Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực sư phạm của giảng viên trong kỳ thi hội giảng giảng viên tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.15 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TRẦN NGỌC KHIÊM

XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SƯ
PHẠM CỦA GIẢNG VIÊN TRONG KỲ THI HỘI GIẢNG
GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CẢNH SÁT NHÂN DÂN I

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TRẦN NGỌC KHIÊM

XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SƯ
PHẠM CỦA GIẢNG VIÊN TRONG KỲ THI HỘI GIẢNG
GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CẢNH SÁT NHÂN DÂN I

Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Mỹ Hà
Mã số: 60140120

Hà Nội - Năm 2015


2


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Mỹ Hà – Cục Khảo thí
và đảm bảo chất lượng, Bộ Giáo dục&Đào tạo; người đã nhiệt tình, tận tâm
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến quý Thầy (Cô) của Viện
Đảm bảo chất lượng giáo dục và các giảng viên tham gia giảng dạy khóa
học đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức về chuyên ngành Đo lường - Đánh giá
trong giáo dục cũng như cung cấp cách thức tiến hành một nghiên cứu khoa
học cho các học viên.
Xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến TS. Ngô Văn Hùng, Hiệu trưởng
- Trường Cao đẳng CSND I, TS. Phạm Tuấn Hiệp, Trưởng phòng Quản lý
đào tạo, Trường Cao đẳng CSND I, những người đã hết sức động viên, tạo
điều kiện giúp đ ỡ và có những gợi ý quý báu cho đ ề tài nghiên cứu của
tôi. Qua đây, tác giả xin chân thành cảm ơn đến toàn thể Ban Giám hiệu, lãnh
đạo, cán bộ các phòng, ban, các khoa, bộ môn, các giảng viên của Trường
Cao đẳng CSND I, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp Phòng
Quản lý đào tạo và gia đình của tác giả đã động viên, tạo điều kiện, giúp đỡ
tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn này có thể còn những hạn
chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô trong Hội đồng
chấm luận văn để tác giả hoàn thiện nội dung và bổ sung các thông tin nhằm
phát triển các hướng nghiên cứu tiếp theo.
Xin trân trọng cảm ơn ./.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2015.
Tác giả

Trần Ngọc Khiêm


3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
năng lực sư phạm của giảng viên trong kỳ thi hội giảng giảng viên tại Trường
Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính
bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu
nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện
nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận
văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu
tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng
quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các
nội dung khác trong luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2015.
Tác giả luận văn

Trần Ngọc Khiêm

4


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung


GD

Giáo dục

GV

Giảng viên

ĐT

Đào tạo

ĐH, CĐ

Đại học, cao đẳng

CSND

Cảnh sát nhân dân

CAND

Công an nhân dân

NCS

Nghiên cứu sinh

BD


Bồi dưỡng

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

TW

Trung ương

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

NVSP

Nghiệp vụ sư phạm

NLSP

Năng lực sư phạm

CBQL

Cán bộ quản lý

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng

Nội dung

Bảng 2.1:

Thống kê giới tính, độ tuổi của GV tham gia Hội giảng

Bảng 2.2:

Thống kê trình độ của GV tham gia Hội giảng

Bảng 2.3:

Thống kê chức danh giảng dạy của GV tham gia Hội giảng

Bảng 2.4:

Thống kê kết quả tham gia Hội giảng của GV

Bảng 2.5.

Đánh giá mức độ quan trọng của hoạt động Hội giảng GV

Bảng 2.6.

Đánh giá tiêu chí đang sử dụng

Bảng 2.7.


Những khó khăn khi đánh giá giảng viên trong kỳ thi Hội giảng giảng
viên tại Trường Cao đẳng CSND I

Bảng 3.1:

Trung bình và độ lệch chuẩn của cả bảng hỏi

Bảng 3.2:

Trung bình và độ lệch chuẩn của từng câu hỏi trong bảng hỏi

Bảng 3.3:

Kiểm định T-test của từng câu hỏi trong bảng hỏi

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để thúc đẩy phát triển xã hội việc xây dựng, phát triển một nền giáo
dục vững mạnh là nhân tố then chốt. Trước bối cảnh quốc tế và trong nước
hiện nay, Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào
tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư
cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”. Trong các kỳ đại hội vừa qua,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu và
là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội.
Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước và hội nhập quốc tế,

giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng
một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh - quốc phòng. Nghị quyết Hội nghị TW8 khóa XI của Đảng nhấn
mạnh: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến
thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Phát triển
giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách
quan.”[3].
Nghị quyết Hội nghị TW8 khóa XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Giáo
dục và đào tạo cùng là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi
trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.” [3].
Tại Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
tiếp tục khẳng định: Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thì giải pháp

7


có tính quyết định là xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo [3]. Đặc biệt, qua
gần 20 năm đổi mới, cùng với sự phát triển toàn diện của đời sống kinh tế - xã
hội, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 về việc
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,
trong đó nhấn mạnh “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa
mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát
triển giáo dục 2001-2010 và chấn hưng đất nước. Mục tiêu là xây dựng nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,
phẩm chất lối sống lương tâm, tay nghề của nhà giáo” [1]. Triển khai thực

hiện Chỉ thị của Ban Bí thư, ngày 11/01/2005 Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”, đây là văn bản đầu tiên đã cụ thể hóa
và nêu cao vai trò của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó
xác định mục tiêu là: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
được chuẩn hóa, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng
cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo;
đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước những năm qua có sự đóng
góp to lớn của lực lượng CAND. Lực lượng CAND được Đảng và Nhà nước
giao nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đấu
tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong lĩnh
vực an ninh trật tự. Trước yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc xây dựng bảo vệ
Tổ quốc, lực lượng CAND đã được xây dựng và không ngừng lớn mạnh như
ngày nay là nhờ công tác giáo dục đào tạo trong lực lượng CAND không

8


ngừng phát triển, trang bị cho đội ngũ cán bộ Công an những tri thức khoa
học và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu công tác.
Quán triệt quan điểm phát triển giáo dục đào tạo của Đảng, Nhà nước,
công tác giáo dục, đào tạo trong lực lượng CAND đã có bước phát triển và
đạt được nhiều kết quả quan trọng. Để đổi mới cơ bản, toàn diện và nâng cao
chất lượng giáo dục, đào tạo, góp phần đảm bảo tốt công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ Công an trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, ngày 22/7/2011,
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1229/QĐ-TTg phê duyệt Đề án
“Quy hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chất lượng của các cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng trong Công an nhân dân”, trong đó đã xác định quan điểm
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường CAND là yếu tố

quyết định để thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
trong CAND; xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất
lượng theo tiêu chuẩn chức danh quy định cho từng bậc học, có cơ cấu đồng
bộ về trình độ và ngành nghề, độ tuổi.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục đào tạo
trong CAND là hoạt động dạy giỏi, Hội giảng giảng viên các cấp trong các
trường CAND. Tổ chức hoạt động dạy giỏi, Hội giảng giảng viên nhằm đổi
mới nội dung, phương pháp giảng dạy; khuyến khích và tạo điều kiện cho đội
ngũ giáo viên Công an nhân dân không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ
chuyên môn theo tiêu chuẩn chức danh giảng dạy; phát triển và nâng cao chất
lượng phong trào thi đua dạy giỏi trong các trường CAND. Việc xét công
nhận danh hiệu dạy giỏi nhằm ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những nhà giáo
có thành tích trong phong trào thi đua dạy giỏi; đảm bảo điều kiện để giảng
viên, giáo viên, huấn luyện viên trong CAND đạt được các tiêu chuẩn chức
danh cao hơn trong giảng dạy, huấn luyện; là cơ sở để xét danh hiệu thi đua
theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an đối với đội ngũ nhà giáo.

9


Hoạt động dạy giỏi là hoạt động chuyên môn được tổ chức theo năm
học. Trên cơ sở kết quả hoạt động dạy giỏi, nhà trường tổ chức đánh giá rút
kinh nghiệm để cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo và là cơ sở để xem xét
công nhân danh hiệu dạy giỏi cho cá nhân đã có thành tích tham gia.
Một trong những hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho GV của Nhà
trường đó là hoạt động Hội giảng GV, hoạt động Hội giảng GV là một trong
những hoạt động dạy giỏi, đều được tổ chức định kỳ nhằm đẩy mạnh phong
trào thi đua dạy tốt trong nhà trường; động viên GV đổi mới nội dung và cải
tiến phương pháp dạy học; tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi, trao đổi, nhân
rộng những sáng kiến, kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy tích cực, hiệu

quả nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ
giảng viên; biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân đạt thành tích cao
trong Hội giảng, kết quả Hội giảng là cơ sở để xét công nhận danh hiệu Giảng
viên dạy giỏi cấp trường và các danh hiệu thi đua khác của GV.
NLSP của GV tham gia kỳ thi được thể hiện qua ba phần thi: Kiểm tra
hiểu biết, Thực hành bài giảng, Hồ sơ bài giảng. Kỳ thi là nơi để các GV
chứng tỏ năng lực của mình cũng như là nơi tôi luyện bản thân để hoàn thiện
các kỹ năng sư phạm cho riêng mình qua đó thúc đẩy phong trào dạy giỏi
trong nhà trường. Tuy nhiên việc đánh giá NLSP của GV tham gia kỳ thi còn
có những mặt hạn chế cụ thể như:
- Về kiểm tra hiểu biết (thi trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp cả hai):
nội dung, hình thức thi và tiêu chí để chấm điểm chưa được thực hiện tốt; tiêu
chí đưa ra chưa thật sự chính xác, chưa được quy định rõ ràng còn mang tính
chủ quan của người chấm...
- Về thực hành bài giảng: các tiêu chí đưa ra để đánh giá chưa được
thống nhất trong ban giám khảo, còn chung chung, chưa thật chi tiết và chưa
đảm bảo đánh giá đúng NLSP của GV.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về việc phê
duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”, Quyết định 09/2005/QĐTTg, ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
2. A.V Petrovski (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm tập
II, Nxb Giáo dục.
3. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW
Hội nghị trung ương 8 khóa XI.

4. Bộ Công an (2014), Báo cáo tổng kết phong trào dạy giỏi trong các
học viện, trường CAND năm học 2013-2014, Tổng cục XDLL CAND,
Hà Nội.
5. Bộ Công an (2011), Quyết định số 1229/QĐ-TTg phê duyệt đề án quy
hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng trong CAND đến năm 2020, Hà Nội.
6. Bộ Công an (2010), Thông tư 09/2010/TT-BCA Quy định tiêu chuẩn,
quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh giảng dạy, huấn luyện
trong lực lượng CAND, Hà Nội.
7. Bộ Công an (2010), Thông tư 56/2010/TT-BCA ngày 14/12/2010 Quy
định về dạy giỏi trong các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung
cấp CAND, Hà Nội.
8. Bộ Công an (2012), Kế hoạch số 128/KH-BCA-X11 ngày 22/5/2012
của Bộ Công an về việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa về
trình độ theo chức danh đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
các trường CAND giai đoạn 2012-2015, Hà Nội.

11


9. Cấn Văn Chúc (2009), Các giải pháp xây dựng, nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các trường CAND đến
năm 2015 và hướng tới năm 2020, Bộ Công an.
10.Trần Việt Cường (2012), Tổ chức dạy học theo dự án học phần
phương pháp dạy học môn toán góp phần rèn luyện năng lực sư phạm
cho sinh viên khoa Toán, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học giáo dục
Việt Nam.
11.Trần Công Dương (2008), Đổi mới nội dung, phương thức bồi dưỡng
GV dạy Toán Trung học cơ sở đáp ứng chương trình, sách giáo khoa
mới, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học.

12.Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lý học, Nxb Giáo dục.
13.Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Lê Khánh, Trần Trọng Thủy
(1989), Tâm lý học tập II, Nxb Giáo dục.
14.Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lý học
lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, Nxb ĐHQGHN.
15.Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề GV những nghiên cứu lý luận và thực
tiễn, Nxb ĐHSP.
16.Bùi Văn Huệ (2000), Giáo trình Tâm lý học, Nxb ĐHQGHN.\
17.Vũ Xuân Hùng (2012), Dạy học hiện đại và nghiên cứu năng lực dạy
học cho giáo viên, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.
18.Hồ Chí Minh tuyển tập, Nxb Sự thật – Hà Nội.
19.Nguyễn Công Khanh (2014), Tài liệu kiểm tra đánh giá trong giáo
dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
20.Phạm Ngọc Long (2011), Hệ thống tiêu chí đánh giá chương trình
nghiệp vụ sư phạm Đại học sư phạm, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học
giáo dục Việt Nam.
21.Luật Giáo dục, Quốc hội 2005.

12


22.Luật Giáo dục đại học, Quốc hội 2012.
23.Dương Thu Mai (2012), Hình thái giáo dục hiện đại và các phương
pháp không truyền thống để đánh giá năng lực học tập của học sinh
phổ thông ở Việt Nam sau năm 2015, Hội thảo đánh giá kết quả học
tập của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015,
Hà Nội.
24.Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Quý Thanh, Giáo dục đại học: Một số
thành tố của chất lượng, 2007, Nxb Đại học QGHN, Viện ĐBCLGD
25.Lục Thị Nga (2006), Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng nghiệp vụ sư

phạm của giáo viên trường Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay,
Luận án Tiến sĩ.
26.Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục Đại học: Phương pháp dạy và học. Tố
chất của người thầy giáo. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
27.Hoàng Phê (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nắng.
28.Tổng cục XDLL CAND (2013), Báo cáo tổng kết công tác giáo dục
đào tạo trong lực lượng CAND năm học 2012-2013, Bộ Công an.
29.Trường Cao đẳng CSND I, Báo cáo tổng kết Hội giảng năm học 20102011, 201-2012, 2012-2013, 2013-2014.
30.Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I (2014), Báo cáo tổng kết toàn
diện công tác giáo dục, đào tạo.
31.Trường Đại học sư phạm Hà Nội (2013), Chương trình đào tạo và rèn
luyện năng lực sư phạm cho sinh viên trường ĐHSP Hà Nội, Bộ Giáo
dục & Đào tạo.
32.Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Giáo trình Giáo dục học tập 2, ĐHSP Hà
Nội.
33.Phạm Xuân Thanh (2007), Đánh giá chất lượng các cơ sở giáo dục
Phần I, Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD & ĐT.

13


34.Đinh Thị Kim Thoa (2009), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHQGHN
35. Sổ tay thực hiện các hướng dẫn đảm bảo chất lượng trong mạng lưới
các trường đại học Đông Nam Á, NXB ĐHQGHN.
36.Xavier Rogiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để
phát triển các năng lực ở nhà trường, Nxb Giáo dục.
37.James H.Mcmillan (2001), Kiểm tra và đánh giá lớp học, Viện ĐHQG
Virginia.
Tiếng Anh
38.Natasa Pantic (2010), Teacher cempetencis as a basis for teacher

education, Belgrade.

14



×