Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Mở rộng thị trường thiết bị nâng hạ công nghiệp nhóm khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc tại Việt Nam của Công ty Cầu trục và Thiết bị AVC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.96 KB, 11 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CƢ́U MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Trong thời gian vừa qua đã có một số đề tài nghiên cứu về việc mở rộng, phát triển
thị trường, qua nghiên cứu tại thư viện trường ĐH Kinh tế quốc dân, mạng internet, tôi
thấy có một số đề tài nghiên cứu các sản phẩm, các nhóm khách hàng khác nhau trong
một số lĩnh vực như: Du lịch, hàng không, thiết bị điện...

1.2. Kết luận về tổng quan các công trình có liên quan
Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học về mở rộng thị trường đã được
nghiên cứu khá nhiều. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về mở rộng thị
trường trong lĩnh vực thiết bị nâng hạ công nghiệp, đă ̣c biê ̣t là nghiên cứu v ề đặc tính
nhóm khách hàng Nhật Bản v à Hàn Quốc . Tác giả của công trình nghiên cứu này v ới
mong muốn khắc phục những thiếu sót ở các luận văn trước và đề ra các giải pháp ,
phương hướng, mục tiêu, chính sách phù hơ ̣p để có th ể vận dụng vào thực tiễn của công
ty AVC.

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG VỀ MỞ
RỘNG THI ̣TRƢỜNG
2.1. Mở rô ̣ng thi trƣơ
̣
̀ ng
2.1.1. Khái niệm thị trường và mở rộng thị trường
“Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay
mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay
mong muốn đó” (Theo Philip Kotler).
Mở rộng thị trường là việc mở rộng việc đáp ứng những nhu cầu chưa được thỏa
mãn để tạo ra cho doanh nghiệp thêm những cơ hội mới. Hay mở rộng thị trường là quá
trình nâng cao khả năng khai thác thị trường và phát triển thị trường mới của công ty kinh
doanh nhằm đặt được mục tiêu kinh doanh và nâng cao được vị thế của công ty trong


những khoảng thời gian xác định.


2.1.1. Vai trò của hoạt động mở rộng thị trường
Mở rộng thị trường có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực, kỹ năng và
chất lượng của lực lượng lao động, đặc biệt là đội ngũ nhân viên bán hàng. Đồng thời sẽ
tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vị trí ngày càng ổn định. Nâng cao uy tín sản phẩm
của doanh nghiệp và trên cơ sở đó sẽ tạo ra động lực thúc đẩy chiến thắng trong cạnh
tranh, nâng cao số lượng sản phẩm bán ra.

2.1.2. Nội dung của hoạt động mở rộng thị trường
- Nghiên cứu thị trường: để xác định khả năng tiêu thụ hay bán một sản phẩm hoặc
một nhóm sản phẩm nào đó của doanh nghiệp.
- Phân tích tiềm lực doanh nghiệp: cần có sự đánh giá đúng chiến lược xây dựng
tiềm lực doanh nghiệp để lựa chọn cơ hội hấp dẫn và tổ chức thực hiện.
- Phân đoạn thị trường: nhằm mục đích giúp doanh nghiệp trong việc lựa chọn một
hoặc một vài đoạn thị trường mục tiêu để làm đối tượng ưu tiên.

2.1.3. Các khả năng mở rộng thị trường của doanh nghiệp
Chiến lược xâm nhập thị trường: dành thêm thị phần bằng những sản phẩm hiện
có trên thị trường hiện tại.
Chiến lược phát triển thị trường: tìm kiếm những thị trường mới mà nhu cầu của
những thị trường đó có thể đáp ứng được những sản phẩm hiện có của DN.
Chiến lược phát triển sản phẩm: phát triển những sản phẩm mới mà những thị
trường hiện tại có khả năng quan tâm.

2.1.4. Yêu cầu của việc duy trì và mở rộng thị trường
2.2. Thị trƣờng thiết bị nâng hạ công nghiêp̣
2.2.1. Định nghĩa thiết bị nâng hạ
Thiết bị nâng hạ: là một loại thiết bị đảm bảo các thao tác nâng hạ di chuyển hàng

hóa trong nhà xưởng và khu vực sản xuất.

2.2.2. Phân loại thiết bị nâng hạ
Theo công suất có thể chia thiết bị nâng hạ thành: Loại tải trọng nhẹ, loại tải trọng
trung, loại tải trọng lớn.


2.2.3. Khái niệm thị trường thiết bị nâng hạ
Thị trường thiết bị nâng hạ là nơi mua bán thiết bị nâng hạ, là quá trình trong đó
người mua và người bán thiết bị nâng hạ tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và
số lượng hàng.Các yếu tố của thị trường
Để cấu thành thị trường, cần có các yếu tố sau: Cầu của thị trường, cung của thị
trường, giá cả thị trường và cạnh tranh.

2.2.4. Đặc điểm thị trường thiết bị nâng hạ
-

Cầu của thị trường thiết bị nâng hạ mang tính thứ phát

-

Thị trường thiết bị nâng hạ có độ co giãn về giá thấp.

-

Khách hàng sử dụng chủ yếu là các DN sản xuất như: cơ khí chế tạo, sản xuất

thép, kho hàng hóa, bê tông, đóng tàu, cảng biển…
-


Thiết bị nâng hạ thường có giá trị lớn, là tài sản cố định của các DN.

-

Thị trường thiết bị nâng hạ có sự phân hóa rõ rệt với 3 dòng sản phẩm: Dòng sản

phẩm chất lượng cao, chất lượng trung bình và chất lượng dưới trung bình.

2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng thị trường thiết bị nâng hạ
a. Số sản phẩm tiêu thụ được tăng thêm
Số lượng sản phẩm tiêu

Tỷ lệ tăng trưởng
số lượng sản phẩm =

-

thụ được kỳ nghiên cứu

Số lượng sản phẩm
tiêu thụ được kỳ gốc
x 100%

Số lượng sản phẩm

tiêu thụ (%)

tiêu thụ được kỳ gốc

b. Số khách hàng tăng thêm

Số lượng khách hàng
Tỷ lệ tăng trưởng
số khách hàng (%)

=

trong kỳ nghiên cứu

-

Số khách hàng
trong kỳ gốc

Số lượng khách hàng

x 100%

trong kỳ gốc
c. Thị trường và mức tăng thị phần
Thị phần của sản
phẩm (%)

=

Số lượng sản phẩm doanh nghiệp tiêu thụ
trong kỳ

x 100%



Tổng số sản phẩm cùng loại được tiêu thụ
trên thị trường cùng kỳ
d. Doanh thu và mức tăng doanh thu
Tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu (%)

D.thu kỳ nghiên cứu - D.thu trong kỳ gốc
=

Doanh thu trong kỳ gốc

x 100%

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG
THIẾT BI ̣NÂNG HA ̣ CÔNG NGHIỆP NHÓM KHÁCH
HÀNG NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC TẠI CÔNG TY AVC
3.1. Giới thiêụ về Công ty Cổ phầ n Cầ u Tru ̣c và Thiế t Bi AVC
̣
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty AVC
3.1.2. Sologan
“ Vươn tới sự hoàn hảo – Moving on up”

3.1.3. Tầm nhìn
Xây dựng AVC trở thành một trong những nhà cung cấp cầu trục có uy tín hàng
đầu tại Việt Nam về độ tin cậy, thời gian giao hàng nhanh, giá cả cạnh tranh.

3.1.4. Năng lực sản xuất của công ty
3.1.5. Sức mạnh cạnh tranh
3.2. Những nhân tố chính ảnh hƣởng đến hoạt động mở rộng thị trƣờng nhóm
khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc

3.2.1. Môi trường bên ngoài
Các yếu tố kinh tế có thể tính đến là: Tốc độ tăng trưởng GDP; lãi suất ngân hàng;
tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái; thuế xuất nhập khẩu…
Các yếu tố chính trị và pháp luật như: chính sách kinh tế, ngoại giao tốt, cùng với
mục tiêu tăng cường ngành công nghiệp chế tạo do đó Việt Nam đã có những chính sách
khuyến khích nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc ngày càng nhiều.
Trên thị trường Việt Nam hiện có hơn 30 công ty đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ khác
nhau, trong đó đối thủ cạnh tranh lớn nhất ty là công ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp
Nagoya với 100% vốn từ Nhật Bản.


Đặc điểm nhóm khách hàng có một số khác biệt như: văn hóa của khách hàng, giá
mua chấp nhận được, phương thức thanh toán, phục vụ.
AVC là đại diện độc quyền duy nhất tại Việt Nam cho hãng: ABUS Crane
Systems Ltd (Đức) và hãng Misubishi (Nhật Bản) vì vậy sẽ chịu sức ép về chỉ tiêu doanh
thu, nếu không đạt được doanh thu thì có thể sẽ rơi vào đối thủ cạnh tranh.

3.2.2. Môi trường nội bộ doanh nghiệp
Đặc điểm về sản phẩm thiết bị nâng hạ: là thiết bị nhập khẩu và cũng là sản phẩm
siêu trường siêu trọng nên ảnh hưởng rất lớn đến kênh phân phối.
Năng lực marketing: xác định giá cả, xúc tiến và phân phối hàng hóa và dịch vụ để
tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn mục tiêu của mọi cá nhân và tổ chức.
Nhân lực con người đóng vai trò quan trọng trong các sản phẩm đặc biệt như thiết
bị nâng vì đây là thiết bị đòi hỏi độ an toàn cao.

3.3. Thƣ̣c tra ̣ng mở rô ̣ng thi trƣơ
ha ̣ công nghiêp̣ nhóm khách
̣
̣
̀ ng thiế t bi nâng

hàng Nhật Bản và Hàn Quốc tại Việt nam của Công ty AVC
3.3.1. Tình hình kinh doanh của công ty Cầu trục và Thiết bị AVC tại thị trường
Việt Nam
3.3.2. Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty
Qua 10 năm hoạt động số lượng khách hàng đã lên tới 250, tập trung chủ yếu ở thị
trường miền Bắc và miền Nam với ba nhóm khách hàng chính: Khối doanh nghiệp nhà
nước, DN tư nhân và DN FDI. Trong đó, khối DN nhà nước chỉ dao động từ 26-11% và
có xu hướng giảm dần từ năm 2009; khối DN tư nhân có tỷ trọng lớn nhất luôn ở mức
45-55% với đỉnh cao ở năm 2010 là 55%, nhưng đến năm 2011 có xu hướng giảm đi. Từ
năm 2009 về trước các DN FDI thường chỉ chiếm 20-25% trong tổng số khách hàng, có
xu hướng tăng dần từ năm 2008 với tỷ trọng tăng từ 21% tới 42% năm 2011- chiếm tới
hơn 1/3 tổng số khách hàng công ty.
a. Số lượng khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng thiết bị của công ty.
Số lượng tổng khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc của công ty đã liên tục tăng
trong các năm từ 2007 - 2011, nếu như năm 2007 tới năm 2010 là 28 khách đến năm
2011 là 34 khách hàng tăng 240% so với năm 2007. Trong đó số lượng khách hàng Nhật
luôn dao động ở mức 6 – 8 khách hàng/năm trước 2010, nhưng năm 2010 gấp đôi so với
2009 và năm 2011 tăng gấp 1,5 so với năm 2010; còn khách hàng Hàn Quốc tăng mạnh
trong hai năm 2010 và 2011.


b. Phân tích theo Tải trọng nâng (Công suất)
Từ phân tích ta thấy rằng loại thiết bị nâng mà khách hàng Nhật Bản sử dụng
chiếm tới 99% là thiết bị nâng hạ có loại tải trọng nhẹ và loại thiết bị mà các DN Hàn
Quốc sử dụng hầu hết là thiết bị nâng có loại tải trọng nhẹ (chiếm tới 83%).
c. Phân tích theo đặc tính mua hàng của khách hàng
Qua phân tích đặc tính mua hàng của nhóm khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc ta
có thể thấy một điểm chung ở nhóm khách hàng này là khi mua thiết bị nâng họ sẽ ưu
tiên mua thiết bị có nguồn gốc xuất xứ từ chính nước họ (cho dù giá có thể cao hơn - đây
có thể coi là chính sách tiêu dùng của nhóm khách hàng này).


3.3.3. Số lượng thiết bị tiêu thụ của công ty tại thị trường Việt Nam
Số lượng thiết bị trong những năm gần đây bán cho nhóm khách hàng Nhật Bản và
Hàn Quốc ngày càng tăng với mức tăng trung bình khoảng khoảng 25%/năm và mức cao
nhất đạt được là năm 2011 với 90 thiết bị nâng hạ với mức tăng 57% cho nhóm khách
hàng Nhật và 15% cho nhóm khách hàng Hàn.

3.3.4. Doanh thu tiêu thụ thiết bị nâng hạ nhóm khách hàng Nhật Bản và Hàn
Quốc
Tỷ trọng doanh thu của nhóm khách hàng này so với tổng doanh thu tăng dần
trong các năm trở lại đây như năm 2010 là 30%; 2011 là 37% tức là chiếm tới 1/3 tổng
doanh thu. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của nhóm khách hàng này cũng tăng mạnh
trong các năm gần đây với mức tăng 50% năm 2010; 34% năm 2011.

3.4. Dự báo nhu cầu sử dụng thiết bị nâng hạ nhóm khách hàng Nhật Bản và
Hàn Quốc
3.4.1. Tình hình đầu tư FDI vào việt nam
Hiện Việt Nam đã là quốc gia thu hút đầu tư FDI của nhiều nước trên thế giới với
nhiều các dự án vào các ngành công nghiệp chế tạo và xây dựng. Đây là những lĩnh vực
thế mạnh của hai quốc gia công nghiệp nhất nhì Châu Á, đây là các lĩnh vực sử dụng thiết
bị nâng hạ nhiều nhất để phục vụ sản xuất kinh doanh.

3.4.2. Tình hình đầu tư FDI của Nhật Bản
Tính đến hết 2011, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào 1.623 dự án FDI ở
Việt Nam, trong đó có 1.007 với tổng số vốn lên tới gần 22,4 tỷ USD, đứng thứ nhất


trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, với số vốn đăng ký đầu tư vào các ngành
công nghiệp chế biến và chế tạo lên tới hơn 19,3 - chiếm 86%.


3.4.3. Tình hình đầu tư FDI của Hàn Quốc
Tính đến nay, nhà đầu tư Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 24,3 tỷ USD với
3.089 dự án còn hiệu lực. Với kết quả này, Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ 2 về vốn đăng
ký và thứ nhất về số dự án trong tổng số gần 96 quốc gia đầu tư tại Việt Nam.

3.4.4. Mối quan hệ giữa giá trị đầu tư FDI và giá trị đầu tư Thiết bị nâng
Các nhà máy sản xuất luôn đòi hỏi phải có thiết bị nâng phục vụ di chuyển nguyên
vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm. Tuy nhiên giá trị, số lượng thiết bị nâng hạ trong các
nhà máy nhiều hay ít phụ thuộc vào lĩnh vực sản xuất như: công nghiệp nặng (nhà máy
thép, xi măng, đóng tàu…) thì giá trị thiết bị lớn, còn nhà máy sản xuất công nghiệp nhẹ
(nhà máy điện tử, bán dẫn, …) thì giá trị thiết bị nâng nhỏ.

3.5. Nhận xét chung về thành công và tồn tại trong việc mở rộng thị trƣờng
cho nhóm khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc
3.5.1. Những thành công chủ yếu
-

Số lượng khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng sản phẩm của công ty trong

những năm gần đây tăng mạnh với tốc độ trên 20%, về số lượng thiết bị cũng có mức
tăng trưởng luôn ở mức 30%. Tốc độ tăng doanh thu cũng tới 40%/năm.
- Từ năm 2010 AVC trở thành nhà phân phối độc quyền hãng thiết bị nâng
Misubishi, đó là một hãng thiết bị nâng hạ hàng đầu Nhật Bản.
- Công ty được hãng Misubishi hỗ trợ về marketing, bán hàng nhóm khách hàng
Nhật, hãng đã tìm đến các chủ đầu tư, dự án đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam.
- Khách hàng là các công ty lớn, các tổng thầu lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Hàng năm công ty tham gia hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam.

3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a. Những hạn chế

- Thị phần với nhóm khách hàng Nhật còn thấp.
- Với các công ty nhỏ Hàn Quốc thì khả năng đáp ứng về giá kém.
- Chưa đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các hãng thiết bị nâng Hàn Quốc để xin
nhượng quyền thương mại là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam.
- Chưa cạnh tranh được với một số tổng thầu Hàn Quốc khi tham gia đấu thầu.


-

Xúc tiến Marketing, hình thức tìm kiếm khách hàng, dự án còn bị động.
Các mối quan hệ với các phó giám đốc, trưởng phòng kỹ thuật người Việt ở các

công ty, tổng thầu Nhật Bản, Hàn Quốc còn hạn chế.
- Nhân viên bán hàng còn thiếu các kỹ năng.
- Chưa tạo hồ sơ năng lực, catalog thiết bị cụ thể, ấn tượng với các dự án đã bán cho
nhóm khách hàng này.
b. Nguyên nhân của những hạn chế
-

Do đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc vào Việt Nam hàng năm không ổn định.
Chưa thực sự chú trọng đến vai trò của quảng cáo.

- Trong giai đoạn 2003-2009 công ty mới chỉ tập trung vào khách hàng Nhà nước,
tư nhân mà họ đang “bỏ trống” hoạt động marketing nhóm khách hàng này.
- Trình độ và kinh nghiệm về quản trị marketing của cán bộ còn nhiều hạn chế.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG THIẾT BI ̣
NÂNG HA ̣ CÔNG NGHIỆP NHÓM KHÁCH HÀ N G NHẬT BẢN
VÀ HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY AVC ĐẾN NĂM 2015
4.1. Mục tiêu và định hƣớng mở rô ̣ng thị trƣờng nhóm khách hàng Nhâ ̣t Bản

và Hàn Quốc của Công ty đến năm 2015.
Mục tiêu lớn nhất của công ty AVC hiện nay là chiếm lĩnh thị trường thiết bị nâng
hạ nhóm khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc.
- Thương hiệu: Tăng mức độ nhận biết thương hiệu của công ty đối với khách hàng
từ 50% năm 2011 lên 90% năm 2015.
- Doanh số bán hàng nhóm khách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc: với tốc độ khoảng 1520%.
- Tăng thị phần trên thị trường từ 30% lên 50% ở thị trường miền bắc và từ 10% lên
30 % ở thị trường miền nam.
- Sản phẩm: Nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm.

4.2. Các giải pháp mở rộng thị trƣờng thiết bị nâng hạ của công ty
4.2.1. Giải pháp sản phẩm
-

Hoàn thiện và nâng cao dây truyền sản xuất và thiết bị.
Chọn cấu hình thiết bị phải có xuất xứ từ các Nhật Bản và Hàn Quốc.


- Sản phẩm đảm bảo những tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn của ngành thiết bị nâng
của Nhật Bản và Hàn Quốc như tiêu chuẩn JIS, DIN.
-

Cải tiến một số bộ phận phụ của Cầu trục, Cổng trục.
Sản phẩm phải được hoàn thiện, chạy thử và kiểm tra trước khi xuất xưởng.

4.2.2. Chính sách và phương thức xây dựng giá của sản phẩm
-

Nắm bắt và dự báo chính xác mức độ ảnh hưởng tác động đến các quyết định về


giá. Thường xuyên cập nhật báo giá các thiết bị và phụ kiện của nhà cung cấp.
- Xác định mức giá chào hàng, giá bán, khung giá,…
-

Ra quyết định các điều chỉnh, thay đổi giá theo môi trường kinh doanh.

-

Với từng khách hàng cụ thể có thể đàm phán với người là đầu mối của bên mua để

giá có phần hoa hồng cụ thể.
- Trong các hợp đồng mua bán tùy theo khách hàng cụ thể có thể đưa ra các phương
thức thanh toán linh hoạt.

4.2.3. Giải pháp phân phối
-

Thực hiện đúng các hợp đồng với khách hàng nhất là về thời gian giao hàng.

- Phòng xuất nhập khẩu, mua hàng phối hợp với phòng dự án để có kế hoạch nhập
các thiết bị nhập khẩu đảm bảo đúng yêu cầu khách hàng.
-

Lựa chọn bến bãi, nhà kho cho thuận lợi việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa

4.2.4. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại
- Xây dựng kênh phân phối độc quyền thiết bị nâng hãng SungDo (Hàn Quốc).
- Xây dựng hồ sơ năng lực cụ thể các dự án đã từng bán thiết bị cho khách hàng là
doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc.
- Tham gia, hỗ trợ với các tổng thầu lớn của Nhật Bản và Hàn Quốc trưng bày sản

phẩm tại các hội trợ của các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc.
- Liên kết với các công ty cung cấp thiết bị nâng hạ nhỏ để bán thiết bị.
- Cần liên hệ với các tổng thầu để đưa tên thiết bị nâng của công ty vào dự án ngay
từ khâu thiết kế.
- Tạo các mối quan hệ với trưởng phòng vật tư, kỹ thuật, mua hàng người Việt tại
các công ty Nhật.
- Kết hợp với công ty phân phối Misubishi ở thị trường Châu Á để tổ chức các đợt
marketing đi gặp trực tiếp các DN Nhật Bản.


- Xây dựng các thư viện, bài thầu với cấu hình thiết bị, giá cả theo tiêu chuẩn Nhật
Bản, Hàn Quốc để tăng tính đáp ứng và hiệu quả khi tham gia đấu thầu.
-

Xác định một khoản ngân sách cho hoạt động xúc tiến bán hàng.

4.2.5. Giải pháp nhân sự
-

Gắn thu nhập với kết quả bán hàng của nhân viên kinh doanh.
Cần trao quyền để chủ động thực hiện các kỹ năng kinh doanh như thương thảo

hợp đồng, quyết định giá cho các nhân viên kinh doanh.
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, ngoại ngữ cho nhân viên.

4.2.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ
a. Dịch vụ trước bán hàng
- Tư vấn đặc điểm kỹ thuật thiết bị phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Lên các phương án thiết kế thi công với những biện pháp tốt nhất.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng về phương thức thanh toán.

- Rút ngắn thời hạn giao nhận hàng.
- Tổ chức tốt khâu dự trữ hàng để đáp ứng kịp thời những hợp đồng ngắn ngày.
b. Dịch vụ sau bán hàng
- Nên thành lập công ty dịch vụ sau bán hàng, đầu tư thêm phương tiện đi lại như ô
tô bán tải.
- Lưu kho các bộ phận hay hư hỏng có tính chu kỳ để tăng khả năng đáp ứng.
- Hướng dẫn sử dụng thiết bị nâng cụ thể cả lý thuyết và thực hành.
- Thiết lập đường dây nóng của công ty để khách hàng kịp thời phản ánh những trục
trặc trong quá trình sử dụng thiết bị.

4.2.7. Tăng cường hoạt động của bộ máy Marketing
-

Phân công công việc đúng chuyên môn, đúng khả năng.
Quan tâm khuyến khích kịp thời để làm động lực cho nhân viên làm việc, tạo điều

kiện cho nhân viên học tập và nâng cao chuyên môn.

4.3. Các điều kiện tiền đề để thực hiện giải pháp
Đối với công ty AVC điều kiện tiền đề để thực hiện các giải pháp chính là nâng
cao ý thức của Ban lãnh đạo của công ty trong việc mở rộng thị trường, công ty cần tiếp
tục triển khai tốt các nội dung của kế hoạch kinh doanh đã đề ra.
Công ty cũng rất cần sự hỗ trợ trực tiếp và sâu sát hơn nữa của công ty Mishubishi
Nhật Bản.


Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, thiết bị nâng là thiết bị an toàn công nghệ
cao vì vậy các cơ quan quản lý cần có chính sách ưu tiên phát triển sản phẩm công nghiệp
này.




×