Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TỔ CHỨC CHO học SINH làm PHIẾU học tập trong dạy học toán THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.49 KB, 17 trang )

(TÊNDỤC
CƠ QUAN,
ĐƠN
VỊHUYỆN
CHỦ QUẢN)
PHÒNG GIÁO
VÀ ĐÀO
TẠO
GIAO THỦY
(TÊN CƠ
QUANHỌC
ÁP DỤNG
SÁNG
TRƢỜNG
TRUNG
CƠ SỞ
GIAOKIẾN)
TIẾN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
(Tên sáng kiến)
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH LÀM PHIẾU
HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC TOÁN THCS

Tác giả:...................................................................
Trình
độNguyễn
chuyênThị
môn:...........................................
Tác


giả:
Nga
Chức độ
vụ:.................................................................
Trình
chuyên môn: ĐHSP Toán
Nơi công
Chức
vụ:tác:...................................................................
Phó hiệu trƣởng

Nơi công tác: THCS Giao Tiến

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

Nam Định, ngày 20 tháng 3 năm 2015


1. Tên sáng kiến:
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH LÀM PHIẾU HỌC TẬP
TRONG DẠY HỌC TOÁN THCS
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: T O Á N H Ọ C
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 01 tháng 9 năm 2010 đến nay
4. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Nga
Năm sinh: 1981
Nơi thường trú: Xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Trình độ chuyên môn: ĐHSP Toán
Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng

Nơi làm việc: Trường THCS Giao Tiến
Điện thoại: 0918 584 838
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THCS Giao Tiến
Địa chỉ: Giao Tiến- Giao Thủy- Nam Định
Điện thoại: 03503 895 800


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.

Xuất phát từ mục tiêu cấp học, mục tiêu môn học, định hướng chung về
dạy học môn toán THCS trong giai đoạn mới là: Đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, chú trọng phát triển năng lực của
học sinh, phân hóa học sinh. Tích cực đổi mới kiểm tra đánh giá, chuyển dần từ
kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng sang hình thức đánh giá năng
lực học sinh.
Trong định hướng dạy học này, giáo viên là người thiết kế, tổ chức hướng
dẫn, điều khiển học sinh học tập và giáo viên là người giữ vai trò chủ đạo, còn
học sinh là chủ thể nhận thức, biết cách tự học, tự rèn luyện từ đó hình thành
phát triển nhân cách và các năng lực cần thiết của con người lao động mới đã đề
ra. Để đạt được điều đó, giáo viên phải là người thiết kế, sáng tạo các hình thức
tổ chức dạy học sao cho linh hoạt phù hợp với từng bài, từng nội dung kiến thức,
phù hợp với từng đối tượng học sinh trong đó có việc tổ chức cho học sinh làm
phiếu học tập. Vậy tổ chức cho học sinh làm phiếu học tập như thế nào để đạt
hiệu quả cao nhất ? Qua trực tiếp giảng dạy môn toán, qua dự giờ thăm lớp các
đồng nghiệp tôi nhận thấy, giáo viên cũng đã tổ chức cho học sinh làm phiếu học
tập để củng cố kiến thức và phát hiện ra kiến thức mới song bên cạnh đó còn
những tồn tại sau:

- Giáo viên chưa định hướng rõ khi nào thì nên dùng phiếu và lựa chọn nội
dung phiếu học tập chưa phù hợp nên chưa phát huy hết được tác dụng và ý
nghĩa của việc dùng phiếu học tập .
- Cách tiến hành tổ chức cho học sinh làm phiếu học tập chưa hợp lý nhiều
khi mang tính hình thức dẫn đến hiệu quả không cao.
Chính vì những lý do trên, tôi đã đi vào nghiên cứu để tìm ra nội dung và
cách thức tổ chức cho học sinh làm phiếu học tập với mục đích giúp cho bản
thân tôi và đồng nghiệp lựa chọn những nội dung và cách tiến hành làm phiếu
học tập trong dạy Toán để đạt hiệu quả .
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Qua thực tế cho thấy, nhiều học sinh khả năng ghi nhớ kiến thức, vận
dụng kiến thức để làm bài chưa tốt. Nếu không được củng cố một cách chi tiết và
có hệ thống thì kỹ năng làm bài của các em không đạt hiệu quả, thậm chí nhầm
kiến thức. Bên cạnh đó, việc hình thành kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng làm
bài, rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh cũng vô cùng quan trọng. Qua
nghiên cứu tôi nhận thấy, một trong những phương pháp đơn giản nhưng có tác


dụng rất lớn đối với học sinh để học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, độc lập
vận dụng kiến thức để làm bài tập, rèn luyện được kỹ năng làm bài… đó là
phương pháp dùng phiếu học tập.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Phiếu học tập cá nhân được dùng nhằm mục đích: củng cố và kiểm tra
kiến thức của học sinh. Bên cạnh đó phiếu học tập còn có tác dụng giúp học sinh
tìm ra kiến thức mới ở mức độ đơn giản, cá nhân học sinh có thể tự giải quyết
được. Ngoài ra, phiếu học tập còn dùng để rèn luyện, để tập dượt cho học sinh
một kỹ năng, một thao tác hoặc để thăm dò một thái độ của học sinh trước một
vấn đề.

Khi tổ chức cho học sinh làm phiếu học tập tôi đã thực hiện theo những
bước sau:
- Lựa chọn nội dung cho học sinh làm phiếu học tập.
- Lựa chọn cách thức tổ chức và thời điểm làm phiếu học tập.
2.1. Lựa chọn nội dung cho học sinh làm phiếu học tập.
a. Nội dung làm phiếu học tập nhằm củng cố, kiểm tra kiến thức
Sau khi dạy xong một đơn vị kiến thức hoặc trước khi dạy một đơn vị kiến
thức, muốn củng cố kiến thức vừa học hoặc kiểm tra kiến thức cũ thì giáo viên
có thể tung ra phiếu học tập.
Ví dụ 1: Bài hình bình hành trong chương trình hình học lớp 8 rất quan
trọng. Để củng cố định nghĩa, các tính chất và dấu hiệu nhận biết của hình bình
hành tôi đã cho học sinh làm 2 phiếu học tập:
Phiếu 1: Cho hình bình hành MNPQ như hình vẽ. Hãy điền nội dung
thích hợp vào dấu (…) để hoàn thành các khẳng định sau:
+ MN // ……..; ……….//………
M
N
+ ……… = M ; Q = …….
I

+ ……… = QP; ………= MQ
+ MI = ……….; …….. = IN

Q

P

Phiếu này học sinh sẽ được làm ngay sau khi học xong tính chất của hình
bình hành. Qua phiếu này, học sinh biết vận dụng định nghĩa, tính chất của hình
bình hành đồng thời học sinh khái quát được: Cho hình bình hành thì suy ra

được: Các cạnh đối song song và bằng nhau, các góc đối bằng nhau, hai đường
chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.


Phiếu 2: Trong các tứ giác sau tứ giác nào là hình bình hành?
I

B

750

A
C

1100
700

K

D
F

E

H

G

N


M

O

X

P

S

R

Y

0 800 U
100
V

Phiếu này giáo viên cho học sinh làm cá nhân sau khi học xong dấu hiệu
nhận biết. Học sinh phải biết vận dụng dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình bình
hành và giải thích. Hình thức này vừa củng cố được dấu hiệu vừa rèn được ngôn
ngữ nói cho học sinh.
Ví dụ 2: Bài phương trình bậc nhất và cách giải- Đại số 8. Tuy học sinh
nắm được dạng của phương trình bậc nhất một ẩn và 2 phép biến đổi phương
trình nhưng khi vận dụng vào làm bài tập cụ thể thì thường hay lúng túng. Khi
dạy bài này tôi cũng dùng phiếu học tập dạng lựa chọn đáp án để củng cố cho
học sinh.
1) Trong các phương trình sau đây phương trình nào là phương trình bậc
nhất một ẩn?
A. x -1 = x + 2

C. x + 2y = 0
B. (x – 1)(x - 2) = 0
D. 2x + 1 = 3x + 5
2) Cặp phương trình nào sau đây không tương đương?
A. 3x = 9 và x – 3 = 0
B. x + 3 = 4x – 2 và 0,5(x + 3) = 2x – 1
C. 2x – 1 = 2 và x(2x - 1) = 2x
D. (x - 4)(x2 + 1) = 0 và x – 4 = 0
Phiếu trên có tác dụng rất lớn trong việc củng cố kiến thức cho học sinh
đồng thời giúp học sinh tránh được những sai sót dễ mắc phải: Phương trình có
hệ số a = 0, phương trình có hai ẩn hoặc một ẩn nhưng bậc của ẩn lại lớn hơn 1
thì đều không phải là phương trình bậc nhất một ẩn; khi nhân hoặc chia cả hai vế
của một phương trình với cùng một biểu chứa ẩn thì ta được một phương trình
mới có thể không tương đương với phương trình đã cho.
Phiếu học tập còn dùng để kiểm tra một khối lượng kiến thức lớn có tính
tổng hợp trong một khoảng thời gian ngắn.


Ví dụ 3: Khi dạy bài rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai - Toán 9, tôi
cho học sinh làm phiếu sau :

Điền vào chỗ (…) để hoàn thành các công thức sau:
1) A2  ...........................
2) A.B  ...................., với A.........., B...............
3)
4)
5)
6)

A

 ................... , với A.........., B...............
B

A2 B  ......... B , với B....................
A
AB

, với A.B............, B...................
B .........
C
C (...................)

, với…………………………..
A B
A B

Hoàn thành phiếu học tập trên, học sinh có cái nhìn khái quát về các phép
biến đổi căn thức bậc hai, từ đó biết vận dụng linh hoạt vào dạng toán rút gọn
biểu thức chứa căn thức bậc hai.
Ví dụ 4: Khi dạy bài ôn tập chương I Hình học lớp 9, tôi tiến hành phát
phiếu cho học sinh dưới dạng bản đồ tư duy mở sau :
Bài tập: Cho hình vẽ. Hãy điền nội dung thích hợp vào các nhánh và bổ
sung các nhánh (nếu cần) để hoàn thành bản đồ tư duy sau:
C


b’
a

b


H
h

A

c’
c

B


Có thể nói dạy học bằng bản đồ tư duy là một phương pháp dạy học mới
mang lại hiệu quả rất tốt trong việc khắc ghi kiến thức cho học sinh. Dùng bản
đồ tư duy dưới dạng điền khuyết vừa rút ngắn được thời gian ôn lý thuyết, vừa
giúp học sinh có cái nhìn khái quát, trực quan, dễ nhớ, nhớ lâu từ đó học sinh
biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập. Phiếu này học sinh có thể giữ lại làm tư
liệu học tập cho mình, có những em còn tự vẽ cho mình một bản đồ tư duy theo
ý thích cá nhân trong thời gian ôn tập ở nhà.
b. Nội dung phiếu học tập nhằm hình thành kiến thức mới
Đây là nội dung thường gặp nhằm giúp học sinh phát hiện ra kiến thức
mới nhưng ở mức độ đơn giản mà cá nhân học sinh có thể tự giải quyết được.
Mức độ yêu cầu đối với phiếu học tập nhằm phát hiện ra kiến thức mới thường là
một thử nghiệm bằng các thao tác, quan sát, đo đạc, cắt ghép… từ đó phát hiện
ra một vấn đề.
Ví dụ 1: Khi dạy chứng minh định lý tổng 3 góc của một tam giác- Toán 7
tôi đã cho học sinh làm phiếu với các hoạt động thành phần sau:

1)Vẽ tam giác bất kỳ, đo 3 góc của tam giác đó rồi tính tổng số
đo của 3 góc đó. Có nhận xét gì về kết quả trên?

2) Lấy một tấm bìa hình tam giác ABC. Cắt rời góc B và góc C
ra rồi đặt chúng kề với góc A. Hãy nêu dự đoán về tổng 3 góc A, B, C
của tam giác ABC ?
3) Điền vào chỗ trống để chứng minh định lí “ Tổng ba góc của
một tam giác bằng 1800 ”
A

x

y

GT
KL
B

C

Chứng minh
Qua A kẻ đường thẳng xy// BC (Hình 2)
B = xAB vì …………………………………..……….……………
C = yAC vì ………………………………….……….…………….

Suy ra, A + B + C = ……………..……..………………………….…..

* Giải thích các hoạt động trên.


Hoạt động 1 là một thử nghiệm nhằm phát hiện ra định lí phải chứng minh.
Hoạt động 2 cũng là một thử nghiệm bằng các thao tác vẽ, cắt ghép có tác dụng
gợi ý cho việc chứng minh (gợi ý kẻ đường thẳng xy// BC). Hoạt động 3 là gợi ý

để học sinh tự lực chứng minh định lí. Có nhiều cách gợi ý khác nhau và điền
vào chỗ trống là dễ thực hiện nhất đối với học sinh. Phiếu học tập trên tuỳ theo
từng đối tượng học sinh mà tôi có thể cho học sinh làm cá nhân hoặc nhóm nhỏ,
qua đó học sinh phát hiện ra và chứng minh được định lí tổng 3 góc của một tam
giác bằng 1800.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “khi nào thì xOy  yOz  xOz ? ”- Toán 6, tôi cũng cho
học sinh làm phiếu học tập với các thao tác sau:
1) Vẽ góc xOy và tia Oy nằm giữa hai cạnh của góc xOz.
2) Đo các góc có trong hình và so sánh xOy  yOz với xOz
3) Qua kết quả trên rút ra nhận xét gì?
Sau khi tiến hành các thao tác vẽ, đo và so sánh, học sinh rút ra nhận xét:
“ Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì xOy  yOz  xOz .
Ví dụ 3: Ở tiểu học, học sinh đã học phân số bằng nhau nhưng chỉ đối với
phân số có tử, mẫu là các số tự nhiên. Lên lớp 6 học sinh đã được học phân số
mà tử, mẫu là các số nguyên, để giúp học sinh hiểu bản chất khi nào

a c

tôi đã
b d

tiến hành cho học sinh làm phiếu học tập sau.
1) Lấy ví dụ về hai phân số bằng nhau. So sánh các tích của tử phân
số này với các mẫu của phân số kia.
2) Lấy ví dụ về hai phân số không bằng nhau. Có nhận xét gì về các
tích trên?
3) Qua các ví dụ trên em có nhận xét gì?

Một ví dụ về kết quả:
2 4


ta có 2.10 = 4.5( = 20)
5 10
1 2
 ta có 1.6 = 2.5( = 6)
3 6
2 1
2) ≠ ta có 2.5 ≠1.3
3 5

1)

3) Các nhận xét :
- Với hai phân số bằng nhau thì tích của tử phân số này với mẫu phân số kia
bằng tích của mẫu phân số này với tử của phân số kia.
- Với hai phân số không bằng nhau thì tích trên không bằng nhau.


Từ đó giáo viên hình thành định nghĩa :
a c

nếu a.d = b.c (a,b,c,d  Z, b, d ≠ 0).
b d

Trong quá trình hình thành kiến thức mới cho học sinh, việc sử dụng
phiếu học tập dưới dạng bản đồ tư duy tôi thấy hiệu quả rất tốt. Qua đó đã hình
thành cho học sinh năng lực tự học, tư duy sáng tạo, khả năng ghi nhớ nhanh và
vận dụng làm bài tập rất tốt.
Ví dụ 4: Bài “tính chất của phép cộng các số nguyên” - Toán 6
Đặc điểm của bài này là học sinh đã biết quy tắc cộng 2 số nguyên

cùng dấu, khác dấu và tính chất của phép cộng các số tự nhiên. Vì vậy, vào đầu
tiết học, có thể gợi ý cho học sinh vẽ bản đồ tư duy về các tính chất của phép
cộng số tự nhiên (đã học). Sau khi vẽ xong bản đồ tư duy đối với số tự nhiên,
giáo viên gợi ý cho học sinh vẽ thêm nhánh và lấy ví dụ tương tự đối với số
nguyên. Giáo viên đặt câu hỏi các tính chất trên có đúng với phép cộng các số
nguyên hay không, từ đó dẫn đến kiến thức bài mới. Giáo viên có thể giao việc
cho học sinh dưới dạng phiếu học tập một số bản đồ tư duy chưa đầy đủ để học
sinh vẽ tiếp, viết tiếp lên đó hoặc cũng có thể vẽ lên bìa, hay bảng cho các nhóm
hoàn thiện.


Ví dụ 5: Bài “lũy thừa của một số hữu tỷ”- Toán 7. Đặc điểm của bài này
là học sinh đã học về lũy thừa với số mũ tự nhiên từ lớp 6, vì vậy có thể đưa ra
bản đồ tư duy thiếu nội dung hoặc thiếu nhánh cho học sinh hoàn thiện tiếp như
hình
sau:

c. Nội dung phiếu học tập nhằm rèn luyện và hình thành kỹ năng giải toán
cho học sinh.
Ví dụ 1: Khi dạy bài nhân đa thức với đa thức (Toán 8) để hình thành cho
học sinh kĩ năng tính nhẩm tôi đã cho học sinh làm phiếu sau:
Cho hai số tự nhiên có 2 chữ số ab và ac trong đó b + c = 10
+ Hãy chứng minh. ab . ac = 100(a + 1) + bc
+ Từ đó rút ra cách tính nhẩm phép nhân hai số tự nhiên có hai chữ số mà
chữ số hàng chục bằng nhau còn chữ số hàng đơn vị có tổng bằng 10
Kết quả: Biến đổi vế trái
ab . ac = (10a + b)(10a + c)
= 100a2+ 10 ac + 10ab + bc
= 100a2 +10a(b + c) + bc
= 100a2 + 100a + bc

= 100a(a + 1) + bc = VP
Vậy ab . ac = 100(a+1) + bc
Cách tính nhẩm: Muốn nhân ab với ac trong đó b + c = 10, ta viết tích
a(a + 1) rồi viết thêm tích bc vào sau


Áp dụng 84.86 =? ; 27.23 = ? ; 38.32 = ?
Cách nhẩm 8.(8+1) = 72; 4.6 = 24 . Vậy 84.86 = 7224
Tương tự 27.23 = 621 ; 38.32 = 1216
Ví dụ 2: Khi học về đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0), để củng cố kỹ năng vẽ
đồ thị cho học sinh, tôi đưa ra bài toán sau:
Bài toán:
+ Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ Oxy đồ thị của các hàm số sau :
a) y = x;
b) y = 3x;
c) y = -2x;
d) y = -x
+ Đồ thị của hàm số y = ax nằm ở góc phần tư nào của mặt phẳng
toạ độ Oxy nếu :
*a>0
*a<0

Qua bài toán trên học sinh sẽ xác định được vị trí của đồ thị hàm số y = ax
khi cho a các giá trị cụ thể và sau này khi gặp các bài toán vẽ đồ thị , học sinh sẽ
vận dụng để có những định hướng khi vẽ đồ thị sao cho chính xác.
Ví dụ 3: Khi dạy học về định lý Pytago , tôi đã đưa ra bài toán sau .
“Cho tam giác ABC có AB =8, AC = 17, BC = 15. Để xét xem ABC có
là tam giác vuông hay không, bạn An đã làm như sau:
Ta có AB2 +AC2 = 82 + 172 = 64 + 289 = 353
BC2 = 152 = 225

Vì 353 ≠ 225 nên AB2 +AC2 ≠ BC2
Do đó, tam giác ABC không phải là tam giác vuông”
Hãy cho biết bạn An giải đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
Học sinh phát hiện được lời giải của An là sai vì đã không so sánh bình
phương độ dài cạnh lớn nhất với tổng bình phương độ dài của hai cạnh còn lại.
Sửa lại: AB2 + BC2 = 82 + 152 = 64+225 = 289
AC2 = 172 = 289
Nên AB2 + BC2 = AC2
Do đó, tam giác ABC vuông tại B.
Qua bài toán trên, học sinh được hình thành kỹ năng giải toán xét xem tam
giác ABC có vuông hay không nhờ định lý Pytago đảo. Một tam giác biết độ dài
3 cạnh, muốn xét xem tam giác đó có phải là tam giác vuông hay không, ta so
sánh bình phương độ dài cạnh lớn nhất với tổng các bình phương độ dài của hai
cạnh còn lại:
- Nếu chúng bằng nhau thì tam giác đó vuông tại đỉnh đối diện với cạnh
lớn nhất


- Nếu chúng không bằng nhau thì tam giác đó không phải là tam giác
vuông
d. Nội dung phiếu học tập nhằm rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò
thái độ của học sinh trước một vấn đề.
Rèn luyện một thao tác hoặc nhiều thao tác tư duy cho học sinh là một
mục tiêu của tiết học. Bằng hình thức phiếu học tập học sinh sẽ được rèn luyện
về khả năng khái quát hoá, tương tự hoá, khả năng suy luận…
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Tính chất của thứ tự trên tập hợp Q” ( Toán 7) tôi
đã dùng phiếu học tập sau.
+ Điền dấu thích hợp vào ô trống(<; >; =) và hoàn thành nội dung tổng
quát.
6

 20
5
6 5

5 4

6
 (20)
5
6
0
5

5
 20
4
5
 (20)
4
5
0
4

Tổng quát: Nếu a < b, m là số bất kỳ thì…………………………
Qua phiếu học tập trên, tuy mới chỉ qua một ví dụ song để phù hợp với tư
duy của học sinh lớp 6, hoàn toàn có thể cho học sinh dự đoán nội dung tổng
quát bằng cách tương tự hóa, khái quát từ đó hình thành tính chất:
Nếu a < b thì:
a.m < b.m (nếu m > 0)
a.m > b.m (nếu m < 0)

a.m = b.m (nếu m = 0)
Ví dụ 2: Khi dạy bài“ Trường hợp đồng dạng góc- góc”( Toán 8) tôi đã
đưa ra bài tập dưới dạng phiếu học tập sau để rèn luyện khả năng suy luận cho
học sinh.
Bài tập: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào
sai? Đánh dấu “x” vào ô thích hợp. Từ đó hãy rút ra các dấu hiệu nhận biết tam
giác cân đồng dạng.
TT
1
2
3
4
5

Khẳng định
Hai tam giác cân luôn đồng dạng với nhau.
Hai tam giác vuông cân luôn đồng dạng với nhau.
Hai tam giác đều luôn đồng dạng với nhau.
Hai tam giác cân có góc ở đỉnh bằng nhau thì đồng dạng với
nhau.
Hai tam giác cân có một góc ở đáy bằng nhau thì đồng dạng với
nhau.
Kết quả: Các khẳng định đúng: 2,3,4,5
Khẳng định sai: 1

Đ

S



Qua đây học sinh rút ra được các dấu hiệu nhận biết tam giác cân đồng
dạng.
- Hai tam giác cân có góc ở đỉnh bằng nhau thì đồng dạng với nhau.(
Trường hợp đặc biệt: Góc ở đỉnh bằng 600 → tam giác đều; góc ở đỉnh bằng 900
→ tam giác vuông).
- Hai tam giác cân có một góc ở đáy bằng nhau thì đồng dạng với nhau.
Ngoài ra phiếu học tập còn có tác dụng thăm dò thái độ của học sinh trước
một vấn đề, từ đó giúp học sinh loại trừ được những sai lầm dễ mắc phải đồng
thời góp phần giáo dục học sinh giữ vững lập trường quan điểm.
Ví dụ 3: Khi dạy bài“ Phương trình chứa ẩn ở mẫu”( Toán 8) tôi đã cho
học sinh làm phiếu học tập sau:
x2  5x
Bài tập: Cho phương trình
= 5 (1)
x5

Bạn Sơn giải phương trình (1) như sau:
(1)  x2 – 5x = 5(x - 5) 
2
 x – 5x = 5x – 25
2
 x – 10x + 25 = 0
2
 (x – 5) = 0
x = 5
Bạn Hà cho rằng Sơn giải sai vì đã nhân 2 vế với biểu thức x –5 có
chứa ẩn. Hà giải bằng cách rút gọn vế trái như sau:
(1) 

x( x  5)

=5
x5

 x=5

Hãy cho biết ý kiến của em về hai lời giải trên?
Học sinh sẽ nêu được hai lời giải trên thiếu điều kiện xác định của phương
trình nên dẫn tới kết luận sai.
Lời giải đúng:
ĐKXĐ: x ≠ 5
x2  5x
=5
x5
2
 x – 5x = 5(x - 5)
2
 x – 5x = 5x – 25
2
 x – 10x + 25 = 0
2
 (x – 5) = 0
 x = 5 ( không thoả mãn ĐKXĐ)

Vậy phương trình (1) vô nghiệm


Hoặc:
(1) 

x( x  5)

=5
x5

 x = 5( không thoả mãn ĐKXĐ)

Vậy phương trình (1) vô nghiệm
2.2. Lựa chọn cách thức tổ chức và thời điểm làm phiếu học tập.
Ngoài việc lựa chọn nội dung cho học sinh làm phiếu học tập, thì giáo
viên cần lựa chọn cách thức tổ chức cho học sinh làm phiếu sao cho khoa học và
hợp lý. Để làm được điều đó tôi đã tiến hành như sau:
* Chọn thời điểm phát phiếu:
- Đối với phiếu nhằm củng cố kiến thức thì giáo viên sẽ phát phiếu ngay
sau khi học xong một đơn vị kiến thức hoặc củng cố toàn bài hoặc kiểm tra bài
cũ trước khi học bài mới
- Đối với phiếu nhằm mục đích phát hiện kiến thức mới thì cần phát cho
học sinh trước khi dạy một đơn vị kiến thức. Tuỳ từng trường hợp, từng đối
tượng mà tôi phát phiếu cho học sinh dưới hình thức cá nhân hoặc nhóm nhỏ (2
hoặc 3 học sinh ngồi liền kề nhau)
* Cách thức xử lý phiếu học tập.
Sau khi thu hồi phiếu, để khẳng định kết quả của phiếu giáo viên có thể
dùng các biện pháp sau:
- Đưa trước đáp án, biểu điểm và chấm mẫu còn học sinh thì trao đổi bài
để chấm chéo. Tôi thường dùng hình thức này đối với phiếu củng cố kiến thức
dạng bài tập trắc nghiệm.
- Chiếu phiếu của một vài học sinh để cả lớp cùng theo dõi nhận xét và đối
chiếu bài. Tôi thường dùng hình thức này đối với phiếu rèn luyện kỹ năng giải
toán. Nhờ biện pháp này cho phép giáo viên có điều kiện lưu ý học sinh về kỹ
năng trình bày và giải quyết được những chỗ yếu của học sinh
- Cho học sinh tự phát biểu ý kiến của mình qua đó giáo viên đánh giá.
Hình thức này tôi thường sử dụng đối vớí loại phiếu tìm kiến thức mới hoặc

phiếu có nội dung thăm dò thái độ của học sinh trước vấn đề trên.
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI

1. Hiệu quả kinh tế


2. Hiệu quả về mặt xã hội
Vận dụng những kinh nghiệm trên vào giảng dạy tôi thấy có hiệu quả khá
tốt. Nhờ đó học sinh nắm chắc kiến thức hơn, có kỹ năng làm bài tốt hơn, lường
trước và tránh được những sai sót dễ mắc phải. Bên cạnh đó, học sinh được làm
việc nhiều hơn, các em hiểu bài ngay tại lớp và vận dụng tốt những kiến thức đã
học vào giải toán. Ngoài ra, học sinh còn được rèn luyện các thao tác tư duy,
giáo dục cho học sinh tính tự lực, biết giữ vững quan điểm, lập trường trong học
tập và rèn luyện. Chính vì vậy, kết quả học tập của học sinh được nâng lên. Các
kỳ thi chất lượng và các bài kiểm tra các em đều đạt kết quả khá tốt. Hơn nữa
việc làm trên đã kích thích được học sinh niềm say mê, hứng thú đối với môn
học.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Để đạt hiệu quả cao nhất trong việc dùng phiếu học tập, người dạy cần chú
ý một số điểm sau:
1. Lựa chọn nội dung cho học sinh làm phiếu học tập phải phù hợp với
mục tiêu bài học, với định hướng của giáo viên;
2. Nội dung phiếu học tập không quá khó, nặng nề như nội dung hoạt
động nhóm bởi vì nội dung phức tạp quá thì cá nhân học sinh không thể giải
quyết được trọn vẹn hoặc không giải quyết được một cách nhanh chóng, mất
nhiều thời gian của tiết học;
3. Chọn hình thức xử lý phiếu sao cho phù hợp, sao cho phát huy hết được
hiệu quả của việc dùng phiếu, kích thích được hứng thú học tập của học sinh;
4. Không quá lạm dụng hình thức dùng phiếu học tập hoặc dùng phiếu có

tính chất hình thức, hời hợt, không triệt để. Giáo viên cần phải kết hợp với các
hình thức dạy học khác nhằm hình thành và phát triển ở học sinh tư duy tích cực,
độc lập, sáng tạo.
V. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN

Tôi xin cam kết báo cáo sáng kiến “ Tổ chức cho học sinh làm phiếu học
tập trong dạy học toán THCS” tôi đã trình bày không sao chép hoặc vi phạm bản
quyền.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trường THCS Giao Tiến xác nhận: Sáng
kiến kinh nghiệm “Tổ chức cho học sinh
làm phiếu học tập trong dạy học toán
THCS” của tác giả Nguyễn Thị Nga xếp
loại xuất sắc cấp trường đủ điều kiện dự thi
cấp huyện.

Nguyễn Thị Nga


PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIAO THỦY
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Giao Thủy xác nhận: Sáng kiến kinh
nghiệm: “Tổ chức cho học sinh làm phiếu học tập trong dạy học toán THCS”
của tác giả Nguyễn Thị Nga xếp loại xuất sắc cấp huyện đủ điều kiện dự thi cấp
tỉnh./.
TRƢỞNG PHÒNG


Mai Tiến Dũng


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Toán các lớp 6,7,8,9
2. Một số vấn đề đổi mới PPDH môn Toán của Bộ GD-ĐT
3. Thiết kế bản đồ tư duy dạy- học môn Toán của TS Trần Đình Châu và TS
Đặng Thị Thu Thủy.



×