Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ứng dụng thuật toán lai ga – hs cho bài toán phân bố công suất trong hệ thống điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ VŨ TRỌNG BẢO

ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN LAI GA – HS
CHO BÀI TOÁN PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
S

K

C

0

0

3

9

5

9

NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN - 605250

S KC 0 0 4 2 0 2



Tp. Hồ Chí Minh, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ VŨ TRỌNG BẢO

ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN LAI GA – HS
CHO BÀI TOÁN PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN – 605250

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ VŨ TRỌNG BẢO

ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN LAI GA – HS
CHO BÀI TOÁN PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
TRONGHỆ THỐNG ĐIỆN


NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN – 605250
Hƣớng dẫn khoa học:
TS NGÔ CAO CƢỜNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2014


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: Lê Vũ Trọng Bảo

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 06/11/1988

Nơi sinh: Đồng Nai

Quê quán: Hải Lăng, Quảng Trị

Dân tộc: Kinh

Chức vụ, đơn vị công tác trƣớc khi học tập, nghiên cứu:
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 54/5 – Đƣờng Quang Trung – Tổ 4 - KP 5 –
Phƣờng Tăng Nhơn Phú B – Quận 9 – TP.HCM.
Di động: 0902.303.222
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính Quy


Thời gian đào tạo từ 09/2006 đến 03/ 2011

Nơi học (trƣờng, thành phố): Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Ngành học: Điện Công Nghiệp
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống điện, Điều khiển
lập trình nâng cao, Chuyên đề tốt nghiệp ĐKC.
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: 01/2011 – Đại Học Sƣ
Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.
2. Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 10/2012 đến 05/ 2014

Nơi học (trƣờng, thành phố): Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP. HCM.
Ngành học: Kỹ Thuật Điện
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ứng Dụng Thuật Toán Lai GA-HS
Cho Bài Toán Phân Bố Công Suất Trong Hệ Thống Điện.
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án: 20/4/2014 – Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật
TP. HCM

i


Ngƣời hƣớng dẫn: TS: Ngô Cao Cƣờng
3. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): B1
4. Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật đƣợc chính thức cấp; số bằng, ngày
& nơi cấp:
Kỹ sƣ – Kỹ thuật Điện Công Nghiệp, Số bằng: 00368298
Ngày cấp: 25/04/2011


Nơi cấp: Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP. HCM

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

IV. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Ngày tháng 04 năm 2014
Ngƣời khai ký tên

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ đề tài
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn

LÊ VŨ TRỌNG BẢO


iii


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các cá nhân đã giúp tôi hoàn thành tốt
và đúng thời hạn luận văn Thạc sĩ, cụ thể:
-

Thầy TS. NGÔ CAO CƢỜNG – Trƣởng Phòng Tổ Chức Trƣờng Đại học Kỹ
Thuật Công Nghệ Tp.HCM, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn luận văn.

-

Thầy Th.s Lê Đình Lƣơng và Thầy Th.s Nguyễn Vinh Quan đã tận tình giúp đỡ
tôi trong thời gian thực hiện Luận văn.

-

Các thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu trong quá trình học cao học tại trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật
Thành Phố Hồ Chí Minh.

-

Ban giám hiệu, Phòng Đào Tạo - Sau đại học và Khoa Điện – Điện Tử Trƣờng
Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, cung cấp
thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập.

-


Các Anh/Chị em, bạn bè luôn đồng hành tôi trong suốt trời gian thực hiện
luận văn.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013
Ngƣời thực hiện

Lê Vũ Trọng Bảo

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong Luận văn này, một phƣơng pháp lai đƣợc phát triển bằng cách sử dụng
thuật toán di truyền (GA) và thuật toán tìm kiếm hòa hợp (HS), đƣợc gọi tên là GAHS. Thuật toán này dùng để giải quyết bài toán điều độ kinh tế có xét các hiệu ứng
van điểm. Thuật toán HS là một thuật toán meta-heuristic phát triển gần đây, và đã
rất thành công trong một loạt các vấn đề tối ƣu hóa. Cách tìm kiếm giải pháp của
thuật toán HS rất dễ rơi vào giải pháp tối ƣu địa phƣơng khi giải quyết vấn đề phức
tạp. Tuy nhiên, các hoạt động lựa chọn, lai tạo và đột biến trong thuật toán GA tạo
ra các giải pháp đa dạng, có thể tránh đƣợc khả năng cực tiểu địa phƣơng. Xác suất
chiến lƣợc cập nhật dựa trên thuật toán HS cho bộ nhớ hài hòa cao hơn trong giai
đoạn ban đầu để đẩy nhanh tốc độ tìm kiếm và khả năng của chiến lƣợc cập nhật
dựa trên GA là cao hơn trong giai đoạn cuối cùng để thoát khỏi giải pháp tối ƣu địa
phƣơng. Phƣơng pháp GA-HS đƣợc ứng dụng vào để giải bài toán Điều độ kinh tế
với hiệu ứng điểm van. Kết quả tính toán cho thấy thuật toán lai đề xuất có hiệu quả
và hội tụ rất tốt.

v


ABSTRACT

In this paper, a hybrid heuristic method is developed using the Genetic
Algorithm (GA) and Harmony Search (HS), called GA/HS. In this algorithm to
solved the economic power dispatch with valve-point effects. The HS algorithm is a
recently developed meta-heuristic algorithm, and has been very successful in a
wide variety of optimization problems. Refresh strategy of solution vectors is so
simple that HS algorithm is easy to fall into local optimum solution when complex
problem is solved. However, selection, crossover and mutation operations in
GA can generate diverse solutions, so premature stagnation behavior can be
avoided in some extent. The probability of update strategy based on HS algorithm
for harmony memory is higher during the initial stage in order to accelerate the
searching speed, and the probability of update strategy based on GA is higher
during the final stage in order to escape from local optimum solution. Calculation
results show that the proposed hybrid algorithm is effective and it converges well.

vi


MỤC LỤC
Trang tựa

TRANG

Quyết định giao đề tài
LÝ LỊCH KHOA HỌC ................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................. v
ABSTRACT ............................................................................................................... vi
MỤC LỤC .................................................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ x

DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................xii
Chƣơng 1 TỔNG QUAN .......................................................................................... 1
1.1TỔNG QUAN CHUNG ............................................................................ 1
1.2MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 5
1.3NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ......................................... 5
1.4PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 5
Chƣơng2 BÀI TOÁN ĐIỀU PHỐI CÔNG SUẤT ED........................................... 6
2.1GIỚI THIỆU.............................................................................................. 6
2.2BÀI TOÁN ĐIỀU PHỐI KINH TẾ CỔ ĐIỂN ......................................... 6
2.2.1Hàm mục tiêu....................................................................................... 7
2.2.2Ràng buộc đẳng thức ........................................................................... 7
2.2.3Ràng buộc bất đẳng thức ..................................................................... 8
2.3BÀI TOÁN ĐIỀU PHỐI KINH TẾ VỚI HÀM CHI PHÍ NHIÊN LIỆU
KHÔNG TRƠN ...................................................................................................... 8
2.3.1.Đặc điểm của bài toán điều phối kinh tế với điểm van công suất ............ 9
2.3.2.Biểu thức điều phối kinh tế với điểm van công suất ............................... 9
Chƣơng 3 THUẬT TOÁN DI TRUYỀN............................................................... 10
3.1GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................ 10

vii


3.2TƢƠNG QUAN GIỮA THUẬT TOÁN GEN VÀ QUÁ TRÌNH TIẾN
HÓA CỦA SINH VẬT ......................................................................................... 10
3.3THUẬT TOÁN DI TRUYỀN ................................................................. 11
3.3.1.Cấu trúc tổng quát của thuật toán di truyền ...................................... 12
3.3.2.Các thành phần cơ bản của thuật toán di truyền ............................... 13
3.3.3.Các phƣơng pháp mã hóa ................................................................. 13
3.3.4.Xác định độ phù hợp (Fitness) ......................................................... 15

3.3.5.Điều chỉnh độ phù hợp (Fitness scaling) .......................................... 15
3.3.5.1.Phƣơng pháp ánh xạ tuyến tính ................................................ 15
3.3.5.2.Phƣơng pháp xác định độ phù hợp theo thứ tự giá trị hàm mục
tiêu (Ranking) ............................................................................................... 16
3.3.6.Tiêu chuẩn ngừng lặp ....................................................................... 17
3.4CÁC TOÁN TỬ DI TRUYỀN ................................................................ 17
3.4.1.Chọn lọc cá thể (Selection) ............................................................... 17
3.4.1.1.Phƣơng pháp bánh xe Roulette................................................. 17
3.4.1.2.Phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên ................................................. 19
3.4.2. Lai tạo ............................................................................................ 20
3.4.2.1.Toán tử lai cho phƣơng pháp mã hóa nhị phân và thập phân .. 20
3.4.2.2.Toán tử lai cho biến điều khiển biểu diễn bằng số thực ........... 20
3.4.3.Đột biến ............................................................................................ 21
Chƣơng 4 THUẬT TOÁN TÌM KIẾM SỰ HÀI HÒA (HS) ............................... 23
4.1GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................ 23
4.2GIẢI THUẬT CỦA THUẬT TOÁN HS ................................................ 25
4.3ƢU VÀ NHƢỢC ĐIỂM THUẬT TOÁN HS ......................................... 29
4.3.1 Ƣu điểm của HS ............................................................................... 29
4.3.2Nhƣợc điểm của HS........................................................................... 29
4.4 PHÂN TÍCH VÍ DỤ .............................................................................. 29
Chƣơng 5 THUẬT TOÁN LAI GA-HS VÀ ỨNG DỤNG GIẢI BÀI TOÁN ED
VỚI HIỆU ỨNG ĐIỂM VAN ................................................................................ 31

viii


5.1.THUẬT TOÁN LAI GA-HS ................................................................. 31
5.1.1Giới thiệu ........................................................................................... 31
5.1.2 Các bƣớc của phƣơng pháp lai 2 thuật toán GA – HS ..................... 32
5.2LƢU ĐỒ GIẢI THUẬT .......................................................................... 34

5.2.1Lƣu đồ HS cho bài toán ED với hiệu ứng điểm van ......................... 34
5.2.2Lƣu đồ GA-HS cho bài toán ED với hiệu ứng điểm van .................. 36
5.3ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN LAI GA-HS GIẢI BÀI TOÁN ED VỚI
HIỆU ỨNG ĐIỂM VAN ...................................................................................... 39
5.3.1Hệ thống 13 nút ................................................................................. 39
5.3.2Hệ thống 40 nút ................................................................................. 42
Chƣơng 6 KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ................ 47
6.1KẾT LUẬN ............................................................................................. 47
6.2HƢỚNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ......................................... 47
6.3LỜI KẾT.................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 49
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 52

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DE

Differential Evolution.

ED

Economic Dispatch.

fw

Fret Width.

GA


Genetic algorithm.

HM

Harmony Memory.

HMCR

Harmony Memory Considering Rate.

HMS

Harmony Memory Size.

HS

Harmony Search.

IFEP

Improved Fast Evolutionary Program.

IHS

Improved Harmony Search.

LP

Linear programming.


MPPSO

Mean personal-best oriented PSO.

NLP

Nonlinear programming.

PAR

Pitch Adjusting Rate.

PPSO

Personal best-oriented PSO.

PSO

Particle Swarm Optimization.

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Đƣờng cong chi phí phổ biến của nhà máy nhiệt điện .............................. 7

Hình 2.2: Hàm chi phí nhiên liệu của nhà máy nhiệt điện với 3 van nạp.................. 9
Hình 3.1: Cơ chế hoạt động của thuật toán di truyền .............................................. 11
Hình 3.2: Lƣu đồ giải thuật của thuật toán di truyền. .............................................. 12
Hình 3.3: Các không gian làm việc của thuật toán di truyền ................................... 14
Hình 4.1: Harmony Search mối tƣơng đồng giữa hài hòa âm nhạc và tối ƣu trong
kỹ thuật. ................................................................................................... 23
Hình 4.2: Sơ đồ khối đơn giản của thuật toán HS. .................................................. 26
Hình 4.3: Sơ đồ chi tiết thuật toán HS. .................................................................... 28
Hình 4.4: Đồ thị hàm số Himmelblau. ..................................................................... 29
Hình 4.5: Đồ thị kết quả của hàm Himmelblau. ...................................................... 30
Hình 5.1: Lƣu đồ giải thuật HS cho bài toán Valve point. ...................................... 36
Hình 5.2: Lƣu đồ giải thuật GA - HS cho bài toán Valve point. ............................. 37
Hình 5.3: Đặc tính hội tụ của mạng điện 13 máy phát. ........................................... 41
Hình 5.4: Đặc tính hội tụ của mạng điện 40 máy phát. ........................................... 45

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 5.1: Thông số của hệ thống 13 nút với hiệu ứng điểm van............................. 39
Bảng 5.2: Công suất phát ra của hệ thống 13 máy phát ........................................... 40
Bảng 5.3: Kết quả so sánh của hệ thống 13 máy phát có xét ảnh hƣởng của điểm
van công suất ........................................................................................... 41
Bảng 5.4: Thông số của hệ thống 40 nút với hiệu ứng điểm van............................. 42
Bảng 5.5: Công suất phát ra của hệ 40 máy phát ..................................................... 43
Bảng 5.6: Kết quả so sánh của hệ thống 40 máy phát có xét ảnh hƣởng của điểm

van công suất ........................................................................................... 45

xii


Chƣơng 1

TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN CHUNG
Trong những thập kỷ qua, nhu cầu năng lƣợng điện trên toàn thế giới đã đột
ngột tăng theo đà tăng trƣởng kinh tế. Bên cạnh đó các nguồn năng lƣợng hóa thạch
vốn là nguyên liệu chính để sản xuất diện đang đứng trên nguy cơ cạn kiệt, nguồn
cung không ổn định giá cả biến động…Việc sử dụng hiệu quả và tối ƣu các nguồn
cung cấp là một vấn đề mà các nhà nghiên cứu rất quan tâm.Mục đích của hệ thống
điện là chất lƣợng điện năng, nâng cao hiệu quả sử dụng, độ tin cậy cấp điện đồng
thời giảm chi phí đầu tƣ, vận hành và bảo trì.
Tối ƣu hóa chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống năng lƣợng và là một
kỹ thuật thƣờng đƣợc sử dụng trong vận hành hệ thống điện. Tối ƣu hóa tìm cách
phân bố lại công suất thực và công suất phản kháng nhằm làm giảm chi phí nhiên
liệu, giảm lƣợng khí thải gây ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng xung quanh và cải
thiện hiệu quả toàn bộ hệ thống. Các biện pháp để giảm chi phí nhiên liệu trong vận
hành là:
- Tăng lƣợng công suất phát ra của các nhà máy nhiệt điện gần phụ tải nhằm giảm
tổn hao truyền tải, do đó làm giảm chi phí tiêu hao nhiên liệu trên toàn bộ hệ thống.
- Tăng lƣợng công suất phát tại các nhà máy nhiệt điện có đặc tính tiêu hao
nhiên liệu thấp.
- Phối hợp giữa các nhà máy nhiệt điện với nhau sao cho chi phí sản xuất điện
năng là nhỏ nhất.
Hầu hết các vấn đề tối ƣu hóa hệ thống điệnbao gồm cả điều độ kinh tế
(ED)[1] đều có những đặc tính phi tuyến và khá phức tạp trong việc phân chia công

suất một cách kinh tế giữa những tổ máy đang hoạt động. Trong thực tế, hàm mục
tiêu của bài toán ED có những điểm gãy phụ thuộc vào ảnh hƣởng của điểm van
công suất và sự thay đổi dạng nhiên liệu. Do đó, hàm mục tiêu sẽ đƣợc xem xét nhƣ

1


hàm chi phí nhiên liệu không trơn. Để giải bài toán với hàm chi phí nhiên liệu
không trơn, nổi bật nhiều phƣơng pháp đƣợc đề xuất nhƣ phƣơng pháp tiếp cân
thông thƣờng và trí tuệ nhân tạo dựa trên kỹ thuật về tối ƣu hóa… Các phƣơng pháp
tiếp cận thông thƣờng là: phƣơng pháp số (HNUM), lập trình phi tuyến (NLP), lập
trình tuyến tính (LP)… Các phƣơng pháp trí tuệ nhân tạo là: lập trình về sự tiến hóa
(EP), giải thuật di truyền (GA)[2], tìm kiếm sự hài hòa (HS) [3-5], tối ƣu bầy đàn
(PSO)… Tìm kiếm một giải pháp tối ƣu là hiệu quả và có thể thực hiện trong thực
tế. Các thuật toán này phải cạnh tranh với các phƣơng pháp tối ƣu thông thƣờng.

Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã công bố
Một số nhà khoa học trên thế giới đã triển khai nghiên cứu giải thuật HS và
GA vào ứng dụng vào trong Hệ thống điện nhằm tìm ra cách điều khiển, phân bố
công suất sao cho hệ thống vận hành tối ƣu:
Các bài báo nước ngoài:
Bài báo: “Luận văn Thạc Sĩ, Ứng dụng thuật toán di truyền phân bố công suất
tối ưu trong Hệ Thống Điện, Phạm Việt Cường, 7 /2003, 700998, Thư viện Đại Học
Bách Khoa TPHCM. [2]
Luận văn đề cập đến việc ứng dụng giải thuật di truyền vào tính toán tối ƣu
công suất phát các nhà máy điện và phân bố tối ƣu công suất trong lƣới điện với hàm
mục tiêu là cực tiểu chi phí phát điện đồng thời thỏa mãn các ràng buộc về công suất
tác dụng và phản kháng, điện áp nút... và ứng dụng vào mạng IEEE 30 nút.
Bài báo: “Optimal Scheduling of Multiple Dam System Using Harmony
Search Algorithm”. Tác giả Zong Woo Geem. [3]

Lấy cảm hứng từ hành vi của nhạc sĩ sự thuật toán tìm kiếm hòa hợp (HS) lần
đầu tiên đƣợc áp dụng cho việc lập kế hoạch hoạt động tối ƣu của một hệ thống
nhiều đập. Mô hình HS giải quyết một hệ thống chuẩn mực phổ biến với bốn đập.
Kết quả cho thấy mô hình HS tìm thấy năm giải pháp tối ƣu toàn cầu khác nhau với
lợi ích tối đa giống hệt nhau từ thủy điện và thủy lợi, trong khi tăng cƣờng mô hình
GA (mã hóa giá trị thực tế, lựa chọn, lai tạo, và biến đổi đột biến) đƣợc tìm thấy chỉ
có các giải pháp gần tối ƣu trong cùng một số đánh giá chức năng. Hơn nữa, mô

2


hình HS đến tối ƣu toàn cầu mà không cần thực hiện bất kỳ phân tích độ nhạy của
thuật toán các tham số trong khi các mô hình GA yêu cầu việc phân tích độ nhạy.
Bài

báo:

“A

new

meta-heuristic

algorithm

for

continuous

engineeringoptimization: harmony search theory and practice”. Tác giả: Kang Seok

Lee, Zong Woo Geem. [4]
Bài viết này mô tả một tìm kiếm sự hòa hợp mới (HS) phƣơng pháp tiếp cận
thuật toán dựa trên meta-heuristic cho vấn đề tối ƣu hóa kỹ thuật với các biến liên
tục. Thuật toán HS sử dụng một tìm kiếm ngẫu nhiên ngẫu nhiên thay vì tìm kiếm
gradient để thông tin phát sinh là không cần thiết. Vấn đề tối ƣu hóa kỹ thuật khác
nhau, bao gồm cả chức năng toán học giảm thiểu và các vấn đề tối ƣu hóa kỹ thuật
kết cấu, đƣợc trình bày để chứng minh hiệu quả và vững mạnh của các thuật toán
HS. Kết quả cho thấy phƣơng pháp đề xuất là một tìm kiếm mạnh mẽ và kỹ thuật
tối ƣu hóa mà có thể mang lại giải pháp tốt hơn cho vấn đề kỹ thuật hơn những
ngƣời thu đƣợc sử dụng các thuật toán hiện hành.
Bài báo:“Combined heat and power economic dispatch by harmony search
algorithm”. Tác giả A. Vasebi, M. Fesanghary, S.M.T. Bathaee.[5]
Việc sử dụng tối ƣu nhiều kết hợp của hệ thống nhiệt và điện (CHP) là một bài
toán phức tạp cần các phƣơng pháp mạnh mẽ để giải quyết. Bài báo này trình bày
một sự thuật toán tìm kiếm hòa hợp (HS) để giải quyết kết hợp nhiệt và bài toán
điều độ kinh tế (CHPED). Thuật toán HS là một thuật toán meta-heuristicphát triển
gần đây, và đã rất thành công trong một loạt các vấn đề tối ƣu hóa. Phƣơng pháp
này đƣợc minh họa sử dụng một trƣờng hợp thử nghiệm lấy từ các tài liệu cũng nhƣ
một cái mới của các tác giả đề xuất. Kết quả số cho thấy thuật toán đề xuất có thể
tìm thấy giải pháp tốt hơn khi so sánh với phƣơng pháp thông thƣờng và là một
thuật toán tìm kiếm hiệu quả cho vấn đề CHPED.
Bài báo:“An improved harmony search algorithm for power economic load
dispatch”. Tác giả: Leandro dos Santos Coelho, Viviana Cocco Mariani. [6]
Bài viết này trình bày một sự hài hòa cải thiện tìm kiếm (IHS) thuật toán dựa
trên phân phối theo cấp số nhân để giải quyết các bài toán điều độ kinh tế. Một hệ

3


thống kiểm tra 13 nút với gia tăng hàm chi phí nhiên liệu có tính đến hiệu ứng điểm

van đƣợc sử dụng để minh họa cho tính hiệu quả của phƣơng pháp IHS đề xuất. Kết
quả số cho thấy rằng phƣơng pháp IHS có tính hội tụ tốt. Hơn nữa, chi phí tạo ra
các phƣơng pháp IHS là thấp hơn so với các HS cổ điển và các thuật toán tối ƣu hóa
khác đƣợc báo cáo trong văn học gần đây. Các thuật toán HS không yêu cầu thông
tin phát sinh và sử dụng tìm kiếm ngẫu nhiên ngẫu nhiên thay vì tìm kiếm gradient.
Ngoài ra, các thuật toán HS là đơn giản trong khái niệm, vài thông số, và dễ dàng
trong việc thực hiện.
Bài báo:“An Improved Harmony Search Approach To Economic Dispatch”.
Tác giả: K. Nekooei, M.M. Farsangi, H. Nezamabadi-pour. [7]
Trong bài báo này là một cải tiến tìm kiếm hài hòa (HS) đƣợc áp dụng để giải
quyết các vấn đề điều độ kinh tế (ED) với chức năng chi phí không lồi. Đề xuất
phƣơng pháp tìm kiếm hài hòa toàn cầu (NGHS). Vấn đề ED thực tế có chức năng
chi phí không lồi với hạn chế bình đẳng và bất bình đẳng mà làm cho các vấn đề
của việc tìm kiếm tối ƣu toàn cầu khó sử dụng hơn bất kỳ phƣơng pháp tối ƣu hóa
khác. Trong bài báo này, các NGHS là giải quyết với sự bình đẳng và bất bình đẳng
khó khăn trong bài toán điều độ kinh tế. Để xác nhận các kết quả thu đƣợc bằng
cách đề xuất, NGHS và phiên bản cải tiến khác của sự hòa hợp tìm kiếm (IHS) đƣợc
áp dụng để so sánh. Ngoài ra, các kết quả thu đƣợc từ việc NGHS đƣợc so sánh với
các phƣơng pháp trƣớc đây đƣợc báo cáo trong các tài liệu. Kết quả cho thấy các đề
xuất NGHS tạo ra giải pháp tốt hơn cho tất cả các hệ thống nghiên cứu.
Bài báo:“A Genetic Algorithm for Solving the Optimal Power Flow Problem”.
Tác giả:Tarek Bouktir, Linda Slimani, M. Belkacemi. [8].
Bài báo trình bày việc giải bài toán OPF trong mạng điện lớn sử dụng phƣơng
pháp giải thuật gen. Hàm mục tiêu dùng để tính toán là cực tiểu chi phí nhiên liệu
máy phát với các ràng buộc công suất máy phát, điện áp các nút, tụ bù, đầu phân áp
nằm trong giới hạn cho phép. Thời gian tính toán có thể giảm xuống bằng cách phân
chia các ràng buộc tối ƣu thành ràng buộc tích cực để thao tác trực tiếp bằng giải
thuật GA, duy trì các ràng buộc thụ động trong giới hạn mềm sử dụng bài toán dòng
công suất truyền thống. Mạng IEEE 30 nút đƣợc ứng dụng để kiểm tra sự hiệu quả


4


của giải thuật. Kết quả đƣợc so sánh với các cách giải khác của giải thuật GA và
phƣơng pháp EP.
Bài báo: “Improved Genetic Algorithm for Power Economic Dispatch of Units
With Valve-Point Effects and Multiple Fuels”. Tác giả Chao-Lung Chiang. [9]
Bài viết này trình bày một thuật toán di truyền đƣợc cải thiện với hệ số cập
nhật (IGA_MU) để giải quyết công bài toán điều độ kinh tế (ED) với các hiệu ứng
van điểm và nhiều nhiên liệu. Đề xuất IGA-MU tích hợp các thuật toán di truyền
đƣợc cải thiện (IGA) và các hệ số cập nhật (MU). Các IGA trang bị một cải thiện
tiến hóa điều hành chỉ đạo và hoạt động chuyển đổi có tìm kiếm hiệu quả và chủ
động tìm hiểu các giải pháp, và MU đƣợc sử dụng để xử lý sự bình đẳng và bất bình
đẳng hạn chế của vấn đềED. Vài ED nghiên cứu liên quan đến vấn đề ít khi đề cập
đến cả tải trọng điểm van và nhiên liệu thay đổi. Đặc biệt, các thuật toán đề xuất là
rất hứa hẹn cho các hệ thống quy mô lớn của các hoạt động thực tếED.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn này giới thiệu một thuật toán lai giữa thuật toán tìm kiếm sự hài hòa
(HS)[3], và giải thuật di truyền (GA)[2], đƣợc gọi là thuật toán lai GA-HS.
Ứng dụng thuật toán lai GA-HS để giải các bài toán về điều độ kinh tế ED với ảnh
hƣởng của điểm van công suất, và so sánh kết quả thu đƣợc với các phƣơng pháp khác.
1.3 NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Sử dụng phƣơng pháp lai GA-HS ứng dụng giải các bài toán điều phối công
suấtED với Hàm chi phí nhiên liệu có xét ảnh hƣởng của điểm van công suất:
 Bài toán mạng 13 nút máy phát với hiệu ứng điểm van.
 Bài toán mạng 40 nút máy phát với hiệu ứng điểm van.
1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý thuyết hai phƣơng pháp tối ƣu:
 Tìm kiếm sự hài hòa (HS).
 Giải thuật di truyền (GA).

Trên cơ sở sơ lý thuyết, sơ đồ giải thuật hai phƣơng pháp trên để tìm ra cách
kết hợp tạo ra phƣơng pháp mới để giải bài toán phân bố công suất tối ƣu mà ở đây
cụ thể là bài toán ED với hiệu ứng điểm van công suất.

5


Chƣơng2

BÀI TOÁN ĐIỀU PHỐI CÔNG SUẤT ED
2.1 GIỚI THIỆU
Để hệ thống điện hoạt động hiệu quả và tin cậy thì một số kỹ thuật đã đƣợc
phát triển để tính toán xác định dự báo công suất và mức công suất phát. Điều phối
công suất là một trong các kỹ thuật trên để điều chỉnh biến điều khiển và phân phối
công suất cho hệ thống điện hoạt động tối ƣu. Điều phối công suất có hai cách: điều
phối công suất thực và điều phối công suất phản kháng. Bài toán điều phối kinh tế
tìm điểm hoạt động tối ƣu để phân phối công suất thực giữa các nhà máy nhằm
giảm thấp nhất chi phí sản xuất. Điều phối công suất phản kháng dùng để cực tiểu
tổn thất hệ thống, nâng cao hiệu suất và khả năng tận dụng nguồn.
Bài toán điều phối công suất làm cải thiện việc hoạt động ổn định của hệ thống
điện. Thƣờng làm giảm mô hình hệ thống điện, làm đơn giản các giải pháp chi phí
về chất lƣợng. Việc sử dụng đúng đắn và chính xác hơn các mô hình sản lƣợng điện
làm cho lời giải bài toán tốt hơn nhƣng vấn đề khó khăn cũng tăng lên đáng kể.
Mô hình phổ biến cải tiến bài toán điều phối kinh tế bao gồm: hàm chi phí có
xét ảnh hƣởng của điểm van công suất, vùng hoạt động không liên tục và sự chuyển
đổi các loại nhiên liệu; các loại ràng buộc an ninh hệ thống điện nhƣ giới hạn dòng
công suất, dự trữ công suất máy phát và cấu hình điện áp. Trong chƣơng này chúng
tôi trình bày hệ thống các biểu thức của bài toán điều phối kinh tế với hàm chi phí
trơn dạng bậc hai cổ điển và hàm chi phí có xét ảnh hƣởng của điểm van công suất.
2.2 BÀI TOÁN ĐIỀU PHỐI KINH TẾ CỔ ĐIỂN

Bài toán điều phối kinh tế cổ điển là bài toán tối ƣu nhằm xác định công suất
phát ra của các nhà máy để đạt đến kết quả là cực tiểu chi phí vận hành. Hàm mục
tiêu của bài toán điều phối kinh tế cổ điển là cực tiểu tổng chi phí hệ thống điện với
hàm mục tiêu có dạng tổng của hàm chi phí ở mỗi nhà máy. Phân phối công suất
sao cho cân bằng giữa công suất phát và phụ tải với điều kiện nằm trong vùng khả
năng phát của mỗi nhà máy.

6


2.2.1 Hàm mục tiêu
Hàm mục tiêu của bài toán điều phối kinh tế cổ điển là cực tiểu tổng chi phí hệ
thống điện (2.1) bằng cách hiệu chỉnh công suất phát của mỗi nhà máy kết nối với
lƣới điện. Tổng chi phí đƣợc biểu diễn bằng hàm tổng của các chi phí ở mỗi nhà máy.
NG

min  Fi ( PG )

(2.1)

i

i 1

Trong đó Fi ( PG ) là hàm chi phí của nhà máy thứ i, PG là công suất thực phát
i

i

ra của nhà máy thứ i và NG là tổng số lƣợng các nhà máy kết nối với hệ thống điện.


Hình 2.1: Đƣờng cong chi phí phổ biến của nhà máy nhiệt điện
Mỗi hàm chi phí của nhà máy thiết lập mối quan hệ giữa nhà máy và hệ thống
thông qua khả năng phát công suất với chi phí phát của nhà máy. Thông thƣờng các
nhà máy đƣợc mô hình bằng hàm chi phí trơn nhƣ trong (2.2) để đơn giản bài toán
tối ƣu và khả năng ứng dụng các kỹ thuật truyền thống để tính toán.
Fi ( PG )  ai  bi PG  ci PG2
i

i

(2.2)

i

Trong đó ai, bi, ci là hệ số chi phí của hàm chi phí nhà máy thứ i.
2.2.2 Ràng buộc đẳng thức
Ràng buộc cân bằng công suất: Ràng buộc cân bằng công suất là ràng buộc
đẳng thức dùng để giảm bớt công suất hệ thống dựa trên nguyên lý cơ bản cân bằng
giữa tổng công suất nhà máy phát với tổng tải của hệ thống. Cân bằng chỉ xảy ra khi

7


tổng công suất nhà máy phát

P

Gi


bằng với tổng tải trong hệ thống PD cộng thêm

một lƣợng tổn hao PL đƣợc biểu diễn nhƣ trong (2.3).
NG

P
i 1

Gi

 PD  PL

(2.3)

Tổn thất trong hệ thống có thể xác định một cách chính xác nhờ phƣơng pháp
phân luồng công suất. Một cách điển hình để ƣớc lƣợng tổn thất bằng cách mô hình
chúng dạng hàm của hệ thống nhà máy phát sử dụng công thức tổn thất của Kron
(2.4). Một số cách khác để mô hình hóa tổn thất là sử dụng hệ số phạt hoặc xem tổn
thất là hằng số.
NG NG

NG

PL   PG Bij PG  PG Bi 0 B00
i 1 j 1

i

i


j 1

(2.4)

i

Trong đó Bij, Bi0, B00 gọi là tổn thất hay hệ số B.
2.2.3 Ràng buộc bất đẳng thức
Giới hạn công suất thực phát ra: Mỗi nhà máy có giới hạn thấp nhất PGmin và
i

giới hạn cao nhất PGmax phát công suất vì nó phụ thuộc vào cấu trúc của máy phát.
i

Các giới hạn trên đƣợc định nghĩa bằng một cặp của ràng buộc bất đẳng thức (2.5).
PGmin  PG  PGmax , i = 1,.., NG
i

i

i

(2.5)

2.3 BÀI TOÁN ĐIỀU PHỐI KINH TẾ VỚI HÀM CHI PHÍ NHIÊN
LIỆU KHÔNG TRƠN
Các nhà máy phát thƣờng đƣợc mô hình hóa sử sụng hàm chi phí trơn nhƣ
trong hình 2.1 để biểu diễn mối quan hệ giữa công suất phát ra và chi phí sản xuất.
Hàm chi phí loại này có ƣu điểm là làm đơn giản bài toán điều phối kinh tế và khả
năng sử dụng nhiều kỹ thuật áp dụng vào để giải bài toán này. Trong một số trƣờng

hợp, biểu diễn dƣới dạng bậc hai không mô hình hết đƣợc đặc điểm của nhà máy
điện, do đó cần mô hình chính xác hơn để cho kết quả tốt hơn trong việc giải bài
toán điều phối kinh tế. Mô hình chính xác hơn thƣờng có dạng hàm phi tuyến hơn,
không trơn và nằm trong miền lõm. Một số ví dụ của hàm chi phí không trơn là:
hàm chi phí có xét ảnh hƣởng điểm van công suất, hàm bậc hai liên tục từng khúc

8


gồm hàm có nhiều loại nhiên liệu và hàm có vùng hoạt động không liên tục. Trong
đó, hàm chi phí nhiên liệu có xét ảnh hƣởng điểm van công suất đƣợc sử dụng khá
phổ biến trên thế giới.
2.3.1. Đặc điểm của bài toán điều phối kinh tế với điểm van công suất
Nhà máy điện thƣờng sử dụng nhiều van để điều khiển công suất phát của nhà
máy. Trong giai đoạn đầu khi van nạp hơi nƣớc đƣợc mở trong nhà máy nhiệt điện,
chi phí do tổn hao gia tăng một cách đột ngột làm cho hàm chi phí có độ nhấp nhô
nhƣ Hình 2.2. Hiệu ứng này đƣợc gọi là điểm van công suất. Loại bài toán này vô
cùng khó giải quyết với những kỹ thuật thông thƣờng bởi vì tồn tại sự thay đổi đột
ngột và không liên tục trong sự gia tăng của hàm chi phí.

Hình 2.2: Hàm chi phí nhiên liệu của nhà máy nhiệt điện với 3 van nạp
2.3.2. Biểu thức điều phối kinh tế với điểm van công suất
Điều phối kinh tế với điểm van công suất dùng để cực tiểu chi phí hệ thống
(2.1) dựa trên hàm chi phí có xét ảnh hƣởng của vị trí van. Vị trí van công suất
thƣờng đƣợc mô hình bằng cách thêm hàm sin vào hàm chi phí bậc hai cổ điển (2.6).

 

Fi ( PG )  ai  bi PG  ci PG2  ei sin fi PGmin  PG
i


i

i

i

i



(2.6)

Trong đó ai, bi, ci, ei và fi là hệ số chi phí của nhà máy thứ i.
Biểu thức cơ bản của bài toán này là các vấn đề ràng buộc cân bằng công suất
(2.3) và giới hạn máy phát (2.5). Những ràng buộc khác có thể thêm vào tùy thuộc
vào mô hình yêu cầu.

9


Chƣơng 3

THUẬT TOÁN DI TRUYỀN
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Đƣợc một số nhà sinh vật học nêu ra từ thập niên 50, 60 của thế kỷ 20trong đó
A.S. Fraser là ngƣời đầu tiên nêu lên sự tƣơng đồng giữa sự tiến hóa của sinh vật và
chƣơng trình tính toán giả tƣởng về thuật toán di truyền. Tuy nhiên chính John
Henry Holland, Đại học Michigan, mới là ngƣời triển khai phƣơng thức giải quyết
vấn đề dựa theo sự tiến hóa của sinh vật.

Thuật toán di truyền là thuật toán tìm kiếm dựa trên cơ chế chọn lọc tự nhiên,
di truyền và tiến hóa. Cũng nhƣ các thuật toán tiến hóa nói chung hình thành trên
quan niệm cho rằng quá trình tiến hóa tự nhiên là quá trình hoàn hảo nhất, hợp lý
nhất và tự nó đã mang tính tối ƣu. Quá trình tiến hóa thể hiện tính tối ƣu ở chỗ thế
hệ sau bao giờ cũng phát triển hơn, hoàn thiện hơn thế hệ trƣớc bởi tính kế thừa và
đấu tranh sinh tồn.[2]
3.2 TƢƠNG QUAN GIỮA THUẬT TOÁN GEN VÀ QUÁ TRÌNH TIẾN
HÓA CỦA SINH VẬT
Trƣớc tiên chúng ta tìm hiểu về ngành di truyền học (Genetics) là khoa học
nhằm tìm hiểu về huyết thống và sự di truyền của các thế hệ. Các nhà di truyền học
nghiên cứu cách hoạt động của các gen và ảnh hƣởng của gen trong sự di truyền
giữa cha mẹ và con cái. Ngành di truyền học đƣợc chia thành nhiều nhómtuy nhiên
di truyền học quần thể là nền tảng cho sự phát triển của thuật toán di truyền.
Theo thuyết tiến hóa, sự tiến hóa của các sinh vật sống là quá trình tác động lên
các nhiễm sắc thể (chromosome) - đơn vị tổ chức mã hóa cấu trúc của các sinh vật
sống mang thông tin di truyền. Mỗi chủng loại sinh vật đều có các tính chất di truyền
đặc biệt gọi là kiểu gen (Genotype). Chính kiểu gen xác định và giới hạn khả năng
tồn tại cũng nhƣ phát triển của các cá thể, nó quy định khả năng phản ứng của cá thể
trƣớc môi trƣờng sống. Ngƣợc lại, tính chất đặc biệt giúp cho các cá thể tồn tại qua
những cuộc thử thách với thiên nhiên đƣợc gọi là kiểu hình (Phenotype) và kiểu hình

10


×