Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT QUY HOẠCH MẠNG lưới THU GOM CHẤT THẢI rắn SINH HOẠT TRÊN địa bàn HUYỆN sóc sơn, TP hà nội đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐÀO THỊ HỒNG NHUNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
"ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ
ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI THU GOM CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM
2025"

1
1


Hà Nội - 2016

2
2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐÀO THỊ HỒNG NHUNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ
ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI THU GOM CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM
2025



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 52 850101

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: T.S PHẠM VIỆT HÒA

Hà Nội - 2016
3
3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án: "Ứng dụng công nghệ GIS trong đánh giá
hiện trạng và đề xuất quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội đến năm 2025" là kết quả
nghiên cứu của tôi. Những số liệu, tài liệu tham khảo trong đồ án là hoàn toàn
trung thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của
khoa và nhà trường đề cương.

Sinh viên thực hiện

Đào Thị Hồng Nhung


MỤC LỤC


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MUC BẢNG BIỂU



BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT

:

Bộ Tài nguyên Môi trường

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

CLMT

:

Chất lượng môi trường

CSDL

:

Cơ sở dữ liệu

CTR


:

Chất thải rắn

CTRSH

:

Chất thải rắn sinh hoạt

GIS

:

Hệ thống thông tin địa lý

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

QHMT

:

Quy hoạch môi trường

QLCTR


:

Quản lý chất thải rắn

TP

:

Thành phố

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

:

Uỷ ban nhân dân

HĐND

:

Hội đồng nhân dân


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong trường
Đại Học Tài nguyên và Môi trường nói chung và các thầy, cô giáo trong khoa Môi
trường nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến T.S Phạm Việt Hòa, là người trực tiếp
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện làm Đồ án tốt nghiệp. Các thầy cô đã
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho em suốt thời gian làm Đồ
án tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc với thầy cô, em không ngừng tiếp thu thêm
nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiêm túc
trong nghiên cứu khoa học, giúp đạt hiệu quả cao trong công việc, đây là những
điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này.
Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã động
viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
Đồ án tốt nghiệp.
Do thời gian thực hiện Đồ án có nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu
sót, kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến bổ sung để đồ án được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 8tháng 6 năm 2016
Sinh viên
Đào Thị Hồng Nhung


MỞ ĐẦU
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con nguời, sinh
vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của toàn nhân loại. Cùng với sự phát
triển của khoa học kĩ thuật, cuộc sống ngày càng cải thiện, nhu cầu của con người
ngày một cao hơn, đồng thời lượng rác thải thải ra môi trường cũng nhiều hơn,mức
độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Chất thải rắn sinh hoạt luôn là vấn đề môi
trường nóng bỏng và con người ở bất kì nơi đâu cũng tìm cách ứng phó với nó.

Sóc Sơn là một huyện ngoại thành, phía Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tốc độ phát
triển kinh tế, gia tăng dân số làm lượng rác thải đặc biệt là chất thải rắn tăng lên đáng
kể. Do có tính chất bán nông thôn, bán thành thị nên vấn đề quản lí chất thải rắn sinh
hoạt chưa triệt để. Công tác quản lí chất thải rắn còn yếu kém, dựa trên giấy tờ là chủ
yếu và còn nhiều bất cập. Nếu lượng chất thải rắn sinh hoạt này không được quản lý
tốt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.
Với quan điểm hình thành một xã hội thông tin, coi công nghệ thông tin là
chìa khóa vàng nâng cao hiệu quả quản lý, GIS là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà
quản lí môi trường trong quản lý tài nguyên và môi trường. Do đó, việc ứng dụng
GIS vào thành lập bản đồ quản lí chất thải rắn là vô cùng cấp thiết nhằm quản lí dữ
liệu trên máy tính, cập nhật dữ liệu, quan sát đánh giá và đưa ra các giải pháp quản
lí phù hợp với địa phương; nâng cao hiệu quả quản lý.
Từ thực tiễn trên, em đề xuất thực hiện đề tài: "Ứng dụng công nghệ GIS
trong đánh giá hiện trạng và đề xuất quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội đến năm 2025.” nhằm hỗ
trợ công tác quản lí chất thải rắn sinh hoạt và đẩy mạnh ứng dụng hệ thống thông
tin địa lý vào quản lý tài nguyên và môi trường nâng cao hiệu quả quản lý.
Mục tiêu nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội bằng công nghệ GIS.
- Đề xuất quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải sinh hoạt huyện Sóc Sơn, TP
Hà Nội tới năm 2025.
Nội dung nghiên cứu

9


- Đánh giá hiện trạng mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng mạng lưới thu gom rác thải sinh hoạt trên địa

bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội bằng công nghệ GIS.
- Đề xuất quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện đến năm 2025.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU
1

Cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu.
1.1.1.Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt
Theo điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn và phế liệu đã đưa ra được các khái niệm về chất thải rắn như sau:
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra
từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn
bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
- Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người.
- Thu gom chất thải rắn: Bao gồm từ quá trình thu gom từ các hộ gia đình, các
công sở, nhà máy cho đến các trung tâm thương mại... cho đến việc vận chuyển từ các
thiết bị thủ công, các phương tiện chuyên dùng vận chuyển đến các điểm xử lý, tái chế.
1.1.2. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Nguyên vật liệu

Chất thải
Chất thải

Chế biến

Thu hồi và tái chế

Chế biến lần 2


Tiêu thụ

10

Thải bỏ


Sơ đồ 1.1: Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Ghi chú:

Chất thải

----- Nguyên liệu, sản phẩm, các thành phần thu hồi và tái sử dụng.
1.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn.
Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của huyện Sóc Sơn rất đa dạng và
phong phú, từ nhiều nguồn khác nhau với tỉ lệ rác sinh hoạt khác nhau. Cùng với sự
phát triển kinh tế chung của cả nước trong những năm gần đây huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội năng động có những bước phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế, văn
hoá, xã hội về nhiều mặt khác nhau. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, cuộc sống của
người dân ngày được nâng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày
càng lớn kéo theo lượng chất thải rắn nói chung và lượng rác thải sinh hoạt nói riêng
phát sinh ngày một nhiều. Và đây chính là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ quan, chất lượng cuộc sống của con người. Chính
vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần quan tâm đến vấn đề này một cách sâu sắc và triệt để
nhất.
Có thể phân ra các nguồn phát sinh chất thải rắn như sau:
Bảng 1.1 : Nguồn phát sinh CTRSH
TT


Nguồn thải

1

Từ sinh hoạt

11

Nguồn phát sinh
- Hộ gia đình
- Các biệt thự
- Các căn hộ chung cư

Thành phần
- Thực phẩm dư thừa
- Bao bì hàng hóa
( bằng giấy, gỗ, carton,
plastic, thiếc, nhôm, thủy
tinh,...)
- Đồ dùng điện tử
- Vật dụng hư hỏng (đồ gia
dụng, bóng đèn, đồ nhựa...)
- Chất thải độc hại như
chất tẩy rửa, bột giặt, chất
tẩy trắng, thuốc diệt côn
trùng...
- Cao su, gỗ


2


3

4

5

6

7

Giấy
Nhựa
Thủy tinh
Từ khu
Kim loại
thương mại
Đồ điện gia dụng
Một phần chất thải độc
hại
- Thực phẩm thừa
- Trường học
- Giấy
Từ cơ quan - Bệnh viện
- Nhựa
công sở
- Văn phòng cơ quan chính
- Kim loại
phủ
- Thủy tinh

Từ hoạt
- Hoạt động xây dựng
- Gỗ
động giao
- Tháo dỡ công trình xây
- Sắt thép
thông và
dựng
- Bê tông
công trình
- Xây dựng công trình giao
- Gạch ngói
xây dựng
thông vận tải
- Đất đá rơi vãi
- Dọn rác vệ sinh đường phố,
- Rác, cành cây
Từ dịch vụ
công viên, khu vui chơi giải trí - Giấy vụn, vỏ chai
công cộng
- Xác động vật
đô thị
- Nhựa hỗn hợp, bụi
- Sản xuất của các xí nghiệp
- Rác không độc hại có thể
Từ hoạt
(sản xuất vật liệu xây dựng,...) đổ chung vào rác thải sinh
động công
- Nhà máy chế biến thực
hoạt

nghiệp
phẩm
- Rác độc hại thì phải quản
lý và xử lý riêng
- Đồng ruộng
- Phân rác
Từ hoạt
- Ao, vườn
- Rơm rác
động nông
- Chuồng trại
- Thức ăn thừa
nghiệp
- Thu hoạch nông sản
- Bao bì ( đóng gói, bảo
quản)
(Nguồn: Công Ty TNHH MTV Môi Trường Đô Thị Hà Nội - Chi Nhánh Xí
-

Khách sạn
Chợ
Nhà hàng
Nhà kho
Các trạm sửa chữa
Bảo hành dịch vụ
Nhà trọ

-

Nghiệp Môi Trường Đô Thị Huyện Sóc Sơn 2013)

1.1.4. Phân loại chất thải rắn
Dựa vào nguồn gốc phát sinh, đặc tính chất thải, mục đích quản lý. Hiện nay,
ở nước ta và nhiều nước trên tế giới chất thải rắn được phân loại theo: công nghệ xử
lý và bản chất tạo thành. Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác
nhau phân loại theo nhiều cách:
- Phân loại theo vị trí hình thành: Người ta phân loại theo trong nhà, chất thải
rắn ngoài nhà, trên đường phố, chợ …
- Phân loại theo nguồn phát sinh: Chất thải thực phẩm, chất thải trường học …

12


- Phân loại theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt các thành
phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim, da, giẻ vụn,
cao su…
Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân loại chất thải rắn thành
ba nhóm lớn: chất thải đô thị, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại.
Đối với rác thải đô thị do đặc điểm nguồn thải là nguồn phân tán nên rất khó
quản lý, đặc biệt là các nơi có đất trống.
Bảng 1.2 : Phân loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh
Hộ gia đình

Loại chất thải rắn
Rác thực phẩm, giấy, caton, nhựa, túi nylon, vải, da, rác vườn,
gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc

Khu thương mại

biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa…

Giấy, caton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim
loại; chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng (kệ sách,
đèn, tủ…), đồ điện tử hư hỏng (máy radio, tivi…), tủ lạnh, máy
giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lớp, sơn thừa…
Giấy, caton, nhựa, túi nylon gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim

Công sở

loại; chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt,
xe, săm lớp, sơn thừa…
Xây dựng
Gỗ, thép, bêtông, đất, cát…
Khu công cộng
Giấy, túi nylon, lá cây…
Trạm xử lý nước thải
Bùn hóa lý, bùn sinh học
(Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý chất thải rắn tại Việt Nam, JICA, 3/2011)
1.1.5. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt.
Khác với thành phần của rác thải công nghiệp, rác thải y tế, thành phần của rác
thải sinh hoạt là một tập hợp không đồng nhất. Sự không đồng nhất này tạo nên một
số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của rác thải sinh hoạt.
Thành phần cơ học: thành phần chất thải sinh hoạt bao gồm:
-Các chất dễ phân hủy sinh học: Thực phẩm thừa, cuộng, lá rau, lá cây, xác
động vật chết...
-Các chất khó bị phân hủy: gỗ, cành cây, cao su, túi nilon...
- Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: Kim loại, thủy tinh, mảnh
sành, gạch, ngói, đá, cát...

13



Bảng 1.3: Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần
Định nghĩa
Các chất cháy được
Giấy
Các vật liệu làm từ giấy và bột
giấy
Hàng dệt
Các nguồn gốc từ sợi
Thực phẩm
Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm
Gỗ, củi, cỏ, rơm
Các sản phẩm và vật liệu được
chế bến tạo tre, gỗ
Chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩm được
chế biến từ chất dẻo
Da và cao su
Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ da và cao su
Chất không cháy
Chất kim loại sắt
Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm
hút
Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam châm
hút
Thủy tinh
Các vật liệu và các sản phẩm

được chế tạo từ máy tính
Đá và sành sứ
Các chất hỗn hợp

Ví dụ
Các túi giấy, mảnh
bìa,và giấy vệ sinh …
Vải, len, nilon
Cọng rau, vỏ hoa quả…
Đồ dung bằng gỗ như
bàn ghế
Chai lọ, nilon..
Bóng, giày…
Vỏ hộp, dao, hàng rào,
nắp lọ
Vỏ nhôm, giấy bao gói..
Chai lọ, các loại hộp
bằng thủy tinh, bóng
đèn,…
Gạch đá, gốm, bê tong

Bất cứ các vật liệu không cháy
kim loại và thủy tinh
Tất cả các vật liệu khác không
Đá cuội, cát, đất …
phân loại rác trong bảng này.
Loại này có thể chia thành 2
phần: kích thước lớn hơn 5mm
và nhỏ hơn 5mm
( Nguồn: Nguyễn Văn Phước – 2014 )


1.1.6. Các hoạt động quản lý chất thải rắn
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn; các hoạt động phân loại, thu gom, lưu
giữ, vận chuyển; tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm
thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
Quản lý tại nguồn phát sinh: Áp dụng các chính sách, biện pháp kinh tế và kỹ
thuật để giảm thiểu chất thải ngay từ nguồn phát sinh.

14


Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm
thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chấp thuận.
Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát
sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi
chôn lấp cuối cùng.
Tái sử dụng và tái chế chất thải: Hoạt động này được tiến hành ngay tại nơi
phát sinh hoặc sau quá trình phân loại. Tái sử dụng là sử dụng lại tài nguyên dạng
CTR, không qua tái chế (ví dụ tái sử dụng chai lọ). Tái chế là sử dụng chất thải làm
nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm khác (ví dụ như tái sinh nhựa, kim loại…)
Xử lý chất thải: Lựa chọn và áp dụng các công nghệ phù hợp để xử lý chất
thải. Các công nghệ này có thể là đốt hoặc chôn lấp.
1.2. Cơ sở pháp lý
 Các văn bản Quốc hội
- Luật bảo vệ môi trường 2014 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ

ngày 01/01/2015.
- Thông tư số 36/2015/BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài


nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Hệ thống quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:

Luật BVMT số 55/2014/QH 13 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam.
Luật đất đai số 13/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam.
 Các văn bản của Chính phủ
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ về

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về

quản lý chất thải rắn và phế liệu.
 Căn cứ của Bộ và Liên bộ.

15


- Quyết định số 2149/QĐ-TTg- phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý

tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050.
 Căn cứ
- Căn cứ luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21/11/2012
- Căn cứ nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về


Lập, thẩm định, phê duyệt và quy hoạch đô thị.
- Căn cứ Quyết định số 5324/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2014 về việc

phê duyệt quy hoạch chung thị trấn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn
đến năm 2030, tỷ lệ 1/5000. Địa điểm: xã Trung Giã, xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội.
- Căn cứ Quyết định số 130/QĐ- TTg ngày 23/1/2015 của Thủ tướng chính

phủ về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản
xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và
cơ quan đơn vị trong khu vực nội thành Hà Nội.
- Thông báo 297-TB/TU ngày 26/9/2012 của Thành ủy về kết luận của ban

thường vụ Thành ủy về Quy hoạch xử lý chất thải rắn Hà Nội đến năm 2030.
- Căn cứ các Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, Tiêu

chuẩn xây dựng , các quy hoạch chuyên ngành và các quy định khác có liên quan.
- Quyết định số 16/2013/QĐ – UBND Quyết định về việc ban hành Quy định

Quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
1.3.Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý
1.3.1. Khái niệm về bản đồ chất thải rắn sinh hoạt


Bản đồ: Là hình ảnh mặt đất được thu gọn lên mặt phẳng tuân theo một quy luật toán
học xác định, chỉ rõ sự phân bố trạng thái, mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế,
xã hội mà đã được chọn lọc, đặc trưng theo yêu cầu của mỗi bản đồ cụ thể.




Bản đồ chuyên đề: Là thể loại bản đồ thể hiện rất tỉ mỉ chi tiết đầy đủ và phong phú
nội dung của một vài yếu tố bản đồ địa lý chung, còn các yếu tố khác còn lại biểu
thị với mức độ kém tỉ mỉ chi tiết thậm chí không biểu thị.



Bản đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Là bản đồ thuộc nhóm bản đồ môi trường,
nó thể hiện tình hình phân bố, khối lượng và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn nghiên cứu.

16




Cơ sở dữ liệu: bao gồm dữ liệu không gian và phi không gian (dữ liệu thuộc tính)
được thu nhập lưu trữ theo một cấu trúc chuẩn.
Dữ liệu đồ họa (còn gọi là dữ liệu hình học) bao gồm thông tin về vị trí và cấu
trúc quan hệ được phân thành các lớp khác nhau như: lớp hành chính, lớp giao
thông, lớp thủy văn,…
Dữ liệu thuộc tính (còn gọi là dữ liệu chuyên đề) là tập hợp các giá trị thuộc tính.

 Cơ sở dữ liệu về chất thải rắn.
 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
 Khối lượng.
 Vị trí các điểm hẹn thu gom và trạm trung chuyển.


Quy hoạch thu gom chất thải rắn:Đánh giá cách thức sử dụng các nhân lực, phương
tiện sao cho có hiệu qủa nhất.

1.3.2.Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
a. Khái niệm
Khái niệm hệ thông tin Địa lý được hình thành từ ba khái niệm: địa lý, thông
tin và hệ thống được viết tắt là GIS.
G = (Geographic) = Địa lý: Dữ liệu dùng trong GIS là dữ liệu địa lý. GIS có
thể trình bày dữ liệu dưới dạng bản đồ.
I = (Information) = Thông tin: GIS lưu trữ xử lý hai loại thông tin: đặc trưng
không gian và thuộc tính.
S = (System) = Hệ thống: GIS là một hệ thống được sử dụng để thực hiện các
chức năng khác nhau của thông tin địa lý.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về GIS khác nhau, ví dụ :



Định nghĩa của David Cowen, Mỹ: GIS là hệ thống phần cứng, phần mềm và các
thủ tục được thiết kế để thu thập, quản lý, xử lý, phân tích, mô hình hóa và hiển thị
các dữ liệu qui chiếu không gian để giải quyết các vấn đề quản lý và lập kế hoạch

phức tạp.
• Định nghĩa National Center for Gèographic Information and Analysis (1988): Hệ
thông tin Địa lý là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy tính thu thập, lưu
trữ, phân tích và hiển thị không gian.

17




Định nghĩa của Goodchild: GIS là một hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu trả lời các


câu hỏi về bản chất địa lý của các thực thể địa lý.
• Định nghĩa của Hệ thống môi trường ESRI, Mỹ: Hệ thông tin Địa lý là một tập hợp
có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý của con người,
được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích và kế
xuất.
Vậy GIS là một hệ thống dùng để trình bày, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ
liệu về các đối tượng trên bề mặt trái đất.
b. Chức năng, vai trò
Hệ thông tin Địa lý có vai trò quan trọng, hầu hết các hệ thống phần mềm GIS
được thiết kế đều có các chức năng thu thập dữ liệu, thao tác dữ liệu, quản lý dữ
liệu, hỏi đáp và phân tích dữ liệu, hiển thị dữ liệu :
+ Thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: đo đạc từ
thực địa, dữ liệu từ các loại bản đồ, dữ liệu thống kê…
+Thao tác dữ liệu: Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn có định dạng
khác nhau và có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được chuyển dạng và
thao tác theo một số cách để tương thích với hệ thống.
+ Quản lý dữ liệu: Khả năng liên kết hệ thống giữa việc tự động hóa bản đồ và
quản lý cơ sở dữ liệu (sự liên kết giữa dữ liệu không gian và thuộc tính của đối
tượng). Các dữ liệu thông tin mô tả cho một đối tượng bất kỳ có thể liên hệ một
cách hệ thống với vị trí không gian của chúng. Sự liên kết đó là một ưu thế nổi bật
của việc vận hành GIS.
+Hỏi đáp và phân tích dữ liệu
Khả năng hỏi đáp, tìm kiếm, truy vấn đơn giản “chỉ nhấn và nhấn” và các
công cụ phân tích dữ liệu không gian mạnh mẽ để cung cấp thông tin một cách
nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hỗ trợ ra quyết định cho những nhà quản lý và
quy hoạch.
+ Hiển thị dữ liệu: Hiển thị dữ liệu tốt nhất dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ.
Ngoài ra còn có thể xuất dữ liệu thuộc tính ra các bảng excel, tạo các bản báo cáo
thống kê, hay tạo mô hình 3D, và nhiều dữ liệu khác.
c. Các thành tố của hệ thống thông tin địa lý


18


Hệ thống GIS bao gồm năm thành tố chính: con người, phương pháp, công cụ
phần cứng, phần mềm và dữ liệu, năm thành phần này phải cân bằng, hoàn chỉnh để
GIS có thể hoạt động hiệu quả nhất:



Con người (People)
Nhiệm vụ chủ yếu của con người sử dụng GIS là giải quyết các vấn đề không
gian, họ số hóa bản đồ, họ kiểm tra lỗi, họ soạn thảo và phân tích các dữ liệu thô;
đưa ra các giải pháp cuối cùng để truy vấn dữ liệu hợp lý.
Con người ở đây là các chuyên viên tin học, chuyên gia GIS, thao tác viên GIS,
phát triển ứng dụng GIS bao gồm: thao tác viên hệ thống; nhà cung cấp GIS; nhà cung
cấp dữ liệu; người phát triển ứng dụng; chuyên viên phân tích hệ thống GIS.
Dữ liệu (Data)



Dữ liệu thống kê gắn theo các hiện tượng tự nhiên với những mức độ chính
xác khác nhau. Hệ thống thước đo của chúng bao gồm các biến tên, số thứ tự,
khoảng và tỉ lệ.
Một hệ thống GIS bao gồm nhiều môdun phần mềm quan trọng nhất của GIS
là khả năng lưu trữ, quản lý dữ liệu không gian bằng hệ quản trị CSDL địa lý.Một

19



phần mềm xử lý GIS tốt phải cung cấp cho người sử dụng các công cụ quản lý,
phân tích không gian dễ dàng, chính xác.


Phần cứng (Hardware)
Là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay, phần mềm
GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các
máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng. Là các máy tính điệntử : PC, mini
Computer, MainFrame … là các thiết bị mạng cần thiết khi triển khai GIS trên môi
trường mạng. GIS cũng đòi hỏi các thiết bị ngoại vi đặc biệt cho việc nhập và xuất
dữ liệu như: máy số hoá (digitizer), máy vẽ (plotter), máy quét (scanner)…



Phần mềm (Software)
Hệ thống phần mềm GIS rất đa dạng. Mỗi công ty xây dựng GIS đều có hệ phần
mềm riêng của mình. Tuy nhiên, có một dạng phần mềm mà các công ty phải xây dựng
là hệ quản trị CSDL địa lý. Dạng phần mềm này nhằm mục đích nâng cao khả năng
cho các phần mềm CSDL thương mại trong việc: sao lưu dữ liệu, định nghĩa bảng,
quản lý các giao dịch do đó ta có thể lưu các dữ liệu đồ địa lý dưới dạng các đối tượng
hình học trực tiếp trong các cột của bảng quan hệ và nhiều công việc khác.



Phươngpháp (Methods)
Bao gồm các phương pháp truyền thống của khoa học Địa lý và các khoa học
có liên quan; các phương pháp và công nghệ hiện đại để đạt tới mục tiêu, mục đích
nghiên cứu.
Năm thành phần này gắn liền với nhau không thể thiếu phần nào và chúng
không thể tách rời nhau. Thiếu một thành phần nói trên, thì Hệ thống thông tin địa

lý không còn là một hệ thống hoàn thiện.
1.3.2. Ứng dụng của GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quy hoạch môi
trường
Nghiên cứu và quản lý hệ sinh thái: Với một hệ GIS, bạn có thể phân tích toàn
bộ hệ sinh thái. GIS được sử dụng để mô phỏng hệ sinh thái như một đơn vị hoàn
chỉnh, hiển thị hình ảnh của các vùng nhạy cảm.
Xây dựng dữ liệu môi trường: phân tích và lọc dữ liệu liên quan đến môi trườn
phục vụ vào việc quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường và nghiên cứu tính khả thi.

20


Quản lý dữ liệu môi trường: Dự án Lưu vực sông Santa ở California đã sử
dụng GIS làm công cụ quản lý và giám sát mực nước, chất lượng nước, và các
nguồn lợi từ vùng lưu vực nhờ công cụ quản lý cơ sở dữ liệu và tạo bản đồ của GIS.
Quy hoạch các nhân tố môi trường: sử dụng khả năng phân tích của GIS có
thể quản lý được các mối quan hệ giữa các nhân tố môi trường tự nhiên cũng như xã
hội. Từ những phân tích này, các chiến lược quy hoạch cho từng đối tượng và cho
tổng thể chung được xây dựng.
Quản lý chất thải: GIS cho phép nhà quản lý chất thải đánh giá hiện trạng chất
thải hiện nay và dự đoán trong tương lai. Ngoài ra, các nhà quản lý có thể chia sẻ
thông tin giữa các tổ chức và kết hợp với các cơ quan để điều chỉnh cải thiện vấn đề
kiểm soát, vận chuyển và chôn lấp rác thải.
Hỗ trợ quản lý các sự cố môi trường: đánh giá chiến lược đối phó và nỗ lực
chống chịu trước các sự cố môi trường.
Ngày nay, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ GIS được
thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Tại nước Anh, hơn 90% rác thải sinh hoạt
được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Điều đó cho thấy công tác quản lý, xử lý
rác thải là vấn đề hết sức quan trọng. Pháp luật các nước ban hàng cùng với nhiều
vấn đề môi trường liên quan tạo áo lực lên nhà đầu tư để xây dựng các bãi chôn lấp

lớn nhất, hạn chế dưới các tác động môi trường. Sử dụng công nghệ GIS để cải
thiện bãi chôn lấp và các hoạt động chôn lấp trong thực tế. Ngoài ra, GIS cũng có
thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình quan trắc môi trường ở các bãi chôn lấp.
Sự phân tích thành phần, tỷ trọng của rác thải với sự thay đổi thể tích trong thời kỳ,
chôn lấp đảm bảo hiệu quả của phương pháp lựa chọn và đạt được dung tích chứa là
tối đa. Tại Ấn độ đã xây dựng dự án ứng dụng GIS trong công tác quản lý CTR
sinh hoạt cho thành phố Bangalore. Senthil Shanmugan, một trong những chuyên
gia Ấn Độ nghiên cứu vấn đề này đã đưa ra quan điểm ứng dụng GIS, hệ thống
thông tin quản lý (MIS) và hệ thống định vị toàn cầu trong quản lý CTR trong bài
báo được đăng tải trên Internet.
Theo quan điểm của Senthil Shanmugan, tính cấp thiết cần ứng dụng GIS
trong công tác quản lý chất thải rắn là:

21


- 80% thông tin được sử dụng liên quan tới quản lý CTR có liên quan tới dữ
liệu không gian.
- Sự tích hợp thông tin từ những mức độ cần nền chung là GIS.
- GIS là môi trường thuận lợi cho tích hợp một số lượng lớn thông tin. Trong
bài toán quản lý CTR số lượng thông tin này là rất lớn.
- Bản đồ và các dữ liệu không gian không còn là sự quí hiếm nữa mà đã trở
thành công việc hằng ngày.
- Rất nhiều dữ liệu liên quan tới CTR liên quan tới vị trí không gian nhưng
vẫn chưa được ứng dụng vào GIS.
Tại Việt Nam, hệ thống thông tin địa lý đã và đang phát triển một cách mạnh
mẽ, ngày càng được nâng cao về khả năng xử lý thông tin, mức độ đáp ứng hỗ trợ
quyết định cũng như khả năng tương tác trao đổi dữ liệu. GIS được ứng dụng trong
nhiều ngành. Các lĩnh vực ứng dụng phổ biến ở tỉnh thành trong cả nước áp dụng
công nghệ GIS trong đó có lĩnh vực quản lý chất thải rắn sinh hoạt bằng các phần

mềm : Arcgis, Envi, waste....
- Ở Hà Nội, GIS được đón nhận và áp dụng rộng rãi trong các cơ quan nghiên
cứu. ứng dụng GIS trong quản lý môi trường được đẩy mạnh nhằm phát hiện, đánh
giá, dự báo mức độ gây ô nhiễm cho khu vực để đưa ra hướng giải quyết nhanh và
có hiệu quả.
Do tính phức tạp của việc quản lý chất thải rắn nên hầu hết tại các huyện của
Hà Nội, công tác quản lý chất thải rắn đang gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề chồng
chéo trong quản lý là việc không thể tránh khỏi. Đó chính là vấn đề đáng lo ngại
cho các nhà quản lý chất thải rắn.Huyện Sóc Sơn đã và đang áp dụng công nghệ
GIS vào quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
1.3.3 Giới thiệu phần mềm Mapinfo
Mapinfo là một trong những phần mềm đồ họa thuộc họ GIS, được ứng dụng rất
hiệu quả trong việc biên tập và kết xuất bản đồ. Ngoài ra, Mapinfo còn cung cấp
những công cụ hiệu quả trong việc phân tích không gian như định vị một địa chỉ
trên bản đồ (Geocoding), chồng xếp các lớp dữ liệu (Overlay), phân tích thống kê
dữ liệu theo một tiêu chí nhất định (Staticstis),… Đặc biệt, Mapinfo rất hiệu quả
trong việc tạo ra những bản đồ chuyên đề (Map Themetic) từ các lớp dữ liệu

22


(Layer) đã có. Ngoài ra, Mapinfo còn có chức năng số hóa (Digitize) để tạo dữ liệu
Vector từ ảnh Raster. Nếu xét toàn bộ quy trình số hóa và biên tập bản đồ từ bản đồ
giấy hoặc từ số liệu trị đo, thì Mapinfo hữu hiệu trong giai đoạn biên tập và kết
xuất.
Tổ chức thông tin theo tập tin
Các thông tin trong Mapinfo được tổ chức theo từng bảng (Table), mỗi bảng là
một tập hợp các tập tin (File) về thông tin đồ họa hoặc phi đồ họa chứa các bảng ghi
dữ liệu mà hệ thống tạo ra. Chỉ có thể truy cập vào chức năng của phần mềm
Mapinfo khi đã mở ít nhất một bảng, toàn bộ các Mapinfo table mà trong đó chứa

các đối tượng địa lý được tổ chức theo các tập tin.
Cơ cấu tổ chức thông tin của các đối tượng địa lý được tổ chức theo các tập tin
có phần mở rộng (extension) như sau:
Tab: Tập tin mô tả khuôn dạng CSDL đính kèm với bản đồ.
Dat: Tập tin chứa thông tin phi không gian.
Map: Tập tin chứa thông tin, mô tả các đối tượng bản đồ.
Id: Tâp tin chỉ số đối tượng.
Wor: Tập tin quản lý chung.
Tổ chức thông tin theo đối tượng
Các thông tin bản đồ trong phần mềm GIS thường được tổ chức theo từng lớp
bản đồ. Một lớp bản đồ máy tính là sự chồng xếp của các lớp thông tin lên nhau.
Mỗi lớp thông tin thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể. Lớp thông tin
là một tập hợp các đối tượng bản đồ thống nhất. Thể hiện và quản lý các đối tượng
địa lý không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ một mục đích nhất định trong hê
thống.
Trong Mapinfo thì mỗi lớp bản đồ là một lớp các đối tượng hình học cơ bản
(điểm, đường, vùng).
Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng giúp cho việc xây dựng thành
các khối thông tin độc lập cho các lớp bản đồ máy tính, dễ dàng thêm vào mảnh bản
đồ cho các lớp thông tin mới hoặc xóa đi các lớp đối tượng không cần thiết.
Các đối tượng bản đồ chính mà Mapinfo sẽ quản lý

23


- Đối tượng vùng (Region): Thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao

phủ một vùng diện tích nhất định. Chúng có thể là các polygons, elipse, hình
chữ nhật,…
- Đối tượng điểm (Point): Thể hiện vị trí cụ thể của các đối tượng địa lý.

- Đối tượng đường (Line): Thể hiện các đối tượng không khép kín hình học.

Chúng có thể là đường thẳng,các đường gấp khúc, các cung.
- Đối tượng chữ (Text): Thể hiện các đối tượng không phải là địa lý của bản đồ.

1.4. Tổng quan về hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt.
1.4.1. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn trên thế giới
a. Phát sinh trên thế giới
Nhìn chung, lượng rác thải sinh hoạt ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau,
phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân
nước đó. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo
đầu người.
Ước tính hàng năm lượng rác thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ
tấn (ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp).
Năm 2010, tổng lượng chất thải đô thị được thu gom trên toàn thế giới ước tính là
1,2 tỷ tấn. Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD và các khu đô thị mới nổi và
các nước đang phát triển.
Bảng 1.4: Tình hình thu gom CTRSH trên toàn thế giới năm 2012
(Đơn vị: triệu tấn)
Thu gom CTRSH trên toàn thế giới năm 2012 ( triệu tấn)
Các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD
620
Cộng đồng các quốc gia độc lập (trừ các nước ở biển Ban Tích)
65
Châu Á (trừ các nước thuộc OECD)
300
Trung Mỹ
30
Nam Mỹ
86

Bắc Phi và Trung Đông
50
Châu Phi cận Sahara
53
Tổng số
1.204
(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường 2013)
Nếu các số liệu trên đổi thành đơn vị chất thải rắn thu gom mỗi năm trên đầu
người, thì tại các khu đô thị ở Hoa kỳ có đến hơn 700kg chất thải rắn, gần 150kg ở

24


Ấn Độ. Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị cao đó là: Hoa Kỳ tiếp sau là Tây Âu và Úc
(600-700 kg/người) sau đó đến Nhật Bản,Hàn Quốc và Đông Âu (300-400kg/người)
Hiện nay, chất thải được tái chế bằng nhiều các vừa biến thành năng lượng lẫn
thu hồi nguyên liệu, và những thị trường thứ cấp đang xuất hiện ngày các nhiều trên
phạm vi toàn cầu. Trên thế giới, ước tính sơ bộ khối lượng nguyên liệu thứ cấp
được trao đổi là 135 triệu tấn. Các nguyên liệu thế cấp hiện là những dòng nguyên
liệu quan trọng nhất trên toàn thế giới.

25


×