Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống kiểm kê khí nhà kính trong chăn nuôi gia súc và đề xuất giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.37 KB, 15 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC T NHIấN
=======

DNG TH HNG

NGHIÊN CứU XÂY DựNG Hệ THốNG KIểM KÊ
KHí NHà KíNH TRONG CHĂN NUÔI GIA SúC Và
Đề XUấT GIảI PHáP QUảN Lý

LUN VN THC S KHOA HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC T NHIấN
=======

DNG TH HNG

NGHIÊN CứU XÂY DựNG Hệ THốNG KIểM KÊ
KHí NHà KíNH TRONG CHĂN NUÔI GIA SúC Và
Đề XUấT GIảI PHáP QUảN Lý
Chuyờn ngnh

: Khoa hc mụi trng

Mó s

: 60 44 03 01



LUN VN THC S KHOA HC
NGI HNG DN KHOA HC:
TS. Nguyn Phng Nam

H NI - 2015


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ HỆ THỐNG
KIỂM KÊ KNK TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC ...........................8
1.1. Biến đổi khí hậu và phát thải khí nhà kính ......................................................8
1.1.1. Biến đổi khí hậu .......................................................................................8
1.1.2. Phát thải KNK trong chăn nuôi gia súc ..................................................10
1.2. Hệ thống kiểm kê KNK và kiểm kê KNK trong chăn nuôiError! Bookmark
not defined.
1.2.1. Khái niệm chung về hệ thống kiểm kê KNKError!

Bookmark

not

defined.
1.2.2. Giới thiệu về hệ thống kiểm kê KNK quốc gia và hoạt động kiểm kê
trong chăn nuôi của một số nƣớc trên thế giớiError! Bookmark not

defined.
1.2.3. Hiện trạng xây dựng hệ thống kiểm kê KNK ở Việt Nam ............. Error!
Bookmark not defined.
1.3. Kiểm kê khí nhà kính năm 2010 của Việt NamError!

Bookmark

not

defined.
1.3.1. Các nguồn phát thải/hấp thụ chính ........ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Kết quả kiểm kê khí nhà kính ngành chăn nuôi gia súc ................. Error!
Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG
KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH TRONG CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM
........................................................... Error! Bookmark not defined.


2.1. Phƣơng pháp kế thừa ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Khái niệm .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Đối tƣợng của phƣơng pháp .................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Nội dung phƣơng pháp .......................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học ................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Khái niệm .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Đối tƣợng của phƣơng pháp .................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Nội dung phƣơng pháp ........................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Phƣơng pháp tham vấn chuyên gia ................ Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Khái niệm .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Đối tƣợng của phƣơng pháp .................. Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Nội dung phƣơng pháp .......................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN CHO NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ
THỐNG KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH TRONG CHĂN NUÔI VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝError!

Bookmark

not

defined.
3.1. Kết quả và phân tích về khả năng xây dựng hệ thống kiểm kê KNK cho lĩnh
vực chăn nuôi gia súc của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn .. Error!
Bookmark not defined.
3.1.1. Kết quả và phân tích nhu cầu của các đơn vị liên quan đến kiểm kê
KNK trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc .. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Năng lực thực hiện các hoạt động kiểm kê KNK của các đơn vị liên quan
............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Đề xuất hệ thống kiểm kê khí nhà kính trong chăn nuôi gia súc ........... Error!
Bookmark not defined.
3.2.1. Đề xuất sắp xếp tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính của Quốc gia
............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Đề xuất sắp xếp tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn .............. Error! Bookmark not defined.


3.2.3. Biểu mẫu thu thập số liệu hoạt động và phƣơng pháp luận tính toán phát
thải cho kiểm kê KNK trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc .............. Error!
Bookmark not defined.
3.2.4. Hoạt động đảm bảo chất lƣợng (QA) và kiểm tra chất lƣợng (QC) trong
lĩnh vực chăn nuôi gia súc ..................... Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Một số biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm kê KNK và

giảm phát thải trong hoạt động chăn nuôi gia súcError! Bookmark not
defined.
KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................11


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH:

Biến đổi khí hậu

BUR1:

Báo cáo cập nhật lần thứ nhất về phát thải khí nhà kính định kỳ 2
năm một lần của Việt Nam cho UNFCCC (The First Biennial
Update Report of Vietnam to UNFCCC)

Viện CLCSTNMT:

Viện Chiến lƣợc, chính sách Tài nguyên và Môi trƣờng

CO2:

Khí Cacbonic

COP:

Hội nghị đàm phán các bên tham gia UNFCCC (Conference of
Parties)


CSDL:

Cơ sở dữ liệu

CH4:

Khí Metan

GPG:

Hƣớng dẫn thực hành tốt về kiểm kê (Good Practice Guidance)

IPCC:

Ban liên chính phủ về BĐKH (Intergovernmental Panel on
Climate Change)

JICA:

Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản

KNK:

Khí nhà kính

Cục KTTVBĐKH:

Cục Khí tƣợng thủy văn và Biến đổi khí hậu

Viện KHKTTVBĐKH: Viện Khoa học khí tƣợng thủy văn và Biến đổi khí hậu

LULUCF:

Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp

N2O:

Khí Oxit Nitơ

NAMA:

Các hoạt động giảm nhẹ phù hợp với điều kiện Quốc gia

Bộ NNPTNT:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NH3:

Khí Amôniac

QA/QC:

Hoạt động đảm bảo chất lƣợng/kiểm soát chất lƣợng (Quality
Assurance / Quality Control)

TCMT:

Tổng cục Môi trƣờng

Bộ TNMT:


Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng

UNFCCC:

Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về BĐKH (United Nations
Framework Convention on Climate Change)


MỞ ĐẦU

Cho đến năm 2015, việc xây dựng Hệ thống Quốc gia về kiểm kê khí nhà
kính (KNK) tại Việt Nam vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu hoàn chỉnh và công bố để áp
dụng cho các hoạt động liên quan đến kiểm kê KNK của các Bộ, Nghành và lĩnh vực
liên quan. Trong đó, hoạt động chăn nuôi gia súc trong lĩnh vực Nông nghiệp cũng cần
có một cơ chế thực hiện để tiến hành kiểm kê phát thải KNK hàng năm. Thực tế, nội
dung kỹ thuật tính toán kiểm kê KNK của Việt Nam đã thực hiện theo các hƣớng dẫn
về kiểm kê KNK của Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC). Tuy nhiên, kiểm
kê KNK cho các lĩnh vực liên quan mới chỉ đƣợc thực hiện một vài năm thí điểm (năm
1994, 2000 và 2010) thông qua các dự án quốc tế với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật.
Kết quả lƣợng phát thải KNK đã đƣợc chính thức công bố qua hai thông báo quốc gia
của Việt Nam cho Công ƣớc khu của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC)
và báo cáo cập nhật hai năm một lần của Việt Nam cho UNFCCC. Đây là các tài liệu
chính thống về kết quả phát thải KNK của Việt Nam. Do đó, việc hoàn thiện một cơ
chế phù hợp để ngành chăn nuôi gia súc có thể kiểm kê KNK hàng năm là một trong
những nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) và Bộ Tài
nguyên Môi trƣờng (TNMT) trong giai đoạn hiện nay.
Với mục tiêu nghiên cứu đánh giá hiện trạng năng lực, nhu cầu hỗ trợ cho hoạt
động tính toán phát thải KNK của ngành chăn nuôi gia súc tại Việt Nam và đề xuất một
sắp xếp thể chế hợp lý cho Bộ NNPTNT, luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu xây dựng hệ

thống kiểm kê khí nhà kính trong chăn nuôi gia súc và đề xuất giải pháp quản lý” sẽ
góp phần đề xuất một hoạt động quản lý cho các đơn vị quản lý nhà nƣớc.
Luận văn đƣợc thực hiện trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
mang tên: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống kiểm kê KNK tại Việt Nam” (QĐ
1579/BTNMT, 2013). Là một trong 17 hợp phần của Hệ thống Quốc gia, phạm vi của
luận văn hƣớng đến các hoạt động quản lý và sắp xếp thể chế cho hoạt động chăn
nuôi gia súc trong phạm vi rộng lớn của một hệ thống vĩ mô cấp quốc gia. Tuy nhiên,


nghiên cứu sau cũng cố gắng góp phần để đáp ứng kịp thời yêu cầu của đơn vị quản
lý nhà nƣớc đang đƣợc đặt ra. Luận văn thạc sĩ sẽ góp phần đƣa căn cứ khoa học gắn
liền với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam trong công tác quản lý nhà nƣớc, nhằm
sử dụng và quản lý hợp lý hoạt động chăn nuôi gia súc, đi liền với bảo vệ môi trƣờng
và vẫn đạt đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ HỆ THỐNG
KIỂM KÊ KNK TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC
1.1. Biến đổi khí hậu và phát thải khí nhà kính
1.1.1. Biến đổi khí hậu
a. Khái niệm về BĐKH
Biến đổi khí hậu (BĐKH) trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm
khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tƣơng lai bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ
hay hàng triệu năm (Trần Thục và cs., 2015). Sự biến đổi có thể là thay đổi thời tiết
bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình.
Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện
trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh chính sách môi
trƣờng BĐKH thƣờng đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay và đƣợc gọi chung

bằng hiện tƣợng nóng lên toàn cầu.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về BĐKH. Theo báo cáo lần thứ 5 của Ban
Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), BĐKH đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
“BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, đƣợc nhận biết qua
sự biến đổi về trung bình và/hoặc sự biến động của các thuộc tính của nó; duy trì
trong một khoảng thời gian dài, điển hình là vài thập kỷ hoặc dài hơn”.
“BĐKH trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tƣơng lai bởi các nguyên nhân tự
nhiên và nhân tạo”.
Theo Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC): “BĐKH là
“những ảnh hƣởng có hại của khí hậu” là những biến đổi trong môi trƣờng vật lý hoặc
sinh học gây ra những ảnh hƣởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi
hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và hoạt động quản lý hoặc đến hoạt động
của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con ngƣời”.


b. Tác động của BĐKH
BĐKH có thể gây ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các loài sinh
vật trên trái đất và ảnh hƣởng đến mọi hoạt động của con ngƣời. BĐKH làm cho khí
hậu thay đổi thất thƣờng, khi nhiệt độ tăng cao làm ảnh hƣởng đến mức chịu đựng
của một số loài, môi trƣờng sinh thái xấu đi (Hoffmann, 2008). Trái đất nóng lên
cũng làm tăng sốc nhiệt (stress nhiệt) ở gia súc (Hoffmann, 2008). Sốc nhiệt trong
chăn nuôi ngày một gia tăng do ảnh hƣởng của BĐKH và gây thiệt hại cho ngành
chăn nuôi ở nhiều nƣớc nhƣ làm giảm năng suất sinh trƣởng - sinh sản ở vật nuôi và
làm tăng chi phí chăn nuôi do phải đầu tƣ thêm thiết bị chuồng trại (hệ thống thông
gió và làm mát…) để giảm nhẹ tác động của sốc nhiệt.
Tác động của BĐKH đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam là rất nghiêm trọng
và là một thách thức cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, các mục tiêu thiên niên kỷ
và sự phát triển bền vững của đất nƣớc trong đó sản xuất nông nghiệp đƣợc coi là
một trong những lĩnh vực đƣợc đánh giá dễ bị tổn thƣơng nhất do biến đổi khí hậu

và nƣớc biển dâng (Trần Thục và cộng sự, 2015).
Ở nƣớc ta, trong những năm vừa qua dịch bệnh trên gia súc (tai xanh, lở
mồm long móng…) không ngừng bùng phát với diễn biến và cƣờng độ ngày càng
phức tạp, hậu quả là hàng trăm nghìn gia súc bị chết hoặc bị tiêu hủy gây thiệt hại
nghiêm trọng cho ngƣời chăn nuôi. Tình hình này cho thấy BĐKH đang ảnh hƣởng
đến mọi mặt của sản xuất nông nghiệp và gây hại nghiêm trọng cho ngành chăn
nuôi (Bộ TNMT, 2014b).
c. Biện pháp ứng phó với BĐKH
Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con ngƣời nhằm thích ứng và giảm
nhẹ các tác nhân gây ra BĐKH tức là giảm phát thải khí nhà kính (KNK).
Giảm phát thải KNK tức là làm giảm khả năng phát sinh các khí gây hiệu
ứng nhà kính vào môi trƣờng. Các nguồn phát thải KNK chủ yếu hiện nay đến từ
các ngành công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động sinh hoạt của con ngƣời (sử
dụng nhiên liệu hóa thạch, giao thông...). KNK cũng phát sinh từ một số nguồn
thiên nhiên (hoạt động của núi lửa phát sinh CH4, các sinh vật sống thải ra CO2


trong quá trình hô hấp…) Tuy nhiên, lƣợng đóng góp của các nguồn này vào lƣợng
phát thải KNK toàn cầu ít hơn rất nhiều so với hoạt động của con ngƣời.
1.1.2. Phát thải KNK trong chăn nuôi gia súc
Theo phân loại của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) phát thải KNK
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đƣợc thải ra từ nhiều nguồn khác nhau. KNK
phát thải từ ngành nông nghiệp chủ yếu là các khí CO2, CH4 và N2O (IPCC, 2006).
Ở Nhật Bản, lƣợng KNK phát thải của ngành nông nghiệp năm 2010 là 25 nghìn tấn
CO2 tƣơng đƣơng chiếm 2% tổng lƣợng phát thải. Lƣu ý là hoạt động này không
bao gồm phát thải từ lĩnh vực Sử dụng đất, quản lý sử dụng đất và rừng (LULUCF)
(Japan Report, 2012). Trong chăn nuôi gia súc KNK phát thải từ quá trình lên men
đƣờng ruột và quá trình quản lý phân bao gồm khí CH4 và N2O. Theo báo cáo kiểm
kê Nhật Bản 2010, lƣợng CH4 phát thải từ quá trình lên men đƣờng ruột năm 2010
là 6,67 nghìn tấn CO2 tƣơng đƣơng chiếm 0,5% tổng lƣợng phát thải (Không bao

gồm LULUCF), giảm 13,1% so với năm 1990. Lƣợng CH4 và N2O phát thải từ quá
trình quản lý phân trong năm 2010 là 2,205 nghìn tấn CO2 tƣơng đƣơng và 5,475
nghìn tấn CO2 tƣơng đƣơng chiếm 0,2% và 0,4% tổng lƣợng phát thải (không bao
gồm LULUCF), giảm 28,7% và 1% so với năm 1990.
Do Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, phát thải KNK trong khu vực nông
nghiệp chiếm một tỷ lệ khá lớn (Bộ TNMT, 2011b). Lƣợng phát thải KNK từ hoạt
động nông nghiệp mỗi năm tƣơng đƣơng 65 nghìn tấn CO2, chiếm trên 43% tổng
lƣợng KNK phát thải của cả nƣớc. Nguồn phát thải chủ yếu là từ canh tác lúa, đốt
phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi. Dự báo lƣợng khí thải đến năm 2030
sẽ tăng lên gần 30%. Theo Báo cáo cập nhật lần thứ nhất hai năm một lần của Việt
Nam cho UNFCCC (BUR1), tổng phát thải KNK năm 2010 trong lĩnh vực nông
nghiệp là 88,4 triệu tấn CO2 tƣơng đƣơng, trong đó 50% phát thải từ canh tác lúa
nƣớc, 27% từ đất nông nghiệp, 11% từ quá trình tiêu hóa thức ăn, 10% từ quản lý
phân bón, 2% từ đốt phụ phẩm nông nghiệp. Kết quả chi tiết phát thải trong lĩnh
vực nông nghiệp đƣợc thể hiện trong hình 1.1.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:
1.

Bộ TNMT (2011a), Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, NXB Tài nguyên Môi trƣờng và bản đồ Việt Nam, Hà Nội.

2.

Bộ TNMT (2011b), Thông báo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cho Công ước
khung của Liên hợp quốc về BĐKH, NXB Tài nguyên - Môi trƣờng và bản đồ
Việt Nam, Hà Nội.


3.

Bộ TNMT (2014a), Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất của Việt Nam
cho Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH, NXB Tài nguyên - Môi
trƣờng và bản đồ Việt Nam, Hà Nội.

4.

Bộ TNMT (2014b), Biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, NXB Tài nguyên Môi trƣờng và bản đồ Việt Nam, Hà Nội.

5.

Cục KTTVBĐKH (2014), Báo cáo tổng kết dự án nâng cao năng lực kiểm kê KNK
của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2014, Hà Nội.

6.

Cục KTTVBĐKH (2015), Báo cáo tổng kết hội thảo tham vấn đề tài nghiên cứu
khoa học Nghiên cứu xây dựng hệ thống kiểm kê KNK tại Việt Nam, Hà Nội.

7.

Lƣơng Quang Huy (2015), Báo cáo đề xuất thể chế hóa vai trò và trách nhiệm
của các bên liên quan trong hệ thống quốc gia về Kiểm kê KNK, Hà Nội.

8.

Mai Văn Trịnh (2014), Báo cáo phát thải KNK trong nông nghiệp của Việt
Nam, Hà Nội.


9.

Nguyễn Phƣơng Nam (2015a), Báo cáo đề xuất sắp xếp thể chế của hệ thống quốc
gia về kiểm kê KNK tại Việt Nam, Hà Nội.

10. Nguyễn Phƣơng Nam (2015b), Báo cáo tổng quan về quá trình hoàn thiện sắp xếp
thể chế của hệ thống quốc gia về kiểm kê KNK tại Việt Nam, Hà Nội.


11. Nguyễn Phƣơng Nam và Rose Bailey (2015), Báo cáo tổng kết dự án đào tạo
và hỗ trợ dịch vụ cho hệ thống kiểm kê KNK quốc gia và phương pháp luận
MRV quốc gia tại Việt Nam (2014 - 2015), Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Huy (2015), Báo cáo làm thế nào để hỗ trợ và vận hành hệ thống
quốc gia về kiểm kê KNK tại Việt Nam, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Minh (2015), Báo cáo quy trình thực hiện để phê duyệt và ban
hành hệ thống Quốc gia về kiểm kê KNK tại Việt Nam, Hà Nội.
14. Quyết định 1474/QĐ-TTg (2012), Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH.
15. Quyết định 1597/QĐ-BTNMT (2013), Thuyết minh đề tài Nghiên cứu khoa học
cấp Bộ về xây dựng hệ thống kiểm kê KNK tại Việt Nam.
16. Quyết định 1775 QĐ-TTg (2012), Đề án quản lý phát thải gây hiệu ứng nhà kính
và quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ Cacbon ra thị trường thế giới.
17. Quyết định 3119/QĐ-BNN-KHCN (2011), Đề án giảm phát thải KNK trong
Nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.
18. Quyết định 3201/QĐ-BNN-KHCN (2010), Hệ thống chỉ tiêu thống kê và các
chế độ báo cáo thống kê ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
19. Trần Hồng Nguyên (2015), Báo cáo tầm quan trọng của một thể chế hợp nhất
cho công tác kiểm kê KNK và tương tác giữa các bên liên quan, Hà Nội.
20. Trần Thục, Koss Neefjes, Tạ Thị Thanh Hƣơng và Lê Nguyên Tƣờng (2015),
Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng
cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu, NXB Tài nguyên Môi trƣờng và bản đồ Việt Nam, Hà Nội.

21. Viện CLCSTNMT (2014), Báo cáo tổng kết về sắp xếp thể chế cho kiểm kê
KNK trong khuôn khổ dự án Nâng cao năng lực kiểm kê của JICA, Hà Nội.
22. Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (2011), Báo cáo sử dụng hiệu quả phế phụ
phẩm nông nghiệp để cải thiện độ phì đất, tăng năng suất cây trồng và giảm phát
thải KNK, Hà Nội.


Tiếng Anh:
23. Akihiro, T. (2015), Inventory management in Vietnam with data collection,
project management, organization roles, timelines and practical lessons, The
second in-country workshop of a project in training and support services for
the development of a national GHG inventory system and national MRV
methodology in Vietnam, Ha Noi, Viet Nam.
24. Bailey, R. (2015), Roles, responsibility and mandate among stakeholders in
GHG Inventory System, The first in-country workshop of a project in
supporting the implementation of a national GHG inventory system in Viet
Nam, Ha Noi, Viet Nam.
25. Bailey, R. và Hunter, R. (2015), International experiences of Institutional
Arrangements for a GHG Inventory System, The first in-country workshop of
a project in supporting the implementation of a national GHG inventory
system in Viet Nam, Ha Noi, Viet Nam.
26. Germany Report (2012), National Greenhouse Gas Inventory Report of
Germany.
27. Hoffmann, I. (2008), Livestock genetic diversity and climate change
adaptation, Cambridge university press, PP. 76-80.
28. Indonesia Report (2010), Second National Communications of Indonesia to
UNFCCC.
29. IPCC (1996), IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories.
30. IPCC (2000), Good Practice Guidance and Uncertainty Management in
National Greenhouse Gas Inventories.

31. IPCC (2003), Revised 1996 IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas
Inventories.
32. IPCC (2006), IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories
33. Japan Report (2012), National Greenhouse Gas Inventory Report of Japan.
34. Thailand Report (2011), Second National Communications of Thailand to
UNFCCC.


35. UNFCCC, 2001. Report of the conference of the Parties in its seventh section,
Vol. III, PP. 4, Marakesh ( />36. Waston, (2008), Climate Change: An Environmental, Development and
Security Issue.
37.

World Bank (2007), Report of Development an



×