Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Lỗi dùng từ của học sinh lớp 4 nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.92 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÙI THỊ THU

LỖI DÙNG TỪ CỦA HỌC SINH LỚP 4 NGUYÊN NHÂN
VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÙI THỊ THU

LỖI DÙNG TỪ CỦA HỌC SINH LỚP 4 NGUYÊN NHÂN
VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Hồng

Sơn La, năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo – Tiến sĩ Trần Thị


Thanh Hồng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt q trình hồn
thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp và
các thầy cô trong Khoa Tiểu học –Mầm non, những người đã dạy dỗ và dìu dắt em
trong 4 năm học vừa qua. Cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các em trường
Tiểu học Mường Lai – Lục Yên – Yên Bái trong quá trình khảo sát, tìm hiểu thực tế,
thể nghiệm.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp K52 – ĐHGD Tiểu học B đã động viên, khuyến
khích và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Sinh viên

Bùi Thị Thu


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HS: Học sinh
GV: Giáo viên
CQN: Chữ quốc ngữ
VD: Ví dụ
SGK: Sách giáo khoa
BTTV: Bài tập Tiếng Việt
PPDH: Phƣơng pháp dạy học
NXB: Nhà xuất bản
GD: Giáo dục
KHXH: Khoa học xã hội


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................4
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................5
7. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................................6
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ......................................................................6
1.1.1. Từ là gì ? ................................................................................................................6
1.1.2. Lỗi dùng từ ............................................................................................................7
1.2. Căn cứ phân loại lỗi dùng từ - yêu cầu chung của việc dùng từ ..............................7
1.2.1. Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo ................................................7
1.2.2. Dùng từ phải đúng về nghĩa ................................................................................10
1.2.3. Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp ................................................................13
1.2.4. Dùng từ phải thích hợp với phong cách ngơn ngữ của văn bản ..........................14
1.2.5. Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản ...............................................16
1.2.6. Dùng từ cần tránh hiện tƣợng lặp, thừa từ không cần thiết và bệnh sáo rỗng công
thức ................................................................................................................................17
1.3. Những điểm đổi mới về nội dung dạy học Tiếng Việt theo chƣơng trình, sách giáo
khoa mới và yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học .....................................................18
1.3.1. Về nội dung .........................................................................................................18
1.3.2. Về phƣơng pháp dạy học .....................................................................................19
1.4. Mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu lớp 4 .....................................20
1.4.1. Mục tiêu ...............................................................................................................20
1.4.2. Nhiệm vụ .............................................................................................................20
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................21
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN ...........................................................................23

2.1. Khảo sát các loại lỗi dùng từ của học sinh lớp 4 ....................................................23
2.1.1. Mục đích khảo sát ................................................................................................23


2.1.2. Thời gian, địa điểm khảo sát ...............................................................................23
2.1.3. Phƣơng pháp khảo sát ..........................................................................................23
2.1.4. Nội dung khảo sát ................................................................................................23
2.1.5. Kết quả khảo sát ..................................................................................................24
2.1.5.1. Các loại lỗi dùng từ của học sinh .....................................................................24
2.1.5.2. Nguyên nhân mắc lỗi của từng loại lỗi .............................................................32
2.2. Khảo sát tài liệu và biện pháp khắc phục lỗi dùng từ cho học sinh lớp 4 ..............42
2.2.1. Khảo sát tài liệu dạy học .....................................................................................42
2.2.1.1. Ƣu điểm ............................................................................................................42
2.2.1.2. Hạn chế .............................................................................................................42
2.2.2. Khảo sát về biện pháp khắc phục lỗi dùng từ cho học sinh lớp 4 qua phân môn
Luyện từ và câu .............................................................................................................43
2.2.2.1. Về phía giáo viên ..............................................................................................44
2.2.2.2. Về phía học sinh ...............................................................................................45
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................................46
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI DÙNG TỪ CHO HỌC SINH
LỚP 4 .................................................................................................................. 47
3.1. Đề xuất một số dạng bài tập nhằm sửa chữa lỗi dùng từ cho học sinh lớp 4 ..............47
3.1.1. Xây dựng các bài tập nhằm sửa chữa, khắc phục loại lỗi dùng từ sai về nghĩa
.......................................................................................................................................47
3.1.2. Xây dựng các bài tập nhằm sửa chữa, khắc phục lỗi dùng từ không đúng kết hợp
(quan hệ kết hợp) ...........................................................................................................50
3.1.3. Xây dựng các dạng bài tập chữa lỗi dùng từ không đúng phong cách .....................52
3.2. Thiết kế thể nghiệm sƣ phạm .................................................................................53
3.2.1. Mục đích thể nghiệm ...........................................................................................53
3.2.2. Miêu tả q trình thể nghiệm...............................................................................53

3.2.2.1. Thể nghiệm lần 1 ..............................................................................................53
3.2.2.2. Thể nghiệm lần 2 ..............................................................................................54
3.2.3. Kết quả thể nghiệm ..............................................................................................58
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................................................................59
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ là một trong số các đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ. Nó ở vào vị trí trung tâm
của ngơn ngữ. Nó là cơ sở để con ngƣời tiến hành hoạt động nhận thức và tạo ra mọi
sản phẩm ngôn ngữ (câu, đoạn, văn bản) phục vụ cho nhu cầu giao tiếp của con ngƣời.
Hoạt động nhận thức và giao tiếp của con ngƣời chính là bắt đầu từ đơn vị cơ sở là từ.
Với vai trò và chức năng quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ và trong hoạt động nhận
thức, giao tiếp của con ngƣời. Từ không những là phƣơng tiện nhận thức tƣ duy và
phƣơng tiện giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, mà cịn là cơng cụ để học tập, để
nghiên cứu khoa học, tích lũy kiến thức trong mọi chuyên nghành, mọi lĩnh vực khoa
học. Nó là công cụ không thể thiếu đƣợc trong cuộc đời của mỗi con ngƣời. Đặc biệt là
trong hoạt động của tƣ duy trừu tƣợng.
Trong giao tiếp, khi nói hay viết đều phải sử dụng từ, còn khi nghe hay đọc đều
phải lĩnh hội từ, hiểu từ. Hiển nhiên là để giao tiếp ngƣời ta còn phải tiến hành các hoạt
động khác. Nhƣng từ vẫn là đơn vị nằm ở trung tâm của cả q trình tạo lập văn bản.
Từ là ngơn ngữ đã có sẵn, thuộc kho từ vựng của ngơn ngữ và tồn tại trong tiềm
năng ngôn ngữ của mỗi ngƣời. Nó là tài sản chung của xã hội. Khi giao tiếp mỗi ngƣời
huy động vốn tài sản đó để tạo ra lời nói hoặc văn bản. Mỗi ngƣời có thể có phong
cách ngơn ngữ cá nhân, có thể có đóng góp và sáng tạo trong việc dùng từ. Tuy thế
trong giao tiếp cũng nhƣ tạo lập văn bản là một hoạt động xã hội, muốn biểu lộ đƣợc
chính xác ý tƣởng của mình và muốn ngƣời khác lĩnh hội đƣợc chính xác ý tƣởng đó thì

mỗi ngƣời phải biết dùng từ đúng – dùng từ theo những yêu cầu chung. Việc hiểu từ và
sử dụng từ đúng sẽ mang lại hiệu quả cao trong giao tiếp cũng nhƣ tạo lập văn bản.
Trên thực tế, không phải bất cứ ai cũng có thể hiểu từ và sử dụng một cách tối
ƣu khi nói và viết nhất là học sinh tiểu học. Qua khảo sát điều tra (với phạm vi và điều
kiện cho phép, tôi chỉ tiến hành điều tra ở học sinh lớp 4) tôi thấy ở lứa tuổi này do
trình độ ngơn ngữ cịn hạn chế, vốn tiếng mẹ đẻ còn chƣa phong phú, do đặc điểm lứa
tuổi còn chi phối nhiều đến việc tiếp nhận từ của các em….Vì vậy các em mắc rất
nhiều lỗi về dùng từ thuộc nhiều kiểu, dạng lỗi khác nhau với những nguyên nhân và
cơ chế mắc lỗi rất phong phú đa dạng. Một câu hỏi đặt ra với tôi là làm thế nào để
khắc phục đƣợc lỗi dùng từ sai của học sinh và liệu có biện pháp gì giúp các em phịng
ngừa đƣợc những lỗi thƣờng mắc hay khơng?.
1


Quả thật, lỗi dùng từ là một vấn đề rộng lớn và phức tạp, khắc phục đƣợc
những hiện trạng trên không phải là việc làm đơn giản và dễ dàng. Nhƣ chúng ta đều
biết, dạy tiếng mẹ đẻ là tổ chức q trình sản sinh và lĩnh hội lời nói cho ngƣời học.
Nhƣng quá trình này diễn ra nhƣ thế nào thì khơng phải dễ dàng nhìn thấy đƣợc. Khi
câu nói đƣợc sản sinh một cách đúng đắn và xn xẻ, chúng ta khó xác định đƣợc q
trình chuyển từ trong ra ngồi, q trình chuyển mã từ ý đến lời nói đã diễn ra ra sao.
Cũng nhƣ trong y học, phải nghiên cứu trên ngƣời bị bệnh gan mới phát hiện ra gan có
chức phận gì và đã hoạt động ra sao trong q trình tiêu hóa. Nhiều khi phải dựa vào
lỗi sử dụng tiếng mẹ đẻ ngƣời ta mới biết quá trình này diễn ra nhƣ thế nào để điều
khiển nó. Chính vì vậy để có biện pháp khắc phục lỗi dùng từ của học sinh chúng ta
không thể không nghiên cứu lỗi từ của học sinh, để từ đó mới có thể xác định đƣợc
những khó khăn mà các em gặp phải khi sử dụng từ, tìm ra ngun nhân và cơ chế
mắc lỗi. Từ đó khơng chỉ đƣa ra cách phòng ngừa , sửa chữa lỗi mà quan trọng hơn là
đề xuất những điểm cần điều chỉnh về nội dung, phƣơng pháp dạy học Luyện từ và câu
ở lớp 4, đề xuất những biện pháp phòng ngừa những lỗi này.
Nhƣ vậy từ hiện trạng lỗi từ của học sinh lớp 4 với mong muốn có thể hạn chế

mức thấp nhất lỗi từ của học sinh nhằm nâng cao khả năng hiểu từ và sử dụng từ đúng
và hay cho học sinh lớp 4 đã dẫn tôi đến việc chọn đề tài: “Lỗi dùng từ của học sinh
lớp 4 nguyên nhân và biện pháp khắc phục”.
2. Lịch sử vấn đề
Một số bài viết ngắn đăng trên các tạp chí khoa học, tạp chí ngơn ngữ và rất nhiều
cơng trình nghiên cứu về cách dùng từ sai chuẩn mực đƣợc trình bày ở nhiều sách nghiên
cứu Tiếng Việt. Có thể đi qua vài cơng trình nghiên cứu nhƣ sau:
- Tác giả Nguyễn Nhã Bản trong: “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” có đề
cập đến một số lỗi: “Lỗi dùng từ Hán Việt”, “Lỗi do hiểu sai nghĩa của từ”, “Lỗi do
khả năng diễn đạt”. Ở “Lỗi dùng từ Hán Việt” tác giả phân ra sự đối lập giữa từ Hán
Việt và từ thuần Việt, tiếp tục so sánh giữa từ đơn tiết Hán Việt và từ đơn tiết thuần
Việt, từ đa tiết Hán Việt và đa tiết Thuần Việt để thấy đƣợc việc dùng lộn giữa từ Hán
Việt và Thuần Việt. Ở “Lỗi do hiểu sai nghĩa của từ” tác giả chỉ nguyên nhân là do
không phân biệt các sắc khác nhau của từ đồng nghĩa, gần nghĩa, hiện tƣợng chuyển
nghĩa của từ. Về “Lỗi do khả năng diễn đạt” diễn đạt sai ý định của ngƣời viết hoặc
biểu đạt thông tin không rõ ràng do khả năng cảm nhận văn chƣơng yếu, hiểu sai kiến
2


thức cơ bản nên diễn đạt lung tung , dài dịng khó hiểu. Tác khả cịn thống kê, tính tỷ
lệ phần trăm giữa các lỗi để so sánh lỗi nào nhiều nhất và tìm cách khắc phục.
- Tác giả Hà Thúc Hoan với “Tiếng Việt thực hành” _ NXB TP.HCM đã đƣa ra
một số loại lỗi nhƣ”: “Lỗi dùng từ khơng đúng âm” do sai chính tả, khơng hiểu rõ
nghĩa của từ khi sử dụng các yếu tố Hán Việt; “Lỗi dùng từ khơng đúng chuẩn” nhƣ
nói tắt, thay đổi trật tự từ; “Lỗi dùng từ khơng đúng nghĩa” vì khơng hiểu rõ nghĩa đen,
nghĩa bóng của từ và các lớp nghĩa của từ.
- Hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp trong “Tiếng Việt thực
hành” NXB ĐHQG Hà Nội 1997 nêu lên một số kiểu lỗi nhƣ: “ Lỗi do lặp từ” tác giả
đã nêu lên khái niệm lặp từ và các ví dụ phân tích để thấy lặp từ sẽ làm cho câu văn
mất đi giá trị, chứng tỏ sự nghèo nàn về vốn từ của ngƣời viết, ngƣời nói, đồng thời tác

giả cịn đƣa ra cách khắc phục là bỏ từ trùng lặp hoặc thay nó bằng từ đồng nghĩa;
“Lỗi dùng từ khơng đúng nghĩa” do ngƣời viết, ngƣời nói khơng nắm đƣợc nghĩa của
từ, nhất là từ Hán Việt, ngôn ngữ khoa học, nhầm lẫn từ gần âm, gần nghĩa dấn đến
dùng từ diễn đạt không đúng với nội dung cần thiết; “Lỗi dùng từ không hợp phong
cách” - là lựa chọn từ không hợp văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp hay thể loại văn bản
dẫn đến sai nội dung văn bản. Bên cạnh đó, các tác giả cịn đƣa ra một số bài tập để
phân tích từng loại lỗi.
- Các tác giả Bùi Minh Toán – Lê A – Đỗ Việt Hùng với “Tiếng Việt thực hành”
NXB GD 1998, đã nêu lên một số kiểu lỗi về dùng từ trong văn bản và cách sửa chữa
nhƣ: “ Lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo từ” theo các tác giả thì “ từ” là một đơn vị
có nhiều bình diện trong đó khơng thể thiếu mặt âm thanh và hình thức cấu tạo. Âm
thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt của từ. Trong chữ quốc ngữ,
thứ chữ theo nguyên tắc ghi âm, âm thanh va hình thức cấu tạo của từ đƣợc ghi lại
bằng các chữ cái. Khi viết văn bản cần ghi lại đúng âm thanh và hình thức cấu tạo của
từ đƣợc sử dụng. Nếu khơng sẽ khơng biểu hiện đƣợc chính xác và không làm cho
ngƣời đọc văn bản lĩnh hội đƣợc hết nội dung, ý nghĩa một cách chính xác nhất. “Lỗi
về nghĩa của từ” - từ đƣợc dùng phải phù hợp với nội dung định thể hiện, phù hợp với
đối tƣợng đƣợc nói đến trong câu; dùng từ cần đạt các yêu cầu: đúng nghĩa biểu vật,
biểu niệm, biểu thái. Đơi khi do khơng phân biệt nghĩa đen, nghĩa bóng cũng dẫn đến
việc dùng từ sai nghĩa. “Lỗi về kết hợp từ” - là các từ kết hợp nhau không đúng bản
chất ngữ pháp, không đúng quan hệ ngữ nghĩa, dùng từ thiếu hụt từ, thừa các quan hệ
3


từ, không đúng đặc điểm kết hợp. Dùng từ trong văn bản tránh bệnh sáo rỗng, công
thức - nghĩa là dùng những từ sáo mịn, những chữ sẵn, điệu nói sẵn nhƣ con vẹt bất kể
nội dung diễn đạt nhƣ thế nào. Bệnh sáo rỗng, công thức tạo ra những câu văn “đao to
búa lớn” mà nội dung chung chung nghèo nàn. Qua đó, ta thấy các tác giả đã đƣa ra
phần lớn các lỗi mà HS thƣờng mắc phải do không nắm vững kiến thức hay cẩu thả
dẫn đến dùng từ.

- Các tác giả Hồ Lê (chủ biên) – Trần Thị Ngọc Lang – Tơ Đình Nghĩa trong
“Lỗi dùng từ và cách khắc phục” NXB KHXH 2002 đã chỉ ra lỗi từ vựng thƣờng gặp
và cách khắc phục bao gồm: “Lỗi viết sai âm gây ra những lẫn lộn về nghĩa”; “Lỗi do
hiểu sai nghĩa từ” trong đó có các từ bị hiểu sai nghĩa hoàn toàn hoặc sai một phần;
“Lỗi do sự phối hợp nghĩa một số từ không khớp hoặc bị trùng lặp”. Các tác giả đã
đƣa ra các ví dụ cụ thể về từng loại lỗi và phân tích cái sai của từng ví dụ, đƣa ra cách
khắc phục. Ngồi ra các tác giả cịn đƣa ra một số bài tập sửa lỗi từ vựng và rèn cách
dùng từ sao cho phù hợp nhất.
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu về lỗi dùng từ của các nhà ngôn ngữ học,
chúng ta nhận thấy phần lớn các lỗi mà các tác giả đã đề cập đến là: lỗi dùng lẫn lộn từ
Hán Việt - Thuần Việt; lỗi do hiểu sai nghĩa của từ, lỗ do khả năng diễn đạt, lỗi về kết
hợp từ, lỗi về mặt âm thanh. Các cơng trình đã nghiên cứu lỗi dùng từ chung của tất cả
các đối tƣợng từ Tiểu học đến Đại học và cả trên các bài viết đăng trên báo. Với đề tài
này tôi đi vào nghiên cứu cụ thể lỗi dùng từ của học sinh lớp 4 nguyên nhân và biện
pháp khắc phục.
3. Mục đích nghiên cứu
Tơi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu đánh giá thực trạng hiểu từ và sử dụng
từ của học sinh lớp 4. Từ đó phát hiện ra những lỗi từ mà các em thƣờng mắc để đƣa
ra biện pháp phù hợp với khả năng nhận thức của các em nhằm khắc phục sửa chữa và
phòng ngừa lỗi; giúp HS Tiểu học nói đúng, viết đúng những câu văn Tiếng Việt.
Việc nghiên cứu lỗi từ còn nâng cao khả năng hiểu biết của mình về vấn đề từ
trong hoạt động giao tiếp cũng nhƣ tạo lập văn bản, giúp ích cho tơi trong công tác học
tập cũng nhƣ công tác giảng dạy sau này.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Nguyên nhân và biện pháp khắc phục lỗi dùng từ cho học sinh lớp 4 trƣờng Tiểu
học Mƣờng Lai – Lục Yên – Yên Bái.
4



4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Lỗi dùng từ của học sinh lớp 4 nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn:
+ Khảo sát các loại lỗi dùng từ của học sinh.
+ Khảo sát nguyên nhân.
+ Khảo sát tài liệu dạy học.
+ Khảo sát về biện pháp khắc phục lỗi dùng từ cho HS lớp 4 qua phân môn
Luyện từ và câu.
- Xây dựng các bài tập nhằm sửa chữa lỗi dùng từ cho học sinh.
- Thiết kế thể nghiệm, kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của biện pháp đề xuất.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết
Đọc tài liệu có liên quan đến khóa luận, tham khảo các tài liệu nhằm lĩnh hội
các tri thức và thông tin cần thiết cho đề tài.
6.2. Phƣơng pháp quan sát
Dự giờ quan sát theo dõi việc dạy và học từ ngữ của giáo viên và học sinh
lớp 4.
6.3. Phƣơng pháp thống kê miêu tả
Đọc bài làm, bài viết, phiếu bài tập của học sinh, tìm ra lỗi từ rồi từ đó thống kê
tổng số lỗi, phân loại từng loại lỗi để miêu tả cụ thể, tìm ra nguyên nhân mắc lỗi.
6.4. Phƣơng pháp thực nghiệm
Tiến hành áp dụng các biện pháp đã đề xuất vào thực tế một số dạng bài, giờ
dạy trong lớp sau đó phân tích đánh giá, so sánh đối chiếu nhận xét kết quả đạt đƣợc
sau khi áp dụng biện pháp khắc phục, cũng nhƣ phƣơng pháp mới trong dạy học.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
phần nội dung khóa luận có cấu trúc nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận

Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn
Chƣơng 3: Biện pháp khắc phục lỗi dùng từ cho học sinh lớp 4
5


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Từ là gì ?
Từ là đơn vị cơ bản, đơn vị ttrung tâm của ngơn ngữ. Đây là đặc trƣng có tính
chất bao trùm, đặc trƣng nổi bật nhất của ngôn ngữ.
Các nhà ngôn ngữ học đều thừa nhận sự tồn tại hiển nhiên của từ, thừa nhận tính
chất cơ bản trung tâm của từ trong ngơn ngữ nhƣng từ đó đi đến một định nghĩa thỏa
đáng về từ thì đa số đều cảm thấy rất khó. Cái khó trong việc định nghĩa từ một phần
do từ trong các ngôn ngữ khác nhau về loại hình, khác nhau về nguồn gốc, có những
đặc trƣng rất khác biệt nhau. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà có nhiều nhà
ngơn ngữ học chủ trƣơng rằng khơng thể tìm đƣợc một định nghĩa về từ có tính
chất phổ qt cho các ngơn ngữ khác nhau về loại hình, thậm chí các ngơn ngữ
cùng một nhóm. Vì vậy, phƣơng châm đúng đắn nhất trong việc xác định từ, trong
việc đi tìm một định nghĩa về từ là một mặt phải chú ý tới những điểm đồng nhất,
chú ý tới tính phổ qt của từ nói chung, mặt khác phải chú ý tới những đặc điểm
riêng của từ trong mỗi ngơn ngữ.
Xuất phát từ quan điểm nói trên, từ những đặc điểm riêng của tiếng Việt, chúng
ta thử xây dựng một định nghĩa về từ tiếng Việt. Dƣới đây, xin giới thiệu hai định
nghĩa về từ tiếng Việt:
1.“Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến mang những
đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với
một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”. (Dẫn
theo [2] )
2.“Từ của tiếng Việt là một chỉnh thế nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói: nó

có hình thức của một âm tiết, một “chữ” viết rời. (Dẫn theo [4] )
Có thể có nhiều cách định nghĩa khác nhau về từ tiếng Việt, xuất phát từ những
góc nhìn, những quan điểm khác nhau. Nhƣng tựu trung lại, qua các định nghĩa trên,
có thể thấy đƣợc từ tiếng Việt có những đặc điểm cơ bản sau: là đơn vị cơ bản của
ngơn ngữ (tiếng Việt), có hình thức ngữ âm cố định, bất biến và có ý nghĩa, có đặc
điểm về cấu tạo và ngữ pháp, có chức năng tạo câu.

6


1.1.2. Lỗi dùng từ
Khi nói hay viết đều phải dùng từ và dùng một cách chính xác để ngƣời đọc,
ngƣời nghe hiểu đƣợc nội dung cần truyền đạt. Vậy thế nào là dùng từ chính xác?.
Dùng chính xác là dùng từ đảm bảo đƣợc sự trùng khít, tƣơng hợp sát sao giữa ý
nghĩa của từ với nội dung cần biểu đạt, tức khái niệm, sự vật, hành động, tính chất,
trạng thái….
Căn cứ vào các thành phần ý nghĩa của từ, có thể cụ thể hóa sự tƣơng hợp, trùng
khít vừa nêu:
Thứ nhất: nghĩa biểu niệm hay biểu vật của từ phải phản ánh đúng khái niệm, sự
vật, tính chất… mà ngƣời nói, ngƣời viết muốn đề cập đến. Đây là sự tƣơng hợp cơ
bản nhất, không đảm bảo đƣợc sự tƣơng hợp này thì sẽ dẫn đến lỗi dùng từ sai.
Thứ hai: nghĩa biểu thái phải phù hợp với tình cảm, thái độ của ngƣời nói, viết
đối với đối tƣợng đƣợc đề cập đến; đồng thời nghĩa biểu thái của các từ phải tƣơng
hợp với nhau và tƣơng hợp với sắc thái ý nghĩa chung của văn bản.
Thứ ba: Giá trị phong cách của từ phải phù hợp với phong cách ngơn ngữ của
văn bản.
Bất kì lời nói hay viết nào vi phạm một trong các trƣờng hợp nêu trên đều bị cho là
mắc lỗi dùng từ. Vậy lỗi dùng từ là sự vi phạm tính chuẩn mực của từ ngữ khi sử dụng.
1.2. Căn cứ phân loại lỗi dùng từ - yêu cầu chung của việc dùng từ
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia lỗi dùng từ, mỗi quan điểm

có ƣu nhƣợc điểm riêng. Đề tài này tôi dựa vào “ yêu cầu chung của việc dùng từ” làm
căn cứ phân loại. Bao gồm các yêu cầu cơ bản sau:
1.2.1. Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo
Từ là đơn vị có nhiều bình diện, trong đó khơng thể thiếu mặt âm thanh và hình
thức cấu tạo. Âm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, cái biểu đạt của từ. Trong
chữ viết của ta (chữ quốc ngữ) thứ chữ theo nguyên tắc ghi âm, âm thanh và hình thức
cấu tạo của từ đƣợc ghi lại bằng các chữ cái. Cho nên khi viết văn bản cần ghi lại đúng
âm thanh và hình thức cấu tạo của từ đƣợc sử dụng. Nếu khơng sẽ khơng biểu hiện
đƣợc chính xác và làm cho ngƣời đọc văn bản không lĩnh hội đƣợc nội dung, ý nghĩa.
Và nhƣ thế sự giao tiếp sẽ không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.
VD: “Tham quan” lại nói thành “thăm quan”; (tiền) “thù lao” nói thành “cù lao”,
“bù lao”, “phù lao”…sẽ làm cho ta hiểu sai ý đồ định diễn đạt. Có ngƣời viết: “ Đến
7


khi ra pháp trƣờng, anh Nguyễn Văn Trỗi vẫn hiên ngang đến phút chót lọt”. Trong
câu này, từ “chót lọt” khơng đúng âm thanh và hình thức cấu tạo. Trong Tiếng Việt,
đúng ra khơng có từ “chót lọt” chỉ có một từ sau:
- Chót: phần ở điểm giới hạn, đến đó là hết, là chấm dứt. ( Màn chót của vở kịch,
tin giờ chót…).
- Trót: lỡ làm hoặc lỡ để xảy ra mơt việc khơng may, mà sau đó thấy ân hận. (
trót đánh vỡ cái chén; trót hẹn nó vào sáng nay rồi…).
- Trót lọt: tiến hành xong một cơng việc mà sau khi đã trải qua khó khăn, cản trở
(chuyến hang đã chuyển đến nơi trót lọt ).
Nhƣ thế khi viết câu trên, ngƣời viết đã nhầm lẫn các từ: “chót”, “trót” và “trót
lọt”. Nhƣng trong câu đó, khơng thể dùng từ “ trót lọt” vì từ này (với nghĩa vốn có của
nó) khơng phù hợp với nghĩa của cả câu. Chỉ có thể dùng từ “chót” với nghĩa là thời
điểm cuối cùng. Do đó cần chữa lại: dùng từ “chót” vào vị trí “ trót lọt”.
Thật ra, giữa âm thanh và ý nghĩa của từ có mối quan hệ quy ƣớc, do xã hội thỏa
thuận, một sự thỏa thuận ngầm trong lịch sử. Nhƣng sự quy ƣớc đó đƣợc các thế hệ

tiếp tục duy trì và tơn trọng. Khơng ai có thể tùy tiện thay đổi mặt âm thanh và mặt ý
nghĩa của từ. Nếu tùy tiện thay đổi thì sẽ tác hại đến chính hoạt động giao tiếp của bản
thân mình, hoặc ít ra cũng “làm trò cƣời cho thiên hạ” nhƣ trong câu truyện nọ mà một
nhà sƣ đã cố tình che dấu thói ăn thịt chó vụng trộm của mình bằng cách gọi thịt chó là
“đậu phụ”!.
Tuy thế vẫn cần phân biệt việc dùng từ khơng đúng âm thanh và hình thức cấu
tạo với hai hiện tƣợng sau đây:
- Việc dùng các từ đồng âm - các từ có âm thanh giống nhau nhƣng nghĩa khác
nhau. Những từ này không thừa, cũng không gây cản trở cho q trình giao tiếp, vì
chúng cịn có chỗ dựa là hoàn cảnh giao tiếp, là ngữ cảnh. Chẳng những thế, ngƣời ta
còn dùng các từ đồng âm làm một biện pháp nghệ thuật (nghệ thuật chơi chữ), dẫn tới
những bất ngờ thú vị. Hiện tƣợng này thƣờng xuyên gặp, thấy trong sinh hoạt, trong
văn học dân gian và cả trong văn học bác học.
VD: + Ca dao:
“Bà già đi chợ cầu Đơng
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhƣng răng khơng cịn”.
8


+ Câu đối viếng ngƣời thợ rèn của Nguyễn Khuyến:
“ Nhà cửa lầm than, con thơ dại biết lấy ai rèn cặp
Cơ đồ bỏ bễ, vợ trẻ trung e lắm kẻ đe lợi.”
Không thể cho rằng trong những trƣờng hợp này, các từ đƣợc dùng không đúng
âm thanh. Cùng một âm thanh nhƣng ở đây đƣợc gọi hai ý nghĩa khác nhau, nhƣng
cũng không triệt tiêu nhau. Cái tài của ngƣời chơi chữ bằng các từ đồng âm là ở đó.
- Việc sáng tạo các từ mới : khi nói hay viết, ngƣời ta vẫn có thể tạo ra các từ mới
với một hình thức âm thanh và một nội dung ý nghĩa có phần khác và mới so với
những từ vốn có. Đây khơng phải là việc dùng từ sai một từ vốn có, mà là việc tạo ra

một từ mới.
- Thế nhƣng, từ mới này không phải đƣợc tạo ra một cách tùy tiện, ngẫu hứng,
mà trên cơ sở của những từ vốn có, dựa vào những từ vốn có cả về mặt âm thanh và ý
nghĩa, do đó có mối quan hệ theo hệ thống và những từ vốn có. Chính mối quan hệ này
làm cho ngƣời nghe, ngƣời đọc khi tiếp nhận từ mới đó lần đầu tiên vẫn có thể lĩnh hội
đƣợc, hiểu đƣợc. Nghĩa là tuy xuất hiện lần đầu tiên nhƣng từ đó vẫn thực hiện đƣợc
nhiệm vụ giao tiếp.
VD: Khi một ngƣời viết: Đứa trẻ nhê nha khóc” thì khơng phải là đã dùng sai từ
mới vì trong tiếng Việt hồn tồn khơng có từ “nhê nha” mà chỉ có từ “ê a”, “ề à”
(biểu hiện trạng thái đọc, nói hay khóc kéo dài) hoặc các từ nhƣ “ khề khà”, “lê la”
(biểu hiện trạng thái ăn uống, đi lại chậm chạp, kéo dài ), cịn chƣa có từ “nhê nha”.
Tạo ra từ này, chắc chắn ngƣời viết đã dựa vào các từ có sẵn với cặp vần “ê a” (biểu
hiện trạng thái kéo dài) và các từ có sự lặp lại phụ âm đầu nhƣ: nhễ nhãi, nhớp nhúa.
Do đó từ mới “nhê nha” lột tả đƣợc một trạng thái khóc kéo dài với khuôn mặt
ƣớt đẫm nƣớc mắt, nƣớc mũi và ngƣời đọc dễ dàng lĩnh hội đƣợc nội dung này mà
không cần (và không thể) tra cứu từ điển hoặc hỏi ngƣời khác. Bởi vì từ mới đƣợc tạo
ra khơng phải tùy tiện, ngẫu hứng nào, có mối quan hệ với các từ vốn có. Nhƣ thế yêu
cầu dùng từ đúng âm thanh và hình thức cấu tạo khơng hề mâu thuẫn và cản trợ việc
sáng tạo từ mới.
Hơn nữa, ngay cả những từ vốn có, trong khi sử dụng ngƣời ta vẫn có thể dùng
một cách linh hoạt, uyển chuyển, có thể có thể biến đổi ít nhiều bộ mặt âm thanh và
hình thức cấu tạo theo những quan hệ và quy luật chung diễn ra ở nhiều từ:
+ Biến âm: nào

nao
9


Ví dụ: Nhớ ai tát nƣớc bên đƣờng hơm nao.
+ Tách và chen các thành tố cấu tạo

Ví dụ: Biết bao bƣớm lả ong lơi (có cơ sở là từ lả lơi)
+ Hiện tƣợng iếc hóa hay dùng trong khẩu ngữ nhƣ: sách siếc, học hiếc…
+ Tạo ra dạng láy. VD: Ăn với chả uống
+ Rút ngắn hay đổi vị trí cấu tạo. VD: hợp tác xã

hợp

Nhƣ vậy, một mặt cần phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu dùng từ đúng âm
thanh và hình thức cấu tạo, mặt khác khơng nên hiểu nó một cách máy móc, cứng
nhắc. Cần phân biệt nó với việc dùng từ một cách sáng tạo uyển chuyển, dựa trên
những mối quan hệ và quy luật của ngôn ngữ.
1.2.2. Dùng từ phải đúng về nghĩa
Nội dung ý nghĩa là một bình diện của từ. Nó là cái đƣợc biểu đạt của mỗi từ. Do
đó muốn đạt đƣợc hiệu quả giao tiếp, khi nói cũng nhƣ viết phải dùng từ cho đúng với
ý nghĩa của từ. Khi hƣớng tới yêu cầu này, cần chú ý đến những phƣơng diện sau:
- Từ đƣợc dùng phải biểu hiện đƣợc chính xác nội dung cần thể hiện, nghĩa là ý
nghĩa của từ phải phù hợp với nội dung cần thể hiện. Có những trƣờng hợp khơng đạt
đƣợc sự phù hợp này.
VD: Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm kín.
“Thầm kín” là trạng thái yên lặng và kín đáo, khơng để lộ điều bí mật. Với nghĩa
này, nó không phù hợp với nội dung thể hiện trong câu trên, bởi vì hoạt động y tế cơ
sở có phần lặng lẽ, khơng ồn ào, sơi động nhƣng khơng có gì phải giữ kín. Chính xác
hơn câu trên phải dùng từ “ thầm lặng”.
Nghĩa của từ bao gồm cả thành phần nghĩa sự vật, cả thành phần nghĩa biểu thái
(biểu hiện thái độ tình cảm, cảm xúc của con ngƣời).
Chẳng hạn: các từ biếu, tặng, dâng hiến, bố thí…đều có nghĩa sự vật là:
“chuyển các vật thuộc sở hữu của mình để ngƣời khác dùng mà khơng cần trả lại hoặc
đổi bằng vật khác”, nhƣng mỗi từ lại có sắc thái biểu cảm khác nhau:
+ biếu: cho ngƣời trên với thái độ kính trọng.
+ bố thí: cho kẻ dƣới với thái độ khinh bỉ.

+ hiến: cho một sự nghiệp thiêng liêng cao cả (hiến thân mình cho Tổ quốc).
Vì thế, khi dùng từ cần phải đạt đƣợc yêu cầu: vừa đúng về nghĩa sự vật, vừa
đúng với nghĩa biểu thái, biểu cảm, có những trƣờng hợp khơng đúng về nghĩa biểu
thái. VD: Có ngƣời viết:
10


VD 1: Ngƣời chiến sĩ ấy rất ngoan cƣờng, dũng cảm như con cà cuống chết đến
đít vẫn cịn cay.
VD 2: Bọn giặc vẫn ngoan cường chống trả.
Ở ví dụ 2, từ “ngoan cƣờng” chỉ một thái độ kiên quyết và bền bỉ chiến đấu đến
cùng, nó hàm sắc thái ca ngợi. Chính thành phần nghĩa biểu thái đó khơng phù hợp với
đối tƣợng đƣợc nói tới trong câu trên. Đúng ra phải dùng từ “ngoan cố”. Từ “ngoan
cố” cũng chỉ thái độ khăng khăng giữ đến cùng, không chịu thay đổi ý định hay hành
động, mặc dù đó là ý định hay hành động sai trái, đồng thời kèm theo thái độ phê
phán, do đó khi nói về bọn địch thì cần dùng từ “ngoan cố” chứ khơng thể dùng từ
“ngoan cƣờng”.
Dùng từ theo yêu cầu đúng nghĩa còn cần chú ý đến sự chuyển nghĩa của từ. Từ
không phải chỉ có một nghĩa mà ngồi nghĩa gốc cịn có nghĩa chuyển. Hơn nữa, trong
giao tiếp từ cịn thƣờng xuyên có sự biến đổi và chuyển hóa về nghĩa tạo nên hiện
tƣợng nhiều nghĩa, các nghĩa này phát triển từ nghĩa gốc và có quan hệ với nhau trên
cơ sở tƣ duy một nét nghĩa giống nhau nào đó. Nhƣng sự chuyển nghĩa đƣợc coi là
đúng nếu nó thực hiện theo đúng quy tắc chuyển nghĩa và phù hợp với hồn cảnh giao
tiếp, đối tƣợng đƣợc nói đến.
VD: Từ “ngôi sao” theo nghĩa gốc chỉ thiên thể trong vũ trụ mà ban đêm con
ngƣời nhìn từ trái đất thấy nó sáng lấp lánh. Với nghĩa gốc nhƣ vậy nó có thể dùng với
từ “tắm”, vì ngơi sao là một vật bất động (vơ tri, vơ thức) nhƣng nó có thể chuyển
nghĩa và chỉ “những diễn viên điện ảnh nổi tiếng” (theo quy tắc ẩn dụ: những ngƣời có
tài cũng giống nhƣ các ngôi sao luôn lấp lánh ánh sáng, ánh hào quang của tài năng).
Vì thế câu sau đây vẫn đúng về việc dùng từ:

“Lux – xà bông tắm của các ngơi sao điện ảnh thế giới”.
Một ví dụ khác: bình thƣờng, nếu ta nói hay viết một câu nhƣ “con bị bay” thì từ
“bay” đƣợc coi là dùng sai vì con cị khơng có cánh và nặng nề nên khơng thể bay
đƣợc. Nhƣng trong tình huống sau đây thì khác:
“Hai con bị húc nhau rất dữ tợn trên cánh đồng. Một lát sau con đen bị thua
cuộc, liền bỏ chạy thục mạng. Con bò vàng lập tức chạy rƣợt theo. Thấy thế, con đen
càng rốc sức tháo chạy. Bất ngờ gặp một mƣơng nƣớc chắn ngang, nó lấy hết sức bình
sinh bay qua mƣơng nƣớc ”.

11


Trong tình huống giao tiếp trên đây, từ “bay” là phù hợp và đúng. Nó đƣợc dùng
với nghĩa chuyển: hoạt động “nhảy nhanh”, “mạnh”, lao qua mƣơng nƣớc nhƣ bay.
Hiện tƣợng chuyển nghĩa đúng quy luật của từ trong sử dụng, đang còn là cơ sở
để lĩnh hội từ khi từ lần đầu tiên đƣợc dùng theo một nghĩa mới. Trong giao tiếp nhiều
từ đƣợc dùng một cách sáng tạo, mới mẻ, theo những nghĩa chuyển đổi mới. Nhƣng
dựa vào mối quan hệ với nghĩa gốc, ngƣời nói hoặc ngƣời viết có cơ sở, dùng linh
hoạt, cịn ngƣời nghe hay ngƣời đọc có cơ sở lĩnh hội mà khơng cần (và không thể) tra
cứu từ điển hay đi hỏi ngƣời khác.
VD: Trong lời tƣờng thuật một trận đấu bóng đá có cách diễn đạt “khoảng hói
trƣớc khung thành”. Từ “hói” vốn chỉ có nghĩa gốc là bị rụng nhiều hoặc gần hết tóc,
làm trơn nhẵn vùng trên trán và đỉnh đầu (hói trán, hói đầu) nhƣng ở đây nó dƣợc
chuyển nghĩa để chỉ khoảng sân bãi trƣớc khung thành bị trơ đất ra do cầu thủ vận
động thƣờng xuyên. Tuy lần đầu từ “hói” đƣợc dùng với nghĩa này, nhƣng ngƣời nghe,
ngƣời đọc dễ dàng lĩnh hội đƣợc vì mối liên hệ của nó với nghĩa gốc: nét giống nhau
giữa hai sự vật đƣợc biểu hiện (khơng có tóc và khơng có cỏ), chính mối liên hệ này
đảm bảo cho việc dùng từ theo nghĩa mới đƣợc chuyển đổi, cho việc lĩnh hội cách dùng
mới của từ và cho việc nhận xét, bình giá sự sáng tạo, mới mẻ trong việc dùng từ.
Vì vậy khi đánh giá một từ là đúng hay sai cũng phải căn cứ vào mối liên hệ với

ngĩa gốc của từ. Có những từ lần đầu tiên đƣợc dùng với một nghĩa chuyển nào đó
nhƣng theo quy luật chuyển đổi (có mối liên hệ với nghĩa gốc trên cơ sở một nét nghĩa
chung, giống nhau) nên vẫn đƣợc coi là đúng và có phần sinh động. Chẳng hạn: lời
quảng cáo cho một lớp học đào tạo thợ sửa chữa xe máy:
“Học sinh đƣợc thực hành trên máy sống”
Từ “sống” ở đây không phải đƣợc dùng với nghĩa gốc “sinh vật ở trạng thái có
trao đổi chất với mơi trƣờng bên ngồi, có sinh đẻ, lớn lên và chết” mà đƣợc dùng với
nghĩa chuyển đổi “ở trạng thái vận động đƣợc, làm việc đƣợc”. Nghĩa chuyển đổi này có
liên hệ với nghĩa gốc: sinh vật sống thì tồn tại ở trạng thái “động”. “Máy sống” tức là
máy còn vận hành, còn hoạt động đƣợc, đối lập với những máy móc phế thải, chỉ cịn là
một đống sắt vụn. Cho nên từ “sống” trong trƣờng hợp này vẫn đƣợc công nhận là đúng,
hơn nữa lại là cách dùng sinh động.
Dùng từ đúng nghĩa còn là việc dùng từ cho phù hợp với nội dung của từng văn
bản của tồn ngơn bản. Mỗi ngơn bản là một chỉnh thể, có nội dung, tƣ tƣởng chủ đạo,
12


có cả sắc thái ý nghĩa (sắc thái biểu cảm, sắc thái đánh giá…) thống nhất. Vì vậy mỗi
từ trong ngôn bản cần phục vụ cho nội dung thống nhất này. Phải dùng từ sao cho
nghĩa của nó phù hợp với nội dung ý nghĩa tồn ngơn bản. Điều này vừa có quan hệ
tới phong cách chức năng, vừa có quan hệ với tính hệ thống của ngơn bản.
Trƣờng hợp rõ rệt nhất là có nhiều từ gần nghĩa hay đồng nghĩa với nhau,
nhƣng mỗi từ lại có phạm vi sử dụng khác nhau. Khi đó việc dùng từ khơng chỉ
đúng về nội dung ý nghĩa cơ bản của nó mà cịn cần đúng cả về phạm vi sử dụng.
Ví dụ: hai từ gần nghĩa: “thu nạp” và “thu nhập”.
Từ “thu nạp” đƣợc từ điển ghi nhận nghĩa là: thu nhập vào, thƣờng là trong một
tổ chức. VD: “ thu nạp đội viên mới” , “thu nạp nhân tài”.
Còn từ “thu nhập” có nghĩa là: nhận đƣợc tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt
động nào đó. VD: “Hàng năm thu nhập đƣợc những khoản lớn từ ao cá”.
Vì vậy, từ “thu nạp” đúng nghĩa khi đƣợc dùng để nói về việc nhận ngƣời xứng

đáng vào các tổ chức xã hội nhất là trong các văn bản hành chính. Trái lại, từ “thu
nhập” đúng nghĩa khi đƣợc dùng để nói về việc thu nhận tiền của qua một hoạt động
kinh tế. Nếu dùng lẫn lộn hai từ đó thì sẽ sai về nghĩa ở phƣơng diện phạm vi sử dụng.
Tóm lại, yêu cầu dùng từ đúng nghĩa cần đƣợc hiểu với một phạm vi rộng và linh
hoạt. Cần đảm bảo chính xác giữa nghĩa vốn của từ với nội dung định biểu hiện, đảm
bảo đúng cả nghĩa sự vật, lẫn nghĩa biến thái của từ song từ có thể đƣợc dùng không
phải chỉ với nghĩa đen, nghĩa gốc mà có thể dùng với nghĩa chuyển đổi, nhƣng nhờ
có mối liên hệ với nghĩa gốc nên sự giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời vẫn đạt đƣợc hiệu
quả tốt.
1.2.3. Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp
Các từ khi dùng trong câu, trong văn bản ln ln có mối quan hệ với nhau về
ngữ nghĩa và ngữ pháp. Chúng nằm trong các mối quan hệ với những từ đi trƣớc và
những từ đi sau. Các mối quan hệ này có thể có cơ sở ngay trong bản chất ngữ nghĩa ngữ pháp của mỗi từ và nó đƣợc thể hiện ra bằng sự kết hợp của các từ.
VD: Xét câu sau: “Chúng khơng cho các nhà tƣ sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc
lột cơng nhân ta một cách vơ cùng tàn nhẫn”. (Dẫn theo [7] )
Hai từ “cho” và “bóc lột” đều là động từ, đều làm vị ngữ nhƣng vẫn có các thuộc
tính ngữ pháp khác nhau của hai tiểu loại động từ khác nhau nên sự kết hợp với các từ
khác phải khác nhau. Từ “cho” với nghĩa khiên động (cho phép) có thể và cần phải kết
hợp với hai cụm từ đi sau: một từ chỉ đối tƣợng khiên động (các nhà tƣ sản ta) và một
13


từ chỉ nội dung khiên động (ngóc đầu lên). Thiếu một trong hai cụm từ này câu sẽ
không rõ nghĩa (nếu đứng riêng ngồi ngữ cảnh) hoặc có nghĩa khác (so sánh: chúng
không cho các nhà tƣ sản ta).
Ở động từ “ bóc lột” cũng có sự kết hợp với hai cụm đi sau nhƣng chỉ có cụm từ
thứ nhất chỉ đối tƣợng của hoạt động “ bóc lột” là cần có để cho câu đạt đƣợc sự hồn
chỉnh tối thiểu về nghĩa (chúng bóc lột cơng nhân ta), cịn cụm từ thứ hai (một cách vơ
cùng tàn nhẫn) thì khơng nhất thiết phải có trong mọi ngữ cảnh. Nhƣ thế hai động từ
trên có thuộc tính ngữ pháp khác nhau: năng lực kết hợp khác nhau.

Vì thế khi chúng ta dùng từ trong văn bản cần thiết lập cho đúng các quan hệ của
các từ, vì các quan hệ này do bản chất chữ nghĩa – ngữ pháp của các từ quy định. Nếu
không sẽ mắc lỗi khi dùng từ. Ví dụ có những ngƣời viết những câu sau:
Ví dụ 1:
“ Do lƣợng mƣa năm nay kéo dài nên đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng”.
Ngoại trừ những lỗi khác, trong câu này, quan hệ kết hợp giữa “ lƣợng mƣa” và
“kéo dài” là không phù hợp: “lƣợng mƣa” có thể lớn hay nhỏ, nhiều hay ít, chứ không
thể “kéo dài”. Cần thay từ “ lƣợng mƣa” (mùa mƣa năm nay kéo dài) hoặc từ “ kéo
dài” (lƣợng mƣa năm nay lớn).
Ví dụ 2: “Những bệnh nhân khơng cần phải mổ mắt, đƣợc khoa dƣợc tích cực
pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt”.
Câu trên viết theo kiểu câu bị động. Ở kiểu câu này, đối tƣợng đƣợc biểu hiện ở
chủ ngữ đầu câu (bệnh nhân) chịu sự tác động của hoạt động biểu hiện bằng động từ
(pha chế, điều trị) ở sau từ chỉ chủ thể (khoa dƣợc). Do đó, các từ ngữ trong câu trên
không phù hợp với quan hệ kết hợp. Chỉ có thể viết: bệnh nhân đƣợc điều trị, khơng
thể viết: bệnh nhân đƣợc pha chế.
Để câu trên đƣợc đúng, cần sửa lại nhƣ sau:
“Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, đƣợc khoa dƣợc tích cực điều trị
bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt do khoa dƣợc pha chế”.
1.2.4. Dùng từ phải thích hợp với phong cách ngơn ngữ của văn bản
Ta đã biết Từ có nhiều bình diện phong cách và có những từ đa phong cách,
nhƣng cũng có từ chun phong cách. Mỗi phong cách ngơn ngữ của văn bản (mỗi
loại hình văn bản) đƣợc sử dụng trong phạm vi nhất định của cuộc sống xã hội và
nhằm thực hiện một chức năng nhất định. Do đó mỗi phong cách văn bản địi hỏi và
14


cho phép việc dùng những lớp (nhóm) từ nhất định, nghĩa là từ trong mỗi phong cách
văn bản mang những đặc điểm nhất định.
Chẳng hạn, các thuật ngữ khoa học đƣợc dùng chủ yếu trong lĩnh vực giao tiếp

khoa học thuộc một ngành khoa học nhất định. Việc dùng các thuật ngữ là để biểu hiện
chính xác các khái niệm khoa học, phục vụ cho tƣ duy khoa học trừu tƣợng khái quát
và chặt chẽ.
Ví dụ: đoạn văn với nhiều thuật ngữ:
“Đối với từng gen riêng rẽ thì tần số đột biến tự nhiên trung bình là 10-6 đến 10-4
nghĩa là cứ một triệu đến một vạn giao tử thì có một giao tử mang đột biến về gen nào
đó. Ở những gen dễ đột biến, tần số có thể lên tới 10-2”.
(Dẫn theo [5] )
Trái lại, trong giao tiếp thuộc phong cách sinh hoạt hằng ngày, các từ khẩu
ngữ, các từ tình thái lại xuất hiện với tần số cao. Việc sử dụng chúng lại có tác
dụng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm, cả sắc thái tế nhị trong quan hệ của con ngƣời.
Ví dụ: Trong đoạn hội thoại sau đây, việc dùng từ tình thái là phù hợp:
“ Đoan ngẩng thở dồn:
- Chị định đi đâu, chị Thảo?. Cịn ốm yếu thế, khơng đi đƣợc đâu!.
Thúy sà đến, giật tay bác gái:
- Ừ, ừ, cháu không cho bác đi đâu đâu!
- Bác phải về quê. Về còn đi cấy vụ xuân chứ, Thúy!.
- Đâu mà! Bác nói dối cháu”.
Lớp từ địa phƣơng đƣợc sử dụng linh hoạt hằng ngày và có thể thích hợp với văn
bản nghệ thuật để tạo nên một sắc thái quê hƣơng gần gũi, một tình cảm thân thƣơng
của ngƣời cùng nơi chơn rau cắt rốn:
Ví dụ 1:
“Rứa là hết! Chiếu ni em đi mãi.
Còn mong chi ngày trở lại Phƣớc ơi!”.
- Tố HữuNhƣng trong một văn bản nghị luận chính trị hay một văn bản hành chính, hoặc
khoa học thì khơng thể dùng những từ địa phƣơng nhƣ vậy. Chẳng hạn: trong đoạn
trích Tun Ngơn Độc Lập sau đây, ở vị trí của các từ: “nay” và “thế” không thể dùng
các từ “ni” và “rứa” nhƣ trong đoạn thơ trên.
15



Ví dụ 2: “Ngày 9 tháng 3 năm nay (khơng thể dùng ni) Nhật tƣớc khí giới của
quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy, hoặc đầu hang. Thế là (không thể
dùng rứa là) chẳng những chúng không bảo hộ đƣợc ta, trái lại trong năm chúng đã
bán nƣớc ta hai lần cho Nhật”.
Ví dụ 3: “Tính tình anh ấy rất hiền lành nhƣng khi ra trận đánh giặc thì táo
tợn vơ cùng”.
Từ “táo tợn” có nghĩa là táo bạo đến liều lĩnh, lộ rõ vẻ thách thức, coi thƣờng mọi
hiểm nguy trở ngại. Nó gần nghĩa với các từ: “dũng cảm”, “anh dũng”, “gan dạ”.
Nhƣng trong một văn bản nghị luận thì khơng nên dùng từ “táo tợn” mà nên dùng một
trong các từ nêu trên.
1.2.5. Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản
Một văn bản đƣợc tổ chức tốt là một hệ thống chặt chẽ, trong đó mọi yếu tố ngơn
ngữ, mỗi loại yếu tố ngôn ngữ cần đƣợc huy động một cách nhất quán để đảm bảo cho
văn bản thành một chỉnh thể, thực hiện đƣợc mục tiêu giao tiếp thống nhất. Về mặt
này, các từ trong văn bản cũng cần đảm bảo tính hệ thống, nhất quán trên. Chúng
chẳng những phải thỏa mãn những yêu cầu nêu trên, mà còn cần cùng nhau phối hợp
để tạo nên một chỉnh thể chung. Muốn thế ngƣời viết văn bản khi dùng từ cần chú ý
đến sự thống nhất của các từ ngữ về trƣờng nghĩa, về phong cách văn bản, sắc thái
chuyên môn, nghề nghiệp, về sắc thái địa phƣơng hay sắc thái lịch sử….
Ví dụ: Trong một văn bản viết về một phẩm chất trừu tƣợng nhƣ tinh thần yêu
nƣớc, Hồ Chủ Tịch đã so sánh nó với một vật cụ thể nhƣ “của quý” thì cũng huy động
hàng loạt các từ ngữ khác thuộc trƣờng nghĩa “của cải”.
“Tinh thần yêu nƣớc cũng nhƣ thứ của quý, có khi đƣợc trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê nhƣng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rƣơng, trong hịm. Bổn
phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều đƣợc đƣa ra trưng bày
nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu
nƣớc của tất cả mọi ngƣời đề đƣợc thực hành vào công cuộc yêu nƣớc, công việc
kháng chiến.”
Trong một bài nghị luận viết về cuộc khủng hoảng kinh tế, nếu ta nhìn nhận tình

trạng khủng hoảng đó nhƣ một căn bệnh trầm trọng thì có thể và cần phải sử dụng các
từ ngữ khác cũng thuộc lĩnh vực bệnh tật nhƣ cháy máu (vàng), cơn sốt (gạo), phát
triển què quặt, thấp khớp, bắt đúng mạch, phƣơng thức, chữa chạy, điều trị…. Còn
16


trong một bài báo cáo viết về cuộc tranh cử tổng thống của nƣớc Mỹ, nếu đã gọi đó là
cuộc chạy đua vào nhà trắng thì có thể cần và sử dụng một cách thống nhất các từ nói
về cuộc đua thể thao: địch thủ, sung sức, điểm xuất phát, về đích, đánh bại, thua cuộc,
cổ động viên… thậm chí có cả các từ đo ván, đánh gục.
- Tính hệ thống của văn bản có quan hệ đến đặc điểm phong cách của văn bản.
Do đó, những yêu cầu về dùng từ thuộc loại phƣơng diện này có sự thống nhất và đều
nhằm phục vụ tốt nhất cho mục đích của văn bản, cho sự giao tiếp bằng văn bản.
1.2.6. Dùng từ cần tránh hiện tượng lặp, thừa từ không cần thiết và bệnh sáo
rỗng công thức
a. Văn bản trong giao tiếp cần cô đọng, vừa đủ về dung lƣợng. Do đó trong việc
dùng từ cần tránh hiện tƣợng thừa từ hoặc lặp từ khi không cần thiết.
VD: Trong những câu sau đây có hiện tƣợng thừa từ:
+ “Nghiên cứu mạng lƣới y tế cơ sở nhằm góp phần cải thiện và nâng cao năng
lực hoạt động để không ngừng ngày một đáp ứng tốt hơn yêu cầu chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho nhân dân”.
(thừa một trong hai từ: không ngừng, ngày một)
+ Qua hai bảng trên cho ta thấy bệnh nhân khám và điều trị tại nhà chiếm trên
50% dân số.
(Thừa từ qua hoặc từ cho, do đó câu văn sai ngữ pháp. Cần bỏ đi một trong hai
từ này)
Các lỗi thừa từ, lặp từ này khác với biện pháp điệp từ, điệp ngữ để tăng thêm hiệu
quả biểu đạt. Trong nhiều trƣờng hợp, biện pháp điệp từ, điệp ngữ nhằm mục đích
nhấn mạnh, hoặc bổ sung thêm ý nghĩa, hoặc tạo cho câu văn một nhịp điệu thích hợp
với nội dung biểu đạt.

VD: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nơ lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một
dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó
phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập.
b. Viết văn bản, cũng cần tránh bệnh dùng từ sáo rỗng, cơng thức; nghĩa là
dùng những từ ngữ mịn, sáo, những chữ sẵn, điệu nói sẵn, nhƣ một con vẹt, bất kể
nội dung định diễn đạt thích hợp ở mức độ nào với các từ ngữ ấy. Bệnh sáo rỗng,
công thức dẫn đến những câu văn “đao to búa lớn” mà chung chung, nghèo nàn.

17


VD: “Anh là nhà thơ vĩ đại đã viết nên những tác phẩm tuyệt diệu với một nội dung
trữ tình sâu sắc, một hình thức nghệ thuật điêu luyện, xứng đáng ở đỉnh cao chói lọi trên
văn đàn thơ ca rực rỡ của dân tộc” (mƣợn của Đinh Trọng Lạc).
1.3. Những điểm đổi mới về nội dung dạy học Tiếng Việt theo chƣơng trình,
sách giáo khoa mới và yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học
1.3.1. Về nội dung
Trong SGK mới phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp đƣợc gọi bằng tên mới là Luyện
từ và câu. Phân môn này có nhiệm vụ mở rộng vốn từ cho học sinh theo các chủ điểm
của sách, cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt bằng con đƣờng quy nạp và
rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng nghe và đọc cho học sinh. Thơng
qua đó bồi dƣỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu theo một số
mục đích nói thơng thƣờng, dùng một số dấu câu phổ biến khi viết.
Do hệ thống chủ điểm trong bộ sách Tiếng Việt mới phong phú hơn nên vốn từ
của học sinh cũng đƣợc mở rộng hơn. Sách Tiếng Việt mới không cung cấp cho HS
bảng từ cho trƣớc mà huy động vốn từ của các em để tạo nên bảng từ này. Cách làm
này sẽ tạo đƣợc nhiều cơ hội để các em có thể tích cực hóa vốn từ đã có của mình cũng
nhƣ vốn từ mới đƣợc trang bị.
Ở lớp 2 và lớp 3, phân môn Luyện từ và câu không có bài học lí thuyết. Các kiến
thức từ ngữ và ngữ pháp đƣợc thể hiện qua các bài tập thực hành. Học sinh chủ yếu

luyện tập, thực hành để từ đó dần dần hình thành một cách tự nhiên các nhận thức ban
đầu về các kiến thức sẽ học ở các lớp trên. Giáo viên có thể tóm lƣợc một số ý thật
ngắn gọn để học sinh nắm chắc bài, không sa vào dạy lý thuyết. Đến lớp 4 và lớp 5
mới yêu cầu học sinh khái quát hóa các kiến thức từ ngữ và ngữ pháp từ kết quả các
bài tập đã thực hiện và phát biểu thành lời. Ở bộ SGK mới, theo Chƣơng trình quy
định, các bài tập chỉ liên quan đến một số kiến thức ngữ pháp, tu từ nói chung; một số
kiến thức quá cao, phức tạp, trừu tƣợng, không phù hợp với HS Tiểu học đã đƣợc
chuyển lên cấp THCS.
Những điểm mới trong nội dung dạy học Luyện từ và câu trên đây là sự thể hiện
quan điểm dạy học tiếng Việt thông qua giao tiếp, theo hƣớng tích hợp cả kiến thức và
kĩ năng, với u cầu tích cực hóa hoạt động học tập củ học sinh. SGK Tiếng Việt mới
đã tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo, chủ động của ngƣời học đồng thời cũng vừa
đòi hỏi vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phƣơng pháp dạy học phân môn
Luyện từ và câu.
18


1.3.2. Về phương pháp dạy học
Phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ rèn cho học sinh dùng từ đúng, nói viết
thành câu, bởi vậy cần khai thác triệt để thế mạnh của PPDH luyện tập theo mẫu,
phƣơng pháp phân tích ngơn ngữ, phƣơng pháp thực hành giao tiếp,…
+ Phƣơng pháp luyện tập theo mẫu:
Phƣơng pháp luyện tập theo mẫu là PPDH mà GV đƣa ra các mẫu cụ thể về lời
nói hoặc mơ hình lời nói (cũng có thể cùng HS xây dựng mẫu lời nói), để thơng qua
đó, hƣớng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của mẫu, cơ chế tạo mẫu; từ mẫu đó, HS biết
cách tạo ra các đơn vị lời nói theo định hƣớng của mẫu. Mẫu ở đây đƣợc coi là một
phƣơng tiện để “thị phạm hóa”, giúp học sinh tiếp nhận những lí thuyết ngôn ngữ
không phải chỉ bằng cách nghe qua lời giảng của GV mà còn đƣợc tận mắt chứng kiến,
tận mắt đƣợc “nhìn” một cách tƣờng minh mẫu mà mình cần làm theo.
+ Phƣơng pháp phân tích ngơn ngữ:

Đây là PPDH trong đó HS dƣới sự tổ chức và hƣỡng dẫn của GV, tiến hành tìm
hiểu các hiện tƣợng ngơn ngữ, quan sát và phân tích các hiện tƣợng đó theo định
hƣớng của bài học, cũng tức là theo định hƣớng của nội dung khoa học bộ môn, trên
cơ sở đó rút ra những nội dung lí thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ.
Sự thể hiện của phƣơng pháp phân tích ngơn ngữ nằm ở chính bản thân q trình
phân tích. Q trình này đƣợc hiểu là sự phân chí đối tƣợng ra thành những bộ phận,
những khía cạnh, những mặt khác nhau…để lần lƣợt tìm hiểu một cách kĩ càng hơn,
sâu sắc hơn, nhằm mục đích nhận thức về đối tƣợng một cách đầy đủ, chính xác.
Yêu cầu phân tích ngơn ngữ đối với học sinh Tiểu học chỉ ở mức độ đơn giản,
với sự giúp đỡ, gợi ý, hƣỡng dẫn tỉ mỉ của giáo viên. Bởi vậy, phƣơng pháp phân tích
ngơn ngữ đƣợc vận dụng để dạy học dấu câu nhằm giúp học sinh làm rõ cấu trúc các
kiểu đơn vị ngơn ngữ đƣợc học trong chƣơng trình.
+ Phƣơng pháp thực hành giao tiếp:
Phƣơng pháp thực hành giao tiếp là PPDH bằng cách sắp xếp tài liệu ngôn ngữ
sao cho vừa đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ trong hệ thống ngôn ngữ, vừa phản ánh
đƣợc đặc điểm chức năng của chúng trong hoạt động giao tiếp. Phƣơng pháp này
không phải chỉ là phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết đƣợc học vào
thực hiện các nhiệm vụ của q trình giao tiếp, mà cịn là phƣơng pháp cung cấp lí
thuyết cho HS trong chính quá trình giao tiếp.
19


×