Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tổng hợp đề khảo sát hóa 2017 (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.76 KB, 6 trang )

KỲ THI THỬ MÔN HOÁ HỌC
HƯỚNG TỚI KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016

Ngày thi: 13/12/2015
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề thi gồm 06 trang, 50 câu trắc nghiệm)
Ra đề: Thầy Nguyễn Ngọc Hiếu (10 câu phân hoá dựa trên ý tưởng của Thầy Tào Mạnh Đức)
Phản biện - giải chi tiết: SV Đỗ Phú Phát (ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng)

Mã đề thi 111
Họ và tên thí sinh: ..............................................................
Số báo danh: .......................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C =12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40;
Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. Na2O.
B. NO2.

C. H2CO3.

D. O3.

Câu 2: Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Cu.
B. Ag.

C. Al.

D. Fe.



Câu 3: A là hợp chất được tạo ra từ 3 ion có cùng cấu hình electron là: 1s22s22p6. Hợp chất A là thành
phần chính của quặng nào sau đây?
A. Đôlômit.
B. Photphorit.
C. Criolit.
D. Xiđerit.
Câu 4: Clo có hai đồng vị 35Cl và 37Cl, nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Có bao nhiêu nguyên
tử 37Cl trong 14,25 gam MgCl2? (lấy NA = 6.1023)
A. 1,35.1023.
B. 4,5.1022.
C. 1,8.1023.
D. 4,5.1023.
Câu 5: Chất nào sau đây dùng để bó bột xương gãy, nặn tượng, trang trí, …?
A. Gỗ.
B. Vôi.
C. Thạch cao.
D. Xi măng.
Câu 6: Để hòa tan hoàn toàn 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe cần tối thiểu bao nhiêu lít dung dịch H2SO4
1M (loãng)?
A. 0,6.
B. 0,5.
C. 0,3.
D. 0,4.
Câu 7: Chất X có đặc điểm: Đốt trên ngọn lửa đèn khí, ngọn lửa chuyển sang màu vàng. X không tác
dụng với dung dịch BaCl2. X là
A. NaHCO3.
B. K2CO3.
C. Na2CO3.
D. KHCO3.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh?
A. Nhúng lá nhôm vào dung dịch HCl.
B. Nhúng lá đồng vào dung dịch AgNO3.
C. Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NaOH.
D. Thêm Fe vào dung dịch NH3 đặc.
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 10,6 gam muối vô cơ X vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,24 lít một
chất khí Y có tỷ khối so với H2 là 22. X là chất nào sau đây?
A. NaHCO3.
B. Na2CO3.
C. K2SO3.
D. KHSO3.

 Fe(NO3)3 + CO2 + NO + H2O. Tỉ lệ số phân tử chất
Câu 10: Cho phản ứng hóa học: Fe3C + HNO3 
bị khử và số phân tử chất bị oxi hóa là
A. 16 : 1.
B. 40 : 3.
C. 10 : 1.
D. 13 : 3.
Câu 11: Ở cơ sở sản xuất NH3, công nhân hít phải quá nhiều khí NH3 và bị ngộ độc, ta làm gì để sơ cứu
ban đầu?
A. Cho bệnh nhân hít khí clo, sau đó uống sữa.
B. Cho bệnh nhân uống nhiều nước mát.
C. Cho bệnh nhân hít hơi nước nóng, sau đó cho uống nước chanh hay giấm.
Nguyễn Ngọc Hiếu

Trang 1/6 - Mã đề thi 111


D. Cho bệnh nhân hít hơi nước nóng, sau đó cho uống nước muối nhạt.

Câu 12: Cho các phản ứng:
(1) O3 + dung dịch KI
(3) MnO2 + HCl (t0)
(5) Cl2 + NH3 dư
(7) CH3NH2 + O2 (t0)
(9) Ca (dư) + O3 (t0)
Số phản ứng có sản phẩm đơn chất là
A. 9.
B. 6.

(2) HF + SiO2
(4) H2S (k) + Cl2 (k)
(6) CuO + NH3 (t0)
(8) H2S + FeCl3
(10) NH3 + O2 (Pt, 8000C)
C. 7.

D. 8.

Câu 13: Cho 4,8 gam Br2 nguyên chất vào dung dịch chứa 12,7 gam FeCl2 thu được dung dịch X. Cho
dung dịch AgNO3 dư vào X thu được a gam kết tủa. Giá trị a là
A. 44,3 gam.
B. 39,98 gam.
C. 55,58 gam.
D. 28,5 gam.
Câu 14: Cho hỗn hợp CuO và Fe vào dung dịch HNO3 loãng nguội. Nhận thấy CuO và Fe đều phản ứng
hết. Sau phản ứng thu được dung dịch X, chất khí Y và chất rắn không tan Z. Cho dung dịch NaOH dư
vào dung dịch X được kết tủa T. Kết tủa T phải chứa
A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.
B. Fe(OH)2.

C. Fe(OH)3 và Cu(OH)2.
D. Cu(OH)2.
Câu 15: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Cho kim loại liti tác dụng với khí nitơ.
(b) Sục khí hiđro iotua vào dung dịch muối sắt (III) clorua.
(c) Cho bạc kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua.
(d) Dẫn khí amoniac vào bình đựng khí clo.
(e) Cho phân đạm ure vào nước.
(g) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 98%.
(h) Sục khí đimetyl amin vào dung dịch phenylamoni clorua.
(i) Cho dung dịch axit axetic vào dung dịch natri phenolat.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 7.
B. 6.
C. 4.

D. 5.

Câu 16: Thí nghiệm nào sau đây khi tiến hành xong thu được dung dịch có pH < 7?
A. Cho 50 ml dd KHSO4 2M phản ứng với 100 ml dd KOH 1M.
B. Cho 50 ml dd KHSO4 2M phản ứng với 100 ml dd NH3 1M.
C. Cho 50 ml dd HCl1M phản ứng với 150 ml dd Na2CO3 1M.
D. Cho 50 ml dd HCl1M phản ứng với 100 ml dd Ba(OH)2 0,5M.
Câu 17: Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hòa
100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố
lưu huỳnh trong oleum trên là
A. 23,97%.
B. 37,86%.
C. 32,65%.
D. 35,96%.

Câu 18: Cho các nhận xét sau:
a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua.
b) Độ dinh dưỡng của phân kali được tính bằng % khối lượng của kali.
c) Amophot là hỗn hợp gồm (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4.
d) Phân ure có hàm lượng N khoảng 46%.
e) Thành phần chính của phân lân nung chảy là hỗn hợp photphat và silicat của magie và canxi.
f) Nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2SO4 và KNO3.
Số nhận xét sai là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 19: Tính chất nào đúng với sacarozơ?
A. Là chất rắn không tan trong nước.
C. Tham gia phản ứng tráng bạc.

B. Điều chế bằng cách thủy phân xenlulozơ.
D. Bị thủy phân trong dung dịch axit đun nóng.

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam một hỗn hợp este thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thủy phân
hoàn toàn hỗn hợp trên cần 0,1 mol NaOH. Giá trị của m là
Nguyễn Ngọc Hiếu

Trang 2/6 - Mã đề thi 111


A. 6,6.

B. 2,2.


C. 4,4.

D. 8,8.

Câu 21: Phản ứng nào đúng?
t0
A. CH3OH + CuO 
 HCHO + H2O + Cu.
 CH3ONa + H2O.
B. CH3OH + NaOH 
 C2H4(OH)2 + H2.
C. C2H5OH + H2O 
 C2H5Cl + NaOH.
D. C2H5OH + NaCl 
Câu 22: Đốt cháy một ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 11 : 6. Số ancol
thỏa mãn điều kiện trên là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một este X, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong
dư thấy tách ra 20 gam kết tủa. X không có khả năng phản ứng với
A. dung dịch Na2CO3 đun nóng.
B. dung dịch AgNO3/NH3.
C. H2.
D. dung dịch H2SO4 loãng, nóng.
Câu 24: Cho các dung dịch: CH3COONa, CH3NH2, C6H5OH, C6H5ONa, C2H5ONa, CH3COOH,
C6H5NH2, glyxin, lysin, axit glutamic. Trong số các dung dịch trên, tổng số dung dịch làm thay đổi màu
quỳ tím là
A. 8.

B. 6.
C. 5.
D. 7.
Câu 25: Ba chất hữu cơ X, Y, Z chứa C, H, O đều có phân tử khối là 46 đvC. Chất X không phản ứng
với Na. Chất Z không phản ứng với NaOH. Nhiệt độ sôi của X, Y, Z tăng theo thứ tự là
A. X < Y < Z.
B. Y < Z < X.
C. X < Z < Y.
D. Z < Y < X.
Câu 26: Cho dãy các chất sau: glixerol, ancol etylic, Gly-Ala-Gly, axit fomic. Số chất hòa tan được
Cu(OH)2 là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 27: Hợp chất hữu cơ A (phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức) có khả năng tác dụng với Na, giải
phóng khí H2. Khi đốt cháy hoàn toàn V lít hơi A thì thể tích CO2 thu được chưa đến 2,25V lít (ở cùng
điều kiện). Số chất A thỏa mãn là
A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 28: Cho dãy các chất sau: Fe, Na, CaO, Na2O, Fe(OH)2, NH4NO3, KOH, xenlulozơ, HCl, MnO2,
C2H5OH, số chất có thể tan trong nước ở nhiệt độ thường là
A. 6.
B. 9.
C. 7.
D. 8.
Câu 29: Trong phòng thí nghiệm bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế bao nhiêu khí trong số
các khí sau: Cl2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4?


A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Câu 30: Chia m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ thành ba phần bằng nhau. Thực hiện phản
ứng tráng gương thu được 10,8 gam Ag. Phần hai hòa tan vừa đúng 5,88 gam Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Thủy phân phần ba, trung hòa dung dịch sau thủy phân, tách và cho toàn bộ sản phẩm tạo tác dụng với H2
dư (Ni, t0C) thu được m gam sobitol. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 21,84.
B. 34,58.
C. 25,48.
D. 30,94.

Nguyễn Ngọc Hiếu

Trang 3/6 - Mã đề thi 111


Câu 31: Cho dãy các chất rắn sau: Al, (NH4)2SO3, NH4Cl, Al2O3, Zn(OH)2, Fe(OH)3, K2CO3, CaCO3,
AlCl3. Trong dãy trên bao nhiêu chất có thể vừa tan trong dung dịch HCl dư, vừa tan được trong dung
dịch NaOH dư?
A. 7.
B. 6.
C. 8.
D. 5.

Câu 32: Phát biểu nào sau không đúng?
A. Tính bazơ của NaOH lớn hơn C2H5ONa.
B. Trong dung dịch glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh.
C. Thù hình là các dạng đơn chất khác nhau của cùng 1 nguyên tố.
D. Điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn) là phương pháp được dùng để điều chế NaOH trong
công nghiệp.
Câu 33: Cho 0,15 mol một amino axit X mạch hở phản ứng vừa đủ 150 ml dung dịch HCl 1M sau phản
ứng thu được dung dịch Y, dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung
dịch được 29,625 gam chất rắn. X là
A. Axit glutamic.
B. Glyxin.
C. Alanin.
D. Valin.
Câu 34: Cho một mẫu đá vôi nặng 10 gam vào 200 ml dung dịch axit clohiđric 2M. Thực hiện các biện
pháp sau:
a) Nghiền nhỏ đá vôi trước khi cho vào.
b) Dùng 100 ml dung dịch HCl 4M thay vì dùng dung dịch ban đầu.
c) Tăng nhiệt độ cho phản ứng.
d) Cho thêm 500 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch ban đầu.
e) Thực hiện phản ứng trong ống nghiệm lớn hơn ban đầu.
Có bao nhiêu biện pháp làm tăng tốc độ phản ứng?
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở, đồng đẳng kế tiếp. Cho m gam hỗn hợp X tác
dụng hết với 510 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch chứa các chất tan có cùng nồng độ mol. Đốt
m gam amin có phân tử khối lớn hơn trong hỗn hợp X cần 46,478 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A. 24,32.
B. 22,77.

C. 22,44.
D. 23,42.
Câu 36: Đun nóng hỗn hợp glyxin và axit glutamic thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ trong đó có G.
Nếu G tác dụng với dung dịch HCl đun nóng theo tỉ lệ mol tối đa là n G : nHCl = 1 : 2. G sẽ tác dụng với
dung dịch NaOH đun nóng theo tỉ lệ mol nG : nNaOH tối đa là
A. 1 : 3.
B. 1 : 4.
C. 1 : 1.
D. 1 : 2.
Câu 37: X là dung dịch Al2(SO4)3, Y là dung dịch Ba(OH)2. Trộn 200 ml X với 300 ml Y được 8,55 gam
kết tủa. Trộn 200 ml X với 500 ml Y được 12,045 gam kết tủa. Nồng độ mol/lít của dung dịch X và Y lần
lượt là
A. 0,1M và 0,05M.
B. 0,05M và 0,075M. C. 0,1M và 0,2M.
D. 0,075M và 0,1M.
Câu 38: Dung dịch X chứa 0,01 mol H2NCH2COOH, 0,03 mol HCOOC6H5, 0,02 mol ClH3NCH2COOH.
Để tác dụng hết với dung dịch X cần tối đa V ml dung dịch NaOH 0,5M, đun nóng thu được dung dịch Y.
Giá trị của V là
A. 220.
B. 200.
C. 120.
D. 160.
Câu 39: Lấy 21,33 gam cao su isopren đã được lưu hóa đem đốt cháy hoàn toàn bằng oxi vừa đủ, sau
phản ứng ngưng tụ hết hơi nước thì còn lại 34,272 lít khí (đktc). Trung bình cứ bao nhiêu mắt xích
isopren thì có một cầu nối đisunfua (-S-S-)?
A. 23.
B. 18.
C. 46.
D. 20.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch

Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ
từ từ 200 ml dung dịch HCl 2M vào Y, được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A.27,3.
B.19,5.
C.16,9.
D.15,6.
Câu 41: Nhiệt phân hoàn toàn m gam KClO3 (trong điều kiện không có xúc tác) thì thu được chất rắn có
chứa 37,25 gam KCl và khí O2. Cho lượng khí này phản ứng với 56 gam Fe sau một thời gian thu được
hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,96 lít hỗn hợp khí Z gồm
NO và NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5), tỉ khối hơi của Z so với He là 10,5. Giá trị của
m gần giá trị nào nhất sau đây?
Nguyễn Ngọc Hiếu

Trang 4/6 - Mã đề thi 111


A. 90.

B. 75.

C. 80.

D. 65.

Câu 42: Hỗn hợp M gồm 1 hiđrocacbon X, 1 axit Y và 1 anđehit Z (X, Y, Z đều mạch hở; Y và Z đơn
chức). Hiđro hóa 0,1 mol hỗn hợp M cần lượng vừa đủ 0,18 mol H2 thì thu được hỗn hợp N. Đốt cháy
hỗn hợp N, thu được 4,704 lít CO2 (đktc) và 5,04 gam H2O. Mặt khác, khi cho hỗn hợp N tác dụng với Na
dư thì sinh ra 0,56 lít khí (đktc). Nếu cho cùng lượng M trên tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3 thì thu được m gam kết tủa. Biết X không no và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần
nhất của m là

A. 21,64 gam.
B. 25,96 gam.
C. 26,47 gam.
D. 20,65 gam.
Câu 43: Dung dịch X chứa NaHCO3 x mol/l và K2CO3 y mol/l. Dung dịch Y chứa HClO4 1,0M và
H2SO4 1,25M. Tiến hành các thí nghiệm sau:
+ Cho từ từ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y thu được 5,6 lít CO2 (đktc).
+ Cho từ từ 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được dung dịch Z và khí CO 2 thoát ra. Cho
Ba(OH)2 dư vào dung dịch Z thu được 98,075 gam kết tủa.
Giá trị x, y lần lượt là
A. 0,2M và 0,3M.
B. 0,3M và 0,2M.
C. 2M và 3M.
D. 3M và 2M.
Câu 44: Đun nóng 13,5 gam este X đơn chức với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 14,58 gam muối. Y
là este hai chức có số cacbon bằng với số cacbon của X. Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 320 ml
dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp F gồm 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chứa a gam muối A
và b gam muối B (MA < MB). Đun nóng hỗn hợp F với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 7,232 gam hỗn hợp 3
ete. Biết hiệu suất ete hóa mỗi ancol đều bằng 80%. Tỉ lệ a : b gần nhất với
A. 0,4.
B. 0,6.
C. 0,5.
D. 0,3.
Câu 45: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và NaCl với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi ở catot có
khí thoát ra thì dừng lại khi đó ở anot thu được hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2. Đốt 15,9 gam hỗn hợp gồm
Mg, Al, Fe có tỉ lệ số mol Mg : Al : Fe = 4 : 2 : 3 bằng hỗn hợp Y thu được hỗn hợp Z gồm các oxit và
muối clorua (không còn dư khí). Hoà tan hỗn hợp Z cần vừa đủ 720 ml dung dịch HCl 1M thu được dung
dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 160,765 gam kết tủa. Khối lượng
chất tan có trong dung dịch X là
A. 103,305 gam.

B. 97,765 gam.
C. 100,535 gam.
D. 106,075 gam.
Câu 46: X, Y là hai axit cacboxylic kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng axit acrylic; Z là ancol đa chức; T là
este mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 36,68 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với dung dịch KOH
vừa đủ, thu được ancol Z và hỗn hợp muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình
tăng 13,35 gam; đồng thời thoát ra 5,04 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy toàn bộ muối cần dùng 1,5 mol O2, thu
được CO2, H2O và 20,7 gam K2CO3. Phần trăm khối lượng của T có trong hỗn hợp E là
A. 76,1%.
B. 67,6%.
C. 42,3%.
D. 63,4%.
Câu 47: Cho từ từ đến hết x mol Na vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol HCl và a mol AlCl3 ta có đồ thị
sau:
Số mol Al(OH)3

0,22

3,2a
x
Số mol Na
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba vào 300 ml dung dịch HCl 1M và H 2SO4 0,3M. Kết thúc
phản ứng thấy thoát ra 0,25x mol khí H2 (đktc); đồng thời thu được dung dịch Y và 20,97 gam kết tủa. Cô
cạn dung dịch Y thu được (0,75m + 8,57) gam rắn khan. Giá trị m là
A. 28,56.
B. 30,12.
C. 28,44.
D. 32,14.
Câu 48: Hỗn hợp X chứa metylamin; một anken và một ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X
cần dùng 0,9 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2; H2O và N2 được dẫn qua dung dịch KOH đặc dư thấy

Nguyễn Ngọc Hiếu

Trang 5/6 - Mã đề thi 111


khối lượng dung dịch tăng 37,52 gam. Mặt khác nung nóng 0,3 mol hỗn hợp E với 0,48 mol H2 (Ni, t0),
sau một thời gian thu được 0,5 mol hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 5,12. Dẫn toàn bộ Y qua bình
đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam kết tủa; khí thoát ra khỏi bình được làm no hoàn toàn
cần dùng dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Giá trị gần đúng của m là
A. 6,0 gam.
B. 7,2 gam.
C. 14,4 gam.
D. 8,4 gam.
Câu 49: Cho 52,54 gam hỗn hợp rắn X dạng bột gồm Zn; FeCl2; Fe(NO3)2; Fe3O4 và Cu (trong đó phần
trăm khối lượng của Fe chiếm 19,1854% về khối lượng) vào dung dịch chứa 1,38 mol HCl. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y có chứa các muối có khối lượng là 86,79 gam và hỗn
hợp khí Z gồm 0,06 mol khí N2O và 0,05 mol khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, kết
thúc phản ứng thấy thoát ra 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 212,75 gam
kết tủa. Phần trăm khối lượng của Cu có trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 32%.
B. 22%.
C. 20%.
D. 30%.
Câu 50: Ba peptit X, Y, Z (MX < MY < MZ) có tổng số liên kết peptit là 13; trong mỗi phân tử peptit có số
nguyên tử oxi không nhỏ hơn 5. Đốt cháy 69,31 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (số mol của X chiếm 75%
số mol của hỗn hợp) cần dùng 3,6075 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Mặt khác đun nóng 0,15 mol E
với dung dịch NaOH dư thấy lượng NaOH đã phản ứng là 26,7 gam, thu được dung dịch có chứa 2 muối
của alanin và valin. Phần trăm khối lượng của Z có trong hỗn hợp E có giá trị nhỏ nhất là
A. 15,36%.
B. 17,28%.

C. 14,86%.
D. 14,64%.
----------- HẾT ----------

Nguyễn Ngọc Hiếu

Trang 6/6 - Mã đề thi 111



×