Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
BÓNG CHUYỀN ĐỐI VỚI HỌC SINH KHỐI 12
Người thực hiện: Nguyễn Bình Nam
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Thể dục
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác:
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2013 - 2014
BM 01-Bia SKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Bình Nam
2. Ngày tháng năm sinh: 07/04/1976
3. Nam, nữ: nam
4. Địa chỉ: 42/3L, KH1, Phường Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0919036960 (CQ)/ 0613834289 (NR); ĐTDĐ:
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Tổ trưởng CM
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công
việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Chi ủy viên, phó chủ
tịch công đoàn, giảng dạy môn thể dục.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1999
- Chuyên ngành đào tạo:
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn thể dục và công
tác đoàn thể. Số năm có kinh nghiệm : 10 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
- kinh nghiệm giảng dạy môn nhảy xa đối với học sinh khối 12
- kinh nghiệm giảng dạy chạy tiếp sức đối với học sinh khối 12
Trang 2
BM02-LLKHSKKN
KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN BÓNG CHUYỀN
ĐỐI VỚI HỌC SINH KHỐI 12
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bóng chuyền là một môn thể thao quần chúng được nhiều người yêu thích,
có người xem môn bóng chuyền là một phương tiện rèn luyện sức khỏe hiệu
quả, có người tập luyện để thỏa niềm đam mê, có người lại xem như là một môn
giải trí
Các kỹ thuật bóng chuyền như : Chuyền bóng thấp tay, chuyền bóng cao
tay, phát bóng, đập bóng đòi hỏi người tập vận động tay chân, toàn thân một
cách hợp lý và kịp thời. Khi thực hiện động tác yêu cầu phải tập trung chú ý
cao và lặp lại nhiều lần giúp người tập tăng cường sức mạnh tay, chân, toàn
thân, hình thành khả năng xử lý nhanh nhẹn, khéo léo, tạo điều kiện thích ứng
với những hoạt động phức tạp trong lao động sản xuất, trong chiến đấu cũng
như trong cuộc sống hàng ngày.
Tập luyện bóng chuyền giúp cơ thể phát triển hài hòa. Sự phối hợp hành
động khi thực hiện các chiến thuật tạo vẻ đẹp và sức lôi cuốn người xem. Điều
đó chứng tỏ bóng chuyền là môn thể thao có sức hấp dẫn với quần chúng ở các
lứa tuổi, đối tượng, ngành nghề khác nhau và đội ngũ người tập bóng chuyền
ngày càng phát triển và lớn mạnh.
Ngày nay với sự phát triển rất nhanh của các môn thể thao khác nhau tuy
nhiên môn bóng chuyền vẫn là một bộ môn không thể thiếu tại các kỳ thi đấu
như Olympic, Thế vận hội và ở khu vực Đông Nam Á là Seagame .
Ở nước ta cứ 4 năm 01 lần học sinh các tỉnh thành trong cả nước đều
tham gia thi đấu Hội khỏe phù đổng các cấp nhằm tuyển chọn những học sinh
xuất sắc tham gia thi đấu toàn quốc hoặc quốc tế, trong đó có nội dung bóng
chuyền. Cũng vì lý do đó môn bóng chuyền được đưa vào trường học và là một
môn tự chọn được học sinh yêu thích. Đối với học sinh việc học các môn bóng
luôn hứng thú hơn các môn chạy nhảy vì vậy để giúp học sinh tiếp thu tốt các
Trang 3
BM03-TMSKKN
nội dung giáo viên phải có những đầu tư về phương pháp và bài tập để nâng
cao giúp học sinh học tốt môn học này.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Sự phối hợp hoạt động trong môn bóng chuyền rất đa dạng, phức tạp.
Bóng chuyền là môn tập thể nên tính phối hợp về chiến thuật cao đòi hỏi người
chơi phải có óc quan sát, có tinh thần đồng đội cao để có thể phát huy hết khả
năng của mình . Để nâng cao thành tích và hoàn thiện kĩ thuật, thể lực người tập
phải dựa trên sự tập luyện kiên trì, tốn nhiều thời gian và công sức nên đòi hỏi
người tập phải có một tinh thần tốt.
Tập luyện và thi đấu bóng chuyền là quá trình rèn luyện, bồi dưỡng con
người phát triển toàn diện về phẩm chất tâm lý, ý chí, tinh thần tập thể, tính kiên
trì, dũng cảm. Sự đa dạng của các kỹ năng , kỹ xảo vận động và hành động thi
đấu khác nhau không chỉ về cường độ dùng sức mà cả về cấu trúc phối hợp sẽ
tạo điều kiện phát triển các tố chất thể lực của con người như : Sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, mềm dẻo và tính khéo léo trong những động tác phối hợp hài
hoà.
Tập luyện, thi đấu bóng chuyền có tác động tích cực tới sự phát triển, hoàn
thiện khả năng thích ứng và định hướng nhanh cho người tập, xử lý nhanh
những tình huống thường xuyên thay đổi, biết lựa chọn kỹ thuật hợp lý nhất
trong vốn dự trữ phong phú về kỹ thuật của mình, biết nhanh chóng chuyển từ
hành động này sang hành động khác giúp họ đạt được tính linh hoạt cao của các
quá trình thần kinh.
Tập luyện và thi đấu bóng chuyền ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển cho
người tập lòng dũng cảm, tính kiên định, tính quyết đoán, tính sáng tạo và kỷ
luật. Người tập biết hành động tập thể, thường xuyên hợp tác và giúp đỡ lẫn
nhau, điều đó sẽ góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm tập thể, tình cảm bạn bè,
tính tập thể cho người tập.
Để học sinh có thành tích tốt trong học tập thì người giáo viên giảng dạy
trong một tiết học, một nội dung môn học phải thể hiện được ba mục đích cho
Trang 4
người tập đó là thành thục về kĩ năng động tác, đảm bảo khối lượng vận động
trong tiết học và nâng cao được thành tích vận động.
Muốn đạt được mục đích như đã nêu trên thì đòi hỏi người giáo viên phải
biết tổ chức giảng dạy để học sinh nắm được kĩ thuật động tác, tổ chức tập
luyện nghỉ ngơi tích cực, tăng cường khối lượng vận động hợp lí để thúc đẩy
các em say mê tập luyện. Đối với học sinh bật THPT các em đang trong thời kì
phát triển của cơ thể, đòi hỏi phải vận động nhiều. Vì vậy việc tập luyện thường
xuyên, đều đặn hợp lí, tích cực, khoa học ở lứa tuổi này dễ đem lại thành tích
cao.
Bóng chuyền là nội dung thi đấu tập thể ngoài những dụng cụ cần thiết
như : lưới, bóng….còn đòi hỏi phải có một sân tập đủ kích thước và khoảng
trống cần thiết cho học sinh tập luyện hoặc khởi động. Tuy nhiên hiện nay đa số
các trường THPT trên địa bàn tỉnh việc có một sân tập đủ chuẩn cho học sinh
tập luyện là rất ít, vì vậy giáo viên đứng lớp phải biết vận dụng điều kiện thực tế
tại đơn vị để giảng dạy sao cho phù hợp nhất, giúp học sinh nắm vững kỹ thuật
và đảm bảo quá trình tập luyện đạt hiệu quả cao nhất.
Với 15 năm công tác tại trường THPT bản thân tôi đã rút ra được một số
kinh nghiệm giảng dạy môn bóng chuyền mà tôi đã thực hiện tại trường, nay tôi
xin phép được thực hiện đề tài “ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY MÔN THỂ
THAO TỰ CHỌN BÓNG CHUYỀN ĐỐI VỚI HỌC SINH KHỐI 10”
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Đối tượng, phạm vi thực hiện :
- Học sinh lớp 12a8 do tôi trực tiếp giảng dạy.
- Phạm vi thực hiện tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh.
2. Công việc cụ thể :
- Lên kế hoạch chuẩn bị cho nội dung SKKN đã đăng ký.
- Soạn thảo nội dung và chương trình chi tiết từng tiết dạy.
- Tập trung các nội dung thực nghiệm để rút kinh nghiệm, theo dõi đánh giá đối
tượng thực nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp.
Trang 5
- Mời các giáo viên trong tổ dự giờ để góp ý.
- Thường xuyên kiểm tra học sinh để đánh giá tác dụng của nội dung thực
nghiệm.
- Tổng hợp, phân tích.
3. Thời gian thực hiện :
- Tháng 8/2013 căn cứ vào bản đăng ký thi đua của tổ và cá nhân lên kế hoạch
thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
- Tháng 9/2013 : đăng ký sáng kiến kinh nghiệm cho ban thi đua.
- Tháng 10/2013 : Theo kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn và nhà trường
thì môn tự chọn bóng chuyền được dạy đồng loạt cho cả 03 khối ở học kỳ 1, bắt
đầu từ tuần thứ 9.
- Từ tháng 11 cho đến hết HKI là thời gian thực nghiệm SKKN.
- Thời gian từ học kỳ 2 cho đến họp đánh giá và nộp sáng kiến kinh nghiệm.
Tác giả hoàn thành nội dung và in ấn để hội đồng thẩm định.
4. Những điều kiện cần thiết trong giảng dạy môn bóng chuyền
Do số tiết dành cho môn thể thao tự chọn bóng chuyền là 10 tiết rãi đều
trong học kỳ I (Do trường dạy 2 môn tự chọn là bóng chuyền và bóng rổ chia
đều cho 2 học kỳ ), cho nên để giảng dạy có hiệu quả thì giáo viên phải đầu tư
nhiều về việc chuẩn bị các nội dung đảm bảo cho học sinh khi học xong phải
hình thành được kỷ năng thực hiện động tác. Sau đây là công việc giáo viên cần
chuẩn bị :
a. Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ.
Điều đầu tiên và không thể thiếu trong giảng dạy thể dục thể thao đó là
dụng cụ và sân bãi, trong môn bóng chuyền cũng vậy ngoài việc có sân bóng và
bóng tập giáo viên cần chú ý hơn độ an toàn của sân bãi và dụng cụ như : sân
tập phải phẳng không có đá và vật nhọn, không có chướng ngại vật xung quanh
sân
b. Chuẩn bị giáo án giảng dạy.
Để có một giờ dạy đạt hiệu quả thì người giáo viên phải soạn một giáo án
giảng dạy cụ thể, phải đầu tư suy nghĩ chuẩn bị tốt cho bài soạn theo hướng tích
Trang 6
cực, chủ động, phải thể hiện rõ nội dung bài học, lượng vận động, thời gian từng
nội dung, lồng ghép những nội dung gì vào bài học cho hợp lí, đưa trò chơi nào,
bài tập bổ trợ nào để nâng cao kỹ năng vận động, hình thành động tác góp phần
nâng cao thành tích
c . Chuẩn bị cho giờ trên lớp.
- Đảm bảo giảng dạy đủ nội dung của phân phối chương trình trong một tiết
dạy.
- Bố trí hợp lí từng nội dung trong bài học sao cho phù hợp với lượng vận động
của học sinh theo nguyên tắc tăng tiến, tuần tự.
- Tăng lượng vận động phù hợp, số lần lặp lại nhiều lần, giáo viên năng động
tích cực chủ động hướng dẫn học sinh tập luyện, sửa sai, sử dụng các hình thức
trò chơi ,thi đấu để giờ học không đơn điệu, tẻ nhạt, tạo được sự ganh đua trong
học tập, hạn chế tối đa thời gian chết.
Theo tôi giáo viên cần sử dụng phương pháp phân nhóm quay vòng vào
các giáo án để tạo sự linh hoạt cho bài giảng.
d. Thực hiện đánh giá kiểm tra thường xuyên.
Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên giúp học sinh phấn đấu tập luyện,
cũng thông qua đó giáo viên nắm được và điều chỉnh phương pháp giảng dạy
cho phù hợp với từng nhóm học sinh, xác định học sinh còn yếu điểm nào để
điều chỉnh.
Cần chú ý kiểm tra miệng thường xuyên vào đầu các giờ học khâu này rất
quan trọng vì học sinh phải chuẩn bị tinh thần để kiểm tra nên sẽ chú tâm vào
việc học hơn. Ngoài ra các phần thực hành thì kiểm tra theo nhóm, tùy theo
trình độ của nhóm giáo viên có thể yêu cầu nội dung thực hành, tuy nhiên cần
tập trung vào một số nội dung sau
+ Kiểm tra các bài tập bỗ trợ : Động tác đệm, chuyền không bóng, các
bước di chuyển
+ Kiểm tra động tác đệm, chuyền không qua lưới, đệm chuyền và phát
bóng qua lưới.
+ Kiểm tra đệm, chuyền qua lại liên tục.
Trang 7
+ Kiểm tra thể lực : chạy rẽ quạt, chạy tốc độ, bật cao
e. Cho các bài tập về nhà.
- Mỗi tuần học sinh chỉ được học 02 tiết. Với thời gian đó cho dù giáo
viên sử dụng phương pháp tích cực thì cũng khó nâng cao được thành tích của
học sinh nên giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tập luyện ở nhà với sự
hướng dẫn rõ ràng về cách thức tập luyện cũng như dụng cụ hỗ trợ để học sinh
tập luyện một cách có hiệu quả các bài tập về nhà.
f. Tổ chức thi đấu và trò chơi
- Đối với học sinh việc giảng dạy thuần túy sẽ không gây hứng thú
trong tập luyện, để khắc phục điều đó giảo viên chỉ cần kích thích bằng việc
trong mỗi buổi học chuẩn bị 01 trò chơi nhỏ để tạo không khí sôi nổi. Ngoài ra
còn tổ chức thi đấu trong nhóm với nhau để tạo sự ganh đua và cố gắng nâng
cao thành tích.
Giáo viên có thể sử dụng hình thức thi đấu vào cuối giờ học, cuối một nội
dung học để thông qua đó đánh giá kết quả học tập của học sinh, phải luôn đôn
đốc học sinh tập luyện trong và ngoài giờ, luôn động viên khích lệ kịp thời để
các em tự tin phấn đấu đạt thành tích cao.
5. Quá trình thực hiện :
Từ cơ sở trên chúng ta sẽ vận dụng một cách thực tế vào giảng dạy với
những nội dung cơ bản sau :
a. Mục đích – yêu cầu:
- Nhằm hình thành kỷ năng động tác đệm bóng, chuyền bóng, phát bóng
- Phát hiện những học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng thi đấu Hội Khỏe Phù
Đổng Cấp Tỉnh.
- Yêu cầu học sinh tích cực tập luyện, nắm vững kiến thức bài học, lắng nghe
và thực hiện đủ bài tập được giao
b. Phương pháp giảng dạy.
- Giáo viên phân tích, giảng giải kết hợp làm mẫu động tác, dùng tranh ảnh,
hình vẽ để minh họa.
Trang 8
- Để nâng cao thành tích giáo viên phải sử dụng phương pháp phân nhóm theo
trình độ để đưa các bài tập phù hợp tránh trường hợp quá sức với học sinh này
nhưng quá nhẹ với học sinh khác thì tiết dạy sẽ không đạt hiệu quả cao, theo tôi
nên chia làm 03 nhóm : Nhóm 1 : Tốt; Nhóm 2 : Khá; Nhóm 03 : Trung bình,
yếu.
- Có thể sử dụng phương pháp lần lượt, lặp lại và sử dụng trò chơi – thi đấu.
- Theo phân phối chương trình trong một tiết học có lồng ghép các môn khác
vào nên giáo viên có thể kết hợp để rèn luyện cho học sinh.
- Giáo viên phải giám sát việc tập luyện, đồng thời sử dụng cán sự lớp để quản
lý nhóm và quản lý lượng vận động.
c. Chuẩn bị của giáo viên: Sân bóng, bóng tập, đồng hồ bấm giây, còi…
Cần chú ý để tập luyện được môn bóng chuyền đòi hỏi phải trang bị dụng
cụ cho đầy đủ, đặc biệt là bóng tập . Đảm bảo ít nhất là 4 học sinh có 1 quả
bóng thì mới đảm bảo tập luyện tốt và học sinh mới tiến bộ. Muốn có bóng tập
ngoài việc bóng do nhà trường cấp (thường số lượng ít) giáo viên cần huy động
bóng tập từ các lớp học thể dục, mỗi lớp từ 1 đến 2 bóng, giáo viên gom bóng
lại để sử dụng cho các lớp, kết thúc môn học sẽ trả lại cho từng lớp.
d. Nội dung các tiết dạy :
Mặc dù học sinh khối 12 đã học bóng chuyền ở lớp 10, 11 rồi nhưng do
thời gian nghỉ quá dài không tập luyện nên phần lớn là quên động tác một số ít
có chơi nhưng động tác vẫn còn hạn chế, vì vậy giáo viên vẫn phải ôn lại những
điểm cơ bản nhất để học sinh nắm bắt lại và thực hiện yêu cầu của giáo viên tốt
hơn.
Sau đây là các tiết dạy theo kế hoạch giảng dạy môn thể thao tự chọn
bóng chuyền và cũng là nội dung thực nghiệm đối với học sinh lớp 12A8 trong
năm học qua. Số tiết dành cho môn TTTC ở HKI là 10 tiết vì vậy việc chuẩn bị
soạn thảo nội dung học cho học sinh phải kỹ lưỡng.
Tiết 1 : Ôn lại kỹ thuật động tác và kiểm tra khả năng để phân nhóm.
- Giúp học sinh ôn lại các kỷ thuật đã học ở lớp 10, 11 như kỹ thuật chuyền
bóng thấp bằng hai tay (đệm bóng), chuyền bóng cao tay bằng hai tay (chuyền
Trang 9
bóng), phát bóng thấp tay : giáo viên thị phạm và phân tích giảng giải từng kỹ
thuật đồng thời cho tập đồng loạt các động tác không bóng.
Tiết 2 : Kiểm tra để phân nhóm
Kiểm tra sơ bộ khả năng thực hiện động tác của học sinh bằng cách cho
học sinh đệm chuyền tại chổ, mỗi học sinh 5 quả, phát bóng 5 quả .
Cách kiểm tra như sau : Chọn 1 học sinh tung bóng đứng cách người
kiểm tra 5m, lần lượt từng học sinh bước vào vị trí quy định để thực hiện động
tác đệm, chuyền sao cho bóng trả về phía người tung bóng mà người tung bóng
có thể khống chế dễ dàng là bóng tốt, bóng trung bình là bóng mà người tung
bóng xử lý được nhưng hơi khó, và bóng hỏng là bóng mà người tung bóng
không khống chế được. Phát bóng thì đánh giá bằng cách cho phát qua lưới vào
trong sân.
Từ việc kiểm tra giúp học sinh định hình lại cách thực hiện động tác đã học ở
lớp dưới và đồng thời làm căn cứ để lựa chọn phân nhóm làm 03 loại : Tốt, Khá
và Trung bình, yếu (không kể nam, nữ).
+ Nhóm 01: Học sinh đệm, chuyền tốt 4 quả trở lên, phát qua lưới 4 quả
trở lên.
+ Nhóm 02 : Học sinh đệm, chuyền 2-3 quả tốt , phát qua lưới 2-3 quả.
+ Nhóm 3 : Những học sinh còn lại.
(Lưu ý học sinh bệnh tim hoặc các bệnh nặng khác không đưa vào nhóm
thực nghiệm)
Đối tượng được lựa chọn để thực nghiệm là lớp 12a8 với sĩ số 34 trong
đó 25 nam và 9 nữ, sau khi kiểm tra để phân nhóm tôi chọn được số lượng các
nhóm như sau :
- Nhóm 1 (Tốt) : 8 em ( 6 nam, 2 nữ).
- Nhóm 2 (Khá) : 12 em ( 9 nam, 3 nữ).
- Nhóm 03 (Trung bình, yếu ) : 13 em ( 9 nam, 4 nữ).
(kèm theo bảng đánh giá kết quả kiểm tra lần 1 – trang 14)
Trang 10
Tiết 3 : Ôn tập động tác đệm , chuyền (giai đoạn này dùng phương pháp
phân nhóm không quay vòng)
- Phần học chung cả lớp :
Khởi động, các bước di chuyển, động tác đệm chuyền không bóng. Giáo
viên giao bài tập cho từng nhóm.
- Bài tập các nhóm :
+ Nhóm 01 (Tốt) : đệm, chuyền bóng qua lại liên tục.
Cho học sinh đứng đối diện nhau cách 5m đệm chuyền qua lại liên tục
(tùy vào số lượng bóng có thể chia 4 người 1 bóng hoặc ít hơn càng tốt)
+ Nhóm 2 (Khá) : đệm, chuyền bóng từng quả có người tung.
Chia nhóm làm 2 hàng dọc. Chọn 2 học sinh tung bóng cho từng hàng
mỗi bạn đệm chuyền liên tục 3 quả sau đó đi về cuối hàng đợi đến lượt tiếp
theo.
+ Nhóm 3 (Trung bình, Yếu): Ôn tập di chuyển và động tác không bóng, sửa sai
hình tay và đệm chuyền từng quả có người tung.
Giáo viên ưu tiên tập luyện nhóm này để chỉnh sửa động tác, tập luyện
đồng loạt không bóng trước và sau đó chia hàng để tung bóng từng quả một.
Tiết 4 : Tiếp tục tập luyện đệm, chuyền bóng và ôn động tác phát bóng
- Phần học chung cả lớp : Động tác phát bóng thấp tay không bóng.
- Bài tập các nhóm :
+ Nhóm 01 (Tốt) : Phát bóng thấp tay qua lưới .
Chia đôi nhóm và cho học sinh đứng đối diện lưới phát qua lại , mỗi
người phải phát bóng liên tục 5 quả mới đổi người. Các em còn lại sẽ phục vụ
bóng.
+ Nhóm 2 (Khá) : Phát bóng qua lại không có lưới .
Chia đôi nhóm làm 2 hàng ngang cách nhau 6m không có lưới. mỗi
người phải phát bóng liên tục 5 quả mới đổi người. Các em còn lại sẽ phục vụ
bóng.
+ Nhóm 3 (Trung bình, Yếu): phát bóng qua lại không lưới .
Trang 11
Chia đôi nhóm làm 2 hàng ngang cách nhau 6m không có lưới. mỗi
người phải phát bóng liên tục 5 quả mới đổi người. Các em còn lại sẽ phục vụ
bóng.
- Bài tập về nhà : tập đệm , chuyền lên cao tại chổ, hoặc đệm chuyền bóng bật
tường. Nếu có bạn tập thì đệm chuyền qua lại. Phát bóng qua lưới.
Tiết 5: Ôn tập đệm , chuyền, phát bóng và thi đấu
- Phần học chung cả lớp :
Khởi động chung, động tác đệm, chuyền, phát không có bóng, giáo viên
triển khai một số điều luật cơ bản.
- Bài tập các nhóm :
+ Nhóm 01 (Tốt) : đệm, chuyền bóng qua lại liên tục không có lưới
Cho học sinh đứng đối diện nhau cách 5m đệm chuyền qua lại liên tục .
+ Nhóm 2 (Khá) : đệm, chuyền bóng từng quả có người tung qua lưới.
Chia nhóm làm 2 hàng dọc. Chọn 2 học sinh tung bóng cho từng hàng
mỗi bạn đệm chuyền liên tục 3 quả qua lưới sau đó đi về cuối hàng đợi đến lượt
tiếp theo.
+ Nhóm 3 (Trung bình, Yếu): đệm chuyền từng quả có người tung.
Chia nhóm làm 2 hàng dọc. Chọn 2 học sinh tung bóng cho từng hàng
mỗi bạn đệm chuyền liên tục 3 quả sau đó đi về cuối hàng đợi đến lượt tiếp
theo.
- Thi đấu : Chọn 02 đội mỗi đội 4 nam, 2 nữ cho thi đấu với nhau. Luật chỉ sử
dụng động tác đệm, chuyền và phát bóng qua lưới. Đội thua sẽ phạt lò cò quanh
sân.
Tiết 6 : Kiểm tra đệm, chuyền và phát bóng đợt 2
- Phần học chung cả lớp : GV triển khai cách thức kiểm tra và những điều kiện
để tách nhóm nếu học sinh có sự tiến bộ.
Cách kiểm tra như sau :
Đối với thời gian này giáo viên kiểm tra trực tiếp theo cách sau :
Trang 12
- Kỹ thuật đệm bóng : cho đệm qua lưới vào ô. GV kẽ ô vuông giữa sân
các cạnh là 2m, chọn 1 HS có khả năng đứng trong ô vuông và tung bóng qua
lưới cho người kiểm tra, người kiểm tra đứng ngay vạch 3m. Mỗi người đệm 5
quả. Vào ô 4 quả trở lên là tốt, 2 – 3 quả là khá, còn lại là yếu.
- Kỹ thuật chuyền bóng : Tương tự như đệm bóng nhưng sử dụng động
tác chuyền bóng cao tay.
- Kỹ thuật phát bóng : Mỗi người phát 5 quả qua lưới vào sân. Vào sân 4
quả trở lên là tốt, 2 – 3 quả là khá, còn lại là yếu.
Kết quả kiểm tra lớp 12a8 như sau :
- Nhóm 1 (Tốt) : 15 em ( 12 nam, 3 nữ).
- Nhóm 2 (Khá) : 11 em ( 8 nam, 3 nữ).
- Nhóm 03 (Trung bình, yếu ) : 7 em ( 4 nam, 3 nữ).
(kèm theo bảng đánh giá kết quả kiểm tra lần 2 – trang 15)
Từ kết quả kiểm tra đợt 2 chúng ta nhận thấy số học sinh đạt loại tốt nhiều hơn
và đã chuyển nhóm nhiều lên trên nhóm 1, tuy nhiên cũng có 1 vài em chuyển
xuống nhóm dưới nhưng số lượng ít.
Tiết 7 và tiết 8 : Ôn tập đệm , chuyền, phát bóng và bài tập thể lực (sử
dụng phương pháp phân nhóm quay vòng)
- Phần học chung cả lớp :
Khởi động chung, động tác đệm, chuyền, phát không có bóng.
Hướng dẫn các nhóm thực hiện phương pháp phân nhóm quay vòng, mỗi
nhóm tập đệm, chuyền qua lưới 20 phút, Phát bóng không lưới 20 phút và tập
thể lực 20 phút.
Các bài tập thể lực : bật xa, chạy tốc độ 30m.
- Bài tập các nhóm :
+ Nhóm 01 (Tốt) :
Đệm chuyền qua lưới – Phát bóng không lưới – Tập thể lực.
+ Nhóm 2 (Khá) : đệm, chuyền bóng từng quả có người tung qua lưới.
Phát bóng không lưới – Tập thể lực - đệm chuyền qua lưới
+ Nhóm 3 (Trung bình, Yếu): đệm chuyền từng quả có người tung.
Tập thể lực – Đệm chuyền qua lưới – phát bóng không lưới.
Trang 13
- Bài tập về nhà : tập đệm , chuyền lên cao tại chổ, hoặc đệm chuyền bóng bật
tường. Nếu có bạn tập thì đệm chuyền qua lại. Phát bóng qua lưới.
Tiết 9: Thi đấu và trọng tài
- Phần học chung cả lớp :
Sau phần khởi động giáo viên hướng dẫn luật và phương pháp làm trọng
tài.
- Thi đấu :
Chia lớp thành 03 đội có khả năng tương đồng nhau, mỗi đội 4 nam, 2 nữ cho
thi đấu với nhau. Luật chỉ sử dụng động tác đệm, chuyền và phát bóng thấp tay
qua lưới. Thi đấu vòng tròn. Giáo viên là người quan sát và điều chỉnh khi có sự
cố xảy ra.
Tiết 10 : Kiểm tra kết thúc môn
- Phổ biến mục đích, yêu cầu của kiểm tra.
- Tiến hành tổ chức kiểm tra.
- Tổng kết và đánh giá kết quả học tập.
Việc kiểm tra để đánh giá kết quả, giáo viên cần đưa ra một thang điểm
rõ ràng để đảm bảo học sinh cũng tự biết kết quả của mình khi thực hiện kiểm
tra, đồng thời đảm bảo sự công bằng . Tương tự cách kiểm tra lần 2, nhưng đây
là kiểm tra kết thúc môn và lấy điểm cho nên tầm quan trọng lớn hơn những lần
trước, giáo viên cần nhắc nhở học sinh kiểm tra nghiêm túc, tuy nhiên đây là đối
tượng thực nghiệm nên giáo viên cần phân loại để đánh giá cụ thể tác dụng của
quá trình thực nghiệm. Sau đây là thang điểm kiểm tra tôi đã thực hiện :
- Kiểm tra đệm bóng : cho đệm bóng qua lưới vào ô. GV kẽ ô vuông
giữa sân các cạnh là 2m, chọn 1 HS có khả năng đứng trong ô vuông và tung
bóng qua lưới cho người kiểm tra, người kiểm tra đứng ngay vạch 3m. Mỗi
người đệm 5 quả. Đối với nam vào ô 3 quả trở lên đánh giá ở mức đạt (Đ), đối
với nữ vào ô 2 quả là đạt, còn lại đánh giá mức chưa đạt (CĐ).
Trang 14
- Kiểm tra chuyền bóng : Tương tự như đệm bóng nhưng sử dụng động
tác chuyền bóng cao tay.
- Kiểm tra phát bóng : Mỗi người phát 5 quả qua lưới vào sân. Đối với
nam vào sân 3 quả trở lên đánh giá ở mức đạt (Đ), đối với nữ vào sân 2 quả là
đạt, còn lại là chưa đạt.
(Đây là thang điểm dùng chung cho khối 12)
Sau khi kiểm tra kết thúc môn kết quả 100% học sinh có kết quả là đạt tiêu
chuẩn ở tất cả các nội dung.
(kèm theo bảng đánh giá kết quả kiểm tra kết thúc môn – trang 16)
Trên đây tôi đã giới thiệu phương pháp giảng dạy đối với nội dung của
môn TTTC bóng chuyền trong từng tuần.
IV. HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI:
Với những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng thông qua giờ dạy
trong những năm qua đã đem lại kết quả cao trong việc rèn luyện kỹ thuật thể
lực, sức khỏe và nâng cao thành tích ở bộ môn bóng chuyền , đặc biệt là áp
dụng cho các em học sinh khối lớp 12 của trường luôn luôn đem lại hiệu quả
cao trong học tập.
Qua kết quả kiểm tra kết thúc môn bóng chuyền trong năm học tôi nhận
thấy rằng học sinh điểm thấp có chiều hướng giảm, điểm khá giỏi tăng lên rõ rệt
từ đó học sinh đã bắt đầu phát huy được tính tích cực, tự giác trong học tập và
rèn luyện các môn học khác.
Sau đây là kết quả thống kê kết quả của các đợt kiểm tra của từng học sinh
đối với môn thể thao tự chọn bóng chuyền trong năm học qua :
Bảng thống kê kết quả kiểm tra đợt 1 môn bóng chuyền lớp 12a8
TT Họ và tên Nữ Kết quả kiểm tra (Tốt) Ghi chú
Đệm Chuyề Phát
Trang 15
bóng n bóng bóng
1 Nguyễn Thế Bằng 4 5 4 Nhóm 1
2 Lê Hữu Hậu 5 5 4 Nhóm 1
3 Đinh Hoàng Nam 5 5 4 Nhóm 1
4 Đặng Quỳnh Như X 4 4 4 Nhóm 1
5 Nguyễn Bá Quảng 4 5 4 Nhóm 1
6 Mai Nguyễn Anh Thi X 4 4 5 Nhóm 1
7 Nguyễn Đăng Tiệp 5 4 4 Nhóm 1
8 Phạm Mạnh Tùng 4 4 4 Nhóm 1
9 Nguyễn Hương Bình 2 4 2 Nhóm 2
10 Lâm Công Quang 4 3 4 Nhóm 2
11 Đinh Tuấn Dũng 3 4 3 Nhóm 2
12 Nguyễn Ngọc Hải 2 2 3 Nhóm 2
13 Đặng Thị Hằng X 3 3 2 Nhóm 2
14 Bùi Phú Hiển 2 3 4 Nhóm 2
15 Trương Hoàng Thiên Long 2 2 3 Nhóm 2
16 Lê Thị Hoàng Hiếu X 2 2 2 Nhóm 2
17 Nguyễn Trung Hiếu 2 3 3 Nhóm 2
18 Lê Thị Kim Ngà X 3 2 3 Nhóm 2
19 Phan Công Nghiệm 2 4 3 Nhóm 2
20 Đỗ Ngọc Trung 2 3 4 Nhóm 2
21 Hà Thu Hiền X 1 2 1 Nhóm 3
22 Đào Trung Hiếu 2 2 1 Nhóm 3
23 Nguyễn Khắc Thanh Kiều 2 1 1 Nhóm 3
24 Võ Thanh Mai X 1 2 2 Nhóm 3
25 Trần Phan Nhật Minh 3 2 2 Nhóm 3
26 Phạm Hoàng Nam 2 2 2 Nhóm 3
27 Trịnh Xuân Nguyên 2 3 2 Nhóm 3
28 Nguyễn Văn Phong 2 2 1 Nhóm 3
29 Phạm Thị Thu Phương X 2 1 1 Nhóm 3
30 Nguyễn Đức Quân 1 1 3 Nhóm 3
31 Nguyễn Huy Sang 5 2 2 Nhóm 3
32 Phạm Anh Thư X 3 1 1 Nhóm 3
33 Lại Hoàng Tùng 2 1 3 Nhóm 3
(Nhóm 1 : 6 nam, 2 nữ ; Nhóm 2 : 9 nam, 3 nữ ; Nhóm 3 : 9 nam, 4 nữ. )
Bảng thống kê kết quả kiểm tra đợt 2 môn bóng chuyền lớp 12a8
TT Họ và tên Nữ Kết quả kiểm tra (Tốt) Ghi chú
Trang 16
Đệm
bóng
Chuyề
n bóng
Phát
bóng
1 Nguyễn Thế Bằng 4 5 4 Nhóm 1
2 Lê Hữu Hậu 5 5 4 Nhóm 1
3 Đinh Hoàng Nam 5 5 4 Nhóm 1
4 Đặng Quỳnh Như X 4 4 4 Nhóm 1
5 Nguyễn Bá Quảng 4 5 4 Nhóm 1
6 Mai Nguyễn Anh Thi X 4 4 5 Nhóm 1
7 Nguyễn Đăng Tiệp 5 4 4 Nhóm 1
8 Phạm Mạnh Tùng 4 4 4 Nhóm 1
9 Nguyễn Trung Hiếu 2 3 3 Nhóm 1
10 Nguyễn Huy Sang 5 2 2 Nhóm 1
11 Phan Công Nghiệm 2 4 3 Nhóm 1
12 Đinh Tuấn Dũng 3 4 3 Nhóm 1
13 Nguyễn Ngọc Hải 2 2 3 Nhóm 1
14 Đặng Thị Hằng X 4 5 4 Nhóm 1
15 Nguyễn Hương Bình 2 4 2 Nhóm 1
16 Bùi Phú Hiển 2 3 4 Nhóm 2
17 Hà Thu Hiền X 1 2 1 Nhóm 2
18 Lê Thị Hoàng Hiếu X 2 2 2 Nhóm 2
19 Trương Hoàng Thiên Long 2 2 3 Nhóm 2
20 Phạm Hoàng Nam 2 1 1 Nhóm 2
21 Đỗ Ngọc Trung 2 3 4 Nhóm 2
22 Lại Hoàng Tùng 2 1 3 Nhóm 2
23 Phạm Thị Thu Phương X 2 1 1 Nhóm 2
24 Nguyễn Văn Phong 2 2 1 Nhóm 2
25 Đào Trung Hiếu 2 2 1 Nhóm 2
26 Nguyễn Khắc Thanh Kiều 2 1 1 Nhóm 2
27 Võ Thanh Mai X 1 2 2 Nhóm 3
28 Trần Phan Nhật Minh 1 2 2 Nhóm 3
29 Lê Thị Kim Ngà X 3 2 3 Nhóm 2
30 Trịnh Xuân Nguyên 1 1 1 Nhóm 3
31 Lâm Công Quang 4 3 4 Nhóm 2
32 Nguyễn Đức Quân 1 1 3 Nhóm 3
33 Phạm Anh Thư X 1 1 1 Nhóm 3
(Nhóm 1: 12 nam, 3 nữ ; Nhóm 2 : 9 nam, 3 nữ ; Nhóm 3 : 9 nam, 3 nữ. )
Bảng thống kê kết quả kiểm tra kết thúc môn bóng chuyền lớp 12a8
TT Họ và tên Nữ Kết quả kiểm tra (đạt) Ghi chú
Trang 17
Đệm
bóng
Chuyền
bóng
Phát
bóng
1 Nguyễn Thế Bằng 5 5 4
2 Nguyễn Hương Bình 4 5 5
3 Đinh Tuấn Dũng 5 5 5
4 Nguyễn Ngọc Hải 5 5 4
5 Đặng Thị Hằng X 4 3 4
6 Lê Hữu Hậu 5 5 5
7 Hà Thu Hiền X 5 4 3
8 Bùi Phú Hiển 5 5 4
9 Đào Trung Hiếu 3 4 4
10 Lê Thị Hoàng Hiếu X 5 5 3
11 Nguyễn Trung Hiếu 4 3 3
12 Nguyễn Khắc Thanh Kiều 5 5 4
13 Trương Hoàng Thiên Long 4 5 5
14 Võ Thanh Mai X 4 3 3
15 Trần Phan Nhật Minh 4 3 4
16 Đinh Hoàng Nam 5 5 4
17 Phạm Hoàng Nam 3 3 3
18 Lê Thị Kim Ngà X 5 5 2
19 Phan Công Nghiệm 4 5 5
20 Trịnh Xuân Nguyên 5 5 4
21 Đặng Quỳnh Như X 4 4 5
22 Nguyễn Văn Phong 4 5 5
23 Phạm Thị Thu Phương X 2 3 3
24 Lâm Công Quang 4 3 3
25 Nguyễn Bá Quảng 5 5 4
26 Nguyễn Đức Quân 3 3 5
27 Nguyễn Huy Sang 4 5 5
28 Mai Nguyễn Anh Thi X 2 3 4
29 Phạm Anh Thư X 2 2 3
30 Nguyễn Đăng Tiệp 4 5 5
31 Đỗ Ngọc Trung 5 5 4
32 Lại Hoàng Tùng 5 5 5
33 Phạm Mạnh Tùng 5 5 4
(100% học sinh có kết quả đạt)
Từ kết quả trên nhận thấy kết quả vượt bật so với các lớp học cùng một nội
dung với phương pháp dạy thông thường.
Trang 18
Việc vận dụng đề tài “KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY MÔN THỂ
THAO TỰ CHỌNBÓNG CHUYỀN ĐỐI VỚI HỌC SINH KHỐI 12” mà
bản thân tôi tiến hành thực hiện trong thời gian qua không những nâng cao được
chất lượng giảng dạy cho môn bóng chuyền mà còn nâng cao được tố chất vận
động, rèn luyện thể lực cho học sinh thông qua giờ học thể dục. Đây cũng
chính là đòn bẩy để thúc đẩy các hoạt động TDTT của nhà trường ngày càng đạt
kết quả tốt. Hiện nay trường đã thành lập được câu lạc bộ bóng chuyền và hoạt
động hàng tuần, tạo được sân chơi lành mạnh cho học sinh.
Việc vận dụng đề tài này vào giảng dạy , tôi nhận thấy rằng đây là việc
làm thiết thực phù hợp với chương trình đổi mới theo hướng tích cực hóa cho
người học hiện nay, đồng thời giúp cho người học chủ động chống thói quen tập
luyện thụ động, phát huy tính năng động sáng tạo đúng với phương pháp dạy
học “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh”.
Nói tóm lại, hoạt động TDTT là một bộ phận không thể tách rời với việc
học các bộ môn văn hóa khác vì vậy việc tập luyện phải thường xuyên liên tục
là hết sức cần thiết, vừa rèn luyện thân thể ,vừa tăng cường sức khỏe, giáo dục
nhân cách đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa ,tinh
thần cho mọi người.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được trong quá
trình giảng dạy , mặc dù có nhiều cố gắng trong việc tổng hợp và áp dụng
nhưng vẫn còn là những ý kiến mang tính chủ quan.Vì vậy khi xem xét đề tài
này mong các bạn đồng nghiệp và qúy thầy cô góp ý để đề tài hoàn thiện hơn .
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Đề tài này mang tính hiệu quả cao đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục
thể chất hiện nay theo tôi có thể áp dụng nhân rộng ra cho toàn trường .
- Đề nghị tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất cho môn bóng chuyền và hàng
năm nên có các giải đấu để thúc đẩy phong trào, tạo điều kiện giao lưu học hỏi
lẫn nhau.
VI .TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 19
1. Giáo trình bóng chuyền ĐH thể dục thể thao I
Nhà xuất bản thể dục thể thao năm 2000
2. Giáo trình lý luận và phương pháp Thể dục thể thao.
Đại học thể dục thể thao II - Dương Thế Hiển năm 2002.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV
PGS.PTS Nguyễn Toán – nhà xuất bản TDTT năm 1998
4. Sách giáo viên thể dục lớp 11,12.
Biên Hòa, ngày 25 tháng 05 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Bình Nam
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Trang 20
BM04-NXĐGSKKN
Biên Hòa, ngày 25 tháng 05 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 - 2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY MÔN THỂ
THAO TỰ CHỌNBÓNG CHUYỀN ĐỐI VỚI HỌC SINH KHỐI 12
Họ và tên tác giả: Nguyễn Bình Nam Chức vụ: Tổ trưởng CM
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực
khác)
- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: Thể dục
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực
khác:
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong
Ngành
1.Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
-Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
-Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học,
đúng đắn
-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng
ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2.Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có
hiệu quả cao
-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn
ngành có hiệu quả cao
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
cao
-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị
có hiệu quả
-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng
ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
3.Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện
và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở
GD&ĐT Trong ngành
Trang 21
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở
GD&ĐT Trong ngành
Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao
chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến
kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến
kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên
môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác
hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác
giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của
tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi
bản sáng kiến kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN
SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)
Trang 22
Trang 23