Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN sáng kiến kinh nghiệm bước đầu sử dụng phương tiện hiện đại vào giảng dạy sinh học THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.53 KB, 14 trang )

Sở GD - ĐT Thái Bình
Trờng THPT Đông Tiền Hải

Sáng kiến giảng dạy
Bớc đầu sử dụng phơng tiện hiện đại vào giảng dạy sinh
học phổ thông

Giáo viên: Nguyễn

Thị Hờng

Bộ môn: Sinh học
Trờng: THPT Đông Tiền Hải
Tiền Hải tháng 5 năm 2006
A/. Đặt vấn đề
i/. Cơ sở lý luận:

Chúng ta đang ở thế kỉ XXI, thế kỉ mà tri thức và kĩ năng của con ngời đợc coi là yếu
tố quyết định sự phát triển của trí tuệ. Do đó việc hình thành tri thức kĩ năng của mỗi
ngời đợc coi trọng. Trong giáo dục- đào tạo, việc đổi mới phơng pháp giảng dạy cũng
nằm trong chiến lợc đảm bảo mục tiêu đó. Đã từ rất lâu ( Từ nghị quyết TW 4 khoá VII1993 đến nghị quyết TW 2 khoá VIII- 1996 ) việc đổi mới phơng pháp dạy học đã đợc
nhấn mạnh và coi đây là một lĩnh vực cần quan tâm trong nền giáo dục hiện đại. Bởi vì:
Lợng tri thức của con ngời ngày nay tăng quá nhanh, do đó với phơng pháp nào đi chăng
nữa thì ngời thầy cũng không thể cung cấp thông tin đến học trò kịp thời và đầy đủ; hơn
nữa, đặc thù của con ngời là sáng tạo, năng lực này cần đợc phát huy ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trờng và vai trò làm chủ của học sinh cần đợc thể hiện ngay trong quá
trình lĩnh hội tri thức. Nh vậy, phơng pháp dạy học mới đang đặt ra một hớng đi mới
trong quá trình giáo dục- đào tạo. Muốn cải tiến đợc phơng pháp dạy học có nhiều vấn
đề cần giải quyết:
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngời thầy cần đợc nâng cao



- Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc dạy, học cần đợc coi trọng, đặc biết là các
đồ dùng dạy học, các phơng tiện nghe nhìn, trang thiết bị hiện đại.
- Quá trình đánh giá, kiểm tra, thi cử đối với học sinh cần khoa học hơn.
- Các cơ chế, chính sách, biện pháp từ phía các nhà quản lý phải tạo điều kiện cho đội
ngũ các nhà giáo mạnh dạn đổi mới phơng pháp.
Trong những vấn đề trên, việc đổi mới phơng tiện dạy và học có một vị trí không nhỏ.
Nó giúp ngời thầy tổ chức đợc bài học khoa học hơn; giúp học sinh chủ động hơn, hứng
thú hơn trong quá trình tìm tòi và lĩnh hội trí thức.Trong mỗi bài giảng nhất định, phơng
tiện dạy học có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác làm nên sự thành công của bài
dạy. Có thể hình dung vai trò và mối quan hệ của từng yếu tố của một bài học theo sơ đồ:
ND

MT

PP

PT

TC

( ND: Nội dung, PP: Phơng pháp, MT: Mục tiêu, PT: Phơng tiện, TC: Tổ chức )
Trong thời đại ngày nay, phơng tiện dạy học rất đa dạng và phong phú đã đợc các nhà
giáo sử dụng nh một công cụ tổ chức giờ dạy, công cụ truyền đạt kiến thức. Phơng tiện
dạy học đã và đang đợc sử dụng phổ biến là: Tranh, ảnh, sơ đồ, thí nghiệm, mẫu vật, mô
hình .... và đã đem lại những hiệu quả không nhỏ.
Song sự phát triển của khoa học đã tạo ra nhiều tiện ích cho nhiều lĩnh vực khác
nhau. Trong khoa học giáo dục tiến bộ khoa học kĩ thuật đã cung cấp ngoài lợng thông



tin vô cùng phong phú thì phải kể đến hàng loạt các phơng tiện kĩ thuật phục vụ dạy và
học. Hiện nay, ở các nớc tiên tiến, sách giáo khoa, sách tham khảo, th viện không còn là
nguồn duy nhất cung cấp thông tin. Ngời thầy khi lên lớp ngoài sách giáo khoa, giáo án,
bảng đen, phấn trắng còn biết bao phơng tiện khác giúp tổ chức quá trình học tập tốt hơn.
Do đó, đổi mới phơng tiện dạy học, sử dụng phơng tiện hiện đại vào dạy học đợc xem
nh một xu thế tất yếu của việc đổi mới phơng pháp dạy học ngày nay.
II/. Cở sở thực tiễn:

Theo chơng trình các bậc học phổ thông đang đổi mới, có những chuyển biến về
nhiều mặt: tỷ lệ giữa lý thuyết/thực hành, tỷ lệ kênh lời/kênh hình, khối lợng kiến thức,
cơ cấu kiến thức có những cải biến đáng kể. Tất cả sự thay đổi đó đều tiến tới mục tiêu
tiếp cận với ngời học, chuyển đa số hoạt động trong giờ học sang ngời học. Do vậy, việc
áp dụng các phơng pháp dạy học mới của ngời thầy cũng cần có những thay đổi cho phù
hợp.
Hơn nữa, nguồn thông tin, kiến thức từ mọi phơng tiện hiện nay phát triển rất mạnh
mẽ, nên vịêc sử dụng phơng pháp dạy học cổ truyền, phơng tiện cổ truyền sẽ có những
bất cập không nhỏ.
Trong khi đó với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, công nghệ, rất nhiều chơng
trình ứng dụng, nhiều phơng tiện tiên tiến đã đợc áp dụng cho nhiều lĩnh vực mà giáo
dục chỉ là một mảng trong số đó.
Và đối tợng chính của việc dạy luôn đợc xác định là ngời học. Mà học sinh hiện nay
khi tiếp xúc với sự phát triển của một xã hội khoa học kĩ thuật hiện đại đã tự trang bị cho
mình những kĩ năng tiếp thu thông tin bằng những phơng tiện mới. Do đó, lợng thông tin
lĩnh hội đợc tăng lên đáng kể và đặc biệt hiệu quả, chất lợng của việc tiếp thu thông tin
bằng phơng tiện hiện đại tỏ ra có u thế hơn những phơng tiện truyền thống.
Mặt khác, sinh học phổ thông là một bộ môn có rất nhiều hình ảnh, thí nghiệm, có rất
nhiều cơ chế, quá trình diễn tả lại các quá trình sống của sinh vật; Là bộ môn đòi hỏi
nhiều phơng tiện phụ trợ thì mới truyền tải đợc kiến thức và học sinh mới nắm đợc bài.



Bộ môn này từ trớc đến nay đã đợc trang bị rất nhiều phơng tiện: mẫu vật, mô hình, tiêu
bản, kính hiển vi, tranh, ảnh, sơ đồ, thí nghiệm ... và cũng đã thu đợc những hiệu hiệu
quả nhất định. Tuy nhiên những phơng tiện này lại không truyền tải đợc những cơ chế và
quá trình có tính chuyển động.
Do đó, đổi mới phơng tiện dạy học, sử dụng phơng tiện hiện đại đặc biệt là trong sinh
học là một hình thức đáp ứng đợc những yêu cầu mới về mục tiêu, chơng trình dạy học,
về khối lợng kiến thức, về nhu cầu của học sinh, và về đặc thù của môn sinh học trong
thời đại mới.
III/. Lý do chọn đề tài

Qua cơ sở lý luận, qua cơ sở thực tiễn và xét trong bộ môn sinh học, tôi mạnh dạn áp
dụng phơng tiện dạy học mới là máy chiếu đa năng và chơg trình ứng dụng Microsoft
Powerpoint. Phơng tiện này, tôi nhận thấy có những u điểm sau:
- Có thể phổ biến ở nhiều phần học khác nhau:
+ Kiểm tra bài cũ
+ Dạy bài mới.
+ Củng cố kiến thức.
+ Kiểm tra đánh giá.
+ Cung cấp t liệu tham khảo.
+ Ôn tập chơng.
.....
Khi kiểm tra bài cũ hoặc kiểm tra đánh giá, có thể kiểm tra với nhiều luồng thông tin,
nhiều lợng thông tin, nhiều hình thức khác nhau; Đặc biệt là hình thức trắc nghiệm. Giáo
viên có thể rất nhanh chóng đa một lợng câu hỏi lớn lên màn hình và sau đó là đáp án.
Trong dạy bài mới, ngoài giải thích kiến thức sách giáo khoa, giáo viên còn có thể
chuyển nội dung sách giáo khoa thành các kiểu tiếp cận kiến thức khác nh hình ảnh, âm
thanh ...Học sinh rất dễ tiếp thu vì hứng thú và dễ hiểu. Với các kiểu tiếp xúc kiến thức


mới, học sinh rất tích cực tham gia xây dựng bài và kiến thức đợc truyền tải theo phơng

pháp qui nạp hoặc tìm tòi bộ phận là rất thích hợp.
Khi củng cố kiến thức, hoặc ôn tập, có thể chuyển nội dung ôn tập thành những sơ đồ
uyển chuyển.
Khi cung cấp t liệu tham khảo, có thể cung cấp với nhiều thể loại, nhiều nội dung
khác nhau với thời lợng khác nhau.
- Có thể phổ biến ở nhiều môn học khác nhau. Ngoài sinh học, tôi thấy phơng tiện
mới này có thể phù hợp với các môn khác nh văn ( cung cấp hình ảnh, âm thanh, t liệu
tham khảo ), môn lý ( sơ đồ thí nhiệm, mô phỏng thí nghiệm ... ), môn KTCN ( cấu tạo ),
môn toán, hoá ( Các bớc giải bài tập ), môn ngoại ngữ ( hình ảnh, âm thanh ).
- Chơng trình này có một u thế rất lớn, đó là cho phép các nội dung xuất hiện trên
màn hình theo ý muốn của ngời dạy với nhiều kiểu rất phong phú. Điều này khắc phục đợc hạn chế của các phơng tiện cổ truyền là tranh vẽ hay sơ đồ thì mọi nội dung đều xuất
hiện cùng lúc. Do đó sẽ làm cho học sinh tập trung hơn vào phần giáo viên muốn giới
thiệu. Chơng trình còn cung cấp đợc những quá trình có tính chuyển động ( là đặc thù
của môn sinh, lý) hoặc cung cấp âm thanh( môn ngoại ngữ, văn) ...
- Bằng phơng tiện mới, giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng
phát triển ngày nay vì rất nhiều kiến thức, nhiều nội dung toàn cầu đợc thể hiện trên
Internet mà giáo viên có thể tải về bài dạy làm cho bài dạy trở nên phong phú.
- Với giáo viên, phơng tiện mới giúp giáo viên có nhiều cơ hội tìm tòi kiến thức mới ,
đào sâu chuyên môn, nâng cao tay nghề, trau dồi kiến thức; đặc biệt là sự kết hợp các
kiến thức kinh điển và kiến thức hiện đại. Vì để sử dụng đợc chơng trình, thiết kế đợc bài
dạy giáo viên phải dày công tìm hiểu, cả nội dung và phơng pháp mới có đợc bài dạy
hoàn hảo.
- Với học sinh, phơng tiện mới ngoài giúp học sinh dễ tìm hiểu kiến thức hơn, dễ tiếp
cận tiếp cận với kiến thức ở nhiều hình thức khác nhau, còn tạo ra sự hứng thú trong học
tập, giúp học sinh yêu thích môn học hơn.


Tuy nhiên, phơng pháp này cũng có những hạn chế nhất định:
- Giáo viên mất nhiều thời gian mới có thể thiết kế đợc một bài dạy. Nhng chỉ mất
một lần chuẩn bị, những năm sau chỉ cần chỉnh sửa chút ít là có thể sử dụng đợc.

- Phơng tiện cồng kềnh nên việc sử dụng ở tất cả các lớp, các bài là khó khả thi.
- Học sinh nếu học 45 tiết liền trên máy thì dễ căng thẳng.
- Không phải giáo viên nào cũng sử dụng thành thạo vi tính để ứng dụng chơng trình
này.
Nhng việc ứng dụng phơng tiện mới, phơng pháp mới trong dạy học là một xu hớng
tất yếu ngày nay. Nếu có những giải pháp khắc phục đợc những hạn chế trên đây thì nó
sẽ trở thành một hớng đổi mới phơng pháp dạy học trong nền giáo dục hiện đại.


B/. Nội dung
Các bớc thiết kế bài dạy có sử dụng phơng tiện hiện đại
( các bớc xây dựng một giáo án điện tử )

Bớc 1: Xác định kiến thức của bài, kiến thức trọng tâm, có quan hệ nh thế nào với
kiến thức trớc đó, có vị trí nh thế nào trong chơng. Việc xác định kiến thức của bài, kiến
thức trọng tâm có vai trò quan trọng nh thế nào thì mỗi giáo viên đều hình dung đợc. Nó
làm cho việc thiết kế bài dạy và tổ chức giờ học có hiệu quả cao.
Bớc 2: Xác định câu hỏi kiểm tra bài cũ để có mối liện hệ với bài mới. Câu hỏi
kiểm tra bài cũ đợc đa lên màn hình ở nhiều hình thức, với nhiều dung lợng khác nhau:
Trắc nghiệm, sơ đồ, bài tập, tự luận với thời gian tiết kiệm hơn viết lên bảng; đặc biệt là
câu hỏi trắc nghiệm hoặc một bài tập không có trong sách. Sau khi học sinh trả lời, giáo
viên bổ sung ngay bằng đáp án. Do đó, học sinh dễ dàng nhận ra điểm đúng sai trong
bài làm của mình.
Bớc 3: Xác định các kênh cung cấp thông tin. Đây là bớc mất nhiều thời gian nhất
và quyết định đến hiệu quả giờ dạy. Căn cứ vào kiến thức toàn bài, kiến thức trọng tâm,
giáo viên xác định các hình thức cung cấp thông tin cho học sinh với mục tiêu học sinh
dễ tiếp cận kiến thức. Giáo viên cần phân định, phần nào học sinh đọc sách, phần nào
dùng hình ảnh, phần nào dùng âm thanh, phần nào cung cấp cả một quá trình sống
Ví dụ: Bài 17- sinh học 11: Quá trình sinh tổng hợp Prôtêin:


- Quá trình phiên mã: Đã học ở bài trớc nên học sinh đọc sách giáo khoa
- Quá trình giải mã: Minh hoạ bằng một quá trình động. Học sinh theo dõi từng đoạn
để tìm ra cơ chế, hoạt động của từng yếu tố.
Bài 18- sinh học 11: Cấu tạo NST.


- Khái niệm NST: Học sinh đọc sách và giáo viên chiếu bộ NST của các sinh vật khác
nhau nh ngời, ruồi giấm, vi khuẩn, vi rút để học sinh so sánh.
- Hình thái của NST trong phân bào: Giáo viên chiếu cơ chế co xoắn và giãn xoắn
của NST để học sinh tìm ra hoạt động của NST
Bài 22- sinh học 11: Lai hai hay nhiều cặp tính trạng.
- Thí nghiệm, nội dung định luật: Học sinh trình bày.
- Nhận xét, giải thích: Giáo viên hớng dẫn học sinh
- Cơ sở tế bào học: Giáo viên chiếu cơ chế phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các cặp
NST khi hình thành giao tử.
Bớc 4: Chuẩn bị các nguồn cung cấp thông tin. Hiện nay các nguồn cung cấp
thông tin rất phong phú:
- Hình ảnh, sơ đồ: từ sách giáo khoa, sách tham khảo...
- ảnh chụp: Từ tự nhiên hoặc qua truyền hình ( VTV2 cung cấp rất nhiều hình ảnh
cho sinh học )
- ảnh quay: Từ tự nhiên hoặc qua truyền hình. Ví dụ: Quay lại các giai đoạn cụp lá
của cây trinh nữ ...
- Internet: Đây là nguồn cung cấp thông tin rất phong phú.
- Sơ đồ, cơ chế của giáo viên tự làm trên chơng trình Powerpoint.
Tất cả các hình ảnh, sơ đồ, cơ chế .... đều đợc quét vào đĩa CD rồi đa vào chơng trình
hoặc tải trực tiếp từ Internet về để thiết kế bài giảng.
Bớc 5: Thiết kế bài dạy. Với nội dung đã đợc xác định, với các t liệu đã chuẩn bị,
giáo viên thiết lập các hoạt động của thầy và trò sao cho phù hợp, khoa học với mục tiêu
hớng về ngời học từ kiểm tra bài cũ đến bài mới , củng cố bài, kiểm tra đánh giá cuối
giờ. Khi kiểm tra bài cũ, kiểm tra đánh giá cuối giờ tôi thờng dùng hình thức trắc

nghiệm.Trong dạy bài mới, tôi thờng sử dụng các phiếu học tập để học sinh tự làm việc
độc lập hoặc theo nhóm. Bằng phơng tiện mới, trong bộ môn sinh học bài học thờng đợc


chia thành các hoạt động. Mỗi hoạt động đợc thức hiện theo những phơng pháp khác
nhau:
-

Học sinh đọc sách giáo khoa

-

Học sinh có thể xem tranh, ảnh, sơ đồ trên màn hình

-

Học sinh có thể quan sát diễn biến cả một quá trình sống

Từ đó khái quát, qui nạp thành một hiện tợng, một khái niệm hay tìm ra hoạt động
của các yếu tố sinh học, tìm ra bản chất của quá trình sống hoặc thấy đợc mối liên hệ
giữa các sự vật hiện tợng sinh học, qua đó hình thành t duy khoa học, vận dụng sáng tạo
vào cuộc sống hàng ngày.
Trong củng cố bài, ôn tập chơng, bằng phơng tiện mới, học sinh thấy đợc kiến thức
tổng thể của một bài, một chơng, thấy đợc mối liên hệ giữa các phần khác nhau và vị trí
vai trò của từng phần trong một bài, một chơng.
Kết thúc mỗi hoạt động, giáo viên tổng kết lại trên màn hình những nội dung cần
nắm đợc, yêu cầu một vài học sinh nhắc lại để khắc sâu kiến thức. Trong khâu củng cố
bài, tôi thờng sử dụng sơ đồ. Bằng chơng trình ứng dụng này, sơ đồ đợc xuất hiện từng
phần; mỗi phần tơng ứng với một nội dung học và sẽ đợc một vài học sinh nhắc lại kiến
thức. Cuối cùng, tôi hoàn thiện lại và nhấn mạnh phần trọng tâm của bài.

Các bớc trên phải đợc chuẩn bị chu đáo và chỉnh sửa nhiều lần trớc khi hoàn thiện bài
dạy.
Bài dạy cụ thể:
Tiết 29 Tính cảm ứng ở thực vật và động vật đơn bào
Sinh học 10.
a/. Nội dung chủ yếu của bài:

-

Khái niệm về tính cảm ứng của sinh vật.

-

Đặc điểm và các hình thức cảm ứng ở thực vật ( trọngtâm )

-

Một số hình thức cảm ứng ở động vật đơn bào.

b/. Chuẩn bị của thầy và trò:


- Thầy: + Máy chiếu đa năng
+ Các tranh ảnh, sơ đồ dùng trên máy chiếu: Hình 57 63- sgk sinh 10
về các hình thức cảm ứng ở sinh vật ; Hình ảnh về các hình thức cảm ứng ở sinh vật- sgksinh 11( mới ); Sơ đồ giải thích cơ chế cảm ứng ở thực vật; ảnh về những hiện t ợng cảm
ứng đặc biệt ở cây bắt mồi; Mô hình giờ nở hoa của một số loài
+ Phiếu học tập
+ Bộ thí nghiệm về tính cảm ứng của thực vật. ( chuẩn bị trớc 10 ngày )
- Trò: Bộ thí nghiệm về tính cảm ứng của thực vật ( chuẩn bị trớc 10 ngày )
c/. Phơng pháp:


Trực quan kết hợp vấn đáp tìm tòi bộ phận. Tôi sử dụng phần

mềm ứng dụng là chơng trình Microsoft Powerpoint để thiết kế bài giảng; các sơ đồ hình
ảnh đợc đa vào bài để học sinh quan sát thảo luận, từ đó rút ra nội dung cần ghi nhớ; qua
đó liên hệ với thực tiễn.
d/. Kiểm tra bài cũ:

10 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án, thể hiện trên màn

hình.
e/. Bài mới:

Bớc 1: Tổ chức thảo luận
- Giáo viên: + Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi bàn một nhóm, có nhóm trởng.
+ Phát phiếu học tập cho học sinh
+ Nêu rõ yêu cầu thảo luận, ghi chép.
+ Theo dõi, hớng dẫn học sinh thảo luận, ghi chép.
- Học sinh: + Nhận phiếu học tập
+ Đọc sách giáo khoa, thảo luận, ghi chép.
Bớc 2: Báo cáo, giải thích:

Hoạt động 1: Khái niệm tính cảm ứng ở sinh vật
- Giáo viên: + chiếu một số hình ảnh về cảm ứng ở sinh vật.


+ Yêu cầu học sinh quan sát thực tế, hình ảnh, thí nghiệm số 1 và rút ra
kết luận về hiện tợng cảm ứng ở sinh vật.
- Học sinh: Nêu khái niệm tính cảm ứng của sinh vật, các khâu của cảm ứng, hiệu
quả phản ứng phụ thuộc những nhân tố nào.

- Giáo viên: Tổng kết lại nội dung phần 1 trên màn hình, yêu cầu một vài học sinh
nhắc lại

Hoạt động 2: Tính cảm ứng ở thực vật
- Giáo viên: + Chiếu các hình ảnh về các dạng cảm ứng của thực vật
+ Giới thiệu các thí nghiệm mà giáo viên đã làm.
+ yêu cầu học sinh quan sát màn hình, thí nghiệm của giáo viên, thí
nghiệm học sinh làm từ TN 1 đến TN 4.
- Học sinh: Quan sát và nêu đặc điểm tính cảm ứng của thực vật; các biểu hiện về các
hình thức cảm ứng ở thực vật: Tính hớng sáng, hớng đất, hớng hoá, hớng nớc, cảm ứng
với va chạm mạnh, nhịp ngày đêm ( mỗi nhóm báo cáo một nội dung )
- Giáo viên: + Hớng dẫn học sinh giải thích cơ chế từng dạng cảm ứng ở thực vật.
+ Tổng kết nội dung phần 2 trên màn hình, yêu cầu một vài HS nhắc lại
+ Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế.

Hoạt động 3: Tính cảm ứng ở động vật đơn bào.
- Giáo viên: + Chiếu các hình ảnh về tính cảm ứng ở động vật đơn bào.
+ Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát hình để rút ra hiện tợng
cảm ứng ở động vật đơn bào.
- Học sinh: nêu các dạng cảm ứng ở một số động vật đơn bào: Trùng roi, trùng cỏ,
Amip
- Giáo viên: + Hớng dẫn học sinh giải thích cơ chế.
+ Tổng kết nội dung phần 3 trên màn hình, yêu cầu một vài HS nhắc lại

Hoạt động 4: Liên hệ thực tiễn:


- Học sinh: từ các dạng cảm ứng ở thực vật rút ra ý nghĩa tính cảm ứng của sinh vật
trong đời sống của chúng và các ứng dụng trong trồng trọt: cách trồng cây, gieo hạt, tới
nớc, bón phân, để cây sinh trởng, phát triển tốt.

- Giáo viên: Cung cấp thêm các hiện tợng cảm ứng phong phú khác ở thực vật trên
màn hình, yêu cầu học sinh su tầm các hiện tợng cảm ứng khác ở thực vật.
f/. Củng cố:

- Giáo viên: Đa ra sơ đồ củng cố theo từng phần
- Học sinh: Nhắc lại từng nội dung trong bài học
g/. Kiểm tra đánh giá: Bằng
h/. Bài tậpvề nhà:

một số câu hỏi trắc nghiệm.

Câu hỏi trong sách giáo khoa, ứng dụng trong thực tiễn.

C/. Kết quả: Qua giảng dạy một số bài ở cả 3 khối:
-

12 A1: Bài Thuyết tiến hoá cổ điển

-

12A2: Bài Nguồn gốc chung và chiều hớng tiến hoá của sinh giới

-

11 E: Bài Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào

-

10 A2, 10A4: Bài Tính cảm ứng ở thực vật và động vật đơn bào


Tôi nhận thấy giảng bài trên máy chiếu có sử dụng chơng trình ứng dụng Microsoft
Powerpoint có những u điểm sau:
- Cung cấp nhiều thông tin cho học sinh.
- Không mất thời gian viết bảng, giáo viên sẽ có nhiều thời gian hơn quan sát, hớng
dẫn học sinh làm việc.
- Kiểm tra đợc nhiều đối tợng học sinh.
- Học sinh: Hứng thú hơn, tham gia tích cực vào bài học, nhiều học sinh tham gia bài
học hơn
- Kết quả kiểm tra có tỷ lệ điểm khá giỏi cao hơn các lớp đối chứng.


- Phát huy đợc tính tích cực chủ động của học sinh, học sinh hiểu bài nhanh, dễ nhớ,
có liên hệ đợc với thực tế.

D/. Kết luận, đề nghị:
Qua quá trình sử dụng phơng tiện hiện đại tôi nhận thấy phơng tiện hiện đại này có
thể áp dụng trong dạy học ở trờng phổ thông. Do đó tôi có những kiến nghị sau:
- Trang bị thêm kiến thức về vi tính cho phổ biến giáo viên để mọi giáo viên có thể sử
dụng đợc phơng tiện hiện đại vào giảng dạy.
- Sử dụng rộng rãi phơng tiện hiện đại vào giảng dạy ở các bộ môn.
- Sử dụng phơng tiện hiện đại vào các công việc khác trong nhà trờng để phát huy tối
đa u thế của phơng tiện.
- Bên cạnh phơng tiện hiện đại, vẫn sử dụng tối đa các phơng tiện sẵn có, làm thêm
các phơng tiện mới để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Việc sử dụng phơng tiện mới vào dạy học cần thời gian nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn
thiện. Với khoảng thời gian ngắn vừa qua, quá trình thực hiện còn nhiều khiếm khuyết,
kính mong các thầy cô quan tâm giúp đỡ đóng góp ý kiến để việc giảng dạy bằng phơng
tiện mới có hiệu quả hơn.
Tiền Hải tháng 5 năm 2006
Ngời viết báo cáo



NguyÔn ThÞ Hêng
ý kiÕn cña héi ®ång thi ®ua ngµnh
X¸c nhËn cña ban gi¸m hiÖu



×