Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gang thép của công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.79 KB, 57 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................56


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1

Các dấu mốc lịch sử quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ
phần gang thép Thái Nguyên...........Error: Reference source not found

Bảng1. 2

các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc công ty.....Error: Reference
source not found

Bảng 1. 3

danh sách các công ty liên kết..........Error: Reference source not found

Bảng 2.1 :

Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2010-2014.Error: Reference
source not found

Bảng 2.2 :

Phần trăm chênh lệch tăng giảm giữa các nămError: Reference source
not found

Bảng 3.1.



Thành phần nhân sự Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. .Error:
Reference source not found

Bảng 4.1

Cơ cấu cổ đông của TISCO từ thời điểm 2010-2014...Error: Reference
source not found

Bảng 4.2

Số lượng hàng xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2010-2014
...........................................................Error: Reference source not found

Bảng 4.3

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty giai đoạn 2010-2014..Error:
Reference source not found

Bảng 4.4

Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2010-2014.........Error: Reference
source not found


LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và
thay đổi đáng kể về mọi mặt kinh tế, chính trị, đời sống xã hội. Về kinh tế, nền kinh

tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu hơn nhờ sự đóng góp to lớn của
mỗi ngành kết hợp với sự hỗ trợ từ cầu nối ngoại thương. Việc đẩy manh xuất khẩu
là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và nhà nước Việt Nam. Chủ trương này đã được
khẳng định trong nhiều văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam. Để thực hiện
được chủ trường Đảng cùng với sự góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước mà vì vậy vấn đề tìm ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu là cần
thiết đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập như ngày nay. Các ngành công nghiệp
nặng đặc biệt là gang thép luôn luôn giữ vai trò quan trọng của mình làm động lực
cho phát triển kinh tế.
Ngành gang thép là ngành công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia, công
nghiệp gang thép mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách
chủ động và vững chắc. Với việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, hàng rào
thuế quan của Việt Nam phải giảm dần theo lộ trình cam kết WTO và AFTA, thép
nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN với ưu thế và giá rẻ
càng tạo thêm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, các doanh
nghiệp thép lại phải đối mặt với các vụ kiện chống phá giá tại một số quốc gia. Do
đó ngành thép cần phải đẩy mạnh việc xuất khẩu thép sang các thị trường khu vực
cũng như trên thế giới.
Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên với đặc điểm là một trong những
công ty đầu ngành về gang thép xuất khẩu gang thép sang các thị trường nước
ngoài. Nắm bắt được những bước ngoặt mở rộng phát triển sang thị trường nước
ngoài như vậy và với mong muốn được vận dụng được những lý thuyết và thực tiễn

1


e đã nghiên cứu đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gang thép của công ty cổ
phần gang thép Thái Nguyên “
2, Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu tập trung vào những vấn đề sau:

- Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về thực trạng xuất khẩu
gang thép trong giai đoạn 2010-2014 từ đó chỉ rõ được những kết quả đạt được,
những mặt hạn chế tồn tại. Thông qua những cơ sở lí luận thực tiễn từ đó đưa ra
những giải pháp để thúc đẩy việc xuất khẩu gang thép ra thị trường nước ngoài .
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về xuất khẩu gang thép của công ty cổ phần gang thép
Thái Nguyên sang thị trường nước ngoài.
- Phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu gang thép của công ty cổ phần gang
thép Thái Nguyên.
- Đề xuất những giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu thép sang thị trường nước
ngoài của công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu :
Thực trạng xuất khẩu gang thép sang thị trường nước ngoài .
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2010- 2014
4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp thống kê : sử dụng những số liệu được cung cấp từ công ty cổ
phần gang thép Thái Nguyên để đưa ra thực trạng xuất khẩu gang thép giai đoạn
2010-2014
- Phương pháp Phân tích tổng hợp : Trên cơ sở những số liệu có được đưa ra
những phân tích thích hợp vớinhững chính sách giải pháp phù hợp cho công ty để
thúc đẩy thị trường xuất khẩu.

2


- Phương pháp so sánh
- Phương pháp dự tính dự đoán
5. Kết cấu luận văn

Nội dung luận văn gồm 3 chương ngoài lời giới thiệu , kết luận, danh mục
bảng biểu, tài liệu tham khảo luận văn gồm :
Chương 1 : Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu
Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu gang thép giai đoạn
2010-2014 công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên.
Chương 3 : Một số giải pháp giúp công ty cổ phần gang thép Thái
Nguyên thúc đẩy xuất khẩu gag thép ra thị trường nước ngoài trong giai đoạn
sắp tới.

3


CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU

1. Những vấn đề chung về xuất khẩu.
1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoặc dịch vụ của một quốc gia này sang một
quốc gia khác nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Song hoạt động
này có những nét riêng phức tạp hơn trong nước như giao dịch với những người có
quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian
nhiều , đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ mạnh và hàng hóa phải vận chuyển
qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác nhau nên phải tuân thủ theo các tập quán
quốc tế cũng như luật lệ từng địa phương khác nhau.
1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Ngày 1-2/3/2006 Hội nghị thương mại toàn quốc đã diễn ra ở Hà Nội, ở đây vai
trò của xuất khẩu tiếp tục được khẳng định là một động lực quan trọng nhất cho phát
triển kinh tế của Việt Nam trong những năm tới. Việt Nam đang mong muốn đẩy mạnh
xuất khẩu giảm nhập siêu và vươn lên xuất siêu.Là một nội dung chính của hoạt động
ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của Thương Mại Quốc Tế, xuất khẩu có một vai

trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của quốc gia.
- Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có thêm rất nhiều cơ hội
để tiêu thụ sản phẩm của mình với khối lượng lớn và với các chủng loại hàng hóa
phong phú đa dạng khác nhau.
- Nhờ có xuất khẩu mà doanh nghiệp luôn luôn sẵn sàng đổi mới và hoàn thiện
cơ cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường và theo kịp sự phát triển chung
của thế giới.
- Doanh nghiệp trong quá trình tiến hành hoạt động xuất khẩu có nhiều cơ hội
mở rộng quan hệ làm ăn buôn bán với đối tác nước ngoài.Qua đó sẽ tiếp thu được
nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh quản lí doanh nghiệp của mình.
- Nguồn ngoại tệ do xuất khẩu đem lại giúp doanh nghiệp có thêm nguồn
tài chính mạnh để tái đầu tư vào quá trình sản xuất cả về chiều rộng cũng như
4


chiều sâu.
- Doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội nhiều hơn thông qua sản
xuất hàng xuất khẩu thu hút nhiều lao động tạo thu nhập ổn định đồng thời tạo ra
thu nhập để nhập khẩu vật tư, tư liệu sản xuất …..
1.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
1.3.1 Hình thức xuất khẩu trực tiếp
1.3.1.1 Khái niệm phương thức xuất khẩu trực tiếp.
Hình thức xuất khẩu trực tiếp là phương thức nhà xuất khẩu gặp trực tiếp hoặc
quan hệ trực tiếp qua điện tín để thỏa thuận trực tiếp về hàng hóa, giá cả cũng như
các biện pháp giao dịch với người nhập khẩu.
1.3.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu trực tiếp
a.
Trường hợp áp dụng
Nhìn chung, công ty chỉ tiến hành xuất khẩu trực tiếp trong những trường hợp
cụ thể sau:

– Trước khi xuất khẩu, công ty phải nghiên cứu thị trường và phải có được
đầy đủ những thông tin cần thiết nhằm đảm bảo chắc chắn cho hoạt động kinh
doanh đạt hiệu quả như dự kiến. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu và cũng là điều
kiện để xuất khẩu trực tiếp.
– Phải có đủ nguồn lực để mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài,
– Có khả năng quản lý, điều hành xuất khẩu hiệu quả,
b. Hình thức tiến hành
Doanh nghiệp có thể tiến hành theo những hướng như:
– Mở chi nhánh bán hàng của mình ở nước ngoài,
– Xuất khẩu từ nước thứ ba,
– Xuất khẩu từ công ty liên doanh,
– Lập đại diện bán hàng ở nước ngoài,
– Tiến hành qua Hiệp hội xuất khẩu…
c. Ưu điểm
Nhìn chung, ưu điểm nổi bật của xuất khẩu trực tiếp là
- Am hiểu sâu sắc tình hình thị trường, thường xuyên cập nhật được những
5


nhu cầu mới và tâm lý thị hiếu thay đổi của khách hàng để kịp thời cải tiến sản
phẩm, thoả mãn tốt nhất nhu cầu đó. Như vậy công ty xuất khẩu có thể ứng xử năng
động với từng thị trường nước ngoài. Mặt khác, công ty không phải chịu những chi
phí xuất khẩu trung gian và lợi nhuận không bị chia sẻ.
- Giúp cho xây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp.
d. Nhược điểm
- Nhược điểm lớn nhất là chi phí tiếp thị thị trường nước ngoài cao vì vậy
những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít nên xuất khẩu ủy thác sẽ có lợi hơn.
- Kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ kinh
doanh xuất khẩu giỏi : giỏi về giao dịch đàm phán, ham hiểu và có kinh nghiệm
buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thành thạo như vậy mới

đảm bảo được kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đạt hiệu quả. Đấy vừa là điều kiện
yêu cầu đảm bảo được kinh doanh xuất khẩu trực tiếp vừa thể hiện được điểm yếu
của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam khi tiếp cận với thị trường
quốc tế.
- Thêm vào đó công ty phải dàn trải các nguồn lực của mình trên phạm vi thị
trường rộng lớn phức tạp hơn, phải chấp nhận môi trường cạnh tranh quốc tế khốc
liệt hơn, phải chấp nhận mọi rủi ro của thị trường ngoài nước.
1.3.2 Hình thức xuất gián tiếp
1.3.2.1 Khái niệm hình thức xuất khẩu gián tiếp
Khác với hình thức xuất khẩu trực tiếp , trong hoạt động xuất khẩu gián tiếp
tất cả mọi việc kiến lập quan hệ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu cũng như
việc quy định các điều kiện mua bán phải thông qua một người thứ ba được gọi là
người nhận ủy thác. Người nhận ủy thác tiến hành hoạt động xuất khẩu với danh
nghĩa của mình nhưng mọi chi phí đều do bên có hàng xuất khẩu bên ủy thác thanh
toán. Về bản chất chi phí trả cho bên nhận ủy thác chính là tiền thù lao trả cho đại
lý.
1.3.2.2

Đặc điểm của xuất khẩu gián tiếp

a. Trường hợp áp dụng
Xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting) thường được áp dụng trong những
trường hợp phổ biến sau:
- Công ty chưa có đủ thông tin cần thiết về thị trường nước ngoài, như nhu cầu
6


và cầu cụ thể tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng , đối thủ cạnh tranh.
- Lần đầu tiếp cận thâm nhập thị trường .
- Quy mô kinh doanh còn nhỏ

- Các nguồn lực có hạn chưa thể dàn trải các hoạt động ở nước ngoài.
- Cạnh tranh gay gắt thị trường qua phức tạp rủi ro cao
- Rào cản thương mại từ phía nhà nước.
b. Hình thức tiến hành
Công ty có thể xuất khẩu gián tiếp theo một trong các hình thức sau:
– Thông qua công ty thương mại xuất khẩu hay nhà xuất khẩu chuyên doanh,
– Qua tổ chức mua gom hàng và xuất khẩu,
– Qua một hãng khác xuất khẩu theo kênh Marketing riêng của họ.
– Qua một công ty quản lý xuất khẩu…
Tóm lại, công ty có thể tiến hành linh hoạt qua môi giới, đại lý xuất khẩu hay
uỷ thác xuất khẩu.
c.Ưu điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp
Đối với xuất khẩu gián tiếp , ưu điểm chính là sản phẩm của công ty vẫn được
thâm nhập kịp thời thị trường nước ngoài, tạo dựng được hình ảnh của doanh
nghiệp và quốc gia xuất khẩu.
d. Nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp
Mặc dù có những ưu điểm rõ rệt nhưng xuất khẩu gián tiếp đã phát sinh thêm
những chi phí trung gian, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm. Mặt khác,
doanh nghiệp không biết được kịp thời nhu cầu biến động của thị trường nước ngoài
cũng như tâm lý thị hiếu của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm.
1.3.3 Hình thức buôn bán đối lưu
1.3.3.1 Khái niệm buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu phải kết hợp
chặt chẽ với nhập khẩu, mục đích để thu về hàng hóa có giá trị tương đương với
hàng xuất khẩu bởi vậy nó còn gọi là phương thức đổi hàng .
1.3.3.2 Đặc điểm của phương thức mua bán đối lưu

7



a. Yêu cầu
Các bên tham gia buôn bán đối lưu luôn luôn phải quan tâm đến sự cân bằng
trong trao đổi hàng hoá. Sự cần bằng này được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Cân bằng về mặt hàng: mặt hàng quý đổi lấy mặt hàng quý, mặt hàng tồn
kho đổi lấy mặt hàng tồn kho khó bán.
- Cân bằng về giá cả so với giá thực tế nếu giá hàng nhập cao thì khi xuất đối
phương giá hàng xuất khẩu cũng phải được tính cao tương ứng và ngược lại.
- Cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau:
- Cân bằng về điều kiện giao hàng: nếu xuất khẩu CIF phải nhập khẩu CIF.
b. Các loại hình buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hoá tiền tệ, trong đó
sớm nhất là hàng đổi dàng và trao đổi bù trừ.
Nghiệp vụ hàng đổi hàng (barter): ở hai bên trao đổi trực tiếp với nhau nhưng
hàng hoá có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra hầu như đồng thời. Tuy
nhiên trong hoạt động đổi hàng hiện đại người ta có thể sử dụng tiền để thành toán
một phần tiêng hàng hơn nữa có thể thu hút 3-4 bên tham gia.
Nghiệp vụ bù trừ (Compensation) hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ
sở ghi trị giá hàng giao, đến cuối kỳ hạn hạn, hai bên mới đối chiếu sổ sách, đối
chiếu với giá trị giao và giá trị nhận. Số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo
yêu cầu của bên chủ nợ.
Nghiệp vụ mua đối lưu (Counper – Purchase) một bên tiến hành của công
nghiệp chế biến, bán thành phẩm nguyên vật liệu.
Nghiệp vụ này thường được kéo dài từ 1 đến 5 năm còn trị giá hàng giao để
thanh toán thường không đạt 100% trị giá hàng mua về.
Nghiệp vụ chuyển giao nghĩa vụ (Swich) bên nhận hàng chuyển khoản nợ về
tiền hàng cho một bên thứ ba.
Giao dịch bồi hoàn (offset) người ta đổi hàng hoá hoặc dịch vụ lấy những dịch
8



vụ và ưu huệ (như ưu huệ đầu tư hoặc giúp đỡ bán sản phẩm) giao dịch này thường
xảy ra trong lĩnh vực buôn bán những kỹ thuật quân sự đắt tiền trong việc giao
những chi tiết và những cụm chi tiết trong khuôn khổ hợp tác công nghiệp.
Trong việc chuyển giao công nghệ người ta thường tiến hành nghiệp vụ mya
lại (buy back) trong đó một bên cung cấp thiết bị toàn bộ hoặc sáng chế bí quyết kỹ
thuật (know-how) cho bên khác, đồng thời cam kết mua lại những sản phẩm cho
thiết bị hoặc sáng chế bí quyết kỹ thuật đó tạo ra.
b. Ưu điểm của mua bán đối lưu
Hình thức mua bán đối lưu có những ưu điểm chính như:
- Hàng hóa trao đổi thường không sử dụng tiền tệ làm trung gian nên các bên
không bị ảnh hưởng của vấn đề tỷ giá trong giao dịch ngoại thương.Nhân tố tỷ giá
trong kinh doanh ngoại thương có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh ngoại
thương. Nếu giảm được mức độ ảnh hưởng của nhân tố này thì hình thức mua bán
đối lưu sẽ trở nên có nhiều lợi thế.
- Hình thức mua bán đối lưu không sử dụng tiền tệ làm trung gian thì vấn đề
về chi phí giao dịch và thanh toán cũng giảm đi khá nhiều. Các bên tham gia mua
bán đối lưu sẽ tiết kiệm được chi phí thanh toán và giao dịch với ngân hàng. Ưu
điểm này thường được nhiều công ty áp dụng,đó là các công ty có bạn hàng uy tín,
các công ty con trong hệ thống của công ty mẹ, các sản phẩm theo mùa vụ, gia công
xuất khẩu…..
c.
Nhược điểm của mua bán đối lưu
Nhược điểm cơ bản của hình thức mua bán đối lưu thể hiện rõ ở sự phức tạp
về nghiệp vụ và nguyên tắc ứng dụng. Hình thức đối lưu gắn chặt giữa xuất khẩu và
nhập khẩu nên nghiệp vụ phức tạp và khó khăn hơn. Người mua đồng thời là người
bán nên có nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ hơn. Các công ty chưa thông thạo nghiệp
vụ và thiếu kinh nghiệm quốc tế thường không áp dụng hình thức này. Nhiều công
ty thông thạo nghiệp vụ luôn tận dụng mọi khả năng để có thể thu thêm lợi ích cho
mình qua hình thức trao đổi này nên đôi khi phá vỡ nguyên tắc cân bằng mua bán
đối lưu.Do đó hình thức này đòi hỏi các công ty phải có kỹ năng chuyên sâu về

ngoại thương và kinh nghiệm quốc tế.

9


Hình thức mua bán đối lưu có nhiều nguyên tắc đòi hỏi phải cân bằng nên
phạm vi ưngs dụng cho các loại hàng hóa bị hạn chế.
1.3.4. Gia công quốc tế
1.3.4.1 Khái niệm hình thức gia công quốc tế
Gia công quốc tế là phương thức kinh doanh người đặt mua gia công ở nước
ngoài cung cấp máy móc , thiết bị nguyên phụ liệu theo mẫu hàng và định mức
trước.Người nhận gia công làm theo yêu cầu của khách, toàn bộ sản phẩm làm ra
người nhận gia công sẽ giao lại cho toàn bộ cho người đặt gia công và để nhận tiền
gia công gọi là phí gia công.
1.3.4.2 Đặc điểm của phương thức gia công quốc tế.
a. Phân loại gia công quốc tế
- Hình thức nhận nguyên vật liệu gia công thành phẩm: Bên đặt gia công giao
nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian chế tạo
sản xuất sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong thời gian chế tạo quyền
sở hữu nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công.
- Hình thức mua đứt bán đoạn : Dựa vào hợp đồng mua bán dài hạn với nước
ngoài. Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian
sản xuất chế tạo sẽ mua lại thành phẩm . Trong trường hợp này quyền sở hữu
nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gai công.
- Hình thức kết hợp: Trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu
chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ. Quan hệ giữa
người đặt gia công và người thực hiện gia công đặt trên cơ sở hợp đồng gia công.
b. Ưu điểm của hình thưc gia công quốc tế.
Gia công quốc tế đóng vai trò rất lớn trong việc luân chuyển hàng hóa vô
hình. Một sản phẩm sẽ có giá trị cao hơn khi được con người tác động vào sản

phẩm hàng hóa đó. Theo tiến trình quốc tế hóa giá trị sức lao động trong sản
phẩm cuối cùng đuơcj nhiều lao động ở các nước khác nhau tham gia, đặc biệt là
việc giao kết giữa một bên chấp nhận bỏ sức lao động ra để thu về một khoản phí
nhất định . Chính vì vậy ưu điểm nổi bật của gia công quốc tế là giúp cho việc
phân công lao động quốc tế phát triển mạnh mẽ. Lực lượng lao động dồi dào ở
các nước kém phát triển sẽ thực hiện công việc gia công sản phẩm cho các quốc
gia phát triển hơn. Ngược lại lao động ở các quốc gia phát triển sẽ chuyển sang
10


làm các sản phẩm hay lĩnh vực có thu nhập cao và phức tạp hơn. Mặt khác, gia
công quốc tế cũng có tác dụng lớn trong việc giúp các doanh nghiệp nhận gia
công tiếp thu nhiều kinh nghiệm quốc tế và người lao động được tiếp cận với
nhiều loại thiết bị và công nghệ tiên tiến hơn.
c. Nhược điểm của hình thức gia công quốc tế
Tuy nhiên hình thức gia công quốc tế cũng có những mặt hạn chế nhất định:
- Thứ nhất là tính bị động cao: Vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận
gia công phụ thuộc vào bên phía đặt gia công phụ thuộc vào thị trường giá bán của
sản phẩm cho nên với những doanh nghiệp sản xuất lớn chất lượng sản phẩm tốt
với hình thức gia công doanh nghiệp sẽ khó có điểu kiện phát triển ra thị trường
thế giới.
- Rất nhiều trường hợp doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng hình thức gia công
để bán máy móc sang Việt Nam sau một thời gian không có thị trường đặt gia công
nữa máy moccs phải đắp chiếu gây lãng phí.
- Năng lực tiếp thị kém nhiều doanh nghiệp bị bên phía đặt gia công lợi dụng
quota phân bố để đưa hàng vào thị trường ưu đãi.
- Mâu thuẫn về văn hóa trong việc sử dụng lao động quốc tế. Mâu thuẫn này
thường vấp phải những phản ứng khá quyết liệt của cả hai phía và là nguyên nhân
đỗ vỡ của không ít quan hệ bạn hàng gia công.
1.3.5 Hình thức tái xuất

1.3.5.1 Khái niệm : Tái xuất là hình thức kinh doanh quốc tế theo đó hoạt
động xuất khẩu diễn ra cho những mặt hàng ngoại nhập mà chưa qua gia công chế
biến ở trong nước. Bản chất của hình thức này là xuất khẩu sản phẩm ngoại nhập
nhằm nhận được một khoản thu nhập nhất định từ dịch vụ tái xuất.
1.3.5.2 Đặc điểm của tái xuất
a. Phân loại hoạt động tái xuất
- Hình thức kinh doanh chuyển khẩu : là hình thức tái xuất mà luồng hàng
được luân chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu với xác nhận
chuyển khẩu của bên tái xuất nhưng luồng tiền được luân chuyển từ bên nhập khẩu
cho bên tái xuất để trả cho bên xuất khẩu.
Hình thức chuyển khẩu bao gồm:
+ Hàng hóa được chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không
qua Việt Nam
+ Hàng hóa được vận chuyển đến Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập

11


khẩu vào Việt Nam mà đi luôn đến nước nhập khẩu.
+ Hàng hóa được vận chuyển tới Việt Nam tạm thời đưa vào kho ngoại quan
rồi mới vận chuyển tới nước nhập khẩu không làm thủ tục vào Việt Nam.
+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua
cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan khu vực trung chuyển hàng hóa tại
cảng Việt Nam, không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
- Hình thức tạm nhập tái xuất : Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước
ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái
xuất.qua hợp đồng tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số
ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra ban đầu.
b. Ưu điểm của tái xuất
Giao dịch tái xuất thường đem lại nhiều lợi ích cho bên tái xuất. Nhiều doanh

nghiệp thu được lợi nhuận rất lớn so với doanh nghiệp sản xuất trực tiếp. Tuy nhiên
ưu điểm này không dễ thực hiện đối với các công ty kém nghiệp vụ và ít thông tin
kinh doanh quốc tế.
c. Nhược điểm của tái xuất
Tái xuất không phải là giải pháp mang tinhd chiến lược cho các quốc gia phát
triển bền vững. Bản chất của tái xuất chỉ là thương mại để kiếm lời. vì thế nó sẽ
không mang lại sức mạnh thực sự trong quan hệ kinh tế song phương và đa phương.
Tự do hóa càng cao thì dịch vụ tái xuất sẽ càng bị hạn chế vì các bên xuất khẩu và
nhập khẩu có quan hệ trực tiếp với nhau. Càng nhiều rào cản thương mại bị xóa bỏ
thì càng nhiều các doanh nghiệp cung ứng trực tiếp hàng hóa tiếp cận với khách
hàng nước ngoài tiềm năng. Nếu chú trọng quá mức vào buôn bán tái xuất thì tính
bền vững trong kinh doanh quốc tế sẽ không cao.
1.3.6 Hình thức đấu thầu đấu giá quốc tế.
1.3.6.1 Đấu thầu quốc tế : Đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc biệt
theo đó người mua công bố trước yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ theo các điều kiện
mua bán để nhiều người cạnh tranh chào hàng nhằm giành quyền cung cấp và người
mua lựa chọn trao hợp đồng cho người cung cấp có giá cả và điều kiện hợp lí nhất.
- Các loại đấu thầu:
+ Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số
lượng các bên dự thầu.
+ Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà

12


thầu nhất định tham dự thầu.
- Một số nguyên tắc của đấu thầu quốc tế.
+ Đấu thầu phải có nguồn gốc vốn rõ ràng , phương án phải đạt tính kinh tế và
tính hiệu quả, các bên tham gia phải có cơ hội đầy đủ công bằng và bình đẳng
+ Đấu thầu phải có gói thầu thích hợp bên mời thầu phải thông báo sớm ,

không phân biệt đối xử, thông tin có thể tiếp cận được , trung lập đủ thủ tục, bí mật
khách quan, không có đàm phán trước khi trao hợp đồng .
+ Nguyên tắc đấu thầu phải đảm bảo tính cạnh tranh với điều kiện ngang
nhau , dữ liệu được cung cấp đầy đủ , đánh giá công bằng trách nhiệm phân minh
phải có ba chủ thể tham gia có bảo lãnh và bảo hành thích đáng.
- Ưu điểm của hình thức đấu thầu quốc tế:
Đấu thầu quốc tế là phương thức giao dịch đặc biệt với những quy định thể lệ
nguyên tắc cho những người tham dự cạnh tranh chào hàng nên giúp ích cho người
mời thầu có điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch. Bên mời thầu có độ an toàn
cao khi giao dịch mua bán bằng hình thức đấu thầu , họ được quyền lựa chọn và
tham khảo các chuyên gia tư vấn trong các lĩnh vực liên quan đến mua bán hàng
hóa. Hơn nữa ưu điểm của đấu thầu quốc tế còn giúp cho các cơ quan quản lí cơ
quan cấp vốn…. tránh được thất thoát trong mua bán hàng hóa. Các nhà tham dự
đấu thầu cũng được an toàn hơn do người mua là thực sự và đảm bảo về khả năng
thanh toán cao hơn. Do đó đấu thầu quốc tế ngày càng trở nên phổ biến và phát
triển mạnh mẽ.
- Nhược điểm của đấu thầu quốc tế.
Đấu thầu quốc tế cũng có những mặt hạn chế nhất định, Đặc biệt là chi phí tổ
chức và mở thầu khá tốn kém nên thường áp dụng hình thức đấu thầu trong mua bán
đối với những hàng hóa hay công trình có giá trị cao. Thậm chí chi phí của các bên
tham dự cũng là những vấn đề được cân nhắc khi tham gia đấu thầu mặc dù hình thức
đấu thầu là rất an toàn. Một nhược điểm nữa của hình thức đấu thầu là khó kiểm soát
sự thông thầu giữa các nhà thầu và giữa nhà thầu với nhà tham dự thầu.
1.3.6.2 Đấu giá quốc tế : Đấu giá quốc tế là một phương thức bán hàng đặc
biệt được tổ chức công khai ở một nơi nhất định mà những người mua tự do xem
hàng trước hàng hóa, cạnh tranh trả giá hàng hóa để mua hàng hóa đó. Đấu giá quốc
tế thực chất là việc giao dịch mua bán giữa một người bán và nhiều người mua diễn

13



ra trên phạm vi quốc tế.Người tổ chức hay người bán không hạn chế người mua
tham dự theo tiêu chí quốc tế.
- Các loại hình đấu giá :
+ Đấu giá lên : là hình thức bán đấu giá theo đó người trả giá cao nhất so với
giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.
+ Đấu gái xuống : là hình thức đấu giá theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay
mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp
+ Đấu giá thương nghiệp trong đó hàng hóa được phân lô, phân loại có thể
được sơ chế đại bộ phận người dự là nhà buôn.
+Đấu giá phi thương nghiệp : trong đó hàng hóa có sao bán vậy đại bộ phận
người dự là người tiêu dùng, đấu giá này có thể nhằm mục đích như thanh lí vật vô
thừa nhận, giải quyết hàng tồn kho, thanh lý công ty phá sản….
- Ưu điểm của đấu giá : Đấu giá là hình thức cạnh tranh giá để mua hàng nên
rất có lợi cho người bán . Đồng thời cũng mang lợi ích cho bên mua về mặt công
bằng, công khai và hàng hóa đảm bảo chất lượng. Rõ ràng người tổ chức không thể
bán hàng kém phẩm chất hoặc hàng giả vì có nhiều người mua có kinh nghiệm và
có kiến thức về mặt hàng đó đã xem trước . Vì vậy ưu điểm của hàng hóa mua qua
hình thức đấu giá là thường thỏa mãn những mong muốn của người mua với chất
lượng cao.
- Nhược điểm :
Đấu giá cũng có những hạn chế mang lại cho cả người mua và người bán
trong trường hợp có sự thông đồng dìm giá hay kích động người mua trả giá quá
cao. Những trường hợp này đều do sự gian lận trong đấu giá nên các nhà tổ chức
cần phải chú trọng vào thể lệ và cách thức tổ chức đấu giá.
Xuất phát từ lợi ích của người bán lớn hơn nên nhiều người mua dễ thông
đồng với nhau để dìm giá . Do đó người tổ chức muốn đảm bảo quyền lợi của mình
tổ chức giám sát việc tham dự đấu giá rất chặt chẽ, thậm chí nhiểu nơi có sự điều
tra thẩm vấn trước khi tham dự đấu giá và theo dõi hành vi tham gia đấu giá của các
bên tham gia. Do vậy hình thức đấu giá cũng nảy sinh chi phí tốn kém hơn và có

nhiều nghiệp vụ phức tạp hơn cho cả người mua và người bán.
1.4 Tổng quan về ngành gang thép Việt Nam
1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành gang thép Việt Nam.
14


Ngành thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 1960. Khu
liên hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp ta xây dựng, cho ra mẻ gang
đầu tiên vào năm 1963. Song do chiến tranh và khó khăn nhiều mặt, 15 năm sau,
Khu Liên hợp Gang Thép Thái Nguyên mới có sản phẩm Thép cán. Năm 1975, Nhà
máy luyện cán Thép Gia Sàng do Đức (trước đây) giúp đã đi vào sản xuất. Công
suất thiết kế lúc đó của cả khu lien hợp Gang Thép Thái Nguyên là 100 ngàn
tấn/năm. Phía Nam: Các nhà máy do chế độ cũ xây dựng phục vụ kinh tế thời hậu
chiến (VICASA, VIKIMCO…)
Năm 1976, Công ty luyện kim đen Miền Nam được thành lập trên cơ sở tiếp
quản các nhà máy luyện, cán Thép mini của chế độ cũ để lại ở Tp HCM và Biên
Hòa, với tổng công suất khoảng 80.000 tấn thép/năm..
Giai đoạn từ 1976 đến 1989: Ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất
nước lâm vào khủng hoảng, ngành thép không phát triển được và chỉ duy trì mức
sản lượng từ 40 ngàn đến 85 ngàn tấn thép/năm.
Giai đoạn từ 1989 đến 1995: Thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng
và Nhà nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, năm 1990, sản lượng Thép trong
nước đã vượt mức trên 100 ngàn tấn/năm.
Năm 1990, Tổng Công ty Thép Việt Nam được thành lập, thống nhất quản lý
ngành sản xuất Thép quốc doanh trong cả nước. Đây là thời kỳ phát triển sôi động,
nhiều dự án đầu tư chiều sâu và lien doanh với nước ngoài được thực hiện. Các
ngành cơ khí, xây dựng, quốc phòng và các thành phần Kinh tế khác đua nhau làm
Thép mini.
Sản lượng Thép cán năm 1995 đã tăng gấp 04 lần so với năm 1990, đạt mức
450.000 tấn/năm, bằng với mức Liên Xô cung cấp cho nước ta hàng năm trước 1990.

Năm 1992 bắt đầu có liên doanh sản xuất Thép sau khi nguồn cung cấp chủ
yếu từ các nước Đông Âu không còn nữa.
Tháng 04 năm 1995, Tổng Công ty Thép Việt Nam được thành lập theo mô
hình Tổng Công ty Nhà nước (Tổng Công ty 91) trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty

15


Thép Việt Nam và Tổng Công ty Kim khí thuộc Bộ Thương mại.
Thời kỳ 1996 - 2000: Ngành thép có mức độ tăng trưởng tốt, tiếp tục được
đầu tư mạnh (phát triển mạnh sang khu vực tư nhân): đã đưa vào hoạt động 13 liên
doanh, trong đó có 12 liên doanh cán thép và gia công, chế biến sau cán.
Sản lượng thép cán của cả nước đã đạt 1,57 triệu tấn vào năm 2000, gấp 3 lần
so với năm 1995 và gấp 14 lần so với năm 1990. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng
trưởng cao nhất.
Hiện nay, thành phần tham gia sản xuất và gia công, chế biến thép ở trong
nước rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Ngoài Tổng
công ty Thép Việt Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc địa phương và các ngành,
còn có các liên doanh, các công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài và các
công ty tư nhân. Sau 2000, tỉ trọng về sản lượng của Tổng Công ty Thép Việt Nam
giảm chỉ còn 40% so với 100% trước đó. Và đến thời điểm hiện nay thì chỉ còn
khoảng < 30%.
4.1.2 Đặc điểm của thị trường gang thép.
Thị trường hàng hóa là một trong những bộ phận cấu thành thị trường kinh
doanh của doanh nghiệp. Tùy vào mức độ kinh doanh nào mà doanh nghiệp chia
các đối tượng tham gia thị trường ở phạm vi khái quát hay cụ thể thông qua công
dụng sử dụng của sản phẩm.
Gang thép tư liệu sản xuất là thị trường đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất.
Gang thép thuộc thị trường các mặt hàng nhạy cảm là thị trường mặt hàng dễ
bị tác động quan hệ cung cầu giá và phản ứng nhanh nhạy với những biến động của

môi trường kinh doanh như biến động về tình hình kinh tế trong nước và biến
đông tình hình kinh tế thế giới, sự thay đổi của luật pháp, chính sách và cơ chế
chính sách của chính phủ
Thị trường gang thép có tinhd trung lập về địa lý.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GANG THÉP
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN
16


I. Giới thiệu chung về công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên.
1. Giới thiệu về công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên
1.1Thông tin sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty

Hình 1.1 Logo của công ty
- Tên giao dịch:
Tên tiếng Việt : Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên
Tên tiếng Anh : THAI NGUYEN IRON STEEL JOINT STOCK
CORPORATION
Tên viết tắt : TISCO
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số : Số 460010055 do sở kế hoạch
và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 24/6/2009; đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày
28/12/2010, đăng ký thay đổi lần thứ ba ngày 07/6/2013
- Vốn điều lệ : Tổng giá trị đăng ký giao dịch: 1.840 tỷ đồng.
- Địa chỉ trụ sở chính: Phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái
Nguyên.
- Số điện thoại : 0280.3832236
- Số FAX: 0280.3832056
- Website: www.tisco.com.vn
- MÃ số phiếu: TIS

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên ( TISCO) tiền thân là công ty Gang
thép Thái Nguyên , cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam ,được thành
lập năm 1959, là khu Công Nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất
liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến luyện gang, luyện thép và cán thép.

17


Ngày 29/11/1963 mẻ gang đầu tiên của công ty ra lò đã đánh dấu mốc son quan
trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển của Đất Nước, để đánh dấu sự kiện
này công ty lấy ngày 29/11 hằng năm là ngày truyền thống công nhân găng thép.
Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, công ty không ngừng tăng trưởng và
lớn mạnh. Công suất sản xuất thép cán hiện tại đạt 650.000 tấn/năm, doanh thu
hàng năm đạt trên 8000 tỷ VND, hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp trên cả
nước với 5 chi nhánh đặt tại Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa,Nghệ An, Đà Nẵng,
văn phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Sản phẩm thép TISCO đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, được người tiêu
dùng tín nhiệm, được sử dụng vào hầu hết các công trình trọng điểm Quốc Gia như
thủy điện Hòa Bình, Yaly, Sơn La, đường dây tải điện 500KV Bắc Nam, trung tâm
hội nghị Quốc Gia , sân vận động quốc gia Mỹ Đình, cầu Thăng Long, Chương
Dương, và nhiều công trình khác, thâm nhập vào các thị trường quốc tế như
Canada, Singapore, Indonesia, Lào, Campuchia…. Công ty cổ phần gang thép Thái
Nguyên cùng sản phẩm Thép mang thương hiệu TISCO đã giành được nhiều giải
thưởng : Hàng Việt Nam chất lượng cao, Sao vàng đất Việt, Thương hiệu nổi tiếng
với người tiêu dùng, Nhãn hiệu có uy tín tại Việt Nam, thương hiệu nổi tiếng
ASEAN , Ngôi sao quốc tế về quản lý chất lượng ISLQ, Top 500 doanh nghiệp lớn
nhất tại Việt Nam, Top 100 thương hiệu sản phẩm dịch vụ hội nhập Quốc tế và
nhiều giải thưởng có gía trị khác.
Với những thành tích nổi bật , đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc xã hội chủ nghĩa, Công ty đã vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hừng

lực lượng vũ trang Nhân dân, Huân chương độc lập hạng nhất, Nhì , Ba va nhiều
phần thưởng cao quý khác của Đảng và nhà nước. Những thành tựu đạt được đã
khẳng định vị thế lớn mạnh của công ty trong thị trường trong nước và quốc tế.
Ngày 29/9/2007, Công ty đã khởi công thực hiện dự án mở rộng sản xuất giai
đoạn 2, nhằm nâng cao năng lực sản xuất phôi thép và thép cán từ nguyên liệu trong

18


nước lên 1.000.000 tấn/ năm, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và đưa công ty trở
thành một trong những nhà sản xuất thép có quy mô, công nghệ và thiết bị tiên tiến
trong khu vực và thế giới, đảm bảo cho Công ty phát triển nhanh và bền vững trong
quá trình hội nhập kinh tế Quốc Tế.
Với bề dày truyền thống đội ngũ 50 năm xây dựng và phát triển, bằng ưu thế
nổi trội về năng lực sản xuất phôi thép từ nguyên liệu quặng sắt trong nước, dây
chuyền sản xuất thép cán công nghệ và thiết bị tiên tiến, hệ thông phân phối sản
phầm rộng khắp; cùng với chiến lược đầu tư và phát triển toàn diện, chính sách chất
lượng” thỏa mãn tối đa lợi ích của khách hàng” và phương châm hành động “ chất
lượng hàng đầu, giá cạnh tranh , sản phẩm và dịch vụ đa dạng “ là những yếu tố cơ
bản làm nên thành công của Công ty, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài và
bền vững của công ty để công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên luôn “ lớn mạnh
cùng đất nước”

19


Bảng 1.1 Các dấu mốc lịch sử quá trình hình thành và phát triển của công
ty cổ phần gang thép Thái Nguyên
Năm


Dấu mốc lịch sử

04/6/1959

Hội đồng chính phủ ra quyết định thành
lập công trường khu gang thép Thái
Nguyên

24/10/1959

Thành lập Đảng bộ công trường khu
Gang thép Thái Nguyên

03/11/1959

Thành lập đoàn Thanh niên lao động
khu gang théo Thái Nguyên

22/11/1959

Thành lập Công Đoàn khu gang thép
Thái Nguyên

21/6/1962

Thành lập công ty gang thép Thái
Nguyên

29/11/1963


Ngày ra mẻ gang đầu tiên và được lấy
làm ngày truyền thống công nhân gang
thép

20/12/1963

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã cắt băng
khánh thành lò cao số 1- công trình đầu
lòng của nền công nghiệp hiện đại luyện
kim nước ta.

21/12/1964

Khánh thành xưởng thiêu kết công suất
12 vạn tấn/ năm.

11/6/1999

Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu
anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
cho cán bộ, công nhân viên và lực lượng
tự vệ công ty Gang thép Thái Nguyên

9/9/2000

Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết
định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả
thi dự án đầu tư cải tạo và mở rộng sản

20



xuất công ty gang thép Thái Nguyên
21/11/2001

Công ty tổ chức khánh thành dự án cải
tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 1

28/11/2002

Khởi công công trình nhà máy cán thép
Thái Nguyên 300.000 tấn/ năm

17/9/2003

Chủ tịch nước có quyết định tặng thưởng
cán bộ, công nhân viên công ty Gang
thép Thái Nguyên Huân Chương Độc
lập hạng nhì, Đồng chí Đặng Văn SíuĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Tổng giám đốc công ty được tặng
thưởng huân chương lao động hạng ba.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

29/9/2008

Chủ tịch nước có quyết định tặng thưởng
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CBCNV
công ty Gang thép Thái
Nguyên Huân Chương độc lập hạng
nhất, Đồng chí Trần

Trọng Mừng- Tổng
CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN HẠCH
CÁC CÔNG TY CON, LIÊN KẾT
TOÁN PHỤ THUỘC
giám Đốc công ty được tặng thưởng
Chi nhánh tại Hà
Nhà máy huân
cốc hóa chương lao động hạng ba
Nội
CTCP vận tải gang

KHỐI VĂN PHÒNG

VĂN PHÒNG

1/7/2009
P. TỔ CHỨC LAO
ĐỘNG

24/3/2011
PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ TOÁN

BAN KIỂM SOÁT

Xí nghiệp năng lượng

Mỏ than phân mễ

thép


Công ty chính thức chuyển sang hoạt
động dưới hình thức công ty cổ phần

Nhà máy luyện
gang
Mỏ sắt và cán thép
Tuyên Quang

Chi nhánh t Quảng
Ninh

CTCP cơ khí gang
thép

Chính thức đăng ký giao dịch tại sàn
Nhà máygiao
cán thép dịch UPCOM
Chi nhánh
tại mã cổ phiếu
CTCP luyện
cán
với
TIS
Lưu Xá

Thanh Hóa

thép Gia Sàng


Nhà máy cán thép
Thái Nguyên

Chi nhánh tại Nghệ
An

CTCP cán thép
Thái Trung

Xí nghiệp vận tải
đường sắt

Chi nhánh tại Đà
Nẵng

CTCP hợp kim sẵn
PHú Thọ

Mỏ sắt ngườm
cháng Cao Bằng
P. KẾ HOẠCH
KINH DOANH

P. KỸ THUẬT

Mỏ quắc xít Phú
Thọ

1.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của từng


P. ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN

phòng ban
P. THIẾT BỊ
QUẢN LÝ THIẾT
BỊ

Xí nghiệp tư vấn
luyện kim

Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
CTCP sửa chữa ô tô
gang thép

CTCP KT&KS
Thái Trung

P. THANH TRA pc

P. BẢO VỆ TỰ VỆ

BAN UẢN LÝ DỰ
ÁN GDD 2

CTCP hợp kim sắt
gang thép

21



22


Chức năng nhiệm cụ thể của từng phòng ban
- Đại hội đồng cổ đông : Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là
cơ quan quyết định cao nhất của công ty , được tổ chức và hoạt động theo quy định
của Pháp Luật và điều lệ công ty
- Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý công ty do đại hội đồng cổ đông bầu
ra, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan
đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại
hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát tổng giám đốc
và những người quản lí khác trong công ty.Quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị
do pháp luật và điều lệ công ty , các quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết đại
hội đồng cổ đông quy định.
- Ban kiểm soát : Là cơ quan do đại hội đồng cổ đông bầu ra , có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp trong hoạt động quản lý của hội đồng quản trị,
hoạt động điều hành kinh doanh của tổng giám đốc, trong ghi chép sổ kế toán
và báo cáo tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và
ban tổng giám đốc.
- Ban Tổng giám đốc : Tổng giám đốc là người điều hành, quyết định các vấn
đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng
quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các phó tổng giám đốc
giúp việc tổng giám đốc và chịu tracgs nhiệm trước tổng giám đốc về các nội dung
công việc được phân công , chủ động giải quyết những công việc đã được tổng
giám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

23



×