Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

SỰ TÁC ĐỘNG THỨ HAI CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ LÊN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.84 KB, 3 trang )

NGUYỆN

SỰ TÁC ĐỘNG THỨ HAI CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ LÊN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
KÍCH THÍCH CẢI TIẾN KỸ THUẬT, HỢP LÝ HÓA SẢN XUẤT, TĂNG NĂNG
SUẤT LAO ĐỘNG, THÚC ĐẨY LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT XÃ HỘI PHÁT TRIỂN
-



1.
-

Ta có nội dung của quy luật giá trị: Sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa
trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.
Tức là phải làm sao cho hao phí lao động cá biệt càng nhỏ hơn hao phí lao
động xã hội cần thiết thì càng thu được lãi cao.
Nhưng mỗi người tùy theo điều kiện sản xuất nên hao phí lao động cá biệt
của mỗi người khác nhau, cho nên, để giành lợi thế cạnh tranh họ phải hạ
thấp hao phí lao động cá biệt của mình
Để làm được việc đó thì cần phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản
xuất, tăng năng xuất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta cũng
thế.
Do nền kinh tế thị trường lấy thị trường làm yếu tố cốt lõi để cạnh tranh nên
tạo cơ hội cho Quy luật giá trị tác động vào. Nếu liên tục giảm được hao phí
lao động cá biệt xuống thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết chắc chắn
doanh nghiệp sẽ đứng vững, sẽ tồn tại trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt
mang tính chất, quy luật đào thải của cơ chế thị trường và sẽ không ngừng
lớn mạnh, tạo được uy tín trên thị trường tiêu dùng, ngược lại, doanh nghiệp
sẽ làm vào tình trạng trì trệ, có thể dẫn tới phá sản nếu không thường xuyên


quan tâm và chú trọng đến vấn đề này trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp mình.
Cải tiến kỹ thuật:
Việc cải tiến kỹ thuật làm cho hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao
động xã hội của hàng hóa, từ đó thu được lợi nhuận.
Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nghề nông, đến
nay đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội từng
bước đáp ứng được cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH
-HĐH) và chuyển toàn bộ mọi hoạt động của nền kinh tế nông nghiệp tự
cung tự cấp sang nền kinh tế có tư duy công nghiệp.


Trong công nghiệp:
Việc cải tiến khoa học kỹ thuật trong công nghiệp được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm hàng đầu. Nước ta đang trong công cuộc Công nghiệp hóa –
Hiện đại hóa đất nước nên nhiều chính sách thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát
triển công nghiệp được ban hành, hướng tới việc nước ta trở thành một nước
công nghiệp.
VD: Chính sách khuyến khích nhập công nghệ,
Chính phủ cũng ban hành Nghị định của chính phủ về một số chính sách và
cơ chế tài chính khuyến khích cách doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa
học và công nghệ.Từ đó thúc đẩy quá trình phát triển khoa học công nghệ,
làm cho công nghệ trở nên phổ biến và gần gũi hơn với người sản xuất, thúc
đẩy việc cải tiến kỹ thuật trong sản xuất.
Đối với những nhà sản xuất thì họ cũng chủ động tìm giải pháp mới cải tiến
kỹ thuật.
VD: Một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của cả nước là Công
nghiệp lương thực thực phẩm thì các nhà đầu tư đã mạnh dạn đầu tư dây
chuyền sản xuất. Như chế biến cá thì có hệ thống nhà kho đông lạnh, dây

chuyền đóng gói trong sản xuất đồ hộp,…
1.2 Trong Nông nghiệp:
Từ nền nông nghiệp lạc hậu, dùng 100% sức người là chính thì nền nông
nghiệp nước ta đã có bước “chuyển mình” tương đối quan trọng. Đó là áp
dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và trong nông nghiệp.
1.1

-

-

-

-

VD: Sử dụng thành tựu trong lĩnh vực hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu,…
giúp nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là việc lạm dụng
thuốc hóa học làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
-

2.

Hay việc đem máy móc, phương tiện hiện đại vào trong sản xuất, ví dụ như
trong việc sản xuất lúa thì đưa các loại máy như máy cày, máy cắt, máy tuốt,

Trồng các cây hoa màu thì có máy gieo hạt, máy thu hoạch rau củ,…
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, ví dụ như mô hình trồng hoa trong
nhà kính ở Đà Lạt,…
Hợp lý hóa sản xuât



-

-

3.

Sử dụng các biện pháp phân công, điều chỉnh công việc, quá trình sao cho
giảm hao phí lao động cá biệt xuống thấp hơn hoặc bằng với hao phí lao
động xã hội của hàng hóa, từ đó thu lợi nhuận.
2.1 Trong công nghiệp:
Chia quá trình sản xuất thành các khâu, công đọan và phân công mỗi người
vào một công đoạn khác nhau:
VD: Để sản xuất một đôi giày thì phân công người làm đế, người xử lí da,
người đánh bóng,…
Liên doanh giữa các công ty – xí nghiệp
2.2 Trong nông nghiệp:
Thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, liên kết giữa những người lao động,
hợp tác sản xuất.
Việc cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất đã mang lại nhiều mặt tích cực
cho nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa của nước ta, làm
tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Hạn chế:
Bên cạnh những mặt thuận lợi, việc cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất còn
có những mặt hạn chế như gây ô nhiễm môi trường, nguồn tài nguyên năng
lượng bị cạn kiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.




×