Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Thực trạng họạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP – Quân đội Chi nhánh Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.66 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
------------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập:

NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH
ĐIỆN BIÊN PHỦ

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
MSSV
Lớp

:
:
:
:

PGS.TS NGUYỄN THỊ BẤT
PHAN THỊ THÚY AN
11120027
NGÂN HÀNG 54A

Hà Nội - Năm 2015


MỤC LỤC


2.1.2.Hoạt động tín dụng............................................................................................15
Bảng 2.1.3. Tình hình dư nợ tín dụng tại MB Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 2014.........................................................................................................................15
Bảng 2.1.4. Cơ cấu dư nợ tín dụng tại MB Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 - 2014
.................................................................................................................................17
2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh...........................................................................18
Biểu 2.1.3. Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2012 - 2014.......................................18


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
NHTM
NHNN
TSĐB
TCTD
KHDN

Giải nghĩa
Ngân Hàng Thương Mại
Ngân Hàng Nhà Nước
Tài Sản Đảm Bảo
Tổ Chức Tín Dụng
Khách Hàng Doanh Nghiệp


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1.1: Tình hình huy động vốn của MB Điện Biên Phủ giai đoạn 2012-2014
...........................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động của MB Điện Biên Phủ giai đoạn 20122014...................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.1.3. Tình hình dư nợ tín dụng tại MB Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 - 2014

...........................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.1.4. Cơ cấu dư nợ tín dụng tại MB Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 - 2014
...........................................................Error: Reference source not found

Biểu 2.1.1.

Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn giai đoạn 2012 - 2014................Error:
Reference source not found

Biểu 2.1.2.

Dư nợ tín dụng giai đoạn 2012 – 2014........Error: Reference source not
found

Biểu 2.1.3.

Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2012 - 2014.....Error: Reference source
not found

Sơ đồ 1.1:

Cơ cấu tổ chức MB Điện Biên Phủ...Error: Reference source not found


LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2014, kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa bền vững,
đồng đều. Tình hình kinh tế Việt Nam ổn định tích cực hơn 2013. Đây cũng là
một năm đầy biến động và khó khăn, thách thức đối với toàn ngành Ngân
hàng.
Theo kế hoạch thực tập tốt nghiệp của Viện Ngân hàng – Tài Chính

trường Đại học Kinh tế quốc dân, em đã lựa chọn Ngân hàng TMCP Quân đội
– Chi nhánh Điện Biên Phủ là nơi thực tập tốt nghiệp. Sau thời gian 4 tuần
thực tập tổng hợp, em đã phần nào nắm được tình hình hoạt động của Chi
nhánh cũng như có được các tư liệu cần thiết để hoàn thành báo cáo thực tập
tổng hợp này.
Do thời gian thực tập và trình độ hạn chế nên bài báo cáo thực tập tổng
hợp của em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình
thức trình bày. Em kính mong nhận được sự nhận xét và đóng góp của thầy cơ
để bài báo cáo thực tập được hồn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ nhiệt tình của các cán bộ Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Điện
Biên Phủ và PGS.TS. Nguyễn Thị Bất đã hướng dẫn em trong thời gian đầu
thực tập, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hồn thành báo cáo này.
Báo cáo tổng hợp gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội và Chi nhánh
Điện Biên Phủ
Chương 2: Thực trạng họạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP –
Quân đội Chi nhánh Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014
Chương 3: Nhận xét những thành tích và hạn chế tồn tại trong hoạt
động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ

1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN
ĐỘI VÀ CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ
1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội
1.1.1. Thông tin cơ bản về Ngân hàng TMCP Quân Đội
Tên tiếng Việt
: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

Tên tiếng Anh
: Military Commercial Joint Stock Bank
Tên công ty viết tắt
: MCSB

Logo Ngân hàng
Mã cổ phiếu

:
: MBB, niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khốn

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 01/11/2011
Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0100283873 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 30/09/19494, thay đổi lần thứ 35
ngày 04/12/2013.
Giấy phép số: 0054/NH-GP ngày 14/9/2004 do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cấp kèm theo Quyết định số 194/QĐ-NH% ngày 14/9/1994 của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Vốn điều lệ
: 11.593.937.500.000 đồng
Địa chỉ trụ sở chính : Số 21 Cát Linh, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa,
Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại
: 04 62661088
Fax: 04 62661088
Email
:
Website
: www.mbbank.com.vn
Ngành nghề kinh doanh:

- Ngân hàng lưu ký;
- Đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan theo quy định của pháp luật;
- Mua bán, gia công, chế tác vàng;
- Kinh doanh ngân hàng theo các quy định của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam;
- Đối vớ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp chỉ kinh
2


doanh có lãi khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hoạt động trung gian tiền tệ khác.
1.1.2. Quá trình thành lập và phát triển
Với ý tưởng xây dựng một định chế tài chính doanh nghiệp và phát triển
doanh nghiệp Quân đội, sau 18 tháng tích cực chuẩn bị, ngày 04/11/1994:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI chính thức đi vào
hoạt động. Từ năm 1994 – 2004, Ngân hàng có trụ sở chính tại số 28A, Điện
Biên Phủ, Q.Ba Đình, Hà Nội với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng và 25 cán bộ
nhân viên. Từ năm 2005 – 2012, Ngân hàng Quân đội chuyển trụ sở chính tới
số 3 Liễu Giai, Q.Ba Đình, Hà Nội. Từ 11/10/2012 đến nay, trụ sở chính của
Ngân hàng chuyển về số 21 Cát Linh, P.Cát Linh, Q.Đống Đa, Hà Nội
Từ vị thế một ngân hàng nhỏ, MB đã đặt nền tảng phát triển bền vững và
ổn định, trở thành Ngân hàng duy nhất có lợi nhuận trong cuộc khủng hoảng
tài chính Châu Á năm 1997 – chỉ 3 năm sau thời điểm thành lập; duy trì tốc
độ tăng trưởng ở mức 20-30% trong năm tiếp theo. Khép lại giai đoạn này,
sự phát triển của MB đã vượt ra khỏi nhiệm vụ ban đầu để trở thành tổ chức
tài chính có thể đáp ứng nhu cầu của hầu hết các phân khúc khách hàng tại
Việt Nam.
Tiếp nối giai đoạn phát triển rực rỡ trước đó, MB bắt đầu kế hoạch cải tổ
để phát triển toàn diện, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển nhanh,
mạnh và bền vững trong giai đoạn 2003 – 2008, với tầm nhìn đến năm 2015.

Đánh dấu cho giai đoạn này là những sự kiện tiêu biểu như: Trở thành Ngân
hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua bán đấu giá ra công chúng với
tổng mệnh giá 20 tỷ đồng vào năm 2004; Ký kết thỏa thuận hợp tác ba bên
với Vietcombank và Viettel, hợp tác với Citybank (2005) để xây dựng cơ sở
cho phát triển các sản phẩm – dịch vụ tài chính tồn diện, hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng bằng việc thành lập Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Ngân hàng

3


TMCP Quân đội (MB Capital) (2006). Đặc biệt, trên đà phát triển mạnh mẽ,
MB tăng vốn điều lệ thành công lên các mức 3.400 tỷ đồng (2008) và 5.300 tỷ
đồng (2009). Đặc biệt, năm 2010, MB cũng bắt đầu xây dựng kế hoạch chiến
lược phát triển của Ngân hàng giai đoạn 2011-2015. Khép lại giai đoạn 2003
– 2010, MB ghi dấu ấn sự phát triển ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia bằng
việc thành lập chi nhánh đầu tiên tại Lào, chính thức khai trương vào ngày
30/12/2010.
Trên cơ sở những thành cơng và kinh nghiệm đã tích lũy trong hơn 15
năm trước, MB bắt đầu vào giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển 2011 –
2015 với tầm nhìn đến năm 2020 nhằm kiện toàn lại mọi mặt hoạt động, mục
tiêu đưa MB vào vị trí TOP3 Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên taiaj
Việt Nam. Trong năm đầu tiên của giai đoạn mới, năm 2011, MB chuyển
chức năng hành chính quân sự về trực thuộc Bộ Quốc Phòng, Đảng bộ Ngân
hàng trực thuộc Quân ủy Trung ương. Thực hiện thành công việc niêm yết cổ
phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSX); Mở rộng hoạt động
tại thị trường nước ngoài bằng việc thành lập thêm chi nhánh tại Campuchia.
Dấu ấn rõ rệt nhất của MB trong giai đoạn này là việc bứt phá lên vị trí đầu
bảng trong 03 năm liên tục 2012, 2013 và 2014 về lợi nhuận kinh doanh, hiệu
quả hoạt động so với các ngân hàng thương mại cổ phần không do nhà nước
nắm cổ phần chi phối; được đánh giá là ngân hàng lớn thứ năm tại Việt Nam

hiện nay.
1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Điện
Biên Phủ
1.2.1. Quá trình thành lập và phát triển
Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Điện Biên Phủ được tách ra
thành lập chi nhánh cấp I tại địa chỉ số 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội
trước đây là Hội sở chính của Ngân hàng. Tháng 6 năm 2005, Chi nhánh
4


chính thức đi vào hoạt động theo quyết định của Hội đồng quản trị Ngân hàng
TMCP Quân Đội. Từ đó đến nay, Chi nhánh hoạt động với tư cách là một cơ
sở hoạch tốn độc lập và ln nỗ lực phát triển nhằm quảng bá và nâng cao uy
tín của Ngân hàng.
Tổng số cán bộ của Chi nhánh ban đầu chỉ có 16 người được vào biên
chế bao gồm Ban giám đốc (3 người), Phịng Tín dụng (4 người), Phịng
Nguồn vốn (4 người), Phịng Kế tốn (5 người). Nguồn vốn ban đầu chỉ có
hơn 15 tỷ đồng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên, sự chỉ
đạo kịp thời của Ngân hàng TMCP Quân Đội, Chi nhánh đã đạt được những
thành tựu đáng khích lệ ngay từ những ngày đầu thành lập.
Chi nhánh Điện Biên Phủ phục vụ các đối tượng khách hàng đa dạng bao
gồm các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có
doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân,… và
cá nhân. Với phương châm hoạt động an tồn, hiệu quả, ln đặt lợi ích khách
hàng gắn liền với lợi ích của Ngân hàng, những năm qua uy tín của Chi nhánh
ngày càng được củng cố và phát triển, Chi nhánh Điện Biên Phủ đã trở thành
một trong những đơn vị xuất sắc trong hệ thống Ngân hàng TMCP Quân Đội
nói riêng và tồn hệ thống Ngân hàng TMCP nói chung.
Giám Đốc


1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh
Điện Biên Phủ

Phó Giám Đốc

Khối tác nghiệp
Các
Phịn
g
Giao
dịch

Phịng
Kế tốn

DVKH

Phịng
Hành
chính –
Tổng hợp

Khối QHKH
Phịng
Quản
lý tín
dụng

5


Phịng
Hỗ trợ
QHK
H

Phịng
QHKH

nhân

Phịng
QHKH
DN


Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức MB Điện Biên Phủ
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban
Nguyên tắc chung: Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi
hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, giám đốc thực hiện nghĩa vụ quyền hạn
của mình đúng qui định của pháp luật và quy định của Ngân hàng TMCP
Quân Đội. Giám đốc phân cơng, ủy thác cho Phó Giám đốc, trưởng phịng
nghiệp vụ giải quyết các cơng việc và chịu trách nhiệm về sự phân cơng ủy
quyền của mình.
Ban Giám đốc: Bao gồm Giám đốc và Phó Giám đốc
Giám đốc:
- Chịu trách nhiệm điều hành chung về mọi mặt hoạt động của chi nhánh,
đảm bảo chi nhánh hoạt động an toàn, hiệu quả,hoàn thành kế hoạch kinh
doanh được giao, xây dựng chiến lược phát triển Chi nhánh Điện Biên Phủ,
trình lãnh đạo và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động đã được phê duyệt.
- Chỉ đạo công tác thu hồi nợ xấu, chịu trách nhiệm về công tác chất

lượng tín dụng chung tồn Chi nhánh.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng lực lượng cán bộ QHKH
- Phụ trách công tác tổ chức, nhân sự, quan hệ đối ngoại
- Trực tiếp chỉ đạo và phụ trách các đơn vị: Phòng QHKH, các Phịng
Giao dịch trực thuộc, Phịng QLTD, hành chính tổng hợp.

6


Phó Giám đốc:
- Trực tiếp chỉ đạo cơng tác kế tốn của Chi nhánh và các Phịng Giao
dịch trực thuộc theo qui trình, nghiệp vụ.
- Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các đơn vị, phịng kế tốn và DVKH
- Phụ trách, chỉ đạo hoạt động chỉ tiêu tài chính nội bộ và trang bị, quản
lý tài sản của Chi nhánh.
Khối quan hệ khách hàng: Là bộ phận thực hiện các giao dịch trực tiếp
với khách hàng (cá nhân và doanh nghiệp), cung cấp các dịch vụ ngân hàng
liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý và hạch toán các giao dịch theo quy
định Nhà nước và NHNN Việt Nam. . Bên cạnh đó cịn quản lý một cách có
hệ thống các khách hàng để tiện cho việc chăm sóc và xử lý những nghiệp vụ
phát sinh
Phòng Khách hàng doanh nghiệp
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp để khai thác vốn
bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm
tín dụng.
- Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
cho các doanh nghiệp.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc dự kiến kế hoạch kinh doanh
- Báo cáo hoạt động kinh doanh

- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng
- Làm đầu mối trong việc thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm sốt nội bộ của
MB Điện Biên Phủ.
Phịng Khách hàng cá nhân
- Trực tiếp giao dịch vớ khách hàng là cá nhân, hộ gia đình để khai thác
vốn
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến huy động vốn, tín dụng và quản
lý các sản phẩm tín dụng.
- Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ

7


ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
Khối tác nghiệp: Bao gồm Phịng Kế tốn – DVKH và Phịng Hành
Chính – Tổng hợp.
Phịng Kế tốn - DVKH
- Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính,
các chỉ tiêu tài chính (thu nhập, chi phí, lợi nhuận,…) của các phòng ban, các
giao dịch trực thuộc
- Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế tốn (bảng cân đối, báo cáo
kết qủa hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ, các bảng quyết toán,
…)
- Xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch tài chính trực thuộc trình ngân hàng cấp
trên phê duyệt
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của NHNN
- Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền, thanh toán, kiểm soát đối chiếu các
chứng từ thanh toán từ các phòng ban
- Lập kế hoạch chi tiêu nội bộ, nộp thuế, trích lâp và sử dụng các quỹ

BHXH, BHYT,…
- Cập nhật bổ sung các chế độ qui định mới của NHNN và NH QĐ tới
các phòng ban và phòng giao dịch trực thuộc
- Tham mưu cho ban Giám đốc về thực hiện, kiểm tra chế độ, qui định
liên quan đến tài chính, kế tốn
- Giải quyết thắc mắc về giao dịch khi khách hàng u cầu
Phịng Hành chính – Tổng hợp: chịu trách nhiệm về công tác lễ tân, hậu
cần; thực hiện và quản lý công văn đi và đến theo đúng quy định của công tác
văn thư, bảo mật lưu trữ. Tham mưu giúp Giám đốc Chi nhánh trong việc
thực hiện các phương án sắp xếp và cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ
chức quản lý lao động. Giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động
theo luật quy định và điều lệ của Ngân hàng Qn Đội, thực hiện cơng tác
hành chính, bảo vệ, y tế và quan hệ giao dịch với các cơ quan, đơn vị theo
8


thẩm quyền. Tổ chức đào tạo cán bộ chi nhánh theo chủ trương của NHQĐ và
nhu cầu của chi nhánh. Tổng hợp, thống kê, báo cáo theo quy định.
Phòng Quản lý tín dụng
- Thẩm định, tái thẩm định các hồ sơ vay vốn của khách hàng, các
phương án đề xuất cấp hạn mức của cán bộ tín dụng.
- Đánh giá giá trị các tài sản đảm bảo.
- Tiến hành xếp hạng tín dụng nội bộ, đánh giá, quản lý rủi ro theo chỉ
đạo của Ngân hàng TMCP Quân Đội.
- Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề
- Quản lý, khai thác và xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay nhằm thu hồi
các khoản nợ, theo dõi và đôn đốc thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro
- Nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác quản trị rủi ro của
chi nhánh nói chung.
- Tổng hợp kết quả cơng tác quản lý rủi ro của các phịng (rủi ro tác

nghiệp)
Các Phòng Giao dịch
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai thác nguồn vốn
- Thực hiện nghiệp vụ liên quán đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín
dụng
- Cung ứng các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán,
xử lý hạch toán các giao dịch
- Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy vi tính
- Quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên
- Quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng.
Như vậy, các bộ phận của MB Điện Biên Phủ hoạt động trong mối quan
hệ chặt chẽ, gắn bó, có sự tương hỗ lẫn nhau. Sự phát triển của một bộ phận
không chỉ làm tăng thu nhập của chính họ mà cịn là cơ sở cho các bộ phận
khác hoạt động tốt hơn, tạo sự phát triển bền vững và tăng doanh thu cho cả
Chi nhánh

9


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ
Qua 20 năm hình thành và phát triển, với việc thực hiện nghiêm túc
chính sách, quy định của Chính phủ, NHNN và hướng dẫn, chỉ đạo của
Ngân hàng TMCP Quân đội, cùng sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc
chi nhánh cũng như sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên, trong
giai đoạn 2012- 2014, Chi nhánh Điện Biên Phủ đã đạt được những kết quả
khả quan.
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại MB Điện Biên Phủ giai

đoạn 2012 - 2014
2.1.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn luôn là một hoạt động quan trọng của bất cứ ngân hàng
thương mại nào. Nó cung cấp nguồn cho hoạt động tín dụng và là một hoạt
động khơng thể thiếu để ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính
của mình. Một nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp, khả năng
huy động vốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và nâng cao hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Nắm bắt rõ điều này, trong những năm qua,

10


ban lãnh đạo MB Điện Biên Phủ luôn chủ trương đẩy mạnh cơng tác huy
động vốn dưới nhiều hình thức. Bằng sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân
viên trong chi nhánh, cùng với đó là việc mở rộng mạng lưới giao dịch, giải
quyết nhanh gọn các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh, lịch sự để tạo sự thoải
mái cho khách hàng, lượng vốn huy động của chi nhánh luôn ở mức cao và
tăng qua các năm

Bảng 2.1.1: Tình hình huy động vốn của MB Điện Biên Phủ giai
đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu
Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng vốn huy động
- Kế hoạch
Tỷ đồng
9.730
11.700
14.160
- Thực hiện

Tỷ đồng 10.613
12.298
15.115
Tốc độ tăng trưởng
%
11,3%
15,9%
22,9%
Thực hiện so với kế
hoạch
- Mức tăng tuyệt đối
Tỷ đồng
883
598
955
- Tương đối
%
109,1%
105,1%
106,7%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012-2014 của MB Điện Biên Phủ)
Từ kết quả huy động vốn trên có thể thấy tổng vốn huy động của chi
nhánh đã khơng ngừng tăng qua các năm, hồn thành kế hoạch đề ra trong
giai đoạn 2012 – 2014. Cụ thể, năm 2012, mức vốn huy động thực hiện đạt
10.613 tỷ đồng, đạt 109,1% kế hoạch đề ra và tăng trưởng 11,3% so với năm
2011. Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng, khai thác
nhiều kênh huy động vốn, tăng cường tuyên truyền, quảng bá dịch vụ trên các
phương tiện thông tin đại chúng đồng thời tiếp tục nâng cao cơ sở vật chất tại
các điểm giao dịch khách hàng, năm 2013, mức vốn huy động thực hiện đạt
12.298 tỷ đồng, tăng 15,9 % so với năm 2012 và hoàn thành 105,1% kế


11


hoạch đề ra. Tiếp sang 2014, Chi nhánh đã có một năm thành công với công
tác huy động vốn được đảm bảo an toàn; so với năm 2013, lượng vốn huy
động năm 2014 tăng 2.817 tỷ đồng (tương ứng với 22,9%), đạt 15.115 tỷ
đồng. Có được kết quả khả quan như vậy là nhờ việc thực hiện chính sách huy
động vốn linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, bám sát chính sách của
NHNN và nhu cầu khách hàng. MB Điện Biên Phủ cũng tiếp tục củng cố mối
quan hệ chặt chẽ với các khách hàng truyển thống, khách hàng quân đội, phục
vụ lực lượng vũ trang. Xây dựng sản phẩm chuyên biệt cho đối tượng quân
nhân, cán bộ nhân viên quốc phòng với nhiều sản phẩm đa dạng như: Tiết
kiệm Quân nhân, Cho vay Quân nhân,… Bên cạnh đó là việc Chi nhánh chú
trọng huy động vốn bền vững từ dân cư, tích cực triển khai các sản phẩm mới
gia tăng tiện ích cho khách hàng “tiết kiệm thông minh”, “tiết kiệm cho con”,
“tiết kiệm số”…
Bảng 2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động của MB Điện Biên Phủ giai
đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu
TỔNG NGUỒN VỐN
1. Theo loại tiền
- VNĐ
Tỷ trọng
- Ngoại tệ quy đổi VNĐ
Tỷ trọng
2. Theo nguồn huy
động
- TCKT
Tỷ trọng

- Dân cư
Tỷ trọng
3. Theo thời hạn
- Không kỳ hạn
Tỷ trọng

Đơn vị
Tỷ đồng

Năm 2012
10.613

Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%

5.529,4
52,1%
5.083,6
47,9%

7.427,9
60,4%
4.870,1
39,6%

11.865,3
78,5%
3.249,7

21,5%

Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%

5.317,1
50,1%
5.295,9
49,9%

6.493,3
52,8%
5.804,7
47,2%

8.524,8
56,4%
6.590,2
43,6%

Tỷ đồng
%

1.836,1
17,3%

2.299,7
18,7%


3.113,7
20,6%

12

Năm 2013 Năm 2014
12.298
15.115


- Dưới 12 tháng
Tỷ đồng
6.346,6
7.796,9
10.202,6
Tỷ trọng
%
59,8%
63,4%
67,5%
- Trên 12 tháng
Tỷ đồng
2.430,3
2.201,4
1.798,7
Tỷ trọng
%
22,9%
17,9%

11,9%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012-2014 của MB Điện Biên Phủ)
Nguồn vốn huy động bằng tiền VNĐ và bằng ngoại tệ đi theo một xu
hướng không ổn định qua các năm. Năm 2012, lượng ngoại tệ quy đổi VNĐ
huy động được là 5.083,6 tỷ đồng, chiếm 47,9% tổng nguồn vốn trong khi đó
nguồn vốn huy động bằng tiền VND chiếm 52,1% với con số là 5.529,4 tỷ
đồng. Chứng kiến một sự tăng lên mạnh mẽ, năm 2013 nguồn vốn huy động
bằng VND đã đạt 7.427,9 tỷ đồng, chiếm 60,4% tổng nguồn vốn; cùng với đó
là sự suy giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ xuống còn 39,6%
tổng nguồn vốn (giảm 213,5 tỷ đồng so với năm 2012). Từ cuối năm 2012,
hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đã gặp nhiều khó khăn,
điều này làm giảm nguồn thu ngoại tệ của doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng thu
hút nguồn vốn ngoại tệ của Ngân hàng bị sụt giảm. Tỷ trọng ngoại tệ huy động
quy đổi VNĐ trong năm 2014 thấp nhất trong 3 năm, lượng ngoại tệ huy động
của chi nhánh đạt mức 3.249,7 tỷ đồng, chiếm 21,5% tổng nguồn vốn.
Tiền huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế đều tăng và sự thay đổi về cơ
cấu là không đáng kể. Nguồn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng thấp hơn
(<50%) và nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao hơn
(>50%). Năm 2012, chênh lệch giữa tỷ trọng nguồn huy động từ tổ chức kinh
tế và từ dân cư là không đáng kể, khoảng 0,2%, tuy nhiên sang năm 2013
khoảng chênh lệch này đã tới 5,6%. Nguyên nhân là do từ cuối năm 2012, lãi
suất huy động của chi nhánh khơng cịn cạnh tranh với các NHTM khác trên
địa bàn, khi nhiều ngân hàng nhỏ lao vào cuộc chạy đua lãi suất nhằm huy
động vốn. Và nguồn huy động từ dân cư là nguồn nhạy cảm với lãi suất, đã bị

13


giảm tỷ trọng đáng kể. Năm 2014 tiếp tục chứng kiến một sự tăng lên đáng kể
về số lượng và tỷ trọng nguồn vốn từ tổ chức kinh tế, với 8.524,9 tỷ đồng,

chiếm 56.4%.
Về cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn, có thể thấy tỷ trọng tiền gửi theo
thời hạn kì hạn dài ngày càng giảm và tỷ trọng tiền gửi theo kì hạn ngắn ngày
càng tăng. Tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng qua các năm. Trong năm 2014, tiền gửi
kì hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 năm (đạt 67,5%) với số
vốn là 10.202,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó tiền gửi khơng kì hạn cũng tăng dần qua
các năm, và đạt cao nhất vào năm 2014 với 3113,7 tỷ đồng. Tiền gửi kì hạn
trên 12 tháng ngày càng giảm, giảm xuống rõ rệt vào năm 2014 khi mà tiền
gửi kì hạn trên 12 tháng chỉ có 1798,71 tỷ đồng, chiếm 11.9% tổng nguồn vốn
huy động năm 2014.

Biểu 2.1.1. Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn giai đoạn 2012 - 2014

14


Nguyên nhân là do đặc điểm nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế là
tuy cao nhưng kỳ hạn lại ngắn, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn
do yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cuộc
cạnh tranh lãi suất cũng khiến cho các cá nhân gửi tiền với kỳ hạn ngắn, do
mặt bằng lãi suất là như nhau giữa ngắn và trung, dài hạn. Các yếu tố này đã
khiến cho tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng
ngày càng tăng lên.
2.1.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM, quyết định sự tồn
tại và phát triển của một Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Đây cũng là
hoạt động mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho NHTM.
Xác định rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, trên cơ sở nguồn
vốn huy động ổn định và liên tục phát triển như đã phân tích ở trên, ban lãnh

đạo Chi nhánh Điện Biên Phủ đã không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao
chất lượng tín dụng. Phát triển tín dụng theo định hướng tăng trưởng bền
vững, chú trọng chất lượng, dịch chuyển theo hướng bán lẻ, ưu tiên khách
hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiêp vừa và nhỏ, duy trì hợp lý nhóm
khách hàng, chú trọng khách hàng doanh nghiệp lớn tầm trung. Trong những
năm qua, MB Điện Biên Phủ luôn đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với
nguồn vốn huy động nhằm mang lại an tồn tín dụng và thanh khoản cho hệ
thống. Một mặt vừa đáp ững được nhu cầu về vốn của khách hàng vừa kiểm
sốt được mục đích sử dụng nguồn vay và khả năng trả nợ của khách hàng.
Bảng 2.1.3. Tình hình dư nợ tín dụng tại MB Điện Biên Phủ giai
đoạn 2012 - 2014
Chỉ tiêu
Dư nợ tín dụng cuối kỳ
- Kế hoạch
- Thực hiện

Đơn vị
Tỷ đồng
Tỷ đồng

15

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
3.616
3.833

5.148
5.350

6.925

7.172


Tốc độ tăng trưởng
%
37%
39,6%
34,1%
Thực hiện so với kế hoạch
- Mức tăng tuyết đối
Tỷ đồng
217
202
247
- Tương đối
%
106%
103,9%
103,7%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012-2014 của MB Điện Biên Phủ)

Biểu 2.1.2. Dư nợ tín dụng giai đoạn 2012 – 2014
Về tổng dư nợ tín dung:
Dư nợ tín là chỉ tiêu xác thực để đánh giá quy mơ hoạt động tín dụng của
một Ngân hàng. ). Trong 3 năm 2012 - 2014, chi nhánh ln hồn thành kế
hoạch đề ra về tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ. Qua bảng số liệu và biểu đồ trên
ta thấy, tổng dư nợ tính đến hết năm 2014 là 7.172 tỷ đồng (đạt 103,7% so với
kế hoạch đề ra). Tổng dư nợ của Chi nhánh đều tăng qua các năm. Mức tăng
của năm 2013 là 1.517 tỷ đồng và của năm 2014 là 1.822 tỷ đồng. Tốc độ
tăng trưởng tín dụng của các năm trong giai đoạn 2012 – 2014 đều ở mức cao

trong đó năm 2013 tốc độ tăng trưởng tín dụng là cao nhất trong 3 năm trở lại
đây (39,6%), đến năm 2014 thì đã hạ xuống còn 34,1%. Đây là kết quả của
việc thực hiện nghiêm túc chính sách của NHNN và chỉ đạo của Tổng giám
đốc về việc thực hiện giới hạn dư nợ tín dụng.
16


Về cơ cấu tín dụng:
Từ bảng cơ cấu dư nợ tín dụng dưới đây ta thấy dư nợ khách hàng doanh
nghiệp ln chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều
này cho thấy Chi nhánh khá quan tâm tới các doang nghiệp, tạo điều kiện cho
các khách hàng doanh nghiệp phát triển. Năm 2013 tỷ trọng này tăng thêm
6% trong tổng dư nợ so với năm trước, đạt mức 83% tương đương 4.440,5 tỷ
đồng. Năm 2014 con số này tiếp tục tăng lên 3%, đạt mức 86% tương đương
6.7545,8 tỷ. Bên cạnh đó, ta cũng thấy dư nợ của cá nhân năm 2013 có sự
giảm nhẹ so với năm 2012, năm 2012 dư nợ cá nhân là 893,1 tỷ đồng còn
năm 2013 dư nợ là 909,5 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2014, dư nợ cá nhân tăng
trở lại, đạt 1098,2 tỷ đồng. Mặc dù Chi nhánh luôn đưa ra các chiến lược
quảng bá thương hiệu, các chương trình khuyến mại, tuy nhiên do nền kinh tế
cịn nhiều khó khăn, dẫn đến nhu cầu của người tiêu dùng giảm sút và dẫn đến
nhu cầu vay của khách hàng cá nhân cũng giảm sút.
Tính đến 31/12/2014, dư nợ tín dụng ngắn hạn là 1.804,1 tỷ đồng, tăng
1.055,1 tỷ so với năm 2013 và gần như gấp đôi năm 2012. Tỷ trọng của dư nợ
tín dụng ngắn hạn có sự giảm mạnh 10% trong năm 2013 nhưng ngay sau đó
đã phục hồi lại con số 23% trong năm 2014. Dư nợ tín dụng trung dài hạn đến
cuối năm 2014 là 6.039,9 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch đề ra.
Bảng 2.1.4. Cơ cấu dư nợ tín dụng tại MB Điện Biên Phủ giai đoạn
2012 - 2014
Chỉ tiêu
TỔNG DƯ NỢ

1. Theo khách hàng
- Cá nhân
Tỷ trọng
- Doanh nghiệp
Tỷ trọng
2. Theo thời hạn

Đơn vị
Tỷ đồng
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%

Năm 2012 Năm 2013
3.883
5.350
893,1
23%
2.989,9
77%

17

909,5
17%
4.440,5
83%

Năm 2014

7.844
1098,2
14%
6.745,8
86%


- Ngắn hạn
Tỷ đồng
931,9
749
1.804,1
Tỷ trọng
%
24%
14%
23%
- Trung, dài hạn
Tỷ đồng
2.951,1
4.601
6.039,9
Tỷ trọng
%
76%
86%
77%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012 – 2014 của MB Điện Biên Phủ)
Với việc chủ động và tích cực tiếp cận khách hàng, không ngừng nỗ lực,
cố gắng, gắn mục tiêu tăng trưởng với đảm bảo an toàn, Chi nhánh Điện Biên

Phủ đã đạt được những kết quả đáng khen ngợi trong hoạt động tín dụng
những năm qua, tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của
Chi nhánh.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Cùng với sự phát triển sôi động của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh
của MB Điện Biên Phủ đã có bước phát triển đáng phấn khởi, hoàn thành toàn
diện các chỉ tiêu được cấp trên giao, đặc biệt là chất lượng và hiệu quả kinh
doanh.

Biểu 2.1.3. Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2012 - 2014
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp, chung nhất phản ánh và đánh giá hiệu

18


quả hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói
riêng. Với những cố gắng của tồn thể ban lãnh đạo cũng như cán bộ cơng
nhân viên, trong giai đoạn 2012 – 2014, Chi nhánh luôn hoạt động hiệu quả
với mức lợi nhuân cao và tăng trưởng ổn định. Năm 2012, lợi nhuận trước
thuế là 247,2 tỷ đồng. Kế tiếp, lợi nhuận năm 2013 đã tăng 10% so với năm
trước, và năm 2014 lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng thêm 13,7 tỷ, đạt mức
285,6 tỷ.
2.2. Đánh những thành tích và hạn chế tồn tại trong hoạt động kinh
doanh tại MB Điện Biên Phủ trong thời gian
2.2.1. Những thành tích đạt được
Qua 20 năm hoạt động, Chi nhánh Điện Biên Phủ đã không ngừng đổi
mới và ngày càng lớn mạnh trên các mặt công tác, đồng thời khẳng định vị
thế trong kĩnh vực tài chính ngân hàng. Góp phần vào sự phát triển chung
của hệ thống Ngân hàng Quân đội, công tác huy động vốn ngày càng phát
triển mạnh cả về chất và lượng. Chất lượng quản lý vốn ngày càng nâng

cao, hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh tăng lên đáng kể cùng với chất
lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn cho khách hàng. Đằng sau những thành
tựu ấy là nỗ lực lớn lao không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ nhân viên Chi
nhánh Điện Biên Phủ, luôn nỗ lực không ngừng để phục vụ sự phát triển
chung của ngân hàng.
Về đầu tư trang bị máy móc, trang thiết bị văn phịng, thiết bị chuyên
dụng thực hiện dịch vụ được chú trọng hơn, góp phần khiến các giao dịch
diễn ra nhanh chóng, làm hài lòng khách hàng. Các phương tiện liên lạc như
máy tính, điện thoại, máy fax, mạng nội bộ, mạng internnet,… đã được hồn
thiện giúp cán bộ nhập thơng tin liên tục, khai thác các nguồn thơng tin khách
hàng nhanh chóng. Phương tiện đi lại đã nhận được đầu tư, đi vào phục vụ
công tác quan hệ khách hàng được kiền mạch, nâng cao uy tín của tồn chi

19


nhánh.
Bên cạnh đó, Chi nhánh Điện Biên Phủ cịn chú chú trọng đầu tư cho
công tác đào tạo nhân sự, bồi dưỡng nghiệp vụ kịp thời cho đội ngũ nhân sự
để phục vụ tốt hơn.
Việc thu thập thông tin và xử lý tài liệu phục vụ công tác thẩm định cho
vay diễn ra nhanh chóng hơn, giúp cho Giám đốc ra quyết định đúng đắn,
nhanh gọn về cho vay vốn đầu tư phát triển, đầu tư dự án.Số liệu tình hình sản
xuất kinh doanh của khách hàng được cập nhật thường xuyên hơn, giảm thiểu
rủi ro mất nợ, nợ có vấn đề giảm đáng kể năm sau so với năm trước.
2.2.2. Hạn chế, tồn tại
Hạn chế còn tồn tại
- Đa số đội ngũ cán bộ Chi nhánh có trình độ đại học trở lên, tuy nhiên
tuổi đời còn trẻ nên kinh nghiệm chưa nhiều. Cán bộ ký thuật còn hạn chế,
trong khi số cán bộ giỏi cả chuyên môn và nghiệp vụ còn thiếu. Nâng cao

được đội ngũ chuyên viên sẽ giúp Chi nhánh đạt được những kết quả tốt hơn
nhiều.
- Về số lượng dịch vụ, mặc dù MB Điện Biên Phủ cũng có các danh mục
sản phẩm dành cho đối tượng khách hàng bao gồm cá nhân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đặt trong mối tương quan với các ngân hàng khác, sản phẩm trong
danh mục này còn đơn điệu và ít hơn. Điều này làm hạn chế khả năng cạnh
tranh của MB Điện Biên Phủ trong hệ thống ngân hàng.
- Chi nhánh Điện Biên Phủ còn hạn chế trong việc thẩm định dự án,
nguồn thông tin mà cán bộ tín dụng sử dụng để thẩm định tín dụng cịn nhiều
hạn chế về độ tin cậy. Nguồn thông tin chủ yếu là do doanh nghiệp cung cấp,
chính bản thân cán bộ tín dụng của chi nhánh có thể khơng nắm rõ tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn, dẫn tới gặp khó
khăn trong việc xác minh lại tính chính xác của những thơng tin này. Nguồn
thơng tin được cơ quan kiểm tốn, giám sát độc lập chứng nhận còn nhiều hạn
20


chế nên chưa giúp ích nhiều cho cơng tác thẩm định, có thể dẫn tới sai lệch
trong đánh giá hiệu quả tài chính và sai trong chính sách cho vay của chi
nhánh đối với khách hàng.
CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT CỦA BẢN THÂN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
3.1. Nhận xét chung
3.1.1. Về mơi trường làm việc
Khơng khí làm việc hịa đồng, thân thiện, hăng hái và phong cách làm
việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm của mỗi nhân viên thể hiện qua từng công
việc được tiếp xúc và trao đổi với các anh/chị trong chi nhánh. Bên cạnh đó,
sự hướng dẫn nhiệt tình từ các anh chị đã tạo động lực và điều kiện được tiếp
xúc với công việc, được trải nghiệm và học hỏi nhiều điều mà trong trường
Đại học không dạy. Sau thời gian đầu làm quen với môi trường doanh nghiệp,

với vai trị là sinh viên thực tập thì bản thân thấy rằng môi trường làm việc tại
MB Điện Biên Phủ chuyên nghiệp và lý tưởng.
3.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập
Thuận lợi:
- Giờ giấc (sáng: 8h – 12h, chiều: 1h30 – 5h30) và vị trí địa lý (gần nhà)
- Môi trường, điều kiện làm việc chuyên nghiệp
- Nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình từ các anh/chị trong ban
tiếp nhận thực tập
- Chủ động áp dụng những kiến thức, kỹ năng mềm học được tại trường
Đại học Kinh tế Quốc dân vào công việc được giao.
Khó khăn:
- Bản tính cịn thụ động, chưa chuyên nghiệp và suy nghĩ chưa chu đáo
nên bước đầu gặp khó khăn khi hịa nhập với mơi trường Ngân hàng, nơi địi
hỏi hình ảnh mang tính chun nghiệp, chủ động.

21


×