Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Quản lý chất lượng đào tạo đại học liên kết quốc tế tại đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 213 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRỊNH THỊ DIỆU HẰNG

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
LIÊN KẾT QUỐC TẾ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ

LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRỊNH THỊ DIỆU HẰNG

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
LIÊN KẾT QUỐC TẾ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ

LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN KHÁNH ĐỨC

HÀ NỘI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
dữ liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Trịnh Thị Diệu Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành tác giả xin bảy tỏ lịng kính trọng và cảm ơn sâu sắc
nhất tới tập thể Lãnh đạo và các Thầy giáo, Cô giáo của Trường Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tác giả
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án này.
Đặc biệt với tấm lịng thành kính, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất
tới PGS.TS. Trần Khánh Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình
giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới tập thể Lãnh đạo, giảng viên, sinh viên của các
chương trình liên kết quốc tế ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện về
thời gian, vật chất, tinh thần và đóng góp nhiều ý kiến cho tác giả trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu, thử nghiệm và hoàn thành luận án.
Cuối cùng tác giả muốn nói lời cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn
bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, khích lệ, động viên tác giả trong suốt q trình
tác giả cơng tác, học tập và nghiên cứu khoa học.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016


Tác giả luận án

Trịnh Thị Diệu Hằng

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL

Cán bộ quản lý

CLĐT

Chất lượng đào tạo

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

GD – ĐT

Giáo dục - Đào tạo


QLCLĐT

Quản lý chất lượng đào tạo

TQM

Quản lý chất lượng tổng thể

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................... iii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
Danh mục các bảng ...................................................................................................vii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ .................................................................................. viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC LIÊN KẾT QUỐC TẾ THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG TỔNG THỂ ................................................................................................ 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 9
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................................. 9
1.1.2. Nghiên cứu trong nước.................................................................................... 17
1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài .................................................................... 22
1.2.1. Khái niệm quản lý chất lượng ......................................................................... 22
1.2.2. Khái niệm đào tạo đại học liên kết quốc tế ..................................................... 26
1.3. Quản lý chất lượng đào tạo đại học liên kết quốc tế theo tiếp cận quản lý chất
lượng tổng thể ........................................................................................................... 35

1.3.1. Các cấp độ quản lý chất lượng ........................................................................ 35
1.3.2. Các mơ hình quản lý chất lượng đào tạo ......................................................... 38
1.3.3. Nội dung quản lý chất lượng đào tạo đại học liên kết quốc tế theo tiếp cận
quản lý chất lượng tổng thể ....................................................................................... 48
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 55
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC LIÊN KẾT QUỐC TẾ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI .................. 57
2.1. Thông tin chung về Đại học Quốc gia Hà Nội và chương trình đào tạo đại học
liên kết quốc tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội ........................................................... 57
2.1.1. Thông tin chung về Đại học Quốc gia Hà Nội ................................................ 57
iv


2.1.2. Chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội . 61
2.2. Khái quát về cách thức tổ chức nghiên cứu thực tiễn ........................................ 66
2.2.1. Giai đoạn 1 - Thiết kế bảng hỏi ....................................................................... 67
2.2.2. Giai đoạn 2 - Khảo sát thực tiễn...................................................................... 68
2.2.3. Giai đoạn 3 - Xử lý số liệu .............................................................................. 69
2.3. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học liên kết quốc
tế theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể tại Đại học Quốc gia Hà Nội .............. 70
2.3.1. Thực trạng quản lý chất lượng đầu vào các chương trình đào tạo đại học liên
kết quốc tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội .................................................................. 70
2.3.2. Thực trạng quản lý chất lượng quá trình đào tạo các chương trình liên kết
quốc tế ....................................................................................................................... 83
2.3.3. Thực trạng quản lý chất lượng đầu ra ............................................................. 97
2.3.4. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học liên kết quốc tế tại Đại học
Quốc gia Hà Nội - đánh giá theo năm thành tố của TQM ...................................... 103
2.3.5. Thực trạng triển khai 3C trong chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế
tại Đại học Quốc gia Hà Nội ................................................................................... 111
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 115

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝCHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
LIÊN KẾT QUỐC TẾ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI THEO .............. 117
TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ........................................ 117
3.1. Định hướng phát triển công tác đảm bảo chất lượng đào tạo đại học liên kết
quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội ..................................................................... 117
3.1.1. Các mục tiêu chiến lược về đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ................. 117
3.1.2. Công tác đảm bảo chất lượng tại Đại học Quốc gia Hà Nội ......................... 120
3.1.3. Hoàn thiện hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng ............................... 121
3.2. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................... 123
3.2.1. Nguyên tắc kế thừa và phát triển................................................................... 123
3.2.2. Nguyên tắc thực tiễn ..................................................................................... 124
3.2.3. Nguyên tắc hệ thống...................................................................................... 124
3.2.4. Nguyên tắc khả thi ........................................................................................ 124

v


3.3. Các biện pháp triển khai hệ thống quản lý chất lượng đào tạo đại học liên kết
quốc tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội ...................................................................... 125
3.3.1. Nhóm các biện pháp quản lý chất lượng đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra125
3.3.2. Nhóm các biện pháp hồn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng .................... 138
3.3.3. Nhóm các biện pháp bổ trợ và tạo lập văn hóa chất lượng ........................... 147
3.4. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................................... 151
3.5. Thử nghiệm và đánh giá biện pháp tác động ................................................... 154
3.5.1. Giới thiệu chung về thử nghiệm .................................................................... 154
3.5.2. Kết quả thử nghiệm ....................................................................................... 156
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 163
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 165
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN CỦA TÁC GIẢ ............................................................................................... 168

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 169
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 178

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số chương trình đào tạo liên kết quốc tế tại ĐHQGHN .................... 61
Bảng 2.2: Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng các khâu của giai đoạn quản lý
chất lượng đầu vào .................................................................................................... 73
Bảng 2.3: So sánh sự khác biệt trong đánh giá của CBQL, giảng viên và sinh viên
về thực trạng quản lý chất lượng quá trình đào tạo ................................................... 85
Bảng 2.4: Thực trạng quản lý chất lượng nội dung, chương trình đào tạo ............... 88
Bảng 2.5: Thực trạng quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên........ 90
Bảng 2.6: Thực trạng quản lý chất lượng hoạt động học tập của sinh viên .............. 93
Bảng 2.7: Thực trạng quản lý chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của sinh viên ........................................................................................................ 94
Bảng 2.8: Thực trạng quản lý chất lượng các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo96
Bảng 2.9: So sánh sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm khách thể về ba khâu
đầu trong hoạt động quản lý chất lượng đầu ra ......................................................... 98
Bảng 2.10: Đánh giá của sinh viên đã tốt nghiệp, CBQL ....................................... 101
và giảng viên về thực trạng ba khâu đầu của hoạt động quản lý chất lượng đầu ra101
Bảng 2.11: Thực trạng quản lý thông tin về việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp102
Bảng 2.12: Thực trạng quản lý khả năng thích ứng với nghề nghiệp của sinh viên
sau tốt nghiệp .......................................................................................................... 103
Bảng 2.13: Thực trạng triển khai “Sự cam kết” trong chương trình đào tạo đại học
liên kết quốc tế tại ĐHQGHN ................................................................................. 112
Bảng 2.14: Thực trạng triển khai “Giá trị văn hóa” trong chương trình đào tạo đại
học liên kết quốc tế tại ĐHQGHN .......................................................................... 113
Bảng 2.15: Thực trạng triển khai “Thơng tin, truyền thơng” trong chương trình đào

tạo đại học liên kết quốc tế tại ĐHQGHN .............................................................. 113
Bảng 3.1: Sự cần thiết triển khai hệ thống quản lý CLĐT đại học liên kết quốc tế
theo tiếp cận TQM tại ĐHQGHN ........................................................................... 151
Bảng 3.2: Điểm thử nghiệm các dạng bài tập do sinh viên chương trình đào tạo đại
học liên kết quốc tế tại ĐHQGHN thực hiện .......................................................... 158
Bảng 3.3: Tự đánh giá của sinh viên trước và sau thử nghiệm về các phẩm chất và
kỹ năng của chính bản thân ..................................................................................... 158
Bảng 3.4: Tự đánh giá của sinh viên trong nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng về
các phẩm chất và kỹ năng của chính bản thân ........................................................ 159

vii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các cấp độ quản lý chất lượng (Sallis, 1993) .......................................... 38
Sơ đồ 1.2: Mơ hình AUN-QA cho giáo dục đại học ................................................. 40
Sơ đồ 1.3: Mơ hình AUN cấp chương trình .............................................................. 41
Sơ đồ 1.4: Hệ thống quá trình quản lý chất lượng giáo dục ..................................... 43
theo mơ hình châu Âu EFQM ................................................................................... 43
Sơ đồ 1.5: BỘ ISO 9000 : 2000 ................................................................................ 45
Sơ đồ 1.6: Mơ hình CIPO/CIMO (UNESCO – 2000) .............................................. 48
Sơ đồ 1.7: Mơ hình tích hợp của TQM ..................................................................... 53
Sơ đồ 1.8: Khung lý thuyết QLCLĐT đại học liên kết quốc tế theo tiếp cận TQM . 54
Biểu đồ 1.1: Các chương trình đào tạo liên kết quốc tế đã và đang được triển khai
thực hiện trên toàn quốc ............................................................................................ 62
Biểu đồ 1.2: Đối tác nước ngoài tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam .............. 63
Biểu đồ 1.3: Số lượng học viên của các chương trình liên kết đào tạo..................... 64
Biểu đồ 1.4: Trình độ đào tạo các chương trình liên kết đào tạo .............................. 65
Biểu đồ 1.5: Chuyên ngành đào tạo của chương trình liên kết đào tạo .................... 65
Biểu đồ 2.1: Thực trạng quản lý chất lượng đầu vào ................................................ 71

Biểu đồ 2.2: Thực trạng quản lý chất lượng công tác tuyển sinh ............................. 72
Biểu đồ 2.3: Thực trạng quản lý chất lượng công tác chuẩn bị đội ngũ giảng viên . 75
Biểu đồ 2.4: Thực trạng quản lý chất lượng công tác chuẩn bị đội ngũ CBQL ....... 77
Biểu đồ 2.5: Thực trạng quản lý chất lượng việc chuẩn bị cơ sở vật chất ................ 79
Biểu đồ 2.6: Thực trạng quản lý chất lượng chương trình đào tạo ........................... 81
Biểu đồ 2.7: Thực trạng quản lý chất lượng công tác chiêu sinh, nhập học ............. 83
Biểu đồ 2.8: Thực trạng quản lý chất lượng quá trình đào tạo trong nhà trường ..... 84
về mức độ quản lý chất lượng mục tiêu đào tạo ...................................................... 86
Biểu đồ 2.10: Thực trạng quản lý chất lượng mục tiêu đào tạo ................................ 87
Biểu đồ 2.11: Thực trạng quản lý chất lượng nội dung, chương trình đào tạo ......... 89
Biểu đồ 2.12: Thực trạng quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên . 91
Biểu đồ 2.13: Thực trạng quản lý chất lượng hoạt động học tập của sinh viên ........ 92
Biểu đồ 2.14: Thực trạng quản lý chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của sinh viên ................................................................................................. 95
Biểu đồ 2.15: Đánh giá của sinh viên đã tốt nghiệp, CBQL ..................................... 97
viii


và giảng viên về ba khâu đầu của hoạt động quản lý chất lượng đầu ra ................... 97
Biểu đồ 2.16: Thực trạng quản lý chất lượng làm đồ án, khóa luận, thi tốt nghiệp . 99
Biểu đồ 2.17: Thực trạng quản lý chất lượng việc xét tốt nghiệp ............................. 99
Biểu đồ 2.18: Thực trạng quản lý chất lượng cấp bằng tốt nghiệp, các văn bằng,
chứng chỉ ................................................................................................................. 100
Biểu đồ 2.19: Yếu tố lãnh đạo của TQM trong chương trình đào tạo đại học liên kết
quốc tế tại ĐHQGHN .............................................................................................. 105
Biểu đồ 2.20: Kết quả khảo sát thực trạng sứ mạng, mục tiêu chung ..................... 106
của chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế ................................................... 106
Biểu đồ 2.21: Kết quả khảo sát về thực trạng tổ chức làm việc theo nhóm trong
chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế ......................................................... 109
Biểu đồ 2.22: Kết quả khảo sát về thực tiễn về mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương

trình đào tạo đại học liên kết quốc tế ...................................................................... 111
Biểu đồ 3.1: Kết quả đánh giá của CBQL và giảng viên về mức độ cần thiết của các
biện pháp ................................................................................................................. 152
Biểu đồ 3.2: Kết quả đánh giá của CBQL và giảng viên về tính khả thi của các biện
pháp ........................................................................................................................ 153
Biểu đồ 3.3: Đánh giá của giảng viên và sinh viên trước và sau thử nghiệm về sự
cần thiết phải hiểu biết mục đích, ý nghĩa, nội dung, nguyên tắc xây dựng văn hóa
chất lượng trong tổ chức ......................................................................................... 157

ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Loại hình đào tạo đại học liên kết quốc tế đã và đang được nhiều trường đại
học ở Việt Nam như trường đại học Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, trường đại
học Ngoại Thương, trường đại học Kinh tế Quốc dân , ĐHQGHN,... đón nhận và
tích cực triển khai thực hiện. Từ một đơn vị chỉ thực hiện một chương trình đào tạo
đại học bằng tiếng Nga từ năm 2002, đến nay ĐHQGHN đã xây dựng và triển khai
thành công hàng chục chương trình đào tạo đại học bằng các thứ tiếng Anh, Nga,
Pháp, Trung. Ở bậc sau đại học, ĐHQGHN triển khai chương trình đào tạo liên kết
quốc tế Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA, EMBA); Kế tốn và Tài chính (MAF);
Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm (Việt Nam và Đơng Nam Á); Nghiên cứu thị
trường và Chiến lược marketing; Quản lý thơng tin (MIM). Các khố học ngắn hạn
trong khn khổ liên kết giữa ĐHQGHN với một số trường đại học trong và ngoài
nước cũng đã được triển khai thành cơng. Ngồi các trường đại học và viện nghiên
cứu, nhiều tổ chức phi chính phủ đã liên kết với ĐHQGHN để triển khai một số dự
án tài trợ sách, tạp chí khoa học, phịng thí nghiệm, tổ chức các hội nghị, hội thảo
chuyên đề về QLCLĐT.
Các chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế đã mang lại nhiều lợi ích

thiết thực cho quốc gia, cho các cơ sở giáo dục và cho mỗi người học.
Ở cấp độ quốc gia, các chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế đã góp
phần huy động được các nguồn lực đóng góp cho sự nghiệp GD - ĐT của nước nhà,
đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh, sinh viên, giảm thiểu lượng
ngoại tệ “chảy máu” ra nước ngoài và tiết kiệm được ngân sách nhà nước dành cho
giáo dục và đào tạo.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học, thơng qua các chương trình đào tạo đại
học liên kết quốc tế, các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam có thể học hỏi những kinh
nghiệm quý báu về quản lý giáo dục, đổi mới và cải tiến hệ thống, nội dung, chương
trình, quy trình đào tạo của các nước tiên tiến và nâng cao trình độ chun mơn và
quản lý của đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý tiếp cận chuẩn quốc tế. Bên cạnh
đó, các chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế tạo điều kiện để các cơ sở giáo
dục đại học Việt Nam cùng các trường đối tác nước ngồi đi đến thoả thuận về tính
1


liên thơng chương trình đào tạo. Đây là một ưu điểm của chương trình đào tạo đại
học liên kết quốc tế, giúp nền giáo dục đại học Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội
nhập trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, các chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế đang gặp khơng
ít khó khăn và hạn chế. Đó là xu hướng chạy theo lợi nhuận, theo quy luật cung cầu
của cơ chế thị trường và xu hướng sính bằng cấp, chương trình đào tạo chưa hồn
thiện, đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy các lớp liên kết có học hàm học vị cao
song lại thuộc biên chế của nhiều trường nên chưa ổn định, hệ thống quản lý chất
lượng thiếu đồng bộ, chất lượng đầu vào thấp, cắt xén chương trình, coi nhẹ chất
lượng đào tạo, nợ đầu vào, nợ bằng tốt nghiệp...
Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân nhưng một trong các nguyên nhân
chính là cơng tác QLCLĐT chưa được quan tâm đúng mức. Các trường chưa có
được mơ hình quản lý chất lượng phù hợp với đặc thù của hình thức đào tạo liên
kết, chưa có nghiên cứu để đánh giá những ưu điểm và phân tích ngun nhân của

những khó khăn, tồn tại, để từ đó đề xuất các giải pháp quản lý theo xu thế hiện đại
nhằm nâng cao hiệu quả CLĐT.
Các chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế tại ĐHQGHN được hình
thành với chức năng đào tạo đại học bằng các ngoại ngữ, cung cấp nguồn nhân lực
có khả năng hội nhập quốc tế cao; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mục tiêu của chương trình
phù hợp với sứ mệnh của ĐHQGHN là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi
dưỡng nhân tài; sáng tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ đỉnh cao;
đóng vai trị nịng cột và đầu tầu đổi mới trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Vấn đề được đặt ra là rất cần phải có phương thức QLCLĐT đại học liên kết quốc tế
tại ĐHQGHN một cách hiệu quả, hợp lý, khoa học để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Trên thế giới có rất nhiều mơ hình quản lý chất lượng như mơ hình quản lý
chất lượng Châu Âu EFQM, mơ hình BS 5750, mơ hình ISO 9000: 2000, mơ hình
TQM..., nhưng mơ hình TQM dựa trên nền tảng hệ thống đảm bảo chất lượng
(QAS) đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong quản lý.
TQM là mơ hình quản lý chất lượng phổ biến và hiện đại nhất so với các mơ
hình QLCL. Bản chất của TQM là: Khách hàng – Cải tiến liên tục – Văn hoá chất

2


lượng. Muốn có chất lượng thì phải coi khách hàng thực sự là trung tâm, mọi hoạt
động đều phải hướng tới cái đích cuối cùng là thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Hiện nay, mơ hình TQM đang được áp dụng trong nhiều trường đại học ở
Nhật Bản. Chính nhờ áp dụng thành công TQM trong QLCLĐT ở các trường đại
học, Nhật Bản đã đào tạo được những thế hệ người lao động có chất lượng cao, đã
biến chất lượng sản phẩm của quốc gia này từ chỗ yếu kém đến mức hồn hảo, có
uy tín trên thế giới. Do đó, nhiều quốc gia đã học tập và áp dụng TQM.
Những năm gần đây, tại Việt Nam, hầu hết những định hướng cải cách và
nâng cao chất lượng giáo dục đại học đã và đang thực hiện đều ít nhiều áp dụng triết

lý TQM. Nhiều nhà cải cách giáo dục đại học đã phát động phong trào đổi mới
phương pháp giảng dạy – người học làm trung tâm, mạnh dạn trao quyền tự chủ cho
các trường đại học, đào tạo năng lực giáo viên và rèn luyện kỹ năng làm việc theo
nhóm, cải tiến liên tục chất lượng giáo dục và hình thành ý thức trong cả cộng đồng
– giáo dục toàn dân. Hơn thế, một số phương diện văn hóa, kinh tế xã hội khác của
Việt Nam cũng là điều kiện thuận lợi để áp dụng mơ hình này.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý chất lượng
đào tạo đại học liên kết quốc tế tại Đại học Quốc Gia Hà Nội theo tiếp cận quản
lý chất lượng tổng thể” là hết sức cần thiết, khơng những có ý nghĩa về mặt lý luận,
mà cịn có ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại
học liên kết quốc tế, từ đó cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao với
phẩm chất đạo đức tốt, quan điểm lập trường vững vàng, chuyên môn vững chắc,
thành thạo ngoại ngữ và đáp ứng yêu cầu của thời đại.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về CLĐT, QLCLĐT đại
học liên kết quốc tế tại ĐHQGHN theo tiếp cận TQM, đề xuất một số biện pháp
hoàn thiện hệ thống QLCLĐT đại học theo tiếp cận TQM, nhằm đảm bảo và góp
phần nâng cao CLĐT đại học liên kết quốc tế tại ĐHQGHN
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý Hoạt động đào tạo đại học liên kết quốc tế tại ĐHQGHN.

3


3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình quản lý chất lượng các chương trình đào tạo đại học liên kết quốc
tế tại ĐHQGHN theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể.
4. Câu hỏi nghiên cứu
4.1. Nội dung QLCLĐT đại học liên kết quốc tế theo hướng tiếp cận TQM?

4.2. Thực trạng QLCLĐT đại học liên kết quốc tế tại ĐHQGHN?
4.3. Những biện pháp để hoàn thiện hệ thống QLCLĐT đại học liên kết quốc
tế tại ĐHQGHN theo tiếp cận TMQ?
5. Giả thuyết nghiên cứu
5.1. QLCLĐT đại học liên kết quốc tế tại ĐHQGHN bao gồm ba yếu tố cấu
thành là quản lý chất lượng đầu vào, quản lý chất lượng quá trình đào tạo và quản lý
chất lượng đầu ra và 5 thành tố cơ bản là sự lãnh đạo, tầm nhìn, chiến lược, mục
tiêu thách thức, các nhóm và 3C là văn hố, cam kết, thơng tin truyền thơng.
5.2. Tất cả các thành tố đều được áp dụng trong hệ thống QLCLĐT đại học
liên kết quốc tế tại ĐHQGHN, nhưng nổi bật hơn cả là thành tố “quá trình và chiến
lược hướng đến khách hàng”, tuy nhiên, chương trình còn thiếu một yếu tố bao
trùm, đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng mạnh đến CLĐT là ý thức về văn hóa chất
lượng.
5.3. Việc thực hiện được nhóm biện pháp hồn thiện hệ thống đảm bảo chất
lượng và nhóm biện pháp áp dụng một số thành tố của TQM sẽ đảm bảo và từng
bước nâng cao chất lượng đào tạo đại học liên kết quốc tế tại ĐHQGHN.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLCLĐT đại học liên kết quốc tế theo tiếp
cận TQM.
6.2. Khảo sát - đánh giá thực trạng QLCLĐT đại học liên kết quốc tế tại
ĐHQGHN.
6.3. Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện hệ thống QLCLĐT đại học liên kết
quốc tế tại ĐHQGHN theo tiếp cận TQM và thử nghiệm một số biện pháp đề xuất.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4


Luận án đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng quản lý chất
lượng đào tạo các chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế tại ĐHQGHN theo

tiếp cận TQM.
8. Luận điểm bảo vệ
Việc hoàn thiện hệ thống QLCLĐT theo tiếp cận TQM với các biện pháp
nâng cao nhận thức về đảm bảo chất lượng; hình thành tổ chức, các cơ chế quản lý
chất lượng; xây dựng chính sách, kế hoạch chất lượng; cải tiến công tác kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập (trong nhóm biện pháp hồn thiện hệ thống đảm bảo chất
lượng) và áp dụng một số thành tố của TQM gồm các biện pháp nâng cao nhận thức
hướng tới xây dựng văn hóa chất lượng, tổ chức làm việc theo nhóm sẽ góp phần
nâng cao CLĐT đại học liên kết quốc tế tại ĐHQGHN.
9. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử với các cách tiếp cận chủ yếu sau:
+ Tiếp cận hoạt động: Thông qua hoạt động, mặt mạnh, ưu điểm cũng như mặt
yếu, hạn chế, tồn tại của việc quản lý chất lượng sẽ được thể hiện một cách rõ ràng
nhất. Vì thế, việc tìm hiểu thực trạng QLCLĐT đại học liên kết quốc tế tại
ĐHQGHN được tiến hành nghiên cứu thông qua các hoạt động thực tiễn đào tạo
của nhà trường.
+ Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống đặt ra yêu cầu nghiên cứu các yếu tố
trong hệ thống QLCLĐT đại học liên kết quốc tế theo tiếp cận TQM gồm các yếu tố
cấu thành hệ thống này một cách toàn diện, tổng thể, trong mối quan hệ phát triển
giữa các yếu tố đó.
+ Tiếp cận quản lý chất lượng: Quản lý chất lượng là một trong những công
cụ quan trọng để đảm bảo và nâng cao chất lượng đầu ra. Quản lý chất lượng được
thực hiện trên cơ sở bộ tiêu chuẩn, bao gồm cả tiêu chuẩn đầu ra, tiêu chuẩn về hệ
thống quản lý và các công cụ cải tiến.
9.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
9.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

5



* Mục đích: Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến QLCLĐT đại học
liên kết quốc tế theo tiếp cận TQM để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
* Cách thức tiến hành: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hố, khái qt hóa tài
liệu trong và ngồi nước có liên quan trực tiếp đến các vấn đề quản lý, CLĐT và
quản lý CLĐT đại học theo quan điểm TQM của các đối tượng khác nhau trên
phương diện tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, công tác xã hội..., kết quả của các
hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế về những vấn đề này. Từ đó xây dựng khái
niệm cơng cụ của đề tài.
9.2.2. Phương pháp chuyên gia
* Mục đích: trưng cầu ý kiến đóng góp của các nhà chun mơn có kinh
nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và những lĩnh vực liên quan đến QLCLĐT đại học
liên kết quốc tế về những nội dung cần được xem xét làm cơ sở lý luận cho nghiên
cứu và xây dựng Bộ công cụ dùng trong khảo sát thực tiễn.
* Cách thức tiến hành: trưng cầu ý kiến (bằng bảng hỏi) của các chuyên gia
là những nhà nghiên cứu lý luận, thực tiễn, những nhà quản lý, những nhà giáo
dục… có trình độ chun sâu trong lĩnh vực quản lý, giáo dục và đào tạo đại học về
những vấn đề liên quan đến QLCLĐT đại học liên kết quốc tế theo tiếp cận TQM,
về nội dung trong phiếu khảo sát liên quan đến thực trạng QLCLĐT đại học liên kết
quốc tế tại ĐHQGHN.
9.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân
* Mục đích: Lấy ý kiến rộng rãi của nhiều đối tượng về thực trạng QLCLĐT
đại học liên kết quốc tế tại ĐHQGHN.
* Cách thức tiến hành: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được tiến hành
qua 4 bước: 1) Thiết kế bảng hỏi với mục đích hình thành nội dung sơ bộ cho bảng
hỏi; 2) Khảo sát thử nhằm tiến hành chỉnh sửa những câu hỏi chưa đạt yêu cầu; 3)
Điều tra chính thức để khảo sát thực trạng QLCLĐT đại học liên kết quốc tế tại
ĐHQGHN.
* Đối tượng khảo sát: 600 người bao gồm 193 sinh viên đang theo học, 228

sinh viên đã tốt nghiệp và 179 giáo viên, CBQL các chương trình đào tạo đại học
liên kết quốc tế tại ĐHQGHN.

6


* Nội dung bảng hỏi: Bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu này được
trình bày trong phụ lục.
9.2.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
Trong đề tài này, để xử lý số liệu điều tra, chúng tôi đã sử dụng phương pháp
thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. Số liệu thu được sau khảo sát thực
tế được xử lý bằng chương trình SPSS dùng trong mơi trường Windows phiên bản
16.0. Các thơng số và phép tốn thống kê được sử dụng là phân tích thống kê mơ tả.
Các chỉ số thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này gồm tần suất và tỷ lệ
phần trăm các phương án trả lời của các câu hỏi.
10. Đóng góp mới của luận án
10.1. Đóng góp về mặt lý luận
- Góp phần hệ thống hóa và phát triển lý luận về QLCLĐT đại học nói
chung và QLCLĐT đại học liên kết quốc tế theo tiếp cận TQM nói riêng.
- Cụ thể hóa nội dung và xây dựng hệ thống QLCLĐT đại học liên kết quốc
tế theo tiếp cận TQM nhằm đào tạo một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, phù hợp
với xu thế hội nhập hiện nay.
10.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng QLCLĐT đại học liên kết quốc tế
tại ĐHQGHN, phát hiện được những vấn đề, những hạn chế cịn tồn tại trong hệ
thống quản lý này, từ đó đề xuất một số giải pháp triển khai áp dụng quản lý chất
lượng theo tiếp cận TQM nhằm nâng cao hiệu quả QLCLĐT đại học liên kết quốc
tế tại ĐHQGHN.
- Khuyến nghị với các cơ quan quản lý về đào tạo một số cơ chế và chính
sách phù hợp để các trường đại học có thể từng bước đưa triết lý TQM vào hệ thống

QLCLĐT đại học liên kết quốc tế của trường mình.
11. Cấu trúc của luận án
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
Luận án gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đại học liên kết quốc tế theo tiếp cận
TQM.

7


Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng đại học liên kết quốc tế tại Đại học Quốc
Gia Hà Nội.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý chất lượng đại học liên kết quốc tế tại Đại học
Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận TQM.

8


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC LIÊN KẾT QUỐC TẾ THEO TIẾP CẬN
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu về quản lý chất lượng trong giáo dục – đào tạo
Trong GD - ĐT, việc nâng cao CLĐT cho phù hợp với sự phát triển của nền
kinh tế tri thức, nhất là trong thời kỳ hội nhập ngày càng trở nên quan trọng. Hiện
nay, vấn đề này được các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và toàn xã hội đặc biệt quan
tâm. Có nhiều định nghĩa về chất lượng, nhưng tất cả thống nhất định nghĩa “Chất
lượng là sự phù hợp với mục tiêu”. Với tầm quan trọng của chất lượng trong GD ĐT, các nhà quản lý giáo dục quan tâm đến việc phải làm gì để CLĐT được tốt hơn.

Theo Silva Roncelli – Vaupot (2000), có ba cách tiếp cận được sử dụng làm
công cụ trong quản lý chất lượng giáo dục [95]. Đó là kiểm sốt chất lượng giáo
dục, đảm bảo chất lượng giáo dục và TQM.
Kiểm soát chất lượng giáo dục là cách lâu đời và thông dụng nhất (Sallis,
1993), gồm việc kiểm tra sản phẩm giáo dục ở đầu ra (sinh viên tốt nghiệp) để thấy
được sự tồn tại và yếu kém của quá trình đào tạo. Nó là hoạt động xảy ra ở giai
đoạn cuối của quy trình đào tạo được thẩm định qua các kỳ thi cuối khóa hoặc kỳ
thi cuối năm. Có ý kiến cho rằng, các kỳ thi cuối khóa sẽ xác định chất lượng học
tập của sinh viên. Thực tế cho thấy cần phải quan tâm đến quá trình đào tạo, đến
chất lượng của chương trình, điều này làm cho “sản phẩm” giáo dục có chất lượng.
Nhưng nhược điểm của kiểm sốt chất lượng là khó đảm bảo sự nghiêm túc, cơng
bằng và khách quan trong thi cử. Kiểm soát chất lượng cịn được xem như cơng cụ
hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục, nhưng không hẳn là hoạt động đảm bảo chất
lượng giáo dục tốt. [87, tr.12].
Đảm bảo chất lượng giáo dục được giám sát ngay từ đầu và trong quá trình
đào tạo. Điều này, nhằm đảm bảo CLĐT sẽ đạt được theo kế hoạch và tránh sai sót
trong quá trình đào tạo. CLĐT được đảm bảo dựa trên các chuẩn mực đã được quy

9


định về đầu vào, về quá trình đào tạo[97]. Hiện tại, các trường đã cơng bố Chuẩn
đầu ra, chính là thước đo chất lượng, là chuẩn mực quy định phải thực hiện. Trong
sự phát triển của nhà trường “Chuẩn đầu ra” sẽ có chuẩn mực cao hơn theo từng
năm học và phấn đấu đạt được. Có như vậy, nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo
và sẽ tránh được sư căng thẳng của các kỳ thi, việc học gạo và tránh chạy theo thành
tích. Tuy nhiên, mơ hình đảm bảo chất lượng còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khách quan khác như: chất lượng đầu vào, chương trình đào tạo, điều kiện trang
thiết bị cơ sở vật chất,… Mô hình đảm bảo chất lượng nên được sử dụng ở các cấp
vĩ mô như cấp Bộ, cấp Sở và mọi hoạt động kiểm sốt chất lượng tầm vi mơ sẽ góp

phần tạo thành cơng cho đảm bảo chất lượng ở tầm vĩ mô.
Những năm gần đây, TQM được áp dụng trong giáo dục nhằm tạo ra một
văn hóa chất lượng và trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường đều cố gắng
hết sức mình, đáp ứng tối đa yêu cầu học tập của sinh viên và nhu cầu cấp bách của
xã hội. Nó chỉ có thể đạt được khi mọi người có ý thức nâng cao chất lượng thơng
qua nhận thức khái niệm và công cụ đo lường, đánh giá chất lượng.
Một số nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục trên thế giới quan tâm và có
những nhận định về hệ thống quản lý chất lượng giáo dục như sau:
- Các tác giả DeCosmo et Al (1991), Sherr và Lozier (1991), Bonser (1992),
Edwell (1993) cho rằng, các đơn vị giáo dục có thể chuyển hướng theo TQM giống
như các đơn vị kinh doanh. Sự thích nghi của TQM trong giáo dục là do sự thúc ép
về nhu cầu cấp bách (DeCosmo et Al, 1991).
- John West - Burnham (1997) đã nghiên cứu tổng hợp các vấn đề về quản lý
chất lượng trong GD - ĐT và trình bày một cách hệ thống các quan niệm về chất
lượng, khách hàng, văn hóa, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý quá trình
Edward Sallis (1994) đã xem xét vấn đề TQM trong bối cảnh giáo dục đại học ở
Anh [92].
Vận dụng mơ hình quản lý chất lượng trong sản xuất, kinh doanh vào lĩnh
vực GD - ĐT, các nhà nghiên cứu và quản lý thuộc trường đại học Mỹ đã xác lập
mơ hình “Các chỉ số thực hiện của các đại học Mỹ”, trong đó đưa ra 21 chỉ số làm
cơ sở đánh giá đầu vào, quá trình và đầu ra của hệ thống quản lý chất lượng toàn
diện. [61, tr.13].

10


- Quản lý chất lượng trong giáo dục được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới
quan tâm, đặc biệt là cơng trình “Managing Quality in School” của Jonk West –
Burnham (1997) đã nghiên cứu tổng hợp các vấn đề về quản lý chất lượng trong
giáo dục. Tác phẩm đã trình bày một cách hệ thống các quan niệm về chất lượng,

khách hàng, văn hố, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý quá trình [86].
- Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã khai thác mơ hình quản lý chất lượng
và vận dụng mơ hình quản lý đó vào thực tiễn. Một số tác phẩm được dịch hoặc
xuất bản tại Việt Nam như Austin (1985) về lý thuyết giá trị gia tăng trong giáo dục
và các nghiên cứu về ứng dụng TQM trong giáo dục của J.M Juran; “QLCL theo
phương pháp Nhật” của Kaoru Ishukawa (1990) [51]; Harvey và Green (1993) về
các khía cạnh thể hiện chất lượng như sự xuất sắc, hoàn hảo, sự phù hợp và thể hiện
giá trị; “QLCL đồng bộ” của John S.Oakland (1994) [91]; “Thế kỷ XXI - Phương
thức quản lý vượt trên cả người Nhật Bản và người Trung Quốc” của Dan Waters
(1998) [15]; E.Stanley và W. Patrick (1998) về Bảo đảm chất lượng trong giáo dục
đại học ở Hoa Kỳ và Anh Quốc;...
- Luis Eduarda Gonzalez (1998) đã đưa ra quan niệm về CLĐT trong các
trường đại học như một hệ thống các khía cạnh, sự phù hợp, hiệu quả, nguồn lực,
hiệu suất và q trình. Trong các khía cạnh này, sự phù hợp được xem như là một
khía cạnh đóng vai trị chủ chốt, quyết định đối với CLĐT. [9].
- Crawford và Shutler (1999) đã so sánh lợi ích của việc áp dụng quản lý chất
lượng tổng thể trong quản lý giáo dục. Sherr và Lozier (1991) cho rằng, TQM như
một mô hình ba chiều bao gồm: Thiết kế, Đầu ra và Quá trình.
- Trong những năm 70 của thế kỷ XX, thành công của quản lý chất lượng
trong các doanh nghiệp đã làm thay đổi cả nền kinh tế Nhật Bản. Thơng qua q
trình triển khai quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp, Nhật Bản đã phát triển
các tư tưởng của quản lý chất lượng và tạo nên một văn hóa cải tiến liên tục.
Matsushita Konosuke (2000) đã trình bày mơ hình TQM theo “kiểu Nhật”: Kiểm
sốt chất lượng tồn cơng ty. Trong mơ hình đó “tinh thần đồng đội” được đặc biệt
đề cao. Theo ông, “tinh thần đồng đội” được thể hiện ví như sự hợp lực của các
thành viên trong đội bóng đá. [67].

11



- Silva Roncelli – Vaupot (2000) quan niệm hệ thống quản lý chất lượng giáo
dục là một hệ thống nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục thơng qua quy trình quản lý
và giám sát việc thực hiện với mục đích hịa nhập q trình đào tạo với những cơ
chế thích hợp đề đảm bảo chất lượng theo từng công đoạn của q trình đào tạo.
Q trình này phải có kế hoạch cụ thể, sản phẩm tạo ra phải được thiết kế, phải có
chiến lược cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. [95]. Mơ hình này khá hợp lý và
có thể áp dụng quản lý chất lượng giáo dục ở Việt Nam.
- Hai tác giả Davies và Ellison nghiên cứu các tiêu chí đánh giá hệ thống
chất lượng Châu Âu với mơ hình đánh giá chất lượng của Hoa Kỳ. Trong tác phẩm
“Educational Admistration” (2001), Hoy W.K và Miskel C.G đã đề cập đến nguồn
gốc, khái niệm, triết lý, mơ hình quản lý chất lượng [95]. Trong 6 tiêu chí của Giải
thưởng chất lượng quốc gia Malcolm Baldridge là danh mục về chất lượng dưới góc
độ TQM làm cơ sở đánh giá chất lượng tổ chức. Đó là 6 tiêu chí: 1) Lãnh đạo; 2)
Xây dựng kế hoạch chiến lược; 3) Chú trọng khách hàng và thị trường; 4) Thơng tin
và phân tích; 5) Chú trọng nguồn nhân lực; 6) Quá trình quản lý.
Giải thưởng Deming bao gồm 10 tiêu chí: 1) Chính sách; 2) Quản lý của tổ
chức; 3) Giáo dục; 4) Thu thập thông tin; 5) Phân tích; 6) Chuẩn hóa; 7) Kiểm tra;
8) Đảm bảo chất lượng; 9) Kết quả; 10) Xây dựng kế hoạch tương lai.
Deming đã đưa ra những vấn đề gợi ý về giáo dục như ở bảng 1.2.

12


Bảng 1.1: Những vấn đề và gợi ý của Deming về giáo dục
Vấn đề của Deming

Gợi ý về giáo dục

Tạo ra sự kiên trì về mục đích cải tiến
sản phẩm và dịch vụ, với mục đích có

sức cạnh tranh và có khả năng trong
kinh doanh, và cung cấp nghề nghiệp.

Thậm chí nếu các trường khơng nhu cầu về cạnh tranh và
khả năng trong kinh doanh vì nó là thị trường bán được giá
cao, nhà trường phải cải tiến nền tảng liên tục bởi vì sự bùng
nổ về kiến thức và sự thay đổi về phương pháp học. Nhà
trường cần phát triển phối cảnh trung và dài hạn về sự phát
triển và tiến về phía trước.

Chấp nhận một triết lý mới

Chất lượng là một hành trình liên tục. Tạo ra nó do việc thực
hiện sứ mệnh nhà trường. Gợi ý của giáo dục là thông qua
triết lý mới và tiếp cận hợp lý về phát triển chính thể luận
của SV. Hơn nữa, xây dựng giáo dục trên 4 trụ cột của việc
học (UNESCO, 1996)

Dừng việc dựa vào sự thanh tra để tạo Thay thế việc thanh tra ngoài bằng cơ chế đảm bảo chất
ra đạt được chất lượng.
lượng bên trong liên tục.
Giới hạn phần thưởng của công ty trên Lựa chọn giáo viên tốt nhất và nguồn giảng dạy ở giá thành
cơ sở của giá thành.
có thể, khơng ở mức giá thấp nhất.
Cải tiến liên tục hệ thống sản xuất và Liên tục cải tiến giảng dạy, đánh giá sinh viên và quản lý để
dịch vụ, để cải tiến chất lượng và sản cải tiến chất lượng và giảm chi phí bằng cách giảm sự lãng
phẩm, và vì vậy để liên tục giảm chi phí.
phí.
Xây dựng q trình đào tạo về nghề Đề ra cơ sở giảng dạy trên những quá trình đào tạo nghề cho
nghiệp

giáo viên và cán bộ nhân viên.
Xây dựng tập thể lãnh đạo

Thi hành việc phân quyền và trách nhiệm, và cố vấn lãnh
đạo trong đội ngũ.

Xua tan nỗi sợ hãi do đó mọi người có Khuyến khích giáo viên đổi mới. Bảo đảm họ sự an tồn và
thể làm việc hiệu quả cho cơng ty.
có quyền thất bại. Tôn vinh đều nhau thành công hoặc thất
bại của cuộc thử nghiệm đổi mới.
Xoá bỏ rào chắn giữa các đơn vị.

Tạo cấu trúc với chủ đề ứng xử như các hoạt động đơn vị và
liên đơn vị để tạo ra nhiệm vụ bắt buộc liên quan tới lĩnh vực
học thuật/giảng dạy.

Xố bỏ những khẩu hiệu, hơ hào và Thay thế bài thuyết giáo và khẩu hiệu về chất lượng bằng
mục tiêu phấn đấu cho mức độ mới của quá trình đào tạo về cải tiến chất lượng ở bất kỳ lĩnh vực nào
sản xuất không cần cung cấp lực lượng được làm trong nhà trường, vì vậy giúp họ làm tốt hơn trước.
lao động với phương pháp làm việc tốt
hơn.
Xố bỏ tiêu chuẩn cơng việc các quy Xem nhẹ chỉ tiêu khối lượng các lớp và đánh giá SV. Xây
định chỉ tiêu số lượng.
dựng ý thức về chất lượng trong mỗi hoạt động.
Bỏ rào chắn lấy mất mọi người quyền Khuyến khích và cơng nhận sự đổi mới và thay đổi trong
của họ tự hào/tự trọng về tay nghề.
cơng việc. Xố bỏ rào chắn và làm thuận lợi kinh nghiệm.
Xây dựng một chương trình sơi nổi về Trong cơ quan ở đó mỗi thành viên lập ra những biểu đồ con
giáo dục và tự cải tiến.
đường phát triển và phương pháp để đạt những mục đích

của thành viên đó.
Đưa mọi người trong cơng ty tới làm Địi hỏi mỗi nhân viên có tầm nhìn và đặt ra nhiệm vụ và
việc để đạt được sự thay đổi.
mục đích. Địi hỏi tất cả mọi người trong nhà trường dự
đoán, kế hoạch và thực hiện cải tiến kế hoạch.

13


- Nhà khoa học Mỹ Jamess S.Colenman đã khảo sát trên 645.000 sinh viên
với 4.000 trường đại học Mỹ và đưa đến một kết quả rằng, các yếu tố đầu tư vào
giáo dục như tiền, nâng cao trình độ giáo viên, giảm tỷ lệ học sinh trên giáo viên,
đầu tư phịng thí nghiệm, thư viện có ảnh hưởng khơng rõ rệt và khơng theo quy
luật nào đến thành tích học tập của sinh viên, nhưng những nỗ lực của nhà trường
có thể ảnh hưởng mãi mãi đến sinh viên trong suốt cuộc đời sau khi họ tốt nghiệp.
Như vậy, quan tâm đến mục tiêu tiềm ẩn trong GD - ĐT là rất cần thiết. Tuy nhiên,
không dễ đánh giá được chính xác mức độ đạt được mục tiêu này. Điều này cho
thấy khó khăn trong QLCLĐT trước hết nằm ở điểm khác biệt của chất lượng hoạt
động đào tạo (ít yếu tố hữu hình) so với chất lượng sản xuất, kinh doanh (thường
hữu hình). Đây cũng là nguyên nhân làm cho việc áp dụng mơ hình quản lý chất
lượng vào các cơ sở đào tạo khó khăn hơn rất nhiều so với các cơ sở sản xuất, kinh
doanh. Quan tâm đến mục tiêu tiềm ẩn trong đào tạo có nghĩa là sản phẩm đào tạo
không chỉ đặt ở kết quả tốt nghiệp của sinh viên mà còn đòi hỏi nhà quản lý cơ sở
đào tạo khơng được hài lịng dừng lại với thành tích đã đạt được mà phải liên tục cải
tiến CLĐT để nâng cao giá trị của sản phẩm đào tạo [61].
Nhìn chung, mỗi quốc gia có hệ thống TQM với các tiêu chí quan trọng như
lãnh đạo, quản lý, thông tin, nguồn nhân lực, khách hàng,... và mỗi tiêu chí lại chia
ra nhiều mục như Giải thưởng quản lý chất lượng Châu Âu (European Quality
Management Award) gồm 09 tiêu chí và các mục nhỏ có nội dung như trong bảng
1.2.

Những năm gần đây, TQM được áp dụng trong giáo dục nhằm tạo ra một
văn hóa chất lượng và trách nhiệm của mỗi thành viên trong một nhà trường đều cố
gắng hết sức mình, đáp ứng tối đa yêu cầu học tập của sinh viên và nhu cầu cấp
bách của xã hội. Nó chỉ có thể đạt được khi mọi người có ý thức nâng cao chất
lượng thơng qua nhận thức khái niệm và công cụ đo lường, đánh giá chất lượng.
Các nhà nghiên cứu giáo dục đại học Nga đã đầu tư nghiên cứu quản lý chất
lượng giáo dục trên bình diện lý thuyết, đặc biệt là mơ hình EFQM. Đây là một mơ
hình quản lý chất lượng được xây dựng trên cơ sở nền tảng TQM, được nhiều nhà
nghiên cứu lựa chọn như một giải pháp phù hợp trong quản lý chất lượng giáo dục
đại học Nga. Trong một cơng trình tập thể, các tác giả DV.Maslov,
A.L.Mazaletskaya và C.Steed đã phân tích sự phát triển của EFQM ở Châu Âu và
đưa ra những đề xuất áp dụng tại các trường đại học Nga.

14


×