Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN sáng kiến kinh nghiệm kinh nghiệm về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức tập luyện môn thể thao tự chọn j

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.45 KB, 18 trang )

Trường THCS Tân Tiến

Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục

PHẦN I MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Về mặt lý luận.
Trong tình hình phát triển của nền kinh tế hiện nay, giáo dục nói chung, giáo
dục thể chất nói riêng rất được quan tâm, việc đào tạo con người toàn diện không chỉ
giới hạn ở sự phát triển trí tuệ mà còn đòi hỏi phát triển về thể chất. Đó chính là mục
tiêu của giáo dục thể chất trong trường học cũng như trong toàn xã hội. “Giáo dục
cho thế hệ trẻ là một phần cơ bản trong hệ thống giáo dục thể chất nhân dân, là một
mặt không thể thiếu để phát triển con người toàn diện. Mục tiêu của nền giáo dục
nước ta là đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước, có phẩm chất về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Vì thế ngày
27/03/1946 Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân tập thể dục. Người nói “ giữ gìn dân chủ xây
dựng nước nhà gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi
người dân yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt một phần. Mỗi người dân khoẻ mạnh tức
đã góp phần cho cả nước khoẻ mạnh”.
Về mặt thực tiễn.
Thể thao tự chọn là những môn học mà các em ưa thích do đó cần có một
phương pháp tập luyện phù hợp, dụng cụ tập luyện đầy đủ, sân bãi phù hợp, nhất là
phải phát huy tốâi đa năng khiếu của các em, tạo cho các em hứng thú với môn học
của mình.
Bên cạnh đó các em học sinh THCS chính là những con người tương lai của đất
nước. Trong quá trình đào tạo đòi hỏi học sinh phải nắm vững nguyên lý kỹ thuật của
từng động tác, từng môn học. Với môn thể thao tự chọn có nhiều noäi dung phong
Trang 1


Trường THCS Tân Tiến



Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục

phú, đa dạng nhưng tài liệu để hướng dẫn lại ít, chương trình học chỉ có 12 tiết/ 1
năm, nhưng khi tham gia hội khoẻ phù đổng cấp huyện, cấp tỉnh cũng như toàn quốc
thì có nhiều nôi dung như: Bóng đá – Bóng chuyền – Cầu lông - Cờ vua –Bóng
bàn…..Qua khảo sát về quá trình giảng dạy môn thể thao tự chọn ở một số trường
trong toàn huyện trong những năm qua, thì giáo viên thể chất chỉ áp dụng cho học
sinh một môn thể thao nào đó mang tính áp đặt như các môn, đá cầu hoặc bóng
chuyền cho cả khối do đó hiệu quả đem lại chưa cao. Không theo đúng nghóa của nó
là tự chọn để phát triển năng khiếu. Với những lý do trên tôi đã có một sáng kiến
nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác lựa chọn và tập luyện môn thể thao tự
chọn cho học sinh Trường THCS Tân Tiến trong những năm qua. “Kinh nghiệm về
việc xây dựng kế hoạch, tổ chức tập luyện môn thể thao tự chọn”.
Đối tượng nghiên cứu của tôi là học sinh khối 9 của trường vì đây là lớp cuối
cấp học cũng như là lực lượng nòng cốt về phong trào thể thao của trường, ở lứa tuổi
này các em có ý thức cao về cách tổ chức, tính tự giác, mặc khác do sự phân công về
chuyên môn, tôi trực tiếp giảng dạy thể dục cho toàn khối do đó có thể ứng dụng tính
ưu việt của kinh nghiệm thông qua kết thúc chương trình nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu chỉ áp dụng cho chương trình học môn thể thao tự chọn do
bộ quy định, 12 tiết/1 năm học. Do vấn đề về chuyên môn cũng như cách thức tổ
chức nên tôi chỉ áp dụng cho học sinh của một khối và chỉ đưa ra được một số môn
thể thao mang tính phổ biến rộng nằm trong nội dung thi đấu hội khoẻ phù đổng.
Thời gian nghiên cứu tương đối ngắn chỉ 3 tháng và học rãi đều ở hầu hết các tuần
nên hiệu quả đem lại chỉ có cơ sở để tham khaûo.

Trang 2


Trường THCS Tân Tiến


Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục

Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm xây dựng được kế hoạch tổ chức tập
luyện các môn thể thao tự chọn và tạo cơ sở để tuyển chọn được VĐV qua quá trình
áp dụng các môn học khác nhau. Đặc biệt là khơi dậy được sự yêu thích tập luyện
thể thao của học sinh. Góp phần làm phong phú hơn trong quá trình dạy học.
Kế hoạch nghiên cứu được thực hiện trong năm học 2007 -2008 gồm 3 giai
đoạn.
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan, tổng hợp, phân tích, lựa chọn các môn
thể thao tự chọn và các bài tập bổ trợ dẫn dắt, các bài tập nâng cao phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý học sinh THCS.
Ứng dụng tính hiệu quả của các môn thể thao trên vào thực tế giảng dạy đối
với học sinh toàn khối 9 của trường thông qua môn học tự chọn được áp dụng từ học
kỳ II ( tuần 19 đến tuần 31).
Kiểm tra đánh giá hoàn thành đề tài và so sánh kết quả với những năm học
trước đó bằng số liệu, viết báo cáo và bảo vệ trước hội đồng khoa học nhà trường.

Trang 3


Trường THCS Tân Tiến

Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục

PHẦN II NỘI DUNG
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.


Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Phát triển thể chất là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ thống giáo

dục con người phát triển toàn diện. Với học sinh phổ thông đây là giai đoạn chuẩn bị
về mặt thể lực, trí tuệ, tinh thần để các em bước vào cuộc sống.
Mục đích của giáo dục thể chất ở lứa tuổi này là nhằm hoàn thiện về cấu trúc và
chức năng cơ thể để các em phát triển thành con người toàn diện. Mặt khác, giáo dục
thể chất còn giáo dục cho các em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, bồi dưỡng tinh thần
tập thể, ý thức tổ chức, tính kỷ luật và tác phong làm việc, giáo dục thể chất còn tạo
điều kiện để các em hăng hái tập luyện từ đó phát triển nhân tài thể thao.
Tác dụng của giáo dục thể chất là rất lớn, nó không những đem lại sức khoẻ cho
học sinh mà còn góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện. Cho nên giáo dục
thể chất không thể thiếu trong nhà trường phổ thông.
Ởû lứa tuổi 15 khả năng nhận biết cấu trúc động tác và tái hiện chính xác hoạt
động vận động được nâng cao, hệ thống thần kinh trung ương đã khá hoàn thiện,
những hoạt động phân tích của não về tri giác có định hướng sâu sắc hơn. Đặc biệt là
cảm giác bản thân. Trong điều khiển động tác, khả năng nhận biết chính xác về
không gian của học sinh nam đạt mức cao. Ở lứa tuổi này các em phát triển mạnh mẽ
nhưng không đồng đều về hình thái cơ thể, khả năng hoạt động của các cơ và bộ
Trang 4


Trường THCS Tân Tiến

Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục

phận trong cơ thể được nâng cao rõ rệt sự phát triển thể chất của thiếu niên không
chỉ có ý nghóa là tăng lên về chiều dài mà đồng thời còn là sự tăng lên về khối
lượng. Sự phát triển riêng biệt từng cơ quan, sự trưởng thành của các chức năng thể
chất và thần kinh. Do quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn quá trình ức chế nên các

em tiếp thu cái mới nhanh hơn nhưng chóng chán, chóng quên và các em dễ bị môi
trường bên ngoài tác động vào sự phối hợp động tác, tuy nhiên thực hiện động tác
còn cứng, vụng về nhưng khi hoàn thành thì trở nên tự kiêu, tự mãn trái lại dù chỉ
thất bại tạm thời cũng trở nên mất tự tin rụt rè bất mãn, chính điều đó sẽ gây nên
khó khăn hơn trong công tác huấn luyện thể dục thể thao lâu dài thường xuyên. Vì
vậy khi tiến hành công tác giáo dục thể chất cho lứa tuổi này cần nhắc nhở chỉ bảo
động viên cho các em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong quá trình huấn luyện thể thao
đối với lứa tuổi thanh thiếu niên không chỉ cần quán triệt đặc điểm sinh lý lứa tuổi và
các đặc điểm tâm lý cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng.
Thời kỳ này bộ xương của các em lớn nhanh một cách đột ngột cả về chiều dài
lẫn bề dày, chủ yếu phát triển ở xương tay, xương chân, nhưng xương ngón tay,
xương ngón chân lại phát triển chậm, đàn tính của xương giảm độ giãn của cơ tăng
do hàm lượng Magê, Phôtfo, Can xi trong xương tăng, xuất hiện sự cốt hoá ở các bộ
phận của xương như: Mặt, cột xương sống, các tổ chức sụn được thay thế bằng các
mô xương cùng với sự phát triển về chiều dài cột sống thì khả năng biến đổi của cột
sống tăng lên và có xu hướng cong vẹo vì thế ở lứa tuổi này các em không mập béo
mà cao gầy thiếu cân đối các em có vẽ lóng ngóng vụng về không khéo léo, khi làm
việc thiếu thận trọng hay làm đổ vỡ ….. điều đó thường gây cho các em một biểu hiện
tâm lý khó chịu, các em ý thức được sự lóng ngóng vụng về của mình còn cố che dấu
Trang 5


Trường THCS Tân Tiến

Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục

nó bằng điệu bộ không tự nhiên, cầu kỳ, ra vẽ mạnh bạo, can đảm để người khác
không chú ý đến vẽ bề ngoài của mình. Chỉ một sự mỉa mai, chế diễu nhẹ nhàng về
hình thể, tư thế đi đứng của các em cũng sẽ gây cho các em sự phản ứng mạnh mẽ.
Hệ cơ phát triển với tốc độ nhanh nhưng chậm lớn hơn so với hệ xương, khối

lượng cơ tăng lên nhanh tính đàn hồi của cơ tăng nhưng cơ tăng không đồng đều chủ
yếu là cơ nhỏ và cơ dày do đó khi hoạt động nhanh chóng dẫn đến mệt mõi. Vì sự
phát triển không cân đối đó nên khi luyện tập cho các em ở lứa tuổi này giáo viên,
huấn luyện viện cần quan tâm đến sự phát triển cơ bắp cho các em.
Hệ thống tim mạch phát triển cũng không cân đối thể tích của tim tăng rất
nhanh, hoạt động của tim mạch mạnh mẽ hơn nhưng kích thước của mạch máu lại
phát triển chậm. Do đó có sự rối loạn tạm thời như tăng huyết áp, tim đập nhanh hay
gây nhức đầu, chóng mệt mõi khi hoạt động. Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh
( nhất là tuyến giáp tạng ) thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh. Nên
các em dễ xúc động, dễ bực tức nỗi khùng, ở các em thường có những phản ứng gay
gắt, mạnh mẽ và những cơn xúc động.
Hệ thần kinh tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đưa đến hoàn thiện khả năng tư
duy, nhất là khả năng phân tích tổng hợp trừu tượng. Sự phát triển này rất thuận lợi
cho việc hình thành phản xạ có điều kiện. Ngoài ra do sự hoạt động mạnh của các
tuyến giáp, tuyến yên, tuyến sinh dục …. Làm cho các em thường thực hiện quá sức
gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Với một số bài tập đơn điệu, cũng làm cho
các em chóng mệt mõi, do đó khi tập luyện cầøn phải thay đổi nhiều hình thức, bài tập
phong phú, phương pháp phù hợp ngoài ra còn vận dụng hình thức trò chơi thi đấu để
hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra.
Trang 6


Trường THCS Tân Tiến

Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục

Từ các đặc điểm phát triển tâm sinh lý trên tôi lựa chọn một số môn thể thao
mang tính phổ biến rộng rãi để tập luyện cho các em, khi vận dụng bài tập cần chú ý
về khối lượng, cường độ sao cho phù hợp với lứa tuổi 15.


2.

Thực Trạng vấn đề nghiên cứu.
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy môn giáo dục thể chất cho học sinh của

trường trong những năm qua, bản thân tôi cũng như đồng nghiệp của tôi khi giảng
dạy đến phần thể thao tự chọn theo phân phối chương trình, đang còn mang tính áp
đặt cho học sinh học, môn nào tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất cũng như năng
lực của giáo viên, mà còn chưa chú ý đến vấn đề đa số học sinh thích học môn nào,
môn thể thao nào phù hợp với các em, có một số em thích học cầu lông, một số em
thích học bóng chuyền.. tuỳ vào số lượng yêu thích của toàn khối, sau đó tôi quyết
định cho học sinh học môn thể thao nào. Nhưng khi giảng dạy chỉ 1/3 trong số đó
yêu thích, số còn lại bị ép buộc để học theo bạn, do đó kết quả đem lại chưa cao.
Mặt khác nếu đưa 3 -4 môn thể thao tự chọn cùng một lúc trong một tiết dạy thì
chắc chắn rằng khó có thể truyền đạt được kỹ thuật cho từng môn, bố trí đội hình tập
luyện, quan sát sửa sai cho học sinh, dụng cụ tập luyện, giáo án soạn theo nội dung
nào? đây là một điều rất khó đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình thể
thao tự chọn, còn về phía học sinh thì chưa quan tâm đến chất lượng cũng như chưa
phát hiện được năng khiếu sở trường của đa số học sinh. Nên khi kết thúc chương
trình học chỉ 50-60% học sinh nắm được nội dung cũng như yếu lónh kỹ thuật của
giáo viên đặt ra. Đối với môn thể thao tự chọn, học môn thể thao nào ở lớp 6 thì lên
lớp 7 được học lại nhằm nâng cao hơn, nhưng vì do thay đổi giáo viên giảng dạy nên
có thể ở lớp 6 các em được học đá cầu nhưng lên lớp 7 các em lại được học bóng
Trang 7


Trường THCS Tân Tiến

Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục


chuyền do đó giáo viên lại dạy lại từ đầu về kỹ thuật động tác, còn về phía học
sinh, tiếp thu kỹ thuật động tác chậm hơn, thành tích chưa được nâng lên, chưa hình
thành được kỹ năng, kỹ xảo vận động thì kết thúc chương trình học. Do đó các em
dễ nhàm chán với môn thể thao tự chọn. Chính vì những nguyên nhân trên dẫn đến
sự yêu thích tập thể thao trong hầu hết học sinh là chưa có dẫn đến việc phong trào
tập luyện thể thao thường xuyên trong học sinh chưa cao, khó phát hiện được năng
khiếu sở trường của hầu hết các em. Tuy nhiên đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu của các tác giả đi trước nhưng chỉ nghiên cứu về chuyên sâu của từng môn thể
thao hoặc về thể trạng của các em, chưa chú ý vấn đề học sinh, thích học môn thể
thao nào phù hợp, để định hướng cho các em tự chọn môn mình sẽ tập luyện thường
xuyên hằng ngày nhằm nâng cao sức khoẻ, phát triển về hình thái cơ thể, nhằm
phục vụ cho việc học tập và lao động được tốt hơn chưa có tính cụ thể.

3.

Các giải pháp và kết quả đạt được.

3.1.

Giải pháp thực hiện.

3.1.1. Xây dựng kế hoạch.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với tổ năng khiếu, tổ chuyên môn của
trường và BGH lên kế hoạch cho từng nội dung về phòng trào tập luyện thể thao cho
cả năm học. Trong đó có chương trình thể thao tự chọn cho các khối lớp đặc biệt là
khối 9 tôi trực tiếp giảng dạy. Cụ thể như sau:
6 lớp khối 9 từ 9A1 đến 9A6 học thể dục chéo buổi 2 tiết/ tuần, học kỳ I vẫn
học bình thường theo lớp và thời khoá biểu của từng lớp, sang học kỳ II sẽ cho học
sinh tự chọn chương trình học môn thể thao tự chọn mà các em đã đăng ký đầu năm,
Trang 8



Trường THCS Tân Tiến

Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục

thông qua phiếu đăng ký môn học và tôi tiến hành chia tất cả học sinh toàn khối
thành 6 lớp, các em sẽ được học các nội dung khác nhau tuỳ vào năng lực của bản
thân cũng như sự yêu thích của mỗi em. Phiếu đăng ký môn thể thao tự chọn mà tôi
đã chọn lọc 5 -6 môn trong đó có các môn: (Bóng đá- Bón chuyền – Đá cầu – Cầu
lông – Cờ vua - Điền kinh). Gửi cho học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm để các
em đăng ký, có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm lớp. Khi các em chọn chỉ chọn
một môn mà phù hợp nhất với năng lực của các em, sau đó thu phiếu và tổng hợp lại
chọn lọc chia toàn khối thành 6 lớp. Danh sách học sinh tập luyện được xếp theo @
B và có xác nhận của ban giám hiệu, gửi cho tất cả các lớp đặc biệt là giáo viên chủ
nhiệm để theo giỏi só số từng tuần, báo cáo kịp thời nếu có học sinh nghỉ học không
có lý do.
Khi lên kế hoạch thực hiện cần phải tuân theo các trình tự sau:
* Giai đoạn chuẩn bị.
• Cần phải nghiên cứu nắm vững phương hướng nhiệm vụ của kế hoạch của
trường, phòng giáo dục, sở giáo dục và phương hướng chung của ngành thể
thao.
• Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của năm học trước.
• Nghiên cứu các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch về cơ sở vật
chất, đội ngũ giáo viên đảm nhận.
• Dự kiến số lần kiểm tra kế hoạch. Trong đó có số lần kiểm tra của ban giám
hiệu và chuyên môn phòng.
* Giai đoạn xây dựng kế hoạch.
Trang 9



Trường THCS Tân Tiến


Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục

Dự thảo kế hoạch, phần chỉ tiêu cần đạt, lý do các chỉ tiêu, những biện pháp
phải thực hiện.



Trình và bảo vệ kế hoạch trước hội đồng nhà trường, nêu được mục tiêu, các
biện pháp chủ yếu, để thực hiện được kế hoạch. (kế hoạch cụ thể 5 môn thể
thao ở phần phụ lục 1).

3.1.2. Nội dung chương trình học môn thể thao tự chọn cho học sinh khối 9.
Đối với môn thể thao tự chọn theo phân phối chương trình thì các em học trong
học kỳ II. Khi được phân công giảng dạy khối 9 từ đầu năm học tôi phải chuẩn bị
trước như ở phần kế hoạch và tổng hợp được số lượng học sinh đăng ký cho từng môn
học cũng như chia toàn khối thành 6 lớp học sau.
Khi cho học sinh đăng ký môn học tự chọn cần chú ý việc định hướng cho các
em nhất là môn điền kinh vì đây là môn học đòi hỏi học sinh phải có ý chí cao mới
vượt qua được. Ngoài ra có số em do vấn đề thể chất (năng khiếu) còn yếu nên
không chịu khó tập luyện bất cứ một môn thể thao nào hoặc khi giáo viên đưa ra để
các em chọn thì chủ yếu là chọn học theo bạn. Do đó trường hợp này tôi phải định
hướng cho các em 1 môn thể thao phù hợp nhất đối với các em cũng như đảm bảo
được sự ổ định giữa các lớp trên về sự đồng đều só số lớp.
Nội dung học cho từng môn do tôi biên soạn kế hoạch thông qua trình độ tiếp
thu của học sinh, cũng như bám sát vào chương trình học của bộ quy định. Giáo án
thống nhất thì tôi soạn cụ thể 1 nội dung bóng chuyền còn các môn khác tôi biên

soạn ra ngoài về phần nội dung buổi học, phương pháp thực hiện, số lần…Thông qua
Trang 10


Trường THCS Tân Tiến

Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục

trình độ tiếp thu của học sinh và kẹp vào giáo án. Nhưng điều quan trọng nhất phải
bảm bảo trọng tâm của bài học, phương pháp thực hiện, dụng cụ tập luyện đủ cho 5
môn.(nội dung chương trình 5 môn ở bảng phụ lục 2).


Nội dung chương trình của các môn thể thao tự chọn phải xây dựng cho thật phù
hợp với đối tượng của hs, không yêu cầu cao quá đối với hs có thể chất trung
bình cũng như bài tập không đơn điệu quá đối với những em có thể chất tốt.



Phải đặc biệt chú ý đến một số em còn yếu (năng khiếu) để có bài tập bổ trợ
dẵn dắt bằng cách cho tập chậm , lựa chọn bài tập theo phương pháp phân chia
từng giai đoạn, sau khi đã có kỹ năng giáo viên mới cho tập hoàn chỉnh. Ví du:ï
Bài tập chuyền bóng cao tay. Đối với những em tiếp thu chậm tôi cho tập một số
bài tập bổ trợ để dẫn dắt như: Tập tư thế cơ bản về di chuyển, hình tay, điểm tiếp
xúc bóng , giai đoạn đón bóng, giai đoạn tiếp xúc bóng (hoãn sung), gian đoạn
chuyền bóng (dùng lực) bằng những bài tập không bóng theo tín hiệu từng giai
đoạn, sau khi hs thực hiện các giai đoạn tương đối chính xác mới chuyển nội dung
bài tập bằng cách hoàn chỉnh với bóng. Nhưng tập trên 1 đường thẳng.




Bên cạch đó những em có năng khiếu cần có các bài tập nâng cao các bài tập
phải mang tính sinh động, hấp dẫn để lôi cuốn các em. Như tập phối hợp để tạo
kỹ năng cao cho các em. Ví dụ: Bài tập chuyền bóng cao đối với học sinh có
năng khiếu: Cho tập chuyền bóng qua lưới 2 em. Tập chuyền bóng theo đội hình
3 em ( tam giác) Tập chuyền bóng theo đội hình 3 em trên một đường thẳng(em
giữa chuyền lật sau đầu), chuyền bóng di chuyển ngang, nhảy chuyền bóng.

Nội dung chương trình học gồm 5 môn thể thao tự chọn sau.
Trang 11


Trường THCS Tân Tiến

Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục



Bóng đá 1 lớp, tổng số 32/0 nữ.



Bóng chuyền 2 lớp, tổng số 62/37 nữ.



Đá cầu 1 lớp, tổng số 29/9 nữ.




Cầu lông 1 lớp, tổng số 31/21 nữ



Điền kinh 1 lớp, tổng số 31/19 nữ

3.1. 3. Phương pháp thực hiện giảng dạy môn thể thao tự chọn khối 9.
Sau khi đã lên được kế hoạch cũng như nội dung tập luyện bằng cách phân
chia các lớp học như trên. Tôi chọn những học sinh tiêu biểu nhất của từng môn học
làm cán sự lớp có danh sách cụ thể trình giáo viên chủ nhiệm của 6 lớp và ban giám
hiệu. Thời khoá biểu và danh sách học sinh học được dán vào bảng thông báo của
nhà trường.
Học theo thời khoá biểu của nhà trường ( học chéo buổi 2 tiết/ tuần ). Luyện
tập từ tuần 19 đầu học kỳ II đến tuần 31 ( 12 tuần). Nhưng 1 tiết học tôi vẫn cho học
sinh tập luyện chương trình phần cứng theo phân phối chương trình, có nghóa là phần
cơ bản tập từ 14 -16 phút cho môn thể thao học sinh chọn. 14 -16 phút theo nội dung
học phân phối chương trình (nhảy cao). Về phương pháp tôi áp dụng theo phương
pháp phân nhóm quay vòng. Như ví dụ bài tập chuyền bóng trên tôi chia ra 2 nhóm
Tốt (nhóm 1) và đạt yêu cầu(nhóm 2). Bố trí đội hình tập luyện riêng. Đối với
những em thực hiện tốt tôi hướng dẫn kỹ thuật nâng cao bằng các bài tập phối hợp
trên, đội hình tập luyện riêng. Những em đạt yêu cầøu tôi bố trí bài tập bổ trợ để dẫn
dắt, đội hình tập luyện riêng. Những em này tôi phải đặc biệt chú ý về kỹ thuật từng

Trang 12


Trường THCS Tân Tiến

Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục


động tác. Sau khi vào tiết học tôi chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập bóng chuyền,
nhóm 2 tập nhảy cao. Sau đó đổi lại. Khi phân chia nhóm cần có các yêu cầu sau:


Phải đảm bảo thời gian tập luyện của 2 nhóm về nội dung và thời gian bằng
nhau.



Phải quan sát được đội hình tập luyện của 2 nhóm và sửa sai kịp thời.



Phải chọn ra được cán sự lớp tốt biết cách điều khiển lớp.



Đội hình 2 nhóm bố trí không xa nhau quá và chỉ áp dụng khi cho học sinh ôn lại
các bài tập còn các nội dung học mới thì giáo viên nên áp dụng 1 nhóm.
Thời khoá biểu áp dụng cho học sinh khối 9 trường THCS Tân Tiến năm học

2007-2008.


Ngày thứ 2: Học bóng chuyền 2 lớp và theo phân phối chương trình các môn học
bắt buộc. ( Thực hiện từ tuần 19 đến tuần 31)



Ngày thứ 3: Học bóng đá 2 tiết và điền kinh 2 tiết và theo phân phối chương trình

các môn học bắt buộc. ( Thực hiện từ tuần 19 đến tuần 31)



Ngày thứ 5: Học đá cầu 2 tiết và cầu lông 2 tiết và theo phân phối chương trình
các môn học bắt buộc. ( Thực hiện từ tuần 19 đến tuần 31)



Ngày thứ 7: Giáo viên cho những em có năng khiếu và có ý thức tự giác học
ngoại khoá nâng cao như tổ chức thi đấu, hướng dẫn luật, trọng tài, để các em thi
với nhau. ( Thực hiện từ đầu tháng 10 – đến tháng 2) chuẩn bị cho hội khoẻ phù
đổng các cấp.

3.1.4. So sánh kết quả đạt được sau 1 năm ứng dụng kinh nghiệm vào thực tiễn
giảng chương trình thể thao tự chọn chính khoá đối với khối 9 năm học 2007
Trang 13


Trường THCS Tân Tiến

Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục

-2008 với kết quả của năm học trước đó chưa áp dụng kinh nghiệm trên vào
giảng day.
Năm học 2007 -2008 tôi đã ứng dụng kinh nghiệm trên vào thực tế giảng dạy
cho học sinh khối 9 của trường gồm 5 môn: Bóng đá – Bóng chuyền – Đá cầu – Cầu
lông – Điền kinh cho 6 lớp 9 theo kế hoạch, nội dung và phương pháp thực hiện trên
đã có bảng số liệu cụ thể ở bảng 1. Thông qua kiểm tra kết thúc chương trình.


Bảng 1. Điểm kiểm tra kết thúc học phần tự chọn năm học 2007 -2008
Môn học

TS
HS

Kết qủa năm học 2007 -2008 kết thúc học phần tự chọn
Chưa đạt
Đạt
Khá
Xuất sắc
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
2
13
17
30

Bóng
62
chuyền
32
1
4

Bóng đá
0
7
Cầu lông 31
29
0
8
Đá cầu
0
5
Điền kinh 31
189
3
37
Tổng
cộng
Từ kết quả trên để kiểm chứng việc lựa chọn

13
17
7
10
64

14
7
14
16
85


nhiều môn thể thao vào giảng

dạy có đem lại kết quả cao hơn so với năm học trước đó cũng như sự yêu thích của
học sinh khi học tiết thể dục (phần thể thao tự chọn) tôi tiến hành so sánh với kết quả
của năm học trước đó 2006 -2007. Chưa sử dụng kinh nghiệm trên vào giảng dạy
cũng như tôi chọn cho học sinh toàn khối lớp 9 học môn bóng chuyền. Có số liệu ở
bảng 2.
Bảng 2. Điểm kiểm tra kết thúc học phần tự chọn năm học 2006 -2007.
Trang 14


Trường THCS Tân Tiến
Môn học

TS
HS

Bóng chuyền

186

Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục
Kết qủa năm học 2006 -2007 kết thúc học phần tự chọn
nội dung bóng chuyền
Chưa đạt
Đạt
Khá
Xuất sắc
Sl
%

Sl
%
Sl
%
Sl
%
16
59
75
36

Từ kết quả số liệu ở bảng 1 và bảng 2 cho thấy đểm kết thúc học phần môn tự
chọn được nâng cao hơn cả về số lượng lẫn chất đặc biệt là số học sinh yếu giảm đi
rõ rệt, học sinh xuất sắc tăng đáng kế so với năm học trước đó. Từ kết quả trên cho
phép tôi rút ra bài học sau kinh nghiệm sau khi giảng dạy đến chương trình thể thao
tự chọn.


Nội dung chương trình của các môn thể thao tự chọn phải xây dựng cho thật phù
hợp với đối tượng của hs, không yêu cầu cao quá đối với hs có thể chất trung
bình cũng như bài tập không đơn điệu quá đối với những em có thể chất tốt.
Trong đó đặc biệt chú ý đến một số em còn yếu (năng khiếu) để có bài tập bổ
trợ dẵn dắt riêng. Chú ý đến những em có năng khiếu các bài tập dành cho
những học sinh này phải mang tính sinh động, hấp dẫn để lôi cuốn các em.



Phương pháp sử dụng dạy học giáo viên nên chọn phương pháp phân nhóm quay
vòng. Những học sinh yếu thì cho tập riêng các bài tập dễ hơn và chậm hơn so
với các em có năng khiếu.




Sử dụng cán sự lớp hoặc những em có năng khiếu để sửa sai cho nhóm có trình
độ tiếp thu kỹ thuật chậm.



Đồ dùng dạy học cần phải đủ để hs tập luyện, tránh tình trạng 1-2 tập cả lớp
ngồi xem.

Trang 15


Trường THCS Tân Tiến


Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục

Khuyến khích được học sinh tự giác trong tập luyện ở trường cũng như ở nhà
bằng hình thức thi đấu giữa các nhóm ( có thể cộng điểm rèn luyện thân thể cuối
năm).

Trang 16


Trường THCS Tân Tiến

Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục


PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết Luận
Qua kết quả trên cho phép tôi đưa ra một số kết luận như sau.
1.

Thông qua việc áp dụng kinh nghiệm trên, đã làm rõ được vấn đề mà lâu nay
giáo viên trực tiếp giảng dạy môn giáo dục thể chất như tôi cũng như đồng
nghiệp của tôi, đang còn lúng túng trong việc lựa chọn môn học tự chọn cho tất
cả học sinh của khối mình phụ trách.

2.

Xây dựng được kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp thực hiện để
giảng dạy 5 môn thể thao tự chọn cho học sinh tập luyện cùng 1 khối.

3.

Từ kết quả trên đã tìm ra được đội tuyển cho trường cũng như huấn luyện các
môn thể thao nằm trong chương trình hội khoẻ phù đổng các cấp đạt một số
thành tích nhất định. Phong trào tập luyện thể thao thường xuyên trong học sinh
được tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Khuyến nghị

1.

Có thể ứng dụng kinh nghiệm trên cho tất cả các khối lớp của trường nhất là
các khối đầu cấp.

2.


Có thể xây dựng thành chuyên đề, để một số giáo viên giảng dạy xây dựng kế
hoạch cho riêng mình nhằm đưa phong trào tập luyện thể thao trong trường học
được nâng cao và đặc biệt là nâng cao thành tích của học sinh hơn trong các lần
hội khoẻ do ngành tổ chức.

Trang 17


Trường THCS Tân Tiến
3.

Sáng kiến kinh nghiệm: Môn thể dục

Ban giám hiệu, hội cha mẹ phụ huynh cần quan tâm đến vấn đề kinh phí, mua
sắm dụng cụ tập luyện đầu năm nhằm phục vụ công tác dạy học được tốt hơn.

4.

Cần tiếp tục nghiên cứu thêm các nội dung chương trình môn học tự chọn
khác cho phong phú, phục vụ cho việc đáp ứng yêu cầu giảng dạy được tốt hơn.
Góp phần phong phú hơn trong quá trình giảng dạy và huấn luyện thể thao
trong trường học.

Trang 18



×