Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS” là việc làm trong đổi mới phương pháp giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.94 KB, 30 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Cùng với tất cả các môn học, các hoạt động trong trường THCS việc dạy học môn
GDCD góp phần giáo dục thế hệ trẻ theo mục tiêu đạo tạo đã được xác định. Hiệu quả của
môn GDCD tuỳ thuộc ở quan niệm, ở việc triển khai nội dung bài học và những phương pháp
sư phạm phù hợp.
Môn GDCD giáo giục thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Thế hệ trẻ không những có
năng lực, có tinh thần yêu nước, yêu CNXH mà còn có tinh thần tự chủ tự tin, năng động
sáng tạo, có phẩm chất đạo đức. Đây chính là mục tiêu, lí tưởng của Đảng Cộng Sản Việt
Nam.
Nhà trường phải chịu trách nhiệm đào tạo thế hệ trẻ. Môn GDCD với chức năng nhiệm
vụ của mình góp phần tích cực vào nhiệm vụ này.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :
Trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số vấn đề hoặc thể
Nghiệm những hành động, thái độ, những việc làm thông qua trò chơi nào đó.
Qua trò chơi các em có cơ hội để thể nghiệm những hành vi thái độ của
mình. Nhờ đó sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi ích cực,
tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống.
Qua trò chơi, HS sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng
xử đúng đắn, phù hờp trong mọi tình huống. Qua trò chơi HS được hình thành năng lực nhận
xét, đánh giá hành vi.
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

1


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”


Tổ chức các trò chơi trong tiết học, giúp cho việc học tập tiến hành một cách nhẹ
nhàng, sinh động, không khô khan, nhàn chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện
tập một cách tự nhiên, hứng thú có tinh thần trách nhiệm, đồng thời làm giảm tinh thần mệt
mỏi, căng thẳng trong học tập. Qua đó mà các em khắc sâu bài học và biết vận dụng những
điều đã học vào trong cuộc sống và trong thực tế.
Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo
viên với học sinh. Giúp học sinh có sự tự tin, mạnh dạn trước đám đông.
Chính vì vậy mà “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho
học sinh THCS” là việc làm trong đổi mới phương pháp giảng dạy “Gây hứng thú cho học
sinh để tiết học đạt kết quả cao”.
Qua trò chơi nhằm giúp các em không những nhớ nhanh mà còn khắc sâu
được những khái niệm, ý nghĩa trong nôi dung bài học. Giúp các em có cách ứng xử, xử lí
tình huống khi gặp thực tế cuộc sống.Đặc biệt trong mỗi phương pháp dạy học hiện nay, tạo
bầu không khí sôi nổi. Các em “chơi” mà “học”. Các em sẽ nắm và khắc sâu bài nhiều hơn.
Học sinh vừa “học” vừa “hành”, qua đó các em dễ nhớ và có ý thức thực hiện tốt các chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.Ngoài ra, giúp các em được phát biểu, trình bày ý kiến của
mình qua trò chơi. Các em được hoạt động nhiều hơn, mạnh dạn hơn trước đông người.
Khắc phục tính rụt rè thiếu tự tin ở một số em.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Môn GDCD lớp 7, lớp 9.
Tổ chức trò chơi trong tiết dạy môn GDCD – giờ chính khoá.

Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

2


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Tổ chức trò chơi xen kẽ trong tiết dạy – học môn GDCD trong lớp học thời gian 45
phút.Tôi đã thực hiện trong hai năm học tại Trường THCS Hoàng Văn Thụ -Xã EaTam –
Huyện Krông Năng – Tỉnh Đăk Lăk
- Năm học 2009 – 2010 với 3 lớp: 7A không tổ trức trò chơi trong (1 tiết),
7B và 7C tổ chức trò chơi trong tiết học.
- Năm học 2010 – 2011 với 3 lớp: 9A không tổ chức trò chơi trong (1 tiết),
9B và 9C tổ chức trò chơi.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm đường lối của
Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật
học sinh.
* Phương pháp quan sát
Nhìn nhận lại thực trạng của công tác giảng dạy môn GDCD của trường THCS
Trường THCS Hoàng Văn Thụ -Xã EaTam – Huyện Krông Năng – Tỉnh Đăk Lăk
Đưa ra một số biện pháp về việc “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD,
gây hứng thú cho học sinh THCS” cho học sinh của trường trong công tác giảng dạy hiện
nay.

Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

3


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

B . PHẦN NỘI DUNG
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

4



Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

I.CƠ SỞ LÍ LUẬN;
Tổ chức trò chơi giúp cho tiết học nhẹ nhàng, không khô khan nhàm chán. Qua đó các
em khắc sâu được những kiến thức đã học. Các em bày tỏ được thái độ của mình. Biết lên án
các hành vi sai trái. Biết noi theo những tấm gương tốt, thực hiện tốt đạo đức và tuân theo
pháp luật.
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử và xử lí tình huống trong thực tế cuộc
sống.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1. Thuận lợi - Khó khăn:
Được sự quan tâm của Sở – Phòng giáo dục – Đào tạo đã mở lớp chuyên đề hè để giáo
viên có điều kiện học hỏi thêm phương pháp dạy môn GDCD. Được sự quan tâm, động
viên, khích lệ, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường. Giáo viên trong trường, đặc
biệt là trong tổ chuyên môn nhiệt tình trong giảng dạy, nhiệt tình trong dự giờ thăm lớp,
trao đổi để rút kinh nghiệm. Đa số học sinh trong trường các em không những ngoan ngoãn,
hiền lành, vâng lời thầy cô giáo mà còn năng động, hoạt bát thích tìm hiểu và thích tham gia
các hoạt động.
EaTam là một xã có địa bàn rộng, học sinh đi lại khó khăn, mùa mưa thì lầy lội, mùa
khô thì bụi bẩn. Học sinh không ở gần nhau, nên việc học nhóm học tổ, ở nhà khó thưc
hiện.Học sinh dân tộc nhiều nên việc tiếp thu kiến thức và sự mạnh dạn còn hạn chế.Thiết bị,
tranh ảnh, tài liệu môn GDCD còn quá ít nhất là khối 9.
Là giáo viên đã nhiều năm trong nghề, qua những lớp học chuyên đề về bộ môn
GDCD và nhất là trực tiếp qua những tiết dạy thực tế trên lớp. Tôi luôn ý thức được rằng
phải luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học thì mới đưa lại hiệu quả cao. Tôi luôn trăn trở,
suy nghĩ làm thế nào để đổi mới phương pháp đạt hiệu quả cao nhất trong giảng dạy và học
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk


5


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

tập. Làm sao không những các em nắm được bài, mà còn nhớ được bài, khắc sâu những điều
đã học và biết vận dụng bài đã học vào cuộc sống thực tế. Phải “VẬN DUNG CÁC TRÒ
CHƠI TRONG DẠY - HỌC MÔN GDCD, GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH” thì
tiết học mới sôi nổi, đạt hiệu quả cao. Để góp một phần nhỏ của mình vào thực hiện đổi mới
phương pháp dạy - học, nâng cao giáo dục toàn diện học sinh. Các em không những có kiến
thức nhất định, có những hành vi đạo đức tốt mà còn biết ứng xử khi giao tiếp với mọi người
xung quanh, biết tuân theo pháp luật để trở thành một người công dân tốt đáp ứng yêu cầu
xã hội. Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD - đổi mới phương pháp dạy học còn để xoá đi cái “học buồn”, “mắc ngủ” trong học sinh.
2 .Thành công.-Hạn chế :
a.Thành công : Đa phần giáo viên , học sinh , phụ huynh cho rằng học bộ môn GDCD
khô khan, nhàm chán , học sinh khó tiếp thu , hứng thú học , xong khi áp Vận dụng các

trò chơi trong dạy học môn GDCD chất lượng bộ môn được cải thiện đáng kể , góp
phần chung trong việc nâng cao hai mặt chất lượng giáo dục trong nhà trường . Cũng như
khẳng định vị thế , vai trò quan trọng của bộ môn GDCD hiện nay .
b.Hạn chế : Từ việc chỉ áp dụng giảng dạy tại trường , đề tài trên thực tế chưa áp
dụng rộng rãi trong các trường học , cũng như tổng kết thực tiễn áp dụng đề tài . Để cho đề
tài phổ biến rỗng rãi có tính khả thi cao hơn đó cũng hạn chế của đề tài này .

3.Mặt mạnh-Mặt yếu

Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

6



Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

* Mặt mạnh : Nhiều năm nay nền giáo dục ở nước ta đã có nhiều đổi mới. Chủ trương
của ngành giáo dục là giáo dục toàn diện, dạy học sinh tất cả các môn không bỏ bất cứ môn
nào.
* Mặt yếu; Nhưng trong thực tế môn giáo dục công dân vẫn còn bị coi là môn phụ.
Ở các trường trong mấy năm vừa qua phân công bất cứ giáo viên nào giảng dạy cũng được.
Thậm chí giáo viên bộ môn Toán, Lí, Hoá cũng có thể phân công dạy bộ môn này.
Có một số giáo viên còn cho rằng dạy môn GDCD chỉ cần cho học sinh học thuộc nội
dung bài học là xong, chưa nhiệt tình, quan tâm đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD.
Chính vì vậy học sinh cũng coi thường môn GDCD, không cần học, “học buồn”, “mắc
ngủ”. (Đây là câu trả lời một số học sinh khi được hỏi về học môn GDCD). Có em còn
ngại khi học môn GDCD vì phải học một đoạn dài không dễ nhớ chút nào nên hay trốn tiết.
4. Các nguyên nhân các yếu tố tác động :
Trong những năm gần đây tình trạng đạo đức nói chung và bạo lực học đường nói
riêng của học sinh ngày càng trở nên nghiêm trọng, tính chất phức tạp, nguy hiểm ngày càng
cao, đi tìm cho những nguyên nhân trên hay đổ lỗi cho nhà trường thiếu sự quan tâm , giáo
dục học sinh, thiếu sân chơi lành mạnh , bổ ích tầm thường hóa bộ môn GDCD, cái nền tảng
để hình thành nhân cách con người lại bị bỏ quên . Chưa nới ngay trong tư duy của các nhà
hoạch định chiến lược giáo dục đã tầm thường hóa bộ môn này. Còn phụ huynh thì cũng
không kém phần, họ luôn nhắc nhở con em mình tập trung vào môn chính, còn xem coi
thường môn phụ như GDCD.
Kiến thức học tập ngày càng nặng học sinh chỉ biết tập trung vào học với học , học
sinh ít có thời lượng để vui chơi giải trí lành mạnh, quỹ thời gian còn lại đa phần lao vào các
quán nét để chơi game rồi từ đó nhân cách một số em bị méo mó bởi những trò chơi bạo
lực .trong khi đó nhà trường ít có hoạt động ngoại khóa hay tổ chức sân chơi lành mạnh cho
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

7



Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

học sinh , nếu có tổ chức thì phạm vi ảnh hưởng chưa cao. trước tình hình đó việc vận dụng
trò chơi vào tiết học GDCD là cần thiết, học mà chơi , chơi mà học
III. GIẢI PHÁP. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Mục tiêu của giải pháp. biện pháp
Như chúng ta đã biết dạy một tiết GDCD có nhiều hoạt động. Trong đó tổ chức trò
chơi cũng là một hoạt động. Có nhiều kiểu trò chơi như: “tiếp sức”, “sắm vai”, “nhanh tay,
nhanh mắt”, “hái hoa dân chủ”, “tập làm nhà báo”, “thi hát hay đọc ca dao- dân ca, tục ngữ”,
… Tổ chức các trò chơi này chỉ được xen kẽ trong tiết dạy với thời gian ít phút. Nên tùy từng
tiết, tùy từng bài có thể chọn trò chơi cho phù hợp với nội dung bài học, mục đích truyền
thụ, những điều cần truyền thụ hoặc khắc sâu. Tổ chức trò chơi để giới thiệu bài, để khởi
động (hâm nóng), để thư giãn, hay để truyền tải một kiến thức, rèn luyện một kĩ năng nào đó.
2. Nội dung và cách thức, điều kiện thực hiện giải pháp , biện pháp
1.1- Trò chơi “Tiếp sức”:
Đây là trò chơi học sinh tự tìm hiểu thêm về các biểu hiện, của sự chuẩn mực
đạo đức, phân biệt từ cùng nghĩa từ trái nghĩa với các chuẩn mực đạo đức hay hành vi thực
hiện theo pháp luật.
a- Ví dụ:
- Tìm những biểu hiện chí công vô tư hay trái với chí công vô tư? (lớp 9)
- Tìm những biểu hiện thể hiện lòng biết ơn ? (lớp 7).
- Kể tên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? (lớp 9)
b- Cách thực hiện:
- Luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên ghi một biểu hiện sau đó chạy về chỗ để bạn
khác tiếp tục. Mỗi bạn thực hiện ghi một biểu hiện,không được ghi hai lần.

Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk


8


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

- Chia lớp thành hai nhóm, các nhóm thảo luận tìm ra những biểu hiện hay các từ cần
ghi.
- Giáo viên đưa ra hiệu lệnh: Hai nhóm thực hiện trò chơi, một em lên ghi 1 biểu hiện
hoặc từ đã thảo luận . Khi một em ghi xong chạy về chỗ em khác chạy lên ghi tiếp cứ
thế cho hết giờ.
c- Lưu ý:
- Mỗi em chỉ được ghi một lần, ghi một biểu hiện, nhóm nào ghi được nhiều biểu hiện thì
thắng.
Bảng minh họa trò chơi “Tiếp sức”
Câu hỏi
Tìm những biểu hiện chí

Nhóm 1
Ví dụ: - Công bằng

công vô tư ? (GDCD 9)

- ......

Tìm những biểu hiện trái với

Ví dụ: - Vụ lợi

chí công vô tư? (GDCD 9)


Nhóm 2
Ví dụ: - Không thiên vị
- .......
Ví dụ: - Tư lợi của công

- ......

- .......

Tương tự:
- Cũng có thể giáo viên ghi sẵn các từ các biểu hiện ra giấy yêu cầu học sinh chọn từ
(Biểu hiện) đúng dán vào bảng phụ.
- Thời gian nhiều nhất 1 phút.
- Phải nắm rõ luật chơi và quy tắc chơi.
- Quy định rõ thời gian.
- Hết thời gian chơi giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét.
Giáo viên tuyên dương nhóm nào thực hiện được nhiều nhất.
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

9


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

d- Ưu điểm:
- Thời gian cho trò chơi ít.
- Lớp học sôi nổi sinh động.
- Nhiều em tham gia.
- Khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh.
e- Nhược điểm:

- Lớp sẽ ồn có thể làm ảnh hưởng tới lớp khác.
- Có thể sẽ dẫn đến ganh nhau trong các em, các nhóm gây mất đoàn kết.
1.2- Trò chơi “Sắm vai”:
Là trò chơi tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số cách ứng xử, xử lí một
tình huống giả định, đây là phương pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một
vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa quan sát được.
a- Cách thực hiện:
- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm, giao tình huống và yêu cầu cho từng nhóm
thảo luận chuẩn bị đóng vai.
Tình huống : Bài 2 Trung thực (GDCD 7) hoặc Baì 13 quyền tự do kinh doanh và nghĩa
vụ đóng thuế của công dân(GDCD 9)
Bà Năm mỗi tháng bán được khoảng 5000 m vải nhưng chỉ kê khai để nộp thuế có
4000 m vải .
- Các nhóm thảo luận, nhận xét cách ứng xử và cảm xúc của vai, ý nghĩa của cách ứng xử.
- Giáo viên nhận xét định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã
cho.
b- Ưu điểm:
- Học sinh được rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và cách xử lí tình huống.
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

10


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

- Gây chú ý hứng thú cho học sinh.
- Tạo điều kiện óc sáng tạo (giáo viên nêu tình huống, học sinh viết kịch bản).
- Có thể thấy ngay tác động hiệu quả qua lời nói, cách ứng xử qua vai diễn.
c- Hạn chế:
- Có thể mất nhiều thời gian.

- Một số học sinh nhút nhát có thể không tham gia đóng vai. Hoặc có tham
gia nhưng còn rụt rè, e thẹn chưa thể hiện tốt vai.
- Sự lặp lại tình huống giữa các nhóm có thể gây nhiều nhàm chán đối với
học sinh.
- Có thể lớp sẽ ồn ào ảnh hưởng tới lớp khác.
d- Lưu ý:
- Tình huống phải phù hợp với nội dung lứa tuổi với trình độ học sinh.
- Tình huống không nên quá dài, quá phức tạp vượt quá thời gian cho phép.
- Cũng có tình huống yêu cầu học sinh phải chuẩn bị trước.
Ví dụ: :( Cách thức tiến hành tương tự như trên)
- Tình huống: Trên đường đi học về em thấy có một bạn cùng lứa tuổi với mình đang
ném một con gà xuống sông <Bài bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên – Lớp 7>.
- Tình huống: Một bạn nói “Học sinh chúng mình còn nhỏ không cần năng động sáng tạo
<Bài năng động sáng tạo – Lớp 9>.
1.3- Trò chơi “Thử làm nhà báo”:
Đây là trò chơi để củng cố thêm những kiến thức, hay học sinh bày tỏ những ước mơ,
những tương lai, nguyện vọng của các em, … Qua đó giúp các em mạnh dạn hơn trước
đám đông. Giúp giáo viên biết cách điều chỉnh những hành vi, những suy nghĩ sai lệch.
Hướng cho các em “Thắp sáng ước mơ”.
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

11


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

a- Cách thưc hiện:
- Học sinh thay nhau làm nhà báo phỏng vấn các bạn.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh tự đặt ra câu hỏi khi phỏng vấn.
- Học sinh được phỏng vấn đứng dậy trả lời những câu hỏi mà nhà báo phỏng vấn.


Bảng minh họa trò chơi “Thử làm nhà báo”

Câu hỏi( nhà báo)
Bạn sẽ làm gì để thể hiện

Trả lời
Ví dụ: : Nông Văn Chính

mình có nghĩa vụ bảo vệ tổ

- Tham gia nghĩa vụ quân sự

quốc ?(GDCD9)

khi đến tuổi(18 tuổi- 27 tuổi)

- vvv...
Kể tên một số di sản văn hóa Ví dụ: Nông Thị Trang

Trả lời
Ví dụ: - Hà Ngọc Lan
- Tham gia ngày
27/7
- vvv...
Ví dụ: Lý Văn Trọng

nước ta mà bạn biết ?

- Cố Đô Huế


- Động Phong Nha

(GDCD7)

- Vịnh Hạ Long

- Không gian văn

- Nhã nhạc cung đình
Huế
- vvv....

hóa cồng chiêng
Tây Nguyên
- vvv...

b- Ưu điểm:
- Tạo không khí sôi nổi trong lớp học, thay đổi không khí lớp học.
- Học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn trước đám đông.
- Giúp các em nhớ lại một số kiến thức đã học.
- Học sinh biết trình bày một số tâm tư, nguyện vọng của mình.
- Tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh.
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

12


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”


c- Nhược điểm:
- Lớp sôi nổi quá, dễ ồn ào ảnh hưởng tới lớp khác.
- Trong một thời gian ngắn chỉ được một số ít học sinh tham gia.
- Một số bạn rụt rè, e thẹn sẽ làm ảnh hưởng, làm gián đoạn trò chơi.
d- Lưu ý:
- Khi tổ chức trò chơi này, giáo viên yêu cầu học sinh phải nghiêm túc khi “phỏng vấn”
hoặc khi trả lời, không cười cợt, nói đùa, cợt nhã khi tham gia chơi.
- Luôn thay đổi phóng viên phỏng vấn nhiều người.
- Câu hỏi phỏng vấn đúng trọng tâm bài học.
e- Ví dụ :( Cách thức tiến hành tương tự như trên)
Câu hỏi phỏng vấn:
- Chào bạn! Bạn cho biết môi trường có ý nghĩa tác dụng gì đối với cuộc sống con
người? (Bài bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên – GDCD Lớp 7).
- Bạn hãy cho biết trẻ em có bổn phận và quyền gì đối với gia đình và xã hội? (Bài quyền
và bổn phận của trẻ em – GDCD lớp 7).
1.4- Trò chơi “nhanh tay, nhanh mắt”:
Trò chơi này dùng cho học sinh thi đua nhau bằng cách nhanh tay, nhanh mắt
(Nghe, nhìn) câu hỏi và nhanh tay có tín hiệu trả lời. Trò chơi này dùng để thi đua giữa
các tổ, nhóm nhằm khắc sâu nội dung bài học.
a- Cách thực hiện:
- Giáo viên lần lượt đưa từng câu hỏi.
- Các nhóm nhanh tay có tín hiệu trả lời.
- Nhóm nào có tín hiệu trước nhóm đó trả lời.
- Nếu trả lời không đúng nhóm khác được trả lời.
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

13


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”


b- Ưu điểm:
- Lớp học sôi nổi hơn, học sinh chú ý hơn khi học bài.
- Giúp các em khắc sâu hơn kiến thức đã học.
- Có sự thi đua giữa nhóm này với nhóm khác.
- Các em tích cực hơn trong việc tìm hiểu và học tập.
c- Nhược điểm:
- Lớp sôi nổi quá sẽ ảnh hưởng tới lớp khác.
- Học sinh thi đua dễ dẫn đến ganh đua giữa nhóm này với nhóm khác, giữa em này với
em khác dẫn đến gây mất đoàn kết.
d- Lưu ý:
- Giáo viên phải chuẩn bị trước câu hỏi trò chơi phù hợp với thời gian đã dự
kiến để khỏi lấn thời gian của hoạt động khác.
- Khi chơi phải công bằng không thiên vị.
- Phải có những quy định riêng cho cuộc chơi, thời gian chơi.
- Có thể sử dụng xen kẽ trong tiết dạy hoặc phần củng cố bài.
e- Ví dụ:
- Cuối phần chơi có đánh giá, nhận xét cho điểm.
* Trong bài “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên – GDCD Lớp 7:
? Kể tên một số môi trường mà em biết?
? Nêu những việc làm bảo vệ môi trường?
? Kể tên những hành vi phá hoại môi trường?
? Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường?
Sử dụng trong phần củng cố bài.
* Trong bài “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

14



Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

GDCD Lớp 9.
- Giáo viên đưa ra một số hành vi : học sinh phân loại vi phạm.
1.5- Trò chơi “Hái hoa dân chủ”:
Đây là trò chơi được tổ chức trong các tiết ôn tập, ngoại khoá, thực hành
nhằm kiểm tra vốn kiến thức mà các em đã học. Những hành vi thái độ, cách ứng xử của
các em được ghi trong mỗi câu hỏi trong mỗi bông hoa. Nhằm thay đổi hình thức ôn
tập.
a- Cách thực hiện:
- Giáo viên đưa ra một loạt câu hỏi đã ghi sẵn ra giấy gắn vào hoa, trang trí trên cây hoa
cho đẹp, để gây hứng thú hấp dẫn cho học sinh.
- Gọi từng học sinh lên hái một bông hoa – câu hỏi.
- Học sinh đọc to câu hỏi cho cả lớp nghe và trả lời.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
b- Ưu điểm:
- Trò chơi này em nào cũng được tham gia.
- Học sinh hệ thống lại được các kiến thức đã học.
- Lớp trật tự, học sinh chú ý nghe bạn trả lời.
- Rèn luyện thêm cho các em rụt rè, nhút nhát.
c- Nhược điểm:
- Tốn nhiều thời gian nên không thường xuyên
tổ chức nhiều
trong các tiết học.
- Giáo viên phải đầu tư nhiều cho học sinh chuẩn bị.
Cây: Hái hoa dâng chủ
- Nếu chỉ trò chơi này thì không sôi nổi sinh ra nhàm chán.
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

15



Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

d- Lưu ý:
- Giáo viên phải chuẩn bị câu hỏi trước khi tổ chức trò chơi.
- Chuẩn bị cây hoa, trang trí cho thật hấp dẫn trò chơi.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.
- Bố trí không gian cho hợp lí.
- Phải tổ chức xen kẽ với một số hoạt động khác.
1.6- Thi hát dân ca- đọc ca dao tục ngữ:
Trò chơi này giúp các em tìm hiểu thêm một số bài dân ca, bài hát về Bác
Hồ, những anh hùng, bài hát về thầy cô giáo, … thuộc một số câu ca dao tục ngữ.
a- Cách tực hiện:
- Tuỳ theo nội dung bài học, nội dung của bài mà giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị.
- Chia nhóm: Có thể 2, 3 đến 4 nhóm (thường thì hai nhóm thì dễ dàng chơi hơn).
- Giáo viên đưa ra quy định của trò chơi và thời gian, chủ đề.
- Đại diện nhóm lên bốc thăm xem nhóm nào hát (đọc ca dao tục ngữ) trước.
- Cử nhóm này thực hiện sau một bài (một câu) rồi đến nhóm khác.
- Hết thời gian nhóm nào trình bày được nhiều hơn thì thắng.
- Giáo viên tuyên dương, nhắc nhở, dặn dò học sinh.
b- Ưu điểm:
- Trò chơi vui nhộm, các em sẽ biết được nhiều bài hát, nhiều câu ca dao tục ngữ hơn.
- Biết quý trọng và giữ gìn phát huy truyên thống, di sản văn hoá của dân tộc
Việt Nam. Nhớ ơn lãnh tụ, những anh hùng, thầy cô giáo.
- Được giao lưu bạn bè.
- Được thể hiện mình trước đông người, qua đó các em tự tin hơn.
- Khắc sâu thêm nội dung bài học, biết rèn luyện theo những tấm gương
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk


16


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

trong bài hát, ca dao tục ngữ.
c- Nhược điểm:
- Lớp ồn sẽ ảnh hưởng tới lớp khác.
- Nếu vui thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động khác.
- Có thể chỉ có một số em mạnh dạn, tự tin, hát hay tham gia. Những em rụt rè, e thẹn,
thiếu tự tin không tham gia – lôi kéo ít em tham gia.
d- Lưu ý:
- Giáo viên dặn các em từ tiết trước để các em chuẩn bị.
- Khi chơi giáo viên làm trọng tài phải công bằng khách quan.
- Không để cho trò chơi lạm dụng thời gian quá nhiều.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đi đúng chủ đề của bài học.
- Nên tổ chức trò chơi vào cuối cùng của các hoạt động trong tiết học.
e- Ví dụ:
Trong bài: “Tôn sư trọng đạo” – GDCD Lớp 7:
- Tổ chức cho học sinh những bài hát về thầy cô giáo hoặc thi đọc ca dao,dân ca, tục ngữ
về tôn sư trong đạo. Trong bài: “Bảo vệ di sản văn hoá” - GDCD Lớp 7 và bài “Giữ gìn
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” – GDCD Lớp 9.
- Tổ chức thi hát những bài dân ca.
g. Một số bài soạn tổ chức xen kẽ trò chơi:
Trong bài soạn này tôi không đưa ra một bài soạn cụ thể mà chỉ đưa ra cách
tổ chức xen kẽ trò chơi trong bài dạy:
Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO (GDCD Lớp 7-Tiết 1)

Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk


17


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

Ở bài này để gây sự tò mò và chú ý của học sinh giáo viên giới thiệu bài mới bằng một
tác phẩm giao cho một số em học sinh chuẩn bị sắm vai: Tiểu phẩm: Trên đường đi học
Hoa nói với Nga
- Hoa: Này Nga! Tại sao ở huyện ta mình thấy có nhà thì theo đạo Phật, có
nhà thì theo đạo Thiên Chúa, có nhà thì chẳng theo đạo nào cả chỉ thờ cúng ông bà tổ tiên
thôi.
- Nga: Bạn không biết à! Đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người mà.
- Hoa: Đạo Thiên Chúa thì thờ ai? Đạo Phật thì thờ ai? Thế nào là quyền tự
do tín ngưỡng tôn giáo?
- Nga: Cái đó thì … chắc tiết học công dân hôm nay chúng ta sẽ được biết.
- Hoa: Thôi chúng ta vào lớp kẻo trễ giờ.
Khi học sinh trình bày tiểu phẩm xong- Giáo viên nói: Để giải thích được
câu hỏi của bạn Hoa chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Sau khi giáo viên hướng dẫn học tìm hiểu phần đặt vấn đề rút ra nội dung bài học
giáo viên tiếp tục tổ chức trò chơi “tiếp sức” với yêu cầu: Phân biệt tín ngưỡng với
mê tín dị đoan.
Cách thực hiện:
- Giáo viên ghi những biểu hiện tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan ra
giấy, kẻ bảng phụ.
- Chia lớp làm hai nhóm, quy định thời gian.
- Nhóm nào gắn được các biểu hiện đúng vào bảng phụ nhiều thì sẽ thắng:

Bảng phụ:

Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk


18


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

Nhóm 1
Tín ngưỡng dị đoan
Mê tín dị đoan

Nhóm 2
Tín ngưỡngdị đoan
Mê tín dị đoan

- Hết thời gian cho học sinh nhận xét tính điểm.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm chiến thắng.
Phần củng cố bài, xen kẽ trò chơi “Nhanh tay, nhanh mắt”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Sơn – THCS Tân Phước – Đồng Phú – Bình Phước 18
Cách thực hiện:
Giáo viên đưa ra câu hỏi:
? Những việc làm nào sau đây việc nào là tín ngưỡng tôn giáo, việc làm nào
là mê tín dị đoan?
Giáo viên nói: Sau khi cô đọc xong các nhóm nhanh tay có tín hiệu trả lời.
- Đi lễ nhà thờ.
- Đi lễ chùa.
- Đi xem bói.
- Yểm bùa.
- Lên đồng.
- Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.
Kết thúc trò chơi nhóm nào trả lời nhiều, đúng nhiều thì thắng.

- Giáo viên khen ngợi các em.
- Giáo viên nhận xét và dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết sau.
Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
(GDCD - LỚP 9, Tiết 1)
- Ở phần giới thiệu bài: giáo viêncho học sinh sắm vai – gây hứng thú cho
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

19


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

học sinh.
Tiểu phẩm: Có 3 học sinh trên đường đi học (Nam, Hùng, Nhung)
- Nam: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày dỗ tổ mùng mười tháng ba”.
- Hồng: Sao Nam cũng biết đọc thơ cơ à, bạn có biết câu ca dao đó nói lên
điều gì không?
- Nam: À… mình …
- Nhung: Câu ca dao đó nói về “Uống nước nhớ nguồn” đây là truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta đấy.
- Hồng: Truyền thống? Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Khi học sinh trình bày tiểu phẩm xong- Giáo viên nói: Để giải thích được câu hỏi của
bạn Nhung chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Sau khi giúp học sinh rút ra nội dung bài học (phần khái niệm) giáo viên tổ chức trò chơi
tiếp sức với yêu cầu: Kể tên các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Cách thực hiện:
- Chia lớp thành hai nhóm, quy định thời gian.
- Các nhóm cử người thay nhau ghi truyền thống dân tộc trên bảng phụ.
- Nhóm nào ghi được nhiều thì thắng.
- Hết thời gian cho học sinh nhận xét, tính điểm.

- Giáo viên tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Qua trò chơi này giáo viên cho học sinh phân biệt hủ tục, phong tục.
- Tiếp tục trò chơi: Thi hát dân ca (Học sinh phải chuẩn bị trước)
- Giáo viên có thể chia lớp 2, 3, 4 nhóm – Thường chia làm 2 nhóm.
- Mỗi nhóm thay nhau hát làn điệu dân ca. Thời gian 5 phút
- Nhóm nào hát nhiều, hay, đúng làn điệu thắng.
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

20


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

Kết thúc trò chơi cho nhận xét và khen nhóm thắng cuộc.
- Qua trò chơi giáo viên lưu ý học sinh đây là truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
- Phần củng cố: Sau khi cho học sinh làm bài tập 1 SGK giáo viên có thể
tổ chức trò chơi “Thử làm nhà báo”
Cách thực hiện:
- Một học sinh đóng làm nhà báo đi phỏng vấn bạn:
- Chào bạn! Bạn có thể cho biết ngày 27/7 là ngày gì không?
- Ngày đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc nhỉ?
- Thay phóng viên:
- Tương tự: Ngày 20/11.
- Ủng hộ người nghèo, đồng bào lũ lụt.
Giáo viên nhận xét kết thúc cuộc chơi dặn dò chuẩn bị tiết 2.
3 . Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
- Việc tiến hành thực nghiệm trong tiết học thông qua các trò chơi. Xét trên phương
diện hiệu quả còn phải phụ thuộc nhiều yếu tố khánh quan và chủ quan, giáo viên phải biết
vận dụng một cách linh hoạt , tùy thuộc vào khả năng, năng lực của từng em, từng lớp cho dù
cách thức tiến hành giống nhau hay cùng một bài giảng .Điều quan trọng hơn hết giáo viên

phát triệt để mặt tích cực mặt ưu điểm và hạn chế tối đa mặt nhược điểm mỗi trò chơi. phát
huy . mà trên thực tiễn áp dụng đã đúc kết .Bên cạnh đó việc lựa chon hình thức trò chơi có
tính khả thi trong mỗi tiết dạy , giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài giảng, chuẩn bị chu đáo,trao
dồi năng lực tổ chức trò chơi có như thế sự vận dụng trò chơi vào trong tiết dạy mới phát
huy hiệu quả
4. Kết quả khảo nghiệm:
Sau khi nghiên cứu trong thời gian hai năm kết quả thu được là :
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

21


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

- Trong năm học 2009- 2010, 2010-2011 tôi đã thử nghiệm ở 3 lớp 7(7A,7B,7C), 3 lớp
9(9A,9AB,9C)
+7A không tổ chức xen kẻ trò chơi. 7C, 7C tổ chức xen kẽ trò chơi.
+ 9A không tổ chức trò chơi. 9B, 9C tồ chức xen kẽ trò chơi cùng bài dạy bài …
Năm học: 2009-2010
LỚP

Lớp không thử nghiêm
TSHS
Tham gia học bài

7A

38

9A


33

LỚP

phát biểu ý kiến
SL
%
27
71%
30

Lớp thử nghiêm
Tham gia học bài
LỚP

7B
7C
90.9%
9B
9C
Năm học: 2010-2011

Lớp không thử nghiêm
TSHS Tham gia học bài

7A

36


9A

32

phát biểu ý kiến
SL
%
30
83%
28

87,5%

TSHS
37
36
31
33

phát biểu ý kiến
SL
%
37
100%
35
97%
31
100%
32
97%


Lớp thử nghiêm
Tham gia học bài
LỚP

TSHS

7B
7C
9B
9B

33
33
32
31

phát biểu ý kiến
SL
%
33
100%
32
97%
31
96,9%
31
100%

5 Kết quả thu được qua khảo nghiệm :

Với phương pháp thử nghiệm này ta thấy được tồ chức xen kẽ trò chơi sẽ gây hứng
thú, học sinh tham gia học nhiều hơn.
Đây chỉ là tiết tôi sử dụng vào sáng kiến của mình. Còn tất cả các tiết khác tôi đã đổi
mới phương pháp giảng giải bằng TỔ CHỨC XEN KẼ TRÒ CHƠI cho nên đã gây được
hứng thú, ham thích học môn GDCD ở các em học sinh lớp 7, 9 (khối lớp mà tôi được
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

22


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

phân công dạy). Các em đã nắm được, hiểu được những chuẩn mực đạo đức, những quy
định của Pháp luật. Đặc biệt là biết thực hiện tốt kỉ luật của nhà trường. Vì vậy dạy học môn
GDCD của tôi đã góp một phần quan trọng vào giáo dục đạo đức cho học sinh. Chính vì vậy
chất lượng bộ môn, hạnh kiểm của khối lớp 7, 9 trong năm học 2009-2010, 2010-2011 đã
nâng lên rõ rệt.

Bảng kết quả chất lượng bộ môn - Hạnh kiểm của khối 7 và 9
Năm học: 2009-2010

Khối
Giỏi
7
9

76,9 %
14.8%

HỌC LỰC

Khá
TB
Yếu
30.9%
50.0%

53.1%
33.6%

9.1%
1.6%

Kém

Tốt

0%
0%

68.6%
72.0%

HẠNH KIỂM
Khá
TB
25.1%
22.3%

Yếu


6.3%
5.7%

0%
0%

HẠNH KIỂM
Khá
TB

Yếu

Năm học: 2010-2011

Khối
Giỏi
7
9

78.8 %
20.7%

HỌC LỰC
Khá
TB
Yếu
40.8%
51.3%

43.3%

27.1%

7.1%
0.9%

Kém

Tốt

0%
0%

79.3%
81.0%

17.5%
16.4%

3.2%
2.6%

0%
0%

Kết luận khảo nghiệm:

Từ việc áp dụng các trò chơi trong dạy môn GDCD Lớp 7.9 Trường THCS Hoàng Văn
Thụ . Một giá trị thực tiễn đặt ra trong công tác giáo dục là: Chẳng có bộ môn nào là học sinh
học yếu hay hạnh kiểm yếu , mà chỉ có những người làm công tác giáo dục chưa thật sự tâm
Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk


23


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

huyết, hy sinh với “nghề trồng người” . Chúng ta hay đổ lỗi cho học sinh, trong khi học sinh
thì chán chường khi học, không yêu thích việc học , việc gây hứng thú học tập cho học sinh
là một điều không dễ cũng không quá khó đối với những giáo viên coi trọng việc dạy người
có chăng “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh
THCS” là một giải pháp ? Điều tôi băn khoăn phạm vị áp dụng còn hạn chế là do không gian
nhưng trên thực tế áp dụng tại Trường THCS Hoàng Văn Thụ đạt hiệu quả cao giúp tôi càng
tin tưởng vào tính khả thi của về việc nghiên cứu đề tài này.

Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

24


Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS”

Người Thực Hiện : Nguyễn Hữu Thảo – Trường THCS Hoàng Văn Thụ - EaTam –Krông Năng – Đăk Lăk

25


×