, chồng chéo, không có sự liên kết giữa các ý với nhau trong đoạn văn.
Trong các câu gợi ý có một số câu dài hoặc ngắn gọn khiến học sinh lúng túng
khi diễn đạt ý, do đó ý không trọn vẹn, đoạn văn thiếu sinh động, sáng tạo. Giáo viên
17


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

cần chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ để giúp các em có những ý tưởng phong phú, hồn
nhiên. Việc chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ sẽ có nhiều học sinh được rèn kĩ năng nói,
giúp các em thêm tự tin và giáo viên dễ dàng sửa chữa sai sót cho học sinh.
Như vậy qua hệ thống câu hỏi, học sinh bày tỏ được thái độ, tình cảm, ý kiến
nhận xét, đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song song với quá trình
đó, giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả lời của bạn để học sinh
rút ra được những câu trả lời đúng cách ứng xử hay.Từ đó giúp học sinh mở rộng vốn
từ, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lôgíc, câu văn có hình ảnh có cảm xúc. Trên cơ sở đó bài
luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc; đồng thời hình thành cho
các em cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống.
Nếu trong một bài Tập làm văn, học sinh chỉ biết diễn đạt nội dung bằng
những gì đã quan sát; hoặc thực hành một cách chính xác theo các gợi ý; bài làm như
thế tuy đủ ý nhưng không có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe. Vì vậy, với
từng đề bài, giáo viên nên có những câu hỏi gợi ý, khuyến khích học sinh liên tưởng,

tưởng tượng thêm những chi tiết một cách tự nhiên, chân thật và hợp lí qua việc sử
dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá, để từ đó học sinh biết trình bày bài làm giàu
hình ảnh, sinh động, sáng tạo.
c. Hướng dẫn học sinh diễn đạt:
Như đã nói, do tâm lí lứa tuổi nên bài văn thực hành của học sinh lớp 3 tuy có
ý tưởng, nhưng vẫn còn nhiều sai sót về diễn đạt như: dùng từ chưa chính xác, ý trùng
lắp, các ý trong đoạn văn chưa liên kết nhau nên trình bày chưa rõ ràng mạch lạc. Vì
vậy, khi học sinh trình bày, giáo viên phải hết sức chú ý lắng nghe, ghi nhận những ý
tưởng hay, ý có sáng tạo của học sinh để khen ngợi; đồng thời phát hiện những sai sót
để sửa chữa. Giáo viên cần đặt ra tiêu chí nhận xét thật cụ thể để học sinh làm cơ sở
lắng nghe bạn trình bày; phát hiện những từ, ý, câu hay của bạn để học hỏi và những
hạn chế của bạn để góp ý, sửa sai.
* Hướng dẫn dùng từ:
Trường hợp học sinh dùng từ chưa chính xác như các từ ngữ chưa phù hợp,
nghĩa từ chưa hay hoặc từ thông dụng địa phương…ví dụ: “cô em rất chăm chỉ trong
giảng dạy ”, “ cô em thường bận đồ xanh ”… Khi học sinh phát hiện sai sót đó, giáo
viên giúp các em sửa chữa, thay đổi từ phù hợp. Đối với từ học sinh dùng trùng lặp
nhiều lần trong một câu, ví dụ: “Bác Ba là người hàng xóm của em, bác Ba rất tốt với
em, bác Ba luôn giúp em học bài…”, giáo viên hướng dẫn học sinh lượt bớt từ hoặc
dùng từ phù hợp để thay thế. Trong trình bày bài làm, học sinh vẫn thường dùng từ
18


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

ngôn ngữ nói, giáo viên nên hướng dẫn học sinh thay thế bằng từ ngôn ngữ viết trong
sáng hơn.
* Hướng dẫn đặt câu:
Học sinh nói, viết câu chưa hay, chưa đủ ý, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
sửa chữa, bổ sung ý vào cho đúng; câu dài dòng, ý chưa rõ ràng mạch lạc, cần cho

học sinh sửa sai, lượt bỏ ý dư, ý trùng lắp. Giáo viên khuyến khích học sinh tự sửa
câu văn chưa hay của mình bằng những câu văn hay của bạn.
* Hướng dẫn viết đoạn văn:
Với mỗi chủ đề của bài Tập làm văn, nếu học sinh trình bày đủ nội dung theo
gợi ý đã cho thì bài văn của các em xem như hoàn chỉnh. Nhưng để có một đoạn văn
mạch lạc rõ ràng, ý tưởng liên kết chặt chẽ nhau, thu hút được người đọc; giáo viên
cần giúp các em biết viết đoạn văn có mở và kết đoạn, biết dùng từ liên kết câu, dùng
câu liên kết đoạn một cách hợp lí và sáng tạo.
Ví dụ: Với gợi ý kể về trận thi đấu thể thao, phần mở đoạn rời rạc, giáo viên có
thể hướng dẫn học sinh liên kết các ý với nhau, khi kể không theo trình tự từng ý
nhưng vẫn đảm bảo nội dung và làm cho phần mở đoạn sinh động lôi cuốn người đọc
hơn. Hoặc hướng dẫn học sinh dùng những câu mở đầu đoạn văn để nói hoặc kể một
cách sáng tạo.
Khi kể về một việc làm, một hoạt động nào đó, giáo viên cần khuyến khích học
sinh sử dụng những từ liên kết câu thể hiện trình tự diễn biến của sự việc như: “đầu
tiên”; “kế tiếp”; “sau đó”; “cuối cùng”… để đoạn văn gắn kết chặt chẽ liên tục từng ý
với nhau. Do đặt điểm lứa tuổi và trình độ từng đối tượng học sinh không đồng đều
nhau nên các em chưa hiểu nhiều về từ, câu liên kết trong đoạn văn viết; vì vậy, giáo
viên cần hướng dẫn bằng những gợi ý giản đơn dễ hiểu, có thể cho học sinh năng
khiếu làm mẫu để giúp các em trình bày tốt hơn đoạn văn viết của mình. Trong việc
hướng dẫn học sinh sửa chữa bài viết, giáo viên cần đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể
giúp học sinh phát hiện những đoạn văn hay, ý tưởng phong phú sáng tạo, đồng thời
phát hiện những hạn chế còn vấp phải trong bài viết. Từ đó học sinh có sự suy nghĩ để
sửa chữa cách diễn đạt ý tưởng trong bài viết của mình một cách hợp lí và sáng tạo.
5.3. Dạng bài: Viết thư
Ở lớp 2, học sinh đã biết viết những bức thư ngắn dưới hình thức nhắn tin và
bưu thiếp. Ở lớp 3, các em được học cách viết thư để thăm hỏi, trao đổi tin tức với
người thân, bạn bè hay để làm quen với những người bạn ở xa. Như vậy, có hai đối
tượng nhận thư được đề cập trong sách Tiếng Việt 3 là:
19



Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

- Những người thân hoặc quen biết như ông bà, chú bác, bạn bè, …
- Những người chưa quen biết.
Với mỗi đối tượng nhận thư, người viết cần có cách giao tiếp thích hợp. Chẳng
hạn, trong thư gửi người thân, cần thể hiện sự quan tâm, tình cảm yêu thương hoặc
quý mến đối với người nhận thư. Trong thư gửi người chưa quen biết, cần có một nội
dung quan trọng là tự giới thiệu về mình và nói rõ mục đích của việc viết thư. Khi tự
giới thiệu, người viết cần nói rõ tên, tuổi, nơi ở, nơi học và có thể nói về các sở thích
của mình như đọc truyện, ca hát, chơi thể thao, …để bạn hiểu mình là ai và có những
điểm gì hợp nhau để kết bạn. Điều quan trọng nhất trong cách viết thư là bức thư phải
thể hiện được tình cảm chân thành bằng những lời lẽ chân thật, giản dị. Giáo viên
không nên áp đặt cho học sinh những mẫu diễn đạt công thức làm mất tính hồn nhiên
và những nét riêng đặc sắc của mỗi em.
Giáo viên cần giúp các em biết cách trình bày một bức thư với những câu hỏi
gợi ý như:
- Dòng đầu bức thư ghi những gì? (Địa điểm, thời gian gửi thư)
- Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với ai? (Với người nhận thư)
- Nội dung thư.
- Cuối thư ghi những gì? (Lời chào, chữ kí và tên)
5.4. Dạng bài: Làm đơn và điền vào giấy tờ in sẵn
Những năm đầu học tập trong nhà trường, nhiều loại đơn của học sinh như đơn
xin vào học, đơn xin nghỉ học, … đều do cha mẹ hay người nhà đứng tên làm thay.
Nhưng lên lớp 3, học sinh lần đầu tiên cần tự nguyện viết đơn xin gia nhập tổ chức
chính trị - xã hội rộng lớn của các em là Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Cha mẹ hay người nhà không thể đứng tên đề đạt nguyện vọng gia nhập Đội thay các
em.Trong sinh hoạt đời thường, học sinh cũng bắt đầu hoạt động trong những tổ chức,
những môi trường xã hội rộng hơn nhà trường như sinh hoạt câu lạc bộ, đọc sách ở

thư viện địa phương, tham gia các phong trào của khu phố, phường tổ chức, …Và
trong đời sống hiện đại, theo yêu cầu cải cách hành chính và công nghệ thông tin, các
loại giấy tờ in sẵn ngày càng nhiều. Dạy học sinh kĩ năng viết đơn và điền vào giấy tờ
in sẵn là trang bị cho các em kĩ năng sống thiết thực trong xã hội.
Với dạng bài này, giáo viên cần giúp học sinh nắm được hình thức của mẫu đơn,
biết viết đơn theo mẫu, biết điền thông tin cần thiết vào giấy tờ in sẵn.
Hình thức đơn thường gồm các phần:
20


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

- Quốc hiệu, tiêu ngữ (Cộng hòa …. Độc lập …)
- Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
- Tên đơn.
- Tên người hoặc tổ chức nhận đơn, địa chỉ gửi đơn.
- Họ tên, ngày sinh, địa chỉ người viết đơn.
- Nguyện vọng và lời hứa.
- Chữ kí, họ và tên của người làm đơn.
5.5. Dạng bài: Giới thiệu về trường lớp và báo cáo hoạt động
Đây là dạng bài tương đối khó, đòi hỏi sự khái quát và cách diễn đạt rành mạch,
chắc chắn. Điều khó nhất khi thực hiện các tiết học này là làm sao để hoạt động của
học sinh diễn ra một cách tự nhiên, hào hứng. Muốn vậy, cần tạo ra những tính huống
gần với thực tế để các em nhập vai, thực hiện bài tập như một việc làm có thật.
Ví dụ: Với bài tập 2, tuần 14: Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em
throng tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp. Giáo viên có thể tổ chức trò
chơi “Đón khách tới thăm lớp” như sau: Một tốp học sinh đóng vai khách, một tốp
học sinh đóng vai học sinh. Khi khách vào, cả tốp đứng lên chào. Tổ trưởng giới thiệu
với khách từng thành viên trong tổ. Tiếp đó, tổ trưởng giới thiệu về hoạt động của tổ.
Có thể mời một bạn hát một bài tặng khách đến thăm. Đoàn khách có thể hỏi thăm

thêm và cảm ơn, khen ngợi cả tổ, …
Khi hướng dẫn học sinh giới thiệu về trường, lớp và báo cáo hoạt động của tổ,
lớp, giáo viên cần lưu ý học sinh là ngoài những nhận xét định tính như việc thực hiện
nội quy, việc chuẩn bị bài, tình hình phát biểu ý kiến xây dựng bài hoặc tinh thần
tham gia các hoạt động khác,…cần nêu các số liệu cụ thể như kết quả từng buổi lao
động, buổi văn nghệ,…để minh họa phần giới thiệu, báo cáo thêm sinh động và tăng
sức thuyết phục.
5.6. Dạng bài: Ghi chép sổ tay
Việc ghi chép sổ tay là việc làm thường xuyên của nhiều người. Do đó, việc dạy
cách ghi chép sổ tay cho học sinh là cần thiết, nhằm hình thành ở các em một kĩ năng
rất có ích sau này.
Những điều cần ghi chép trong sổ tay là những thông tin cơ bản hay chủ yếu
(ngày tháng diễn ra sự việc, các số liệu có liên quan, các sự kiện chủ yếu,…) Cách ghi
phải ngắn gọn, rõ ràng. Vì thế, điều quan trọng là khi đọc tài liệu, khi nghe báo cáo,
người đọc, người nghe cần chọn lựa các thông tin cơ bản nhất, chủ yếu nhất, phù hợp
21


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

với mục đích lưu giữ thông tin của bản thân để ghi vào sổ tay. Trong trường hợp nghe
báo cáo, nghe đọc văn bản, để đảm bảo tính chính xác của các thông tin, giáo viên nên
khuyên học sinh ghi nháp các thông tin cần thiết sau đó đối chiếu lại với văn bản rồi
mới ghi vào số tay.
Ví dụ: Ở tuần 34, khi nghe báo cáo khoa học Vươn tới các vì sao, học sinh cần
lắng nghe và có thể ghi các thông tin sau vào sổ tay:
- Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ: Ga-ga-rin (Liên Xô), 12/4/1961, tàu
Phương Đông 1.
- Người đầu tiên đặt chan lên mặt trăng: Am-xtơ-rông (Mĩ), 21/7/1969, tàu A-pô-lô
- Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ: Phạm Tuân, 1980, tàu Liên hợp (Liên Xô)

IV. HIỆU QUẢ
Qua một số biện pháp nêu trên, tôi đã từng bước nâng cao chất lượng học phân
môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3/3, trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 2.
Cuối học kì I, tôi đã tiến hành khảo sát lại chất lượng học phân môn Tập làm văn
của học sinh cả lớp, kết quả là số học sinh đạt yêu cầu đã tăng lên, cụ thể như sau:
* Kết quả học phân môn Tập làm văn Học kì I của lớp 3/3:
Điểm

9 - 10

7-8

5-6

Dưới 5

Số lượng - Tỉ lệ %

16 – 35,6%

18 – 40%

8 – 17,8%

3 – 6,6%

Có được kết quả như trên, bản thân tôi đã hết sức cố gắng nghiên cứu, tìm mọi
biện pháp để nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh, giúp các
em có niềm đam mê học tập, yêu thích Tập làm văn. Qua đó, giúp các em thêm yêu và
tự tin khi sử dụng tiếng Việt.


PHẦN III. KẾT LUẬN
Việc tìm hiểu những khó khăn của học sinh và tìm ra được hướng để khắc phục
những vướng mắc khi lĩnh hội tri thức mới là một điều không thể thiếu trong quá trình
dạy học. Tìm hiểu những biện pháp phù hợp với từng nội dung bài học là yêu cầu
không thể thiếu đối với mỗi giáo viên khi lên lớp.
22


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

Dạy học Tập làm văn theo phương pháp tích hợp các phân môn trong môn Tiếng
Việt, biết kết hợp mối quan hệ chặt chẽ về yêu cầu kiến thức phân môn Tập làm văn
của các khối lớp.Trong giảng dạy, giáo viên cần có sự đầu tư, nghiên cứu sâu, phối hợp
tổ chức linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.
Để nâng cao hiệu quả các giờ học Tập làm văn lớp 3, theo tôi, người giáo viên
phải có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. Người giáo viên phải tìm ra những
biện pháp thích hợp, tác động đến từng đối tượng học sinh để các em phát huy năng
lực của bản thân mình. Qua đó các em sẽ tự hình thành cách học tập khoa học và một
thái độ học tập đúng đắn. Người giáo viên cần lưu ý một số việc sau:
- Nắm vững nội dung chương trình môn Tiếng việt lớp 3, đặc biệt là các dạng bài
Tập làm văn có trong chương trình để từ đó xâu chuỗi được các kiến thức cần cung
cấp cho học sinh qua các giờ dạy.
- Chuẩn bị kỹ bài dạy và xác định đúng trọng tâm của bài.
- Trong từng tiết học cần vận dụng nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác
nhau, khắc sâu kiến thức bài giảng giúp mỗi học sinh đều hiểu và làm bài tập được
ngay tại lớp.
- Đối với các bài tập: “Nghe - kể lại chuyện”, giáo viên cần trau dồi giọng kể của
mình, đảm bảo âm lượng vừa đủ, kể đúng ngữ điệu, biết nhấn giọng khi cần thiết, đặc
biệt là những câu chuyện có nhiều câu hội thoại.

- Đối với mỗi dạng bài tập, giáo viên cần chú ý đối tượng học sinh khó khăn và tìm
nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không theo kịp bài để có biện pháp kịp thời giúp
các em có điều kiện và niềm tin học tiếp các bài học sau.
- Động viên khen thưởng kịp thời để gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Giúp học sinh có thói quen đọc sách báo, truyện phù hợp lứa tuổi, tập ghi chép sổ
tay những từ ngữ, câu văn hay các em đọc được

Kiến nghị, đề xuất:
- Cần đầu tư thêm trang thiết bị dạy học như: tranh ảnh, sách tham khảo để giáo viên
có tài liệu phong phú giúp cho việc giảng dạy được tốt hơn.

23


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

- Cần tổ chức các cuộc thi như hùng biện, viết theo đề tài để học sinh có thể rèn luyện
tốt các kĩ năng nghe – nói – đọc - viết, giúp các em tự tin, học hỏi lẫn nhau, từ đó
thêm yêu tiếng Việt và thích thú với các tiết học Tập làm văn.

24


Một số biện pháp nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 ( Nhà xuất bản giáo dục).
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
3.

4.
5.
6.

Các tạp chí, chuyên san giáo dục Tiểu học
Hỏi – đáp về dạy học Tiếng Việt 3
Trò chơi học tập Tiếng Việt 3
Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới.

25


×