Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bảng kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.32 KB, 5 trang )

BÀI TẬP

Thời gian: 150 phút

Các nhận định dưới đây là đúng hay sai. Hãy giải thích ngắn gọn.

1. Đối với hình thức phát hành giấy tờ có giá chiết khấu, số tiền chiết khấu định kỳ sẽ được kết chuyển làm giảm thu
nhập các kỳ của ngân hàng.
2. Sự phát triển của công nghệ thông tin không đem lại lợi ích gì đối với hoạt động kế toán NHTM
3. NH xác định kết quả kinh doanh ngoại tệ sau khi đánh giá lại giá trị ngoại tệ.
4. Khi NH xóa lãi đối với các khoản “lãi dự thu nhưng đến hạn không thu được” nên các khoản này không ảnh hưởng
đến thu nhập của NH.
Ngày 27/2/2012, tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương VN có phát sinh các nghiệp vụ sau đây
5. Thu nợ của khoản vay 2012/234 giải ngân ngày 27/2/2011, số tiền vay là 120 triệu, thời hạn tín dụng 1 năm với lãi suất 16,64%/năm,
trả nợ theo chuỗi niên kim cố định, kỳ hạn trả nợ là 3 tháng.
6. Công ty xuất khẩu lao động A lập UNC yêu cầu ngân hàng đổi 400000JPY lấy EUR và chuyển vào TKTG của mình tại NH. NH
đồng ý. (JPY/VND: 247,63-250,13-285,88;EUR/VND: 27342,24-27424,51-27779,8)
7. Thanh toán cho kỳ phiếu phát hành đợt ngày 1/4/2011( tổng mệnh giá là 500 tỷ đồng, lãi suất 0,8%/tháng, kỳ hạn 365 ngày, lãi thanh
toán cuối mỗi tháng)
8. Bà E yêu cầu NH tất toán sổ tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng với số tiền 80 triệu đồng (lãi suất 13%/năm, gửi ngày 20/10/2011, lãi suất không
kỳ hạn là 0,25%/tháng)
9. Nhận được Bảng kê thanh toán bù trừ về UNT ghi số tiền 30 triệu do công ty H lập đòi tiền của công ty G.
Chọn câu trả lời đúng trong các lựa chọn sau đây. Hãy giải thích ngắn gọn.
10. Tài khoản khác so với các TK còn lại là …
a. Thu nhập từ lãi cho vay
b. thanh toán bù trừ
c. chuyển tiền phải trả cho KH
11. NHTM trích lập dự phòng RRTD …
a. Trước khi tổn thất xảy ra
b. trước khi phân nhóm nợ
c. sau khi dùng hết nguồn của KH




Trắc nghiệm, Giải thích:
Câu 1: Chuyển đổi ngoại tệ trong nước là một dịch vụ của NH, qua đó NH thu phí chuyển đổi
ngoại tệ.
 Sai: Vì khi chuyển đổi ngoại tệ trong nước NH không thu phí mà thực chất của chuyển đổi
ngoại tệ là mua ngoại tệ này bán ngoại tệ khác, về tỷ giá NH áp dụng giá mua đối với ngoại tệ
nhận, giá bán đối với ngoại tệ đổi đi.
Câu 2: Giá trị phụ trội của GTCG (trong trường hợp TCTD phát hành GTCG có phụ trội) hàng
tháng được phân bổ làm tăng thu nhập của NH.
 Sai: Vì đối với phụ trội trả lãi sau giá trị phụ trội được phân bổ hàng tháng.
Nợ TK 433 – Phụ trội giấy tờ có giá = VNĐ
Có TK 803
Đối với phụ trội trả lãi trước giá trị phụ trội được phân bổ hàng tháng.
Nợ TK 433
Có TK 803
Có nghĩa giảm chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá chứ không tăng thu nhập của NH.
Câu 3: Khách hàng gửi tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích chính là để an toàn và sinh lời.
 Sai: Đây là tiền gửi của các DN và cá nhân tại NH nhằm mục đích thực hiện các nghiệp vụ
thanh toán không dùng tiền mặt (Thanh toán qua NH).
Câu 4: Bản chất của nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ chính là kinh doanh ngoại tệ.
 Đúng: Thực tế là nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trong đó NH mua loại ngoại tệ này, bán
ngoại tệ khác. Về tỷ giá mua NHTM áp dụng giá mua đối với ngoại tệ nhận chuyển đổi và tỷ giá
bán đối với ngoại tệ đổi đi.
Câu 5: Trong thanh toán Séc chuyển khoản có ủy quyền chuyển Nợ, nguyên tắc hạch toán “ Nợ
trước – Có sau” đã bị vi phạm.
 Sai: Vì ghi Nợ trước là báo Nợ cho NH phục vụ người mua nhưng ghi Có vào TK 4591 – Các
TK chờ thanh toán. Khi vào nhận được thông báo chấp nhận lệnh chuyển Nợ từ NH thu hộ mới
hạch toán Có vào TK của người thụ hưởng.
Câu 6: Hai NH khác hệ thống, khác địa bàn khi phát sinh nhu cầu thanh toán vốn thì chỉ có thể

thực hiện được phương thức thanh toán qua TK tiền gửi tại NHNN.


 Sai: Vì có thể thanh toán qua thanh toán nội bộ giữa các NH thông qua TK 5191 sau đó đến
NH tỉnh ở 2 tỉnh khác nhau thanh toán bù trừ qua TK 5012 (Qua hệ thống điện tử liên NH).
Thanh toán song biên, thu hộ, chi hộ.
Câu 7: Chuyển tiển điện tử áp dụng phương thức kiểm soát tập trung đối chiếu tập trung tại
Trung tâm thanh toán.
 Đúng: NH B lập lệnh chuyển tiền đi chuyển cho TTKS và đối chiếu, TTKS và đối chiếu gửi
tiếp lệnh chuyển tiền đi cho NH B, cuối ngày NH A gửi báo cáo lệnh đi, NH B gửi báo cáo lệnh
đến, TTKS gửi File đối chiếu cho NH A và NH B.
Câu 8: Không nên áp dụng quy mô hình giao dịch một cửa vào hoạt động kinh doanh NH vì đã
vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của tổ chức lao động KTNH.
 Sai: Vì hiện tại các NH ứng dụng tin học hóa đã giao dịch một cửa để khách hàng đến giao
dịch với NH chỉ giao dịch một cán bộ NH vẫn có thể giải quyết được toàn bộ các nhu cầu của
mình. Nhưng tùy theo trình độ, kinh nghiệm mà các NH giao hạn mức thu, chi tiền, hạn mức xử
lý nghiệp vụ cho từng giao dịch viên.
Câu 9: Định kỳ, kế toán phải hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng khi số dự phòng cần trích lớn
hơn số đã trích.
 Sai: Vì định kỳ kế toán hoàn nhập dự phòng RRTD trường hợp kế toán sau khi tính toán được
số dự phòng hiện có thì TCTD được hoàn nhập dự phòng.
Còn trường hợp hàng quý khi tính sổ dự phòng phải trích thấy lớn hơn số dự phòng hiện
có thì kế toán lập chứng từ trích lập dự phòng bổ sung.

ĐỀ THI TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN
Môn Kế toán Ngân Hàng ( Đề số 3)
(Thời Gian làm bài : 90 phút)
I. Lý thuyết chung (2 điểm)
Khi nào Ngân Hàng thương mại phát hành GTCG, làm rõ nội dung phát hành có chiết khấu & phát hành có phụ
trội, Nguyên tắc hạch toán phần chiết khấu & phụ trội.

II. Trắc nghiệm, giải thích ( 3 điểm)
( đúng - sai giải thích)
1. Cuối tháng NH thực hiện đánh giá lại giá trị ngoại tệ tồn quỹ trước khi xác định kết quả kinh doanh ngoại tệ.
2. Chuyển đổi ngoại tệ là một dịch vụ của Ngân hàng, qua đó NH thu phí chuyển đổi ngoại tệ.
3. Chuyển tiền điện tử áp dụng phương thức kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung tại Trung tâm kế toán.
4. Không nên áp dụng mô hình giao dịch một cửa vào hoạt động kinh doanh NH vì đã vi phạm nghiêm trọng các
nguyên tắc cơ bản cửa tổ chức lao động kế toán NH.
5. Giá trị phụ trội của GTCG (trong trường hợp TCTD phát hành GTCG có phụ trội) hàng tháng được phân bố
làm tăng thu nhập của NH.


6. Khách hàng gửi tiền không kỳ hạn nhằm mục đích chính là để an toàn và sinh lời.
III. Bài tập tình huống (5 điểm)
Giả sử, Ngày 15/4/2006 tại NHTM X – chi nhánh Hà Nội có các nghiệp vụ kế toán phát sinh như sau :
1. Ông A đến gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, số tiền 100 triệu đồng, trả lãi trước, lãi suất6%/năm, Ngân hàng
nhận đủ.
2. Trong ngày NH hạch toán các nghiệp vụ:
- Trả lãi tiết kiệm có kỳ hạn 25 tr
- Phân bố lãi trả trước cho tiền gửi có kỳ hạn 10 tr.
3. Nhận được thông báo của NHTM Z – Chi nhánh Hà Nội về việc đã giải ngân theo hợp đồng tín dụng
(HDTD) & hợp đồng tài trợ cho vay dự án M số tiền 10 tỷ đồng.
4. Nhận lệnh trong thanh toán bù trừ điện tử sau :
- Lệnh chuyển Nợ từ NHTM Y – Chi nhánh Hà Nội, nội dung thanh toán tờ sec BC 213 triệu đồng, do NHTM X
– Chi nhánh Hà Nội bảo chi ngày 20/03/06 cho Cty XD số 1 hà Nội.
- Lệnh chuyển Có nội dung thanh toán UNT, số tiền 115 triệu đồng do Cty Vật tư XD có tài khoản tại NHTM X
– Chi nhánh Hà Nội nộp vào trước đây.
- Bảng kết quả thanh toán bù trừ của NHNN Hà Nội, theo đó NHTM X – Chi nhánh Hà Nội phải trả số chênh
lệch là : 330 triệu đồng.
5. Nhận được các lệnh chuyển tiền điện tử sau :
5.1. Các lệnh chyển Có :

- Lệnh chuyển Có của NHTM X – Chi nhánh Ninh Bình, số tiền là 536 triệu đồng thanh toán UNT, đơn vị đòi
tiền là Cty XD số 1 Hà Nội
- Lệnh chuyển Có của NHTM X – Chi nhánh Lào Cai, 123 triệu đồng theo yêu cầu hủy lệnh chuyển Có về số
tiền chuyển Có sai thừa của NHTM X – Chi nhánh Hà Nội. NH đã theo dõi phải thu đối với bà Hoa, cán bộ kế
toán chuyển tiền.
5.2 Các lệnh chuyển Nợ
- Lệnh chuyển Nợ cửa NHTM X – Chi nhánh Lâm Đồng thanh toán Séc chuyển tiền 222 triệu đồng. Séc này do
NHTM X - Chi nhánh Hà Nội phát hành trước đây.
- Lệnh chuyển Nợ của NHTM X – Chi nhánh Hải Phòng 98 triệu đồng, kèm theo thông báo : “ Từ chối lệnh
chuyển Nợ” (lý do người nhận lệnh không có khả năng thanh toán). Đơn vị phát lệnh trước đây là Công ty nuôi
trồng thủy sản, NH chưa trả tiền cho người thụ hưởng.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trên vào các TK thích hợp. Giải thích những trường
hợp cần thiết.
Biết rằng:
- Ngân Hàng tính và hạch toán lãi cho các khoản tiết kiệm có kỳ hạn vào ngày khách hàng gửi tiền ở tháng kế
tiếp.
- Lãi suất tiết kiệm không thay đổi, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 0.25%/tháng.
- Chi nhánh NHTM X – Chi nhánh Hà Nội áp dụng phương thức thanh toán điện tử với các chi nhanh khác trong
hệ thống, phương thức TTBT điện tử với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn Hà Nội. SCK, UNT thanh toán
theo phương thức TTBT điện tử có ủy quyền chuyển nợ.
- Số dư các tài khoản liên quan đủ khả năng thanh toán.

1. Trường hợp nào NH hạch toán phân bổ thu nhập
2. KH vãng lai không được sử dụng thanh toán qua NH
3. Phí dịch vụ ngoại tệ luôn được NH thu bằng ngoại tệ
4. Khi KH nộp UNC hợp lệ vào NH thì UNC luôn được NH thanh toán


5. NH được quyền chuyển toàn bộ dư nợ tiêu chuẩn của KH sang nợ xấu nếu NH nhận được thông tin từ
trung tâm tín dụng là KH có nợ xấu tại NHTM khác


6. TGTK kỳ hạn không được rút trước hạn trong mọi trường hợp
7. Khi KH có TKTG đề nghị cấp SEC thì NH xử lý như thế nào
8. Gía trị của GTCG do NH phát hành khi trình bày trên CĐKT là giá trị thực khi phát hành
9. Khi KH nộp số lượng tiền mặt lớn vào cuối ngày thì NH xử lý ntn?
10. Tờ SEC được chắc chắn thanh toán khi đáp ứng được những yếu tố nào?
11. Sau khi NH phân phối lợi nhuận vào quỹ dự phòng tài chính thì bảng CĐKT thay đổi ntn?
12. Theo quyết định hiện nay nếu KH không trả nợ đúng hạn thì NH xử lý ntn?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×