Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT ( cho kì thi quốc gia )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.56 KB, 15 trang )

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
Phần 1 : Các biện pháp tu từ
I. Các biện pháp tu từ từ vựng :
1. Ẩn dụ
2. Hoán dụ
3. Nhân hóa
4. So sánh
5. Nói giảm
6. Nói quá
7. Điệp từ ngữ
8. Đối
II. Các biện pháp tu từ ngữ âm :
1. Điệp phụ âm đầu
2. Điệp vần
3. Điệp thanh điệu :
- Điệp nhóm thanh bằng
- Điệp nhóm thanh trắc đối lập với điệp nhóm thanh bằng
4. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu
III. Các biện pháp tu từ cú pháp :
1. Thay đổi trật tự thành phần câu ( Đảo ngữ )
2. Lặp cấu trúc câu
3. Liệt kê
4. Chêm xen
Phần 2 : Các phương thức biểu đạt
1. Phương thức miêu tả
2. Phương thức tự sự
3. Phương thức thuyết minh
4. Phương thức biểu cảm
5. Phương thức nghị luận
6. Sự đan xen của các phương thức biểu đạt
Phần 3 : Các thao tác lập luận


1. Thao tác giải thích
2. Thao tác phân tích
3. Thao tác chứng minh
4. Thao tác so sánh
5. Thao tác bình luận
6. Thao tác bác bỏ
7. Sự kết hợp các thao tác lập luận
Phần 4 : Các phong cách ngôn ngữ
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt :
- Tính cụ thể
- Tính cảm xúc
- Tính cá thể
2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật :
- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể hóa
3. Phong cách ngôn ngữ báo chí :
- Tính thông tin thời sự
- Tính ngắn ngọn
- Tính sinh động, hấp dẫn
4. Phong cách ngôn ngữ chính luận :
- Tính công khai về quan điểm chính trị
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
- Tính truyền cảm, thuyết phục


5. Phong cách ngôn ngữ khoa học :
- Tính khái quát, trừu tượng
- Tính lí trí, logic
- Tính khách quan, phi cá thể

6. Phong cách ngôn ngữ hành chính :
- Tính khuôn mẫu
- Tính minh xác
- Tính công vụ
Phần 5 : Tìm câu chủ đề của đoạn văn
Phần 6 : Các phương tiện liên kết
1. Liên kết về nội dung
- Liên kết chủ đề
- Liên kết logic
2. Liên kết về hình thức
- Phép lặp từ ngữ
- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên
- Phép thế, phép nối
Phần 7 : Các phương thức trần thuật trong truyện, tiểu thuyết
- Theo ngôi thứ nhất xưng “tôi”
- Theo ngôi thứ
- Theo ngôi thứ ba nhưng phỏng theo giọng điệu, suy nghĩ, tâm trạng của nhận vật

KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU
PHẦN I : CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
I. Các biện pháp tu từ từ vựng :
1. Ẩn dụ :
Ẩn dụ là gọi tên một sự vật, hiện tượng này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có nét tương
đồng , nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt .
* Nét tương đồng chính là nét giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng
Ví dụ : Ngày ngày mặt trời1 đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời2 trong lăng rất đỏ
 Cách dùng mặt trời2 là ẩn dụ ( ý chỉ bác Hồ )
2. Hoán dụ :
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét gần gũi, nhằm

tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt .
* Trong giao tiếp hằng ngày, ta vẫn thường gặp cách nói : sáng dạ để chỉ người thông minh ; đỏ mặt để
chỉ sự thẹn thùng ; miệng ăn để chỉ số người trong gia đình  Đó chính là cách nói theo kiểu hoán dụ, ta
gọi là hoán dụ từ vựng
Ví dụ : Xót thương đầu bạc tiễn đầu xanh
Cây mới chồi non đã gãy cành
 đầu bạc dùng để chỉ người già , đầu xanh dùng để chỉ người trẻ ( hoán dụ từ vựng )
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể :
VD :
Bàn tay ta làm nên tất cả,
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông)
 Bàn tay ta chỉ người lao động
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
VD :
Thôn Đoài ngồi nhớ Thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào
 Thôn Đoài chỉ người sống ở thôn Đoài ; Thôn Đông chỉ người sống ở Thôn Đông
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật :
VD :
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu


Gặp nhau Hàng Bè
 Đổ máu là dấu hiệu của chiến tranh
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng :
VD :
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

 Dùng từ ngữ chỉ số lượng để thay thế cho “số ít” và “số nhiều” nói chung
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân
 Dùng hình ảnh cụ thể để chỉ tinh thần
3. Nhân hóa :
Nhân hóa gọi hoặc tả sự vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con
người, làm cho sự vật ,cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người
VD :
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
 dùng từ “tóc”, từ chỉ một bộ phận trên cơ thể con người để miêu tả cây cối
Gà đã lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy có hai chú ngỗng vẫn
thơ thẫn đứng ngoài sân .
 dùng từ “bác, chú” vốn là từ dùng gọi con người để gọi tên con vật
4. So sánh :
So sánh tu từ là phương thức diễn đạt khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa các
sự vật có một nét tương đồng nào đó, nhằm gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong
nhận thức của người đọc, người nghe .
VD :
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ( Xuân Diệu )
 - Cái được so sánh : tháng giêng
- Cơ sở so sánh : ngon
- Từ so sánh : như
- Cái dùng để so sánh : một cặp môi gần
5. Nói giảm :
Nói giảm là một biện pháp tu từ dùng hình thức biểu đạt phù hợp để giảm bớt mức độ của cái được
nói đến, nhằm phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đặc trưng văn hóa cộng đồng và tâm lý của người
tiếp nhận .
VD :
- Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời
- Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành ( Quang Dũng )
 Để nói về sự hy sinh của người lính Tây Tiến, Quang Dũng mượn những hình ảnh đồng nghĩa “ bỏ
quên đời, về đất”. Cách nói giúp giảm nhẹ thực tế đau thương, tạo nên tính hình tượng
6. Nói quá :
Nói quá là dùng từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần mức độ của sự vật, hiện tượng
được nó tới, nhằm mục đích làm nổi bật điều muốn nói .
VD : (1) Một ngày dài hơn thế kỉ
(2) Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi đã chân tay rụng rời
7. Điệp ngữ :
Điệp từ ngữ là một biện pháp tu từ dùng sự lặp lại của từ ngữ nhằm nhấn mạnh nội dung biểu đạt,
gây ấn tượng, cảm xúc cho người đọc, người nghe.
VD : Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa ( Xuân Diệu )


8. Phép đối :
Phép đối là một biện pháp tu từ sắp xếp các yếu tố ngôn ngữ như từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, vần
nhịp,…thành hai vế trong câu hoặc giữa các câu trong đoạn nhằm tạo ra sự cân xứng hay đối lập để
nêu bật đặc điểm của đối tượng và tạo nên sự hài hòa
VD : - Gặp em anh nắm cổ tay
Khi xưa em trắng, sao rày em đen
- Có tông có tổ, có tổ có tông ; tông tổ, tổ tông, tông tổ cũ
Còn nước còn non , còn non còn nước ; nước non, non nước, nước non nhà


II. Các biện pháp tu từ ngữ âm :
1. Điệp phụ âm đầu :
VD :
Nỗi niềm chi rứu Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên ( Tố Hữu )
 Tả cơn mưa mạnh mẽ, liên tiếp và bộc lộ sự nhớ thương da diết đối với Huế
2. Điệp vần :
VD :
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
 Âm hưởng rộng mở kéo dài, phù hợp với cảm xúc : mùa đông tiếp diễn, đang trải rộng với nhiều dấu
hiệu đặc trưng
3. Điệp thanh điệu :
Điệp thanh điệu có thể là lặp lại một thanh hay các thanh cùng hoặc gần cao độ . Đây là sự cố ý phá
vỡ sự hài thanh nhằm tìm cách diễn đạt mới mẻ .
- Điệp nhóm thanh bằng
VD :
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi ( Xuân Diệu )
- Điệp nhóm thanh trắc đối lập với điệp nhóm thanh bằng
VD :
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mư xa khơi (Quang Dũng )
 gợi khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và sự vất vả, gian lao của cuộc hành quân
4. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu :
Tạo ra do nhiều yếu tố ( sự ngắt nhịp, sự phối hợp âm thanh, sự hòa phối ngữ âm của từ ngữ ) mục
đích phục vụ cho nội dung biểu đạt .

VD : Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loáng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn
cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm
được qua đấy ( Nguyễn Tuân )
 nhịp điệu dồn dập phối hợp với điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp “ nước xô đá…luồng gió” đã khắc
họa nét hùng vĩ của sông Đà

III. Các biện pháp tu từ cú pháp :
1. Thay đổi trật tự thành phần câu :
Thay đổi trật từ thành phần câu ( hay còn gọi là đảo cú pháp ) là biện pháp tu từ trong đó những
thành phần câu bị đảo vị trí so với vị trí thông thường, nhằm mục đích tu từ .
VD :
Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám
2. Lặp cấu trúc câu :
Lặp cấu trúc câu ( hay còn gọi là lặp cú pháp ) là biện pháp mà trong đó câu sau lặp lại mô hình cấu
tạo của câu trước .
VD : Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam
độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. (Hồ
Chí Minh )
 2 câu đều có mô hình chung là : CN + VN + VN
3. Liệt kê :
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ , sâu sắc hơn
những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm .


VD : Bao nhiêu anh ngả trên trận tuyến tiếp theo, bao nhiêu anh trước vùi xương trên những đất đi cày,
bao nhiêu chị bị xẻo thịt, bao nhiêu người cầm bút bị bịt miệng lôi ra trường bắn, mắt trừng trừng nhìn
kẻ thù, bao nhiêu anh, bao nhiêu chị, con cháu những mẹ vệ quốc quân, bao nhiêu những Nguyễn, Trần,
Lê,…nhẫn nại, nhịn nhục, chịu thương, chịu khó, đau đớn, căm thù, yêu thương, anh dũng. ( Nguyễn Thi )
 nói lên vô vàn đau thương mà quân dân ta phải gánh chịu, cùng truyền thống yêu thương, quật cường

trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước.
4. Chêm xen :
Chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp liên quan đến quan hệ ngữ pháp của câu nhưng các tác
dụng bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc .
VD :
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu
( Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy )
5. Câu hỏi tu từ :
Câu hỏi tu từ là cách khẳng định hay phủ định có cảm xúc bằng hình thức câu nghi vấn. Nó không
đòi hỏi phải có câu trả lời mà chủ yếu là tạo ra khí thế cho câu nói để thu hút sự chú ý của người
nghe, người đọc.

PHẦN 2 : CÁC PHƯƠNG THỨC BIỀU ĐẠT
1. Phương thức miêu tả :
Là phương thức dùng ngôn ngữ để dựng nên một bức chân dung về con người, sự vật, hiện tượng,
hoặc mô tả một hành động nào đó
VD : Trong tay bồng đứa con gái hai tuổi, chị Dậu thơ thẩn ngồi trên chiếc chõng long nan. Cái nhanh
nhảu của đôi mắt sắt ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn và cái
nuột nà của người đàn bà hai mươi bốn tuổi vẫn không đánh đổ những cái lo phiền, buồn bã trong đáy
tim. Nét mặt rầu rầu, chị im lặng nhìn sự ngoan ngoãn của hai đứa con nhỏ . (Tắt đèn – Ngô Tất Tố )
 các chi tiết hầu như tập trung vào mục đích miêu tả ngoại hình, tâm trạng, làm nổi rõ chân dung chị
Dậu
2. Phương thức tự sự :
Là phương thức dùng ngôn ngữ để kể lại, thuật lại diễn biến của một sự việc nào đó.
VD : Khoảng đầu tháng 10/1930, trong cuộc khủng bố Xô Viết Nghệ - Tĩnh, Võ Nguyên Gíap bị bắt và bị
giam ở nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho
và các thầy giáo Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng,…Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ
của Pháp, Võ Nguyên Gíap được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại

Huế tiếp tục làm báo Tiếng dân. Võ Nguyên Gíap bèn trở về quê rồi ra Hà Nội, miệt mài tự học chương
trình hai lớp đệ tam, đệ tứ trung học và chương trình bằng Tú tài phần I. Lúc này, trường Trung học
Albert Sarraut tại Hà Nội mở một lớp thí sinh tự do cho những ai muốn dự thi Tú tài II. Võ Nguyên Gíap
đăng kí thi và đã đỗ đầu. Bạn học cùng lớp này có Phạm Huy Thông. Sau khi có bằng tú tài toàn phần,
Võ Nguyên Gíap được nhận vào dạy ở trường tư thục Thăng Long về lịch sử và Pháp văn.
 kể về cuộc đời của Võ Nguyên Gíap, nêu lên các mốc thời gian, sự kiện gắn liền để làm rõ diễn biến
cuộc đời nhân vật.
3. Phương thức thuyết minh :
- Là phương thức dùng ngôn ngữ để trình bày, giới thiệu những đặc điểm cơ bản của sự vật, hiện
tượng, cung cấp những thông tin chính xác về sự vật, hiện tượng, giúp người đọc, người nghe hiểu
đúng, hiểu rõ về sự vật, hiện tượng.
- Các phương pháp thuyết minh : nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại,
phân tích, chú thích, giảng giải nguyên nhân – kết quả
VD : Sau đây là một đoạn văn thuyết minh về động Phong Nha (Quảng Bình) :
Động Phong Nha bao gồm động khô và động nước, nổi bật nhất trong các động khô là động Tiên
Sơn. Động Tiên Sơn có chiều dài 980m. Từ cửa động đi vào khoảng 400m có một vực sâu khoảng 10m và
sau đó là động đá gầm dài gần 500m khá nguy hiểm. Động Tiên Sơn là nơi có cảnh thạch nhũ và những
phiến đá kì vĩ, huyền ảo. Các âm thanh phát ra từ các phiến đá, khi được gõ vào vọng như tiếng cồng
chiêng. Theo các nhà khoa học thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh, động này được kiến tạo cách đây
hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng.


Sau đó, do địa chất thay đổi, khối đá vôi sụp đổ, chặn dòng chảy và làm nên động khô Tiên Sơn. Còn hệ
thống động nước nổi bật nhất là động Phong Nha. Tạo hóa đã dựng nên những khối thạch nhũ đủ màu
sắc với những hình dạng khác nhau. Vẻ kì ảo ấy khiến ai đến tham quan cũng trầm trồ khen ngợi. Động
Phong Nha dài 7729m. Hang có chiều dài dài nhất của động là 145m. Động Phong Nha còn được mệnh
danh là Thủy Tề Tiên vì nơi đây những cột đá, thạch nhũ như mang một phong thái rất khác nhau. Tiếng
nước vỗ vào đá vang vọng thật xa . Động Phong Nha đẹp như một bức tranh thủy mặc mà nhiều hang
động khác phải ngưỡng mộ.
4. Phương thức biểu cảm :

Là phương thức dùng ngôn ngữ để bộc lộ , bày tỏ cảm xúc trước một đối tượng nào đó.
VD : Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang
trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những
cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt
lại như thủy tinh.
 Người viết đã bộc lộ tình yêu tha thiết của mình với thành phố Sài Gòn
5. Phương thức nghị luận :
Là phương thức dùng ngôn ngữ để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó.
VD : Trong những giấc mơ có thật của không ít các bạn trẻ, đặc biệt là các cô gái có chuyện ước gặp
thần tượng ngoài đời thực (…) Chỉ có điều đáng nói là thần tượng đến, rồi đi, để lại những dư âm đắng
nghét. Khi “diễn giao lưu”, họ cố gắng bộc lộ niềm yêu mến của mình với khán giả. Những cái hôn gió,
những lời nói có cánh và những hứa hẹn hết mình với nghệ thuật. Nhưng những bó hoa bỏ lại trên sân
khấu, nét mặt lạnh lùng khi đi giữa hàng rào vệ sĩ, những pha cắt đuôi quá quắt trước làn sóng báo chí
của họ,…thật khó để nói tình yêu ấy thật lòng. Đã vậy, chỉ sau sô diễn một số người đã có phát biểu
không mấy thiện cảm về khán giả Việt Nam (…) Chuyện tưởng bình thường. Nhưng nó phản ánh một hiện
tượng đã tồn tại quá lâu, đó là tâm lí sùng ngoại của một số khán giả Việt Nam, kiểu ca sĩ nước ngoài tài
năng hơn, diễn viên nước ngoài đẹp hơn, diễn xuất giỏi hơn các ca sĩ, diễn viên trong nước. Và một bản
nhạc giống nhạc nước ngoài thì có nghĩa là các nhạc sĩ Việt Nam phải là người ăn cắp nhạc mà không
có chiều ngược lại. Nếu còn giữ tâm lí đó, khán giả sẽ còn nhiều phen thất vọng, sự yêu mến sẽ còn nhiều
lần bị tổn thương.
Mọi phù phiếm chắc chắn sẽ qua nhanh và không có khán giả nào tầm thường cả. Nhưng chúng ta
đã quá chiều chuộng thị hiếu của mình mà quên mất sự nhìn nhận chính xác. Sự yêu mến thật sự phải
xuất phát từ tài năng và sự chân thành của các nghệ sĩ . (Theo báo Công an nhân dân số 62/2004)
6. Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt :
Thông thường, các phương thức biểu đạt thường đan xen, hòa quyện vào nhau trong một văn bản.
Một văn bản có thể sử dụng đồng thời các phương thức biểu đạt trên và tùy mục đích của người
viết, phương thức biểu đạt này có thể nổi bật hơn các phương thức biểu đạt khác.
VD : Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn, nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa
khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải
mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão

Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long lên sòng sọc. Lão tru
tréo, bọt mép sủi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực
lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết . Cái chết thật là dữ dội.
Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi và Binh Tư hiểu.
Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn
của lão . Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. ( Lão Hạc – Nam Cao )
 Tác giả sử dụng đồng thời 3 phương thức biểu đạt : tự sự ( kể về diễn biến cái chết của lão Hạc ),
miêu tả (tả về cái chết dữ dội của Lão Hạc) và biểu cảm (cảm xúc trước cái chết đau đớn ấy)

PHẦN 3 : CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
( Thao tác được dùng để chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kỹ thuật nhất định.
Thao tác lập luận là quá trình triển khai lí lẽ một cách logic nhằm phát hiện thêm một chân lí mới từ
chân lí đã có )
1. Thao tác giải thích :
a) Khái niệm :
Gỉai thích là vận dụng tri thức, hiểu biết của mình về một vấn đề nào đó để trình bày, giảng giải một
cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.


b) Cách làm :
- Gỉai thích từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ
- Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn đề, chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
VD : Hãy giải thích câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
- Gỉai thích một số từ ngữ : tốt gỗ, tốt nước sơn ; nắm được đây là câu dùng mô hình so sánh hơn
- Tìm hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ : câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể gỗ và nước sơn. Gỗ là
chất liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng
chóng hư hỏng. Nước sơn là thứ để quét lên đồ vật làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ Tốt
gỗ hơn tốt nước sơn muốn khẳng định : Khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến
chất liệu tạo nên đồ vật ấy, chứ không chỉ đánh giá lớp sơn bên ngoài.
- Từ nghĩa đen suy ra nghĩa bóng : Tác giả dân gian muốn đề cao phẩm chất bên trong của con người là

quan trọng hơn vẻ hình thức bên ngoài .
2. Thao tác phân tích :
a) Khái niệm :
Phân tích là chia tách đối tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ càng nội dung
và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của đối tượng.
b) Cách làm : Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết ; dùng phép liên tưởng để mở rộng nội
dung, ý nghĩa ; chia tách đối tượng thành các yếu tố theo tiêu chí, quan hệ nhất định.
VD: Phân tích hai câu thơ sau đây :
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu ( Nguyễn Khuyến )
 Từ “xanh ngắt” gợi tả không gian trời thu cao xanh vời vợi, nền trời là một màu xanh ngăn ngắt. Màu
xanh này gợi tả được cảnh trong veo và thật im vắng, yên tĩnh. Cụm từ “mấy từng cao” đã diễn tả không
gian sâu thẳm vô cùng. Trên nền không gian bao la ấy, tác giả điểm xuyến một cành trúc. Từ láy “lơ
phơ” giàu sức tạo hình, gợi tả cành trúc khẳng khiu, thanh mành, nhẹ nhàng, thưa thớt lá, đang đong
đưa trong làn gió nhẹ của chiều thu. Nhờ cần trúc với dáng nét lơ phơ mà cảnh thu có vẻ đẹp duyên dáng
thơ mộng, thanh thoát.
3. Thao tác chứng minh :
a) Khái niệm :
Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ, một ý kiến, để
thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào vấn đề.
b) Cách làm :
- Đưa lí lẽ trước
- Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng . Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh
thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau
VD : Chứng minh thơ ca giai đoạn 1945 – 1975 mang cảm hứng lãng mạn
- Cảm hứng lãng mạn trong thơ ca giai đoạn này là gì ( giải thích ) :
+ Tác phẩm thiên về ca ngợi lí tưởng, ca ngợi sự tốt đẹp của cuộc sống, thi vị hóa hiện thực gian
khổ
+ Thể hiện những khát vọng, hoài bão lớn lao, niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước
- Một số biểu hiện của cảm hứng lãng mạn ( chứng minh ) :

+ Ca ngợi sự tốt đẹp của cuộc sống hiện đại :
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?
Chưa đâu ! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất…(Chế Lan Viên)
+ Hiện thực gian khổ, thiếu thốn, mất mát hi sinh được thi vị hóa :
Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng
Lòng khỏe nhẹ anh dân quê vui sướng
Gối mình lên liếp cỏ ngủ ngon lành
Và trong mơ thơm ngát lúa đồng xanh ( Tố Hữu )
4. Thao tác so sánh :
a) Khái niệm :
So sánh là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc là giữa các mặt của một sự vật
để chỉ ra những nét giống hay khác nhau, từ đó có được những nhật xét, đánh giá chính xác về
chúng.


b) Cách làm :
- Cần xác định đối tượng so sánh, đặt vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng tiêu chí
- Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng
- Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng
VD : Là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn song tuy nhiên văn phong của Thạnh Lam vẫn chảy riêng
biệt một dòng. Đề tài quen thuộc của nhóm Tự Lực văn đoàn là những cảnh sống được thi vị hóa, những
mơ ước thoát ly mang màu sắc cải lương, là những phản kháng yếu ớt trước sự trói buộc của đạo đức
phong kiến diễn ra trong các gia đình quyền quý. Thạch Lam, trái lại, đã hướng ngòi bút về phía lớp
người lao động bần cùng trong xã hội đương thời.
 Đối tượng so sánh chính là đặc điểm văn chương Thạch Lam và văn chương của các tác giả khác
thuộc Tự Lực văn đoàn  toát lên giá trị và phong cách đặc sắc của Thạch Lam
5. Thao tác bình luận :
a) Khái niệm :
Bình luận nhằm đề xuất và thuyết phục người khác tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của
mình về một hiện tượng, vấn đề trong đời sống hoặc văn học.

b) Cách làm :
- Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng
- Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến của mình là xác đáng
- Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận
VD : Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Người làm thơ chọn chữ
và tiếng không những vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại trong một khung sắt. Điều
kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng tên gọi sự vật, bỗng tự
phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung
quanh nó một vùng ánh sáng động dậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là sức gợi ấy. Câu thơ hay, có cái gì
làm rung những chiếc cốc kia trên bán, làm động ánh trăng kia trên bờ đê. “ Chim hôm thoi thót về
rừng…”. Chúng ta đọc mà thấy rõ buổi chiều như hơi thở tắt dần, câu thơ không còn là môt ý, một bức
ảnh gắng gượng chụp lại cảnh chiều, nó đã bao phủ một vầng linh động truyền sang lòng ta cái nhịp
phập phồng của buổi chiều. Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau
thành một vùng sáng chung. Ánh sáng không những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả xung quanh những ngọn
nến. Ý thơ không những trong những chữ, nó vây bọc xung quanh. Người xưa nói : Thi tại ngôn ngoại .
(Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi)
6. Thao tác bác bỏ :
a) Khái niệm :
Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,…
từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người khác.
b) Cách làm :
- Nêu tác hại
- Chỉ ra nguyên nhân
- Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác
VD : Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù
nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa
thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm cho chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài,
nhất là nếu lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa . Nhưng hễ có một cơn giông tố nổi lên
là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con
người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm cho nổi sóng, nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng

như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng
thèm muốn . ( Ghéc-xen)
7. Diễn dịch :
Là đi từ tiền đề chung, có tính chất phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng.
VD : Đau lòng với cuộc sống lầm than của quần chúng, tấm lòng của Nguyễn Du vẫn thường áy náy kêu
rên. Hai lần trong “Sở kiến hàng” và “Thái Bình mại ca giả”, sau khi thuật lại cảnh đói khổ đớn đau
dọc đường đi sứ. Nguyễn Du nhìn lại những yến tiệc linh đình mà chính mình được hưởng, trong lòng hết
sức băn khoăn. Trong vô số những nạn nhân của cuộc đời cũ ông đặc biệt trân trọng và xót thương
những người có tài, có sắc. Với Nguyễn Du, họ là những hình ảnh tập trung về số kiếp bi đát của con
người trong cuộc đời bế tắc . (Lê Trí Viễn)


8. Qui nạp :
Là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lý phổ biến .
VD : Ta thường nghe : Kỷ Tín lấy thân chết thay, cứu thoát được cua Cao Đế ; Do Vu chìa lưng chịu
giáo che chở được vua Chiêu vương; Dự Nhượng nuốt than để trả thù cho thầy; Thân Khoái chặt tay để
gánh nạn cho nước ; Uất Trì Cung một viên tướng nhỏ, còn biết che đỡ Đường chủ ra khỏi vòng vây của
Thế Sung ; Nhan Cảo Khanh là bầy tôi xa, còn biết mắng chửi Lộc Sơn không nghe lời dụ của nghịch tặc.
Từ xưa, những bậc trung-thần nghĩa-sĩ, lấy thân theo nước, đời nào là không có đâu ? (Hịch tướng sĩ –
Trần Quốc Tuấn)
9. Tổng hợp :
Là kết hợp các phần (bộ phận) , các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành
một chỉnh thể thống nhất để xem xét.
10. Sự kết hợp các thao tác lập luận :
VD : Đến năm 1936, ảnh hưởng thơ Pháp lại thấm thía thêm một tầng nữa. Trong thơ Thế Lữ ta chỉ thấy
ẩn hiện đôi nhà thơ pháp về thời lãng mạn. Xuân Diệu, nhà thơ ra đời hồi bấy giờ, mới một cách rõ rệt.
Với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai
và xua ai nấy về hạ giới . Với một nghệ thuật tinh vi đã học được của Bô-đơ-le, Xuân Diệu diễn tả lòng
ham sống bồng bột trong thơ Đơ Nô-ai và trong văn Gi-đơ
(…) Viết xong đoạn trên này đọc lại tôi thấy khó chịu. Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu

năm bảy nhà thơ Pháp. Ấy chỉ vì tôi tìm ảnh hưởng để chia xu hướng . Sự thực đâu có thế. Tiếng Việt,
tiếng Pháp khác nhau xa. Hồn thơ Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt đã Việt hóa hoàn toàn. Sự thực thì
khi tôi xem thơ Xuân Diệu, tôi không nghĩ đến Đơ Nô-ai…Thi văn Pháp không làm mất bản sắc Việt
Nam. Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải. (Hoài Thanh – Hoài Chân)
 kết hợp thao tác so sánh, phân tích ở đoạn trên, thao tác bình luận, bác bỏ ở đoạn dưới

PHẦN 4 : CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt :
a) Khái niệm :
Phong cách được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình
cảm,…đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.
VD : Thể hiện chủ yếu ở dạng nói (độc thoại, đối thoại) nhưng cũng có ở dạng viết (nhật kí, hồi ức cá
nhân, thư từ). Tác phẩm văn học có dạng lời nói tái hiện.
b) Đặc trưng cơ bản :
- Tính cụ thể
- Tính cảm xúc
- Tính cá thể
c) Cách nhận biết :
- Có một lớp từ chuyên dùng cho phong cách ngôn ngữ sinh hoạt mà ít dùng ở các phong cách
khác như : hết xảy, hết ý, số dách, bỏ mẹ, cút, chuồn,…Những tiếng tục, tiếng lóng cũng chỉ dùng ở
phong cách này
- Sử dụng nhiều từ láy và đặc biệt láy bốn chữ như : nhí nha nhí nhảnh, tầm bậy tầm bạ, lanh cha
lanh chanh,…Có khi sử dụng kiểu láy chen như : đã khách thì phải khứa (ý nói lấy đắt)
- Hay dùng cách nói tắt như : Nhân khẩu thì nói là khẩu, chán nản thì nói là nản
- Sử dụng những kết hợp không có quy tắc như : Đẹp mê hồn, đẹp mê li rụng rốn, đẹp tàn canh giá
lạnh, đẹp ve kêu, đẹp bá chấy,…
- Thường dùng cách nói ví von, so sánh, chuyển nghĩa ẩn dụ hoặc hoán dụ ( xấu như ma, đẹp như
Kiều, chảnh như cá cảnh,…)
2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật :
a) Khái niệm :

Phong cách dùng chủ yếu trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn
thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh
luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ .
VD : Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được


Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức (Sóng – Xuân Quỳnh)
b) Đặc trưng cơ bản
- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể hóa
c) Cách nhận biết :
- Thường sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh, điệp từ ngữ…để làm
cho cách diễn đạt thêm gợi hình, gợi cảm (Tính hình tương). Ở ví dụ trên, sóng được nhân hóa, cũng biết
nhớ, biết thao thức như con người đang yêu.
- Ngôn ngữ nghệ thuật giàu tính hình tượng, do vậy nó tạo nên nhiều lớp nghĩa cho văn bản . Ở ví
dụ trên, ta thấy ngoài lớp nghĩa bề mặt nói về những con sóng luôn luôn chuyển động, luôn luôn vỗ vào
bờ, ta còn tìm thấy lớp nghĩa hàm ẩn : tác giả dùng hình ảnh sóng luôn chuyển động ấy để nói về trái tim
yêu luôn thổn thức nhớ mong, và cũng như con sóng luôn tìm đến bờ, em luôn luôn nhớ đến anh, luôn
luôn hướng về anh.
* Lưu ý : Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có thể bao gồm trong nó tất cả các phong cách ngôn ngữ khác.
3. Phong cách ngôn ngữ báo chí :
a) Khái niệm :
Phong cách dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo
và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
Một số thể loại tiêu biểu : bản tin, phóng sự, quảng cáo, tiểu phẩm…

VD : Truyền thông Triều Tiên ngày 27/7/2014 đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong Il đã chỉ đạo cuộc diễn
tập phóng tên lửa mới nhất của quân đội nước này. Triều Tiên xác nhận, vụ thử được tiến hành để chống
lại chỉ trích của Liên Hợp Quốc . Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, đây là vụ phóng đầu tiên của Triều
Tiên kể từ khi Hội đồng Bảo an chính thức lên án Bình Nhưỡng hôm 17/7 về loạt thử nghiệm tên lửa đạn
đạo gần đây
b) Đặc trưng cơ bản :
- Tính thông tin thời sự
- Tính ngắn gọn
- Tính sinh động, hấp dẫn
c) Cách nhận biết :
- Thông tin cập nhật, chính xác và đầy đủ, vừa đảm bảo tính khách quan, vừa có tác dụng hướng
dẫn dư luận . Diễn đạt ngắn ngọn nhưng chứa lượng thông tin cao nhất. Hình thức trình bày hấp dẫn, thu
hút độc giả
- Lớp từ vựng phong phú, đặc trưng cho mỗi phạm vi phản ánh, thể loại báo chí. Câu văn đa dạng,
thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc, không hạn chế các biện pháp tu từ.
4. Phong cách ngôn ngữ chính luận :
a) Khái niệm :
Phong cách dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội
nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,…nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn
đề chính trị, văn hóa-xã hội, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất định.
VD : - Văn bản chính luận thời xưa : hịch, cáo, biểu, chiếu (Hịch tướng sĩ, Cáo bình Ngô, Chiếu cầu
hiền)
- Chính luận hiện đại : cương lĩnh, tuyên bố, lời kêu gọi, bài bình luận, xã luận (Tuyên ngôn độc
lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
b) Đặc trưng cơ bản :
- Tính công khai về quan điểm chính trị
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
- Tính truyền cảm, thuyết phục
c) Cách nhận biết :
- Sử dụng nhiều từ ngữ chính trị : đồng bào, độc lập, tự do, dân chủ, kháng chiến,…Câu kết cần

chuẩn mực có từ liên kết như : do vậy, bởi thế, cho nên,…
- Có thể sử dụng các biện pháp tu từ


5. Phong cách ngôn ngữ khoa học :
a) Khái niệm :
Phong cách dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiểu biểu là trong các văn bản khoa học .
VD : - Văn bản khoa học chuyên sâu : chuyên khảo, luận án, báo cáo khoa học,…
- Văn bản khoa học giáo khoa : giáo trình, sách giáo khoa môn KHTH, KHCN, KHXH và NV
- Văn bản khoa học phổ cập : báo và sách phổ biến khoa học kĩ thuật
b) Đặc trưng cơ bản :
- Tính khái quát, trừu tượng
- Tính lí trí, logic
- Tính khách quan, phi cá thể
c) Cách nhận biết :
- Sử dụng thuật ngữ khoa học, lớp từ vựng khoa học chuyên ngành
- Câu thường tương đương với phán đoán logic, cần chính xác, chặt chẽ ; liên kết chặt chẽ, mạch
lạc
- Không dùng các biện pháp tu từ, từ và câu có màu sắc trung hòa
6. Phong cách ngôn ngữ hành chính :
a) Khái niệm :
Phong cách dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước
hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với
nhau trên cơ sở pháp lí .
VD : Pháp lệnh, nghị quyết, thông tư, quyết định, văn bằng, giấy chứng nhận, giấy khai sinh, đơn, bản
khai, biên bản,…
b) Đặc trưng cơ bản :
- Tính khuôn mẫu
- Tính minh xác
- Tính công vụ

c) Cách nhận biết :
- Soạn theo kết cấu thống nhất, khuôn mẫu nhất định, thường có 3 phần, yêu cầu chính xác cao
- Lớp từ hành chính : tại công văn số, nay quyết định, chịu trách nhiệm thi hành, xin cam đoan,…
- Không dùng các phép tu từ, hàm ý

PHẦN 5 : TÌM CÂU CHỦ ĐỀ CỦA ĐOẠN VĂN
1. Khái niệm câu chủ đề :
Câu chủ đề trong đoạn văn là câu nêu lên nội dung chính chi phối toàn bộ đoạn văn. Nó là hạt nhân
nghĩa của toàn bộ đoạn văn.
* Tìm được câu chủ đề là một bước quan trọng để nhận diện nội dung chính của đoạn văn
2. Các tiêu chí nhận diện câu chủ đề :
- Tiêu chí nội dung : Trong một đoạn văn, muốn biết được câu nào là câu chủ đề, chúng ta phải khảo sát
ý nghĩa của từng câu một. Câu nào có nội dung khái quát nhất thì nó là câu chủ đề, và đồng thời là ý
chính của đoạn văn
- Tiêu chí hình thức : Cùng với tiêu chí nội dung, để nhận diện câu chủ đề trong đoạn văn, chúng ta còn
phải căn cứ vào tiêu chí hình thức, cụ thể là căn cứ vào các vị trí mà câu chủ đề thường xuất hiện. Có hai
vị trí mà câu chủ đề thường xuất hiện đó là đứng đầu và đứng cuối đoạn văn
+ Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn :
VD : (1) Sáng sớm, trời quang hẳn ra. (2) Đêm qua, một bàn tay nào đó đã dội rửa vòm
trời sạch bóng. (3) Mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. (4)
Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã
ném lên bốn năm tảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh
mảnh
 Câu “ Sáng sớm, trời quang hẳn ra” chính là câu chủ đề của đoạn văn. Các câu đi sau có
nhiệm vụ làm rõ ý của câu chủ đề .
Khi câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn, ta nói đoạn văn đó lập luận theo phương pháp diễn
dịch, tức là cách trình bày vấn đề đi từ cái chung, cái khái quát đến cái riêng, cái cụ thể.
+ Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn :



VD : (1) Bầu trời xanh cao vời vợi với nắng vàng óng ả đã dần nhường chỗ cho màu xám
đục nặng nề bao phủ. (2) Gió mùa đông bắc kéo về từng đợt dài. (3) Rồi mưa phùn, rồi sương
muối, kéo theo cái lạnh buốt đến tận xương. (4) Dãy xoan trồng trước cửa nhà tôi rùng mình trút
xuống những chiếc lá cuối cùng, để còn trơ lại những cái cành gầy guộc khẳng khiu nhưng mắc
đầy những chùm quả trĩu trịt đang dần dần ngả sang màu vàng sậm và khô tóp lại. (5) Mùa đông
đã đến thật rồi !
Khi câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn, ta nói đoạn văn đó được trình bày theo phương pháp
quy nạp, tức là cách trình bày vấn đề đi từ cái riêng, cái cụ thể đến cái chung, cái khái quát.
+ Đoạn văn không có câu chủ đề : Cũng có trường hợp đoạn văn không có câu chủ đề. Khi
gặp một đoạn văn như vậy, chúng ta phải căn cứ vào nội dung của từng câu trong đoạn, từ đó rút
ra nội dung chính của đoạn văn
VD : (1) Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa râm ran. (2) Hoa ngô xơ xác như hoa
cỏ may. (3) Lá ngô quắt lại rủ xuống. (4) Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người
đến bẻ mang về.
 Sau khi đi tìm ý từng câu, chúng ta có thể rút ra chủ đề của đoạn văn là : Mùa thu hoạch ngô
đã đến.
Đoạn văn không có câu chủ đề là đoạn văn được trình bày theo phương pháp song hành,
tức là các câu trong đoạn văn có giá trị ngang nhau, không câu nào bao hàm câu nào.

PHẦN 6 : CÁC PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT
1. Liên kết về nội dung :
a) Liên kết chủ đề : Các câu phài phục vụ chủ đề của đoạn, các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung
của văn bản
b) Liên kết logic : Các câu và đoạn văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
VD : Cái mạnh của con người Việt Nam chúng ta là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Bản chất
trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cái
mạnh đó còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo
những môn học “ thời thượng”, nhất là khả năng thực hành sáng tạo bị hạn chế do lỗi học chay, học vẹt
nặng nề. Không nhanh chóng lấp đầy những lỗ hỏng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có
và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng. (Vũ

Khoan)
 Liên kết nội dung : tất cả các câu trong đoạn đều hướng về chủ đề cái mạnh và cái yếu của con người
Việt Nam và cần khắc phục những điểm yếu để thích ứng với nền kinh tế tri thức
 Liên kết logic : theo trình tự hợp lí
2. Liên kết về hình thức :
a) Phép lặp từ ngữ
b) Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng ( sử dụng ở câu sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa
hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước )
c) Phép thế ( dùng từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã sử dụng ở câu trước )
d) Phép nối ( dùng từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước )
VD : văn bản trên
 (1) và (2) liên kết nhờ phép thế : “bản chất trời phú ấy” thay cho “sự thông minh nhạy bén với cái
mới”
 (2) và (3) liên kết nhờ phép nối, phép thế
 (3) và (4) liên kết nhờ phép thế
 (4) và (5) liên kết nhờ phép thế

PHẦN 7 : CÁC PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN, TIỂU
THUYẾT
1. Theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” (bao gồm cả kết cấu truyện lồng truyện )
VD : Số phận con người (Sô-lô-khốp), Chiếc thuyền ngoài xa, Những ngôi sao xa xôi
2. Theo ngôi thứ 3 ( người kể chuyện khách quan, trung thực, toàn năng )
VD : Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Thuốc,…
3. Theo ngôi thứ 3 nhưng phỏng theo giọng điệu, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật


VD : Những đứa con trong gia đình ( theo dòng hồi tưởng của Việt), Chí Phèo

BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

Cái mạnh của con người Việt Nam chúng ta là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú
ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cái mạnh đó còn
tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn
học “ thời thượng”, nhất là khả năng thực hành sáng tạo bị hạn chế do lỗi học chay, học vẹt nặng nề.
Không nhanh chóng lấp đầy những lỗ hỏng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không
thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng. (Vũ Khoan)
a) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn ?
b) Nội dung chính của văn bản ? Vì sao anh/chị xác định được nội dung ấy ?
c) Các câu trong văn bản được liên kết với nhau như thế nào về hình thức ?
2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“ Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng :
Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong
cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng : Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư
tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho nhu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì
lịch sử.” (Đặng Thai Mai)
a) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn ?
b) Nêu thao tác nghị luận được sử dụng trong đoạn ?
c) Nội dung chính của đoạn ?
3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa
xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói
trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)
a) Xác định nội dung của đoạn ?
b) Đoạn văn trên đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? Nêu tác dụng ?
4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“ Ít lâu sau nhà vua mở hội trong mấy ngày đêm. Gìa trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Trên các
nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh thành như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng
sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài…” ( Truyện cổ tích
Tấm Cám)
a) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?

b) Đoạn văn nói về nội dung gì ?
c) Chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn văn ?
5. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“ Tiếng trống thu không trên cái chòi canh của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang lên để gọi buổi chiều .
Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng đen lại và cắt
hình rõ rệt trên nền trời” (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
a) Chỉ ra những từ ngữ, những phép tu từ được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật
trong đoạn văn
b) Những hình tượng nghệ thuật đó đã tạo nên những cảm xúc gì trong lòng người đọc ?
6. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
(1)“ Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Khi mặt trời khi như mặt trăng
(2) Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
(3) Và chúng tôi thứ quả ngọt trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi


Mình vẫn còn một thứ quả non xanh ?” ( Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
a) Hình tượng nghệ thuật chủ đạo của bài thơ là gì ?
b) Hình tượng đó mang ý nghĩa gì qua từng khổ thơ ?
c) Phong cách ngôn ngữ ? Phương thức biểu đạt ?
d) Xác định tác dụng phép tu từ vựng trong đoạn 1,3
7. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“ Ra đời năm 484 TCN tại Halicarnassus ở Tiểu Á, Herodotus lúc đầu chỉ là một người thường xuyên

chu du khắp châu Âu và châu Á. Tác phẩm “Các câu chuyện lịch sử” của ông được chia thành chín tập,
thuật lại sự đăng quang của đế chế Ba Tư và kể về các cuộc chiến giữa người Hy Lạp và người Ba Tư.
Herodotus tin vào thần linh và số mệnh nên các bài viết của ông dẫn chứng rất nhiều thần thoại. Chính
vì thế mà ngày nay những câu chuyện kể của ông bị nhiều người chỉ trích mặc dù các dẫn chứng lịch sử
của ông đều rất chính xác. Nhờ viết hay và giàu thông tin, Herodotus được xem là sử gia đầu tiên của Hy
Lạp và ngay từ thời cổ đại đã được mệnh danh là “cha đẻ của lịch sử”
a) Xác định kiểu trình bày nội dung của đoạn và xác định câu chủ đề .
b) Nêu nội dung chính của đoạn và đặt tiêu đề
8. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
“ Cáo kia dù trắng hay đen
Vẫn phường khoác lác vẫn tên bịp đời
Đói meo tưởng chết tới nơi
Giàn cao trông thấy nho tươi ngon lành
Nho chín mọng phơi mình đỏ chót
Gã phong lưu nước bọt chảy dài
Không với tới, gã chê bai:
- Nho xanh chỉ xứng miệng loài phàm phu!
Than phiền phỏng ích hơn ru?” ( Cáo và giàn nho - La Fontaine )
a) Văn bản trên thuộc thể loại nào ?
b) Xác định hình tượng nghệ thuật của bài thơ và ý nghĩa của nó ?
c) Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu ?
d) Vì sao nho chín mọng mà Cáo lại chê là nho xanh ? Qua đó cho thấy bản tính gì của Cáo ?
9. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
“ Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước trôi sông;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời .
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa .” ( Chiều xuân – Anh Thơ)
a) Cảnh xuân trong đoạn thơ trên được miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên nổi bật nào ?
b) Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của nó ?
c) Cảnh xuân ở đây nói lên tình cảm gì của tác giả ?
10. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì ? Trời có
của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình
hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Ðại. Nhưng cả làng Vũ Ðại ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai
lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Ðã thế, hắn phải chửi cha đứa nào
không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có
khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha! Phải
đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn
nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có trời
mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Ðại cũng không ai biết...” ( Chí Phèo – Nam Cao )
a) Chỉ rõ tính chất những tiếng chửi của Chí Phèo ? Những tiếng chửi ấy cho thấy bi kịch gì của Chí Phèo
?
b) Anh/chị có thể giải thích để trả lời giúp Chí Phèo câu hỏi : Ai đẻ ra Chí Phèo ?


11. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“…Tôi muốn nhấn mạnh rằng , Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi
vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng . Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu
nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển và nhất
định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông,
lệ thuộc nào đó” ( Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
a) Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì ?
b) Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép liên kết nào ?
c) Văn bản chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
12. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báo của ta. Từ xưa đến nay, mỗi

khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn,
nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (Hồ Chí
Minh)
a) Anh/chị hãy đặt tên cho đoạn trích
b) Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn
c) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu : “Nó kết thành một
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và lũ cướp nước.” ? Với hai cụm động từ “lướt qua” và “nhấn chìm”, tác giả đã khẳng định điều gì
ở lòng yêu nước ? Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của
dân tộc ?
13. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“ Xu hướng hiện thực chủ nghĩa trú trọng diễn tả và phân tích. Lí giải một cách chân thành, chính xác
quá trình khách quan của hiện thực xã hội thông qua những hình tượng điển hình. Các nhà văn hiện thực
thường đi vào những đề tài xã hội với thái độ phê phán trên tinh thần dân chủ và nhân đạo. Thể loại
thích hợp với chủ nghĩa hiện thực là tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự”
a) Chỉ ra 3 lỗi về chính tả, ngữ pháp, dùng từ trong đoạn văn
b) Xác định nội dung cơ bản của đoạn trích
14. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
Cáo nọ suốt hai ngày liền chẳng có chút gì lót dạ, đói cồn cào ruột gan. Nó chợt nhìn thấy trên giàn cây
đằng xa lủng lẳng những chùm nho mọng nước, bèn chạy vội đến. Cáo thèm thuồng nhỏ cả nước dãi, cứ
thế ngắm nghía chùm nho. Nó kiễng chân, co chân sau, rồi rướn cả hai chân trước lên khều. Nhưng giàn
nho cao quá, Cáo ta dù cố hết sức mà mãi vẫn không khều được quả nào. Cáo cứ đi đi lại lại, nghĩ nát óc
nhưng không tìm ra được cách nào nên đành phải bỏ đi. Vừa đi vừa tự an ủi : - Nho còn xanh lắm
a) Xác định nội dung chính của văn bản trên ?
b) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên ?
c) Đặt nhan đề cho văn bản trên ?
15. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” ( Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)
a) Nêu nội dung chính của đoạn thơ ?
b) Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và tác dụng ?



×