Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phân tích ảnh hưởng của một số loại TBTN do tác động của BĐKH tại khu vực tây bắc giai đoạn 2010 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH THỊ LỆ

PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI TAI BIẾN
THIÊN NHIÊN DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI KHU VỰC TÂY BẮC GIAI ĐOẠN 2010 - 2013

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH THỊ LỆ

PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI TAI BIẾN
THIÊN NHIÊN DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI KHU VỰC TÂY BẮC GIAI ĐOẠN 2010 - 2013

Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung

SƠN LA, NĂM 2015



LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thị
Hồng Nhung người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, phòng Công
tác chính trị, Trung tâm thông tin thư viện, các thầy cô giáo khoa Sử - Địa đã tạo điều
kiện và giúp đỡ chúng em trong việc sưu tầm tài liệu.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm cùng các bạn sinh viên lớp
K52 Đại học sư phạm Địa lí đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ em.
Khóa luận hoàn thành không tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được
sự chỉ bảo, đóng góp từ các thầy cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Tác giả
Đinh Thị Lệ


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Đọc là

Chữ viết tắt

1

BĐKH

Biến đổi khí hậu


2

IPCC

Nhóm công tác II thuộc Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH

3

KP

Nghị định thư Kyoto

4

KTTV

Khí tượng Thủy văn

5

KT - XH

Kinh tế - xã hội

6

LHQ

Liên hợp quốc


7

NXB

Nhà xuất bản

8

TBTN

Tai biến thiên nhiên

9

TP

Thành phố

10

TS

Tiến sĩ

11

TX

Thị xã


12

UBND

Ủy ban nhân dân

13

UNFCCC

Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ ......................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................5
6. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................6
7. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................................7
NỘI DUNG .....................................................................................................................8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA
MỘT SỐ LOẠI TAI BIẾN THIÊN NHIÊN DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU........................................................................................................................8
1.1 Cơ sở lí luận...............................................................................................................8
1.1.1 Biến đổi khí hậu......................................................................................................8
1.1.2 Tai biến thiên nhiên ..............................................................................................12
1.2 Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................20

1.2.1 Hiện trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam ..............................................................20
1.2.2 Thực trạng về biến đổi khí hậu tại khu vực Tây Bắc ...........................................22
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................24
CHƢƠNG 2: ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI TAI BIẾN THIÊN NHIÊN
DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC TÂY BẮC GIAI
ĐOẠN 2010 - 2013 .......................................................................................................25
2.1 Khái quát về lãnh thổ nghiên cứu ............................................................................25
2.1.1 Vị trí địa lí.............................................................................................................25
2.1.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................25
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................................31
2.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến một số tai biến thiên nhiên tại khu vực Tây Bắc
.......................................................................................................................................33
2.2.1 Biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Bắc ....................................................................33
2.2.2 Tác động đến tai biến trượt lở đất ........................................................................34
2.2.3 Tác động đến tai biến lũ quét ...............................................................................36


2.2.4 Tác động đến các hiện tượng tự nhiên khác .........................................................38
2.3 Ảnh hưởng của tai biến thiên nhiên đến khu vực Tây Bắc .....................................42
2.3.1 Tự nhiên ................................................................................................................43
2.3.2 Kinh tế - xã hội .....................................................................................................44
Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................45
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM THÍCH ỨNG VỚI ẢNH
HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TAI BIẾN THIÊN
NHIÊN ..........................................................................................................................46
3.1 Một số giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu .............................................46
3.1.1 Chiến lược giảm nhẹ biến đổi khí hậu ..................................................................46
3.1.2 Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu ...........................................................47
3.2 Một số giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại của các tai biến thiên nhiên ở
khu vực Tây Bắc ...........................................................................................................49

3.2.1 Các giải pháp công trình .......................................................................................49
3.2.2 Các giải pháp phi công trình .................................................................................52
Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................55
KẾT LUẬN ..................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

1

Bảng 2.1

2

Bảng 2.2

3

Bảng 2.3

4

Bảng 2.4

5


Bảng 2.5

6

Bảng 2.6

Tên bảng biểu
Phân vùng nguy cơ trượt lở đất ở khu vực Tây Bắc
Một số khu vực đã từng xảy ra lũ quét trên địa bàn
khu vực Tây Bắc

Trang
35
36

Một số trận lũ quét tại khu vực Tây Bắc trong giai
đoạn 2000 - 2013
Số lần xảy ra lũ quét ở một số địa điểm thuộc khu vực
Tây Bắc giai đoạn 2010 - 2013
Số ngày khô nóng trung bình tháng và năm ở khu vực
Tây Bắc
Mức độ nắng nóng trung bình ở Tây Bắc so với một
số khu vực khác trong cả nước năm 2013

37

38

39


40


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm bởi
những ảnh hưởng tiêu cực của nó tới đời sống dân cư, đến sự phát triển kinh tế - xã hội
(KT - XH). Trong bối cảnh quy mô và mức độ biểu hiện của BĐKH trên thế giới ngày
càng gia tăng, Việt Nam được dự báo là một trong năm quốc gia trên thế giới phải chịu
hậu quả nặng nề của hiện tượng trên. Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan
và thiên tai, cả về tần số và cường độ do BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước
mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt,
hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng
trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống.Các vùng, khu vực được dự
báo chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven
biển Trung Bộ, vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ và
đồng bằng sông Cửu Long.
Tây Bắc là vùng núi nằm ở phía tây của Việt Nam, đây là vùng núi hiểm trở,
dân cư thưa thớt, kinh tế còn chậm phát triển, lại thường xuyên xảy ra các tai biến
thiên nhiên (TBTN) như: mưa lớn kéo dài kèm theo lũ quét, lũ bùn đá; sạt lở đất;
mưa đá; sương muối... Hiện nay, BĐKH đã làm cho các tai biến nói trên trở nên ác
liệt hơn và có nguy cơ trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển KT - XH
của vùng.
Với mục đích nhằm làm sáng tỏ ảnh hưởng của một số loại TBTN do tác động
của BĐKH, từ đó có cái nhìn chân thực hơn về BĐKH tại vùng Tây Bắc; đồng thời đề
xuất được các giải pháp ứng phó là việc làm vừa có giá trị khoa học, vừa đảm bảo tính
nhân văn và thời sự. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Phân tích
ảnh hƣởng của một số loại TBTN do tác động của BĐKH tại khu vực Tây Bắc
giai đoạn 2010 - 2013” làm đối tượng nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ

2.1 Mục tiêu
Trên cơ sở tìm hiểu tác động của BĐKH đến một số loại TBTN, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu, phân tích được ảnh hưởng của chúng tới khu vực Tây Bắc và đề xuất được một
số giải pháp thích nghi tại khu vực nghiên cứu.

1


2.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, khóa luận cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khái quát chung cơ sở lý luận của BĐKH, TBTN.
- Nghiên cứu, tìm hiểu tác động của BĐKH đến một số TBTN tại khu vực Tây Bắc.
- Nghiên cứu, tìm hiểu tác động của một số loại TBTN tại khu vực Tây Bắc.
- Đề xuất được các giải pháp thích ứng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của BĐKH đến một số TBTN: mưa lớn, lũ
quét, sạt lở đất, mưa đá.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu tác động của BĐKH đến một số TBTN và ảnh
hưởng của TBTN tại khu vực Tây Bắc.
- Về thời gian: Tổng hợp và phân tích ảnh hưởng của một số TBTN trong thời
gian từ năm 2010 đến năm 2013.
- Về không gian: do hạn chế về thời gian và tài liệu tham khảo nên đề tài chỉ
nghiên cứu trong phạm vi 4 tỉnh của vùng Tây Bắc là: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La,
Hòa Bình.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khí hậu là một trong những nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của xã hội
loài người, vì thế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về khí hậu của các nhà khoa học
thuộc các chuyên ngành khác nhau.. Ngày nay, khí hậu toàn cầu đang dần có những

thay đổi, sự thay đổi này diễn ra chậm chạp mà con người khó nhận biết được, phải
mất hàng thập kỷ mới có thể nhận thấy thông qua các yếu tố đặc trưng của chúng.
BĐKH toàn cầu là một trong những thách thức lớn đối với toàn nhân loại cũng
như Việt Nam, BĐKH không chỉ là sự thay đổi của những trị số của các yếu tố khí hậu
mà còn có những tác động xấu tới sự sống của con người cũng như với môi trường. Do
vậy, những công trình nghiên cứu về BĐKH là việc làm rất quan trọng và cần thiết.
Trên thế giới, BĐKH là một trong những vấn đề được nhiều tác giả ở nhiều quốc
gia quan tâm. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả thế giới như:
“Thay đổi tất cả mọi thứ. Chủ nghĩa tư bản V khí hậu” của tác giả Naomi
Klein. Trong cuốn sách, tác giả đã phê bình trung tâm của nhiều nhóm khí hậu, giải
thích tại sao chủ nhĩa tư bản lại liên quan sâu sắc đến cuộc khủng hoảng khí hậu.

2


“Sự kết thúc của thiên nhiên” bởi tác giả Bill McKibben. Đây được cho là một
cuốn sách không khoa học đầu tiên về sự nóng lên toàn cầu. Nó đối xử với BĐKH là
một phần của khủng hoảng sinh thái toàn cầu, mà chỉ có thể được giải quyết bằng một
sự thay đổi căn bản nhận thức và điều trị của thiên nhiên.
“Chính trị của khí hậu tư pháp Patrick Bond” được phát hành năm 2012, xuất
phát từ các hoạt động phổ biến học giả Patrick Bond từ Nam Phi. Trong tác phẩm, ông
lập luận rằng: “Các công cụ dựa vào thị trường như thương mại cacbon và cơ chế phát
sạch – không làm việc. Họ thường có những hậu quả tiêu cực đối với người dân địa
phương, làm tổn hại đến môi trường và làm cho ít tác động tới giảm phát thải”.
“Chính trị khí hậu và phong trào khí hậu ở Australia” của tác giả Verity
Burgmann và Hans Baer. Cuốn sách này phát hành năm 2012 báo cáo một phần ít nổi
tiếng của phong trào BĐKH. Úc được đặc trưng bởi một cuộc tranh luận sống động và
rộng lớn xung quanh BĐKH có liên quan đến nhóm nhà thờ, tổ chức công đoàn và
đảng phái chính trị. Phong trào ở đây có xu hướng ôn hòa và có trọng lượng chính trị
quan trọng - Nó đóng một vai trò trung tâm trong các quyết định áp dụng thuế cacbon

quốc gia.
Ngoài các cuốn sách trên còn có một số cuốn sách viết về phong trào khí hậu
như: “Thiên chúa loài người” của Mark lynas; “Không gian cho phong trào? Những
phản ánh từ Bolivia bàng cách xây dựng cầu tập thể”; “Hướng tới khí hậu tư pháp”
của Brian Tokar; “Chỉ trích mà không phê bình: Một khí hậu Trại học bằng các nhấn
Shift tạp chí / Dysophya”; “Đường nét của khí hậu tư pháp” của nhóm tác giả Ulrich
hiệu và những người khác; “Gangster nhà kính so với khí hậu tư pháp” của tác giả
CorpWatch.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về BĐKH đã có một số công trình nghiên cứu và tác
phẩm viết về vấn đề này như:
“Chủ động ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi
trường – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tập thể nhiều tác giả xuất bản năm
2013 của NXB Chính trị đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, các chuyên gia
phân tích về thực trạng BĐKH ở Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp nhàm thích
ứng và giảm nhẹ tác động đối với Việt Nam, bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển
bền vững.

3


Cuốn sách “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” của Viện Khoa học Khí
tượng Thủy văn và Môi trường do NXB Khoa học và Kỹ thuật phát hành năm 2011.
Cuốn sách này đã đưa ra một số kiến thức cơ bản về BĐKH và BĐKH ở Việt Nam từ
việc phân tích biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam, đưa ra các kịch bản BĐKH cho Việt
Nam và phân tích tác động của BDDKH qua đó đưa ra các chiến lược ứng phó với
BĐKH ở Việt Nam.
Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng thủy văn & Môi trường, “Nâng cao
nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc giảm nhẹ BĐKH, góp
phần thực hiện Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc và Nghị Định thư Kyôtô về
BĐKH”, 2007. Đây là tài liệu tập huấn cho địa phương, tài liệu đã có các thống kê số

liệu BĐKH, nhưng chủ yếu là thế giới, có liên hệ đến Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm
biên soạn cũng đã trình bày một số nội dung cơ bản về Công ước Khung và Nghị Định
thư Kyoto. Những văn liệu này mang tính chất toàn cầu và nguy cơ chung, có liên hệ
đến nước ta.
Đáng chú ý là các công trình lớn của Bộ Tài nguyên và Môi trường như đề tài
hợp tác với SEASTARTRC, 2007 “Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác
động tổn thương và biện pháp thích ứng”,“Kịch bản BĐKH, nước dâng cho Việt
nam”, tháng 6, năm 2011. Đây là các bộ tài liệu cơ bản về BĐKH chung của khu vực
và Việt Nam. Trong đó tài liệu đã đưa ra 4 loại kịch bản phát thải BĐKH trên thế giới
và các kịch bản ứng với Việt Nam.
Nhóm tác giả: Trần Thục, Lê Nguyên Tường, “Khí hậu, BĐKH và các biện
pháp thích ứng”, trong báo cáo Hội nghị khoa học trường ĐH Thủy Lợi, 2006 đã chỉ
rõ các yếu tố liên quan đến khí hậu, khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện và các biện
pháp thích ứng của con người hiện nay đối với quá trình BĐKH.
Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu khác như “Giáo trình BĐKH”
của tác giả Đặng Duy Lợi - Đào Ngọc Hùng, “Giáo dục ứng phó với BĐKH” do Lê
Văn Khoa (chủ biên) của NXB Giáo dục Việt Nam, “Môi trường khí hậu biến đổi
mối hiểm họa toàn cầu” của nhóm tác giả Lê Huy Bá - Nguyễn Thi Phú - Nguyễn
Đức An... Về cơ bản các tác phẩm này đã đề cập nhiều đến đặc điểm của BĐKH, các
kịch bản BĐKH và các chương trình, biện pháp ứng phó BĐKH ở Việt Nam.
Tây Bắc là một vùng lãnh thổ rộng lớn với sự phân hóa khí hậu, địa hình rất đa
dạng và được đánh giá là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của BĐKH với biểu hiện

4


chính là sự gia tăng của các thiên tai trượt lở đất, lũ quét, các hiện tượng thời tiết cực
đoan... Quá trình nghiên cứu về tự nhiên ở khu vực Tây Bắc đã được nhiều cơ quan và
các nhà khoa học quan tâm.
Một số công trình nghiên cứu về Tây Bắc như:

“Nghiên cứu thiên tai trượt lở ở Việt Nam”. Đề tài nhánh của dự án VIE/97/002.
1998 - 2000.
Viện địa chất - Viện khoa học và công nghệ Việt Nam đã có một số công trình
nghiên cứu như: “Nghiên cứu đánh giá phân vùng dự báo hiện tượng tai biến trượt lở,
nứt sụt đất, lũ quét - lũ bùn đá khu vực Sơn La - Lai Châu, đề xuất các giải pháp
phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại”, do TS Nguyễn Văn Hùng chủ nhiệm; “Nghiên cứu
mối liên quan giữa các loại hình tai biến địa chất với sự hoạt động hiện đại của các
đới phá hủy kiến tạo á kinh tuyến khu vực Tây Bắc” do tiến sỹ Trần Văn Thắng (chủ
biên); “Điều tra, đánh giá hiện tượng trượt lở - lũ bùn đá ở Lai Châu và đề xuất biện
pháp phòng chống”, tiến sĩ Vũ Cao Minh chủ nhiệm.
Đề tài: “BĐKH Lai Châu và một số biện pháp ứng phó” của thạc sỹ Trần Văn
Minh đã phân tích BĐKH Lai Châu cùng tác động của nó đến tự nhiên và đời sống xã
hội, qua đó đề xuất giải pháp ứng phó với BĐKH, giúp giảm thiểu tác động, ổn định
đời sống người dân.
Khóa luận tốt nghiệp: “Phân tích sự BĐKH tỉnh Lai Châu thông qua chế độ
nhiệt và lượng mưa” của tác giả Lường Thị Chiến đã phân tích được biểu hiện của sự
BĐKH ở tỉnh Lai Châu thông qua chế độ nhiệt và lượng mưa.
Đề tài nghiên cứu khoa học: “Thành lập bản đồ trượt lở đất ở tỉnh Điện Biên”
của nhóm tác giả Trịnh Thúy Hiền (chủ nhiệm), Đoàn Văn Kiên, Hoàng Thị Thúy
thực hiện đã thành lập được bản đồ trượt lở đất và phân vùng những khu vực đã và
đang có nguy cơ trượt lở đất thuộc tỉnh Điện Biên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã tiến hành thu thập và chọn lọc các tài liệu, số
liệu liên quan đến tự nhiên của khu vực Tây Bắc (khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, địa
hình, địa chất…), các số liệu thống kê, đặc điểm của các loại TBTN. Những tài liệu, số

5



liệu thu thập được tác giả lựa chọn, tổng hợp, phân tích để thấy được mức độ ảnh
hưởng của một số loại TBTN và sự biến đổi của khí hậu.
Trong khóa luận tác giả đã kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
và các tổ chức trên thế giới, ở Việt Nam, để từ đó áp dụng vào khóa luận của mình
nhằm làm sáng tỏ hơn vấn đề cần chứng minh.
5.2 Phương pháp phân tích tổng hợp
Xuất phát từ những nguồn tài liệu thu thập, trong quá trình nghiên cứu tác giả
đã chọn nội dung cơ bản để phân tích, khái quát kiến thức để có thể hiểu rõ hơn về vấn
đề khí hậu, về một số loại TBTN và những ảnh hưởng của nó tới khu vực Tây Bắc.
5.3 Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp không thể thiếu được trong nghiên cứu địa lí. Công
tác điều tra, ghi chép, mô tả, chụp ảnh tư liệu là điều kiện rất cần thiết. Trong quá trình
nghiên cứu, tác giả đã đi thực địa đến một số địa điểm xảy ra các tai biến để biết được
đặc điểm địa hình, thủy văn của khu vực đó. Từ đó, giúp cho tác giả có cái nhìn thực tế
hơn để hoàn thành khóa luận.
5.4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp rất đặc trưng của khoa học địa lý, thể hiện đối tượng trực
quan sinh động và khoa học. Trong đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp này để
thành lập bản đồ hành chính khu vực Tây Bắc để giúp cho người đọc có thể hình dung
được phạm vi lãnh thổ của khu vực Tây Bắc.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành góp phần bổ xung, cập nhật tổng quan cơ sở dữ liệu về
BĐKH và TBTN; là nguồn tài liệu quý báu để chúng ta có thêm hiểu biết về đặc
điểm và ảnh hưởng của một số TBTN thường gặp tại khu vực Tây Bắc. Từ đó, có
thể đưa ra các biện pháp và giải pháp phòng tránh để làm giảm thiệt hại do chúng
gây ra.
Đề tài còn là tư liệu quý báu cho những giáo viên địa lí ở trường phổ thông khi
giảng dạy địa lí tự nhiên, đặc biệt là các chuyên đề về môi trường.
Góp phần nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm của mọi người trong
việc bảo vệ môi trường sống của mình.


6


7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc đánh giá ảnh hưởng của một số loại tai biến
thiên nhiên do tác động của biến đổi khí hậu;
Chương 2: Ảnh hưởng của một số tai biến thiên nhiên do tác động của biến đổi
khí hậu tại khu vực Tây Bắc giai đoạn 2010 - 2013;
Chương 3: Định hướng giải pháp nhằm thích ứng với tác động của biến đổi khí
hậu và ảnh hưởng của tai biến thiên nhiên.

7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ
LOẠI TAI BIẾN THIÊN NHIÊN DO TÁC ĐỘNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Biến đổi khí hậu
1.1.1.1 Khái niệm
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về BĐKH. Tuy
nhiên BĐKH được hiểu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự
nhiên và nhân tạo. BĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây
ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản
của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống KT

- XH hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” (Theo công ước chung của LHQ
về BĐKH).
BĐKH là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình trong một khoảng
thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do quá trình tự
nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài hoặc do các hoạt động của con người làm
thay đổi thành phần khí quyển hay trong khai thác và sử dụng tự nhiên.
Theo ban Liên chính phủ về BĐKH: BĐKH được định nghĩa là bất cứ thay đổi
nào của khí hậu so với thời gian, do đa dạng tự nhiên hay nguyên nhân từ con người.
Theo công ước chung của LHQ về BĐKH: “BĐKH là “những ảnh hưởng có hại
của BĐKH”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những
ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ
sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống KT - XH hoặc
đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
Dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng BĐKH vẫn là một chu trình của tự
nhiên hình thành do một quá trình tác động lâu dài của con người, ảnh hưởng rõ đến
con người, môi trường sinh thái và các hoạt động kinh tế.

8


1.1.1.2 Nguyên nhân
Khí hậu là thành phần quan trọng cấu thành nên sự sống của trái đất. Các nhân
tố khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió… luôn có mối quan hệ tương hỗ và phụ thuộc,
những mối quan hệ đó khá đa dạng và phức tạp, luôn biến đổi theo không gian và thời
gian, chúng được phản ánh một cách sinh động qua thời tiết và các hợp quần khác của
tự nhiên.
Khí hậu luôn biến đổi theo thời gian. Quá trình sinh tồn và phát triển, con người
thường xuyên tác động đến tự nhiên, sự tác động này ngày càng mạnh mẽ không
ngừng gia tăng cả về bề rộng lẫn chiều sâu, điều này đã góp phần dẫn đến sự biến đổi
của tự nhiên, trong đó có khí hậu. Khí hậu biến đổi trong những năm gần đây, đặc biệt

từ thời kì tiền công nghiệp (nửa cuối thế kỉ XIX), biểu hiện là sự nóng lên toàn cầu,
kéo theo hàng loạt những biến động của môi trường tự nhiên: bão lụt, hạn hán,
Elnimo, Lanina…, sự dâng cao của mực nước biển. Đây một phần là hậu quả con
người can thiệp sâu vào môi trường tự nhiên nhưng một phần cũng do yếu tố tự nhiên.
- Sự biến đổi trong quỹ đạo Trái Đất: Trong các yếu tố tác động đến khí hậu, sự
thay đổi trong quỹ đạo của Trái Đất là yếu tố có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi
năng lượng Mặt Trời, bởi vì dù chỉ có sự thay đổi rất nhỏ trong quỹ đạo Trái Đất
cũng đã dẫn tới những sự thay đổi trong sự phân phối của ánh sáng Mặt Trời khi
tiến tới bề mặt Trái Đất.
Độ lệch tâm, độ nghiêng của trục và tuế sai là 3 chu kì chi phối tạo ra sự thay
đổi trong quỹ đạo Trái Đất. Sự kết hợp hiệu quả của các biến thể trong 3 chu kì này đã
tạo ra sự thay đổi trong sự tiếp nhận theo mùa vụ của bức xạ Mặt Trời trên bề mặt Trái
Đất. Như vậy, chu kì Milankovitch (tên gọi cho hiệu ứng tổ hợp của các thay đổi trong
chuyển động của Trái Đất lên khí hậu) ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm bức
xạ Mặt Trời mà Trái Đất nhận được, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoàn lưu khí quyển, đồng
thời cũng ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống băng hà trên Trái Đất.
- Hoạt động núi lửa: Phun trào núi lửa là một quá trình vận chuyển vật liệu từ
dưới sâu lòng đất lên bề mặt, như là một phần của tiến trình mà Trái Đất loại bỏ sự quá
dư thừa về nhiệt độ và áp suất bên trong lòng nó. Sự phun trào núi lửa là sự giải phóng
ở các mức độ khác nhau những vật liệu đặc biệt vào trong bầu khí quyển. Trong một
thế kỉ mà xảy ra vài vụ nổ núi lửa sẽ có tác động ít nhiều đến khí hậu toàn cầu, điển hình
là chúng có thể gây ra hiện tượng “mát” cho một giai đoạn kéo dài khoảng một năm

9


hoặc nhiều hơn thế. Sự hoạt động của núi lửa Pinatubo năm 1991, hoạt động phun trào
núi lửa lớn thứ hai trên Trái Đất trong thế kỉ XX (chỉ sau hoạt động của núi lửa
Novarupta xảy ra vào năm 1912) là một ví dụ, làm cho khí hậu bị ảnh hưởng đáng kể,
nhiệt độ toàn cầu giảm đi 0,50C, tầng ôzôn bị suy yếu đi đáng kể. Núi lửa cũng là một

phần làm gia tăng lượng khí cacbon có trong khí quyển. Tuy nhiên, theo sự khảo sát của
các đoàn địa chất Hoa Kì, đã ước tính rằng các hoạt động của con người còn tạo ra một
khối lượng khí cacbon nhiều gấp 130 lần lượng khí được tạo ra do hoạt động núi lửa.
- Tác động của con người: Các hoạt động của con người là nguyên nhân chủ
yếu làm thay đổi môi trường. Những giả thuyết cho rằng con người đã gây ra sự
BĐKH đã được tranh luận trong nhiều năm qua, cho đến nay, cuộc tranh luận khoa
học này đã chuyển từ “chủ nghĩa hoài nghi” thành “khoa học đồng lòng”: chính hoạt
động của con người là nguyên nhân gây ra sự biến đổi nhanh chóng của khí hậu toàn
cầu trong một vài thập kỉ gần đây. Trong hầu hết các mối quan tâm về những tác động
do con người gây ra, thì mối quan tâm hàng đầu hiện nay đó là sự gia tăng của lượng
khí CO2 do việc đốt các nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch, việc sản xuất xi măng….
Các yếu tố khác, bao gồm cả việc sử dụng đất, lỗ thủng tầng ôzôn, sản xuất nông
nghiệp và nạn phá rừng… cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến BĐKH.
- Hiệu ứng nhà kính: Trái Đất nhận năng lượng từ Mặt trời dưới dạng các bức
xạ sóng ngắn. Bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và lớp ôzôn để
xuống mặt đất. Khi xuống mặt đất, một phần của năng lượng này được phản xạ vào
không khí, một phần bị các chất trên mặt đất hấp thu, làm cho bề mặt Trái Đất nóng
lên. Khi bề mặt Trái Đất nóng lên phản xạ lại bức xạ năng lượng vào khí quyển dưới
dạng các bức xạ bước sóng dài, chủ yếu là các bức xạ nhiệt. Các bức xạ sóng dài
không có khả năng xuyên qua “khí nhà kính”, gồm khí CO2, hơi nước, CH2, các hợp
chất chloroflorocacbon (CFC) và NO2. Khí nhà kính có mặt trong khí quyển sẽ hấp thụ
những bức xạ sóng dài, được sưởi nóng và lại phản xạ ra mọi phía trong đó có phía lên
bề mặt của Trái Đất. Kết quả là bề mặt Trái Đất bị ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái Đất
cũng bị nóng lên. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng nhà kính” vì trong quá trình
nóng lên của Trái Đất tương tự như quá trình nóng lên trong nhà kính, có sự tăng khí
CO2 và các chất bức xạ nhân tạo, lớp khí này có tác dụng như lớp kính giữ nhiệt của
nhà kính trồng rau xanh vào mùa đông. Nổi bật trong các khí gây hiệu ứng nhà kính là
CO2, có khả năng hấp thụ các tia bức xạ bước sóng dài và nóng lên. Do vậy, người ta

10



cho rằng sự phát sinh CO2 ngày càng nhiều trong khí quyển sẽ làm bầu khí quyển nóng
lên, (CO2 tăng lên là kết quả của đốt cháy nhiên liệu, củi, than đá, giao thông vận tải,
cháy rừng làm mất nguồn hấp thu bớt CO2 nhả O2). Sự tăng nhiệt độ làm thay đổi khí
hậu của khí quyển toàn cầu.
Các nguồn phát sinh khí nhà kính bao gồm:
+ Tự nhiên: CO2, hơi nước, CH4, O3 và NO2
+ Nhân tạo: trong khoảng 50 năm trở lại đây, hàm lượng CO2, CH4, NO2 đã gia
tăng nhanh chóng, và hợp chất mới xuất hiện CFC’s - chất làm lạnh, dung môi, thuốc
xịt… Một phần tử CFC có thể hấp thụ các tia hồng ngoại gấp 12000 - 16000 lần so với
CO2. Một số nguyên nhân làm tăng lượng khí nhà kính:
+ Quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch.
+ Phá rừng làm giảm nguồn hấp thu CO2.
+ Sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy nylon.
Tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính: CO2 (50%), CH4 (13%), N2O (5%), hơi
nước (3%); ngoài ra còn có CFC’s (24%), CO, NOx và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.
Suy thoái lớp ozone do nhiều chất khí CFC’s, clo… làm số lượng tia cực tím UV chiếu
thẳng vào khí quyển nhiều hơn, là nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy hiệu ứng nhà kính.
Ngày nay, con người được nghe nói nhiều đến tác hại của hiệu ứng nhà kính. Thực tế
hiệu ứng nhà kính tự nhiên có vai trò quan trọng đối với Trái Đất:
+ Nhờ hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất vào khoảng
60oF. Nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ sẽ vào khoảng - 70oF (hay - 22oC).
+ Giữ trạng thái “cân bằng nhiệt” trên bề mặt Trái Đất. Bình thường sự gia tăng
nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt theo hai cách: khí nhà
kính tăng trong giới hạn cho phép, nhiệt độ không khí đảm bảo ở mức cân bằng. Khi
các nhà kính vượt quá giới hạn và phát sinh khí nhà kính mới, thì “hiệu ứng nhà kính”
gây hậu quả nghiêm trọng. Một trong số hậu quả nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính
đó là sự nóng dần lên của Trái Đất. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên, hiện tượng băng tan ở
hai cực, mực nước biển tăng; khu vực bờ biển mong manh dễ bị tràn ngập sóng gió.

Bão tố xảy ra thường xuyên hơn, nước mặn thấm vào mực nước ngầm, hủy hoại nông
nghiệp và ảnh hưởng đến việc cung cấp nước ngọt, khí hậu thay đổi bất thường, ảnh
hưởng đến chế độ mưa toàn cầu, những vùng hiện nay đang có đủ nước ngọt sẽ lâm
vào cảnh thiếu nước ngọt thường xuyên hơn.

11


1.1.1.3 Biểu hiện
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung;
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên Trái Đất;
- Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển;
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của Trái Đất, dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh
thái và hoạt động của con người;
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác;
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển.
1.1.2 Tai biến thiên nhiên
1.1.2.1 Khái niệm
TBTN là một mối đe dọa của các sự kiện xảy ra một cách tự nhiên mà nó có
những tác động tiêu cực đến con người hoặc môi trường. Một số TBTN có quan hệ qua
lại với nhau như động đất có thể gây ra sóng thần và hạn hán có thể dẫn đến nạn đói một
cách trực tiếp. Một ví dụ cụ thể giữa TNTN và thảm họa tự nhiên là trận động đất San
Francisco 1906 là một thảm họa, mặc dù các trận động đất là dạng tai biến. Tai biến tự
nhiên có thể trở thành thảm họa tự nhiên khi nó ảnh hưởng lớn tới con người, thường
với số lượng tử vong lớn hơn 10, bị thương trên 100, và gây thiệt hại 100.000 USD.

Mặc dù hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau (Kamp, 1986; Call, 1992)
nhưng đều thống nhất TBTN là hiện tượng tự nhiên gây nhiều tổn thất cho con người,
sinh ra do tương tác giữa hệ thống quản lý tài nguyên với các hiện tượng tự nhiên cực
đoan hoặc hiếm hoi có nguồn gốc khác nhau. Ở khu vực miền núi, hai dạng tai biến
phổ biến được quan tâm là trượt lở đất và lũ bùn đá.
1.1.2.2 Một số loại tai biến chủ yếu
* Động đất:
- Khái niệm:
Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển của mặt đất do kết quả của sự giải
phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu
tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.

12


Tuy rất chậm, các lớp vỏ và trong lòng Trái Đất vẫn luôn chuyển động. Khi ứng
suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất Trái Đất thì sự đứt gãy xảy ra, giải phóng
năng lượng và xảy ra động đất.
Theo nghĩa rộng thì động đất cũng dùng để chỉ các rung chuyển của mặt đất gây
ra bởi các vụ phun trào núi lửa, lở sụt đất, và cả do hoạt động của con người như
nổ mìn, nổ vũ khí hạt nhân.
Hầu hết mọi sự kiện động đất tự nhiên xảy ra tại các đường ranh giới của
các mảng kiến tạo là các phần của thạch quyển của Trái Đất. Các nhà khoa học dùng
dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này. Nó dẫn đến phân
loại: Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa và những
trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa.
- Nguyên nhân:
Nội sinh: liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới
hút chìm, các hoạt động đứt gãy.
Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối

lượng lớn.
Nhân sinh: Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất
lỏng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.
- Đặc điểm:
Động đất xảy ra hằng ngày trên Trái Đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và
không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng
nhiều cách. Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, đê vỡ, và hỏa
hoạn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trận động đất, rung cuộn mặt đất (Ground roll) gây ra
nhiều thiệt hại nhất.
Trong rất nhiều trường hợp, có rất nhiều trận động đất nhỏ hơn xảy ra trước hay
sau lần động đất chính, những trận này được gọi là dư chấn.
Năng lượng của động đất được trải dài trong một diện tích lớn và trong các trận
động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm
mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu. Hình chiếu của
điểm này lên mặt đất được gọi là chấn tâm.
Nhiều trận động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra
sóng thần, hoặc có thể vì đáy biển bị biến dạng hay vì đất lở dưới đáy biển.

13


Có bốn loại sóng địa chấn được tạo ra 2 loại gọi là sóng khối (Body waves) và 2
loại gọi là sóng bề mặt (Surface waves). Sóng khối phát xuất từ chấn tiêu và lan truyền
đến bề mặt sẽ tạo ra sóng mặt. Tuy nhiên, chúng có vận tốc khác nhau và có thể ghi
nhận được theo thứ tự đi đến trạm thu như sau:
Sóng P: Sóng sơ cấp (Primary waves) hay sóng dọc.
Sóng S: Sóng thứ cấp (Secondary waves) hay sóng ngang (Shear waves).
Sóng Love: Một dạng sóng mặt ngang phân cực ngang.
Sóng Rayleigh: còn gọi là rung cuộn mặt đất (Ground roll)
* Sóng thần:

- Khái niệm:
Sóng thần (tiếng Nhật: tsunami) là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể
tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động
đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa
phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Hậu quả tai hại của
sóng thần có thể ở mức cực lớn.
- Nguyên nhân:
Các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển, đột ngột bị biến dạng theo
chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển lớn theo chiều
dọc như vậy của vỏ Trái Đất có thể xảy ra tại các rìa mảng lục địa. Những trận động
đất do nguyên nhân va chạm mảng đặc biệt hay tạo ra các cơn sóng thần. Khi một
mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa
chuyển động xuống dưới. Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng khiến nó
nhảy giật lùi lại (snaps back) tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái Đất, khiến xảy
ra cơn địa chấn dưới lòng biển, được gọi là động đất tại đáy biển.
Những vụ lở đất dưới đáy biển (thỉnh thoảng xảy ra vì nguyên nhân động đất)
cũng như những vụ sụp đổ của núi lửa cũng có thể làm chấn động cột nước khiến trầm
tích và đá trượt xuống theo sườn núi rơi xuống đáy biển. Tương tự như vậy, một vụ
phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng có thể tung lên một cột nước để hình thành
sóng thần. Các con sóng được hình thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí
chuyển động dưới ảnh hưởng của trọng lực để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp
đại dương như các gợn sóng trên mặt ao.

14


Trong thập kỷ 1950 người ta đã khám phá ra rằng những cơn sóng thần lớn có
thể xuất hiện từ các vụ lở đất, hoạt động phun trào núi lửa và các vụ va chạm thiên
thạch. Những hiện tượng đó khiến một lượng nước lớn nhanh chóng bị chuyển chỗ,
khi năng lượng từ một thiên thạch hay một vụ nổ chuyển vào trong nước nơi xảy ra va

chạm. Các cơn sóng thần với xuất hiện từ những nguyên nhân đó, khác với những trận
sóng thần do động đất gây ra, thường nhanh chóng tan rã và hiếm khi lan tới những bờ
biển quá xa vì diện tích xảy ra sự kiện nhỏ. Các hiện tượng đó có thể gây ra các cơn
sóng địa chấn lớn chỉ trong một khu vực, như vụ lở đất ở vịnh Lituya tạo ra một sóng
nước ước tính tới 50 - 150 m và tràn tới độ cao 524 m trên các ngọn núi ở đó. Tuy
nhiên, một vụ lở đất cực lớn có thể gây ra một trận sóng thần cực lớn gây ảnh hưởng
trên toàn bộ đại dương.
* Núi lửa:
- Khái niệm:
Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ các chất khoáng nóng chảy
với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên
trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch
quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng
lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng. Trên thế giới, Indonesia, Nhật
Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự
giảm dần về mức độ hoạt động.
- Phân loại: Theo hình thức hoạt động, núi lửa được chia thành 3 loại: Núi lửa
hoạt động, núi lửa đang ngủ, núi lửa đã tắt.
* Mƣa lớn:
Hiện tượng mưa lớn là hệ quả của một số loại hình thời tiết đặc biệt như bão, áp
thấp nhiệt đới hay dải hội tụ nhiệt đới, front lạnh, đường đứt... Đặc biệt khi có sự kết
hợp của chúng sẽ càng nguy hiểm hơn gây nên mưa, mưa vừa đến mưa to trong một
thời gian dài trên một phạm vi rộng.
Theo “Qui định tạm thời về tổng kết các hiện tượng thời tiết nguy hiểm hàng
năm” của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, căn cứ vào lượng mưa
thực tế đo được trong 24 giờ tại các trạm quan trắc khí tượng bề mặt, trạm đo mưa
trong mạng lưới KTTV mà phân định các cấp mưa khác nhau theo qui định của Tổ
chức Khí tượng Thế giới.

15



Mưa lớn được chia làm 3 cấp:
- Mưa vừa: Lượng mưa đo được từ 16 - 50 mm/24h.
- Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 - 100 mm/24h.
- Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100 mm/24h.
Ngày có mưa lớn là ngày xảy ra mưa trong 24 giờ đạt cấp mưa vừa trở lên.
Trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa thì cấp mưa to 51 - 100 mm/24h
bắt đầu có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người.
* Lũ quét:
- Định nghĩa:
Lũ quét thường là những trận lũ lớn, xảy ra bất ngờ, tồn tại trong một thời gian
ngắn (lên nhanh, xuống nhanh), dòng chảy xiết có hàm lượng chất rắn cao và có sức
tàn phá lớn. Sự xuất hiện của lũ quét thường chỉ trong vài ba giờ sau khi có mưa với
cường độ lớn. Sự hình thành lũ quét có liên quan mật thiết với cường độ mưa, điều
kiện khí hậu, đặc điểm địa hình, các hoạt động của con người cũng như điều kiện tiêu
thoát lũ của lưu vực.
- Phân loại: Lũ quét là loại hình thiên tai xảy ra từ lâu trên thế giới. Dựa vào
hình thức, quy mô phát triển và các vật chất mang theo trong dòng chảy lũ mà lũ quét
được phân ra các loại chính sau:
Lũ quét sườn dốc (Sweeping flood, flash flood: lũ xảy ra với tốc độ lớn và
ngắn, quét đi mọi chướng ngại trên đường nó đi qua).
Lũ bùn đá (Mudflow: lũ có mang nhiều bùn, đá trong dòng lũ).
Lũ nghẽn dòng (Debris flood: Lũ mang nhiều rác, cành cây, đất đá, cuội sỏi).
Sự cố hồ chứa nước nhân tạo... Các dạng lũ quét thường gây thiệt hại ở nước ta
là lũ quét sườn dốc, lũ bùn đá và lũ nghẽn dòng.
- Đặc điểm:
Lũ quét sườn dốc thường phát sinh do mưa lớn trên khu vực có độ dốc lớn, độ
che phủ thảm thực vật thấp là nhân tố tạo ra dòng chảy mặt sườn dốc lớn, tích tụ nước
nhanh về các suối tạo nên dòng lũ quét ở phía hạ lưu. Dạng lũ quét này thường xảy ra

ở các lưu vực nhỏ hình nan quạt. Khi có mưa lớn trên lưu vực, từng nhánh suối tập
trung nhanh đổ về dòng chính gây ra lũ quét trên dòng chính.
Lũ bùn đá là một dạng đặc biệt của lũ quét, có sức tàn phá huỷ diệt ghê gớm.
Hầu hết những dòng bùn đá thường bắt nguồn từ sự trượt lở đất gây ra bởi nhiều nhân

16


tố như nước mưa, động đất, xói mòn, trượt ngầm, nước ngầm,... những mảnh vụn
(đất, đá) do trượt đất cuốn đi hoà với nước sông, suối trở thành dòng bùn. Tốc độ
lớn nhất trung bình của dòng bùn thường là từ một vài m/s đến vài chục m/s tuỳ
thuộc vào độ dốc lòng dẫn, thường bao gồm một khối lượng lớn những vật bị cuốn
trôi. Nói chung dòng bùn có mật độ cao, khối lượng dòng bùn có thể từ 1,1 - 1,2
tấn/m3 và có khi cao hơn nữa. Đó là trường hợp dòng bùn mật độ lớn cuốn theo
nhiều tảng đá, có khả năng va đập, cuốn trôi các công trình kiến trúc, cầu cống, kết
cấu thép, móng công trình, những tảng đá khổng lồ... nghĩa là tất cả mọi vật cản,
mọi chướng ngại trên đường nó đi qua.
Lũ quét nghẽn dòng là loại hình lũ miền núi thường phát sinh từ các khu vực có
nhiều trượt lở ven sông, suối. Đó là các khu vực đang có biến dạng mạnh, sông suối
đào xẻ lòng dữ dội, mặt cắt hẹp thường có dạng chữ V, sườn núi rất dốc. Sau khi mưa
lớn kéo dài, dòng suối đột nhiên bị tắc nghẽn, nước sông suối dâng cao ngập một vùng
rộng lớn thường là các vùng lòng chảo, những thung lũng. Thời gian lũ lên với tốc độ lớn
nhỏ khác nhau và thời gian ngâm lũ cũng kéo dài khác nhau tuỳ thuộc điều kiện địa lý của
vùng thung lũng rộng hay hẹp và điều kiện có mưa lớn kéo dài hay ngắn. Nguyên nhân
chính gây ra lũ quét nghẽn dòng là phía hạ lưu của vùng lòng chảo có lòng sông, suối bị
thu hẹp. Dòng chảy bị co thắt dễ dàng bị tắc nghẽn do đất đá trượt lở và cây cối lấp tắc
đường thoát lũ, tạo thành con đập tạm đột ngột chắn ngang dòng suối. Khi dòng lũ tích tụ
đến mức đập chắn bị mất ổn định và vỡ, lượng nước tích lại trong vùng lòng chảo khi bị
nghẽn dòng được giải phóng đột ngột tạo thành sóng lũ lớn cho phía hạ lưu. Lũ quét
nghẽn dòng thường tái diễn nhiều lần trên một sông suối. Do phát sinh từ khu vực tiềm

tàng nhiều trượt lở, nên khả năng xảy ra nhiều lần lũ quét rất cao.
Sự cố hồ chứa nước nhân tạo do nhiều nguyên nhân: do thiếu quy hoạch, do thiếu
tài liệu điều tra cơ bản, do thiếu sót của công tác thiết kế, công tác thi công và quản lý,
cũng có trường hợp do nhiều nguyên nhân phối hợp hình thành sự cố của hồ chứa nước.
Khi đập của hồ chứa nước bị vỡ, sóng lũ sẽ gây ra lũ quét tương tự như dạng lũ quét
nghẽn dòng. Nhìn chung, loại lũ quét nghẽn dòng hoặc sự cố hồ chứa nước nhân tạo
thường gây ra sóng lũ lớn, tính chất tàn phá khốc liệt hơn loại lũ quét sườn dốc.
* Lũ bùn đá:
Lũ bùn đá là một dạng đặc biệt của lũ quét, có sức tàn phá huỷ diệt ghê gớm.
Hầu hết những dòng bùn đá thường bắt nguồn từ sự trượt lở đất gây ra bởi nhiều nhân
tố như nước mưa, động đất, xói mòn, trượt ngầm, nước ngầm,... những mảnh vụn (đất,

17


đá) do trượt đất cuốn đi hoà với nước sông, suối trở thành dòng bùn. Tốc độ lớn nhất
trung bình của dòng bùn thường là từ một vài m/s đến vài chục m/s tuỳ thuộc vào độ dốc
lòng dẫn, thường bao gồm một khối lượng lớn những vật bị cuốn trôi. Nói chung dòng
bùn có mật độ cao, khối lượng dòng bùn có thể từ 1,1 - 1,2 tấn/m3 và có khi cao hơn
nữa. Đó là trường hợp dòng bùn mật độ lớn cuốn theo nhiều tảng đá, có khả năng va
đập, cuốn trôi các công trình kiến trúc, cầu cống, kết cấu thép, móng công trình, những
tảng đá khổng lồ... nghĩa là tất cả mọi vật cản, mọi chướng ngại trên đường nó đi qua.
* Trƣợt lở đất:
Trượt lở là thuật ngữ quen thuộc trên nhiều văn bản quốc tế dùng để chỉ hầu
hết các chuyển động của các khối đất đá, các tảng, các mảnh vụn, bị tách khỏi nền gốc
ở trên cao di chuyển xuống chân sườn ở dưới thấp.
Theo TS. Hồ Chất và TS. Doãn Minh Tân (Viện Khoa học kĩ thuật giao thông
vận tải nay là Viện Khoa học công nghệ và giao thông vận tải) đã phân chia hiện
tượng dịch chuyển đất đá trên bờ dốc thành các loại hình thường gặp sau:
- Trượt đất: là hiện tượng di chuyển khối đất theo một mặt trượt nhất định,

thường có có dạng trụ tròn xoay (khi đất trong khối trượt tương đối đồng nhất) và có
khi trượt cắm sâu vào tầng đất đá nằm dưới hoặc trượt theo bề mặt tầng đá gốc.
Đất đá trong khối trượt ít bị xáo trộn, cây cối hoặc công trình bị dịch chuyển
với các cự li tương ứng. Mặt địa hình để lại vách trượt hay mặt trượt.
- Xói sụt: là hiện tượng biến dạng cục bộ của sườn đồi hay mái dốc dưới tác
động trực tiếp của dòng chảy từ lưu vực phía trên đổ về hoặc kết hợp với tác động của
dòng chảy ngầm. Hậu quả cuối cùng của hiện tượng này thường để lại trên mặt địa
hình những rãnh xói, mương xói hoặc những hang hốc. Sản vật của xói sụt thường là
những đống đất chất đống ở chân dốc, lấp mặt đường hoặc lấp suối.
- Lở đá: là hiện tượng các tảng đá mất gắn kết với cả khối, sụp đổ và lăn xuống
vùng thấp. Lở đá thường xảy ra trên các tuyến đường giao thông miền núi, trên các
sườn dốc và lân cận một số khu vực dân cư.
- Sạt lở đất: là giai đoạn cuối cùng của hiện tượng xói sụt. Trong thực tế đối với
sạt lở đất thường khi phát hiện các dấu hiệu nhiều vách sụt, mặt trượt một cách rõ
ràng, đôi khi cũng thấy dạng cung tròn. Sản vật đất sạt lở có xu hướng di chuyển
xuống chân sườn dốc hoặc mái dốc. Đất đá nằm trong khối đất sạt bị xáo trộn kèm
theo cây cối đổ ngổn ngang.

18


×