Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Cách làm bài tập phần đọc hiểu môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.96 KB, 26 trang )

Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

Tài liệu
Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG
Môn : Ngữ Văn

CÁCH LÀM PHẦN

ĐỌC - HIỂU

Biên soạn: Chí Bằng

Môn: Ngữ Văn

Năm 2014 - 2015

Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 1


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng


A. GIỚI THIỆU :
1. Dạng đề:
Dạng đề đọc - hiểu chiếm 3 điểm trong đề thi môn Văn trong kì thi Tốt nghiệp THPT
QG.
Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ, theo xu hướng thế giới. Nhằm kiểm tra,
đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình khám phá, đọc-hiểu-cảm) thay vì như
trước kia, giáo viên hiểu-cảm giúp học sinh.
2. Cấu trúc: gồm 2 phần
Phần 1: Đưa ra văn bản (văn xuôi, thơ…) xu hướng là 1 văn bản mới.
Phần 2: Câu hỏi theo mức độ nhận thức từ thấp đến cao: Nhận biết → hiểu → vận dụng.
*Ở mức độ nhận diện, dạng câu hỏi lệnh như: Xác định, chỉ ra… (Xem mục B))
*Ở mức độ hiểu, đề thường yêu cầu nêu tác dụng của các biện pháp tu từ; ý nghĩa
của câu/đoạn/văn bản.
*Ở mức độ vận dụng, đề thường yêu cầu viết một đoạn văn ngắn khoảng từ 5 đến 7
dòng trình bày suy nghĩ, thái độ.
B. KIẾN THỨC CẦN TRANG BỊ ĐỂ LÀM TỐT PHẦN ĐỌC – HIỂU:
I.

NHỮNG YÊU CẦU Ở MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT :
Thường gặp các yêu cầu sau :
1. Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt
2. Yêu cầu nhận diện phong cách chức năng của ngôn ngữ
3. Yêu cầu nhận diện các hình thức ngôn ngữ
4. Yêu cầu nhận diện các phương thức trần thuật
5. Yêu cầu nhận diện các phép liên kết hình thức
6. Yêu cầu nhận diện các kiểu câu
7. Yêu cầu nhận diện các biện pháp nghệ thuật
8. Yêu cầu nhận diện các lỗi
9. Yêu cầu nhận diện thao tác lập luận
10. Thể thơ


Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 2


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

11. Đề tài

II.

III.

NHỮNG YÊU CẦU Ở MỨC ĐỘ HIỂU :
1. Yêu cầu phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ.
2. Yêu cầu, kiểm tra mức độ thông hiểu ở dạng câu hỏi:Nêu ý nghĩa của một câu,
đoạn, văn bản hoặc nêu nội dung chính.
NHỮNG YÊU CẦU Ở MỨC ĐỘ VẬN DỤNG :
Biết cách viết một đoạn văn ngắn.

C. LÝ THUYẾT ĐỌC - HIỂU
I.

PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT (gồm 6) :


1

Kiểu văn bản - Mục đích giao tiếp
phương thức biểu
đạt
Tự sự (kể chuyện, Trình bày diễn biến sự việc (sự kiện)
tường thuật)
có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục,
biểu lộ ý nghĩa.
Mục đích: biểu hiện con người, quy luật
đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ.

2

Miêu tả

3

Biểu cảm

TT

Lý thuyết Đọc - hiểu

Ví dụ

- Bản tường thuật,
tường trình
- Tác phẩm lịch sử
- Tác phẩm văn học:

truyện, tiểu thuyết, kí
sự
Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, - Văn bản tả cảnh, tả
hiện tượng... (tả vật, tả cảnh, tả người, sự vật (thường
người…)
là trong thơ)
Mục đích: Giúp con người cảm nhận và - Đoạn văn miêu tả
hiểu được chúng.
trong tác phẩm tự sự
Thường xuất hiện trong thơ, văn xuôi,
kịch,…
Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình - Điện mừng, lời
cảm, cảm xúc của con người đối với thăm hỏi, chia buồn,
con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật. văn tế, điếu văn
Mục đích: bày tỏ thái độ, tình cảm, khơi - Thư từ
gợi sự đồng cảm ở người đọc.
Tác phẩm văn học:
thơ trữ tình, tuỳ bút,
bút kí
Page 3


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

4

Nghị luận

5


Thuyết minh

6

Hành chính - công
vụ

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với
tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm
văn học bằng các luận điểm, luận cứ (lí
lẽ) và cách lập luận.
(Nêu ý kiến, đánh giá về một vấn đề nào
đó)
Mục đích: Thuyết phục người đọc/
nghe.

- Cáo, hịch, chiếu
biểu
- Xã luận, bình luận,
lời kêu gọi
- Sách lí luận
- Tranh luận về một
số vấn đề chính trị, xã
hội, văn học
-…
Giới thiệu (hoặc chỉ rõ) nguồn gốc, đặc - Thuyết minh sản

điểm, cấu tạo, tính chất và phân loại
phẩm hàng hoá.
Mục đích: Giúp người đọc/ nghe hiểu rõ - Lời giới thiệu di
về đối tượng.
tích, thắng cảnh,
nhân vật.
-…
Trình bày ý muốn, quyết định nào đó - Các loại đơn từ
thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa hành chính Nhà
người và người. Nó mang tính chuẩn nước.
mực.

II. PHONG CÁCH CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ :
1. Phong cách ngôn ngữ (PCNN) SINH HOẠT (khẩu ngữ) :
1.1. Khái niệm: PCNN sinh hoạt là phong cách ngôn ngữ dùng trong lĩnh vực giao tiếp
sinh hoạt hằng ngày của cá nhân, có tính chất tự nhiên, tự phát, không chuẩn bị
trước.
Ví dụ : ngôn ngữ giao tiếp gia đình, bạn bè, hàng xóm, láng giềng… về những đề
tài thường ngày trong cuộc sống.
Nói một cách dễ hiểu: PCNN sinh hoạt là toàn bộ lời ăn, tiếng nói hằng ngày của
mọi người.
Ví dụ đoạn đối thoại:
 Lan: Ê tụi mày, nghe nói ngày mai được nghỉ.
 Hoa: Ba láp ba xàm, làm gì có má.
1.2. Nhân tố giao tiếp:
 Vai giao tiếp: cá nhân.
 Nội dung giao tiếp: Những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.
 Hoàn cảnh giao tiếp: trực tiếp.
Lý thuyết Đọc - hiểu


Page 4


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

1.3. Dạng thức ngôn ngữ : Hình dạng, cách thức tồn tại của ngôn ngữ.
 Ngôn ngữ nói, như: đàm thoại, đối thoại, độc thoại…
 Ngôn ngữ viết, như: nhật ký cá nhân, thư cá nhân…
1.4. Đặc trưng :
 Tính tự nhiên: Là ngôn ngữ tự nhiên, tự phát của một người cụ thể trong một
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Ngôn ngữ không được chuẩn bị trước, không trau
chuốt, gọt giũa, không hướng về chuẩn mực (# các loại PCNN còn lại).
 Tính cảm xúc: biểu cảm rõ ràng, thể hiện một thái độ, đánh giá, quan điểm riêng
của cá nhân.
 Tính cụ thể : Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp tức thời, trực tiếp
 Tính cá nhân (cá thể): Trong nói năng hằng ngày, mỗi người đều có phong
cách, sắc thái riêng: cách dùng từ, câu, cách sử dụng phép tu từ… phụ thuộc vào
cá nhân.
1.5. ĐẶC ĐIỂM :
a) Ngữ âm:
 Không mang tính chuẩn mực, không theo chuẩn mực.
 Giọng điệu, cách phát âm mang màu sắc riêng của cá nhân, một địa phương, một
tầng lớp người nhất định. Ví dụ: học sinh, sinh viên….
b) Từ ngữ :
 Lớp từ chuyên dùng cho cuộc sống hằng ngày, có vai trò quan trọng trong việc
tái hiện ngôn ngữ nhân vật trong các tác phẩm văn chương.

VD: mày, tao, cậu em, dễ sợ, hiền khô,….
 Mang tính cụ thể, hình ảnh, biểu cảm
VD: Vừa ngủ mở mắt dậy đã quàng quạc cái mồm như con quạ khoang í.
c) Ngữ pháp : cú pháp không đảm bảo đủ thành phần.
 Thường dung câu rút gọn, câu đặc biệt, không đầy đủ cấu trúc (vì lí do phục vụ
trực tiếp nhu cầu giao tiếp tức thời với một đối tượng cụ thể)
 Bị lược bớt quan hệ từ, thêm vào đó là các trợ từ, thán từ
VD: Thiệt tình. Mưa như này, làm sao đi. Ở nhà. Ngủ. Nghỉ. Khoẻ.
d) Tu từ:
 Dùng rất nhiều phép tu từ khác nhau, sinh động, đặc sắc.
 Những phép tu từ hay được sử dụng trong PCCN này: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá,
vật hoá, nhã ngữ, chơi chữ…
VD:
Chú mày ăn nói cẩn thận vào, coi chừng mất chỗ đội nón ! (Hoán dụ)
Có chuyện gì nó cũng hót lại với cô giáo chủ nhiệm hay Tao bị thằng đấy cắn
trộm đau vãi. (Vật hoá)
Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 5


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

e) Diễn ngôn (cách trình diễn ngôn ngữ)
 Các phát ngôn không được trình bày chặt chẽ, thống nhất đề tài, chủ đề.
 Phát ngôn mang tính lien tưởng tự do - ngẫu hứng, chuyện nọ xọ chuyện kia.

 Bài tập thực hành: Viết một đoạn đối thoại thể hiện rõ đặc điểm ngôn ngữ của
PCNN sinh hoạt (khẩu ngữ). Phân tích chỗ thể hiện nỗi bật các đặc điểm khẩu
ngữ.
2. PCNN VĂN CHƯƠNG :
2.1. Khái niệm : là PCNN sử dụng trong các tác phẩm văn chương và các tác phẩm
nghệ thuật có sử dụng ngôn từ.
Các thể loại như:
 Văn vần: Thơ, ca dao, tục ngữ, câu đối, câu đố...
 Văn xuôi nghệ thuật: bút kí, phóng sự, tuỳ bút, truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết...
2.2. Nhân tố giao tiếp :
 Vai giao tiếp : Tác giả, nghệ sĩ với độc giả yêu thích văn chương, nghệ thuật.
 Nội dung giao tiếp : Tâm tư tình cảm, hiện thực cuộc sống, bức tranh về đời sống
tâm lý xã hội...
 Hoàn cảnh giao tiếp : môi trường thông tin nghệ thuật.
2.3. Chức năng :
 Thông báo
 Thẫm mỹ
 Trao đổi tư tưởng tính cảm
2.4. Đặc trưng :
 Tính hình tượng : phản ánh hiện thực, tái hiện hiện thực một cách khái quát bằng
nghệ thuật
 Tính truyền cảm : Tác phẩm văn chương là sản phẩm của cảm xúc người nghệ
sĩ trước cảnh đời, cảnh người, trước thiên nhiên. Bởi vậy, ngôn ngữ văn chương
phải biểu hiện cho được cảm xúc của tác giả và truyền được cảm xúc của tác giả
đến người đọc, dấy lên trong họ những cảm xúc thẫm mĩ.
 Tính cá thể hoá (phong cách ngôn ngữ cá nhân)
 Tính tổng hợp : sử dụng và tái tạo lại tất cả các PCNN khác.
2.5. ĐẶC ĐIỂM :
a) Ngữ âm : Sử dụng tất cả phương tiện ngữ âm của các dân tộc, tiếng địa phương,
nước ngoài... có phần giống khẩu ngữ.

b) Từ ngữ : Có lớp từ ngữ riêng - từ ngữ văn chương, chứa những kết hợp bất
thường và mới lạ và đậm chất tính cá thể hoá (tính cá nhân)
c) Ngữ pháp:
Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 6


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG





Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

Sử dụng nhiều loại câu khác nhau, uyển chuyển, sinh động, linh hoạt.
Câu văn đa nghĩa, sử dụng nhiều phép tu từ cú pháp (điệp từ, đảo ngữ...)
Câu văn thường mang đặc điểm cá nhân của từng tác giả (Nguyễn Tuân chẳng
hạn)
d) Tu từ : Sử dụng nhiều và một cách có nghệ thuật các phép tu từ khác nhau –
“Vương quốc của phép tu từ”
2.6.5. Các thể loại tiêu biểu : Truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, tuỳ bút, thơ…

 Bài tập thực hành :
a) Phân tích ngôn ngữ văn chương trong một tác phẩm văn học : Từ ấy, Đây thôn
Vĩ Dạ, Tràng giang,…
b) Sáng tác một bài thơ, bài văn nghệ thuật mang các đặc điểm của PCNN văn

chương (nghệ thuật)
3. PCNN BÁO CHÍ :
3.1. Khái niệm : là PCNN dùng trong lĩnh vực giao tiếp của báo, đài phát thanh, đài
truyền hình.
3.2. Nhân tố giao tiếp :
 Vai giao tiếp : Nhà báo, người đưa tin với khán thính giả ; người quảng cáo,
giới thiệu sản phẩm với công chúng...
 Nội dung giao tiếp : tin tức thời sự về chính trị, xã hội, khoa học, khoa học kỹ
thuật, ngoại giao quốc phòng, thể dục thể thao, thời trang....
 Hoàn cảnh giao tiếp : Mang tính chính thức xã hội
3.3. Dạng thức ngôn ngữ :
 Lưu ý: Không phải mọi loại văn bản đăng trên báo hoặc phát thanh trên đài phát
thanh, đài truyền hình đều thuộc PCNN báo chí.
 Chỉ những loại văn bản sau đây:
+ Văn bản tin tức : tin vắn, bản tin, tin tổng hợp, phóng sự, phỏng vấn...
+ Văn bản phản án công luận : ý kiến bạn đọc, tiểu phẩm...
+ Văn bản thông tin - quảng cáo : nhắn tin, thông báo, rao vặt, quảng cáo...
3.4. Chức năng : thông tin – tác động
3.5. Đặc trưng : Tính thời sự, hấp dẫn, đại chúng, ngắn gọn, cụ thể - xác thực.
3.6. ĐẶC ĐIỂM :
a) Ngữ âm: ngữ âm chuẩn mực, hướng về chuẩn mực (phát thanh viên, bình luận
viên, MC của đài truyền hình...) và phải mang đậm tính chân thực cuộc sống,
của nhân chứng, của sự kiện để tránh dàn dựng, lạm dụng kỹ thuật.
b) Từ ngữ :

Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 7



Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng



Có lớp từ thuộc về nghề báo : phóng viên, bạn đọc, cộng tác viên, đặc phái viên,
thông tấn...
 Sử dụng từ ngữ thời thượng (hiện đại).
c) Ngữ pháp :
 Câu văn ngắn gọn, linh hoạt, đa dạng.
 Khuôn mẫu theo PC báo chí
d) Tu từ : Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, như : so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá,
tượng trưng...
3.7. Các thể loại tiêu biểu : Bản tin
4. PCNN CHÍNH LUẬN :
4.1. Khái niệm : là PCNN dùng trong lĩnh vực giao tiếp bàn luận về vấn đề chính trị xã hội như an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hoá – tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật...
4.2. Nhân tố giao tiếp :
 Vai giao tiếp : Nhà lãnh đạo, nhà hoạt động chính trị - xã hội (tổng thống, thủ
tướng, nhà văn, nghị sĩ...) ; Thành viên của một tổ chức chính trị - xã hội...
 Nội dung giao tiếp : các vấn đề chính trị - xã hội mang tính thời sự của cuộc
sống đương thời: nạn ngoại xâm, dịch bệnh, nạn tham nhũng, suy thoái kinh tế,
chủ nghĩa bá quyền, dị hại của chất độc màu da cam...
 Hoàn cảnh giao tiếp : môi trường mang tính chất xã hội rộng rãi, công khai,
chính thức, nóng bỏng,...
4.3. Dạng thức tồn tại: Viết: Hịch, cáo, chiếu, tuyên ngôn, bình luận thời sự, xã luận…
4.4. Chức năng : thông báo - thuyết phục.
4.5. Đặc trưng :

a) Tính truyền cảm : giàu sức biểu cảm, gây xúc động mạnh mẽ (VD: Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến, Tuyên ngôn độc lập…)
b) Tính hùng biện
c) Tính đại chúng : hướng tới đông đảo quần chúng, đặc biệt là tầng lớp nhân
dân lao động nên cách dùng từ, đặt câu phải mang tính chất phổ thông, gần gũi
với quần chúng.
4.6. ĐẶC ĐIỂM :
a) Ngữ âm : phát âm chuẩn mực, thân mật, biểu cảm, hùng hồn.
b) Từ ngữ : sử dụng nhiều thuật ngữ chính trị ; từ ngữ giàu màu sắc biểu cảm, hình
tượng ; có thể sử dụng khẩu ngữ.
c) Ngữ pháp : câu văn dài ngắn khác nhau, đơn giản và phức tạp…
d) Tu từ : Thường xuyên sử dụng biện pháp tu từ nhằm tăng sức hấp dẫn, thuyết
phục…

Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 8


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

2.5.5. Các thể loại tiêu biểu : Tuyên ngôn, xã luận, bình luận thời sự, hịch, cáo
chiếu, lời kêu gọi, bài phát biểu tại hội nghị,…
 Bài tập thực hành : Đọc văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, tìm những
đặc trưng, đặc điểm của PCNN chính luận trong văn bản này.
5. PCNN HÀNH CHÍNH (hành chính – công vụ):

5.1. Khái niệm : PCNN hành chính là PCNN dùng trong lĩnh vực giao tiếp của việc
quản lý, điều hành, tổ chức quản lý hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể,
hoặc giữa các cá nhân với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể.
Ví dụ ngôn ngữ trong: một cuộc họp cơ quan, công ty, xí ngiệp, giấy triệu tập,
luật, sắc lệnh…
5.2. Nhân tố giao tiếp :
 Vai giao tiếp xã hội : giữa các thành viên, giữa các tổ chức hành chính. Có thể
là ngang cấp, bằng cấp hoặc giữa cấp trên và cấp dưới và ngược lại. Các từ ngữ
thường dung như: yêu cầu, đề nghị, bắt buộc phải, tuyệt đối cấm, cần, nên…
 Nội dung giao tiếp: Những vấn đề thuộc công tác hành chính (quản lý xã hội,
nhà nước… ) mang tính pháp lý.
 Hoàn cảnh giao tiếp: mang tính chính thức, nghi thức.
5.3. Dạng thức ngôn ngữ :
 Ngôn ngữ dạng viết :
+ Văn bản hành chính – pháp luật : hiến pháp, sắc lệnh, nghị định, điều lệ…
+ Văn bản hành chính - ngoại giao : hiệp định, hiệp ước, thông cáo, công hàm…
+ Văn bản hành chính – quân sự : lệnh, điều lệnh, chỉ thị…
+ Văn bản văn thư : đơn từ, biên bản, hợp đồng, báo cáo…
 Ngôn dạng nói : Lời phát biểu, trình bày, đối thoại của các thành viên trong một
tổ chức hành chính.
5.4. Chức năng: thông báo - cầu khiến (yêu cầu phải thực hiện
5.5. ĐẶC TRƯNG:
 Nghiêm túc – khách quan
 Chính xác – minh bạch
 Khuôn mẫu
5.6. ĐẶC ĐIỂM :
a) Ngữ âm, chữ viết, cách thức trình bày: chuẩn mực chính thức.
b) Từ ngữ: Lớp từ riêng (thuật ngữ) là lớp từ ngữ hành chính.
+ Chủ yếu là lớp từ Hán - Việt (tính trang trọng)
+ Từ ngữ phải chính xác

+ Xuất hiện từ ngữ mang tính chất cầu khiến.
Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 9


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

VD : theo đề nghị, căn cứ vào, chịu trách nhiệm, vấn đề thứ nhất là, vấn đề thứ
hai là…Uỷ ban nhân dân, Viện Kiểm sát,…
c) Ngữ pháp :
 Cấu trúc ngữ pháp đầy đủ, chính xác, đơn nghĩa
 Độ dài câu lớn, cấu trúc nhiều tầng bậc có thể bao quát toàn bộ văn bản.
 Sử dụng nhiều quan hệ từ, liên kết từ.
 Loại câu khuôn mẫu.
d) Tu từ : Không được phép sử dụng (đảm bảo tính chính xác, dễ hiểu).
 Bài tập thực hành: Tìm một hoặc vài văn bản hành chính (hành chính – công vụ)
đọc và chỉ ra những đặc điểm nỗi bật của PCNN hành chính trong văn bản đó.
6. PCNN KHOA HỌC :
3.1. Khái niệm : PCNN khoa học là phong cách ngôn ngữ dung trong lĩnh vực
giao tiếp khoa học của những nhà nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến khoa học.
 Đây là một PCNN tiêu biểu cho những thành tựu phát triển của tiếng Việt hiện
đại và rất cần thiết cho nhu cầu giao tiếp, thông tin của con người trong xã hội
công nghệ, kỹ thuật.
 Đây là PC tiêu biểu của ngôn ngữ nghi thức, logic và có sự đối lập rõ rệt với
PCNN văn chương.

3.2. Nhân tố giao tiếp :
 Vai giao tiếp : Nhà khoa học với nhà khoa học ; Nhà khoa học với độc giả, sinh
viên, học sinh ; Nhà giáo với sinh viên, học sinh…
 Nội dung giao tiếp : tri thức khoa học
3.3. Dạng thức ngôn ngữ :
 Dạng viết: Văn bản khoa học chuyên sâu, văn bản khoa học giáo khoa, văn bản
khoa học phổ cập.
 Dạng nói : Lời giảng của giáo viên…
3.4. Chức năng : thông báo - chứng minh.
3.5. Đặc trưng : Trườu tượng – khái quát, tính chính xác, tính khách quan
3.6. ĐẶC ĐIỂM :
a) Ngữ âm, chữ viết : ngữ âm, chính tả chuẩn mực, sử dụng các thuật ngữ khoa
học…
b) Từ ngữ : có hệ thống thuật ngữ riêng, trườu tượng, khái quát, đơn nghĩa
c) Ngữ pháp : hình thức câu hoàn chỉnh, kết cấu chặt chẽ, rõ rang ; sử dụng
nhiều câu ghép, câu phức để diễn đạt đầy đủ ; sử dụng nhiều các hình thức
lien kết câu.
Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 10


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

d) Tu từ : không dung phép tu từ
Các thể loại tiêu biểu : Báo cáo khoa học, luận văn, luận án, sách giáo khoa,...

 Bài tập thực hành: So sánh PCNN hành chính với PCNN khoa học có điểm gì
giống và khác ?

3. CÁC HÌNH THỨC NGÔN NGỮ (2 loại) :
 Ngôn ngữ trực tiếp :
+ Ngôn ngữ nhân vật : độc thoại, đối thoại
+ Ngôn ngữ người kể chuyện : trần thuật (người thứ 3 kể lại - giấu mặt)
Ngôn ngữ nửa trực tiếp : trần thuật nửa trực tiếp: Đan xen giữa lời nhân vật
và lời người kể chuyện.
VD: “Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn loáng thoáng qua hình ảnh của
người mẹ…Việt ăn” - Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi.
4. CÁC PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT :
 Trần thuật từ ngôi thứ nhất: do nhân vật tự kể chuyện (lời trực tiếp).
Trần thuật từ ngôi thứ ba: Người kể chuyện thường tự giấu mình (thường là
tác giả). VD: “Ai có việc ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông
thấy có một cô gái ngồi quay sợi bên tảng đá… mặt buồn rười rượi” - Vợ chồng
A Phủ - Tô Hoài.
 Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình. Nhưng điểm nhìn
và lời kể lại theo nhân vật trong tác phẩm. (hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp).
VD: “Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn loáng thoáng qua hình ảnh của
người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm…” - Những đứa con trong
gia đình - Nguyễn Thi.
5. CÁC PHÁP LIÊN KẾT HÌNH THỨC :
Phép liên kết
1. Phép lặp

Lý thuyết Đọc - hiểu

Cách nhận diện
Lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở đằng trước

VD:
- Ba không giống cái hình ba chụp với má.
- Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi.
(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
- Lặp từ: ba, giống

Page 11


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

2. Phép đồng nghĩa, Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa
trái nghĩa và liên hoặc cùng trường liên tưởng với các từ ngữ đã có ở câu
trước
tưởng
VD:
“Những người yếu đuối thường hay hiền lành. Muốn ác
phải là kẻ mạnh”. (Chí Phèo – Nam Cao)
- Trái nghĩa: yếu đuối >< mạnh ; hiền lành >< ác
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ
3. Phép thế
ngữ đã có ở câu đứng trước
VD: “…trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường
học của thực dân và phong kiến. (1)
Muốn như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố
gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” (Về vấn đề giáo dục Hồ Chí Minh)

- như thế thay thế cho (1)
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với
4. Phép nối
câu đứng trước.
VD:
“- Ái chà ! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin
một bát mấy được.
Thế là đến chiều mụ sai con bưng bát đến xin”
(Làng – Kim Lân)
- Phép nối: Thế là
6. NHẬN DIỆN CÁC KIỂU CÂU :
a) Các kiểu câu theo mục đích nói :
Kiểu câu
1. Câu nghi vấn

2. Câu cầu khiến

3. Câu cảm thán

Lý thuyết Đọc - hiểu

Cách nhận diện
 Cuối câu có dấu chấm hỏi (?)
 Có từ nghi vấn như ai, gì, nào, đâu,
mấy, sao, bao giờ, bao lâu, bao
nhiêu; à, ư, hả, chăng, chứ, (có)…
không, (đã)…chưa, v.v. hoặc
từ hay nối các vế có mối quan hệ lựa
chọn.
 Cuối câu có dấu chấm than (!)

 Các từ cầu khiến như: hãy, chớ,
đừng, đi…
 Có dấu chấm than (!) ở cuối câu.
Mục đích, để bộc lộ cảm xúc.
 Các từ cảm thán : Ôi!, quá!...

Page 12


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

 Kiểu câu không có dấu hiệu hình
thức của những kiểu câu khác (câu
nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm
thán), mang tính thời sự: dùng kể,
thông báo, thuyết minh, miêu tả...
 Thường là câu kể
b) Các kiểu câu theo cấu trúc, chức năng, ngữ pháp :
 Câu chủ động/ bị động
 Câu khẳng định/ phủ định
 Câu bình thường/ đặc biệt
 Câu đơn/ câu ghép
7. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGHỆ THUẬT :
a) Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu
cho câu,…
b) Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm,

nói tránh, thậm xưng,…
c) Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im
lặng,…
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THƯỜNG GẶP
I- SO SÁNH :
1- Khái niệm:
So sánh là đối chiếu hai đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm diễn
tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng định nói tới. Ví dụ:
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
( Ca dao )
4. Câu trần thuật

Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
( Ca dao )
2- Cấu tạo:
Bao giờ cũng công khai phô bày hai vế :
- Vế cần so sánh (A)
- Vế dùng so sánh (B).
Phân loại:
- A như B (thường xuyên xuất hiện)
- A là B
VD: Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
- A bao nhiêu B bấy nhiêu
VD: Cầu bao nhiêu nhịp, dạ em sầu bấy nhiêu
Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 13



Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

3 – Cách thức: Hơn, bằng hoặc kém
4 - Chức năng :
So sánh tu từ có hai chức năng là nhận thức và biểu cảm. Biện pháp tu từ này được
vận dụng rộng rãi trong nhiều phong cách khác nhau như : khẩu ngữ, chính luận, thông tấn,
văn chương,...
5 – Tác dụng : chủ yếu nhận thức. So sánh tăng sức mạnh bình giá, khả năng tạo hình,
diễn cảm, nêu một cách tri giác mới mẻ về đối tượng giúp người nghe hiểu sâu sắc nội
dung cần truyền đạt.
6 - Phạm vi : chủ yếu trong PC khẩu ngữ và văn chương
 Bài tập thực hành :
a) Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều gió cả bám đầy áo em
(Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)
b) Lòng ta trống lắm, lòng ta sụp
Như túp nhà không bốn vách liêu siêu
( Bên ấy bên này – Xuân Diệu )
c) Con người không có người yêu
Như trái đất này không có lá
( Như lá – Lâm Thị Mĩ Dạ )
d) Anh nhớ em như đông về nhớ rét
( Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên )
II- ẨN DỤ TU TỪ :

1- Khái niệm:
Ẩn dụ (so sánh ngầm, ví ngầm) là phép tu từ xây dựng cơ sở trên một phép so sánh
tu từ được hiểu ngầm.
Hay: → Gọi tên sự vật A bằng tên của sự vật B trên cơ sở những đặc điểm giống nhau
giữa chúng thông qua phép so sánh ngầm.
VD : Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng
( Ca dao)
Bướm, chinh xanh → chàng trai
Hoa → cô gái
Vườn hồng → trái tim, tình cảm của người con gái
2- Cấu tạo:
2.1 Hình thức :
Chỉ có một vế B (hình ảnh so sánh), đối tượng muốn nói tới (A) vắng mặt, phải suy
luận mới hiểu.
Ẩn dụ tu từ biểu hiện kín đáo, ý vị hơn so sánh tu từ (hiểu ngầm).
2.2- Nội dung:
Ẩn dụ tu từ cũng giống như so sánh tu từ (do đó người ta còn gọi là so sánh ngầm),
nghĩa là cần phải liên tưởng rút ra nét tương đồng giữa hai đối tượng. Những mối quan hệ
Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 14


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng


liên tưởng tương đồng thường được dùng để cấu tạo ẩn dụ tu từ là: tương đồng về màu sắc,
tương đồng về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành động, tương đồng
về cơ cấu...
3- Chức năng :
Ẩn dụ tu từ có hai chức năng: biểu cảm và nhận thức. Biện pháp tu từ này cũng
được dùng rộng rãi trong các PCCN tiếng Việt.
Ví dụ 1:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
( Từ ấy - Tố Hữu )
Hình ảnh ấn dụ: “Mặt trời chân lý”: tượng trưng cho lý tưởng , ánh sáng cách mạng
đã dẫn bước nhân dân.
Ví dụ 2:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương )
Hình ảnh ẩn dụ: “mặt trời trong lăng”: ý chỉ Bác Hồ, vị lãnh tụ dân tộc đã có công
soi sang, dẫn lối dân tộc Việt Nam thoát ra khỏi bóng tối nô lệ.
 Bài tập thực hành :
a) Nếu cuộc sống là bông hoa thì tình yêu là mật ngọt ở trong đó.
( Victor Huygo )
b) Hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời
( Chí Phèo – Nam Cao )
c) Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn
( Tổ quốc bao giờ đẹp như thế này chăng - Chế Lan Viên )
III - ẨN DỤ BỔ SUNG (Chuyển đổi cảm giác)
1 – Khái niệm :
Là loại ẩn dụ lấy trạng thái cảm giác của giác quan này sang chỉ trạng thái cảm giác
của một giác quan khác.
VD: Này anh có vợ hay chưa

Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào ?
( Ca dao )
Vị giác → thính giác
2 – Tác dụng : Là hình tượng nghệ thuật gợi lên những cảm giác lạ lùng thú vị vì như có
thể cảm nhận đối tượng một cách trực giác, cụ thể, có hình khối, màu săc, mùi vị, âm
thanh, trọng lượng….
3 – Lưu ý: Cần phân biệt ẩn dụ bổ sung tu từ với ẩn dụ bổ sung từ vựng
VD: Hôm nay thấy trời lạnh quá
Thị giác → xúc giác
 Bài tập thực hành :
a) Nằm trong căn gác đìu hiu
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
(Lời buồn thánh - Trịnh Công Sơn )
Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 15


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

b) Cơn bảo nghiêng đêm
Cây gãy cành bay lá
Ta nắm tay em
Qua đường cho khỏi ngã…
( Bão - Tế Hanh )
c) Bà lão, bị những lời tàn nhẫn ấy hắt vào mặt…

( Một bữa no – Nam Cao )
d) Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn.
( Huyền diệu – Xuân Diệu )
IV- NHÂN HOÁ :
1- Khái niệm:
Nhân hoá là một biến thể của ẩn dụ tu từ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu
thị những thuộc tính, hoạt động của người dùng để biểu thị hoạt động của đối tượng
khác loại dựa trên nét tương đồng về thuộc tính, về hoạt động giữa người và đối tượng
không phải là người.
Ví dụ:
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cây tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Ðàn cò trắng
Khiêng nắng qua sông.
(Trần Ðăng Khoa)
2- Cấu tạo :
2.1- Hình thức:
Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của người để biểu thị những tính chất, hoạt
động của đối tượng không phải là người. Ví dụ:
Ðây những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng đài lở lói rỉ rên than.
( Chế Lan Viên)
- Xem đối tượng không phải là người như con người để tâm tình trò chuyện.
Ví dụ:
Ðêm nằm than thở, thở than
Gối ơi hỡi gối, bạn lan đâu rồi?
( Ca dao)

2.2- Nội dung:
Dựa trên sự liên tưởng nhằm phát hiện ra nét giống nhau giữa đối tượng không phải
là người và người.
3 – Phân loại :
4 loại :
- Nhân hoá loài vật :
Ví dụ: Biệt li lòng chim hãi
Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 16


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

-

-

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

Cám cảnh, lệ hoa tuôn
Nhân hoá đồ vật
Ví dụ: Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ
( Cái trống trường em )
Nhân hoá sự vật
Ví dụ: Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Nhân hoá hiện tượng

Ví dụ : Buổi chiều ngã lên người tôi

4 - Chức năng:
Nhân hoá có hai chức năng: nhận thức và biểu cảm.Nhân hoá được dùng rộng rãi
trong các phong cách : khẩu ngữ, chính luận,văn chương.
 Bài tập thực hành :
a) Những tàu chuối nằm ngửa, ưỡn cong lên, hứng lấy trăng xanh rười rượi như là ướt
nước. ( Chí Phèo – Nam Cao )
b) Cõi đời ơi khi tôi đã chết rồi
Thì trong vắng lặng của người
( Những con chim bay lạc – Tagore )
c) Khi vận rủi gõ cửa thì bạn bè đều ngủ cả.
( Tục ngữ Ba Lan )
d) Một sớm lên đường
Mẹ ra sau vườn
Hỏi thăm trái bí
Trên dàn còn xanh
Một sớm bên hè
Vườn sao vắng vẻ
Này thôi bí nhé
Lên đường cùng mẹ…
( Bà mẹ Ô Lý - Trịnh Công Sơn )
V - VẬT HOÁ
1 – Khái niệm : Vật hoá là một phép tu từ ngược lại với nhân hoá, trong đó người ta gán
cho người những tính chất, thuộc tính, đặc trưng của loài vật, sự vật, đồ vật.
Ví dụ :
Bị nó đốt mấy câu đau điếng
( Khẩu ngữ )
Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha…

( Ca dao )
2 – Phân loại : 2 loại thường gặp
2.1 Biến người thành động vật
Ví dụ:
Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 17


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

Đàn ông thì phải có lập trường, bản lĩnh, đừng để người ta dắt mũi.
( Khẩu ngữ )
2.2 Biến người thành đồ vật
Ví dụ:
Người tình ta để trên cơi
Nắp vàng đậy lại để nơi giường thờ…
( Ca dao )
3 – Tác dụng: Chủ yếu là biểu cảm: khinh bỉ, mỉa mai, miệt thị cao độ của người nói đối
với đối tượng. Có khi lại thể hiện sự nâng niu, yêu thương…
 Bài tập thực hành :
a) Con Cún thương của mẹ ơi ! Ngoan đi nào, rồi mẹ cho con bú nhé !
(Khẩu ngữ )
b) Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Vo viên bỏ lọ, gánh chồng đi chơi
( Ca dao )

VI. PHÚNG DỤ :
1- Khái niệm:Phúng dụ là hệ thống những ẩn dụ, nhân hoá được sử dụng để biểu đạt một
nội dung triết lí hay bài học đạo đức, luân lí mà người nói không muốn trình bày trực
tiếp.
Ví dụ:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
( Ca dao )
2- Cấu tạo:
2.1- Hình thức:
Chỉ có một vế biểu hiện như ẩn dụ và nhân hoá.
2.2- Nội dung:
Ẩn dụ chỉ có một nghĩa. Phúng dụ bao giờ cũng được hiểu ở cả hai bình diện nghĩa
: ý nghĩa trực tiếp và ý nghĩa gián tiếp, trong đó ý nghĩa trực tiếp là phương tiện biểu đạt
còn ý nghĩa gián tiếp là mục đích biểu đạt.
3- Chức năng :
Phúng dụ chủ yếu có chức năng nhận thức và được dùng trong phong cách VC. Khả
năng biểu hiện sâu sắc và thâm thúy những ý niệm về triết lí nhân sinh khiến cho phúng dụ
có thể tồn tại lâu dài với chúng ta. Viết theo lối phúng dụ là cách viết vừa triết lí lại vừa
nghệ thuật, vừa có tính hiện thực sâu sắc lại vừa mang tính truyền thống, nói điều quen
thuộc mà ý nghĩa thật sâu xa.
 Bài tập thực hành :
a) Lắm sãi không ai đóng cửa chùa
( Tục ngữ )
b) Cha chung không ai khóc
Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 18



Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

VI- Hoán dụ :
1- Khái niệm:
Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét
tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó dựa vào mối quan hệ liên
tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng.
Ví dụ:
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay .
( Việt Bắc - Tốï Hữu )
2- Cấu tạo:
2.1- Hình thức:
Giống ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ chỉ có một vế biểu hiện, vế được biểu hiện không
phô ra.
2.2- Nội dung:
Nếu ẩn dụ dựa trên mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng thì hoán dụ dựa vào
mối quan hệ có thực, quan hệ tiếp cận.
3- Chức năng :
Hoán dụ chủ yếu có chức năng nhận thức.Biện pháp tu từ này được dùng rộng rãi
trong các PCCN tiếng Việt.
→ Là phép tu từ nghệ thuật gọi tên sự vật A bằng tên sự vật B dựa trên những đặn
điểm tương cận giữa chúng ( đặc điểm gần nhau,có thể dễ dàng nhận biết được ).
CÓ các loại hoán dụ:

4 – Phân loại :
a) Lấy đặc điểm sự vật gọi tên sự vật
VD: Áo chàm đưa buổi phân ly
Hoán dụ: “Áo chàm” lấy màu áo đặc trưng để chỉ người đồng bào miền núi.
b) Lấy bộ phận chỉ cái toàn thể
VD: Đó là tay vợt (chân sút) cừ khôi của lớp tôi
c) Lấy Vật chứa đựng dùng gọi thay cho tên vật bị chứa đựng
VD: Lớp im lặng học bài
Nhà có 5 miệng ăn
Các biện pháp tu từ CÚ PHÁP:
I- Ðiệp ngữ:
1- Khái niệm :
Ðiệp ngữ là biện pháp lặp đi lặp lại những từ ngữ nào đó nhằm mục đích mở rộng, nhấn
mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc.
Ví dụ:
Cũng cờ, cũng biển cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
( Nguyễn Khuyến )
Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 19


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

2- Hình thức:

Có một số hình thức điệp như : điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng.
2.1- Ðiệp ngữ nối tiếp:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai.
(Chinh Phụ Ngâm- Ðặng Trần Côn)
2.2- Ðiệp ngữ cách quãng:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi
(Tây Tiến- Quang Dũng)
3- Chức năng:
Ðiệp ngữ vừa có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm. Biện pháp này được dùng
rộng rãi trong các PCCN.
II- Tương phản:
1- Khái niệm:
Tương phản là biện pháp tu từ dùng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối lập
nhau cùng để xuất hiện trong một văn cảnh nhằm mục đích làm rõ hơn đặc điểm của đối
tượng được miêu tả. Ví dụ:
O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu.
( Tấm ảnh - Tố Hữu )
2- Chức năng :
Tương phản có chức năng nhận thức và biểu cảm. Biện pháp này được dùng nhiều
trong các phong cách : chính luận, thông tấn và văn chương .
III- Khoa trương:

1- Khái niệm:
Khoa trương ( hay còn gọi là Ngoa dụ, phóng đại- Hyperbole) là biện pháp tu từ
dùng sự cường điệu quy mô, tính chất, mức độ,... của đối tượng được miêu tả so với cách
biểu hiện bình thường nhằm mục đích nhấn mạnh vào một bản chất nào đó của đối tượng
được miêu tả.
Ví dụ :
Nhác trông thấy bóng anh đây
Ăn chín lạng hạt ớt thấy ngọt ngay như đường.
( Ca dao)
2- Chức năng:
Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 20


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

Khoa trương có hai chức năng là nhận thức và biểu cảm. Biện pháp này được dùng
nhiều trong các PC: khẩu ngữ, văn chương, thông tấn...
IV- Nói giảm:
1- Khái niệm:
Nói giảm (còn được gọi là nhã ngữ hay khinh từ) là biện pháp tu từ dùng hình thức
biểu đạt giảm bớt mức độ hơn , nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn để thay thế cho sự biểu đạt
bình thường cần phải lảng tránh do những nguyên nhân của tình cảm. Nói giảm không có
phương tiện riêng mà thường được thực hiện thông qua các hình thức ẩn dụ hay hoán dụ
tu từ.

Ví dụ:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Biện pháp tu từ này thường được dùng để nói về cái chết.
2- Chức năng :
Nói giảm có chức năng nhận thức và biểu cảm. Biện pháp này được dùng nhiều
trong các PC: khẩu ngữ, văn chương, chính luận...
8. MỘT SỐ LỖI SAI THƯỜNG GẶP :
8.1. Câu sai về cấu tạo ngữ pháp :
a) Câu thiếu thành phân nòng cốt
 Câu thiếu vị ngữ :
Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung
gậy sắt, xông thẳng vào quân thù.
 Câu thiếu chủ ngữ :
Qua tác phẩm Tắt đèn cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong
chế độ cũ.
 Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ:
Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời tổ quốc,
đến những bà mẹ chèo đò anh dũng trên các dòng sông đầy bom đạn.
 Câu ghép thiếu vế câu:
Mặc dù trong công cuộc xây dựng CNXH, họ gặp bao nhiêu khó khăn gian
khổ về vật chất, gặp bao nhiêu luận điệu xảo trá nham hiểm của kẻ thù nhằm
phá hoại công cuộc xây dựng CNXH.
b) Câu không phân định mạch lạc các thành phần câu (chập cấu trúc câu):
Qua bản báo cáo của ông cho chúng ta thấy tình hình sản xuất trong xí
nghiệp còn nhiều khó khăn.
Lý thuyết Đọc - hiểu


Page 21


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

c) Câu sai về trật tự sắp xếp các thành phần:
Nhằm tăng cường các hoạt động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên trong nhà
trường, chi hội bảo vệ thiên nhiên được thành lập.
Nếu không bị trừng trị kịp thời, sẽ gia tăng tội ác.
8.2. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận:
a) Câu phản ánh sai hiện thực khách quan do không nắm vững kiến thức:
VD: Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi quân Minh giành
nền độc lập cho tổ quốc.
b) Quan hệ nghĩa giữa các thành phần câu, các vế câu không phù hợp (với thực
tế), không lôgíc:
Qua những tác phẩm văn học văn học ở thế kỷ XVIII, bọn quan lại phong
kiến ra sức hoành hành, không bảo đảm nổi đời sống cho người dân lương
thiện.
c) Quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận của câu không phù hợp với các phương tiện
hình thức thể hiện quan hệ: thường xảy ra ở các câu ghép có dùng quan hệ từ
nhưng không thích ứng với quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, bộ phận câu.
Phan Bội Châu đã tố cáo bọn thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta về thuế
má nhưng ông không ngần ngại mà không vạch mặt bọn thực dân Pháp cướp
bóc nhân dân ta.
8.3. Câu sai về dấu câu :

 Dùng dấu chấm ngắt câu khi câu chưa hoàn chỉnh trọn vẹn:
Chế độ kẻ giàu sang áp bức người nghèo khó, người là lang sói đối với
người. Chế độ đó thật bất công, đáng lên án và tiêu diệt.
 Không đánh dấu phẩy ngắt câu khi đã trọn ý và chuyển sang ý khác:
Với mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp trong những năm chống Mỹ cứu nước y
tế xã phường, thị trấn đã đóng góp công sức to lớn vào cấp cứu thương tại
chỗ gương tiêu biểu cho lớp cán bộ cơ sở y tế đó là anh hùng lao động Trần
Chữ.
 Dùng lẫn lộn các dấu câu: Họ chưa hiểu rõ cái gì là ưu điểm, cái gì là hạn
chế trong nền kinh tế thị trường?
8.4. Câu sai về mạch lạc và liên kết câu trong văn bản:
 Không thống nhất về chủ đề giữa các câu:
Trong ca dao, những bài nói về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất
cả. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm,
ngoài làng.
 Quan hệ giữa các ý mâu thuẫn:

Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 22


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG



Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng


Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống. Những
khuôn mặt rám nắng, những cánh tay gân guốc, bắp thịt nổi cuồn cuộn khẩn
trương chuẩn bị nhổ neo lên đường.
Dùng từ không đúng các phương tiện liên kết hình thức:
Nhắc đến Chí Phèo là người ta lại nhớ đến một tên say, một kẻ chuyên nghề
đâm thuê, chém mướn và rạch mặt ăn vạ. Nhưng suốt cả cuộc đời, Chí không
có ước mơ và thèm khát đến cuộc sống gia đình. Vậy mà tất cả điều đó của
Chí đều không được xã hội thừa nhận.

9. CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN :
LÝ THUYẾT :
9.1 ) Giải thích:
Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp
người khác hiểu đúng ý của mình.
9.2) Phân tích :
 Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố
nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
 Đối tượng phân tích trong bộ môn văn học: một nhận định, văn bản, tác phẩm,
một phần tác phẩm, nhân vật, các yếu tố cụ thể…
 Tác dụng của phân tích là thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng, mối
quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ,
sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng. Riêng đối với tác phẩm văn
học, phân tích là để khám phá ba giá trị của văn học: nhận thức, tư tưởng và
thẩm mĩ.
9.3) Chứng minh :
Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ
một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.
9.4) Bình luận :
 Bình luận: là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay
/ dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có

phương châm hành động đúng.
 Yêu cầu của việc đánh giá là sát đối tượng, nhìn nhận vấn đề toàn diện, khách
quan và phải có lập trường tư tưởng đúng đắn, rõ ràng.
9.5) So sánh :

Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 23


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG





9.6)

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng
hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau,
từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng,
có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.
Tác dụng của so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối
tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.
Bác bỏ :

Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng
đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

II. THỰC HÀNH :
 BÀI TẬP 1:

Mạo hiểm

“Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ
cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì [....]
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho
được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì
đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vũng vẫy trong trường cạnh
tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời
không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi đường thì sợ
sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng
thế là tư văn; mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ
của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể mà tự lập được.
Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không
lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon,
hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,...
ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình
đi”.
(Nguyễn Bá Học, Mạo hiểm)
Câu 1: Trong đoạn văn trên đã sử dụng thao tác lập luận nào? ( Phân tích, so sánh, bác bỏ,
bình luận). Nêu biểu hiện cụ thể của từng phương pháp.
Câu 2: Đoạn văn trên khuyên nhủ thanh niên điều gì?
Câu 3: Nguyên nhân chính của việc không dám mạo hiểm xông pha vào khó khăn?
Câu 4: Lối sống thừa của những kẻ ru rú như gián ngày khiến giống với kiểu tính cách gì

Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 24


Tài liệu : Ôn thi Tốt nghiệp THPT QG

Môn : Ngữ Văn

Biên soạn : Chí Bằng

Câu 5: Nguyễn Bá Học đã phê phán những nỗi e sợ của kể học trò? Kể tên 5 nỗi sợ được
nhắc đến trong bài?
Câu 6: Những đức tính mà kẻ học trò cần phải có để vùng vẫy trong trường cạnh tranh?
Câu 7: Trong những quyết định quan trọng nếu mạo hiểm bao giờ cũng có những rủi ro
nhất định có thể thành công cũng có thể thất bại. Suy nghĩ của em về vấn đề này? Viết một
đoạn văn trình bày ý kiến của mình
 BÀI TẬP 2:
Con đường tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của thanh niên
... “Đối với ông già, bà già, thanh niên phải có thái độ kính nhường và hết lòng giúp đỡ,
bởi vì một lẽ dễ hiểu là có ông già, bà già thì mới có chúng ta...
Khi đi tàu, đi xe, thanh niên không được chen lấn phụ nữ. Trong trường hợp phụ nữ, nhất
là phụ nữ có thai, chưa có chỗ ngồi, thanh niên phải nhường chỗ của mình cho họ...
Trong xã hội ta, nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng hành
động dũng cảm và hào hiệp; lúc chiến tranh xông pha lửa đạn để bảo vệ tính mạng và tài
sản của đồng bào; lúc bình thường cứu giúp trẻ em bị tai nạn, đỡ đần người đi đường bị ốm
đau,...
Thanh niên phải luôn có tinh thần xung phong, gương mẫu; bất cứ việc gì tập thể
cần thì thanh niên phải làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song phải luôn luôn khiêm
tốn, thật thà, không phô trương, dối trá...

Thanh niên cũng phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em,
chăm lo một phần công việc gia đình” ...
(Ngữ văn 12, tập một, NXBGD 2013, trang 37)
Câu 1: Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 2: Kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên?
Câu 3: Qua đoạn văn trên, em thấy phẩm chất cần có nhất của thanh niên là gì?
Câu 4: Đoạn văn trên đã sử dụng những phép tu từ nào? Nêu biểu hiện cụ thể của
những phương pháp ấy?
Câu 5:Ngoài những phẩm chất cần có trên, theo em thanh niên thời đại hiện nay cần có
thêm những phẩm chất gì? Vì sao? Viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến của mình?
BÀI TẬP 3: Hãy xác định các thao tác lập luận trong đoạn văn sau của Hồ Chí Minh:
“Liêm là trong sạch, không tham lam.
Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là liêm,
chữ liêm ấy có nghĩa hẹp. Cũng như ngày xưa trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha
mẹ mình thôi.
Ngày nay, chữ liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phải liêm. Cũng như trung là
trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân.
Lý thuyết Đọc - hiểu

Page 25


×