Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

khóa luận tốt nghiệp thu giang bản in đã sửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.63 KB, 54 trang )

Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

Cơn trùng gây hại luôn là mối đe dọa nền sản xuất nông nghiệp. Nhất
là đối với các quốc gia nông nghiệp như Việt Nam, sự nguy hại đó càng
nghiêm trọng. Chính vì vậy chúng trở thành mối quan tâm trong rất nhiều
các nghiên cứu khoa học với mong muốn là làm sao để loại trừ được các
côn trùng gây hại?
Qua nhiều thập kỉ, để diệt côn trùng gây hại người ta đã sử dụng biện
pháp hóa học như một biện pháp đem lại hiệu quả tối đa. Tuy nhiên song
song với lợi ích đó, biện pháp hóa học gây xáo trộn hệ sinh thái, làm thái
hóa đất và ơ nhiễm môi trường. Cao hơn nữa là vấn đề kháng thuốc và dư
lượng thuốc hóa học tồn đọng trong thực vật gây tác động xấu đến sức
khỏe con người. Trước thực tế đó, con người phải tìm một phương pháp
khác vừa hiệu quả vừa an tồn cho con người, khơng gây ôn nhiễm môi
trường và không gây mất cân bằng sinh thái. Biện pháp đó là dựa trên khả
năng kí sinh của các lồi nấm, vi khuẩn và virus; có nghĩa là sử dụng các vi
sinh vật sống để diệt trừ cơn trùng gây hại. Nhờ những điểm ưu việt của
mình, biện pháp này hiện đang được các nhà khoa học khắp thế giới quan
tâm và là hướng ưu tiên hàng đầu trong cơng tác phịng trừ sâu bệnh.
Hiện nay nấm được sử dụng rộng rãi trong phịng trừ cơn trùng gây
hại do tính hiệu quả và các lợi ích về mơi trường và con người, hơn thế nữa,
nấm cịn có một ưu điểm về phổ ký sinh rộng. Chính vì vậy, việc sản xuất chế
phẩm nấm diệt côn trùng ngày càng được chú trọng.
Trong các lồi nấm diệt cơn trùng, nấm Metarhizium anisopliae được
xem là một loại nấm có khả năng diệt côn trùng rất hữu hiệu. Theo các
Công nghệ sinh học K7



Page 1


Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

nghiên cứu trước, lồi nấm này có khả năng diệt sâu hại và bọt xít với hiệu
quả rất tốt.
Trước thực tế đó, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân lập
và tuyển chọn một số chủng nấm ký sinh trên côn trùng gây hại ở
Thái Nguyên”.

Công nghệ sinh học K7

Page 2


Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1

Vai trò của biện pháp đấu tranh sinh học bằng vi sinh vật phịng
chống sâu bệnh hại cây trồng
Cơng nghệ sinh học K7


Page 3


Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

Theo thống kê của tổ chức Lương – Nông Thế giới cho thấy: các loại
cây trồng trên đồng ruộng hiện nay chống đỡ với 100 000 loài sâu hại khác
nhau, 10 000 loài nấm, 200 loài vi khuẩn, 600 loài tuyến trùng và khoảng
600 loài virus gây bệnh. Quả là một lực lượng hùng hậu tấn công cây trồng,
gây tổn thất đáng kể cho mùa màng. Hàng năm khoảng 20% sản lượng
lương thực thực phẩm trên thế giới bị mất trắng.[11]
Để khắc phục tình trạng trên, con người đã tích cực tìm kiếm các biện
pháp phịng chống các tác nhân gây hại. Từ đó cho ra đời nền cơng nghiệp
hóa học thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Cho đến nay, không ai có thể
phủ nhận vai trị tích cực của thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại cây trồng. Có
thể nói khơng một phương pháp nào hơn phương pháp sử dụng thuốc hóa
học về mặt hiệu quả và quy mơ. Tuy nhiên, phương pháp hóa học cũng có
những hạn chế của nó. Nếu sử dụng với nồng độ cao rất dễ gây nhờn thuốc
tạo nên tính kháng thuốc ở quần thể sâu hại sau một vài thế hệ chọn lọc.
Các hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng nhiều làm các tập đồn vi sinh
vật có ích trong đất bị tiêu diệt, cấu trúc đất bị phá vỡ, đất bị xói mịn, thối
hóa và suy kiệt, mơi trường sống bị ơ nhiễm, nguồn nước sử dụng hàng
ngày bị ô nhiễm các hóa chất độc hại, là mối nguy hại đến sức khỏe con
người. Đáng ngại hơn, một số thuốc trừ sâu chậm phân hủy và có thể giữ
tác động của mình rất lâu trong đất ( ví dụ DDT giữ 25 năm). Như vậy, các
hợp chất này được tích trữ trong đất và nồng độ của chúng tăng theo thời
gian. Đặc biệt nghiêm trọng hơn là sự sử dụng tùy tiện về liều lượng và thời

gian phun thuốc trừ sâu hóa học đã tạo lên lượng dư thuốc không cho
phép trên các loại rau màu, lương thực dẫn đến sức khỏe con người bị tác
động bởi các hóa chất độc hại. Các loại bệnh nguy hiểm như ung thư, xảy
thai và các bệnh khác ngày một gia tăng.[11]
Trước thực trạng này, con người khơng chịu bó tay. Những cuộc tìm
kiếm, thử nghiệm các biện pháp mới để phòng chống sâu bệnh đã được tiến
Công nghệ sinh học K7

Page 4


Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

hành và đã thu được các kết quả khả quan. Cũng từ đó, các chế phẩm diệt
trừ sâu bệnh cho cây trồng có nguồn gốc từ sinh học được ra đời. Thoạt
tiên, người ta chỉ chú ý tới những lồi cơn trùng có lợi trong đấu tranh sinh
học như bọ xít, bọ rùa, ong kí sinh…. Sau một thời gian, người ta đã phát
hiện ra vai trị tích cực của vi sinh vật trong việc điều chỉnh cân bằng sinh
học của sinh quần. Biện pháp đấu tranh sinh học được hoàn thiện dần khi
người ta sử dụng vi sinh vật để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. ở nhiều
nước, chế phẩm vi sinh vật được sản xuất ở quy mô lớn và được sử dụng
rộng rãi trong cơng tác phịng trừ sâu bệnh cho hàng triệu hecta cây trồng
và cây rừng. Có thể nói, biện pháp đấu tranh sinh học bằng vi sinh vật đã
thực sự trở thành nội dung quan trọng trong hệ thống phòng trừ sâu bệnh
tổng hợp. [11]
Chế phẩm thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc từ vi sinh vật có nhiều
điểm ưu việt như sau:
Khơng gây độc hại cho người, động vật và cây trồng, có khả năng tiêu

diệt một cách có chọn lọc các loại sâu bệnh. Người ta nói chúng có tính đặc
hiệu cao trong việc tiêu diệt các loại cơn trùng. Trong khi đó, thuốc trừ sâu
hóa học gây độc đối với con người, gia súc nếu tiếp xúc lâu dài, một số còn
là tác nhân gây ung thư. Do không độc hại với con người, lại không ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển của khu hệ sinh vật quanh rễ cây trồng, nên
chế phẩm thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh vật khơng phá vỡ cân bằng
sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường sống.[11]
Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh vật tiêu diệt sâu bệnh cho đến nay
chưa thấy phát hiện về hiện tượng “nhờn thuốc” ở các loại cơn trùng. Đó là
điều rất đáng được quan tâm, vì ở các thuốc hóa học trừ sâu bệnh, do đã
được sử dụng lâu dài trước nay và việc sử dụng còn quá tùy tiện nên hiện
nay hiện tượng nhờn thuốc xuất hiện ngày một nhiều ở các loại sâu bệnh,
Công nghệ sinh học K7

Page 5


Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

bắt buộc người ta phải nâng dần nồng độ sử dụng lên mà hiệu quả vẫn
giảm dần.[11]
Con người đã và đang nghiên cứu mở rộng tác động của chế phẩm
thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ vi sinh vật bằng nhiều biện pháp. Một trong
những biện pháp đó là thực hiện chuyển gen chi phối việc tạo thành độc đối
với côn trùng sang cho cây trồng, tạo nên những giống cây trồng mới có
khả năng kháng các loại sâu hại. Đây là tác dụng mà những chế phẩm
thuốc trừ sâu hóa học khơng thể có được.[11]
Các chế phẩm sinh học diệt cơn trùng có nguồn gốc vi sinh vật khác

với các hợp chất hóa học trừ sâu hại bởi bản chất sống của nó, tức là nó
chứa các nhân tố gây bệnh, làm chết côn trùng là những sinh vật sống. Do
vậy, việc bảo quản và xử lí các chế phẩm này ngồi đồng ruộng cũng có
những yêu cầu khác biệt so với các hợp chất hóa học trừ sâu hại. Một hiện
tượng tự nhiên tạo điều kiện thuân lợi lớn cho con người sử dụng chế
phẩm sinh học có nguồn gơc vi sinh vật để diệt sâu hại là khi phun ra ngoài
thiên nhiên, các vi sinh vật trong chế phẩm đều có khả năng thích nghi cao,
hội nhập vào tự nhiên một cách khá thuận lợi để có thể tham gia vào các
hoạt động đấu tranh sinh học một cách tích cực. Cụ thể khi ta phun chế
phẩm lên một loại cây trồng nào đó, các vi sinh vật trong chế phẩm (ví dụ
như vi khuẩn, nấm…) đều có khả năng trở thành một thành viên trong sinh
quyển nơi đó và chúng tự sinh sôi nảy nở tăng lên về số lượng.[11]
Các vi sinh vật diệt cơn trùng có thể nhiễm lên côn trùng bằng nhiều
cách khác nhau: bằng con đường tiêu hóa (ở vi khuẩn), qua da, tầng
cuticum (ở nấm)… Điều đó cho phép tăng cường khả năng nhiễm thành
cơng của vi sinh vật và côn trùng.[11]

Công nghệ sinh học K7

Page 6


Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

Các vi sinh vật diệt cơn trùng có thể tồn tại trong điều kiện mơi trường
khơng thuận lợi (khơng vật chủ, điều kiện khí hậu khắc nghiệt…) ở nhiều
dạng khác nhau: dạng bào tử, dạng hạch nấm hay giả hạch nấm.[11]
Khả năng phát tán rộng trong tự nhiên của các giống vi sinh vật có ý

nghĩa rất lớn trong việc tăng cường lây lan tạo thành dịch bệnh ở côn
trùng. Ở một số nấm có khả năng bắn bào tử của nó tới một nơi có khảng
cách gấp ngàn lần so với kích thước bào tử. Ngồi ra, một số nấm, vi khuẩn,
virus có thể được lan truyền rộng, nhờ dịng chảy khơng khí, nước và côn
trùng…[11]
Với những đặc điểm sinh học như trên, các vi sinh vật diệt cơn trùng có
thể xuất hiện bất ngờ, với một tốc độ nhanh, mang tính chất một ổ bệnh,
dẫn đến gây chết côn trùng trên một địa bàn rộng. Do vậy giúp bảo vệ cây
trồng có hiệu quả đáng kể.[11]
Do những đặc tính ưu việt của chế phẩm diệt cơn trùng có nguồn gốc
vi sinh vật nên các chế phẩm này được ứng dụng một cách rộng rãi hơn.
2

Các bước áp dụng biện pháp sinh học
Bảo tồn và gia tăng khả năng hoạt động của quần thể thiên địch sẵn
có trên đồng ruộng và trên những cánh đồng lân cận.
Sự bảo tồn thiên địch sẵn có trên đồng ruộng là tối cần thiết. Những
thiên địch sẵn có trên đồng ruộng thường đã thích nghi với con chủ và với
mơi trường của chúng, vì vậy bảo vệ chúng những biện pháp canh tác thích
hợp là một biện pháp sinh học tốt hơn so với biện pháp nhân nuôi đắt tiền
những thiên địch địa phương và nhập nội để thả vào đồng ruộng.[9]
Tăng nhanh quần thể thiên địch địa phương bằng cách nhân
nuôi và thả thiên địch vào đồng ruộng.
Thu nhập, nhân nuôi và thả các sinh vật ăn mồi và ký sinh:
Công nghệ sinh học K7

Page 7


Dương Thị Thu Giang


Khóa luận tốt nghiệp

Điều này có tiến hành bằng cách thu thập ký sinh và sinh vật ăn mồi ở
những nơi mà mật số của chúng cao để chuyển tới nơi mà mật số của
chúng thấp. Ký sinh và sinh vật ăn mồi cũng có thể được nhân nuôi, nhưng
việc nhân nuôi ở nước ta hiện nay chưa phát triển. [9]
Sử dụng những vi sinh vật gây bệnh cho cơn trùng để phịng trừ sâu
hại.
Những vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng trong tự nhiên như: vi khuẩn,
nấm,
siêu vi khuẩn, tuyến trùng là những tác nhân sinh học quan trọng giúp cho
việc hạn chế quần thể sâu hại. [9]
3

Lịch sử nghiên cứu bệnh nấm côn trùng
1.3.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh nấm côn trùng trên thế giới
Theo PGS. TS Phạm Thị Thùy, năm 1709 Balisneri là người đầu tiên
phát hiện ra nấm ký sinh côn trùng, từ đó ngành khoa học nghiên cứu về
bệnh lý cơn trùng đã ra đời, ông khẳng định nấm côn trùng là vi sinh vật
gây bệnh lên côn trùng và chúng có khả năng lây nhiễm từ ký chủ này sang
ký chủ khác.[18]
Năm 1815, Agostino Bassi đã mô tả khá tỉ mỉ về nấm
trắng Muscardin gây bệnh trên tằm và đó đưa ra biện pháp ngăn ngừa
bệnh. Bassi đã phân biệt được mô ký chủ và nấm ký sinh bằng cách đưa ra
phương pháp lan truyền. Ông đã nêu ra điều kiện lây bệnh và phương pháp
phịng trừ. Với thành cơng đó Agostino Bassi được coi là nhà bệnh lý học
cơn trùng đầu tiên.[18]
Sau Agostino Bassi, ngày càng xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu
nấm


để phịng

trừ

Cơng nghệ sinh học K7

sâu

hại.

Năm

Page 8

1837,

Oduen

đã

tìm

ra


Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp


nấm Muscardin khơng những có ở trên tằm mà cịn xuất hiện nhiều ở nhiều
loại côn trùng khác.[8]
Năm 1878, Metschnikov quan sát được bệnh nấm của bọ hung hại lúa
mì Anisoplia austriaca do nấm Entomophthora anisopliae, nay đổi thành
Metarhizium anisopliae (Zimmermann, 1992). Năm 1884, Metschinikov
sản xuất bào tử nấm Metarhizium anisopliae với lượng lớn để bán. Sự
thành công này mở đầu cho việc nghiên cứu sử dụng vi sinh vật trừ sâu hại
và khuyến khích các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm nhiều loại nấm để
trừ sâu hại. Qua các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã hiểu ra rằng hiệu
quả của nấm diệt trừ côn trùng phụ thuộc rất lớn vào ẩm độ mơi trường
(Coppel và Mertins, 1977). Qua chương trình áp dụng nấm Beauveria
globurifera để trừ bọ xít lúa mì Blissus leucopterus trên đồng ruộng
vào năm 1891–1892, vì hiệu quả gây bệnh của nấm không giống nhau nên
các chủ trang trại khơng thích áp dụng biện pháp này (Coppel va Mertins,
1977; Weiser, 1966).[6]
Đến nay, nấm côn trùng đã được nhiều nước trên thế giới đi sâu
nghiên cứu và ứng dụng. Nhiều cơng trình nghiên cứu thực nghiệm về khả
năng lây nhiễm bệnh, khả năng ứng dung vi nấm Metarhizium
anisopliae nói riêng và các vi sinh vật nói chung đều được phân lập từ cơn
trùng bị bệnh để phịng trừ sâu hại có hiệu quả. Khi phân lập phát hiện
được nấm gây bệnh lên cơn trùng chỉ có thể chắc chắn nhất là sau khi đã
gây bệnh nhân tạo lại thành công trên những loại cơn trùng hại bằng chính
lồi vi nấm đó.[18]
1.3.2. Lịch sử nghiên cứu bệnh nấm cơn trùng tại Việt Nam
Việc nghiên cứu và sản xuất chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae đã
được một số nhà khoa học tiến hành từ những năm 1970. Từ những năm
Công nghệ sinh học K7

Page 9



Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

1990, được sự giúp đỡ của Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, Viện Bảo vệ
Thực vật đã tiến hành nghiên cứu sử dụng nấm cơn trùng để phịng trừ
một số sâu hại. Phạm Thị Thùy và cộng sự đã nghiên cứu sản xuất chế
phẩm nấm Metarhizium anisopliae và ứng dụng triệt để diệt trừ rầy nâu
hại lúa.Tác giả thử nghiệm chế phẩm với rầy nâu tuổi 2 – 3 trong nhà lưới
và ngoài đồng ruộng. Kết quả trong điều kiện nhà lưới hiệu quả đạt được
70% với nồng độ phun 5x106 bt/ml. Thí nghiệm ngồi đồng ruộng hiệu quả
đạt 68,5% sau 10 ngày thí nghiệm.[15]
Vào năm 1994, tại Bà Rịa – Vũng Tàu, PGS. TS Phạm Thị Thùy đã sử
dụng chế phẩm Metarhizium anisopliae để phịng trừ châu chấu hại ngơ,
mía, kết quả thu được trên 90% châu chấu chết do nấm.[15]
Năm 1996, Tạ Kim Chỉnh cho biết khi thử nghiệm chế phẩm
nấmMetarhizium anisopliae, tỷ lệ mối đất (Coptoermes formosanus) chết
do nấm sau 3 ngày là 91,35% ở nồng độ 1,8x108 bt/ml.Ngoài ra tác giả còn
thử nghiệm trên châu chấu di cư (Locusta migratioria), hiệu quả 92,2%.[1]
Năm 1997,Viện bảo vệ thực vật đó phối hợp với lâm trường Trường
Sơn – Hồ Bình sử dụng chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae để diệt trừ
châu chấu mía (Hierogliphus tonkinensis) hại luồng. Hiệu quả diệt trừ đạt
76,2% sau 2 tuần và 97,4% sau 3 tuần phun .[17]
Năm 1998, Nguyễn Dương Khuê – Viện khoa học Lâm nghiệp đó sử
dụng chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae để phịng trừ mối hại
nhà Coptotermes formosanus Shiraki, tác giả thu được kết quả bước đầu là
72%. Năm 2000, PGS. TS Phạm Thị Thùy và cộng sự đã sử dụng
nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ bọ hại dừa (Brontispa sp) ở Bến
Tre trên diện tích rộng và kết quả đạt được là 78% sau 7 ngày phun.[7]


Công nghệ sinh học K7

Page 10


Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

Từ những thành tựu trên cho thấy hướng nghiên cứu và sử dụng nấm
côn trùng để diệt trừ sâu hại là một trong những biện pháp sinh học không
những đạt hiệu quả cao mà cũn bảo vệ được mơi trường sống. Chính vì
vậy, cần thiết phải có sự đầu tư nghiên cứu để sản xuất lớn tạo ra nhiều chế
phẩm vi sinh phục vụ trong bảo vệ cây trồng nhằm hướng tới một nền nơng
nghiệp xanh, sạch và sản phẩm thu được an tồn và bền vững.
4

Thuốc trừ sâu vi sinh
Thuốc trừ sâu vi sinh là những chế phẩm sinh học được sản xuất ra từ
các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng khác nhau
theo phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc phương pháp lên men công
nghiệp để tạo ra những chế phẩm có chất lượng cao có khả năng phòng trừ
được các loại sâu hại cây trồng nơng, lâm nghiệp.
Một số chi nấm có khả năng gây bệnh:
Trong tự nhiên, ngồi đồng ruộng khi có dịch sâu hại phát sinh thì đồn
g
thời dịch vi sinh vật kí sinh côn trùng cũng phát sinh rất mạnh đặc biệt là n
ấm kí sinh. Thực tế khi dịch nấm kí sinh phát triển mạnh trên sâu hại thì ch
ừng

đó có khả năng khống chế một phần sâu hại, ở nhiều vùng trồng rau, trồng
lúa mặc dù mật độ sâu hại khá cao nhưng không gây ảnh hưởng đến chất
lượng và năng suất cây trồng. [14]
Trên thế giới các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng 100
000 loài nấm
khác nhau có khả năng gây bệnh cho đơng vật, thực vật, ngun sinh động
vật và cơn trùng hại. Trong đó có khoảng 200 lồi có khả năng kí sinh mạn
h nhất gây bệnh lên côn trùng hại cây trồng nông , lâm nghiệp. Những
Công nghệ sinh học K7

Page 11


Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

lồi đó tập trung chủ yếu ở ngành nấm thật Mycobionta, ngành phụ nấm
bất

toàn

Deutromycetes (Fungi imperfecty). Đây là ngành nấm có tác dụng diệt côn
trùng thông qua việc lây bệnh bằng sự lây lan tiếp xúc.[14]
Lớp nấm bất toàn bao gồm những loại vi nấm có sợi nấm ngăn vách,
sinh sản vơ tính bằng bào tử trần là chính, các nhà khoa học đã phân loại đ
ến chi và loài dựa trên các cơ sở sau:
+ Căn cứ vào đặc điểm hình thái, cấu tạo của sợi nấm, của bào tử
trần cũng như hình dạng bên ngồi về kích thước, màu sắc, số vách ngăn, tố
c độ phát triển và sự tạo thành sắc tố của khuẩn lạc.

+ Căn cứ vào đặc điểm phát sinh của bào tử trần, sự phát triển của giá b
ào
tử.
Dựa vào hình thái, lớp nấm bất tồn được chia ra làm bốn bộ:
-

Bộ nấm túi giả Sphaeropoidales, chỉ có một họ và bao gồm các
nấm túi giả.

-

Bộ nấm đĩa giá Melancomiales gồm các nấm có đĩa giá.

-

Bộ nấm bất thụ Mycetalia Sterilia Agonomycetales chỉ gồm các
nấm bất tồn khơng có dạng bào tử.

-

Bộ nấm bơng Moniliales gồm các nấm bất tồn có giá bào tử trần,
phát sinh từ các sợi nấm không hợp thành mô giá ở trong túi giá
hoặc đĩa giá, khi mới phát sinh chúng bộc lộ ra ngồi.

Cơng nghệ sinh học K7

Page 12


Dương Thị Thu Giang


Khóa luận tốt nghiệp

Trong bốn bộ nấm trên thì bộ nấm bơng có số lồi nhiều nhất chia
thành bốn họ, họ nấm bông, họ nấm bông sẫm, họ nấm bơng bó, họ nấm
đệm.
Có nhiều loại kí sinh và gây bệnh trên côn trùng hại, tập trung ở một
số chi:
* Chi Beauveria: kí sinh phần lớn là cơn trùng hại bộ cánh vẩy, bộ
cánh nửa, bộ cánh đều, bộ cánh thẳng và bộ cánh cứng.
* ChiMetarhizium: kí sinh trên côn trùng bộ cánh cứng, bộ cánh vẩy,
bộ cánh đều, bộ cánh thẳng và bộ cánh bằng.
* Chi Nomaraca: kí sinh phần lớn trên cơn trùng bộ cánh vẩy, bộ cánh
đều.
* Chi Hirsutella: kí sinh chủ yếu trên cơn trùng hại bộ cánh đều, bộ
hai cánh và bộ cánh vẩy.
* Chi Paecilomyces: kí sinh chủ yếu trên cơn trùng bộ cánh cứng, bộ
cánh vẩy, bộ cánh nửa…
Trong năm chi trên, ở thế giới cũng như ở Việt Nam các nhà khoa học
mới chỉ tập trung vào hai chi Beauveriavà Metarhizium.
5

Nấm Metarhizium anisopliae
1
Nấm kí sinh cơn trùng
Cũng như vi khuẩn, nhiều lồi nấm có quan hệ cộng sinh hoặc hoại
sinh với cơn trùng, trong đó có nhiều lồi nấm thực sự là ký sinh, gây hiện
tượng bệnh lý và dẫn đến hủy diệt côn trùng. Nấm gây bệnh côn trùng có ý
nghĩa rất lớn vì có thể gây chết thường xun với tỷ lệ chết cao cho nhiều
lồi cơn trùng hại và là những tác nhân điều hòa tự nhiên rất hiệu quả. Côn

Công nghệ sinh học K7

Page 13


Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

trùng chết do nấm rất dễ nhận biết bằng mắt thường, vì các sợi nấm mọc
qua vỏ cơ thể và bao phủ toàn bộ bề mặt ngồi của cơ thể cơn trùng. Cơ thể
cơn trùng bị chết do nấm không bị tan rã, mà thường giữ ngun hình dạng
ban đầu, tồn bộ bên trong cơ thể chứa đầy sợi nấm.[9]
Hầu hết nấm gây bệnh cơn trùng là Phycomycetes và Deuteromycetes
(nấm bất tồn). Bào tử của các nấm này tấn cơng bên ngồi hoặc bên trong
ruột cơn trùng. Sau đó bào tử nẩy mầm và sợi nấm xâm nhập vào xoang
dịch côn trùng. Cái chết có thể là kết quả của sự sản sinh độc tố của nấm
hoặc sau khi sử dụng dịch cơ thể. Tiếp theo các chất dự trữ ở cơ thể côn
trùng sẽ được sử dụng, hệ sợi chết và sự hình thành bào tử bắt đầu, còn
sinh khối dư sẽ hoạt động như một điểm gây nhiễm sau. [9]
Bảng 2.1 Bảng tra phổ tác động của nấm bất toàn trên động vật chân đốt.
Cơn trùng mục tiêu

Lồi

White fly
Colorado beetle
Cockchafer
Rust mites
Bọ cánh cứng, rệp

Catepillars
Aphids, Whitefly

Aschesonia aleyrodis
Beauveria bassiana
Beauveria brongniartii
Hirsutella thompsonii
Metarhizium anisopliae
Nomuraea rileyi
Verticilium lecanii

Tác dụng gây bệnh của nấm trên côn trùng là bào tử nẩy mầm, xâm
nhập vào cơ thể và sinh sản trong xoang làm yếu và phá hoại chức năng
trao đổi chất của cơn trùng.
Nhờ gió, mưa bào tử nấm lây lan đến sâu khỏe, gặp điều kiện độ
ẩm và nhiệt độ thích hợp phình lên nẩy mầm thành ống mầm, ống mầm
tiếp xúc với da cơn trùng mà hình thành vịi bám. Vịi bám là một tế bào có
kích thước gấp 2 – 3 lần bào tử, có dịch nhầy để dính vào da. Vịi bám hình
thành sợi nhỏ chọc thủng da. Sau khi xuyên qua da sợi nấm phình to thành
dạng bàn, mép bàn mọc sợi nấm rồi hình thành các sợi ngắn. Sợi ngắn nhờ
Công nghệ sinh học K7

Page 14


Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

áp lực đẩy vào lớp trong cuối cùng đạt đến da thật. Nếu côn trùng lột xác

chúng lại hình thành vịi bám mới để tiến hành tái xâm nhiễm. [9]
Nấm thông qua áp lực cơ giới để xâm nhập vào trong cơ thể côn trùng
và nhờ tác dụng của enzyme phân giải mà chọc thủng biểu bì. Những
enzyme phân giải là proteaza, lipoaza và kitinaza. Muốn da phân giải hết
trước hết là nhờ proteaza rồi lipaza, cuối cùng mới có tác dụng của
kitinaza.
Nấm gây bệnh cứng sâu tổng hợp rất nhiều enzyme. Mỗi loài nấm
khác nhau sẽ hình thành các enzyme khác nhau nhưng chúng đều có
thể tự tạo ra enzyme kitinaza.
Sự thay đổi bệnh và sự rối loạn chức năng trong cơ thể côn trùng.
Sự sinh sản trong cơ thể côn trùng là cho hoạt động trao đổi chất, các
cơ quan mô bị phá hoại, mất chức năng sinh lý và phát sinh sự rối loạn.
Trước hết là sợi nấm trong xoang sinh trưởng phát triển. Khác với
virus và động vật nguyên sinh, nấm phải tiết các chất độc và enzyme để giết
chết vật chủ rồi sinh trưởng phát triển trên xác côn trùng, hình thành các
hạch nấm làm cho cơn trùng cứng lại, một số lồi nấm khơng tiết chất độc
mà sinh sản hàng loạt trong cơ thể côn trùng mà sau khi sâu chết mới làm
vỡ và biến dạng các cơ quan. Hầu hết chúng có tính xu mỡ, tập trung quanh
cơ quan thể mỡ, sau khi sâu chết chúng mới làm biến đổi thể mỡ.[9]
Nấm xâm nhập vào cơ thể côn trùng luôn luôn xuất hiện phản ứng
biến màu đen, hình thành các đốm đen. Sự hình thành các đốm đen là
do enzyme phenoloxydaza trong dịch thể côn trùng.
Sự sinh sản của nấm trước hết là sự biến đổi thành phần dịch thể làm
giảm tác dụng oxy hóa khử limfo trong máu. Do sinh sản nhiều nấm sẽ làm
tắc hệ tuần hồn cơn trùng; gây đói sinh lý tế bào vật chủ; chất độc sinh ra
làm thay đổi sinh hóa cơ thể và làm tê liệt thần kinh, từ đó làm mất đi
và làm rối loạn cơ năng sinh lý. Chúng sẽ biểu hiện hô hấp thất
Công nghệ sinh học K7

Page 15



Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

thường, giảm sức sinh sản, ức chế sự lột xác. Nhộng ngài tằm trời sau
khi bị bệnh nấm mốc sâu tiêu hao lượng oxy xuống 7 lần; sâu non bọ lá
khoai tây sau khi bị bệnh nấm bạch cương cường độ hô hấp tăng lên nhiều
lần. Phần lớn đều cho rằng sự hô hấp này là do tác dụng phản ứng của vật
chủ đối với vật gây bệnh. [9]
Sau khi tiêm chất độc của nấm cho sâu non chúng thường biểu hiện
thay đổi biến thái của sâu và ức chế quá trình lột xác, cuối cùng làm cho sâu
chết.
Sử dụng nấm bạch cương nhiễm vào nhiều loài sâu hại, chúng đều
giảm sức sinh sản rõ rệt. Ngài đục táo, mọt cà phê sau khi phun chế phẩm
nấm bạch cương tỷ lệ đẻ trứng của con cái giảm xuống 45 – 60%.
2

Nấm Metarhizium anisopliae

Bảng 2.2 Bảng tra các loài trong chi nấm lục cương như sau:
Bào tử phân sinh hình ống hoặc
trứng, giữa lõm, hai đầu bằng, khuẩn
lạc màu xanh lá cây, màu đen nhạt
hoặc xanh đồng thau
Bào tử hình bầu dục, hai đầu trịn
hoặc một đầu bằng, khuẩn lạc màu
xanh vàng nhạt hoặc vàng nâu


Nấm lục cương lục vàng
(M.Flavoviride)

Nấm lục cương bọ hung bào tử ngắn
(M.anisopliae var.ansopliae)
Nấm lục cương bọ hung bào tử dài

Bào tử phân sinh dài 3,5 – 9µm
Bào tử phân dài 9 – 18µm

(M.anisopliae var.major).

(Theo Trần Văn Mão năm 2008) [8].
Các dạng nấm Metarhizium anisopliae
Theo Tulloch (1976), nấm Metarhizium anisopliae có 2 dạng: Metarhizium
anisopliae var. major có bào tử dài, Metarhizium anisopliae var.anisopliae
có dạng bào tử ngắn. Ngồi ra, Metarhizium anisopliae var.anisopliae
Công nghệ sinh học K7

Page 16


Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

Tulloch khác Metarhizium anisopliae var. majus Johnston về hình thái học
và phạm vi kí chủ.
- Metarhizium anisopliae var. anisopliae thơng thường kí sinh bọ cây, sâu
ăn

lá, bọ xít đen hại lúa Scotinophara sp. Và các dạng cơn trùng hại lúa khác.
Nó có thể hại nhiều cơn trùng trên lúa và bọ nhảy. Thể bình dạng hình trụ,
kích thước 6 – 13 x 2 - 4 µm gắn vào cuống bào tử đính khỏe trên hệ sợi
nấm màu trắng. Bào tử đính hình trụ đến hình elip rộng hay dạng trịn, kích
thước 4,5 – 8,5 x 2,5 - 4 µm và tạo thành những chuỗi khơ dài song song có
dạng bột màu xanh tối đến xanh vàng. Nấm này nhìn thấy trong mơi
trường thuần cũng giống như trên cơn trùng. [5]
- Metarhizium flavoviride kí sinh trên ấu trùng bọ vịi. Điển hình là
Metarhizium flavoviridevar. minus kí sinh trên bọ cây và sâu ăn lá lúa ở
Philippines và Solomon Anh. Thể bình hình dùi trống, kích thước 9 – 15 x 3
– 4 µm gắn vào cuống bào tử đính trên hệ sợi nấm màu trắng. Bào tử đính
hình elip, kích thước 4,5 – 7,5 x 2 - 3 µm và tạo thành những khối bào tử
màu xanh hơi xám.
- Metarhizium album kí sinh sâu Cicadellid Cofana spectra và sâu ăn
lá ở Philippines và Indonesia. Cuống bào tử đính dài 80 µm, có sự phân
nhánh mọc vịng gần chóp đỉnh. Mỗi nhánh sinh ra 2 – 5 thể bình hình trụ
đến hình dùi trống. Bào tử đính hình trụ, dài 8 -11 µm
3

Đặc điểm hình thái nấm Metarhizium anisopliae
Metarhizium thuộc họ moniliaceae, bộ moniliales
Phạm Thị Thùy cho biết nấm metarhizium anisopliae có màu lục hoặc

xanh lục nên được gọi là nấm lục cương.[18]
Sợi nấm phát triển trên bề mặt cơn trùng có màu từ trắng đến hồng,
cuống bào tử ngắn mọc tỏa tròn trên đám sợi nấm dày đặc. Sợi nấm khi

Công nghệ sinh học K7

Page 17



Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

phát triển bên trong cơn trùng có chiều rộng khoảng 3-4µm, dài khoảng
20µm, chia thành nhiều tế bào ngắn.[18]
Bào tử nấm Metarhizium anisopliae là dạng bào tử trần hình que,
hình trụ hoặc hình hạt đậu, có kích thước 3,5 x 6,4 x 7,2µm, màu từ lục sang
đến oliu –lục, bào tử xếp thành chuỗi khá chặt chẽ và nhìn bằng mắt
thường ta có thể thấy bào tử được tạo ra trên bề mặt cơ thể côn trùng một
lớp phấn khá rõ màu xanh lục.[18]
4

Thành phần hóa học
Thành phần hóa học quan trọng nhất của nấm Metarhizium

anisopliae là carbon (40%). Oxy (40%), nitro (78%), hydro (2-3%).
Hydratcarbon quan trọng ở các tế bào nấm là glycogen và trehaloza.
Glycogen là hydratcarbon dự trữ của nấm, tương đương với tinh bột ở thực
vật.[18]
5

Phổ kí chủ của nấm Metarhizium anisopliae
Cho đến nay người ta đã biết được trên 70 lồi cơn trùng bị nấm này

tiêu diệt, trong số đó có tới 34 lồi cơn trùng cánh cứng và chỉ có 5 lồi cơn
trùng cánh vảy.
Một số lồi cơn trùng điển hình mẫn cảm với nấm này là:

- Melolontha melolontha
- Melolontha hippocastanei
- Anisopliae autriaca
- Oryctes rhinoceros
- Otiorrhychus ligustici
- Plusia gamma

Công nghệ sinh học K7

Page 18


Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

1.5.6. Độc tố diệt côn trùng của nấm Metarhizium anisopliae
Các độc tố diệt côn trùng do nấm sinh ra khơng phải là enzyme, có trọng
lượng phân tử thấp, các sản phẩm này có thể giết chết côn trùng ngay cả
khi hiện diện với nồng độ thấp.
Độc tố diệt sâu của nấm bao gồm nhiều ngoại độc tố có tên là
destrucin A, B C và D. Các ngoại độc tố này là sản phẩm thức cấp vòng
peptit, L-prolin, L-leucine, anhydrit, L-prolyn-L-valine anhydrit và
desmethyl Destruxin B. Đọc tố nấm đóng vai trị quyết định đến khả năng
gây bệnh và gây chết côn trùng. Chủng nấm Metarhizium anisopliae thì khả
năng sinh độc tố khá ổn định và thường được tích lũy ở cuối giai đoạn sinh
trưởng của nấm.[11]
Destrucin A và B có thể tách từ dịch ni cấy nấm lục cương. Destrucin
A có cơng thức ngun là C29H47O7N5, điểm sơi 188oC, bản chất hóa học là
D—hydro-4-pentenoy-L-prolyl-L-isoleucin-N-methyl-L-alanyl-β-alanyl

lacton. [11]
Destrucin B có cơng thức ngun là C30H51O7N5 điểm sơi 234oC, bản
chất hóa học là D-α-hydroxy-γ-methylvalery-L-rolyl-L-isoleucin-Nmethyl-L-valyl-N-methyl-L-ananyl-β-alanyl lacton (Theo A. Suzuki và
những cộng sự 1966, 1970). [11]
Đó là những depsipeptid vịng.S.Tamura (1965-1970) đã tiến hành
nuôi cấy nấm lục cương và tách được những đọc tố trên mơi trường
czapek-Dox có chứa 0,5% pepton. Từ 1 lit dịch ni cấy người ta có thể thu
nhận được 13-15mg độc tó destruxin A và B, dịch lọc được xử lí bằng than
hoạt tính rồi được phản hấp phụ bằng N-butanol, sau đó được tách ra bằng
benzen và được làm sạch trên cột nhơm oxit trung tính.[18]
7

.Cơ chế gây bệnh của nấm Metarhizium anisopliae
Nấm Metarhizium anisopliae phát triển trên cơ thể côn trùng sinh ra

rất nhiều bào tử trần đơn bào, những bào tử này nhờ gió bay đi và rơi lên
trên bề mặt côn trùng khác. Gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ 25-30 oC
Công nghệ sinh học K7

Page 19


Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

và độ ẩm trên 80% , bào tử nấm sẽ trương lên và nảy mầm, hệ sợi phát
triển mạnh phủ kín các lỗ thơng hơi trên cơ thể cơn trùng. Trong q trình
nảy mầm, nấm đã tiết ra một số enzyme ngoại bào phân giải kitin, protein,
lipit của lớp vỏ cơn trùng. Q trình sinh trưởng, phát triển của bào tử và

hệ sợi nấm ăn sâu vào cơ thể cơn trùng chính là q trình trao đổi chất của
nấm.[18]
Sau 24h, bào tử nấm phát triển thành hệ sợi hình ống, đâm xuyên qua
lớp vỏ kitin của cơn trùng. Sau đó, sợi nấm liên tục phân nhánh tạo nên một
hệ sợi chằng chịt bên trong cơ thể côn trùng. Những nấm này tiết ra các
enzyme làm hóa tan tuyến mơ và tuyến mỡ làm cho cơn trùng bị hiện tượng
tê liệt tồn thân và chết. Tiếp theo, nấm tiếp tục phát triển bên trong và sợi
nấm chui ra ngồi cơ thể cơn trùng qua những lỗ thủng trên lớp vỏ kitin, từ
các sợi nấm đó lại hình thành các cuống bào tử đính, các cuống này sẽ hình
thành các bào tử trần, chúng tạo nên một lớp bào tử màu xanh bao phủ lên
khắp cơ thể cơn trùng. Bào tử nấm rụng ra có thể phát tán theo gió tới các
cơn trùng khác và tiếp tục thực hiện chu trình mới.[18]
8

Triệu chứng cơn trùng bị nhiễm nấm Metarhizium anisopliae
Khi côn trùng mới bị nhiễm nấm chúng trở nên biếng ăn, luôn động

đậy, những con bị bệnh sẽ bò lên sát nguồn thức ăn ở trên cao, phần lớn trở
nên chậm chạp, yếu ớt, giảm khả năng vận động, mất khả năng bò thẳng,
dần dần trở nên tê liệt và con cái giảm khả năng đẻ trứng. Quá trình sơ
cứng diễn ra trong cơ thể là do nấm Metarhizium anisopliae tiết ra độc tố
Destruxin A, B, C, D và Cytohalacin làm côn trùng mất khả năng tiêu hóa
vào giai đoạn truyền nhiễm, cơn trùng chuyển từ màu đen sang vàng, hồng,
nâu, đỏ, tía. Trứng của cơn trùng bị nhiễm nấm có thể bị chuyển màu tùy
vào loại nấm bị nhiễm.[18]
Ngồi sự thay đổi về kích thước và tốc đọ lớn của côn trùng là đặc
trưng của các bệnh mãn tính hoặc các bênh xâm nhập thân thể côn trùng bị
Công nghệ sinh học K7

Page 20



Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

co ngắn lại hoặc khơ đét đi do hệ thống tiêu hóa bị tổn thương hoặc bị thiếu
thức ăn. Khi đó nấm cơn trùng tiết ra các men lipaza, proteaza làm hòa tan
tuyến mỡ và các mô khác trong cơ thể côn trùng.
9

Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của M.anisopliae
Khả năng đồng hóa nguồn cacbon va nitro:
Theo Nguyễn Lân Dũng, nấm Metarhizium anisopliae có thể sử dụng

các nguồn thức ăn cacbon rất khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu của
Mohan, Heegedus và các cộng sự đã xác định môi trường tốt nhất để phân
lập nấm Metarhizium anisopliae là môi trường chứa Kitin là nguồn cacbon.
Ngồi ra nấm có thể sử dụng nguồn cacbon là tinh bột, xenluloza … trên
nguồn thức ăn phức tạp này trước hết nấm phải sinh ra các nguồn enzyme
để phân hủy các hợp chất này thành các chất đơn phân tử sau đó mới đồng
hóa được chúng .Các tác giả đã khẳng định quá trình xâm nhập của chủng
nấm này trước hết là do quá trình phân tủy cuticum (lớp da cơn trùng), sau
đó là sự phân hủy protein trong mô đồng thời phá hủy cả lớp lipid.[4]
Tác giả Kleepies, Zimmermann cho biết phần kitin trong môi trường
nuối cấy giúp cho sự phát triển và hình thành bào tử đính, bào tử chồi của
nấm. Tuy nhiên không phải tất cả các nguồn thức ăn chứa carbon đều hỗ
trợ có lợi cho sinh trưởng, phát triển, nảy mầm và hình thành nấm
Metarhizium anisopliae.
Nhu cầu về chất kích thích sinh trưởng:

Theo Tạ Kim Chỉnh, chủng vi nấm Metarhizium anisopliae khi bổ sung
kitin tự nhiên vào môi trường nuôi cấy đã tăng khả năng sinh sản bào tử và
khả năng diệt côn trùng của bào tử nấm. Ngoài ra các nguyên tố vi lượng
(Cu2+, Zn2+) có tác dụng kích thích sinh trưởng, phát triển của nấm
Metarhizium anisopliae.[1]

Công nghệ sinh học K7

Page 21


Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

Khả năng biến đổi các cơ chất khác nhau nhờ hệ thống enzyme:
Trong quá trình nuối cấy mơ nấm cũng như cơ chế gấy bênh cơn trùng
người ta đã tìm thấy và chứng minh vai trị của hệ thống enzyme trong q
trình tự phân hủy các chất hữu cơ ở lớp biểu bì, lớp mô, lớp mỡ, limfo của
côn trùng. Khả năng sinh ra enzyme ngoại bào và khả năng sinh ra các độc
tố của nấm Ma là cơ sở quan trọng trong cơ chế gây bệnh vi nấm diệt cơn
trùng ngồi tự nhiên.
6

Một số dẫn liệu về côn trùng thử nghiệm-sâu tơ (Plutella xylostella)
Sâu tơ (còn gọi là sâu dù)
Tên khoa học là Plutella xylostella , tên khác là Plutella maculipennis
Họ Yponomeutidae
Bộ Lepidoptera (Cánh Vảy).


Hình 1.1: Bướm Plutella xylostella

Hình 1.2: Sâu tơ (Plutella xylostella

1.6.1. Phân bố và ký chủ
Sâu tơ đầu tiên được ghi nhận là có nguồn gốc từ Thổ Nhỉ Kỳ, sau đó
phát triển ở hầu hết các quốc gia trồng rau cải trên thế giới cùng với sự
phát triển của cây rau họ Cải (Brassicaceae) cũng như khả năng di chuyển
rất xa của bướm, có thể trên cả ngàn cây số. Sâu tơ có thể sống được ở hầu
hết các quốc gia trồng rau cải, ôn đới lẫn nhiệt đới và là mối lo ngại lớn
nhất cho các nhà trồng rau cải hiện nay, tính đến năm 1972 đã có 128 nước
Công nghệ sinh học K7

Page 22


Dương Thị Thu Giang

Khóa luận tốt nghiệp

và vùng lãnh thổ công bố thấy xuất hiện lại sâu này. Hiện nay, lồi sâu này
có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới và gây nhiều thiệt hại cho nền sản
xuất, thường làm giảm 30-40% năng suất.
Sâu được ghi nhận là phá hại trên rất nhiều loại rau cải khác nhau
như cải bắp, cải bẹ xanh, cải bẹ trắng, cải ngọt, cải bông, cải rổ; nhưng trầm
trọng nhất là trên cải bắp, cải bơng. Ngồi ra, sâu tơ cịn gây hại trên một
số loại cây họ Cà như khoai tây, cà chua...
1.6.2. Đặc điểm hình thái và sinh học
Bướm dài từ 6-10 mm. Sải cánh rộng từ 10-15 mm. Cánh trước màu
nâu xám, trên có nhiều chấm nhỏ màu nâu; từ chân cánh ra đến cạnh ngồi

của cánh trước có một dải hình răng cưa màu trắng trên bướm đực và màu
vàng trên bướm cái, dải này gợn sóng, nhìn có cảm giác óng ánh và lấp
lánh. Hai cạnh của cánh sau có rìa lơng rất dài. Khi đậu cánh xếp xi theo
thân và dựng đứng phía trên thân mình, đi cánh hơi nhô lên cao. Râu
dầu dài từ 3-3,5 mm và luôn đưa tới trước rất linh hoạt. Thời gian sống của
bướm từ 4 đến khoảng 17 ngày tùy giống cái hay đực và tùy điều kiện sống.
Một bướm cái có thể đẻ đến 200 trứng, trung bình 90 trứng và đẻ cao điểm
vào đêm thứ nhất và thứ nhì.
Trứng hình bầu dục, dẹp, màu vàng nhạt, đường kính từ 0,3-0,5 mm.
Thời gian ủ trứng từ 3-8 ngày.
Sâu có 4 tuổi, phát triển từ 7-15 ngày tùy điều kiện thức ăn và thời
tiết. Mình sâu nở to chính giữa, hai đầu nhọn, thân chia đốt rõ ràng, mỗi
đốt có nhiều lơng mọc thẳng đứng. Sâu có ba cặp chân giả từ đốt bụng thứ
năm, lớn đủ sức mình sâu dài từ 8-11 mm. Chi tiết ở từng giai đoạn tuổi
như sau:


Tuổi 1: thân màu trắng đục, dài khoảng 0,8 mm. Đến cuối tuổi này cơ
thể sâu dài từ 1,2-1,5 mm. Tuổi 1 phát triển từ 2-4 ngày.

Công nghệ sinh học K7

Page 23


Dương Thị Thu Giang


Khóa luận tốt nghiệp


Tuổi 2: mình sâu bắt đầu chuyển sang màu hơi xanh nhưng vẫn còn
đục. Sâu dài từ 1,5-3,5 mm. Ở tuổi 2 sâu phát triển trong thời gian từ



1-3 ngày.
Tuổi 3: mình sâu màu xanh lục tươi, dài từ 3,5-5,5 mm và phát triển



từ 1-3 ngày.
Tuổi 4: sâu có màu xanh lục sậm hơn, kích thước cơ thể từ 5,5-9 mm,
phát triển từ 1-4 ngày. Ấu trùng tuổi 4 sau khi đạt kích thước tối đa,
bắt đầu nhả tơ làm nhộng. Đầu tiên, sâu quay đầu về phía sau đi
nhả tơ bao phủ phần đi trước, dần dần tới phía trên đầu. Sau khi
nhả tơ xong sâu lột xác lần cuối cùng để thành nhộng.
Khi mới hình thành, nhộng có màu xanh nhạt, khoảng 2 ngày sau

thành màu vàng nhạt, chiều dài nhộng từ 5-7 mm, chung quanh nhộng có
kén bằng tơ bao phủ. Thời gian nhộng từ 4-7 ngày.

Hình1.3: Vịng đời của sâu tơ

Công nghệ sinh học K7

Page 24


Dương Thị Thu Giang


Khóa luận tốt nghiệp

1.6.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại
Bướm thuộc loại bướm đêm nhưng ít bị quyến rủ bởi ánh sáng đèn.
Ban ngày bướm thường ẩn ở mặt dưới lá rau cải, khi bị động mới bay lên
một quảng ngắn. Chiều tối bướm bay ra bắt cặp và đẻ trứng. Bướm hoạt
động nhiều nhất khi trời bắt đầu tối đến nửa đêm. Bướm có thể giao phối
ngay sau khi vũ hóa và một đến hai ngày sau thì đẻ trứng. Trứng được đẻ
phân tán hay thành từng khóm từ 3-5 cái ở mặt dưới lá, gần gân hay chỗ
lõm trên lá.

Hình 1.4: Bắp cải bị sâu hại
Sâu tuổi 1 đục một lỗ nhỏ ở mặt dưới lá, xong chui đầu vào ăn nhu mô
lá, chỉ chừa lại biểu bì. Sâu tuổi 2 gặm ăn mặt dưới lá để lại lớp biểu bì mặt
trên lá tạo thành những đốm trong mờ. Cuối tuổi 2 trở đi sâu gặm lủng lá.
Trên một cây cải bắp bị hại nặng có thể có từ 100-300 sâu. Khi bị động đến
sâu thường nhả tơ bng mình xuống đất nên lồi sâu này cịn có tên gọi là
"sâu dù".
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sâu tơ là một loài sâu hại nghiêm trọng và
có khả năng kháng thuốc cao. Trong cơ thể sâu tơ có một loại men có thể
phân giải thuốc thành các chất khơng độc, đó là hệ men vi thể (microsonal
enzyme system). Khi cơ thể sâu tiếp xúc với hóa chất độc, hệ men vi thể
được kích thích hoạt động tăng 100-200 lần.

Cơng nghệ sinh học K7

Page 25



×