Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phù hợp xử lý chất thải rắn y tế tại thành phố bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 86 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT



BV : Bệnh viện
BVCK : Bệnh viện chuyên khoa
CTR : Chất thải rắn
CTYT : Chất thải y tế
CTRYTNH : Chất thải rắn y tế nguy hại
CSSKSS : Chăm sóc sức khỏe sinh sản
UBND : Ủy ban nhân dân
URENCO : Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội
CITENCO : Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hồ Chí Minh

















DANH MỤC CÁC BẢNG



Bảng 1.1: Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn
thành phố Hà Nội năm 2010 7
Bảng 1.2 : Thực trạng các trang thiết bị thu gom lưu giữ CTR y tế
tại một số thành phố 7
Bảng 3.1. Đặc điểm 18 cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Bắc Giang 22
Bảng 3.2. Đặc điểm môi trường của các bệnh viện trong địa bàn
thành phố Bắc Giang 23
Bảng 3.3. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện
trên địa bàn thành phố Bắc Giang năm 2013 và ước tính đến năm 2020 25
Bảng 3.4. Danh sách các cơ sở y tế đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại 26
Bảng 3.5. Khối lượng chất thải rắn y tế của hệ thống y tế dự phòng và cơ sở
đào tạo y dược 27
Bảng 3.6. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại tại phòng khám tư nhân theo
loại hình khám chữa bệnh tại thành phố Bắc Giang 29
Bảng 3.7. Kết quả phân loại chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang 30
Bảng 3.8. Biện pháp xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện trên địa bàn
thành phố Bắc Giang 36











DANH MỤC CÁC HÌNH



Hình 3.1. Đặc điểm phân bố các cơ sở y tế trên thành phố Bắc Giang 24
Hình 3.2 : Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải y tế 41























MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Khái quát về chất thải rắn y tế 3
1.2. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế 4
1.2.1. Tình hình xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới 4
1.2.2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam 5
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 18
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu 18
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1. Phương pháp thu thập và phân tích tổng quan tài liệu 19
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn 20
2.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường 21
2.2.4. Phương pháp dự báo……………………………………………….20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
3.1. Hiện trạng các cơ sở y tê 22
3.1.1. Đặc điểm các cơ sở y tế 22
3.1.2. Phân loại chất thải 30
3.1.3. Thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải 32
3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố
Bắc Giang 38
3.2.1. Những mặt đạt được trong công tác quản lý chất thải y tế 38
3.2.2. Những mặt chưa đạt được trong công tác quản lý chất thải y tế 38
3.3. Đề xuất mô hình quản lý và xử lý chất thải y tế 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHIẾU ĐIỀU TRA QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI TP BẮC
GIANG 50

1
MỞ ĐẦU


Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật
thì chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Công tác khám
chữa bệnh ngày càng được quan tâm và chú trọng, có nhiều công trình khoa học y tế
và những phát minh về máy móc kĩ thuật hiện đại phục vụ cho nhu cầu khám chữa
bệnh của con người. Hiện nay cả nước có 1087 bệnh viện bao gồm 1023 bệnh viện
nhà nước, 64 bệnh viện tư nhân với tổng số hơn 140.000 giường bệnh. Ngoài ra còn
có hơn 10.000 trạm y tế xã, hơn chục ngàn cơ sở phòng khám tư nhân. Việc tăng số
lượng giường bệnh thực tế do tăng nhu cầu về khám chữa bệnh đồng nghĩa với việc
tăng khối lượng chất thải y tế. Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn y tế phụ thuộc vào số
giường bệnh, tình hình thực hiện các kỹ thuật y tế và sự tiếp cận của người dân với
các dịch vụ y tế (khoảng 7.6%/năm). Hầu hết các CTR y tế là các chất thải sinh học
độc hại và mang tính đặc thù so với các loại CTR khác Theo báo cáo của Cục
Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), tỷ lệ bệnh viện có thực hiện phân loại chất thải
rắn y tế là 95,6% và thu gom chất thải rắn y tế hàng ngày là 90,9%. Tuy nhiên chỉ
có 50% các bệnh viện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đạt yêu cầu theo Quy
chế quản lý chất thải y tế. Nguyên nhân chủ yếu do phương tiện thu gom chất thải y
tế như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác, còn thiếu và chưa đồng
bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.
Bắc Giang là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả tỉnh, là nơi tập trung
đông dân cư. Việc quản lí và xử lí chất thải rắn y tế cũng không nằm ngoài bối cảnh
trên. Hầu hết các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố mặc dù đã được đầu tư
lắp đặt hệ thống xử lí rác thải, nhưng đều trong tình trạng lạc hậu và xuống cấp trầm
trọng. Hơn thế nữa, trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa có đơn vị nào được cấp phép đủ
điều kiện hành nghề vận chuyển, xử lí rác thải y tế nguy hại, nên các cơ sở y tế tư
nhân cũng như một số các bệnh viện công lập gặp khó khăn trong việc xử lí rác thải
y tế. Vì thế, việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải y tế gây ra trên địa

2
bàn thành phố tránh làm ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng là nhiệm

vụ cấp bách và cần được quan tâm.
Để nhận biết thực trạng phát sinh, xử lý và quản lí chất thải y tế nguy hại trên
địa bàn thành phố Bắc Giang và sự phát triển, đảm bảo đời sống sức khỏe cho cộng
đồng xã hội, luận văn này thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp
phù hợp xử lí chất thải rắn y tế tại thành phố Bắc Giang”
Mục tiêu chính của luận văn nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
 Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế, công tác thu gom, vận
chuyển và xử lí chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Bắc Giang trong giai đoạn
gần đây.
 Đề xuất các phương án nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và xử lí chất thải
rắn y tế trên địa bàn thành phố Bắc Giang.


















3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái quát về chất thải y tế
Chất thải rắn (CTR) là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất
thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại
Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế
bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải rắn y tế (CTRYT) là CTR được thải từ các cơ sở y tế, bao gồm chất
thải nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải có chứa một trong các thành phần như:
máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan của người, động vật, bơm
kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất và các chất phóng xạ dùng trong
chất thải y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho
môi trường và sức khỏe con người [3]
Để phân loại chất thải y tế có rất nhiều cách, tuy thành phần của chất thải y tế
không phong phú hơn các chất thải khác như chất thải sinh hoạt, chất thải đô thị,
nhưng mức độ nguy hại thì chất thải y tế lại đứng hàng số 1. Dựa vào các đặc điểm
lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải y tế được phân thành 5
nhóm sau [4]:
- Chất thải lây nhiễm
- Chất thải hóa học nguy hại
- Chất thải phóng xạ
- Bình chứa áp suất
- Chất thải thông thường






4
1.2. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế
1.2.1. Giới thiệu về tình hình xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới
Trên thế giới, quản lý rác thải bệnh viện được nhiều quốc gia quan tâm và
tiến hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt những chính sách quy
định đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này. Các hiệp ước
quốc tế, các quy định về chất thải nguy hại, trong đó có cả chất thải bệnh viện cũng
đã được công nhận và thực hiện trên hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Xử lý chất thải bệnh viện, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và khoa học công
nghệ, nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp khác nhau để xử lý loại rác
thải nguy hại này.
Ngày nay, thiêu đốt và khử khuẩn là hai phương pháp được sử dụng phổ biến
nhất. Tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể (kinh phí, công nghệ, quỹ đất, quan điểm
và các quy định về bảo vệ môi trường), mỗi quốc gia có thể lựa chọn cho mình biện
pháp xử lý phù hợp riêng. [7][18]
Ở Mỹ, luật phòng chống ô nhiễm không khí đã làm giảm đáng kể việc áp
dụng thiêu đốt trong xử lý chất thải rắn. Hiện nay, phương pháp khử khuẩn được áp
dụng rộng rãi [14].
Ngược lại, ở Malaisia, phương pháp thiêu đốt trong các nhà máy xử lí chất
thải tập trung được lựa chọn và là mô hình chủ yếu để xử lý phần lớn chất thải y tế
được thu gom. Hầu hết chất thải y tế có khả năng cháy được thu gom và xử lý ở 3
nhà máy thiêu đốt rác tập trung [16].
Ở Pháp, sau khi ban hành hướng dẫn về phát thải không khí của Cộng đồng
châu Âu (1992), một số lò đốt chất thải y tế của các bệnh viện đã bị đóng cửa do
không đáp ứng yêu cầu [17]. Ngày nay chất thải rắn y tế nguy hại tại Pháp được xử
lý theo 3 mô hình: phối hợp giữa thiêu đốt tại chỗ và thiêu đốt bên ngoài bệnh viện,
đốt chung với chất thải sinh hoạt và khử khuẩn. Mỗi mô hình được áp dụng phù hợp
với điều kiện của từng địa phương.
Tại Hồng Kông, chất thải lây nhiễm được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt,
chất thải còn lại không lây nhiễm được chôn lấp. Chỉ có 4 bệnh viện công có cơ sở


5
thiêu đốt chất thải lây nhiễm tại chỗ. Đối với các cơ sở không có lò đốt, chất thải lây
nhiễm được thu gom vận chuyển đến lò đốt chất thải tập trung để xử lý chất thải lây
nhiễm. Mô hình áp dụng này giống Malaysia.
Tại Nhật Bản, hầu hết chất thải y tế phát sinh trong ngày được thiêu hủy
trong các cơ sở đốt chất thải của tư nhân.
Phương pháp khử khuẩn: Mục đích của việc khử khuẩn là biến đổi rác nhiễm
khuẩn sang dạng rác thải không nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, phương pháp này không
thể áp dụng cho một số loại CTYT như chất thải hóa học, chất thải phóng xạ…
Nguyên lý của phương pháp này là tạo ra các phản ứng hóa học, ở nhiệt độ cao
được tạo ra do các thiết bị nhiệt hoặc lò vi sóng.
1.2.2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam
1.2.2.1. Hiện trạng công tác quản lý chất thải y tế
Công tác thu gom, lưu trữ CTR y tế nói chung đã được quan tâm bởi các cấp
từ Trung ương đến địa phương, thể hiện ở các mức độ thực hiện quy định ở các
bệnh viện khá cao. Chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc
sự quản lý của Bộ y tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu
giữ sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng
vận chuyển đến khác khu vực lưu giữ sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm
ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất
thải đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở khám chữa bệnh đó.
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do các Sở Y tế quản lý,
công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR chưa được chú trọng, đặc biệt là
công tác phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn (chất thải y tế thông thường, chất
thải y tế nguy hại…)
Trong vận chuyển CTR y tế, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy
để vận chuyển chất thải y tế nguy hại; 53,4 % bệnh viện có mái che để lưu giữ CTR
[1]… đây là những yếu tố để đảm bảo an toàn cho người bệnh và môi trường.
Phương tiện thu gom chất thải còn thiết và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu

chuẩn. Nguyên nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng này, do vậy

6
mua sắm phương tiện thu gom CTR đúng tiêu chuẩn của các bệnh viện gặp khó
khăn. Theo báo cáo của JICA (2011), các cơ sở y tế của 5 thành phố điển hình là
Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh
viện sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xe tay, các dụng cụ vận chuyển bằng tay khác.
Một số khu vực lưu trữ CTR trước khi xử lý tại chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên
ngoài được trang bị điều hòa và hệ thống thông gió theo quy định [1].
Nhìn chung các phương tiện vận chuyển chất thải y tế còn thiếu, đặc biệt là
các xe chuyên dụng. Hoạt động vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ bệnh viện, các
cơ sở y tế đến nơi xử lý, chôn lấp hầu hết do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm,
không có trang thiêt bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn. Có 95,6%
bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 91,1 % đã sử dụng dụng cụ tách
riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và nhận xét của đoàn kiểm
tra liên Bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải thông
thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý. Có 63,6
% sử dụng túi nhựa làm bằng nhựa PE, PP. Chỉ có 29,3 % sử dụng túi có thành dày
theo đúng quy chế.
Chất thải y tế đã được chứa trong các thùng đựng chất thải. Tuy nhiên, các
bệnh viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau, chỉ có một số ít bệnh viện có
thùng đựng chất thải theo đúng quy chế (bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh).
Hầu hết ở các bệnh viện (90,9%) CTR được thu gom hàng ngày, một số bệnh
viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế lối đi riêng để vận
chuyển chất thải. Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận chuyển trong xe có
nắp đậy. Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái che, trong đó có 45,3
% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế [2]







7
Bảng 1.1: Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các bệnh viện trên địa
bàn thành phố Hà Nội năm 2010

Các yêu cầu theo quy chế quản lý CTYT Tỷ lệ tuân thủ (%)
Túi đựng chất thải đúng quy cách về bề dày và dung tích 66,67
Túi đựng chất thải đúng quy cách về màu sắc 30,67
Túi đựng chất thải đúng quy cách về buộc đóng gói 81,33
Hộp đựng vật sắc nhọn đúng quy cách 93,9
Thùng đựng có nắp đậy 58,33
Thùng đựng có ghi nhãn 66,67
Hộp đựng vật sắc nhọn đúng quy cách 93,9

[Nguồn: Số liệu thống kê trung bình của Sở y tế từ kết quả
khảo sát 74 bệnh viện Hà Nội năm 2009-2010]


Bảng 1.2 : Thực trạng các trang thiết bị thu gom lưu giữ CTR y tế
tại một số thành phố [9]
Loại
đô thị
Thành
phố
Số
lượng
đơn vị
trả lời

phiếu
điều
tra
Dụng cụ thu gom tại
chỗ
Lưu trữ chất thải
Xe
tay
Thùng

bánh
xe
Khác

điều
hòa và
thông
gió
Không
có điều
hòa và
thông
gió
Phòng
chung
Không
có khu
lưu trữ
Đô thị
loại

đặc
biệt
Hà nội 61 32 25 15 24 13 15 9
TP. HCM 51 30 27 7 38 11 1 1
Đô thị
loại II
Đà nẵng
20
9
5
6
2
13
2
3
Hải Phòng
17
2
4
11
1
3
8
5
Huế 23 1 14 0 1 5 5 12

Tổng 172 74 75 39 66 45 31 30

[Nguồn: Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam – Tập 6. Nghiên
cứu về quản lý CTR ở Việt nam, JICA, tháng 5 -2011]


8
Khối lượng CTR y tế nguy hại được xử lý đạt tiêu chuẩn chiếm 68% tổng
lượng phát sinh CTR y tế nguy hại trên toàn quốc. CTR y tế xử lý không đạt chuẩn
(32%) là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng
đồng. Các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có xí nghiệp xử lý
CTR y tế nguy hại vận hành tốt, tổ chức thu gom và xử lý, tiêu hủy CTR y tế nguy
hại cho toàn bộ cơ sở y tế trên địa bàn. CTR y tế nguy hại của các tỉnh, thành phố
khác hiện được xử lý và tiêu hủy với các mức độ khác nhau: Một số địa phương như
Thái nguyên, Hải phòng, Cần Thơ đã tận dụng tốt lò đốt trang bị cho cụm bệnh
viện, chủ động chuyển giao lò đốt cho công ty môi trường đô thị tổ chức vận hành
và thu gom xử lý CTR y tế nguy hại cho toàn tỉnh, thành phố; Nghệ An có lò đốt đặt
tại bệnh viện tỉnh xử lý CTR y tế nguy hại cho các bệnh viện khác thuộc địa bàn
thành phố, thị xã.
Một số thành phố lớn đã bố trí lò đốt CTR y tế nguy hại tập trung tại khu xử
lý chung của thành phố. Tỷ lệ lò đốt CTR y tế phân tán được vận hành tốt chỉ chiếm
khoảng xấp xỉ 50% số lò được trang bị, có vùng chỉ đạt 20%. Nếu xét mức độ xử lý
của các cơ sở y tế theo tuyến trung ương và địa phương, các sở trực thuộc Bộ y tế
có mức độ đầu tư xử lý CTR y tế nguy hại cao hơn hẳn các cơ sở tuyến địa phương.
Bên cạnh lí do về công nghệ và trình độ quản lý, thì thiếu kinh phí vận hành là yếu
tố quan trọng dẫn đến các lò đốt hoạt động phân tán không hiệu quả.
- Công tác xử lý CTR y tế nguy hại tại 7 vùng trong cả nước:
+ Vùng đồng bằng sông Hồng có 244 cơ sở khám chữa bệnh cấp địa phương
trong đó có 98 cơ sở có trang bị lò đốt CTR y tế chiếm 40%, số lò đốt còn hoạt
động tốt là 63 (chiếm 64%). Đối với các cơ sở y tế chưa được trang bị lò đốt, hoặc
lò đốt không hoạt động, CTR y tế nguy hại xử lý tập trung tại khu xử lý CTR chung.
Có 8/11 tỉnh của vùng đã bố trí xử lý CTR y tế tại khu xử lý CTR chung, số cơ sở y
tế cấp địa phương xử lý tại khu xử lý tập trung chiếm 65%. Tại 3 tỉnh Bắc Ninh, Hà
Nam và Vĩnh Phúc 100% CTR y tế xử lý phân tán tại các bệnh viện.
+ Vùng Đông Bắc và Tây Bắc Bộ có 209 cơ sở khám chữa bệnh cấp địa

phương, 93 cơ sở có trang bị lò đốt CTR y tế (chiếm hơn 44%), số lò đốt còn hoạt

9
động tốt là 42 (chiếm trên 45%). Có 9/15 tỉnh của vùng đã bố trí xử lý CTR y tế tại
khu xử lý CTR chung của tỉnh và thành phố. Chỉ có 31 cơ sở y tế xử lý tại các khu
xử lý CTR chung, tương đương gần 15%. Một số tỉnh đã có khu vực xử lý CTR y tế
chung nhưng rất ít cơ sở vận chuyển đến như Cao Bằng, Bắc Cạn… phần lớn CTR
y tế ở các tỉnh như Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La… được xử lý tại chỗ,
không đạt yêu cầu.
+ Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung có 236 cơ sở khám chữa
bệnh cấp địa phương. Trong đó 168 cơ sở có trang bị lò đốt CTR y tế (chiếm 50%),
số lò đốt còn hoạt động tốt là 79 (chiếm 47%). Có 12/14 tỉnh đã bố trí xử lý CTR y
tế tại khu xử lý CTR chung của tỉnh; 47% số cơ sở y tế xử lý tại khu xử lý CTR tập
trung. Đối với bệnh viện tuyến Trung ương tập trung tại Đà Nẵng thì 100% CTR y
tế nguy hại được đưa về lò đốt CTR tại khu xử lý Khánh Sơn.
+ Vùng Đông Nam Bộ có 34/100 cơ sở khám chữa bệnh cấp địa phương có
trang bị lò đốt CTR y tế (chiếm 34%), trong đó có 7 lò đốt hoạt động tốt (20%). Tại
TP Hồ Chí Minh 100% CTR y tế nguy hại được đưa về lò đốt CTR của thành phố
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 110/164 cơ sở khám bệnh cấp địa
phương (chiếm 67%) số lò đốt hoạt động tốt là 64 lò (chiếm 58%). Có 10/13 tỉnh đã
bố trí xử lý CTR y tế tại khu xử lý CTR chung của tỉnh và thành phố. Với 74 cơ sở
(45%) số cơ sở xử lý tại khu xử lý CTR tập trung. [6]
Đến năm 2006, hơn 500 lò đốt đã được lắp đặt tại các cơ sở y tế tại Việt
Nam, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, trong số đó có tới hơn 33%
số lò không được hoạt động do nhiều lí do khác nhau.
- Công nghệ xử lý CTR y tế nguy hại ở các thành phố lớn:
+ Tại Hà Nội sử dụng lò đốt chất thải y tế DEL – MONEGO công suất 200kg/h
ở Cầu Diễn do Công ty TNHH Nhà nước một thành viên môi trường đô thị
(URENCO) quản lý để xử lý chất thải y tế trong địa bàn Hà Nội
+ Tại Đà Nẵng, sử dụng lò đốt HOVAL công suất 200kg/h ở khu xử lý chất thải

rắn Khánh Sơn do Công ty môi trường đô thị quản lý để xử lý chất thải y tế trong
địa bàn thành phố (CITENCO).

10
+ Tại TP. Hồ Chí minh, sử dụng hai lò đốt HOVAL công suất 150kg/h và
300kg/h đặt tại Nhà máy xử lý chất thải rắn y tế và công nghiệp do Công ty môi
trường thành phố quản lý để xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế trong và
ngoài thành phố. [nguồn: Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường, TCMT,
2010].
Hiện có hai loại công nghệ thân thiện với môi trường được lựa chọn thay thế các
lò đốt chất thải y tế là công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm (autoclave) và công nghệ
có sử dụng vi sóng. Trong đó, công nghệ sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa
là loại công nghệ tiên tiến nhất hiện nay bởi có hiệu quả khử tiệt khuẩn cao và thời
gian xử lý nhanh, hiện đang được áp dụng tại Trung tâm y tế Viesovpetro Vũng Tàu.
Định hướng trong tương lai sẽ hạn chế việc sử dụng các lò đốt để xử lý chất thải y
tế nguy hại, từng bước thay thế chúng bằng các thiết bị sử dụng công nghệ khử
khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng hoặc các phương pháp tiên tiến khác.
Nhìn chung các lò đốt CTR y tế nguy hại còn nhiều hạn chế, tập trung vào các
vấn đề sau: Chi phí đầu tư, hiệu suất vận hành, chi phí xử lý khí thải lớn. Gía nhiên
liệu quá cao dẫn đến nhiều cơ sở không đốt hoặc đốt không đảm bảo. Thiếu phân
tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất đốt và chất thải (khí, tro, nước thải từ
bồn ngưng tụ xử lý khí). Hơn nữa, do chất đốt thường được sử dụng là dầu diezel
nên rất khó đảm bảo đủ và đúng yêu cầu nhiệt độ khi vận hành (nhiệt trị của dầu
thấp, và bắt buộc phải lưu thông khí khi đốt). Nếu phân loại rác không đúng sẽ gây
tốn kém khi đốt các rác thường, không kiểm soát được khí thải lò đốt dẫn đến phí
xử lý khí thải lớn. [1]
1.2.2.2. Một số biện pháp và công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
Công nghệ xử lý và tiêu hủy [12]
Có rất nhiều biện pháp và công nghệ xử lý CTRYTNH. Những công nghệ và
giải pháp chủ yếu là:

Công nghệ thiêu đốt: Sử dụng năng lượng từ các nhiên liệu để đốt rác. Có thể xử
lý được nhiều loại rác đặc biệt là chất thải lâm sàng. Phương pháp này làm giảm
thiểu tối đa số lượng và khối lượng rác, đồng thời tiêu diệt hoàn toàn các mầm bệnh

11
trong rác. Phương pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá cao, chi phí vận
hành, chi phí bảo dưỡng tương đối tốn kém.
Công nghệ khử khuẩn hóa học: Sử dụng một số hóa chất khử trùng để tiêu diệt
các vi sinh vật trong đó có mầm bệnh làm cho rác được an toàn về mặt vi sinh vật.
Hóa chất thường được hay sử dụng như formaldehyde, ethylen oxide (CH
2
OCH
2
),
sodium hypoclorite (NaOCl), chrorine dioxide (ClO
2
). Phương pháp này chi phí đầu
tư ban đầu thấp hơn, chi phí vận hành đắt tùy thuộc vào loại hóa chất, một số ô
nhiễm thứ cấp có thể gặp từ các hóa chất dư. Chi phí xử lý rác y tế ở các nước công
nghiệp khoảng 100-120USD/tấn.
Công nghệ xử lý nhiệt khô và hơi nước: sử dụng nhiệt ẩm hoặc hấp khô để diệt
khuẩn ở nhiệt độ 121-160
0
C. Hầu hết các mầm bệnh bị tiêu diệt ở nhiệt độ này. Ưu
điểm của phương pháp này là có thể áp dụng được với các trường hợp có số lượng
chất thải nhỏ, nhược điểm là hiệu quả kém trong việc làm giảm thiểu cả về khối
lượng và trọng lượng.
Công nghệ vi sóng: công nghệ vi sóng để xử lý CTRYTNH là một công nghệ
mới, hiệu quả. Các thiết bị hiện đại có thể xử lý được 250kg/giờ tương đương
khoảng 3000 tấn/năm. Lò vi sóng loại này thường sử dụng nguồn phát bức xạ sóng

điện từ siêu cao tần có tần số 2450 MHz, bước sóng khoảng 12,24cm. Chi phí đầu
tư ban đầu tương đối đắt nhưng xử lý bằng phương pháp này nhiều vật liệu có thể
tái sử dụng làm nguyên liệu để đưa vào kinh tế.
Công nghệ chôn lấp: Phương pháp này có chi phí đầu tư ban đầu thấp, chi
phí vận hành rẻ nhưng chỉ nên thực hiện khi các nhà chức trách quản lý về môi
trường cho phép và có điều kiện tự nhiên phù hợp như diện tích rộng, đặc điểm thổ
nhưỡng và đặc điểm nguồn nước ngầm xa khu dân cư…
Nhốt chất thải: quá trình nhốt các chất thải với chất cố định xi măng, vôi.
Thông thường người ta trộn hỗn hợp với rác y tế nguy hại 65%, xi măng 15%, nước
5 %. Hỗn hợp này được nén thành khối.
Công nghệ phù hợp
Xử lý và tiêu hủy CTRYTNH tuy có nhiều biện pháp và công nghệ như đã
nêu ở trên, tuy nhiên không có một công nghệ nào giải quyết được toàn bộ các khía

12
cạnh như mong muốn kể cả công nghệ đốt rác hiện đại. Để hướng tới một môi
trường lành mạnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, CTRYTNH phải được xử lý, tuy
nhiên sự lựa chọn cuối cùng về công nghệ, phương pháp sẽ phải được cân nhắc thận
trọng. Sự thận trọng nói trên dựa vào rất nhiều yếu tố cũng như điều kiện cụ thể của
mỗi khu vực. Các yếu tố tác động đến sự quyết định bao gồm:
- Hiệu quả khử trùng làm cho CTRYTNH trở thành vô hại
- Những cân nhắc về môi trường và sức khỏe
- Sự giảm thiểu về khối lượng và trọng lượng
- Cân nhắc tới khía cạnh an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp
- Tổng khối lượng chất thải cần xử lý và tiêu hủy trên tổng khả năng xử lý của
thiết bị
- Nhóm loại chất thải để xử lý và tiêu hủy
- Nhu cầu cơ sở hạ tầng
- Lựa chọn xử lý của địa phương khu vực và công nghệ
- Lựa chọn khả năng tiêu hủy cuối cùng trong chu trình

- Nhu cầu đào tạo nhân lực cho vận hành
- Cân nhắc về khía cạnh vận hành và bảo trì hệ thống
- Mặt bằng, thổ nhưỡng khu vực xử lý tiêu hủy
- Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành
- Sự chấp nhận của cộng đồng
- Yêu cầu về các quy định, luật lệ chung của khu vực
Trong điều kiện Việt Nam, tùy điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, điều kiện
cụ thể của cơ sở y tế mà lựa chọn công nghệ cho thích hợp hay còn gọi là công nghệ
phù hợp. Như vậy đối với các bệnh viện trung ương, bệnh viện đa khoa tại các khu
đô thị dân cư đông đúc phải lựa chọn công nghệ khác hơn, yêu cầu cao hơn so với
các bệnh viện huyện, cơ sở y tế tuyến huyện, xã.
Công nghệ phù hợp vẫn phải bảo đảm xử lý được CTRYTNH nhưng đáp ứng
thực tiễn đời sống xã hội, kinh tế, môi trường… Công nghệ phù hợp thỏa mãn:
- Phù hợp về điều kiện kỹ thuật thiết bị

13
- Phù hợp với trình độ vận hành và bảo dưỡng
- Phù hợp về khả năng kinh tế
- Phù hợp với phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên của địa phương
1.2.2.3. Các mô hình xử lý chất thải rắn y tế hiện nay ở Việt nam
a. Mô hình xử lý tập trung
Mô hình này được áp dụng cho các bệnh viện nằm trên địa bàn Hà Nội (20 bệnh
viện), TP Hồ Chí Minh, chiếm 64%. Mô hình thu gom và xử lý tập trung tại Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh (do URENCO và CITENCO quản lý) phát huy hiệu quả, tiết
kiệm chi phí đầu tư và vận hành, giảm ô nhiễm môi trường do đã trang bị thiết bị
làm sạch khí thải lò đốt [11].
Tại một số tỉnh/ thành phố lớn khác như Thái Nguyên, Quảng Nam, Đà Nẵng,
Phú Yên, Đồng Nai cũng áp dụng mô hình xử lý tập trung nhưng với quy mô nhỏ.
Các bệnh viện này hợp đồng với công ty môi trường đô thị trên địa bàn về việc thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế [13][10]

Tuy nhiên, với số lượng phát sinh chất thải nói chung và chất thải rắn y tế nói
riêng ngày càng gia tăng, công suất của các lò đốt tập trung này có đáp ứng đủ yêu
cầu không là vấn đề còn được xem xét.
Ở mô hình này, vai trò của các bên liên quan như sau:
- Các BV, cơ sở y tế là khách hàng, và nhà cung cấp dịch vụ là Công ty môi
trường đô thị. Ví dụ, tại Hà Nội, Các BV, cơ sở y tế có trách nhiệm thu gom phân
loại, và vận chuyển về nơi tập trung trung gian của bệnh viện. Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên URENCO là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND
thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển từ nơi tập trung trung gian,
sau đó đưa về lò đốt chất thải y tế. URENCO thường xuyên cử người đi kiểm tra,
giám sát việc thu gom rác thải tại các bệnh viện. Các bệnh viện cũng có một kho tập
kết rác thải nguy hại trước khi bàn giao cho Công ty, quy trình thu gom rác hoàn
toàn do phía bệnh viện đảm nhiệm.


14
b. Mô hình xử lý theo cụm
Tại thành phố Nam Định, dịch vụ vệ sinh môi trường do công ty môi trường đô
thị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt. Từ tháng 2 năm 2002 khi lò
đốt chất thải bệnh viện nguy hại được bàn giao đưa vào sử dụng tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Nam Định, Sở Y tế đã giao cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định thành
lập đội thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại y tế cho các bệnh viện trên địa
bàn thành phố Nam Định và chịu trách nhiệm vận hành lò đốt chất thải y tế nguy
hại. Chất thải rắn bệnh viện được phân loại ngay từ nguồn do nhân viên bệnh viện
thực hiện và quản lý. Theo tính chất của từng loại chất thải, chúng được chứa trong
các túi nhựa có màu sắc khác nhau, hoặc trong các vỏ hộp các tông, hộp nhựa. Sau
đó được đựng trong các thùng chứa chuyên dùng, để ở khu vực tập kết của bệnh
viện. Còn các bệnh viện khác trong khu vực chịu trách nhiệm phân loại thu gom và
vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại tới lò đốt và trả chi phí tiêu hủy chất thải rắn
y tế nguy hại. [12]

c. Mô hình xử lý tại chỗ
Hiện nay, tỉnh Nghệ An đang áp dụng đồng thời 2 mô hình xử lý CTRYT
nguy hại cho các bệnh viện: mô hình xử lý tại chỗ và mô hình xử lý theo cụm cơ sở
y tế. Trên địa bàn tỉnh có 18 công trình xử lý CTYT, tất cả đều đặt trong khuôn viên
của các bệnh viện, đã được cấp giấy phép hành nghề xử lý CTNH. Trên địa bàn tỉnh
Nghệ An chưa có công ty môi trường đô thị hay công ty tư nhân nào tham gia xử lý
CTRYT nguy hại.
- Mô hình xử lý tại chỗ:
Hiện có 17 bệnh viện đang có công trình xử lý CTRYT tại chỗ là Kỳ Sơn,
Tương Dương, Anh Sơn, Thanh Chương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân
Kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên,
Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò và thành phố Vinh. Hiện nay, tất cả các bệnh viện tuyến
huyện đã có hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại, sử dụng công nghệ đốt, chủ
yếu là lò đốt 2 buồng.

15
Năm 2007 Bệnh viện Lao và bệnh Phổi được lắp đặt lò đốt hiệu VHI - 18B
do viện Khoa học Công nghệ và Môi trường sản xuất, công suất 20kg/giờ. Lò đốt
hoạt động từ năm 2008 đến nay thiết bị đã xuống cấp, hư hỏng nặng do phải đốt
thêm phần rác thải cho một số bệnh viện khác trong tỉnh khi Lò đốt HoVal tại Bệnh
viện HNĐK tỉnh hư hỏng bảo dưỡng. Tình trạng mùi khét, khói đen thải ra từ lò đốt
gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Qua kết quả quan trắc khí thải lò đốt ngày
30/7/2012 của công ty TNHH 1 TV kỹ thuật TN&MT không đạt tiêu chuẩn quy
định.
- Mô hình xử lý theo cụm:
Có 1 cơ sở áp dụng mô hình xử lý chất thải rắn y tế theo cụm là BVĐK tỉnh
Nghệ An.
Công trình xử lý CTRYT của BVĐK tỉnh Nghệ An xử lý CTRYT cho các cơ
sở y tế ở khu vực thành phố Vinh gồm: Bệnh viện Hữu nghị ĐK tỉnh, Bệnh viện Y
học cổ truyền, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh

viện Nội Tiết, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Cửa Đông, Bệnh viện Đông Âu, Bệnh
viện 115, Bệnh viện Thái An, Bệnh viện Thành An, Bệnh viện Mắt Sài Gòn, Trung
tâm YTDP tỉnh, Trung tâm CSSKSS, Bệnh viện Giao thông. Đây là lò đốt 2 buồng
HoVal - Áo, được lắp đặt năm 2001 và đưa vào sử dụng từ năm 2002. Công suất
của lò là 450 - 500 kg/24giờ. Do phải hoạt động quá tải và thời gian sử dụng đã 10
năm đến nay lò đốt đã xuống cấp, các thiết bị đã bị han gỉ, hỏng thường xuyên phải
sửa chữa. Nhiệt độ của buồng đốt chỉ đạt 500 – 600
o
C. Trong quá trình đốt thải ra
khói đen, làm ảnh hưởng đến nhân viên, bệnh nhân và dân cư xung quanh. Một số
chỉ tiêu trong khí thải của lò đốt vượt quá tiêu chuẩn cho phép như SO2 vượt 3,4
lần, NOx vượt 1,48 lần, CO vượt 7,14 lần so với QCVN 02:2008. Lò đốt tiêu thụ
nhiều dầu, chi phí xử lý chất thải rất tốn kém.
Nhờ có phối hợp cả 2 mô hình xử lý, CTRNH của tất cả bệnh viện đều được
xử lý. Các loại CTRYT được thiêu đốt bao gồm các loại chất thải lây nhiễm (sắc
nhọn, chất thải dính máu và dịch cơ thể, mô cơ quan) và một lượng nhỏ hóa chất.
Tuy nhiên, trách nhiệm tiêu hủy cuối cùng lại không được các bên quan tâm. Mặc

16
dù tro của lò đốt được coi như CTNH nhưng việc tiêu hủy sau cùng loại chất thải
này chưa được kiểm soát. Các bệnh viện chôn lấp tro trong khuôn viên bệnh viện
theo phương thức không an toàn.
Các chất thải được phép tái chế như nhựa không lây nhiễm hay nhựa được
khử trùng cho hết lây nhiễm thường được các cơ sở y tế bán cho cơ sở thu mua tái
chế. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có cơ sở thu mua tái chế có tư cách
pháp nhân như quy định.
Vai trò quản lí và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: có trách nhiệm tổ chức thẩm định các báo
cáo đánh giá tác động môi trường của những dự án đầu tư có phát sinh CTYT nguy
hại; cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTYT nguy hại cho các bệnh viện;

cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép quản lý CTNH đối với chủ vận
chuyển và chủ xử lý, tiêu huỷ CTYT nguy hại; tổ chức kiểm tra, tranh tra công tác
bảo vệ môi trường và quản lý CTYT nguy hại của các cơ sở y tế; phát hiện và xử lý
các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý CTYT; hàng năm tiến hành
thống kê tổng lượng CTYT nguy hại bởi các cơ sở y tế đã đăng ký chủ nguồn thải
và đánh giá tình hình quản lý CTYT nguy hại để báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài
nguyên và môi trường.
- Sở Y tế: Có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cơ
sở y tế trong tỉnh. Tuy nhiên, chế độ báo cáo định kỳ về quản lý chất thải nguy hại
chưa hình thành trong ngành y tế. Số liệu về thực trạng quản lý chất thải y tế chỉ
được cập nhật thông qua hoạt động kiểm tra bệnh viện hàng năm hay một số đợt
thanh tra cơ sở y tế đột xuất.
- Sở Xây dựng: quy hoạch, thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp chất thải hợp vệ
sinh; quy hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý các hệ thống cấp, thoát
nước, xử lý nước thải đô thị; thẩm định thiết kế và cấp phép xây dựng các công
trình y tế phải đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải y tế.
- Sở Tài chính: chịu trách nhiệm bảo đảm ngân sách đã được duyệt cho công
tác quản lý chất thải y tế.

17
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xem xét các kế hoạch, dự án về
quản lý chất thải y tế, đảm bảo kế hoạch đầu tư cho các công trình, dự án đã được
xét duyệt.
- Sở Khoa học Công nghệ tham gia tư vấn khoa học công nghệ trong lĩnh
vực quản lý chất thải y tế.
- Cảnh sát môi trường: phát hiện các sai phạm và xử phạt các vi phạm hành
chính hoặc điều tra khởi tố nếu có dấu hiệu tội phạm về môi trường.
Quản lý chất thải y tế liên quan đến nhiều Sở nhưng hiện tại chưa có cơ chế
phối kết hợp giữa các Sở/ngành trong tỉnh trong hoạt động quản lý chất thải y tế.
Chưa có hội đồng/tổ công tác liên ngành được thành lập để tháo gỡ những khó khăn

trong quản lý chất thải y tế như việc phối hợp tiêu hủy chất thải hóa học và bùn
thải[15].
- Hình thức khác:
Hiện nay, tại một số cơ sở y tế vẫn sử dụng tạm thời biện pháp thiêu đốt chất
thải y tế nguy hại ngoài trời hoặc chôn lấp chất thải y tế nguy hại ở bãi chôn lấp
chất thải chung của địa phương như bệnh viện Phong – da liễu ở Quỳnh Lập.
1.2.2.4. Các văn bản pháp lý có liên quan đến QLCTYT
a. Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban
hành Quy chế quản lý chất thải y tế
b. Quyết định số 1067/QĐ-BYT ngày 12/5/2009 của Bộ Y tế về việc ban
hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực
hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về bảo vệ môi trường trong thời
kì đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước” của ngành Y tế.
c. Quyết định số 1873/QĐ-BYT ngày 28/5/2009 của Bộ Y tế về việc ban
hành Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009-2015.
d. Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án tổng thể xử lý CTR y tế nguy hại giai đoạn 2011 đến 2015
và định hướng đến năm 2020.


18


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi địa bàn hành chính của thành phố
Bắc Giang - tỉnh Bắc Giang, trong đó tập trung vào các cơ sở y tế công lập và ngoài
công lập.

Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Bắc
Giang, nằm ở tọa độ 21009’ - 21015’ vĩ độ bắc và 106007’ - 106020’ kinh độ đông;
phía Bắc giáp huyện Tân Yên; phía Đông giáp huyện Lạng Giang; phía Nam giáp
huyện Yên Dũng; phía Tây giáp huyện Việt Yên; diện tích tự nhiên 66,64 km2, gồm
16 đơn vị hành chính (10 phường, 6 xã); dân số 148.172 nhân khẩu, trong đó khu
vực thành thị 70.019, khu vực nông thôn 78.153 (số liệu Tổng điều tra Dân số và
nhà ở năm 2011) và nhiều các cơ quan Trung ương, quân đội, các cơ quan của tỉnh,
doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Đặc trưng khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 4 - 10, mùa khô từ tháng 11- 3. Nhiệt độ trung bình năm dao
động từ 23,2
0
C - 23,8
0
C. Độ ẩm trung bình từ 83 - 84%. Tổng lượng mưa trung
bình hàng năm khoảng 1.400 - 1.730mm. Nhìn chung, các điều kiện tự nhiên của
thành phố Bắc Giang thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như
lâu dài.
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc,
ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch (đường bộ, đường sắt liên vận
quốc tế) nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng
Đăng; ở vào vị trí đầu mối giao thông cấp liên vùng quan trọng: nằm cận kề vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ 1A cũ và mới,
31, 37, tỉnh lộ 398; các tuyến đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Kép - Hạ

19
Long, Hà Nội - Kép - Thái Nguyên chạy qua; có tuyến đường sông nối thành phố
với các trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch lớn như Phả Lại, Côn Sơn -
Kiếp Bạc, Yên Tử, Hải Phòng; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội
Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng và các cửa khẩu

quốc tế trên biên giới Lạng Sơn.
Thành phố Bắc Giang trước kia và nay được biết đến với vai trò là một trong
những trung tâm lớn của vùng về công nghiệp đạm - hoá chất, công nghiệp may
mặc, đồng thời là trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc cho
miền Bắc, cũng như là nơi tập kết các sản phẩm nội địa xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc. Thành phố có 02 làng nghề truyền thống, một số cụm công nghiệp vừa
và nhỏ gắn với hệ thống các khu, cụm công nghiệp lớn của tỉnh liền kề thành phố
như: Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng đó những
thuận lợi cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội và đô thị.
Mạng lưới y tế ngày được mở rộng với hệ thống các Bệnh viện, trạm chuyên
khoa tuyến tỉnh và hàng trăm cơ sở khám chữa bệnh hành nghề y dược tư nhân, 845
giường bệnh, hơn 1.000 y, bác sỹ; hệ thống y tế cơ sở được chuẩn hóa, 10/11
phường, xã đạt “chuẩn Quốc gia về y tế xã” đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khoẻ
cho nhân dân. [19]
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
- Chất thải rắn y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Bắc
Giang.
- Trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển, lưu trữ và các giải pháp
xử lí chất thải rắn y tế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập và phân tích tổng quan tài liệu
Phương pháp thu thập và phân tích tổng quan tài liệu nhằm tìm ra các vấn đề
cơ bản về chất thải rắn y tế.
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn

20
Nghiên cứu được tiến hành bằng biện pháp khảo sát thực địa: quan sát và
phỏng vấn trực tiếp những người làm công tác vệ sinh, xử lý và tiêu hủy chất thải;
từ đó đánh giá hiện trạng công tác phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải ở
từng cơ sở y tế trên địa bàn

Các phiếu điều tra được phát cho các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Bắc
Giang để thu thập các dữ liệu cơ bản ban đầu, sau đó tiến hành khảo sát chi tiết và
cụ thể tại từng cơ sở. Nội dung các câu hỏi trong phiếu điều tra phục vụ cho việc
thu thập thông tin cho nhóm thông tin sau:
- Nhóm thông tin liên quan đến tổ chức của cơ sở y tế và số liệu khám chữa
bệnh của từng cơ sở y tế: Đó là thông tin về số giường bệnh, số bác sỹ, y tá, điều
dưỡng viên, kỹ thuật viên; số người làm công tác vệ sinh môi trường, số bệnh nhân
nội trú, ngoại trú.
- Nhóm thông tin về khối lượng từng nhóm chất thải theo phân loại.
- Nhóm thông tin về việc thực hiện Quy chế quản lý chất thải y tế ngày 30
tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế; nhóm thông tin này tâp trung vào công
tác phân loại, thu gom, lưu giữ và phương pháp xử lý chất thải y tế.
a. Kỹ thuật chọn mẫu
* Cỡ mẫu
Nghiên cứu được tiến hành trên 65 nhân viên y tế tại các bệnh viện, phòng
khám trên địa bàn thành phố Bắc Giang
* Tiêu chí chọn mẫu
– Tiêu chí đưa vào: các nhân viên y tế bao gồm cả nhân viên hành chính, hộ
lý và lao công, nhân viên vệ sinh tại các cơ sở y tế tư nhân.
– Tiêu chí loại trừ: bảo vệ, nhân viên căng tin, những nhân viên vắng mặt tại
buổi khảo sát, người từ chối phỏng vấn và người ngừng cuộc phỏng vấn giữa
chừng.
b. Thu thập số liệu
– Ngày thu thập: Từ ngày 15 – 28/07/2014
– Phương pháp thu thập: Phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi.

21
– Công cụ: Bộ câu hỏi đã được soạn sẵn.
– Quản lí dữ liệu: Đánh số thứ tự các phiếu điều tra ngay sau khi thu thập.
Sau đó kiểm tra số lượng các phiếu đạt yêu cầu phù hợp với số lượng nhân viên y tế

mà trước đó các trưởng khoa phòng đã báo cáo để kiểm soát số lượng của các phiếu
đã được thu thập
2.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường
Phương pháp đánh giá nhanh môi trường là phương pháp thu thập thông tin
về hiện trạng môi trường dựa trên cơ sở quan sát, phỏng vấn, tính toán, định lượng
trong trường hợp cần thiết.
Một số kỹ thuật đánh giá nhanh đã được sử dụng trong luận văn này:
- Tổng kết số liệu thứ cấp: Những số liệu này được thu thập ở các ban ngành
địa phương…
- Quan sát thực địa: khảo sát thực tế, những người làm công tác vệ sinh, xử
lý và tiêu hủy chất thải; từ đó đánh giá hiện trạng…
2.2.4. Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo nhằm dự báo khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát
sinh.
* Cơ sở dự báo:
Khối lượng CTR y tế nguy hại phụ thuộc vào quy mô giường bệnh, mức độ
phát triển của hệ thống y tế, chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại. Theo
phương pháp Hệ số ô nhiễm, khối lượng CTR y tế nguy hại phát sinh được dự báo
theo công thức sau:
W
YTNH
= W
YTNH
x N
Trong đó:
W
YTNH
: Khối lượng CTR y tế nguy hại phát sinh (kg/ngày)
W
YTNH

: Chỉ tiêu phát sinh CTR y tế nguy hại (kg/giường bệnh/ngày)
N - Quy mô giường bệnh thời điểm dự báo (giường)


×