Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI nhà máy nước cấp hải dương VÀ Bắc Thăng Long – VânTrì Hà Nội ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 15 trang )

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

GVHD: Ths.

MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít
hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu
học tập ở giảng đường đại học đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi
đến quý thầy cô ở Khoa Môi trường – Trường Đại Học Thủy Lợi đã cùng với tri thức và
tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời
gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, khoa đã tổ chức cho chúng em
được tiếp cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành khoa Môi
trường. Đó là môn học "Công nghệ xử lí nước cấp".
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Nguyễn Minh Đức đã tận tâm hướng dẫn
chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh
vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực
sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ.
Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của quý thầy và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em được hoàn thiện
hơn.
SV: Nhóm 7

Trang 1


CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

GVHD: Ths.



Trân trọng cám ơn!
TP Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2016

Nhóm sinh viên thực hiện:
1.
2.
3.
4.

I.

Trần Huy Hoàng – 55MT1
Dương Hồng Sơn – 55MT1
Nguyễn Quý Tài – 55MT1
Phạm Thị Nhàn – 56MT1

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Môn học Công nghệ xử lý Nước cấp là một trong những môn học bắt buộc đối với
chuyên ngành học Kỹ thuật Môi trường. Môn học đặt trọng tâm phần giới thiệu các thiết
bị, công trình trong chuỗi xử lý nước phục vụ nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt,
công nghiệp, dịch vụ, …. Các kiến thức khoa học cơ bản như Toán học,Vật lý, Hóa
học, ... tạo nền móng ban đầu cho môn học. Các môn cơ sở như Thủy lực, Thủy văn, Ô
nhiễm môi trường ... là các môn tiên quyết cho môn học này. Phương pháp và công trình
xử lý nước cấp là môn học chuyên ngành cho việc đào tạo Kỹ sư ngành Kỹ thuật Môi
trường.


Mục tiêu chính của môn học


- Kiến thức: Môn học Công nghệ xử lý nước cấp nhằm mục tiêu trang bị cho người học
các kiến thức về các quá trình xử lý nước cấp. Bên cạnh đó, giúp sinh viên hiểu rõ các
nguyên lý, tính toán và vận hành các hệ thống xử lý nước cấp.
- Kỹ năng: Môn học này giúp người học có kỹ năng lựa chọn và thiết kế hệ thống xử lý
nước cấp.
- Thái độ học tập, chuyên cần: Thái độ chuyên cần, hăng say học tập, khám phá thực tiễn
biết coi trọng và tiết kiệm nguồn nước.
SV: Nhóm 7

Trang 2


CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

GVHD: Ths.

NHẬT KÝ THAM QUAN THỰC TẬP

II.

Lịch trình chuyến tham quan thực tập

II.1.

-

Lịch trình cụ thể
7h00: đoàn xuất phát từ cổng trường ĐH Thủy Lợi đi nhà máy xử lý nước mặt
Tiền Trung, Hải Dương

8h30: đoàn đến nhà máy xử lý nước mặt Tiền Trung, Hải Dương
11h30: đoàn nghỉ trưa ở Hải Dương
13h00: Đoàn xuất phát đi nhà máy xử lý nước ngầm Bắc Thăng Long – Vân
Trì Hà Nội
14h30: Đoàn đến nhà máy xử lý nước ngầm Bắc Thăng Long – Vân Trì Hà
Nội
17h30: Tập kết tại Đại học Thủy Lợi, kết thúc chuyến tham quan


-

Địa điểm
Nhà máy xử lí nước mặt Tiền Trung, Hải Dương
Nhà máy Bắc Thăng Long


-

Địa danh tham quan
II.2.1. Nhà máy xử lý nước cấp Bắc Thăng Long
II.2.

Vị trí địa lý:
- Nhà máy được xây dựng trên địa phận xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.


SV: Nhóm 7

Trang 3



CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

GVHD: Ths.

Hình 1: vị trí địa lý và bản đồ mặt bằng nhà máy
• Lịch sử phát triển
- Nhà máy được xây dựng năm 2002 và đi vào hoạt động tháng 07/2005, có công

suất xử lý của Nhà máy 50.000 m3/ngđ cho dây chuyền khai thác nước ngầm bằng
nguồn vốn ODA của Nhật Bản, nhưng công suất giảm về 25.000 – 26.000 m³/ngđ.
- Tháng 02/2009, triển khai thi công bãi giếng Sông Hồng, gồm 8 giếng để nâng công suất

Nhà máy đạt 50.000 m3/ngđ
Qui mô, công suất:
- Tổng số cán bộ công nhân viên
: 50 người
- Công suất khai thác trung bình một ngày đêm
: 50.000 m3
- Hiện tại nhà máy đang sử dụng nguồn cấp từ 2 nguồn chính là: nước bơm từ giếng khoan
và nước dẫn từ sông Hồng về. Trong thời gian tới nhà máy sẽ giảm nguồn cấp từ các
giếng khoan, hoặc có thể bỏ hẳn và nâng lưu lượng nước cấp từ nước mặt.


SV: Nhóm 7

Trang 4


CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP


GVHD: Ths.

- Công ty nước sạch tiếp tục đầu tư cho nhà máy xây dựng công nghệ khai nước mặt với

công suất 30.000 m³/ngđ, nhà máy hiện đang vận hành với công suất 60.000 m³/ngđ.
- Với tổng mức đầu tư hơn 152 tỷ đồng, dự án bổ sung nguồn nước thô cho nhà máy lần

này sẽ khai thác nguồn nước mặt sông Hồng, tận dụng trạm bơm Ấp Bắc và hệ thống
kênh dẫn nước Bắc Hưng Hải hiện có để dẫn nước về nhà máy xử lý.



Quy trình vận hành – bảo dưỡng

Nhà máy đang trong quá trình chuyển đổi. Ban đầu nhà máy sử dụng nguồn cấp chính
từ 18 giếng khoan nước ngầm, nhưng gần đây đã bắt đầu chuyển đổi sang thu nước mặt
từ sông Hồng. Đó chính là nét độc đáo có 1 không 2 của nhà máy, nhưng chính đó cũng
là nhược điểm lớn nhất của nhà máy khi có đến 2 công trình thu nước đầu vào, dẫn đến
sự cồng kềnh trong hệ thống nhà máy.
Ngoài nguồn nước ngầm được thu tại chỗ, nhà máy có hệ thống kênh mương dẫn
nước về hồ chứa trong nhà máy. Tại đây, sẽ có hệ thống cảm biến đo những thông số cần
thiết phục vụ quá trình xử lý.
Trạm bơm cấp 1 có lưu lượng 900 /h với 3 máy bơm. Trong đó hiện có 2 máy bơm
hoạt động với lưu lượng là 900/h , còn 1 bơm dự phòng. Các thông số hoàn toàn được
lưu lại bằng hệ thống máy móc.
Nước được dẫn qua hệ thống ống thép đến khu bể lắng. Quá trình đông tụ- keo tụ được
diễn ra trong bể lắng với thiết kế thông minh, nhằm tiết kiệm tối đa chi phí xây lắp cũng
như hạn chế đường ống dẫn qua các công trình. Sau quá trình đông tụ keo tụ tại đây,
nước được dẫn luôn sang bể lắng. Với thiết kế nhiều đơn nguyên hoạt động song song

làm cho quá trình lắng diễn ra tốt hơn. Bể lắng lamen có cài đặt hệ thống xả bùn nên
công nhân tham gia quá nhiều vào quá trình vận hành tại đây.

SV: Nhóm 7

Trang 5


CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

GVHD: Ths.

Hình 2: Công trình hồ chứa nước tại nhà máy nước Bắc Thăng Long
Bể được chia làm 2 phần:
-

Bể phản ứng: đầu bể phản ứng tiến hành châm hóa chất PAC và Clo, cuối bể là
ngăn phản ứng, đây là nơi hình thành quá trình keo tụ đông tụ.
Bể lắng lamen: Ngày trước sử dụng polime nhưng sau 1 tháng nhận thấy không
cần thiết nên chỉ sử dụng PAC và clo

Tấm lắng lamen: Nguồn nước đi từ bể phản ứng vào bể lắng sẽ di chuyển theo chiều
từ dưới lên theo các tấm lắng lamen được thiết kế đặt nghiên 60 độ, trong quá trình di
chuyển, các cặn lắng sẽ va chạm vào nhau và bám vào bề mặt tấm lắng lamen đủ nặng
và thắng được lực đẩy của dòng nước dang di chuyển lên thì bông kết tủa sẽ rớt xuống
theo chiều ngược lại và rơi xuống đáy bể lắng qua bộ phận thu cặn và xả đi.
Với nguyên lý hoạt động như vậy, tấm lắng lamen phát huy tác dụng nhờ các bề mặt
tiếp xúc của ống lắng, càng tăng bề mặt tiếp xúc của ống lắng thì hiệu quả lắng càng
cao giúp tăng hiệu quả sử dụng dung tích bể và giảm được thời gian lắng.


SV: Nhóm 7

Trang 6


CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

GVHD: Ths.

Hình 3: bể lắng lamen tại nhà máy xử lý nước Bắc Thăng Long
Nguồn cấp thứ 2: Nước ngầm được bơm lên giàn phùn mưa để nước tiếp xúc với
oxi, đồng thời loại bỏ sắt. Sau đó nước ở giàn phun mưa sẽ đưa vào bể keo tụ, lắng
đợt 2. Đầu bể có châm NaOH, giữa bể châm phèn PAC. Sau đó nước mặt và nước
ngầm sẽ đưa vào hệ thống bể lọc.
Sau quá trình lắng, nước được dẫn qua ống với D1000 sang công trình lọc. Tại bể
lọc có gắn 2 xi phông ( 1 cái lớn, 1 cái bé ). Xi phông dùng để hết chân không tạo áp
lực hút nước từ bể lọc sang bể chứa nước sạch. Vật liệu áp lực hút nước từ bể lọc sang
bể chứa nước sạch. Vật liệu lọc ngày trước có 3 lớp gồm: Than, cát thạch anh và cát
mangan. Tuy nhiên trong quá trình vận hành thì giảm xuống còn 2 lớp do lớp than
nhẹ nên quá trình rửa lọc sẽ bị trôi ra ngoài.
Sau quá trình lọc, nước được khử trùng bằng Cl, và bắt đầu từ đây, nước sạch được
cách ly với môi trường bên ngoài.
Tại nhà máy có 1 đài nước với dung tích 1096 mét khối, cao 34m. Nhiệm vụ để dự
trự nước và cung cấp nước đến nơi cần dùng trong trường hợp trạm bơm cấp 2 gặp sự
cố.
Bể chứa bùn: Bùn thải được đưa vào bể nén để tách nước làm giảm thể tích lượng
bùn. Bùn sẽ được đưa ra sân phơi bùn để tách nước nhiều nhất có thể. Lượng bùn sẽ
được vận chuyển đến khu trông cây công nghiệp
SV: Nhóm 7


Trang 7


CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

GVHD: Ths.

Hình 4: hình ảnh bể chứa bùn tại nhà máy nước Bắc Thăng Long
II.2.2. Nhà máy nước cấp Tiền Trung – Hải Dương

So với nhà máy nước Bắc Thăng Long thì nhà máy Tiền Trung có công suất nhỏ hơn
nhiều và dây chuyền công nghệ đơn giản hơn.
Với nguồn cấp nước chủ yếu cho nhà máy là nước từ sông Rạng hay còn gọi là sông
Lai Vu hoặc sông Tường Vu. Sông này tách khỏi sông Kinh Thầy gần như cùng 1 nơi với
sông Kinh Môn với chiều dài khoảng 26km. Phần thượng lưu có hướng Bắc-Nam qua
ranh giới giữa 2 huyện Nam Sách và Kim Thành, sau đó theo hướng Tây Bắc-Đông Nam
rồi lại Bắc-Nam qua ranh giới 2 huyện Kim Thành và Thanh Hà. Đến cuối địa phận
Thanh Hà, nó hội lưu với sông Gùa của hệ thống Thái Bình để tạo thành sông Văn Úc tại
ngã ba Cửa Dưa, cuối huyện Thanh Hà


Đặc điểm nguồn cấp:

Tại trạm bơm cấp 1 bố trí 4 đường ống để nhận nước từ sông vào. Tuy nhiên, tùy
theo mùa mới sử dụng mỗi cặp riêng. Ví dụ: mùa mưa thì 2 ống nằm bên trên sẽ nhận
nước, 2 ống dưới k hoạt động; mùa kiệt, 2 ống dưới hoạt động, 2 ống trên ngừng hoạt
động.

SV: Nhóm 7


Trang 8


CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

GVHD: Ths.

Hình ảnh 5: hệ thống ống dẫn nước về nhà máy nước Tiền Trung

Các ống có nhiệm vu thu nước sẽ luân phiên nhau thu nước, mỗi ống mở 3 ngày.
Trong quá trình chạy bơm, phải theo dõi dòng điện và điện áp, luôn đảm bảo trị số
định mức
Hàng tuần phải sục rửa bùn cho mỗi ống vào thứ 7. Tất cả qui trình rửa cần phải ghi
chép vào nhật kí để bàn giao.
Qui trình sục rửa bùn như sau:
-

Đóng van thu nước thô vào khu xử lý
Đóng van chặn đầu ống dẫn nước tự chảy về phía âu thu
Mở van dẫn nước hồi sục rửa ống
Cho bơm hoạt động, bơm thêm nước vào để rửa đường ống

Thời gian sục rửa mỗi ống là 15 phút, sục rửa luân phiên nhau, do đó trong quá trình
sục rửa vẫn có 1 ống đang hoạt động

SV: Nhóm 7

Trang 9



CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

GVHD: Ths.

Do hạn chế các loại cặn bùn phù sa,….trôi vào hệ thống xử lý nên ưu tiên nhận nước
mặt, chính vì thế mùa mưa chỉ 2 ống trên hoạt động

Hình ảnh 6 : nguồn cấp sông Rạng


Công nghệ xử lý

Nước sau khi đc hút từ sông sẽ đi qua trạm bơm cấp 1 và được chuyền về bên trong hệ
thống xử lý chính của nhà máy.
Qui trình vận hành cụm bể lắng – lọc:
Cụm bể lắng – lọc gồm 4 bể lắng và 4 bể lọc. Nước vào bể trộn được trộn phèn và
phân phối vào 4 bể lắng để lắng sơ bộ 1 phần cặn lơ lửng sau đó chảy vào máng góp và
chuyển sang bể lọc. Tại bể lọc nước được lọc qua lớp vật liệu lọc và chảy sang bể chứa.
Quá trình xử lý nước tại cụm lắng lọc là quá trình làm trong nước, là khâu rất quan
trọng trong nhà máy, toàn bô quá trình hoạt động theo nguyên lý tự chảy, điều khiển hoạt
động quá trình bằng hệ thống các van điều khiển vì vậy trong quá trình hoạt động cần
điều chỉnh các van để khống chế tốc độ lọc, tốc độ lắng cho phù hợp.
Điều quan trọng nhất khi vận hành bơm định lượng phèn là xác định đúng liều lượng
phèn cần trộn theo sự thay đổi hàng ngày của chất lượng nước thô ( trung bình mùa khô
hàm lượng cặn lo lửng khoảng 300-500 mg/l; mùa lũ 700-1000mg/l ), sau đó thường
SV: Nhóm 7

Trang 10



CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

GVHD: Ths.

xuyên xem xét đường ống dẫn phèn kịp thời phát hiện chỗ giò rỉ, chỗ tắc nghẽn và thông
rửa thường xuyên. Phèn được sử dụng là phèn PAC ( Poly Aluminium Chlorile ) sản xuất
tại nhà máy hóa chất Việt Trì. Phèn có tác dụng ổn định pH, tăng năng suất lắng lọc,
bông cặn dễ lắng, liều sử dụng thấp, giảm thể tích bùn.
Qui trình: mở van hút dung dịch phèn từ bồn pha phèn tới bơm định lượng, sau đó
mở van đẩy bơm định lượng, nhấn nút bơm để bơm phèn lên trộn, điều chỉnh mức hoạt
động của bơm tùy theo chất lượng nước thô. Sau khi bơm xong, để kết thúc quá trình, ta
mở van nước lạnh tới ống hút bơm định lượng, đóng van hút phèn để bơm nước sạch sục
rửa bơm, ống. Tắt máy khóa van, kết thúc.
Bể lắng đứng tại nhà máy xử lý được thiết kế kết hợp giữa keo tụ - đông tụ và bể
lắng. Phần keo tụ được diễn ra trong vòng tròn bên trong bể, khi nước được bơm theo
phương tiếp tuyến bể để tăng khả năng va chạm giữa các chất rắn lơ lửng và chất keo tụ.
Càng xuống sâu, vận tốc dòng nước giảm, đây là không gian diễn ra quá trình đông tụ.
Quá trình đông tụ bắt đầu chuyển sang quá trình lắng khi nước đi theo chiều từ dưới lên
trên và phân bố ra ngoài vòng tròn, đồng thời theo trọng lực thì các hạt cặn sẽ bị lắng
xuống đáy bể. Tại đáy bể có thiết kế để thu được lượng cặn tối đa nhất. Nước sạch chảy
ngược lên trên và được thu qua hệ thống máng răng cưa và bắt đầu đc dẫn sang bể lọc
Thời gian xả bùn bể lắng là 48h hoạt động/ lần

Hình 7: bể lắng tại nhà máy nước Tiền Trung

SV: Nhóm 7

Trang 11



CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

GVHD: Ths.

Vận hành bể lọc: Tốc độ lọc nhanh khoảng 6-8m/h/ bể và trung bình tổng 4 bể lọc
được khoảng 280-350 /h. Để quá trình hoạt động được liên tục công tác vận hành phải
thường xuyên xả bùn bể lắng, sục rửa vật liệu lọc và vệ sinh sạch sẽ các bể
Thời gian rửa vật liệu lọc là 48h hoạt động/ lần
Thời gian vệ sinh công nghiệp hệ thống là 1 tuần/ lần
Tất cả các quá trình xả bun, sục rửa vật liệu lọc, vệ sinh công nghiệp phải ghi chép
đầy đủ vào nhật ký vận hành để bàn giao và theo dõi hàng ngày.

Hình 8: Quá trình rửa lọc đang diễn ra tại bể lọc nhà máy nước Tiền Trung
Bể lọc sử dụng 1 lớp vật liệu là cát thạch anh. Cấu tạo lớp vật liệu là 1 lớp cát
thạch anh dành 0.8-1m, hạt cát có đường kính 0.5-1.25mm. Tiếp theo là 1 lớp sỏi đỡ
dày 30cm.
Do nước được hút trực tiếp từ sông và đã qua quá trình lắng nên nhà máy chỉ sử
dụng duy nhất 1 lớp cát thạch anh như trên
Qui trình rửa vật liệu lọc:
-

Đóng van dẫn nước sang bể chứa
Mở vẩn nước rửa lọc
Mở van dẫn gió từ máy bơm gió

SV: Nhóm 7

Trang 12



CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP
-

GVHD: Ths.

Mở van dẫn nước rửa lọc vào bể lọc
Máy bơm gió bật trước 2 phú xong bật bơm rửa lọc, để hai bơm cùng hoạt động
trong thời gian 3 phút và tắt bơm gió, đóng van dẫn gió
Để bơm rửa lọc hoạt động đến khi hoàn thành rửa lọc, tắt bơm rửa, đóng van rửa
lọc, mở van xả nước lọc đầu và kết thúc quá trình rửa lọc, mở van để quá trình lọc
nước trở lại qui trình sản xuất.

Nước sau khi lọc sẽ được chuyển đến khu vực châm clo để khử trùng.


Hoạt động nhà Clo: Hệ thống châm clo gồm 2 bộ châm clo tự động đổ nguồn
Model EC.106./USA ( Ejecto ) . Clo được lấy từ các bình clo lỏng dẫn vào ống
góp khí có 3 đầu góp, dẫn ra bộ đèn hâm nhiệt, van giảm áp, lưu lượng kế và vào
Ejecto. Tại Ejecto, Clo được trộn vưới nước bơm từ bơm tăng áp để tạo thành
nước Clo bơm vào bể chứa

III. ĐỀ XUẤT CẢI TẠO

Trong thời gian tới, nhà máy xử lý nước Bắc Thăng Long sẽ chuyển hẳn sang khai
thác nguồn nước ngầm được lấy từ sông Hồng. Đó là một việc làm cần thiết.
Theo ý kiến cá nhân của nhóm, việc nhà máy sử dụng nguồn nước ngầm hiện tại là
chưa hợp lý, do:
Nguồn nước ngầm hiện nay ngày càng cạn kiệt.
Nhà máy được xây dựng trong khu vực khu công nghiệp Bắc Thăng Long, nên sẽ
khó tránh khỏi việc ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp cũng như ảnh hưởng đến

tâm lý người dùng.
• Sử dụng hai nguồn cấp chính ( nước ngầm + nước mặt ) làm cồng kềnh cả hệ
thống xử lý, chi phí vận hành bảo dưỡng khó khăn hơn.



Nếu trong thời gian tới nhà máy chuyển đổi hoàn toàn sang nguồn cấp là ngước mặt
được lấy từ sông Hồng, nhóm xin đề suất những ý kiến sau:


Thay bằng việc xây dựng mới, ta có thể chuyển đổi công trình giàn mưa sang làm
bể lắng để tích kiệm chi phí xây lắp.

SV: Nhóm 7

Trang 13


CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

GVHD: Ths.

Hình 9: Công trình giàn mưa tại nhà máy nước Bắc Thăng Long


Nâng công suất bể lắng sơ bộ ban đầu bằng cách bơm đầy hơn hoặc mở rộng diện
tích bể. Việc này giúp giảm độ đục và một số thông số kĩ thuật của nước đầu vào.

SV: Nhóm 7


Trang 14


CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

GVHD: Ths.

Tài liệu tham khảo:
1. Quy trình vận hành nhà máy nước sạch Tiền Trung – Hải Dương
Tác giả: Nguyễn Thiện Thuật ( nhân viên tại nhà máy nước )
2. Các tư liệu cần thiết từ trang chủ Công ty TNHH 1 thành viên nước sạch Hà Nội
Link: />3. Bài báo cáo có sử dụng một số tư liệu hình ảnh của đồng nghiệp.

SV: Nhóm 7

Trang 15



×