Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.62 KB, 26 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ TH LOAN

NGƯờI GIúP SứC
TRONG ĐồNG PHạM THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội)

Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s
Mó s: 60 38 40

TểM TT LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2014


Công trình được hoàn thành tại
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. LÊ VĂN CẢM

Phản biện 1: ........................................................................
Phản biện 2: ........................................................................

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2014

Có thể tìm hiểu luận văn tại
Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội


Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội


MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI GIÚP SỨC
TRONG ĐỒNG PHẠM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ...... 9
1.1. Khái niệm đồng phạm và các hình thức đồng phạm................... 9
1.1.1. Khái niệm đồng phạm ....................................................................... 9
1.1.2. Các hình thức đồng phạm ............................................................... 12
1.2. Khái niệm người giúp sức trong đồng phạm và ý nghĩa của
việc xác định đúng vai trò người giúp sức trong đồng phạm ... 18
1.2.1. Khái niệm người giúp sức trong đồng phạm trong Luật hình sự
Việt Nam ......................................................................................... 18
1.2.2. Ý nghĩa của việc xác định đúng vai trò của người giúp sức
trong đồng phạm ............................................................................. 20
1.2.3. Phân biệt người giúp sức với những đồng phạm khác ................... 22
1.3. Người giúp sức theo quy định trong Bộ luật hình sự một số
nước trên thế giới .......................................................................... 27
Chương 2: NGƯỜI GIÚP SỨC THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN
XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN ĐỒNG PHẠM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
NGƯỜI GIÚP SỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI..... 29
2.1. Người giúp sức theo các quy định của Bộ luật hình sự Việt

Nam năm 1999 ............................................................................... 29
2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự .......................................................... 29
2.1.2. Trách nhiệm hình sự đối với người giúp sức trong đồng phạm ..... 47
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về người giúp sức trong
đồng phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................... 55
2.2.1. Một số đặc điểm về tình hình chính trị - quốc phòng, kinh tế xã hội, văn hóa... của địa bàn thành phố Hà Nội ............................ 55
1


2.2.2. Tình hình xét xử người giúp sức trong đồng phạm trên địa bàn
thành phố Hà Nội và những tồn tại, hạn chế .................................. 56
2.2.3. Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn
xét xử người giúp sức trong đồng phạm ......................................... 59
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999
VỀ NGƯỜI GIÚP SỨC TRONG ĐỒNG PHẠM ..................... 62
3.1. Sự cần thiết, ý nghĩa và cơ sở của việc hoàn thiện các quy
định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về người giúp
sức trong đồng phạm .................................................................... 62
3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 1999 về người giúp sức trong đồng phạm ........ 62
3.1.2. Ý nghĩa của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999 về người giúp sức trong đồng phạm ............. 63
3.1.3. Cơ sở của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999 về người giúp sức trong đồng phạm ............. 63
3.2. Nội dung hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự việt
Nam năm 1999 về người giúp sức trong đồng phạm................. 64
3.2.1. Nhận xét chung ............................................................................... 64
3.2.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung .............................................................. 66

3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về người giúp sức
trong đồng phạm ........................................................................... 70
3.3.1. Về mặt lập pháp .............................................................................. 70
3.3.2. Tăng cường giải thích pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật .... 71
3.3.3. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức
pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ thẩm phán
Tòa án các cấp ................................................................................. 72
3.3.4. Tăng cường kiểm sát việc áp dụng pháp luật hình sự liên quan
đến những loại người đồng phạm của Viện kiểm sát nhân dân ..... 73
KẾT LUẬN ............................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................ 76

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tội phạm có tổ chức ngày càng phát triển và trở lên nguy hiểm,
mang yếu tố quốc tế, có tổ chức, xuyên quốc gia và sử dụng công nghệ
cao. Thủ đoạn hoạt động tinh vi, phương thức hoạt động xảo quyệt, manh
động, liều lĩnh. Tội phạm hình sự có tổ chức, băng nhóm “xã hội đen” gây
án nghiêm trọng, băng nhóm tội phạm ma túy có vũ trang ở khu vực biên
giới, tội phạm tham nhũng và tội phạm kinh tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đầu tư, quản lý, sử dụng đất đai và thương mại, tội phạm và vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn hết sức nhức nhối. Xu hướng tội
phạm cấu kết với nhau hình thành các tập đoàn tội phạm lớn hoạt động đa
lĩnh vực, liên tỉnh, xuyên quốc gia, nếu không được đấu tranh ngăn chặn,
có thể trở thành hiện thực. Tội phạm do suy thoái đạo đức xã hội, đạo đức
gia đình có xu hướng gia tăng, trực tiếp đe dọa phá vỡ nền tảng đạo đức,
văn hóa của xã hội.

Trong đề tài này, tác giả đi sâu nghiên cứu"người giúp sức trong đồng
phạm".Tác giả phân tích, khái quát lịch sự hình thành và phát triển của luật
hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay và thực tiễn xét xử các vụ án có
đồng phạm ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn (2009 - 2013) để trên cơ sở
đó, tìm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự và giải pháp về mặt
thực tiễn nhằm góp phần phòng, chống các tội phạm có đồng phạm, bảo
đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đây cũng là lý do để học viên quyết
định lựa chọn đề tài: "Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)"
làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua việc nghiên cứu
về đồng phạm đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lý
luận, luật gia hình sự và cán bộ thực tiễn. Đến nay, đã có nhiều công trình
nghiên cứu được công bố dưới các góc độ và mức độ khác nhau như:
* Dưới góc độ luận án tiễn sĩ, luận văn thạc sĩ luật học, có các công
trình sau: “Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Trần
3


Quang Tiệp, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội năm
2000; “Các hình thức đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam”của tác giả
Nguyễn Thị Liên, Luận văn thạc sỹ luật học năm 2009 của Khoa Luật
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Mai
Lan Ngọc, luận văn thạc sỹ luật học năm 2012, Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
* Dưới góc độ đề tài khoa học, bài viết trên báo, tạp chí, có nhiều
công trình, bài viết như: “Về chế định đồng phạm” của GS.TSKH Lê Văn
Cảm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2 năm 1998; “Trần Quốc Dũng phạm

tội gỉ? Bàn về giai đoạn phạm tội và vấn đề cộng phạm” của tác giả
Nguyễn Ngọc Hòa, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2 năm 1980; “Đồng
phạm và một số vấn đề về thực tiễn xét xử” của tác giả Đoàn Văn Hường,
Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4 năm 2003; “Vấn đề đồng phạm” của tác
giả Đặng Văn Doãn, Nhà xuất bản Pháp lý Hà Nội năm 1986; “Đồng
phạm trong Luật hình sự Việt Nam” của TS Trần Quang Tiệp, Tạp chí
nhà xuất bản Tư pháp năm 2007; “Chế định đồng phạm trong pháp luật
hình sự ở một số nước trên thế giới”của tác giả Trần Quang Tiệp; Tạp chí
Nhà nước và pháp luật số 11 năm 1997; “Về các giai đoạn thực hiện hành
vi đồng phạm” Của tác giả Lê Thị Sơn, Tạp chí Luật học, số 3 năm 1998;
Phạm tội có giúp sức trong luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Trung Thành, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, số 9 năm 1999; “Phân biệt đồng phạm với che dấu tội phạm và
không tố giác tội phạm” của tác giả Dương Văn Tiến, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, số 1 năm 1985; “Các hình thức đồng phạm và trách nhiệm
hình sự của những người đồng phạm” của tác giả Dương Văn Tiến, Tạp
chí Nhà nước và pháp luật, số 1 năm 1986; “Phân biệt phạm tội có giúp
sức, giúp sức phạm tội và tội phạm có giúp sức” của tác giả Đỗ Ngọc
Quang, Tạp chí Luật học, số 3 năm 1997; „Bình luận khoa học BLHS năm
1999 (Phần chung) của tác giả Đinh Văn Quế, Nhà xuất bản Thành phố
hồ Chí Minh, năm 2004;
Như vậy, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến vấn đề về
Người giúp sức trong đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên,
4


về phương diện nghiên cứu lý luận chuyên sâu và thực tiễn xét xử trên một
địa bàn cụ thể thì vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức
Vì lý do đó, đề tài "Người giúp sức trong đồng phạm theo Luật hình
sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà

Nội)" nhằm nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt, lý giải
nguyên nhân phạm tội, những đặc điểm nhân thân người phạm tội. Ở phạm
vi luận văn này, tác giả nghiên cứu dựa trên thực tiễn tòa án nhân dân thành
phố Hà Nội xét xử vụ án có người giúp sức trong đồng phạm, giai đoạn 05
năm (2009 - 2013) để từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện quy định của
BLHS, đồng thời nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về những vấn
đề pháp lý cơ bản của người giúp sức trong đồng phạm như: Khái niệm;
các dấu hiệu pháp lý; trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội; phân
biệt người giúp sức với các hình thức đồng phạm khác. Trên cơ sở đó, luận
chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong xác định vai trò người giúp sức
tham gia đồng phạm, cũng như xác định trách nhiệm hình sự của họ để đề
xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS Việt Nam về xử lý đối
tượng này.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của đề tài:
"Người giúp sức trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ
sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)".
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được các định gồm 02 vấn đề chính:
- Các vấn đề lý luận về người giúp sức trong chế định đồng phạm
theo quy định của Luật hình sự Việt Nam.
- Các vấn đề về thực tiễn áp dụng các quy định đối với người giúp
sức trong vụ án có đồng phạm theo quy định của Luật hình sự Việt Nam
(trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2013).
5



4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của
Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Quá trình nghiên cứu trong đề tài còn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học; phương
pháp so sánh, đối chiếu; phân tích thuần túy quy phạm pháp luật; nghiên
cứu, điều tra án điển hình... để phân tích và luận chứng các vấn đề khoa học
cần nghiên cứu trong luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài luận
văn, học viên đã tiếp thu có chọn lọc kết quả của các công trình đã công bố;
các đánh giá, tổng kết của các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia về
những vấn đề có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong luận văn.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Dưới góc độ lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn
thiện lý luận về chế định đồng phạm trong khoa học Luật hình sự Việt
Nam. Cụ thể, đã làm rõ các vấn đề chung về người giúp sức trong đồng
phạm trong Luật hình sự Việt Nam, phân tích khái quát lịch sử hình thành
và phát triển của các quy định pháp luật hình sự nước ta về người giúp sức
trong đồng phạm từ năm 1945 đến nay, phân biệt hình thức đồng phạm
này với một số hình thức đồng phạm khác mà hiện nay thường có sự nhầm
lẫn trong thực tiễn; làm sáng tỏ chế định đồng phạm quy định của Bộ luật
hình sự năm 1999; phân tích thông qua nghiên cứu thực tiễn xét xử trên
địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2013 và trên toàn quốc để
so sánh, qua đó chỉ ra những mâu thuẫn, bất cập của các quy định hiện
hành; chỉ ra các sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó cũng như
đưa ra nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả áp
dụng các quy định của Bộ luật hình sự về người giúp sức trong chế định
đồng phạm ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng trong thực tiễn.
Về thực tiễn, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận,

có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập. Những đề xuất,
kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho
công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự (BLHS)
Việt Nam liên quan đến việc xác định người giúp sức trong đồng phạm,
6


qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các
tội phạm có sự tham gia của người giúp sức hiện nay và sắp tới.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về người giúp sức trong đồng
phạm theo Luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Người giúp sức theo quy định của Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999 và thực tiễn xét xử các vụ án đồng phạm
có liên quan đến người giúp sức trên địa bàn Thành phố
Hà Nội (giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2013).
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 1999 về các vụ án đồng phạm có liên quan đến
người giúp sức.

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI GIÚP SỨC
TRONG ĐỒNG PHẠM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm đồng phạm và các hình thức đồng phạm
1.1.1. Khái niệm đồng phạm
Luật hình sự các nước trên thế giới đều có quy định về đồng phạm. Bộ
luật sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 1979 tại Điều 22 quy định:

“Hai hay nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm”. Theo
Điều 33 Bộ luật hình sự của Liên Bang Nga cũng có quy định: “Hai hay
nhiều người cùng cố ý thực hiện một tội cố ý là đồng phạm”. Pháp luật
hình sự của các nước trên thế giới có những quy định rất đa dạng về đồng
phạm. Nhưng điều mà chúng ta quan tâm hơn cả đó chính là những quy
định trong pháp luật hình sự Việt Nam về trường hợp nhiều người cùng
tham gia vụ đồng phạm.
7


1.1.2. Các hình thức đồng phạm
 Đồng phạm không có thông mưu trước
Hình thức này được hiểu như sau: “Đồng phạm không có thông mưu
trước là hình thức đồng phạm trong đó không có sự thoả thuận bàn bạc
với nhau trước giữa những người đồng phạm hoặc là có sự thoả thuận
nhưng không đáng kể".
 Đồng phạm có thông mưu trước
“Đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó
những người đồng phạm đã có sự thoả thuận bàn bạc trước với nhau về
tội phạm cùng thực hiện”.
 Phân loại theo dấu hiệu khách quan
Dựa vào những đặc điểm về mặt khách quan có thể chia đồng phạm
thành hai loại là đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp.
 Đồng phạm giản đơn
“Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người
cùng tham gia vào vụ phạm tội đều có vai trò là người thực hành”.
Đây là trường hợp trong đó những người đồng phạm đều tham gia
thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong CTTP, tức là mỗi người bằng
chính hành vi của mình đều trực tiếp thực hiện hoặc góp phần thực hiện tội
phạm. Ở hình thức đồng phạm này sự cố ý cùng cấu kết của những người

phạm tội không đáng kể và chỉ hạn chế ở chỗ mỗi người đồng phạm chỉ
biết về hoạt động phạm tội của một hoặc nhiều người khác tại thời điểm
bắt đầu thực hiện tội phạm hay trong quá trình thực hiện tội phạm.
 Đồng phạm phức tạp
“Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc
một số người tham gia giữ vai trò là người thực hành, còn những người
khác giữ vai trò xúi giục, tổ chức hay giúp sức”.
Trong đồng phạm phức tạp giữa những người đồng phạm có sự bàn
bạc trước về kế hoạch phạm tội và giữa những người đồng phạm cũng có
sự phân công vai trò, điều này tạo nên mối liên hệ tương đối chặt chẽ ở họ.
Ở hình thức đồng phạm này không chỉ có người thực hành thực hiện hành
vi được mô tả trong CTTP mà còn có hành vi của người tổ chức, người xúi
giục hay người giúp sức.
8


 Phạm tội có tổ chức
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm đặc biệt mà định nghĩa
pháp lý của nó đã được các nhà làm luật nước ta ghi nhận trong pháp luật
hình sự hiện hành tại Khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung:
“Phạm tội có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ
giữa những người cùng thực hiện tội phạm”.
Trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa có
sự liên kết chặt chẽ với nhau vừa có sự phân hoá vai trò, phân công nhiệm
vụ tương đối rõ rệt, cụ thể. Chúng ta có thể xác định đồng phạm có tổ chức
dựa vào các đặc điểm của nó như sau:
1.2. Khái niệm người giúp sức trong đồng phạm và ý nghĩa của
việc xác định đúng vai trò người giúp sức trong đồng phạm.
1.2.1. Khái niệm người giúp sức trong đồng phạm trong Luật hình
sự Việt Nam

Theo Th.S Mai Lan Ngọc thì “thuật ngữ người giúp sức đã sớm
được đề cập và nhắc tới trong lịch sử lập pháp hình sự nước ta cho đến
trước pháp điển hóa lần thứ nhất BLHS năm 1985 với các tên gọi khác
như: tòng phạm, người giúp sức”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 BLHS năm 1985 và khoản 2 Điều
20 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung thì “Người giúp sức là người tạo những
điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.
1.2.2. Ý nghĩa của việc xác định đúng vai trò của người giúp sức
trong đồng phạm
Người giúp sức là một trong những loại người đồng phạm vì thế việc
xác định đúng vai trò của người giúp sức trong đồng phạm là cơ sở quan
trọng trong việc định tội danh và trách nhiệm hình sự. Và để hiểu hết dược
vai trò của người giúp sức tác giả hướng tới việc tìm hiểu về đồng phạm
nói chung.
1.2.3. Phân biệt người giúp sức với những đồng phạm khác
Để đưa ra được những tiêu chí phân biệt người giúp sức với những
người đồng phạm khác, trong phần này tác giả trình bày về các loại người
trong đồng phạm:
9


1.2.3.1. Các loại người đồng phạm
Người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đều
là người đồng phạm. Hành vi của những người đồng phạm khác như:
người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức có sự liên kết thống nhất với
hành vi của người thực hành cả về mặt khách quan, chủ quan và tạo thành
một hoạt động phạm tội chung có mối quan hệ nhân quả với hậu quả phạm
tội. Cơ sở để phân biệt người thực hành với người tổ chức, người xúi giục,
người giúp sức là tính chất sự tham gia của họ vào việc thực hiện tội phạm.
* Người giúp sức

Khoản 2 Điều 20 BLHS 1999 quy định: “Người giúp sức là người
tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.
- Giúp sức về tinh thần: có thể là những hành vi cung cấp những gì tuy
không có tính vật chất nhưng cũng tạo ra cho người thực hành thực hiện tội
phạm được thuận lợi hơn như: Chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp tình hình.
- Giúp sức về vật chất: là hành vi cung cấp công cụ, phương tiện
phạm tội, khắc phục những trở ngại để người thực hành thực hiện tội phạm
được một cách thuận lợi và dễ dàng hơn.
1.2.3.2. Phân biệt người giúp sức với các loại người khác trong đồng phạm
* Sự giống nhau:
- Người giúp sức và những người đồng phạm khác đều có chung ý
chí thực hiện tội phạm.
- Người giúp sức và mỗi người đồng phạm đều có những hành động
cụ thể nhằm mục đích chung là thực hiện tội phạm.
- Họ đều phải chịu trách nhiệm về hậu quả chung mà họ và đồng
phạm gây ra.
* Sự khác biệt:
- Hành vi của người giúp sức khác với lại hành vi của người thực
hành và người xúi giục ở chỗ là: hành vi của người giúp sức có thể là trực
tiếp hoặc gián tiếp, tuy nhiên hành vi của người thực hành và người xúi
giục bắt buộc phải là trực tiếp.
1.3. Người giúp sức theo quy định trong Bộ luật hình sự một số
nước trên thế giới
Theo Điều 33 Bộ luật hình sự của Liên Bang Nga cũng có quy định:
10


“Hai hay nhiều người cùng cố ý thực hiện một tội cố ý là đồng phạm”. Pháp
luật hình sự của các nước trên thế giới có những quy định rất đa dạng về
đồng phạm. Nhưng chỉ có một số ít các quốc gia trong đó có Việt nam quy

định về các loại người đồng phạm và người thực hành trong đồng phạm.
Trong luật hình sự của CHLB Đức, nhà làm luật không ghi nhận các
định nghĩa pháp lý của các khái niệm đồng phạm, các loại người đồng
phạm và các hình thức đồng phạm, mà chỉ quy định việc trừng phạt về
hình sự hành vi thực hành, xúi giục, giúp sức và phạm tội chưa đạt trong
đồng phạm. Về người thực hành điều 47 quy định: “Nhiều người thực hiện
một hành vi phạm tội, mỗi người trong số họ sẽ bị trừng phạt với vai trò
người thực hành”.
Chương 2
NGƯỜI GIÚP SỨC THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC
VỤ ÁN ĐỒNG PHẠM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI GIÚP SỨC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Người giúp sức theo các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 1999
2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự
2.1.1.1. Về mặt khách quan của đồng phạm:
Dấu hiệu thứ nhất thuộc mặt khách quan của đồng phạm đòi hỏi phải
có ít nhất hai người trở lên có đủ điều kiện chủ thể tham gia thực hiện một
tội phạm độc lập.
Nói hai người trở lên là nói về những người có hành vi nguy hiểm
cho xã hội đến một mức độ nhất định nào đó cùng thực hiện một tội phạm.
Theo TSKH.PGS Lê Cảm thì “Phải có sự cùng tham gia của từ hai người
trở lên vào việc thực hiện tội phạm (nói như vậy mới đảm bảo sự chính xác
vì nếu nói là “cùng thực hiện” thì có nghĩa là mới chỉ đề cập tới hành vi
của một loại người đồng phạm – người thực hành mà thôi)”.
- Quan điểm thứ nhất cho rằng, Hoàng Tiến H phạm tội không tố
giác tội phạm theo Điều 314 Bộ luật Hình sự.
11



- Quan điểm thứ hai cho rằng, Hoàng Tiến H phạm tội phá huỷ công
trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo khoản 1 Điều 231
Bộ luật Hình sự.
2.1.1.2. Mặt chủ quan của đồng phạm
Mặt chủ quan của tội phạm nói chung, đồng phạm nói riêng bao gồm
các dấu hiệu đặc trưng và cơ bản sau: Lỗi, động cơ và mục đích.
Dấu hiệu lỗi: Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi
nguy hiểm cho xã hội của mình đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được
biểu hiện dưới hình thức là cố ý hoặc vô ý.
2.1.2. Trách nhiệm hình sự đối với người giúp sức trong đồng phạm
Cơ sở của TNHS được quy định tại Điều 2 BLHS năm 1999: “Chỉ
người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS”.
Đây là căn cứ chung mà dựa vào đó Nhà nước, thông qua các cơ quan đại
diện có thể truy cứu, áp dụng TNHS đối với người nào đó. Trách nhiệm
hình sự là trách nhiệm cá nhân, Luật hình sự Việt Nam chưa chấp nhận
trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân như các hình thức trách nhiệm pháp
lý khác. Bộ luật hình sự năm 1999 chưa quy định cụ thể về trách nhiệm
của người thực hành.
- Cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự đối với người giúp sức trong
đồng phạm
Cơ sở pháp lý cơ bản và quan trọng để xác định TNHS của tội phạm,
đồng phạm nói chung và người giúp sức nói riêng là CTTP.
- Cơ sở thực tế của trách nhiệm hình sự đối với người giúp sức trong
đồng phạm
Xét về mặt pháp lý, con người chỉ phải chịu TNHS nếu họ đã thực
hiện hành vi được quy định trong BLHS. Điều này có nghĩa là một người
có thể phải chịu TNHS nếu hành vi của họ có đủ những dấu hiệu CTTP.
Hay nói cách khác, nếu CTTP là điều kiện cần của TNHS thì hành vi phạm
tội là điều kiện đủ, vì khi hành vi đã thoả mãn tất cả những dấu hiệu của

CTTP thì đã có đầy đủ cơ sở để có thể buộc người thực hiện hành vi phạm
tội phải chịu TNHS mà không đòi hỏi gì thêm.
12


2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về người giúp sức trong
đồng phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Một số đặc điểm về tình hình chính trị - quốc phòng, kinh tế
- xã hội, văn hóa... của địa bàn thành phố Hà Nội
Hà Nội có vị trí địa lý nằm ở đồng bằng sông Hồng, phí Bắc tiếp
giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Nam tiếp giáp với các tỉnh
Hà Nam, Hòa Bình; phía Đông tiếp giáp với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh
và Hưng Yên; phía tây tiếp giáp với tỉnh Phú Thọ. Tháng 8 năm 2008, sau
khi sát nhập Hà Nội có diện tích 3.345,0km2, dân số 6.700.000 người gồm
10 quận, 01 thị xã và 18 huyện ngoại thành.
2.2.2. Tình hình xét xử người giúp sức trong đồng phạm trên địa
bàn thành phố Hà Nội và những tồn tại, hạn chế
Trong phần này, từ nguồn số liệu báo cáo của TAND Thành phố Hà
Nội và các bản án đã giải quyết trong khoảng thời gian từ 2009-Sáu tháng
đầu năm năm 2014, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra 02 bảng kết quả tổng
hợp gồm: Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về tổng
kết công tác xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm qua các năm 2009 - 2013;
Một số nhóm tội, loại tội trong số 202 bản án có đồng phạm mà tác giả đã
nghiên cứu trên cơ sở 600 bản án lấy ngẫu nhiên (05 năm) từ năm 2009 2013 TAND Thành phố Hà Nội. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Một số nhóm tội, loại tội trong số 202 bản án có đồng phạm
mà tác giả đã nghiên cứu
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12

Nhóm tội phạm, loại tội phạm
Nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia
Nhóm tội về ma túy
Nhóm tội về tham nhũng
Tội giết người (Điều 93)
Tội cố ý gây thương tích (Điều 104)
Tội hiếp dâm (Điều 111)
Tội cướp tài sản (Điều 133)
Tội cướp giật tài sản (Điều 136)
Tội trộm cắp tài sản (Điều 138)
Tội lừa dảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139)
Nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Vụ án có đồng phạm
5 vụ
27 vụ
13 vụ
23 vụ
15 vụ

9 vụ
13 vụ
8 vụ
29 vụ
18 vụ
28 vụ
14 vụ

Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao
13


Kết quả thống kê thực tiễn nêu trên cho phép tác giả rút ra một số
đánh giá như sau:
- Các vụ án có đồng phạm chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong tổng số
các vụ án đã xét xử của Tòa án. Trong đó số vụ án có đồng phạm và những
loại người đồng phạm tham gia thường năm sau cao hơn năm nước.
- Các vụ án xâm phạm trật tự công cộng, xâm phạm tài sản, xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế có đông người tham gia xuất hiện ngày càng nhiều.
- Các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia và những vụ án có bị cáo là
người nước ngoài có chiều hướng giảm.
- Quan điểm về việc truy tố, xét xử đối với hành vi phạm tội của từng
loại người đồng phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng còn có sự khác
biệt, bất đồng dẫn đến việc cải sửa, hủy án.
- Một số Tòa án có sự sai lầm trong việc xác định vai trò, sự tham gia
của những loại người đồng phạm trong một vụ án có đồng phạm dẫn đến
việc xác định TNHS của họ chưa thật sự chuẩn xác, hoặc nhầm lẫn trong
việc xác định họ là loại người đồng phạm nào để có thể quyết định một
hình phạt chính xác. Thậm chí, có trường hợp bỏ lọt tội phạm.
- Một số Tòa án chưa thực hiện đúng nguyên tắc cá thể hóa TNHS

trong đồng phạm. Xác định mức độ tham gia của người đồng phạm còn
mang tính chất cào bằng, chưa lượng hóa được hành vi phạm tội cụ thể của
từng người đồng phạm trong hoạt động phạm tội chung.
- Trong một số bản án Tòa án chỉ nhận định bị cáo là người giữ vai
trò chính trong vụ án, không nêu ra chính xác tên gọi của loại người
đồng phạm đó là gì.
- Trong một số trường hợp, Viện kiểm sát đã bỏ lọt tội phạm khi đã
không xác định chính xác hành vi, tính chất tội phạm mà người đồng phạm
đã tham gia thực hiện.
Cũng qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng các bản án hình sự liên quan
đến những loại người đồng phạm, tác giả nhận thấy có những tồn tại,
vướng mắc trong thực tiễn xét xử đối với người giúp sức, cụ thể như sau:
14


Mt s Tũa ỏn nhn thc cha chớnh xỏc bn cht phỏp lý ca khỏi
nim ca ngi giỳp sc nờn dn ti b lt ti phm.
iu 20 BLHS nm 1999 ó quy nh v nhng loi ngi ng
phm vi cỏc vai trũ c th nhng trong mt s bn ỏn ca Tũa ỏn ó nhn
nh b cỏo l ngi gi vai trũ chớnh trong v ỏn ch cha nờu ra chớnh
xỏc tờn gi ca loi ng phm ú l gỡ.
Bờn cnh ú, thc tin xột x cho thy, mt s Tũa ỏn cha thc hin
ỳng nguyờn tc cỏ th húa TNHS trong ng phm. ú l vic xỏc nh
mc tham gia ca ngi ng phm cũn mang tớnh cht co bng, cha
lng húa c hnh vi phm ti c th ca tng ngi ng phm trong
hot ng phm ti chung.
2.2.3. Nguyờn nhõn c bn ca nhng tn ti, hn ch trong thc
tin xột x ngi giỳp sc trong ng phm
* Những quy định của pháp luật còn quá khái quát
Nghiên cứu các quy định của BLHS, chúng tôi nhận thấy các khái

niệm định tính đ-ợc dùng làm căn cứ xác định một hành vi là tội phạm
hoặc để xác định mức độ nghiêm trọng thuộc hậu quả của tội phạm, nh-:
phạm tội trong tr-ờng hợp ít nghiêm trọng; hàng phạm pháp có số l-ợng
lớn, rất lớn, đặc biệt lớn; gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc
biệt nghiêm trọng; thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn... khá phổ
biến trong các điều luật của Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung
năm 2009 nh-: Điều 86. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh
tế, xã hội; Điều 87. Tội phá hoại chính sách đoàn kết; Điều 120. Tội mua
bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam
ng-ời trái pháp luật; Điều 127. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử; Điều 131.
Tội xâm phạm quyền tác giả; Điều 134. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản; Điều 143. Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm h- hỏng tài sản; Điều 151. Tội
ng-ợc đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, ng-ời có
công nuôi d-ỡng mình; Điều 154. Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền
tệ qua biên giới; Điều 155. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển buôn bán
hàng cấm và các tội xâm phạm môi tr-ờng,
15


Chương 3
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM NĂM 1999 VỀ NGƯỜI GIÚP SỨC TRONG ĐỒNG PHẠM
3.1. Sự cần thiết, ý nghĩa và cơ sở của việc hoàn thiện các quy định của
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về người giúp sức trong đồng phạm
3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật
hình sự Việt Nam năm 1999 về người giúp sức trong đồng phạm
- Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng của các quy phạm
pháp luật là yêu cầu khách quan.
- Tình hình tội phạm có đồng phạm nói chung và đồng phạm với vai

trò là người giúp sức nói riêng ở nước ta đang có xu hướng gia tăng mạnh.
Tuy nhiên, kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong những
năm qua chưa đạt hiệu quả cao.
- Các quy phạm pháp luật hình sự hiện hành quy định về người giúp
sức trong đồng phạm còn tồn tại những hạn chế cần phải được sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp.
3.1.2. Ý nghĩa của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 1999 về người giúp sức trong đồng phạm
Việc hoàn thiện các quy định về người giúp sức nói riêng, đồng
phạm nói chung trong Bộ luật hình sự 1999 có ý nghĩa hết sức to lớn về
mặt lập pháp. Đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp hình sự của
nước ta. Việc ghi nhận người giúp sức trong Bộ luật hình sự là cơ sở để
từ đó xác định đúng vai trò của họ trong những loại người đồng phạm;
các giai đoạn thực hiện tội phạm của người giúp sức trong đồng phạm; tự
ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người giúp sức trong đồng
phạm; các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình sự của người giúp
sức trong đồng phạm. Các quy định về người giúp sức trong đồng phạm
còn là cơ sở pháp lý để phân biệt hành vi đồng phạm của người giúp sức
và những hành vi liên quan đến tội phạm đảm bảo thực hiện nguyên tắc
pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực hình sự nhằm xử lý đúng người,
đúng tội, không kết tội oan, không bỏ lọt tội phạm. Như vậy, các quy
16


định về người giúp sức trong đồng phạm có ý nghĩa thống nhất về mặt
nhận thức trong nghiên cứu lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử.
3.1.3. Cơ sở của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999 về người giúp sức trong đồng phạm
Trước hết cơ sở của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự
năm 1999 về người giúp sức cần dựa vào: sự phù hợp với Hiến pháp, bởi

lẽ Hiến pháp là một đạo luật cơ bản của Nhà nước, đạo luật gốc đặt ra
những quy định có tính chất nền tảng của chế độ Nhà nước, chế độ xã hội,
tổ chức bộ máy Nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và là cơ
sở pháp lý rất quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước ta; sự đồng bộ
với các đạo luật khác có liên quan trong hệ thống Pháp luật Việt Nam, đặc
biệt là pháp luật tố tụng hình sự; các lý luận khoa học và sự tiếp thu có
chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới. Vì thế, các quy
định của pháp luật hình sự hiện hành về những loại người đồng phạm nói
chung, và về người giúp sức nói riêng còn tồn tại những hạn chế cần phải
được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật hình sự.
3.2. Nội dung hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự việt
Nam năm 1999 về người giúp sức trong đồng phạm
3.2.1. Nhận xét chung
Người giúp sức trong đồng phạm theo quy định của Luật hình sự
Việt Nam mặc dù đã được ghi nhận và có những chuyển biến tích cực qua
từng giai đoạn để phù hợp hơn trong việc áp dụng pháp luật. Tuy nhiên
vẫn còn rất nhiều những hạn chế cần được nâng cao:
Thứ nhất, khái niệm pháp lý của người giúp sức vẫn chưa được quy
định cụ thể và chặt chẽ trong BLHS, vẫn còn chung chung và trìu tượng,
chính vì vậy khái niệm người giúp sức cần phải được quy định cụ thể và
đầy đủ hơn, cụ thể là quy định rõ những dấu hiện cơ bản, đặc trưng và điển
hình nhất là phạm trù “tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất” cho việc thực
hiện tội phạm. Việc quy định cụ thể và đầy đủ sẽ là cơ sở đảm bảo cho
việc hướng dẫn, áp dụng pháp luật được chính xác. Để từ đó có những căn
cứ xác định được tính chất mức độ của hành vi, xác định được giai đoạn
thực hiện tội phạm, là cơ sở cho việc định tội danh và TNHS đối với hành
17



vi của người giúp sức trong đồng phạm; là cơ sở để có thể phân biệt rõ
ràng hơn giữa hành vi của người giúp sức với các người đồng phạm khác.
Thứ hai, theo quy định tại khoản 1 Điều 20 BLHS năm 1999: “Đồng
phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
Việc sử dụng thuật ngữ “cố ý cùng thực hiện” mới chỉ nêu lên được hành vi
của người thực hành. Có nghĩa là nó mới chỉ đề cập đến hình thức đồng
phạm giản đơn, với sự phạm tội của những người cùng thực hành mà không
có những người đồng phạm khác. Thực tiễn xét xử vẫn gặp những trường
hợp khi có ba loại người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục,
người giúp sức) không trực tiếp cùng thực hiện mà lại tham gia vào việc
thực hiện tội phạm với người thực hành và đồng thời, họ không chỉ là
những người đồng phạm chỉ duy nhất trong một mà trong nhiều tội phạm.
hơn nữa, khái niệm này chưa có sự phân biệt trường hợp hai người trở lên
cố ý thực hiện tội phạm do cố ý và hai người trở lên thực hiện một tội phạm
do vô ý, bởi lẽ:
Trong trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm do vô ý không bao giờ là đồng phạm cả… Việc quy định nếu chỉ có
hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm có lẽ dẫn đến cách
hiểu sai là: trường hợp có hai người trở lên thực hiện hai hay nhiều tội
phạm thì không phải là đồng phạm.
Thứ ba, cần sớm có quy định về vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội của người giúp sức nói riêng và của các người đồng phạm khác
nói chung trong BLHS để có cơ sở pháp lý thống nhất trong việc giải quyết
vấn đề TNHS của những loại người đồng phạm được chính xác, hiệu quả.
Thứ tư, hiện nay trong BLHS vẫn chưa có quy phạm định nghĩa khái
niệm đối với người giúp sức trong các trường hợp như: trong trường hợp
đồng phạm, trong trường hợp không phải là người đồng phạm và hành vi
của người giúp sức CTTP độc lập.
Thứ năm, theo BLHS thì vẫn chưa có quy định về các giai đoạn thực
hiện tội phạm của từng loại người người đồng phạm và trách nhiệm hình

sự của họ trong mỗi giai đoạn. Chính vì vậy cần phải sớm được điều chỉnh
để từ đó có căn cứ hướng dẫn và áp dụng pháp luật.
18


Về mặt thực tiễn hiện nay còn có rất nhiều bất cập trong cả việc
hướng dẫn, áp dụng pháp luật, cụ thể như:
- Thực tiễn áp dụng pháp luật của hệ thống Tòa án các cấp cho thấy,
còn có những vướng mắc, cách hiểu khác nhau liên quan đến chế định
đồng phạm, xác định vai trò của từng loại người đồng phạm làm căn cứ để
xác định TNHS và quyết định hình phạt đối với họ. Do đó, phần nào đã
ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Tòa án.
- Còn thiếu sự giải thích chính thức, kịp thời của các cơ quan có thẩm
quyền đã phần nào đã ảnh hưởng tới chất lượng giải quyết, xét xử các loại
án của Tòa án các cấp.
- Ngành kiểm sát cũng gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện
quyền công tố bởi lẽ những thiếu sót trong việc lập pháp hiện nay.
3.2.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung
Trong phần này tác giả đã tham khảo những kiến giải lập pháp như sau:
- Về khái niệm pháp lý của người giúp sức cần phải quy định cụ thể
và đầy đủ hơn như sau: Người giúp sức là người tạo điều kiện cho việc thực
hiện tội phạm bằng cách cung cấp các thông tin, phương tiện hay công cụ
thực hiện tội phạm, hoặc hứa hẹn trước về việc che giấu tội phạm hay các
dấu vết của tội phạm hoặc những tài sản hay đồ vật do phạm tội mà có,
cũng như hứa hẹn trước về việc mua, bán hoặc tiêu thụ những tài sản hay
đồ vật đó.
Khái niệm pháp lý này đã cụ thể hóa cụm từ “tạo điều kiện cho việc thực
hiện tội phạm” bằng một loạt hành vi của người đồng phạm này như trên.
- Về khái niệm “đồng phạm” quy định tại khoản 1 Điều 20 BLHS năm
1999, “các nhà làm luật nước ta cần ghi nhận bổ sung cụm từ “do cố ý”.

Bởi lẽ: “trường hợp có hai người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm do
vô ý thì không bao giờ có đồng phạm cả” và cần được sửa đổi lại như sau:
“Đồng phạm là hình thức phạm tội do cố ý được thực hiện với sự cố ý
cùng tham gia của từ hai người trở lên”. Quy định như thế sẽ làm toát lên
bản chất của đồng phạm
- Cần phải có quy phạm định nghĩa khái niệm đối với người giúp sức
trong các trường hợp như: trong trường hợp đồng phạm, trong trường hợp
không phải là người đồng phạm và hành vi của người giúp sức trong đồng
19


phạm, người giúp sức nhưng không phải là người đồng phạm và hành vi
của người giúp sức CTTP độc lập.
- Cần có quy định về các giai đoạn thực hiện tội phạm từng loại
người người đồng phạm và trách nhiệm hình sự của họ trong mỗi giai đoạn
trong BLHS.
Như vậy, từ những lý do trên tác giả xin mạnh dạn đưa ra mô hình lý
luận của một số điều trong BLHS năm 1999 như sau:
Điều 20. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng tham gia
thực hiện một hoặc nhiều tội phạm do cố ý

Người giúp sức là người tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm
bằng cách cung cấp các thông tin, phương tiện hay công cụ thực hiện tội
phạm, hoặc hứa hẹn trước về việc che giấu hay các dấu vết của tội phạm
hoặc những tài sản hay đồ vật do phạm tội mà có, cũng như hứa hẹn trước
về việc mua, bán hay tiêu thụ những tài sản hay đồ vật đó.
Điều 20a. Hành vi thái quá của người thực hành trong đồng phạm
Hành vi thái quá của người thực hành trong đồng phạm là việc người
thực hành đã thực hiện một tội phạm nằm ngoài ý định của những người

đồng phạm khác. Những người đồng phạm khác không phải chịu TNHS về
hành vi thái quá của người thực hành
Mô hình lý luận của Điều 53 BLHS năm 1999 như sau:
Điều 53. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án
phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm
tội của từng người đồng phạm.
Người xúi giục và người giúp sức có vị trí tương đương nhau cùng
giữ vai trò phụ. Do đó, người xúi giục và người giúp sức phải chịu TNHS
thấp hơn người thực hành.
Mô hình lý luận về chuẩn bị phạm tội như sau:
Điều 17. Chuẩn bị phạm tội
Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc
tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.
20


Chuẩn bị giúp sức thực hiện tội phạm là việc người giúp sức có hành
vi tạo điều kiện cần thiết cho việc giúp sức về tinh thần hoặc vật chất cho
người khác thực hiện tội phạm được thuận lợi, dễ dàng. Hành vi chuẩn bị
giúp sức có thể được biểu hiện ở việc tìm kiếm công cụ, phương tiện phạm
tội, nghiên cứu cách khắc phục trở ngại, tìm hiểu các điều kiện thực tế để
đưa ra lời khuyên, góp ý, chỉ dẫn đối với người thực hiện tội phạm.
Đối với mô hình lý luận về phạm tội chưa đạt như sau:
Điều 18. Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện
được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người giúp sức phạm tội chưa đạt là người giúp sức bắt đầu có các
hành vi cung cấp các thông tin, phương tiện hay công cụ thực hiện tội
phạm, hoặc hứa hẹn trước về việc che giấu tội phạm hay các dấu vết của

tội phạm hoặc những tài sản hay đồ vật do phạm tội mà có, cũng như hứa
hẹn trước về việc mua, bán hoặc tiêu thụ những tài sản hay đồ vật đó cho
người được giúp sức nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn của người giúp
sức, người được giúp sức đã không thực hiện sự giúp sức đó vào việc thực
hiện tội phạm.
3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về người giúp sức trong đồng phạm
3.3.1. Về mặt lập pháp
Để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
đồng phạm và người giúp sức trong đồng phạm, tác giả đề xuất một số nội
dung sau:
- Bám sát thực tiễn, nắm bắt kịp thời những vấn đề nảy sinh trong
công tác áp dụng pháp luật và các quan hệ pháp lý hiện thực trong xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
- Thường xuyên rà soát văn bản, để tránh trùng lặp, chồng chéo.
- Kết hợp hài hòa giữa chi tiết và khái quát trong mỗi văn bản.
- Rà soát lại các văn bản hiện có; hủy bỏ những quy định đã không
còn hiệu lực, hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, đánh giá toàn bộ các
21


quy định có liên quan đến đồng phạm và người thực hành trong đồng
phạm trước khi xây dựng các văn bản mới; sửa chữa, bổ sung các quy định
cho rõ; hạn chế tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản, tạo sự
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
- Thực hiện việc thẩm định các dự án luật, nghị định một cách chặt
chẽ, kỹ lưỡng.
3.3.2. Tăng cường giải thích pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật
Tác giả đưa ra một số nội dung sau:
- Giải thích pháp luật là hoạt động quan trọng, là cơ sở cho hoạt động

áp dụng pháp luật.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật của hệ thống Tòa án các cấp cho thấy,
còn có những vướng mắc, cách hiểu khác nhau liên quan đến chế định
đồng phạm, xác định vai trò của từng loại người đồng phạm làm căn cứ để
xác định TNHS và quyết định hình phạt đối với họ. Do đó, phần nào đã
ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Tòa án.
- Còn thiếu sự giải thích chính thức, kịp thời của các cơ quan có thẩm
quyền đã phần nào đã ảnh hưởng tới chất lượng giải quyết, xét xử các loại
án của Tòa án các cấp.
- Khi áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án hình sự không chỉ áp
dụng hai ngành luật là hình sự và tố tụng hình sự, mà cần có sự bao quát
và áp dụng cả các quy định của những ngành luật khác có liên quan.
- Trong từng vụ án cụ thể cần xác định những hành vi, hậu quả cụ thể
của mỗi tội phạm, mỗi bị cáo của vụ án hình sự để đưa ra giải quyết. Tránh
tình trạng đưa ra quyết định nhầm, giải quyết không hết hoặc giải quyết
vượt quá hành vi, hậu quả phạm tội của mỗi bị cáo.
- Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bên cạnh việc xác định có
hành vi phạm tội hay không, vấn đề trách nhiệm hình sự là trọng tâm, các
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần coi trọng cả việc
xác định rõ vai trò, mức hình phạt của bị cáo trong vụ án vụ án hình sự.
- Làm tốt hơn nữa công tác tổng kết thực tiễn giải quyết các vụ án và
hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, kịp thời tháo gỡ những vướng
22


mắc trong việc giải quyết các vụ án có người thực hành trong đồng phạm.
Đặc biệt là đối với ngành Tòa án, việc đúc rúc những vướng mắc, kinh
nghiệm từ công tác xét xử là rất cần thiết.
3.3.3. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức pháp
luật và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ thẩm phán Tòa án các cấp

Tác giả đưa ra một số giải pháp như sau:
- Cần tăng cường về số lượng, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thẩm
phán theo hướng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính
trị, đạo đức nghề nghiệp và ý thức pháp luật.
- Ngành Tòa án cần tổng điều tra, thống kê, nhận xét, đánh giá toàn
diện thực trạng đội ngũ cán bộ; xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc đào
tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về các mặt chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ
chính trị để nâng cao năng lực của đội ngũ thẩm phán.
- Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc
của các cơ quan này, cần phải có chế độ chính sách đãi ngộ thích đáng cho
đội ngũ cán bộ Tòa án.
3.3.4. Tăng cường kiểm sát việc áp dụng pháp luật hình sự liên
quan đến những loại người đồng phạm của Viện kiểm sát nhân dân
Tác giả đưa ra một số nội dung sau:
- Ngành kiểm sát nhân dân cần tăng cường thực hiện chức năng,
nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối
với các hoạt động khởi tố, điều tra, xét xử, thi hành án.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra và Tòa án trong
việc thực hiện nhiệm vụ.
- Nâng cao ý thức pháp luật và năng lực áp dụng pháp luật trong
hoạt động.
- Bồi dưỡng về các mặt chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị để
nâng cao năng lực của đội ngũ kiểm sát viên.
- Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc
và có chính sách đãi ngộ thích đáng cho đội ngũ cán bộ ngành kiểm sát.

23



×