Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

CHẤN THƯƠNG KHỚP gối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.8 KB, 32 trang )

CHẤN THƯƠNG KHỚP GỐI
BS NGUYỄN HỒNG QUÂN


GIẢI PHẪU KHỚP GỐI
• Khớp gối là một khớp bản lề, lớn nhất cơ thể, nằm ngay
dưới da, bao gồm đầu dưới xương đùi, đầu trên xương
chầy và xương bánh chè. Các thành phần này được kết
nối với nhau bởi hệ thống các dây chằng, bao khớp,
trong đó quan trọng nhất là dây chằng chéo trước và
dây chằng chéo sau. Hai dây chằng này giữ cho đầu
trên xương chầy và đầu dưới xương đùi không bị trượt
theo chiều trước sau khi khớp gối vận động. Ngoài ra hệ
thống dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài giữ
cho gối không bị trượt sang bên. Lót giữa lồi cầu đùi
(hình cầu) và mâm chầy (phẳng) là sụn chêm trong và
sụn chêm ngoài, làm gia tăng diện tiếp xúc, phân bố đều
lực tác động lên gối.


GIẢI PHẪU KHỚP GỐI


ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC
• Dây chằng chéo trước (ACL) bám
từ lồi cầu xương đùi tới diện trước
mâm chầy, giữ cho mâm chầy không
bị trượt ra trước và xoay trong. Tổn
thương dây chằng chéo trước
thường
gặp khi nhảy cao chân tiếp đất trong


tư thế không thuận, hoặc xoay người
chuyển hướng đột ngột trong khi bàn
chân giữ nguyên
• Phân độ
- Độ 1: dây chằng bị giãn, gối còn
vững.
- Độ 2: dây chằng đứt một phần,
gối bắt đầu mất vững (lỏng gối vừa).
- Độ 3: dây chằng đứt hoàn toàn,
gối lỏng lẻo.
Trên thực tế, tổn thường độ 1
thường ít gặp, chủ yếu là tổn thương
độ 2 và độ 3.


ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC
* Cơ chế chấn thương:
-Chấn thương trực tiếp vào
mặt trước gối (cú va chạm
trong tình huống cản bóng, tai
nạn giao thông).
- Đang chạy, dừng đột ngột và
chuyển hướng nhanh chóng.
- Xoay người sang phía đối
diện trong lúc bàn chân giữ
nguyên
- Cú nhảy cao, rơi một chân
tiếp đất trong tư thế không
thuận
* Lâm sàng

-Sưng và đau gối
-Lỏng gối
-Teo cơ
* Hậu quả
-Rách sụn chêm
-Thoái hóa khớp

DẤU HIỆU NGĂN KÉO TRƯỚC


ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO SAU


Nếu như dây chằng chéo trước
giữ cho mâm chầy không bị trượt
ra trước và xoay trong thì dây
chằng chéo sau (PCL) lại giữ cho
mâm chầy không bị trượt ra sau
và xoay ngoài. Tổn thương dây
chằng chéo sau có thể gặp đơn
thuần (38%), nhưng thường phối
hợp với các tổn thương khác
(56%).



Tổn thương dây chằng chéo sau
thường gặp trong các tình huống
chấn thương sau:
- Lực đập trực tiếp vào đầu trên

xương chầy (tai nạn giao thông,
chấn thương thể thao)
- Ngã khi gối gấp
- Cú sút mạnh nhưng hụt bóng.


ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO SAU
• Lâm sàng:Sưng đau gối,lỏng
gối,teo cơ.
• Hậu quả:tổn thương sụn
chêm,thoái hóa khớp.Tuy nhiên
phiền toái trên lâm sàng ít hơn
đứt dây chằng chéo trước
• Dấu hiệu ngăn kéo sau:Bệnh
nhân nằm ngửa, háng gấp 45o,
gối gấp 90o. Người khám ngồi lên
mu chân bệnh nhân để cố định,
hai tay đặt ở phía sau 1/3 trên
cẳng chân đẩy ra phía sau.Khi
đứt dây chắng chéo sau thì
xương chày tụt ra sau. (kéo cẳng
chân ra phía trước là dấu hiệu


TỔN THƯƠNG DÂY CHẰNG BÊN TRONG


Dạng cẳng chân quá mức,
thường liên quan đến cơ chế
vặn xoắn, gây nên tổn thương

của một phần hoặc hoàn toàn
dây chằng bên chày. Có thể
bong điểm bám đùi hoặc điểm
bám chày của dây chằng.



Tổn thương vặn xoắn của
khớp gối thường được chú ý.
Đau thường xuất hiện ở mặt
trong khớp gối. Trường hợp
tổn thương nặng, có thể có
tràn dịch khớp gối. Khớp gối
có thể bị yếu ở vị trí tổn
thương dây chằng.


TỔN THƯƠNG DÂY CHẰNG BÊN NGOÀI
• Tổn thương dây chằng
bên mác(LCL) thường đi
kèm với các tổn thương
của các cấu trúc xung
quanh như gân cơ khoeo
hoặc dải chậu chày.
Bong cực trên của chỏm
xương mác và tổn
thương thần kinh mác
chung có thể gặp. Đau và
yếu có thể xuất hiện ở
mặt ngoài của khớp gối.

Tụ máu trong khớp gối có
thể có.


TỔN THƯƠNG SỤN CHÊM


Là tổn thương hay gặp nhất ở
khớp gối trong chấn thương
thể thao (cầù thủ bóng đá), ngoài
ra khá thường gặp do tai nạn giao
thông.
Sụn chêm là một tấm sụn rất
chắc
chắn có hình chử ‘C ‘ (sụn chêm
trong) và hình chữ “O” (sụn chêm
ngoài), nằm lót giữa hai mặt khớp
xương đùi và xương chày. Sụn
chêm có tác dụng làm hấp thụ và
phân phối lực tác động lên gối và
góp phần giữ vững gối. Ngoài ra
sụn chêm lấp đầy khe khớp, ngăn
không cho màng hoạt dịch và bao
khớp tràn vào khe khớp


TỔN THƯƠNG SỤN CHÊM


Cơ chế chấn thương


Sụn chêm có thể bị dập, rách, vỡ do gối xoay vặn đột ngột quá mức, hay
khi gối gập, duỗi quá độ, làm cho hai mặt khớp xương đùi và xương chày
nghiền ép sụn chêm ở giữa Tổn thương sụn chêm trong thường gặp nhiều hơn
tổn thương sụn chêm ngoài


Biểu hiện lâm sàng của tổn thương sụn chêm.
- Đau khe khớp khi ấn ngón tay vào khớp gối

-Tràn dịch khớp gối, dấu hiệu kẹt khớp, tiếng lục khục trong khớp khi vận động, teo
cơ tứ đầu đùi khi tổn thương kéo dài.
- Nghiệm pháp Mac Murray và Appley dương tính.



Nghiệm pháp Apley

Bệnh nhân nằm sấp, gối gấp 90 độ, dùng lực ép xuống gót chân, làm xương chày ép vào
xương
đùi. Sau đó người khám xoay trong và xoay ngoài cẳng chân trên đùi. Nếu bệnh nhân đau, nghiệm
pháp dương tính.


TỔN THƯƠNG SỤN KHỚP
Sụn khớp là phần sụn bao phủ đầu xương đùi và xương chầy ở
trong khớp. Sụn khớp có tính chất trơn, nhẵn, cho phép gối cử động
nhẹ nhàng, đồng thời chịu được sức nặng, giảm chấn động và phân bố
lại lực đè ép lên mặt khớp. Sụn khớp không có mạch nuôi, không có
đầu mút thần kinh, nên khi sụn khớp bị tổn thương không có khả năng

tự liền.
• Tổn thương sụn khớp thường kết hợp với tổn thương dây chằng
chéo trước, chiếm 20% – 70% các trường hợp lỏng gối mãn tính.
• Nguyên nhân là do lực tác động từ bên ngoài lên mặt khớp quá nhanh làm
bong, vỡ sụn, hoặc do gối xoay và chịu sức nặng lớn, đột ngột. Tổn thương
sụn khớp lớn, mảnh sụn có thể tạo thành dị vật khớp, gây kẹt khớp.
• Triệu chứng của tổn thương sụn khớp gần giống với tổn thương sụn chêm:
đau khi cử động và chịu tỳ ở gối, sưng, kẹt khớp, tiếng lục cục trong khớp.


TỔN THƯƠNG GÂN BÁNH CHÈ

• Gân bánh chè nằm ở vị trí trước gối, dưới xương bánh chè, có chức
năng làm duỗi gối. Tổn thương gân bánh chè có thể gặp ở mọi lứa tuổi,
tuy nhiên thường gặp hơn là tuổi trung niên, đặc biệt là vận động viên
điền kinh, nhảy cao. Khi đứt hoàn toàn gân bánh chè, bệnh nhân mất khả
năng duỗi gối, điều trị bằng phẫu thuật là bắt buộc.


TỔN THƯƠNG GÂN BÁNH CHÈ
• Nguyên nhân
• Lâm sàng
-Chấn thương:ngã,nhảy
-Sưng đau gối
cao(tiếp đất gối gấp,bàn
- Bầm tím
chân duỗi)
-Chuột rút
-Bệnh lý:viêm gân bánh
-Xương bánh chè lên cao

chè(vi chấn thương),bệnh lý
-Duỗi gối không hết,đi lại
khó khăn.
mãn tính(suy thận,viêm
-Khai thác tiền sử:Chấn
khớp,đtđ,rối loạn chuyển
thương,phẫu thuật,bệnh
hóa,nhiễm trùng,sử dụng
lý mãn tính.
corticoid lâu ngày),phẫu
-Thăm khám: duỗi gối chủ
thuật thay khớp gối hoặc tái
động đau
tạo dây chéo trước bằng gân
bánh chè tự thân


BỆNH OSGOOD SCHLATTER
 

• Đây là bệnh của chỗ bám tận gân bánh chè, ở tại lồi củ trước xương chày,
gặp ở thiếu niên và ở những vận động viên trẻ còn trong giai đoạn còn phát
triển. Nó được mô tả lần đầu tiên vào năm 1903, do tác giả người Anh là
OSGOOD và người Đức SCHLATTER nên nó mang tên hai ông.
• Bệnh này hay thấy ở trẻ nam, trong giai đoạn dậy thì. Nó xẩy ra với các
cháu hay chơi thể thao đặc biệt là các môn cần phải chạy nhiều: đá bóng,
bóng chuyền, tenis, điền kinh....

• Đau ở vị trí thấp của gân bánh chè, nơi gân bám vào xương. Đôi khi đau có
thể lan rộng lên cả bánh chè và xuống tới xương chày.

• Trẻ thường ít nhiều đều bị cản trở khi chơi thể thao, đôi khi không thể chơi đựơc. Nó
cũng có thể bị hạn chế khi hoạt động hàng ngày: leo cầu thang, ngồi xổm,...Vận động gối
sẽ rất khó khăn, đặc biệt là nếu bệnh nhân quỳ bằng đầu gối.
• Bác sĩ tìm các dấu hiệu đau bằng cách ấn vào các vùng gồ lên ở tương ứng với lồi
củ trước xương chày. Đôi khi cả hai gối đều bị bệnh. Yêu cầu bệnh nhân đứng lên trên
chân bệnh và gấp gối sẽ rất đau, có thể không làm được. Cần khám cả tình trạng cơ
phía trước và sau của đùi vì nhiều trẻ do co cứng gân bánh chè quá mạnh chính là nguy
cơ đưa tới bệnh này.
Trong một vài trường hợp đặc biệt. Do những hoạt động thể thao quá sức, trẻ có thể là
nạn nhân của bong hẳn chỗ bám của gân bánh chè ở lồi củ trước xương chày.


XQUANG CHẨN ĐOÁN





BỆNH LÝ XƯƠNG BÁNH CHÈ HAI
MẢNH(đừng nhầm với vỡ xương bánh
chè)
Tổn thương xương bánh chè hai mảnh
xuất hiện khi điểm cốt hóa phụ của xương
bánh chè không liền với xương bánh chè
chính, gặp ở giai đoạn phát triển xương
tuổi thiếu niên. Tỷ lệ gặp tổn thương này
khoảng 2% và 50% các trường hợp bệnh
nhân bị cả hai bên. Đa số các trường hợp
bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
mà chỉ tình cờ phát hiện qua chụp phim

thường quy khớp gối.

(tham khảo: />

• Sơ đồ các vị trí giật đứt hay gặp ở gối. (a)
Hướng thẳng, (b) hướng nghiêng ACL = dây
chằng chéo trước; LCL = dây chằng bên ngoài;
PCL dây chằng chéo sau. Patellar tendon = gân
bánh chè


• Hình ảnh gợi ý đứt
dây chằng chéo trước
ACL
1.Bong lồi củ chày
2. Tổn thương bong
phần xương phía
ngoài của mâm chày
được coi là "dấu hiệu
bao khớp phía ngoài"

Gãy segond


• Hình ảnh gợi ý đứt dây
chằng chéo sau
• Chấn thương giật đứt
của dây chằng chéo sau
do quá duỗi của gối.
Phim xq nghiêng cho thấy

một mảnh xương bị nhổ
ở vị trí bám của dây
chằng chéo sau (mũi
tên).
• Xem thêm
ca: />cases/pcl-avulsionfracture


• Hình ảnh gợi ý đứt
dây chằng bên
trong(MCL)
• Stieda Facture




Hình ảnh gợi ý đứt dây chằng bên
ngoài

• Đứt phức hợp dây chằng cung
(arcurate complex) gây mất vững
sau bên và xảy ra với lực hướng
vào trước trong xương chày khi
gối duỗi. Phức hợp cung giữ vững
góc sau ngoài của gối. Các cấu trúc
chính của nó là fabellofibular ligament
(dây chằng mác-xương vừng của cơ
sinh đôi ngoài)*, dây chằng cung, gân
và cơ khoeo . Cũng quan trọng là dây
chằng vành, dây chằng khoeo chéo

Winslow, và dây chằng bên ngoài.

Giật đứt đầu trên xương mác




Nghi ngờ tổn thương sụn chêm

• Gãy Segond có thể tinh vi nhưng
thường thấy rõ trên các phim Xquang
thẳng hoặc tunnel-view (chụp thẳng
gối gấp 40-50 độ). Một cung xương
mỏng của mảnh gãy trên các phim X
quang chỉ ra dấu hiệu bao ngoài
Quan trọng hơn, chụp MR thường
được thực hiện bởi vì sự kết hợp
chặt
chẽ giữa loại gãy này với các chấn
thương khác, bao gồm rách dây
chằng chéo trước (75% đến 100%
các trường hợp) và rách sụn chêm
(66% đến 70% các trường hợp) [Gãy
Segond cũng có thể phối hợp với tổn
thương giật ở đầu mác chỗ bám cơ
nhị đầu đùi và dây chằng bên mác Do
đó, điều quan trọng là phát hiện loại
chấn thương này trên phim X quang
bởi vì nó kết hợp với những loại chấn
thương khác có ý nghĩa của gối.






Bệnh Osgood schlatter
Chụp điện quang là rất cần
thiết. So sánh , cho phép xác
định chính xác tình trạng của
lồi củ trước xương chày, nó
chính là vùng chuyển tiếp chỗ
bám của gân bánh chè vào
xương chày. Hình thái của lồi
củ trước xương chày thường
có hình nhiều mảnh không
đều. Đôi khi , có thể là những
mảnh xương bị bong ra.


• Gãy bao sụn xương bánh chè
(patellar sleeve fracture) là gãy giật
đứt cấp tính xương, sụn bọc cực
dưới xương bánh chè (thường liên
quan đến hoạt động thể thao đòi hỏi
duỗi gối, cơ tứ đầu co mạnh để
chống lại sức cản). Chụp X quang
cho thấy một hoặc nhiều mảnh
xương vỡ sát ngay cực dưới của
xương bánh chè.Tuy nhiên, tổn hại sụn có
thể không được đánh giá hết bằng X

quang và MRI có thể được yêu cầu để
nhìn rõ hơn sụn và nhận ra sự liên luỵ của
khớp. Điều trị các mảnh bị di lệch xa cần
đến phẫu thuật gối mở để sắp và tổ chức
lại bề mặt khớp tốt phù hợp với hệ thống
cơ duỗi.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×