Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

NHỮNG tên gọi của hà nội QUA các THỜI kỳ LỊCH sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.87 KB, 76 trang )

NHỮNG TÊN GỌI CỦA HÀ NỘI QUA CÁC THỜI
KỲ LỊCH SỬ
THĂNG LONG – HÀ NỘI là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Mảnh đất địa

linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành kinh đô của nước Ðại Việt dưới triều Lý
(1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tuỳ (581 – 618), Ðường
(618 – 907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long
– Hà Nội có nhiều tên gọi, được chia thành hai loại: chính quy và không chính quy,
theo thứ tự thời gian như sau:
Tên chính quy: Là những tên được chép trong sử sách do các triều đại phong kiến, Nhà nước
Việt Nam chính thức đặt ra:
Long Ðỗ: Truyền thuyết kể rằng, lúc Cao Biền nhà Ðường, vào năm 866 mới đắp thành Ðại La,
thấy thần nhân hiện lên tự xưng là thần Long Ðỗ. Do đó trong sử sách thường gọi Thăng Long là
đất Long Ðỗ. Thí dụ vào năm Quang Thái thứ 10 (1397) đời Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly có ý
định cướp ngôi nhà Trần nên muốn dời kinh đô về đất An Tôn, phủ Thanh Hoá. Khu mật chủ sự
Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ý nói: “Ngày xưa, nhà Chu, nhà Nguỵ dời kinh đô đều gặp
điều chẳng lành. Nay đất Long Ðỗ có núi Tản Viên, có sông Lô Nhị (tức sông Hồng ngày nay),
núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi”. Ðiều đó cho thấy, Long Ðỗ đã từng là tên gọi đất Hà
Nội thời cổ.
Tống Bình: Tống Bình là tên trị sở của bọn đô hộ phương Bắc thời Tuỳ (581-618), Ðường (618 –
907). Trước đây, trị sở của chúng là ở vùng Long Biên (Bắc Ninh ngày nay). Tới đời Tuỳ chúng
mới chuyển đến Tống Bình.
Ðại La: Ðại La hay Ðại La thành nguyên là tên vòng thành ngoài cùng bao bọc lấy Kinh Ðô. Theo
kiến trúc xưa, Kinh Ðô thường có “Tam trùng thành quách”: Trong cùng là Tử Cấm thành (tức
bức thành màu đỏ tía) nơi vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Ðại La thành.
Năm 866 Cao Biền bồi đắp thêm Ðại La thành rộng hơn và vững chãi hơn trước. Từ đó, thành
này được gọi là thành Ðại La. Thí dụ trong Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ viết năm 1010 có
viết: “… Huống chi thành Ðại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất…”
(Toàn thư, Tập I, H, 1993, tr 241).
Thăng Long (Rồng bay lên). Ðây là cái tên có tính văn chương nhất, gợi cảm nhất trong số các
tên của Hà Nội. Sách Ðại Việt sử ký toàn thư cho biết lý do hình thành tên gọi này như sau: “Mùa


thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Ðại La, tạm
đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành
Thăng Long” (Toàn thư, Tập I, H, tr 241).
Ðông Ðô: Sách Ðại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa hạ tháng 4 năm Ðinh Sửu (1397) lấy Phó
tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương – TM) coi phủ đô hộ là Ðông Ðô” (Toàn thư Sđd – tr
192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sử thần nhà Nguyễn chú thích: “Ðông
Ðô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hoá là Tây Ðô, Thăng Long là Ðông Ðô” (Cương mục – Tập
2, H 1998, tr 700).
Ðông Quan: Ðây là tên gọi Thăng Long do quan quân nhà Minh đặt ra với hàm nghĩa kỳ thị Kinh
đô của Việt Nam, chỉ được ví là “cửa quan phía Ðông” của Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Sử
cũ cho biết, năm 1408, quân Minh đánh bại cha con Hồ Quý Ly đóng đô ở thành Ðông Ðô, đổi
tên thành Ðông Quan. Sách Ðại Việt sử ký toàn thư chép: “Tháng 12 năm Mậu Tý (1408), Giản


Ðịnh đế bảo các quân “Hãy thừa thế chẻ tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch như sét đánh
không kịp bưng tai, tiến đánh thành Ðông Quan thì chắc phá được chúng” (Toàn thư Sđd – Tập
2, tr224).
Ðông Kinh: Sách Ðại Việt sử ký toàn thư cho biết sự ra đời của cái tên này như sau: “Mùa hạ,
tháng 4 năm Ðinh Mùi (1427), Vua (tức Lê Lợi – TM) từ điện tranh ở Bồ Ðề, vào đóng ở thành
Ðông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Ðại Việt đóng đô ở Ðông Kinh.
Ngày 15 vua lên ngôi ở Ðông Kinh, tức là thành Thăng Long. Vì Thanh Hoá có Tây Ðô, cho nên
gọi thành Thăng Long là Ðông Kinh” (Toàn thư – Sđd. Tập 2, tr 293).
Bắc Thành: Ðời Tây Sơn (Nguyễn Huệ – Quang Trung 1787 – 1802 – TM). Vì kinh đô đóng ở Phú
Xuân (tức Huế – TM) nên gọi Thăng Long là Bắc thành”(Nguyễn Vinh Phúc – Trần Huy Bá –
Ðường phố Hà Nội – H. 1979, tr 12).
Thăng Long: (Thịnh vượng lên). Sách Lịch sử thủ đô Hà Nội cho biết: “Năm 1802, Gia Long quyết
định đóng đô ở tại nơi cũ là Phú Xuân (tức Huế – TM), không ra Thăng Long, cử Nguyễn Văn
Thành làm Tổng trấn miền Bắc và đổi kinh thành Thăng Long làm trấn thành miền Bắc. Kinh
thành đã chuyến làm trấn thành thì tên Thăng Long cũng cần phải đổi. Nhưng vì tên Thăng Long
đã có từ lâu đời, quen dùng trong nhân dân toàn quốc, nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi ngay

mà vẫn giữ tên Thăng Long, nhưng đổi chữ “Long” là Rồng thành chữ “Long” là Thịnh vượng, lấy
cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ “Long”
là “rồng” (Trần Huy Liệu (chủ biên). Lịch sử thủ đô Hà Nội, H. 1960, tr 81).
Việc thay đổi nói trên xảy ra năm 1805, sau đó vua Gia Long còn hạ lệnh phá bỏ hoàng thành cũ,
vì vua không đóng đô ở Thăng Long, mà hoàng thành Thăng Long lại lớn rộng quá.
Hà Nội: Sách Lịch sử thủ đô Hà Nội cho biết: “Năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng
Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hoà, phủ Lý Nhân VÀ
phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà
Nội”. (Trần Huy Liệu (chủ biên). Lịch sử thủ đô Hà NỘI. H. 1960, TR 82).
Tên không chính quy: Là những tên trong văn thơ, ca dao, khẩu ngữ… dùng để chỉ thành
Thăng Long – Hà Nội:
Trường An (Tràng An): Vốn là tên Kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị vào bậc nhất của
nước Trung Quốc: Tiền Hán (206 tr CN – 8 sau CN) và Ðường (618 – 907). Do đó, được các nhà
nho Việt Nam xưa sử dụng như một danh từ chung chỉ kinh đô. Từ đó cũng được người bình dân
sử dụng nhiều trong ca dao, tục ngữ chỉ kinh đô Thăng Long.
Thí dụ:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Rõ ràng chữ Tràng An ở đây là để chỉ kinh đô Thăng Long.
Phượng Thành (Phụng Thành):
Vào đầu thế kỷ XVI, ông Trạng Nguyễn Giản Thanh người Bắc Ninh có bài phú nôm rất nổi tiếng:


Phượng Thành xuân sắc phú
(Tả cảnh sắc mùa xuân ở thành Phượng).
Nội dung của bài phú trên là tả cảnh mùa xuân của Thăng Long đời Lê. Phụng thành hay Phượng
thành được dùng trong văn học Việt Nam để chỉ thành Thăng Long.
Long Biên: Vốn là nơi quan lại nhà Hán, Nguỵ, Tấn, Nam Bắc triều (thế kỷ III, IV, V và VI) đóng
trị sở của Giao Châu (tên nước Việt Nam thời đó). Sau đó, đôi khi cũng được dùng trong thơ văn
để chỉ Thăng Long – Hà Nội. Sách Quốc triều đăng khoa lục có đoạn chép về tiểu sử Tam nguyên

Trần Bích San (1838 – 1877); ghi lại bài thơ của vua Tự Ðức viếng ông, có hai câu đầu như sau:
Long Biên tài hướng Phượng thành hồi
Triệu đối do hi, vĩnh biệt thôi!
Dịch nghĩa:
Nhớ người vừa từ thành Long Biên về tới Phượng Thành.
Trẫm còn đang hy vọng triệu ngươi và triều bàn đối, bỗng vĩnh biệt ngay.
Thành Long Biên ở đây, vua Tự Ðức dùng để chỉ Hà Nội, bởi vì bấy giờ Trần Bích San đang lĩnh
chức Tuần phủ Hà Nội. Năm 1877 vua Tự Ðức triệu ông về kinh đô Huế để sung chức sứ thần
qua nước Pháp, chưa kịp đi thì mất.
Long Thành: Là tên viết tắt của Kinh thành Thăng Long. Nhà thơ thời Tây Sơn Ngô Ngọc Du, quê
ở Hải Dương, từ nhỏ theo ông nội lên Thăng Long mở trường dạy học và làm thuốc. Ngô Ngọc
Du là người được chứng kiến trận đại thắng quân Thanh ở Ðống Ða – Ngọc Hồi của vua Quang
Trung. Sau chiến thắng xuân Kỷ Dậu (1789), Ngô Ngọc Du có viết bài Long thành quang phục kỷ
thực (Ghi chép việc khôi phục Long thành).
Hà Thành: Là tên viết tắt của thành phố Hà Nội được dùng nhiều trong thơ ca để chỉ Hà Nội. Thí
dụ như bài Hà Thành chính khí ca của Nguyễn Văn Giai, bài Hà Thành thất thủ, tổng vịnh (khuyết
danh), Hà Thành hiểu vọng của Ba Giai?…
Hoàng Diệu: Ngay sau Cách mạng tháng Tám – 1945, đôi khi trong các báo chí của Việt Nam sử
dụng tên này để chỉ Hà Nội.
Ngoài ra, trong cách nói dân gian, còn nhiều từ được dùng để chỉ Thăng Long – Hà Nội như: Kẻ
Chợ (Khéo tay hay nghề đất lề Kẻ Chợ – Khôn khéo thợ thầy Kẻ Chợ), Thượng Kinh, tên này để
nói đất kinh đô ở trên mọi nơi khác trong nước, dùng để chỉ kinh đô Thăng Long (Chẳng thơm
cũng thể hoa nhài, Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh). Kinh Kỳ, tên này nói đất có kinh
đô đóng (Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến).
Và đôi khi chỉ dùng một từ kinh như “¡n Bắc, mặc Kinh”. Bắc đây chỉ vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh),
Kinh chỉ kinh đô Thăng Long.
Loại tên “không chính quy” của Thăng Long – Hà Nội còn nhiều được sử dụng khá linh hoạt
trong văn học, ca dao… kể ra đây không hết được



Rồng phương Đông và Rồng phương Tây
Rồng, ra đời ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người, là sản phẩm của trí
tưởng tượng phong phú của con người, nhằm nhận thức và khám phá thế giới. Cả
phương Đông và phương Tây đều có biểu tượng rồng, song do đặc điểm của mỗi
nền văn hóa mà rồng phương Đông có những nét khác rồng phương Tây.
Nguồn gốc và các truyền thuyết về rồng; ý nghĩa tượng trưng của biểu tượng rồng; Việc
tìm hiểu những nét khác biệt của biểu tượng này ở phương Đông và phương Tây tuy có
được nhắc đến trong một số nghiên cứu, nhưng chưa được làm rõ một cách hệ thống và
toàn diện. Chính vì truyền thuyết cũng như hình tượng rồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế
giới, nên có thể sử dụng nó như một cứ liệu để tìm hiểu về truyền thống văn hóa phương
Đông và phương Tây; cũng như sự khác biệt giữa hai nền văn hóa. Phương pháp sử dụng
là so sánh type, motip của truyền thuyết; tính chất biểu tượng rồng; hình tượng rồng trong
nghệ thuật tạo hình.

Sự nhìn nhận của phương Đông về rồng
Rồng, một biểu tượng văn hóa, ra đời từ sự nỗ lực của con người trong việc tìm hiểu và
nhận thức thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, ở hai nền văn hóa Đông và Tây, sự nhìn nhận về
rồng lại được quyết định bởi bản chất và đặc thù của mỗi nền văn hóa. Nếu phương Tây
coi rồng là biểu tượng cho sự xấu xa, độc ác, là đối tượng mà con người cần phải chinh


phục; thì ngược lại phương Đông lại xem rồng là biểu tượng cho sự tốt đẹp, may mắn và
thịnh vượng. Rồng trong truyền thuyết, huyền thoại phương Đông thường được mô tả
khác với rồng của phương Tây cả về dáng dấp và tính khí.
Ở phương Đông, rồng là biểu tượng của bản nguyên tích cực và sáng tạo, là sức mạnh
của sự sống. Nguồn gốc sâu xa của biểu tượng này là do điều kiện tự nhiên (địa lý – khí
hậu) và xã hội (lịch sử – kinh tế) qui định. Môi trường sống của các cộng đồng cư dân ở
phương Đông là xứ nóng, mưa nhiều, tạo nên những vùng đồng bằng nằm trong các lưu
vực các con sông lớn. Yếu tố sông nước quan trọng với người phương Đông, vì vậy họ đã
sáng tạo rồng với ý nghĩa đầu tiên là biểu tượng cho nước – sự phong đăng, mùa màng

bội thu. Cả hai mặt hoạt động có lợi cũng như phá hoại của nước đều được xem là do
rồng thúc đẩy. Cũng chẳng có gì là lạ khi những vị thần đầu tiên trong tín ngưỡng xa xưa
của phương Đông là những vị thần có liên quan đến nước. Mùa màng bội thu hay không
là phụ thuộc vào yếu tố nước. Do đấy, thần nước cũng chính là thần Rồng. Quan niệm
của phương Đông về rồng trong buổi đầu là: Đấng tối cao của không khí/ Hơi thở mầu
nhiệm của người toả khắp/ Điều khiển mây/ Chứa đựng khí ẩm ướt/ Làm mưa dịu mát
trái đất (1). Theo Ernest Ingersoll: “Khái niệm nằm trong chữ “rồng” có từ lúc bắt đầu
những suy nghĩ được ghi lại của con người về những điều bí ẩn của nhà tư tưởng và thế
giới của anh ta. Nó gắn liền với những quyền lực và hành động của các vị thần đầu tiên,
và giống như những quyền lực cùng hành động đó, nó mơ hồ, dễ thay đổi và mâu thuẫn
trong các thuộc tính của nó, chỉ duy trì từ đầu đến cuối một đặc điểm có thể xác định –
kết hợp với nước và kiểm soát nước”(2).
Sau này, trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc phương Đông, rồng dần
được gán thêm các ý nghĩa mới phù hợp với tính chất của thời đại như biểu tượng nguồn
gốc dân tộc, vương quyền, cao sang, may mắn, thịnh vượng,…
Ở Trung Hoa xưa, người ta xem rồng là tinh linh núi, là thần linh bảo hộ năm vùng, nghĩa
là bốn phương và vùng trung tâm; là kẻ bảo vệ năm hồ bốn biển (có nghĩa là mọi hồ, mọi
biển). Về khả năng của rồng, trong dân gian Trung Hoa có rất nhiều truyền thuyết cho
rằng rồng có khả năng hô gió gọi mưa, có thể đội sông lật bể, gọi mây che mặt trời. Đối
với người Nhật, con rồng là chủ yếu trong những vật lý tưởng ở Nhật Bản. Đối với người
Triều Tiên, rồng là một trong bốn con vật siêu tự nhiên có phép lạ. Nó là hiện thân của
mọi sức di động, thay đổi và năng lực để tiến công. Về mùa xuân, nó bay lên trời, và về
mùa thu nó náu mình dưới đáy nước sâu. Ngày xưa người Triều Tiên tin là các sông suối
cũng như các đại dương bao quanh Triều Tiên là nơi ở của một con rồng, và người dân
thường cứ đúng kỳ lại thờ cúng quyền lực này. Sự quan trọng của việc biểu lộ niềm tôn
kính hình thức lớn đến thế với rồng là do rồng kiểm soát mưa và cần được người ta làm
cho vui vẻ để cho mùa màng khỏi bị nguy hiểm vì mưa không đủ, hơn nữa nó có khả
năng làm phiền nhiễu nhiều cho những người chèo thuyền và những thủy thủ ở biển khơi
trừ khi nó được người ta làm cho dịu lòng một cách thích đáng. Do đó, không những các
người dân nông thôn và người làm ruộng ở nông trại, mà cả chủ tàu bè muốn có thời tiết

thuận lợi để đi xa, đều làm lễ cầu an; không những các chiến thuyền lớn, mà cả các
thuyền chở hàng hóa, thuyền đánh cá, đò, phà,… đều mỗi loại làm một thứ lễ riêng để
đảm bảo an toàn. Lễ đó được coi như một thứ cống nộp cho thần nước. Đối với người
Việt Nam, trong ký ức dân gian thần mưa và thần nước mang hình hài một con rồng to


thường xuyên ra biển Đông hút nước mang vào đất liền tưới tắm cho đất đai.Rồng là
nguồn nước tưới cho ruộng đồng tốt tươi và giúp nhà nông hình thành kinh nghiệm dân
gian: Rồng đen lấy nước thì nắng/ Rồng trắng lấy nước thì mưa…
Được xem là vua của tạo sinh động vật, nên dễ hiểu rồng là biểu tượng của điềm lành, sự
may mắn và tốt đẹp đối với phương Đông. Trong truyền thuyết, thần thoại của phương
Đông, dù cốt truyện có khác nhau nhưng rồng bao giờ cũng ẩn chứa ý nghĩa là một biểu
tượng cho sự cao quý tốt đẹp. Đối với một số quốc gia phương Đông, rồng là biểu tượng
cho nguồn gốc dân tộc. Người Việt xưa tự hào mình là “Con Rồng cháu Tiên”. Tộc Hạ có
tô tem rồng và cũng xưng là “Tộc rồng”(3). Bà mẹ thủy tổ của dân tộc Khơme là con gái
vua huyền thoại Naga, một động vật huyền thoại có tính cách như rồng. Nữ thần Pônaga
(còn gọi là Pô Nưga) là bà tổ của người dân Chămpa. Các vị thần nói trên vừa mang ý
nghĩa biểu tượng của sông nước, vừa mang ý nghĩa phong đăng gắn với các nghi lễ nông
nghiệp, vừa mang ý nghĩa về nguồn gốc dân tộc. Rồng hiện lên là điềm báo đất nước sẽ
có vị minh quân hay hiền nhân, hoặc tôn phong những triều đại tốt đẹp. Thế kỷ XI, vua
Lý Công Uẩn dời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La và đã đặt tên cho kinh đô mới là Thăng
Long để thể hiện khát vọng và tư thế vươn lên của một dân tộc. “Thế kỷ XV, vua
Xêthathilat cho dời kinh đô từ Luông Pha băng ra Viêng Chăn và đặt tên thủ đô là Xỉ
Xattanahutta, có nghĩa là kinh đô của hàng triệu con rồng nhằm biểu dương sức mạnh của
vương quốc (4).
Đối với phương Đông, rồng được xem là con vật nằm trong cung hoàng đạo, trong số 12
con vật. Rồng hiện diện trong nhiều loại hình nghệ thuật như trong múa, kịch; trang trí
trên điêu khắc, kiến trúc… Múa rồng là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của phương
Đông, nhất là ở các vùng nông nghiệp trồng lúa nước. Hầu hết các quốc gia phương
Đông đều có điệu múa rồng vào các ngày lễ Tết cổ truyền. Rồng mang màu sắc rực rỡ,

uốn lượn theo nhịp trống rộn rã tạo không khí hội hè, biểu thị niềm vui sướng, hạnh phúc
cho tất cả mọi người, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu… Ngày đầu năm
mới ở Inđônêxia, một đoàn người trẻ tuổi đội lốt rồng bằng giấy nhảy múa trên đường,
trong khi những người dân đổ dồn ra ở các cửa sổ dâng lên rồng những mớ rau cải xanh
mà nó nhai ngốn trong niềm vui lớn của mọi người. Bộ phận người Inđônêxia ở Hà Lan
vẫn duy trì nghi lễ hàng năm này trên các đường phố Amsterdam.
Quan niệm rồng là cao quý, tốt đẹp đã dẫn đến ở phương Đông thời kỳ xa xưa có nơi
người ta coi những xương hóa thạch từ lâu là bộ xương cũ kỹ của những con rồng và đã
sử dụng chúng như một dược liệu để chữa bệnh.
Cho đến ngày nay, theo thói quen khi nói về các quốc gia phát triển với ý nghĩa khen
ngợi người ta vẫn sử dụng chữ “rồng”, chẳng hạn: Nhật Bản, Singapo, Đài Loan… được
gọi là những con rồng châu á, hàm ý chỉ về khả năng tiềm ẩn, sự vượt trội…
Nhìn chung, rồng mang ý nghĩa tốt lành ở phương Đông, tuy nhiên đôi khi cũng có
những trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn với người Nhật, rồng bên cạnh ý nghĩa nguồn
nước, mùa màng phong đăng, thì còn là biểu hiện của cái xấu. Thần Fudô khuất phục một
con rồng chính là đã thắng sự ngu dốt và tối tăm. Đó là biểu hiện về sự pha trộn, ảnh
hưởng của biểu tượng rồng phương Tây với biểu tượng rồng phương Đông.


Về hình dạng, rồng phương Đông là sự hỗn hợp của nhiều loài động vật khác nhau: đầu
lạc đà, sừng của hươu, tai của bò, mắt của thỏ, mình rắn phủ đầy vẩy cá, vẩy theo hàng
xương rồng cho tới quanh mồm, đuôi rắn tận cùng bằng vây sắc nhọn, chân phối hợp
giữa chân hổ và gót móng chim ưng, phần phụ ở vai và háng như những tia lửa, hơi thở
của rồng bao gồm mây và nước. Số móng của rồng bình thường có bốn hàng, riêng rồng
của nhà vua thì có năm hàng (5). Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại có sự sáng tạo riêng của
mình trong đề tài rồng. Chẳng hạn, mô típ Cửu long của Trung Hoa là dựa theo truyền
thuyết Chín rồng giỡn nước. Tương truyền, thời xa xưa việc làm mưa gió là do một con
rồng điều khiển. Nhưng nó không có cách nào để làm cho nơi nơi đều mưa thuận gió hòa.
Rồng tâu với Ngọc Hoàng cử thêm mấy con rồng nữa để cùng nó điều khiển gió mưa.
Ngọc Hoàng chuẩn tấu, sai tám con rồng nữa xuống hạ giới và phong cho con rồng ấy

làm đầu đàn. Nhân dân khắp nơi vui mừng đón tiếp. Chín con rồng ăn uống thoả thích,
say túy lúy, hăng hái làm gió mưa khiến khắp nơi lụt lội, nhấn chìm làng mạc. Rồi chín
con rồng rủ nhau bay lên núi cao, rừng sâu ngủ một giấc dài. Khi nạn lụt qua đi, vào vụ
mùa, người dân cầu có mưa thì chẳng được, kéo dài triền miên mấy tháng đại hạn không
một giọt nước. Khi con rồng đầu đàn tỉnh giấc, nó cố sức gọi gió kêu mưa, còn tám con
kia không con nào chịu hành động. Lụt lội, hạn hán làm cho nhân dân khắp nơi đau khổ,
họ đồng thanh ta oán trời. Tiếng kêu của họ làm náo động cả Thiên đình. Ngọc Hoàng sai
triệu chín con rồng về Thiên Đình, nhưng vẫn còn những con rồng đang chìm đắm trong
giấc ngủ. Ngọc Hoàng tức giận truyền chỉ sai tám con rồng bay tám hướng Đông, Tây,
Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc và cử con rồng đầu đàn ở chính
giữa, kiểm soát tám hướng. Từ đó, trần gian tuần hoàn theo bốn mùa xuân hạ thu đông.
Người Nhật Bản khi tạo hình rồng lại dựa theo quan niệm dân gian về các loại rồng. Họ
cho rằng mỗi kỳ sinh nở con rồng cái đẻ ra chín con. Rồng thứ nhất ưa ca hát và thích
mọi âm thanh êm ái, do đó đỉnh các chuông Nhật Bản được đúc hình con vật này. Rồng
thứ hai thích âm thanh của nhạc cụ nên đàn koto hoặc đàn thụ cầm nằm ngang (horizontal
harp) và trống suzumi – một thứ trống con gái đánh bằng ngón tay, được trang trí bằng
hình con rồng này. Rồng thứ ba ưa uống và thích mọi thứ rượu, vì thế nó được dùng tô
điểm cho cốc chén. Rồng thứ tư thích những chỗ cheo leo nguy hiểm, nên đầu hồi nhà,
ngọn tháp, cùng các dầm mái chìa ra của đền chùa chạm hình tượng của nó. Rồng thứ
năm hay giết hại các sinh vật nên được dùng trang trí cho các thanh gươm. Rồng thứ sáu
ham học thích văn chương, hình nó dùng trang trí cho bìa sách. Rồng thứ bảy nổi tiếng về
thính tai, nghe được những âm thanh êm đềm của lá cây, nên tất cả những lá cây dùng để
chữa bệnh được bỏ vào chai ngoài vỏ có vẽ hình rồng. Rồng thứ tám ưa ngồi nên ghế
thường chạm hình nó. Rồng thứ chín ham mang vật nặng, vì thế thường được tạo hình ở
chân bàn. Như vậy, vị trí tạo hình của các con rồng là do quan niệm của người Nhật Bản
quy định.
Đối với người Hàn Quốc, rồng là biểu tượng của sức mạnh tâm linh, của may mắn, phước
báu và kiết tường. Trong ngôi chùa ngoài chức năng bảo vệ ngôi tam bảo, nó còn đem lại
sự bình yên, giàu có và thịnh vượng cho con người. Biểu hiện riêng của rồng Hàn Quốc
là thường cắp ngọc đỏ trong miệng hay trong lòng bàn chân tượng trưng cho trí tuệ và

chân lý.


Hình tượng rồng của Phương Đông thường được thể hiện kết hợp với một vật hình cầu,
mà người ta thường gọi nó là viên ngọc quý của rồng, có khả năng điều khiển được nước
triều, chứa đựng thực chất tinh thần hoặc nguyên lý của vũ trụ. Do đấy rồng luôn tìm
kiếm viên ngọc đó. Người ta cho rằng, viên ngọc phát triển từ trạng thái hơi qua trạng
thái nước kết tinh thành ngọc sáng chói vô cùng. Viên ngọc là đặc trưng của thần thánh,
có thể thâu lượm được nhưng phải trải qua quá trình khổ hạnh hàng thế kỷ. Thông thường
trong nghệ thuật tạo hình, viên ngọc được trình bày như một vật hình cầu lơ lửng ngay
gần miệng rồng để diễn tả ý rồng nhả ngọc, rồng chầu ngọc, hay rồng tranh ngọc… Cũng
có ý kiến nêu lên giả thiết đó là hình mặt trăng. Bởi, “Trăng và nước thường gắn chặt
nhau trong các thần thoại, do đó trăng có quan hệ chặt chẽ với những tác động gây màu
mỡ nói chung”(6).
Nguyên nhân cơ bản khiến hình ảnh của rồng xuất hiện rộng rãi trong nghệ thuật tạo hình
của nhiều dân tộc phương Đông, đó là: sự diễn tả ý nghĩa của rồng đã mang lại lý do tinh
thần cho người nghệ sĩ và sự khao khát được thể hiện vẻ đẹp của rồng. Tất cả các khả
năng hoàn hảo đều được gán cho rồng. Người ta tin rằng nó có thể sống và vận động
trong cả ba môi trường: nước, không khí và đất. Hơi thở của rồng bao gồm lửa và nước,
nhưng thường được cải biến thành mây xoáy trôn ốc. Sự khôn ngoan của rồng và quyền
lực của nó vượt trội tất cả những con vật khác. Do đó, trong trí tưởng tượng của con
người phương Đông rồng có thể biến hóa vô cùng, nó có thể thu mình nhỏ lại như con
tằm hoặc trải rộng che kín cả mặt đất. Đấy chính là cơ sở để người nghệ sĩ tạo hình cho
rồng. Những đặc điểm như thân dài lượn sóng, cuộn theo hình mây xoáy trôn ốc, nửa
hiện hình, nửa không đã khiến cho người nghệ sĩ phương Đông xưa khi xử lý hình tượng
rồng luôn có ý thức về vẻ đẹp của đường nét và giá trị của mảng đặc – rỗng. Đây là cơ
hội đặc biệt để tạo ra những hình tượng nghệ thuật đẹp. Do đấy, trong mỹ thuật truyền
thống phương Đông, rồng được sử dụng như một họa tiết trang trí phổ biến, mang tính
chủ đạo trên công trình điêu khắc, kiến trúc hay các đồ dùng sinh hoạt…
Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, hình rồng có những sáng tạo riêng tùy theo tâm lý và văn hóa

của dân tộc. Các dị biệt về hình tượng rồng tạo thành 2 cấu trúc chính: rồng có thân bò
sát như cá sấu, hay rắn…; rồng có thân thú như hổ, sói…
Sự phân loại như vậy dựa theo cách thức xây dựng hình tượng rồng. Còn cách thức xây
dựng hình tượng lại phụ thuộc vào yếu tố văn hóa. Khi dấu ấn văn hóa nông nghiệp mạnh
mẽ thì phổ biến hình tượng rồng trong nghệ thuật tạo hình thường gắn với kiểu 1 rồng có
thân bò sát, khi tính chất giai cấp phân hóa mạnh thì gắn với kiểu 2 rồng có thân thú.
Điều này có nguyên do là yếu tố nước gắn với văn hóa nông nghiệp, nên rồng thân bò sát
phù hợp để diễn tả độ mềm mại, tính chất lượn sóng của nước, còn rồng thân thú lại biểu
đạt được tính chất áp chế để đề cao uy quyền của giai cấp thống trị.
Từ đầu thế kỷ XX, các dân tộc phương Đông không còn quá chú trọng vào việc xây dựng
hình tượng rồng trong nghệ thuật tạo hình. Nhưng dù vậy biểu tượng rồng vẫn nằm sâu
trong tiềm thức người phương Đông. Rồng vẫn là đề tài nghiên cứu thú vị. Ở khía cạnh
nào đó, rồng vẫn là sự kích thích trí tưởng tượng đem lại tinh thần và cảm hứng cho con
người.


Sự nhìn nhận của phương Tây về rồng
Trong khi phương Đông do tính chất văn hóa nông nghiệp mà xem rồng là chủ nguồn
nước, canh giữ các suối, sông, biển, hồ; rồi sau này trở thành ý nghĩa nguồn gốc dân tộc,
ý nghĩa vương quyền, ý nghĩa tượng trưng cho những gì cao quý tốt đẹp nhất trong đời
sống con người; thì ở phương Tây, nơi mà người ta không quan tâm lắm tới việc có đủ
nước mưa hay không cho vườn tược và đồng cỏ của mình, rồng lại mang ý nghĩa ngược
lại, đó là sự phá hủy, độc ác và xấu xa. Trong văn hóa phương Tây, rồng được trình bày
như thần linh của độc ác và phản Chúa trong đạo cơ đốc giáo.

Vết tích cổ xưa nhất về rồng ở phương Tây nằm trong truyền thuyết Hy Lạp nói về
Cadmus. Khi di dân đi khai khẩn, Cadmus được một con bò thần dẫn tới một địa điểm ở
Boeotia. Khi ông ta phái người của mình đi lấy nước ở một con suối, tất cả mọi người bị
một con rồng canh giữ ngọn suối giết chết. Sau đó, Cadmus đã giết chết con rồng, nhổ
răng của rồng và gieo xuống mảnh đất. Một toán người có vũ trang mọc ra từ mỗi chiếc

răng được gieo. Họ đánh và giết lẫn nhau cho đến khi chỉ còn năm người sống sót.
Những người này giúp Cadmus xây dựng một tòa thành. Cuối cùng, tòa thành đó phát
triển thành thị trấn Thebes. Năm người kia trở thành tổ tiên của tầng lớp quí tộc thành


Thebes. Trong số đó có một người, mệnh danh là “con trai của rắn”, tên là Echion, cưới
con gái của Cadmus làm vợ. Sau nhiều vụ rối loạn, vua Cadmus rút về Illyria, ở đó ông
cùng vợ là Barmonia biến thành rắn, về sau chết đã được các thần đem lên cõi cực lạc.
Nhìn chung, huyền thoại về rồng của Hy Lạp là mẫu hình chung cho các câu chuyện về
rồng của phương Tây. Thần thoại Hy Lạp mô tả rồng dưới nhiều dạng: có con rồng bảy
đầu, có con rồng chín đầu chuyên ăn thịt con gái đẹp, có con trăm đầu mắt trợn trừng…
Các chuyện kể về rồng hòa lẫn với những chuyện về người khổng lồ và quái vật. Các tích
truyện về rồng phương Tây đều có một mô típ như sau: rồng có nhiều đầu, chuyên gieo
giắc tai họa, chỗ ở trong hang, rồng bị chặt đầu, người anh hùng giết rồng để cứu cả một
dân tộc hay nàng công chúa. Nhiều dân tộc châu Âu đều có tích truyện tương tự. Cổ nhất
là tích tế sinh rồng có nội dung na ná như ở Hy Lạp. Trung tâm của tích truyện là: một
tráng sĩ phát hiện có một cô gái đẹp (hay một nàng công chúa) sắp bị tế sinh cho rồng,
chàng trai bèn giết con quái vật, chặt đầu nó, cắt lấy lưỡi rồi ra đi sau khi đã nói cho cô
gái biết rằng chàng còn phải đi chu du khắp thiên hạ trước khi cưới nàng làm vợ. Qua
nhiều năm xa cách, người tráng sĩ này trở về giữa lúc nàng công chúa này sắp bị gả cho
một kẻ xấu, bởi lẽ tên này đã nhận rằng chính hắn là người đã giết được rồng. Người anh
hùng đã chứng tỏ cho mọi người biết mình là ai bằng cách đưa lưỡi rồng ra và lắp từng
lưỡi khớp với đầu rồng rồi kết hôn với công chúa. Từ truyền thuyết này đã tạo nên một
tâm lý đối với người đàn ông phương Tây: tất cả các điều khủng khiếp trong cuộc đời
được xem là những con rồng cần phải chiến thắng, nàng công chúa đang chờ mong thấy
anh ta đẹp đẽ và quả cảm.
Trong truyền thuyết và thần thoại Hy Lạp, rồng còn là kẻ canh giữ Bộ lông Cừu Vàng và
Khu vườn của các nàng Hespesride. Mô típ truyện này cũng rất phổ biến ở phương Tây
và ngày nay vẫn được nhắc lại trong các bộ phim thần thoại về chủ đề đi tìm kho báu. Sự
chiến thắng rồng mang ý nghĩa chinh phục một thế lực đen tối để mang lại nguồn của cải

dồi dào.
Như vậy, nét nổi bật của rồng trong thần thoại phương Tây không phải là biểu tượng của
điềm lành, chẳng dính dáng gì đến mưa cũng như sự sinh sản của đất đai. Song các câu
chuyện về rồng vẫn thực sự hấp dẫn qua các cuộc phiêu lưu của những vị anh hùng để
chinh phục con quái vật. Ý nghĩa ẩn đằng sau tích các truyện về rồng của phương Tây là
coi rồng như hiện thân của sự xấu xa, độc ác, cần bị trừng phạt…; đối lập với rồng là
nhân vật chính: các anh hùng địa phương, những người đã lừng danh trong nhiều huyền
tích và thần thoại khác. Chuyện tiêu diệt rồng đã thêm vào kho công tích của các nhân vật
này nhằm đẩy tầm thước anh hùng của họ lên cao nữa. “Nổi tiếng nhất trong những nhân
vật hạ sát rồng có Persée, Mardouk, Hercule, Apollon, Sieg Fried, Saint Michel, Beowulf,
Arthur và Tristan (7).
Trong tư duy người phương Tây, rồng mang dáng dấp kinh sợ, dọa nạt con người. Nó có
thể phun ra lửa và phá hủy tất cả. Sức mạnh của rồng ở trong miệng và đuôi của nó. Các
câu chuyện về rồng bay trên không lúc đêm và có khả năng khạc ra lửa rất phổ biến ở Na
Uy, Đan Mạch, cũng như vương quốc Anh. Công trình của Ernest Ingersoll cung cấp cho
ta một ví dụ về hình ảnh và quan niệm của người phương Tây về rồng với ý nghĩa lửa –
sự hủy diệt qua câu chuyện thượng đế huấn thị anh chàng Job buồn phiền (8).


Khi đạo Kitô ra đời, trong huyền thoại cơ đốc giáo, rồng phương Tây trở thành hiện thân
của quỷ dữ hoặc là đầy tớ của quỷ dữ. Các đầu rồng bị đập vỡ, các con rắn bị tiêu diệt là
hình ảnh vĩnh cửu về cuộc chiến giữa cái thiện với cái ác trong quan niệm phương Tây.
M.Drake nêu lên trong cuốn sách Các thánh và các biểu hiện của họ: “các con rồng xuất
hiện ba mươi lăm lần gắn liền với ba mươi vị tử vì đạo và những người khác (9). Ngoài
các tranh hình rất nổi tiếng về thánh Misen hay thánh Georges diệt rồng, chính Đức Kitô
đôi lúc cũng thường được biểu hiện chân dẫm xéo xác con rồng. Sự khuất phục rồng của
các vị thánh trở thành biểu tượng chiến thắng của cái thiện.
Hình tượng rồng phương Tây trong nghệ thuật tạo hình thời Trung cổ được thể hiện có
cánh hoặc không có cánh, thân phủ đầy vẩy, trên lưng có gai nhọn, dáng tựa như một con
cá sấu. Đến thời kỳ Phục hưng, trong một bức họa của Léonard de Vinci, rồng lại được

mô tả như một con thú có thân hình của sói, miệng nhe nanh đe dọa, các lông trên thân
khá dài hướng về phía sau.
Đối với họa sĩ phương Tây, rồng được vẽ ra trên tinh thần tạo một hình tượng mang dáng
vẻ hung dữ và ác độc, là mối đe dọa đối với con người. Cách tạo hình rồng phương Tây
đối lập với hình rồng phương Đông, một bên là hình ảnh tượng trưng cho sự xấu xa, ác
độc, một bên là hình ảnh tượng trưng cho sự cao quý tốt đẹp.
Từ những điều đã trình bày, ta có thể nhận thấy những khác biệt về quan niệm và cách
tạo hình rồng của phương Đông và phương Tây.
Các dân tộc phương Đông gắn bó với nền văn hóa nông nghiệp, thì thường tạo hình rồng
trông hiền hòa bởi tâm lý ứng xử với tự nhiên là tiếp nhận và mềm dẻo, hiếu hòa trong
đối phó; còn các dân tộc phương Tây gắn bó với nền văn hóa du mục lại tạo hình rồng
hung dữ do tâm lý ứng xử độc tôn trong tiếp nhận và cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó.


Trong thái độ ứng xử với tự nhiên, người dân nông nghiệp phương Đông do phải phụ
thuộc nhiều vào thiên nhiên, dẫn đến coi trọng rồng, đề cao rồng; còn người dân du mục
phương Tây do cuộc sống nay đây mai đó, không cố định, có tham vọng chinh phục và
chế ngự thiên nhiên đã dẫn đến tâm lý xem rồng là một biểu tượng cho những thế lực xấu
xa cần được khuất phục.
Cũng cần phải thấy rằng đó là những nét khu biệt mang tính chất chung. Bởi lẽ, sự giao
lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực, giữa phương Đông và phương Tây không thể
không dẫn đến những ảnh hưởng về quan niệm cũng như cách tạo hình về hình tượng con
rồng.
Biểu tượng rồng là vật thay thế, là chiếc cầu nối để con người có thể nhận thức và khám
phá thế giới. Để diễn đạt biểu tượng, con người đã chọn lọc các bộ phận của nhiều loại
động vật xây dựng nên hình tượng rồng – một động vật huyền thoại bí ẩn, hay nói cách
khác là con người thông qua nghệ thuật tạo hình để nói lên những ước muốn và khát
vọng của mình.
Với các dân tộc phương Đông, rồng là biểu tượng của sự cao quý tốt đẹp, thăng hoa và
thịnh vượng, rồng xuất hiện là để thể hiện sự vươn tới cái đẹp chân – thiện – mỹ. Với các

dân tộc phương Tây, rồng là biểu tượng của sự xấu xa, phá hoại,… tiêu diệt rồng có


nghĩa là chiến thắng cái xấu, cái ác, cái tối tăm… qua đó biểu hiện một cách khác về vẻ
đẹp của con người.
Cả hai cách nhìn nhận về rồng của phương Đông cũng như phương Tây đều góp phần
thúc đẩy xã hội, giúp con người nhận thức và khám phá thế giới.

Kị húy
Kị húy hay kiêng húy (đôi khi gọi là húy kị hoặc tị húy) là cách viết hay đọc trại một
từ nào đó do bị kiêng kị trong ngôn ngữ văn tự xã hội tại các nước quân chủ chuyên
chế trong khu vực văn hóa chữ Hán. Theo luật, trong phạm vi quốc gia, mọi thần
dân kiêng kị tên huý của vua, không được phép dùng để đặt tên cho con cái trong
gia đình, cũng như không được phép dùng trong văn tự hay trong lời nói hàng ngày.
Trong phạm vi gia đình, do truyền thống văn hóa, con cái có thể kiêng gọi tên thật
ông bà tổ tiên. Trong đời sống xã hội, có thể do mê tín dị đoan mà người dân tránh
dùng một chữ nào đó.

Nguồn gốc
Kỵ húy có nguồn gốc từ Trung Quốc từ rất lâu và ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trong khu
vực văn hóa chữ Hán.

Tại Việt Nam
Việt Nam có lịch sử một ngàn năm đô hộ của Trung Quốc nên chịu ảnh hưởng nền văn
hóa Trung Quốc, trong đó có văn hóa “húy kỵ”. Lệnh kiêng húy đầu tiên trong lịch sử
Việt Nam được ban hành tháng sáu năm Kiến Trung thứ tám (1232) dưới thời Trần Thái
Tông[3]. Lệnh vua đã ban thì thần dân phải thi hành; và đương nhiên con cháu nhà Lý phải
từ bỏ gốc gác họ hàng của mình để được tồn tại. Lệnh kiêng húy do vua ban ra để giữ vẻ
uy nghi của ngai vàng, kẻ nào phạm húy sẽ bị tru di tam tộc.
Sang triều Hậu Lê, ngày 20 tháng 4 âm lịch năm 1428, sau khi lên ngôi được 5 ngày Lê

Thái Tổ đã ban bố ngay lệnh kiêng húy rộng rãi nhất lịch sử: Kiêng đến nhiều loại húy:
quốc húy (gồm chính húy và thường húy), tên húy, gia tộc kính húy và dân gian húy.
Và từ đó đến mãi thời nhà Nguyễn, lệnh kiêng huý tiếp tục duy trì, nhiều thời được áp
dụng một cách khắt khe. Do kiêng huý mà những danh nhân đất Việt đã một thời biến
thành tên khác như Ngô Thì Nhậm (Ngô Thời Nhiệm), Phan Châu Trinh (Phan Chu
Trinh), Châu Thượng Văn (Chu Thượng Văn)…


Húy kỵ dưới triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt Quốc húy dưới thời các vua
Nguyễn, khá phức tạp. Húy kỵ đã được nâng lên thành Quốc luật, làm thay đổi một phần
ngôn ngữ. Có nhiều chữ Nho do viết theo lối húy kỵ (thêm bộ chữ hoặc thêm bớt nét) mà
biến thành dạng chữ khác ở cả cách đọc và cách viết.
BẢNG LIỆT KÊ NHỮNG CHỮ QUỐC HÚY THỜI NGUYỄN THƯỜNG GẶP
Âm chính
Âm trại
Âm chính Âm trại
Âm chính
Âm trại
• cam
• kim
• lĩnh
• lãnh
• ánh
• yên,
• mai
• mơi
• chu
• châu
• chủng
yếng,

• hoàng
• huỳnh
• được
• đặng
• đang
ảnh
• nguyên
• ngươn
• thụ
• thọ
• đảm
• chưởng
• lan
• lang,
• thư
• thơ
• kiểu
• đương
• tần
lam
• dong
• đông
• hoa
• đởm
• ngàn
• tờn
• hoàn
• hườn
• thật
• cảo

• nghìn
• huê
• thiệt,
• thụy
• phúc
• phước
• miên
thực
• thoại


Âm chính
• chính
• tông
• dung
• tuyền
• hằng
• hạo
• nhậm


hồng

Âm trại
• chánh
• tôn
• dong
• toàn
• thường
• hiệu

• nhiệm


hường

Âm chính
• thì
• hài
• chân
• đường
• cảnh
• lân
• san


điều

mân

Âm trại
• thời
• hia
• chơn
• đàng
• kiểng
• liên
• sơn


đều


Ngoài tên riêng là nguyên tổ và vua, nhiều khi tên của những người thân thuộc với vua
cũng được kiêng như: cha, mẹ, vợ, con, anh, em,… và có khi đến hàng ông nội, bà nội,
tên giả, chữ đệm của vua cũng được kiêng[7].

Hiện tượng biến đổi từ
Ngoài hiện tượng nói trại do kiêng huý, nhiều danh từ khác cũng được nói trại so với
ngôn ngữ phổ thông như: đàn (nhạc cụ) thành đờn, hoa thành huê, sinh (đẻ) thành sanh,
chính (chính trị, hành chính, chính sách, chính nghĩa,…) thành chánh, nàng thành nường,
hồng (hoa hồng) thành hường, phụng (loài chim) thành phượng, long thành luông v.v…


Thay đổi địa danh
Từ thời nhà Lê, vì kiêng tên chúa Trịnh Giang mà Cẩm Giang gọi là Cẩm GiàngTrịnh
Tạc mà Tây Châu phải đổi là Nam Châu.[8] Vào đầu thời nhà Nguyễn phong tục này tiếp
tục không những được duy trì mà còn mở rộng, Gia Long bắt kiêng cả tên con dâu 15
tuổi mới cưới về tên là Hồ Thị Hoa, do đó, chợ Đông Hoa phải đổi là chợ Đông Ba, cầu
Hoa đổi là cầu Bông. Do chữ “Thiên” phạm đến Trời nên cho đổi từ chùa “Thiên Mụ”
thành chùa “Linh Mụ”. Có nhiều từ ngữ khác, nhất là địa danh do kiêng huý mà biến đổi,
nay đã thành quen thuộc: Trấn Thanh Hoa, đến thời Minh Mạng chuyển thành tỉnh, bị gọi
là tỉnh Thanh Hóa[9], Kỳ Hoa chuyển thành Kỳ Anh hay sông Minh Lương (sông Bến
Hói) đổi thành sông Hiền Lương, xã Trà Hương (tổng Trà Hương, huyện Nghi Dương,
phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương) đổi thành Trà Phương… hay tên chúa Tây Vương

Tại Trung Quốc
Trong suốt lịch sử Trung Quốc, có những hoàng đế có tên húy là những chữ thông dụng,
nên đã tìm cách để việc kiêng húy trở nên bớt nặng nề đối với thần dân. Chẳng hạn, Hán
Tuyên Đế có húy là Bệnh Dĩ (病已) chứa hai chữ Hán rất phổ biến nên đã đổi tên thành
Tuân (詢), một chữ ít phổ biến hơn.[10] Tương tự, Đường Thái Tông Lý Thế Dân (李世
民) có hai chữ rất phổ thông là Thế và DânĐường Cao Tông đã yêu cầu cấm dùng hai

chữ này hoàn toàn sau khi vua cha mất, điều này khiến tể tướng Lý Thế Tích phải đổi tên
thành Lý Tích.[11] chỉ bị cấm dùng với nhau mà không bị cấm dùng khi đứng đơn lẻ. Tuy
nhiên, con trai ông là

Quảng Đông
Do âm Quảng Đông khác với âm quan thoại nên nhiều chữ Hán khi đọc bằng giọng
Quảng Đông có thể có nghĩa tiêu cực, nên một số danh từ Hán văn đã bị thay đổi trong
cộng đồng người Quảng Đông:




空屋 (không ốc, nghĩa là “phòng trống”): 空 đọc theo tiếng Quảng Đônghung,
tức “bất hạnh”), do vậy thay 空 bằng từ trái nghĩa của 凶 là 吉 (cát, tức “may
mắn”), và 吉屋 (cát ốc) trở thành từ chỉ “phòng không nhà trống” trong tiếng
Quảng Đông. giống âm 凶 (
通書 (thông thư, nghĩa là “biên niên lịch”): 書 đọc theo tiếng Quảng Đôngthâu,
tức “thua”), do vậy thay 書 bằng từ trái nghĩa của 輸 là 勝 (thắng), và 通書
(thông thư) trở thành 通勝 (thông thắng). đồng âm 輸 (


Tại Nhật Bản
Bán đảo Triều Tiên
Triều Tiên
Bộ mã ký tự KPS 9566 của Triều Tiên quy định thêm 6 ký tự đặc biệt dành cho tên của
hai lãnh tụ của họ là Kim Il-sung (김일성) và Kim Jong-il (김정일) mà không sử dụng
các ký tự Hangul sẵn có trong bộ mã. Sáu ký tự này nằm ở vị trí mã 04-72 đến 04-77, với
dạng phông chữ đặc biệt, được in đậm so với các ký tự cùng tên thông thường, trong đó
ký tự dành cho họ Kim (김) được mã hóa hai lần (vị trí mã 04-72 và 04-75)[12].


Hàn Quốc
Phương pháp tránh phạm húy
Đổi chữ Hán
Thay chữ Hán này bằng chữ Hán khác (còn gọi là cải dụng (pháp)), thông thường áp
dụng đối với trọng húy (chữ húy nặng, thường là tên vua). Ví dụ:


Hán Văn Đế húy Lưu Hằng nên đã đổi Hằng Nga (姮娥) thành Thường Nga (嫦
娥).

Thông thường việc thay chữ một chữ kiêng húy bằng một chữ đồng nghĩa hoặc đồng âm.
Chẳng hạn Huyền Vũ môn 玄武門 (xuán wǔ mén) ở Tử Cấm Thành được đổi thành Thần
Vũ môn 神武門 (shēn wǔ mén) để tránh tên của Khang Hi là Huyền Diệp (玄燁).

Bỏ chữ Hán
Tức là bỏ trống ô chữ, còn gọi là không tự (pháp). Ví dụ:


Quan Thế Âm được bỏ chữ Thế trong tên húy của Đường Thái Tông là Lý Thế
Dân thành Quan Âm.

Viết biến dạng
Tên thật của Khang Hi là Huyền Diệp (玄燁) được bỏ bớt nét trên mỗi chữ.
Chữ Hán kiêng húy có thể được thêm nét, bớt nét (gọi là khuyết bút), dùng chữ dị thể
hoặc đảo bộ. Đời nhà Trần quy định về tị húy thường là viết bỏ bớt nét hoặc thêm vòng
tròn nhỏ kế bên chữ. Đời nhà Lê thường viết thêm trên chữ húy 4 hay 3 nét gãy (<<<<
hay <<<). Việc bỏ một nét (khuyết nhất bút) thường là nét cuối cùng, và được áp dụng
đối với khinh húy (chữ húy nhẹ, thường là tên tổ tiên vua). Ví dụ, tên thật của Khang Hi
là Huyền Diệp (玄燁) được bỏ bớt nét trên mỗi chữ (xem hình bên).



Đổi âm đọc
Vẫn giữ chữ Hán nhưng chỉ thay đổi cách đọc, cách này thường phổ biến tại Việt Nam.
Ví dụ:



Kiêng âm “Chu” trong húy của Nguyễn Phúc Chu nên đọc thành Phan Châu
Trinh.
Kiêng âm “Cảnh” trong húy của Nguyễn Phúc Cảnh nên đọc thành “kiểng”: cây
kiểng.

Phân loại
Quốc húy
Quốc húy là việc tránh tên thật của đế vương và tổ tiên của ông ta. Chẳng hạn như vào
thời nhà Tần, tên húy của Tần Thủy Hoàng là Chính (政) bị cấm không dùng, nên tháng
đầu tiên “chính nguyệt” (政月: tháng hành chính) được đổi thành “chính/chinh nguyệt”
(正月: tháng ngay thẳng) rồi sau đó lại đổi thành “đoan nguyệt” (端月: tháng ngay
thẳng). Chữ 正 cũng phải được đọc bằng âm khác (zhèng đổi thành zhēng) để tránh đồng
âm. Hơn thế nữa, cấm dùng tên tổ tiên của vua chúa tính đến bẩy đời về trước. Việc cấm
này được luật hóa, những ai phạm húy sẽ bị trừng phạt nặng.

Dân gian kính húy
Trong dân gian, người ta có thể kiêng tên các vật linh thiêng. Một trường hợp phổ biến là
cọp được đổi thành “Ông Ba Mươi”, hay lửa đổi thành “Bà Hỏa”. Các cư dân miền biển
vì kính trọng cá voi xanh, thần hộ mệnh cho người đi biển nên họ không gọi thẳng tên mà
dùng tên gọi “(Cá) Ông (Nam Hải)”. Mỗi khi có cá chết dạt vào bờ, người dân tổ chức
tang lễ rất trang trọng và dựng lăng cho cá gọi là Lăng Ông.

Gia húy

Gia húy hoặc tộc húy là việc tránh nói tới hoặc kiêng dùng tên ông bà cha mẹ trong
phạm vi gia đình, do truyền thống tôn trọng tổ tiên tại Á Đông. Đối với tổ tiên đã khuất,
sự kiêng cử càng được tôn trọng và đặt nặng. Khi đặt tên cho con cái, bố mẹ phải tránh
dùng tên của tổ tiên và của những người bề trên trong dòng họ. Trong đời sống hàng
ngày, khi gặp những tiếng trùng với tên ông bà, cha mẹ, tổ tiên, thì con cháu phải gọi
chệch đi, hoặc tìm một từ đồng nghĩa thay thế. Thậm chí vào thời trước, có những người
khi vào nhà ai phải hỏi tên huý để kiêng, hoặc nếu có mừng câu đối cho ai thì cũng phải
hỏi trước chủ nhà để xem có chữ gì phạm huý thì bỏ đi.

Thánh nhân húy
Thánh nhân húy là tránh dùng tên của các bậc thánh nhân đời trước. Ví dụ vào đời nhà
Kim, người ta tránh dùng tên của Khổng Tử.


Ảnh hưởng
Ảnh hưởng của húy kỵ lên tất cả các loại danh xưng, tên gọi như đã thấy trên cả theo
hướng tích cực, tiêu cực hay trung tính. Nhưng một trong mặt ảnh hưởng xấu của nó
trong xã hội phong kiến phương Đông, phải kể đến việc áp dụng các quy định luật lệ về
kỵ húy trong thi cử nho học: nhiều sĩ tử đi thi nho học thời xưa, thường bị đánh trượt
không phải là do không học tài, mà do phạm húy [13]. Đây cũng là một nguyên nhân làm
nền giáo dục nho học suy thoái, không tìm được người nhân tài cho quốc gia[14]. Trần Tế
Xương trong bài Thi hỏng có câu:
Rõ thực nôm hay mà chữ dốt,
Tám khoa chưa khỏi phạm trường qui.
Việc phạm quốc húy thường bị trừng phạt rất nặng. Năm 1777, Vương Tích HầuKhang
Hi tự điển trong tự điển của ông và viết tên Càn Long mà không dùng khuyết bút (bỏ nét)
như luật. Hành động này dẫn tới việc ông bị tru di cửu tộc và tịch biên toàn bộ tài sản.[15]
(王錫侯) đã phê phán
Việc kị húy bản thân cũng có mâu thuẫn: nếu không biết tên thật của vua chúa thì rất khó
để kiêng, do vậy bằng cách này hay cách khác, tên húy của vua chúa sẽ được truyền

xuống dân chúng một cách không chính thức. Vào năm 435 thời Bắc Ngụy, sứ giả Cao
Câu Ly đã chính thức thỉnh cầu Bắc Ngụy gửi cho họ một văn bản có tên của hoàng đế để
tránh phạm phải húy khi gửi văn từ giao thiệp. Bắc Ngụy Thái Vũ đế liền đồng ý.
Do mỗi đời vua của mỗi triều đại đều có những quy định riêng về kiêng húy nên việc tìm
hiểu về kị húy có thế giúp xác định được niên đại của các bia ký và văn bản đời trước.
Ngược lại với tập tục này, phải kể đến phong tục đặt tên thánh (hay tên cha mẹ đỡ đầu)
cho con người khi mới chào đời, ở các nước phương Tây.
Ngày nay, những quy định về kiêng huý không còn hiệu lực nữa, vì nó là hình thức quá
vô lý với đời sống ngôn ngữ và xã hội một thời, nhưng một số sách vở và trong xã hội do
ảnh hưởng của lệ kiêng húy trước đây vẫn dùng chữ kiêng húy trong hành văn vì thói
quen lâu ngày để lại.
- Mở đầu tục lệ kiêng húy tên vua chúa là nghiêm lệnh của Trần Thủ Độ – tất nhiên núp
dưới danh nghĩa một đạo dụ của Trần Cảnh lên ngôi vua từ lúc 8 tuổi – triều Trần mở đầu
do mưu mẹo của Trần Thủ Độ, đã nhiều cách diệt trừ con cháu dòng tộc nhà Lý, trong đó
có việc học đòi theo kiểu Trung Quốc kể từ đời Chu (1066-771 trước Công nguyên) bắt
trăm họ con đỏ phải kiêng kỵ không được nói, không được viết tên các vua chúa. Lệnh
kiêng húy đầu tiên trong lịch sử nước ta được ban hành tháng sáu năm Kiến Trung thứ
tám, Trần Cảnh quyết định các chữ quốc húy và miếu húy, trong đó có trường hợp được
giải thích: “Vì nguyên tổ (nhà Trần) tên húy là Lý, cho nên đổi tên triều Lý làm triều
Nguyễn, vả lại cũng để dứt bỏ lòng mong nhớ của dân chúng đối với nhà Lý” (sách Toàn


thư – bản kỷ 5 – 7b). Ghi rõ như thế kể cũng là thật thà, không quanh co che giấu mục
đích bên trong của lệnh cấm, bất kể có thật nguyên tổ nhà Tên mang tên là Lý hay không.
Tất nhiên, bên cạnh việc bắt con cháu nhà Lý phải từ bỏ tên họ gốc gác, nhà Trần tiếp tục
bắt dân chúng và quan lại phải kiêng húy tên các vua: Cảnh (Thái Tông). Hoảng (Thánh
Tông), Khâm (Nhân Tông), Thuyên (Anh Tông) và Thừa (bố của Trần Cảnh); kiêng các
nội húy (tức là tên các vợ vua: Phong, Diệu, Oanh, Hâm; rồi lại kiêng tên Trần Liễu (anh
của Trần Cảnh), tên vợ ông Liễu là Nguyệt (là bố mẹ đẻ của Trần Quốc Tuấn và Trần Thị
Hâm, người đẻ ra vua Trần Khâm – Nhân Tông) cùng kiêng tên bên họ ngoại, như. Tô,

Tuấn, Anh, Tảng, Ngụy, Thấp, Nam, Kiền. Đến đời Anh Tông – Trần Thuyên không chỉ
dừng ở việc cấm gọi họ Lý, mà còn mở rộng sang cấm nhắc cả đến tên cúng cơm các vua
đời Lý là: Uẩn, Mã, Tôn, Đức, Hoán, Tộ, Cán, Sảm… Ngoài ra, lại có lệnh cấm kỵ trong
phạm vi hẹp, không thành văn bản, như kiêng chữ Độ trong tên Thượng phụ Trần Thủ
Độ, chữ Tung trong tên ông Trần Tung, con của An Sinh vương Trần Liễu, em của Trần
Quốc Tuấn.
Sang triều Lê, ông vua đầu tiên mới lên ngôi được 5 ngày đã ban bố ngay lệnh kiêng húy
rộng rãi nhất lịch sử: Kiêng đến bảy loại tên người: ông nội, bà nội, cha, mẹ, bản thân, vợ
cũ và anh cả của vua (tất cả – trừ chính bản thân – đều đã chết từ lâu) Các đời vua sau đặt
thêm một lệ nữa là kiêng cả tên giả của vua: Nguyên do là khi trình báo giao thiệp với
“thiên triều”, các vua Lê phải khai ra tên húy, nên đã có mẹo khai ra một cái tên giả; khi
bắt dân kiêng tên mình mà lại không kiêng tên giả thì sẽ là tự thú rằng mình khai giả, nên
các vua bắt dân kiêng cả tên thật lẫn tên giả của mình, như: Thái Tông bắt dân kiêng tên
thật của ông là Long lại kiêng cả tên giả là Lân, Nhân Tông tên thật là Cơ và tên giả là
Tuấn, v.v… Kể từ đời Hiến Tông, Túc Tông…, cho đến Chiêu Tông, Cung hoàng, nhất
là về thời Lê Trung Hưng (riêng thời này, kiêng húy 25 chữ), lệnh kiêng húy vẫn ban ra
để giữ vẻ uy nghi của ngai vàng, nhưng sĩ phu đi thi không bị kiểm soát quá ngặt nghèo
nghiêm khắc, văn bia triều đình cũng lơi lỏng, chuông khánh nhà chùa và đền miếu cũng
được chăng hay chớ, lệnh vua không còn được thi hành chặt chẽ.
Triều Mạc tồn tại 150 năm, qua 10 đời vua, trong đó có 5 vua ngồi ở Thăng Long. Chế độ
nhà Lê Trung Hưng “loại trừ” nhà Mạc rất gay gắt, kể cả trên giấy tờ sách sử, ngày nay ta
không thấy chính sử ghi một lệnh kiêng húy nào của các vua Mạc. Nhưng, xem trong cứ
liệu lịch sử, có thể thấy có lệ kiêng húy mà đổi địa danh có chữ Dung (tên của vua Mạc
đầu tiên): huyện Phù Dung phải đổi sang là Phù Hoa, đến đời Gia Long kiêng tên con dâu
là Hoa, nên lại phải đổi là Phù Cừ (nay thuộc Hưng Yên); cửa biển Tư Dung phải đổi là
Tư Khách, rồi lại đổi là Tư Hiền (ở Huế). Những địa danh đụng đến tên của vua Mạc thứ
hai là Nguyên cũng bị đổi, như: Bình Nguyên đổi sang là Bình Tuyền, rồi Bình Xuyên
(thuộc tỉnh Vĩnh Phúc); Phú Nguyên đổi sang là Phú Xuyên (tỉnh Hà Tây); Thất Nguyên,
bị đổi sang là Thất Tuyền, rồi lại đổi là Thất Khê, nay là Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn).
Tuy nhiên, những chữ trùng tên các vua khác của nhà Mạc như Mạc Đăng Doanh, Mạc

Phúc Hải… (như Hải Lăng, Vọng Doanh…), thì lại được để nguyên, không hề bị đổi,
phải chăng đây là dấu vết kỷ cương nhà Mạc đã bị sứt mẻ, rạn nứt từ thời đó?
Thời các chúa Trịnh, có chúa không kỵ húy tên, mà lại kỵ húy tên tước, như Tây vương
Trịnh Tạc bắt kiêng chữ Tây: Huyện Tây Chân bị đổi sang là Nam Chân, rồi lại đổi là


Nam Trực (tỉnh Nam Định); Sơn Tây bị đổi là Xứ Đoài; Tây Hồ bị đổi là Đoài Hồ.
Nhưng cũng có chúa vẫn kiêng tên như Uy vương Trịnh Giang vẫn bắt kiêng chữ Giang:
Huyện Thanh Giang bị đổi là Thanh Chương (tỉnh Nghệ An); huyện La Giang bị đổi là
La Sơn, sau cắt về Đức Thọ và Can Lộc (Hà
Tĩnh); huyện Tống Giang bị đổi là Tống Sơn, nay là Đông Sơn (tỉnh Thanh Hóa); huyện
Vũ Giang, được đặc cách không đổi, nhưng phải đọc trại thành Võ Giàng (Bắc Ninh) !
Thời Tây Sơn, có ngót 15 năm, chỉ thấy vết tích kiêng chữ Bình, tên thuở nhỏ của
Nguyễn Huệ: Cao Bình bị đổi thành Cao Bằng (tỉnh); huyện Lộc Bình đổi là Lộc Bằng,
đến đời Gia Long lấy lại là Lộc Bình (nhưng Cao Bằng vẫn để nguyên tên đã quen dùng).
Có một việc ngoại lệ là thời Tây Sơn không hề kiêng chữ Phúc, tên giả của Nguyễn Huệ,
dân vẫn được gọi thoải mái tên các chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Thái,
Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Chu v.v…, nhưng sang đời Gia Long trở đi, các vua
Nguyễn quá căm thù Nguyễn Huệ nên triệt để cấm kỵ chữ Phúc vàâ bắt đọc chệch sang
thành Phước hết: Tên đệm dòng chính nhà Nguyên là Phúc, cũng nhất loạt đọc sang là
Phước, huyện Gia Phúc đổi sang là Gia Lộc (tỉnh Hải Dương); huyện Vĩnh Phúc đổi là
Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa); huyện Chân Phúc đổi là Chân Lộc, đến đời Thành Thái
kiêng tên Ưng Chân (tên cha của Thành Thái) lại đổi sang là huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ
An).
Luật lệ kiêng húy tên vua chúa lên tới mức khắt khe nhất và vô nghĩa nhất là vào thời bốn
ông vua đầu triều Nguyễn. Nguyễn Ánh lên làm vua năm 1802, liền cấm dân chúng cùng
quan lại trăm họ không được nói đến, đọc đến tên mình, mà phải nói chệch sang là Yếng
(đến nỗi hơn một trăm năm sau. Hội thánh Tin Lành xuất bản báo của mình, vẫn phải đặt
trại tên báo là Yếng Sáng). Ngoài tên Ánh ra, ông còn bắt kiêng thêm bốn tên thuở bé của
ông ta là Cốn, Cảo, Chủng và Noãn nữa! Con trai của vua Gia Long tên là Nguyễn Cảnh

đã chết năm 1801, trước khi ông lên làm vua, thế nhưng ông vẫn ra lệnh cấm mọi người
gọi đến tên Cảnh, mà phải nói trẹo sang là Kiểng, cho đến tận bây giờ nhiều nơi vẫn phải
gọi cá cảnh là cá kiểng, cây cảnh là cây kiểng, và cả thời ngụy, lính cảnh (không phải ra
trận, chỉ để trang trí, chạy giấy, phục dịch việc vặt…), cũng được gọi là lính kiểng. Gia
Long còn bắt kiêng tên mẹ già và mẹ đẻ của ông, kiêng cả các tên của con ông đang chỉ
là hoàng tử, thậm chí kiêng cả tên con dâu 15 tuổi mới cưới về tên (là Hồ Thị Hoa), do
đó, chợ Đông Hoa phải đổi là chợ Đông Ba, cầu Hoa đổëi là cầu Bông, trấn Thanh Hoa
đổi là trấn (nay là tỉnh) Thanh Hóa, thậm chí vai tuồng Phàn Lê Hoa phải đổi là Phàn Lê
Huê, truyền cho đến sau này, nước có cái cờ Hoa Kỳ bị gọi là “nước Huê Kỳ”!
Không tính các lệnh ban bố truyền khẩu hoặc thất lạc, chỉ đếm trên giấy tờ của 40 lệnh
kiêng, người ta đã kê ra được 531 lượt/chữ bị kiêng kỵ cấm húy dưới nhiều hình thức
khác nhau. Toàn bộ lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam ghi được 40 lần ra lệnh
kiêng kỵ, thì riêng triều đình Huế của mấy vua Nguyễn đã ban 22 lệnh, trong đó, người ra
lệnh nhiều nhất và nhanh nhất là Thiệu Trị chỉ ngồi ngai vàng có 5 năm mà hạ đến 8 lệnh
kiêng húy! Còn trong 22 lệnh nhà Nguyễn thì lệnh thứ tư của Tự Đức ban năm 1861 là
nặng nhất, riêng một lệnh này, phải kiêng tới 47 chữ! Khác với các triều trước nằm trong
quy luật triều sau phủ định triều trước, triều Nguyễn không bị một triều đình nào xóa bỏá
các lệnh kiêng húy, và lại là triều đình phong kiến cuối cùng, có khoảng cách ngắn ngủi


nhất với thời hiện tại, cho nên các luật lệnh kiêng húy triều Nguyễn để lại nhiều dấu ấn
nhất trong ngôn ngữ và đời sống xã hội Việt Nam ngày nay.
Thời thế đã đổi thay rất nhiều. Tuy nhiên, có nhiều từ ngữ, nhất là địa danh, đúng là do
kiêng húy mà biến đổi, nay đã thành quen thuộc, như tên tỉnh Thanh Hóa, thì bất tất phải
nghĩ đến chuyện chuyển trả về tên cũ làm gì! Có rất nhiều tên người và tên họ, do thời
thế ngày trước xảy ra, đã được đặt theo lời kiêng húy, như các họ: Huỳnh, Võ… thì bất
tất phải đổi lại làm gì.
Trong quá trình Trung và Nam tiến, khởi sự từ thời vua Lê Đại Hành (năm 980,
chiếm tỉnh Quảng Bình) kéo dài mãi cho đến năm 1847 là năm vua Thiệu Trị phong
vương cho Nặc Ông Đôn làm Cao Miên quốc vương, người Việt Nam đã hoàn toàn xâm

chiếm và tiêu diệt các nước Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp (tức miền Trung và Nam
Việt Nam ngày nay). Nhưng sau đó, miền Nam bị Pháp chiếm làm thuộc địa (régime
colonial), còn miền Bắc là xứ bảo hộ (forme protectorale, cai trị bởi chức quan Kinh
Lược, Pháp dịch là Vice-roi) và miền Trung được “tự trị” bởi triều đình nhà Nguyễn
trong khoảng 100 năm. Thực ra, ba xứ Bắc, Trung, Nam là ba trong năm xứ thuộc Liên
Bang Đông Dương thuộc Pháp. Trải qua các biến cố lịch sử vừa nói, nhiều dấu vết đã lưu
lại trong đời sống người Việt Nam, đặc biệt khi xét đến các khác biệt về tiếng nói và
phong tục của người miền Bắc và miền Nam.
Có lẽ vì ở giáp ranh giới phía Nam Trung quốc nên người miền Bắc Việt Nam dùng khá
nhiều tiếng Hán, càng đi vào phía Nam thì ảnh hưởng của tiếng Hán càng phai mờ dần.
Thử lấy một tiếng thông thường trong đời sống làm thí dụ. Tiếng miền Bắc gọi tên người
anh hay chị lớn nhất trong gia đình là “anh Cả, chị Cả”, tiếng miền Nam gọi là “anh Hai,
chị Hai”. Tại sao có sự khác nhau này?
Cả là tiếng Việt thuần túy, có nghĩa là to lớn (cả cười, cả gan, ao sâu nước cả, ông cả, cả
vú lấp miệng em), bao gồm hết (cả thảy, vơ đũa cả nắm, cả đời lận đận). Người miền Bắc
gọi người con lớn nhất là anh hoặc chị Cả, người kế tiếp gọi theo thứ tự số đếm là anh
hoặc chị Hai, Ba, v.v… Đối chiếu với cách gọi của người Trung quốc thì thấy cách gọi
của người miền Bắc giống y như vậy. Trung quốc có hai tiếng chung để gọi. Nếu là anh
trai, em trai thì gọi là ca ca , đệ đệ còn chị gái, em gái thì gọi là tỷ tỷ , muội muội . Người
anh hay chị lớn nhất thì họ gọi là đại ca, đại tỷ (dàige, dàijie). (Trong giới giang hồ, tiếng
lóng đại ca, đại tỷ dùng để gọi kẻ cầm đầu một nhóm ăn cướp, ăn trộm, bất lương nào
đó.). Người miền Nam không dùng tiếng Cả mà lại bắt đầu bằng thứ tự Hai, Ba, Tư,
v.v…
Theo thiển kiến, tôi nghĩ cách gọi anh hoặc chị Hai của người miền Nam so với anh hoặc
chị Cả của miền Bắc là do vấn đề tị húy.
Ở Việt Nam, làng xã là một đơn vị rất quan trọng. Ý thức quốc gia không mạnh bằng
làng xã: phép vua thua lệ làng. Khi bị Pháp chiếm làm thuộc địa, cơ quan cai trị ở mỗi xã
miền Nam được gọi là Hội Đồng Tề, trong đó người đứng đầu được gọi là Hương Cả.



Nếu gọi người con lớn nhất là Cả, thí dụ: “Thằng Cả đâu, vô đây biểu” thì vô tình đã gọi
trùng với tên Hương Cả. Điều này có thể bị suy diễn là hỗn láo, mỉa mai và bị kết tội
phạm húy. Vì vậy, người miền Nam tránh tiếng Cả mà gọi người con lớn nhất là anh Hai
hoặc chị Hai.
Tiếng Hán Việt kỵ , tị có nghĩa là sợ hãi mà tránh đi, kiêng tránh (thành ngữ: kiêng rượu,
kiêng thịt, kiêng kỵ, có kiêng có lành). Người ta lo sợ tai họa có thể xảy ra nếu không biết
kiêng kỵ hoặc vì tai họa nên phải bỏ chạy tìm chỗ tị nạn. Cụ Ngô Đức Thọ viết:
“Húy theo Thuyết Văn (1) có nghĩa là khuyên răn (húy, kỵ dã). Theo từ điển cổ Quảng
Vận (2), húy nghĩa là tránh (húy, tị dã), theo Ngọc Thiên, húy nghĩa là giấu, tránh (húy,
ẩn dã, kỵ dã).
Từ hai nghĩa nói trên, húy còn có nghĩa mở rộng là tên của người đã quá cố. Nhập môn
nhi vấn húy (vào nhà phải hỏi tiếng cần tránh của chủ nhà- Lễ Ký, Đàn Cung). Trịnh
Huyền chú thích: “Húy là tên của gia tiên chủ nhà”. Sở dĩ như vậy là vì theo tục lệ từ đời
Chu bên Trung quốc, tuy mỗi người đều có tên riêng (danh ), nhưng trong giao tiếp người
ta thường xưng hô bằng họ (tính ) còn tên chỉ dùng khi cần kê khai sổ sách giấy tờ v.v…
để tiện phân biệt. Sau khi chết, đến lễ tốt khốc (3) thì người nhà viết chữ tên riêng ấy vào
bài vị để thờ, và cũng từ lúc ấy tránh không nói đến tên người quá cố vì thế gọi là tên
húy.
Nghĩa thường dùng của húy là như vậy nên các từ điển đời sau như Khang Hi, Từ Hải
đều ghi thẳng nghĩa: húy là tên người đã chết (Khang Hi (4): sinh viết danh, tử viết húy /
tên người khi còn sống gọi là danh, sau khi chết gọi là húy. Từ Hải: Tử giả chi danh viết
húy / tên người đã chết gọi là húy.” (5)
Tên thụy và tên tự cũng được kiêng nhưng ở mức độ nhẹ nhàng hơn bằng cách viết bớt
nét hoặc gia dạng thêm bằng các dấu gãy <<<< trên mặt chữ. Tên thụy, còn gọi là tên
hèm, tức là tên đặt cho người sắp chết, căn cứ vào đức hạnh và tính tình của họ khi còn
sống. Vì vậy, khi cúng giỗ, người ta phải khấn bằng tên húy hoặc tên thụy để người được
khấn biết mà trở về chứng giám lễ giỗ và phù hộ cho con cháụ Còn tên tự, theo kinh Lễ,
là tên đặt cho con trai khi tới tuổi trưởng thành (20 tuổi), làm lẽ đội mũ (Cổ giả nam tử
nhị thập nhi quán vị chi thành niên) hoặc cho con gái khi đã nhận lời gả chồng và lúc đó
mới được cài trâm. (Nguyên tự có nghĩa gốc là việc sinh sản con cái, gọi văn tự để ngụ ý

văn sinh sôi nảy nở ra như người ta sinh con vậy! ).
Trên thế giới, tục tị húy là một tục chỉ có ở Trung quốc từ thời xa xưa và tồn tại mãi đến
nay. Do hoàn cảnh lịch sử và địa lý, tục này đã truyền qua Việt Nam từ đời nhà Trần và
đặc biệt rõ nét nhất là vào các đời vua triều Nguyễn, ảnh hưởng sâu rộng trong sinh hoạt
của người Việt Nam qua thi cử, nhân danh và địa danh.
II. Ảnh hưởng của tục tị húy qua thi cử:


Tục tị húy là tục được tuyệt đối tôn trọng. Nếu trong phạm vi gia đình, dòng họ thì chỉ có
gia đình, dòng họ đó kiêng cữ (gia húy, tộc húy) nhưng nếu vua đã ban lệnh những chữ
nào phải kiêng húy thì cả nước phải tuân theo. Nhân danh và địa danh nào mà trùng với
chữ húy thì khi gọi phải đổi âm và khi viết phải đổi hình dạng chữ. Chữ đây là chữ Hán
bởi vì Việt Nam dùng chữ Hán trong văn tự từ lúc có nước cho đến khoảng năm 1900
mới bỏ chế độ thi cử chữ Hán.
Một thí dụ quy định về âm còn được ghi lại như sau:
“Mùa xuân năm Quang Thiệu thứ 2 (1517) đời vua Lê Chiêu Tông: sai Lễ bộ thượng thư
Đàm Thận Huy hiệu định miếu húy và ngự danh (miếu húy 20 chữ, ngự danh là hai chữ
Y và Huệ) Phàm khi viết chữ hay khắc in sách đều không cấm, nhưng tiếng đọc thì phải
tránh, hai chữ liền nhau như Trưng Tại đều không được viết” (7)
(“Phàm lâm văn tả dụng, san thư tịch, giai bất chi cấm, thanh độc giai ưng hồi tị, liên tự
như Trưng Tại chi loại bất đắc tả dụng”).
Thí dụ về cách viết kiêng chữ húy:
-Không tự: tức là bỏ trống ô chữ,
-Cải dụng: tức là dùng chữ khác để thế,
-Viết biến dạng: tức là đảo bộ, thêm nét, bớt nét, dùng chữ dị thể.
Quy định về tị húy vào đời nhà Trần thường là viết bỏ bớt nét hoặc thêm vòng tròn nhỏ
kế bên chữ.
Quy định về tị húy vào đời đời nhà Lê thường là viết thêm trên chữ húy 4 hay 3 nét gãy
(<<<< hay <<<), hoặc bỏ trống, không viết chữ húy hoặc đổi chữ. Riêng đời vua Lê
Thánh Tông đã 4 lần ban lệnh kỵ húy (vào các năm 1460, 1461, 1462 và 1466.) (8).

Tị húy có tính chất “luật pháp” phải được tuân thủ nghiêm chỉnh trong giới sĩ phu Việt
Nam. Bất cần thông minh, tài cao học rộng đến đâu nhưng nộp quyển có chữ phạm húy
thì không cách nào đỗ đạt, mà không đỗ đạt thì không sao tiến thân được! Thi nhân Trần
Tế Xương đã chua chát than rằng:
Rõ thực nôm hay mà chữ dốt,
Tám khoa chưa khỏi phạm trường qui.
(Thi Hỏng, Trần Tế Xương)


Trong cuốn Lều Chõng, cụ Ngô Tất Tố đặc biệt mô tả rất chi tiết tất cả các điều tị húy và
khéo léo lồng vào khung cảnh của các thí sinh đi thi. Đại khái các điều kiêng kỵ đó như
sau:
-Tất cả chữ húy đều bị cấm đọc, cấm viết, phải coi như chữ bỏ đi. Trọng húy chính là tên
vua. Khinh húy là tên những bà mẹ vua hay tiên tổ lâu đời của vua.
-Trường hợp trọng húy thì thường phải tách chữ ra. Thí dụ: đọc thấy bên trái viết chữ
nhật và bên phải viết chữ ương thì biết đó là chữ ánh (vì kiêng húy nên phải viết tách ra
như vậy). Hoặc đọc thấy bên trái viết chữ hòa và bên phải viết chữ trọng thì biết đó là
chữ chủng.
-Trường hợp khinh húy (húy nhẹ) thì phải kính khuyết nhất bút, nghĩa là cung kính mà
viết sót một nét của chữ húy; nếu viết đủ nét tức là phạm húy.
-Khiếm tị tức là sơ ý viết hai chữ húy kế bên nhau. Thí dụ: lăng vua Gia Long là Thiên
Thụ thì khi làm văn không được viết liền hai chữ này, hoàng cung có điện Cần Chánh thì
cũng phải kiêng, không được
viết liền.
-Khiếm trang tức là thiếu sự kính trọng, dùng các chữ có nghĩa không hay, như bạo (tợn),
hôn (tối), cách (đấm), sát (giết) và nhất là không được viết trên các chữ hoàng, đế, quân,
vương, chủ.
-Cổ húy tức là phạm tên húy đời cổ. Thí dụ: làm bài chiếu đời vua Thái Tôn nhà Đường
thì phải kiêng chữ uyên, dân.
-Trường hợp có sự chấm điểm bất đồng giữa các Chủ khảo, Phân khảo thì phải lập tức

làm Sớ đàn hặc đưa về triều đình.

Sự tích ngày rằm tháng bảy
Tháng Tám 15th, 2010 |

Author: luckystarbmt

Tháng 7 âm lịch, người Việt có một ngày lễ mà giới tăng ni Phật tử thường gọi là ngày lễ
Vu Lan. Đây là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất – một tập tục đáng
quý, đáng trọng của người Việt, thể hiện tấm lòng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Rằm tháng
7 Âm lịch cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng
sinh.


Tháng 7 còn là tháng mưa Ngâu – gắn với sự tích ông Ngâu bà Ngâu hay còn gọi là tích
Ngưu Lang – Chức Nữ.
Chúng ta cùng tìm hiểu về những sự tích, tập tục đầy tính nhân văn này nhé!

Xuất xứ lễ Vu Lan
Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp
ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói
chung) – cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần
thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ
như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều
nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống
tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng
một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy
khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “dù ông thần thông quảng

đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư
tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp
để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh
ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu
Lan ra đời.
Sự tích ngày xá tội vong nhân:
Sự tích lễ cúng cô hồn như sau: Cứ theo “Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà
La Ni Kinh” mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan
Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt
cháy (diệm nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ
quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba
ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A
Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày
mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng
dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên”.


×