Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Phân tích, so sánh cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA ĐỊA LÝ

Nguyễn Duy Khánh

PHÂN TÍCH, SO SÁNH CẤU TRÚC HỆ SINH THÁI
CẢNH QUAN XÃ ĐỒNG RUI, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH
QUẢNG NINH

Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy
Ngành: Địa Lý Tự Nhiên
(Chương trình đào tạo chuẩn)
Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Quang Anh
TS Nguyễn Thị Thúy Hằng

Hà Nội – 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Phạm
Quang Anh và TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình
viết khóa luận tốt nghiệp.


Em xin cám ơn GS.TS Nguyễn Cao Huần và NCS Dư Vũ Việt Quân đã tận tình
giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình thực tập và làm khóa luận này.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Địa lý, trường Đại học Khoa
Học Tự Nhiên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức
được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa
luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn UBND xã Đồng Rui – huyện Tiên Yên – tỉnh Quảng


Ninh đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại địa phương.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 6 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Duy khánh


Mục Lục

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình các tháng qua các năm ......................................24
Bảng 2.2 Lượng mưa trung bình các tháng qua các năm .................................25
Bảng 2.3. Bộ chìa khóa giải đoán ảnh vệ tinh xã Đồng Rui. ............................30
Bảng 2.4. Tình hình dân số xã Đồng Rui năm 2015 ........................................39
Bảng 2.5: Bảng cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế xã Đồng Rui 2015...40
Bảng 2.6: Bảng cơ cấu lao động trong các hoạt động kinh tế xã Đồng Rui 2015 . .40
Bảng 3.1. Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực xã Đồng Rui tỉ lệ 1:10000.. 44
Bảng 3.1. Chú giải bản đồ cảnh quan xã Đồng Rui..........................................47
Bảng 3.2.. Bảng so sánh đặc điểm, tính chất, định lượng của một số
cấu trúc cảnh quan xã Đồng Rui........................................................................50


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ các bước nghiên cứu.....................................................................3

Hình 1.2. Sơ đồ biểu diễn mối liên quan giữa thành phần trong cấu trúc của lớp
vỏ trái đất (1829). ...............................................................................................13
Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc hệ sinh thái kinh điển (Tansley, 1935). .......................13
Hình 1.4. Các thành phần của đơn vị sinh địa quần lạc và sự tác động qua lại
giữa chúng (Xukachev, 1945). ............................................................................13
Hình 1.5 Sơ đồ cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan hoàn chỉnh ..............................14
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu. .....................................................22
Hình 2.2 Bản đồ địa mạo xã Đồng Rui ..............................................................23
Hình 2.3 Bản đồ thổ nhưỡng xã Đồng Rui .........................................................29
Hình 2.4. Bản đồ lớp phủ thực vật khu vực Đồng Rui....................................... 33
Hình 2.5. Biều đồ cơ cấu thảm thực vật khu vực Đồng Rui năm 2015 .............34
Hình 2.6. Hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Rui năm 2015. ................................37
Hình 2.7. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Rui.
Hình 3.1. Bản đồ cảnh quan xã Đồng Rui

..................................38

.......................................................46

Hình 3.4. Lát cắt cảnh quan xã Đồng Rui, Tiên Yên, Quảng Ninh ....................53

CHỮ VIẾT TẮT

HSTCQVB: Hệ sinh thái cẩnh quan ven biển.
HSTCQ: Hệ sinh thái cảnh quan


RNM: Rừng ngập mặn
CQVB: Cảnh quan ven biển
CQ: Cảnh quan

STCQ: Sinh thái cảnh quan


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cảnh quan ven biển (CQVB) có độ nhạy cảm sinh thái cao và dễ bị tổn thương.
Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái cảnh quan ven biển đa dạng có nhiều tài nguyên
quí giá và có vai trò quan trọng.Trong những năm vừa qua dưới áp lực của hoạt động phát

triển, các giá trị kinh tế và sinh thái quan trọng của các CQVB có xu hướng giảm, xung
đột về lợi ích giữa các nhóm người sử dụng có xu hướng tăng. Không những thế,
CQVB còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố thiên nhiên và thời tiết cực đoan như
bão, sóng thần, xói lở bờ, nước biển dâng. CQVB có nguy cơ bị biến đổi mạnh mẽ
trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Do vậy. để phát triển bền vững khu vực ven
biển việc nghiên cứu cơ sở khoa học cho sử dụng khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường khu vực này là nhiệm vụ rất cấp thiết.
Cảnh quan (CQ) học là bộ môn khoa học có tính tổng hợp cao nghiên cứu mối
quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau của các hợp phần tự nhiên cấu thành nên các quyển Trái
đất. Kết quả nghiên cứu cảnh quan. Kết quả nghiên cứu cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan
là cơ sở để giải quyết tổng thể các vấn đề lớn trong xã hội và là công cụ mạnh để các
nhà quản lý định hướng sử dụng lãnh thổ hợp lý.
Xã Đồng Rui nằm trong vùng bồi tụ ven biển của huyện Tiên Yên và chịu sự tác
động của hai cửa sông Ba Chẽ và Tiên Yên. Khu vực này là một vùng sinh thái đặc thù,
nơi xảy ra sự tương tác liên tục giữa biển và lục địa. Khu vực đất ngập nước Đồng Rui
có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái thích hợp cho phát triển rừng ngập mặn
(RNM). Hệ sinh thái RNM nơi đây được các chuyên gia và nhà khoa học đánh giá là
nơi có sự đa dạng và phong phú về sinh thái của hệ động thực vật, hiếm nơi nào có
được, nên không chỉ có tác dụng phòng hộ (chống xói lở, rửa trôi của bãi triều, chống
bão, lũ, nước dâng, triều cường...), mà còn đem lại nguồn lợi thuỷ, hải sản rất lớn, phục
vụ cho đời sống của người dân xã Đồng Rui. Rừng ngập mặn Đồng Rui đã được các

chuyên gia, các nhà khoa học đánh giá là đứng thứ nhất, nhì của khu vực phía Bắc.
RNM nơi đây được hình thành từ 2 nguồn là rừng mọc tự nhiên có từ lâu đời và rừng
trồng, được phân bố, phân tầng rõ rệt bao gồm các loài cây ngập mặn mọc ở độ cao,
thấp của mặt bãi và nước thuỷ triều khác nhau, như: sú, đước, trang, vẹt, mắm, bần
chua, cóc... Là nơi trú ngụ sinh sản và phát triển của rất nhiều loại hải sản cùng các loại
sinh vật, như: Tôm, cá, nhuyễn thể, chim, cò, ong, kỳ đà, rái cá, cầy.....Ngoài những giá
trị trên RNM Đồng Rui cũng là tài nguyên du lịch sinh thái đầy tiềm năng. Sự phát
triển của HST RNM của khu vực Đồng Rui đã góp phần làm phong phú CQ của vùng
lãnh thổ ven biển Việt Nam.Tuy nhiên, dưới tác động mạnh mẽ của sức ép dân số, các
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, khai thác các nguồn lợi hải sản không kiểm soát,
xây dựng các đầm nuôi tôm không hợp lý... làm cho RNM nơi đây bị suy giảm về chất
lượng cũng như diện tích. Ngoài ra, nó còn chịu tác động mạnh của thiên nhiên như sự
di chuyển của dòng chảy tác động của sóng, gió độ mặn… Vì vậy, việc nghiên cứu cơ
sở khoa học phục vụ tổ chức khai thác sử dụng hợp lãnh thổ là vấn đề cấp thiết.

6


2.

3.
4.

5.
6.
a.

b.

7.


Với cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, sinh viên đã chọn đề tài khóa luận
“Phân tích, so sánh cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh” để tiến hành nghiên cứu.
Mục tiêu của khóa luận
Nghiên cứu quy luật cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan phục vụ khai thác sử dụng
hợp lý lãnh thổ.
Nội dung nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, các nội dung nghiên cứu cần xác định bao gồm:
Xây dựng cơ sở lý luận cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan.
Nghiên cứu các nhân tố thành tạo và đặc điểm cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan, làm rõ
tính đặc thù, sự phân hóa của các đơn vị cảnh quan khu vực Đồng Rui.
Phân tích hiện trạng khai thác hệ sinh thái cảnh quan khu vực Đồng Rui.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là hệ sinh thái cảnh quan khu vực đất ngập nước xã Đồng
Rui, Tiên Yên, Quảng Ninh. Do hạn chế về thời gian và những điều kiện khác không
cho phép. Hệ sinh thái cảnh quan trong luận văn không xét đến nhân tố động vật, vi
sinh vật.
Phạm vi không gian nghiên cứu:Toàn bộ địa bàn xã Đồng Rui huyện Tiên Yên.
Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung phân tích cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan bao
gồm cấu trúc đứng, cấu ngang của hệ sinh thái cảnh quan.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp kế thừa
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Phương pháp bản đồ, GIS, viễn thám
Phương pháp đánh giá tổng hợp
Phương pháp nghiên cứu thành phần loài và cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu đóng góp thêm dữ liệu về cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan
khu vực Đồng Rui.
Ý nghĩa thực tiễn
Tài liệu giúp cho các nhà quản lý có cơ sở trong việc hoạch định chính sách, kế
hoạch và giải pháp quản lý sử dụng hợp lý lãnh thổ.
Các bước nghiên cứu.

7


Hình 1. Sơ đồ các bước nghiên cứu
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN CẤU TRÚC HỆ SINH THÁI
CẢNH QUAN
1.1. Tổng quan tài liệu
1.1.1. Lược sử nghiên cứu sinh thái cảnh quan.
Sinh thái học cảnh quan có lịch sử lâu đời bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX tại Châu Âu và Bắc Mỹ với việc nghiên cứu và thiết kế phát triển không gian,
kế hoạch hoá sử dụng đất và kiến trúc đô thị, khu dân cư. Trong những năm 1950 1970, sinh thái cảnh quan được phát triển tại các nước Đông Âu, Canada và Úc trên cơ
sở nghiên cứu các thành phần địa lý, được ứng dụng trong việc thành lập bản đồ hệ
sinh thái, xây dựng các hệ thống CQ ở Nga. Năm 1980, khoa học này đã chính thức trở
thành một ngành khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu, phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu riêng. Năm 1982, hiệp hội sinh thái cảnh quan Quốc tế được
thành lập. Sinh thái cảnh quan được phát triển ở châu Á và châu Đại Dương từ những
năm 1990.[5] Năm 1992 Chi hội Sinh thái cảnh quan quốc tế được thành lập tại Việt
Nam. Những năm đầu thế kỷ thứ XXI, sinh thái cảnh quan phát triển mở rộng sang

8


châu Phi và Nam Mỹ với sự hỗ trợ về kinh nghiệm nghiên cứu và tài chính từ các nhà

khoa học Tây Âu và Bắc Mỹ.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu sinh thái cảnh quan trên thế giới.
Từ năm 1985 trở lại đây STCQ phát triển nhanh chóng và có tầm ảnh
hưởng đến sự phát triển KT-XH với rất nhiều các công trình nghiên cứu cả về lý
thuyết và ứng dụng trong các ngành sản xuất. Đối với lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan
và phân tích, đánh giá cảnh quan để phục vụ cho mục đích phát triển KT-XH đã có rất
nhiều công trình của các tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau. Tiêu biểu là những
công trình như: Học thuyết về cảnh quan được sáng lập ra bởi nhà bác học Nga L.S.
Berg với tiền đề là học thuyết của V.V. Dokutsaev về địa tổng thể và các đới thiên
nhiên. Năm 1913, L.S. Berg đã đưa khái niệm cảnh quan vào trong địa lí học và ông
cho rằng chính cảnh quan là đối tựợng nghiên cứu của địa lí học. Năm 1963,
Annhenxkaia và nnk đã trình bày rõ cách phân chia các đơn vị cảnh quan trong tuyển
tập “Cảnh quan học”. Năm 1967, F.N. Milkov đề cập đến các tổng thể thiên nhiên trên
trái đất với tên gọi là các “tổng thể cộng sinh” mà sau đó D.L. Armand gọi là “địa hệ”
trong công trình “Khoa học về cảnh quan”(1975). Ngoài ra còn rất nhiều các công trình
nghiên cứu có giá trị khác như A.G. Ixatxenko với nhiều công trình có giá trị: công
trình “Bản đồ cảnh quan Liên Xô, tỉ lệ 1 : 4.000.000 và vấn đề phương pháp nghiên
cứu cảnh quan” hoàn thành năm 1961. “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lí tự
nhiên” năm 1969, trong đó ông đã trình bày những cơ sở lí thuyết và các nguyên tắc cơ
bản trong phân vùng địa lí tự nhiên. Hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa cảnh quan
học với các ngành khoa học khác cũng có nhiều đại diện xuất sắc như: B.B. Polunov người sáng lập môn địa hóa học cảnh quan vào thập niên 40 của thế kỉ XX tại Liên Xô,
mà sau đó, công trình cùng tên “Địa hoá học cảnh quan” cũng được công bố bởi A.I.
Perelman. Trong cuốn sách này, A.I. Perelman đã thể hiện một phương pháp nghiên
cứu mới - nghiên cứu cảnh quan trên quan điểm địa hóa. Sau đó, tiếp tục có thêm một
hướng nghiên cứu cảnh quan khác trên quan điểm địa vật lí được biết đến qua công
trình: “Địa vật lí cảnh quan” do tập thể các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học Liên Xô công bố, do I.P. Geraximov làm chủ biên.Tiếp sau các tác giả của Nga và
Liên Xô và một số tác giả theo trường phái cảnh quan của Anh, Mĩ, Pháp, Đức với một
vài khác biệt trong hướng nghiên cứu. Đặc biệt là hướng nghiên cứu địa sinh thái cảnh
quan. Đây là sự kết hợp lí thuyết địa sinh thái với cảnh quan học mà vào năm 1973,

Gunter Haase và Raft Schmid - hai nhà cảnh quan học của Đức đã sử dụng để nghiên
cứu cảnh quan và thành lập bản đồ nông nghiệp ở Cộng hoà dân chủ Đức (cũ). Tuy
vậy, hướng nghiên cứu này lại xuất hiện trước tiên ở Pháp với đại diện tiêu biểu là G.
Bertran qua công trình “Phong cảnh địa lí tự nhiên toàn cầu”(1968). Hiện nay, ở Tây
Âu và Bắc Mỹ, sinh thái cảnh quan đang đóng vai trò là một ngành khoa học tổng hợp
liên ngành phục vụ cho quy hoạch cảnh quan. Các nghiên cứu về cấu trúc, chức năng
sinh thái cảnh quan là cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý, quy hoạch phát triển một
cách bền vững.
Tóm lại, trên thế giới nghiên cứu cảnh quan đã trở thành một ngành khoa học
phát triển và đạt được nhiều thành tựu lớn có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn.
9


Đặc biệt trong những năm gần đây khi cả nhân loại đang phải đối mặt với những vấn
đề toàn cầu thì việc ứng dụng các nghiên cứu cảnh quan lại càng có ý nghĩa quan trọng
hơn.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu sinh thái cảnh quan ở Việt Nam.
Nghiên cứu STCQ ở Việt Nam chủ yếu dựa trên nền tảng lý luận KHCQ của các
nhà địa lý Xô Viết. Tuy mới phát triển nhưng các nghiên cứu STCQ ở Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng kể với những nghiên cứu đầu tiên phải kể đến là “Địa ký tự
nhiên Việt Nam”của Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập năm 1963 là mốc đánh dấu cho sự
hình thành và phát triển của khoa học STCQ ở Việt Nam
Bắt đầu từ sau năm 1980 đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu CQ về cả vấn đề lý
luận và vận dụng vào thực tiễn các vùng, miền lãnh thổ Việt Nam.Tiêu biểu như tác
phẩm “Những yếu tố chính cấu thành cảnh quan địa hóa Việt Nam”của Nguyễn Văn
Vinh năm 1983, đã chứng tỏ sự có mặt của hướng nghiên cứu địa hóa trong cảnh quan
tại Việt Nam. Tiếp đó, tại Hội thảo về cảnh quan sinh thái (Hà Nội -1992), ông và
Nguyễn Thành Long đánh dấu sự mở đầu hướng nghiên cứu sinh thái trong cảnh quan
học Việt Nam với bài “Tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan”. Năm 1994, ông
và Huỳnh Nhung hoàn thành “Quan niệm về cảnh quan, hệ sinh thái, sự phát triển của

cảnh quan học và sinh thái học cảnh quan” - làm rõ hơn mối quan hệ giữa cảnh quan
và sinh thái học. Cùng năm này, ông và Nguyễn Văn Nhưng báo cáo về “Chu trình vật
chất, trao đổi năng lượng trong một số cảnh quan Việt Nam”- cho thấy quan điểm sinh
thái được vận dụng linh hoạt hơn trong nghiên cứu cảnh quan Việt Nam.
Cùng với hướng nghiên cứu truyền thống, Việt Nam cũng tiếp cận rất nhanh các
hướng nghiên cứu cảnh quan có ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin. Tiêu biểu
như công trình “Nghiên cứu cảnh quan Tây Nguyên trên cơ sở ảnh vệ tinh Landsat”
của Nguyễn Thành Long năm 1987; Phạm Hoàng Hải và nnk với công trình “Xây dựng
bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Thanh Hoá tỉ lệ 1 : 200.000 trên cơ sở sử dụng các tư
liệu viễn thám” năm 1990; Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn Cẩm Vân với “Thành lập bản
đồ cảnh quan đồng bằng Nam Bộ tỉ lệ 1 : 250.000 bằng tư liệu viễn thám”năm 1992.
Nguyễn Thế Thôn năm 2000 với nghiên cứu “về lý thuyết cảnh quan sinh thái”, năm
2001 đưa ra “Nguyên tắc và phương pháp thiết kế mô hình kinh tế - môi trường trên cơ
sở lý thuyết cảnh quan sinh thái và cảnh quan sinh thái ứng dụng”. Hướng nghiên cứu,
đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển bền vững lãnh thổ đang trở thành một
hướng nghiên cứu được quan tâm đến rất nhiều hiện nay, mà tiêu biểu là các công trình
của Phạm Hoàng Hải: năm 1988, với công trình “Vấn đề lí luận và phương pháp đánh
giá tổng hợp tự nhiên cho mục đích sử dụng lãnh thổ - ví dụ vùng Đông Nam Bộ”. Năm
1990, trong Chương trình 48B, ông cùng Nguyễn Trọng Tiến và nnk đã tiến hành
“Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên dải ven biển Việt Nam
cho phát triển sản xuất nông - lâm. Trong giai đoạn này còn có rất nhiều công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cảnh quan như Nguyễn Cao
Huần và Trần Anh Tuấn với “Phân loại cảnh quan nhân sinh Việt Nam” (2000), Phạm
Quang Anh, Trương Quang Hải với “Phân kiểu cảnh quan Miền Nam Việt Nam”
(1991) và “nghiên cứu và xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên
10


thiên nhiên và phát triển bền vững núi đá vôi Ninh Bình” (2008), Phạm Thế Vĩnh
(2002) với nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven biển đồng bằng sông Hồng ... và còn

rất nhiều các nghiên cứu khác nhau về STCQ trên các vùng miền đất nước của nhiều
tác giả khác. Sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của khoa học nghiên cứu STCQ
càng ngày càng thể hiện được tầm ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển KT-XH trên
các vùng miền lãnh thổ. Nó là cơ sở ban đầu không thể thiếu cho mỗi hoạt động quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội gắnvới bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
1.1.4. Hướng nghiên cứu cấu trúc, chức năng, biến đổi cảnh quan ven biển.
Hướng nghiên cứu cẩu trúc, chức năng CQVB đã được các nhà địa lý Nga và
Đông Âu đã chú trọng trong suốt thập kỷ 90 (thế kỷ XX)[20], Một trong những mục
đích chính là phục vụ phát triển KT-XH, SDHLTN và BVMT. Cùng với sự phát triển
trên nền tảng khoa học CQ truyền thống, khoa học CQ ở Nga và Đông Âu đã được
thừa nhận ràng có đóng góp to lớn vào sự phát triển khoa học CQ thế giới (Oldfield và
Shaw 2006).
Đối với CQVB, đối tượng có độ nhạy cảm sinh thái cao thì hướng nghiên cứu
cấu trúc, chức năng CQ đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, SDHLTN và BVMT càng
phát huy vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu cấu trúc, chức năng là cơ sở cho việc
hoạch định, tổ chức hợp lý lãnh thổ sản xuất và bảo vệ môi trường. Do vậy, nội dung
này được quan tâm, nghiên cứu ứng dụng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau với
các cồng trình nghiên cứu khá đa dạng. Nội đung nghiên cứu tập trung vào các vẩn đề
như: đặc điềm, mô hình và biến đồi cấu trúc, chức năng CQ...
- Đặc điểm cấu trúc cảnh quan ven biển:
Cảnh quan ven biển được thành tạo bởi các nhân tố thuộc nhóm nền rắn (mẫu
chất, địa hình), nhóm nền nhiệt - ẩm (khi hậu, thủy - hải văn) và các yếu tố động lực
ngoại sinh (động lực sông - biển, chế độ triều, chế độ nhiệt- muối), có tính kém ồn
định, ảnh hưởng đến quá trinh thành tạo. Cấu trúc CQ và là nguyên nhân cơ bản khiến
CQVB dễ bị biến đổi. Theo một sổ tác giả, động lực biển đổi CQ là sóng, nước biển
dâng và gió... nguyên nhân chung gây biến đổi cấu trúc CQ nhanh chóng là do mực
nước biển dâng. Một số công trình tiêu biểu là: Tatyana Glushko (1996) nghiên cứu
đặc điểm cấu trúc CQ của các cồn dảí ven biển của Biển Đông Caspian.Tác giả nhận
định sự khác biệt của cấu trúc CQ cồn cát ven biển là do động lực biến đồi CQ ở Trung
Caspian là sóng còn ở phia nam Caspian là do nước dâng và gió. Nhưng nguvên nhân

chung gây biến đổi cấu trúc CQ nhanh chóng là do mực nước biên dâng. Corina
Basnou và nnk (2015) đã khăng định tầm quan trọng cùa việc nghiên cứu cấu trúc và
động lực CQ trong việc quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn từ các đô thị ven biển, một
vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Ulrich Walz (2015) nghiên cứu các chi số giám
sát đa dạng cẩu trúc CQ với mục đích ước tính sự thay đổi sử dụng đất và tác động của
nó về tình trạng môi trường và đa dạng sinh học...Tại Việt Nam, về nghiên cửu cấu
trúc, chức năng có hai hướng nghiên cứu chính là chú trọng nhiều tới các đặc trưng
sinh thái và chú trọng nhiều đến đặc điểm nhân sinh. Phạm Thế Vĩnh (2004) nhận định
cẩu trúc không gian của CQVB có độ ổn định thấp hơn so với cấu trúc không gian của

11


-

CQ đồi núi. Đồng bằng do phụ thuộc chặt chẽ và các yếu tố động lực ngoại sinh (động
lực sông – biển, chế độ triều, chế độ nhiệt - muối). Nguyễn Cao Huần và nnk (2005)
cho rằng khai thác và quản lý CQ bắt buộc phải dựa trên sự tôn trọng tính đặc thù của
lãnh thổ, nơi phải chịu tác động tổng hợp một cách trực tiếp của các yểu tố tự nhiên,
các hoạt động phát triển và gián tiếp cả các chỉnh sách. Một công trình tiêu biểu khác
như: Dưomg Thị Nguyên Hà, Nguyền Đức Tôn (2013) nghiên cứu CQ dài ven biên tinh
Quảng Ngãi trong xu thế BĐKH; Bùi Thị Thu (2014) nghiên cứu sự phân hóa CQ các
huyện ven biển tỉnh Quảng Nam cho phát triển nông - lâm nghiệp: Động Văn Thẩm và
nnk (2013) nghiên cứu cẩu trúc CQ phục vụ định hưởng phát triển bền vững kinh tế xã hội huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; Nguyễn Quang Tuấn (2013) nghiên cứu đặc
điểm cấu trúc CQ huyện Kỳ Anh, tình Hà Tĩnh cho sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường; Phạm Quang Tuấn (2006) nghiên cứu đặc điểm CQVB
phục vụ định hướng PTKT và bảo vệ môi trường huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định....
Biển đổi cấu trúc, chức năng cảnh quan ven biển:
Nhiều nghiên cứu CQVB đã nhận định CQVB dễ bị biến đổi [6]. William L.
Baker và nnk (1991) khi nghiên cứu về mô hình không gian sự tác động của BĐKH

vào các cấu trúc CQVB đã cho rằng cấu trúc CQVB luôn biến đổi theo thời gian, tuỳ
vào các tác động của con người hay các hiện tượng thiên nhiên cực đoan, thiên tai...
CQVB sẽ biến đổi theo các hướng khác nhau. Một số công trình tiêu biểu khác:
Arantza Aranburua và nnk (2014) nghiên cứu về tiến hóa CQ Karst trong khu vực ven
biển của vịnh Biscay (phía Bắc bán đảo Iberia); Lidia s. Bertolo và nnk (2012) xác
định quỹ đạo thay đổi và các giai đoạn tiến triển của CQVB tại Brazil; Mita Drius và
nnk, 2013 nghiên cứu xu hướng thay đổi của cồn cát ven biển tại Ý; M. Malavasi và
nnk (2013) nghiên cứu biến đổi CQ các cồn cát ven biến bàng phương pháp phân tích
CQ đa thời gian.... Tại Việt Nam có Nguyễn Sơn (2006) đánh giá điều kiện địa chất
công trình dải ven biển Nam Trung Bộ và Nam bộ cho nghiên cứu xói lở bờ sông, bờ
biển; Mai Thành Tân, Phan Trọng Trịnh (2007) nghiên cứu biến động bờ biển Thừa
Thiên - Huế bàng viễn thám...
Ngoài ra biến đổi CQ còn do tác động của các hoạt động kinh tế xã hội. Hệ
thống chính sách được cho là một yếu tố quan trọng đối với quản lý và yếu tố gián tiếp
làm biến đồi CQ thông qua các hoạt động khai thác. Một số công trinh tiêu biểu là:
Iain Brown (2006) nghiên cứu tác động từ chính sách quản lý đối với sự biến đổi CQ
do lũ lụt; R. Otto và nnk (2007) nghiên cứu biến đổi CQ liên quan đến chính sách sử
dụng đất đai; một số nghiên cửu biến đổi CQ cho một lãnh thồ ven biển như: khu vực
ven biển phát triển nhanh chóng của Ai Cập (Yasser M. Ayad, 2005); vùng đất ngập
nước ven biển trong khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Diêm Thành, Trung Quốc
(Chang-Qing Ke và nnk, 2011); biến đổi CQ RNM ở Bangladesh so với bốn quốc gia
khác trong khu vực nhiệt đới (S. M. Mijan Uddin và nnk, 2014)... Tại Việt Nam có
Phạm Quang Sơn và nnk (2007) nghiên cứu diễn biến vùng ven biển các tỉnh Nam
Định, Ninh Bình trước và sau khi có công trình thủy điện Hòa Bình; Trương Quang
Hải và Vũ Hồng Lê (2010) Nghiên cứu biến đổi CQ khu vực ven biển Yên Hưng
(Quảng Ninh) trong thời kỳ đổi mới...
12


Hướng nghiên cứu cấu trúc, chức năng, biến đổi CQVB ngày càng phát triển với

sự hỗ trợ viễn thám và GIS. Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp phân
tích đa hình ảnh, đa thời gian và có sự trợ giúp của viễn thám và GIS. Ngày nay với sự
phát triển nhanh chóng của công nghệ số, sự hiện đại của GIS các nghiên cứu biến đổi
CQ càng trở nên dễ dàng và chính xác.
1.1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở khu vực xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên.
Tại khu vực nghiên cứu có 2 công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học của
Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2007); Nguyễn Anh Đức (Trường Đại học Khoa
Học Tự Nhiên Hà Nội). Kết quả điều tra khảo sát đã đưa ra được danh mục thống
kê các loài động thực vật khu vực nghiên cứu. Tiếp tục với khu vực này, năm 2008
Hoàng Văn Thắng đã nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên
thiên nhiên tại một số xã vùng cửa sông Tiên Yên, Ba Chẽ, đã đưa ra mô hình
quản lý dựa vào cộng đồng phục vụ phát triển bền vững. Các nghiên cứu trên mới
đưa ra được các giải pháp chung, chưa nêu lên được mối quan hệ giữa các nhân
tố thành tạo hệ sinh thái cảnh quan.
Tổng cục Môi trường (2010), tiến hành điều tra khảo sát các hệ sinh thái
đặc thù đang bị suy thoái ở Việt Nam. Danh mục 30 hệ sinh thái đặc thù bị suy
thoái trong đó có 12 hệ sinh thái đặc thù bị suy thoái nghiêm trọng nhất đã được
xây dựng. HSTRNM vùng cửa sông Tiên Yên, Ba Chẽ (các xã Hải Lạng, Đồng Rui
huyện Tiên Yên Quảng Ninh) thuộc hệ sinh thái đặc thù RNM ven biển Đông Bắc
được xác định là 1 trong 12 hệ sinh thái đặc thù bị suy thoái nghiêm trọng nhất
hiện nay. Các giải pháp mang tính định hướng, làm cơ sở phục hồi các hệ sinh
thái đặc thù cũng được nêu ra.
RNM có vai trò to lớn về kinh tế và sinh thái - môi trường nhưng do nhiều
nguyên nhân như: phá rừng để làm đầm nuôi tôm, lấy đất sản xuất nông nghiệp;
làm đồng muối, do đô thị hóa, khai thác quá mức… diện tích và chất lượng RNM
nước ta ngày càng giảm sút. Trước những biến động bất thường của thời tiết do
biến đổi khí hậu toàn cầu, vai trò của RNM ngày càng được thừa nhận và việc
quản lý, bảo vệ RNM đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách không chỉ ở
khu vực Đồng Rui, Tiên Yên mà của cả Quốc gia.
1.2. Tổng quan những vấn đề lý luận trong phân tích cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan.

1.2.1. Khái niệm cảnh quan
Khái niệm cảnh quan được hiểu sử dụng lần đầu tiên vào đầu thế kỷ XIX, có
nghĩa là phong cảnh. Khái niệm này hiện vẫn được sử dụng nhiều trong các công trình
nghiên cứu về kiến trúc, du lịch. Trong khoa học địa lý tồn tại ba quan niệm về cảnh
quan tùy theo ý và nội dụng cần diễn đạt: Cảnh quan là một khái niệm chung (F.N.
Minkov, D.L. Armand...), là khái niệm loại hình (B.B. Plolưnov...), là khái niệm cá thể
(N.A. Xoltsev, A.G. Ixatrenko,...). Theo Ixatrenko (1965): “Cảnh quan là một bộ phận
tách biệt về mặt phát sinh của một miền cảnh quan, đới cảnh quan và nói chung của bất
cứ một đơn vị khu vực lớn nào đặc biệt có tính đồng nhất về mặt địa đới cũng như phi
địa đới và có một cấu trúc cá biệt và cấu trúc hình thái”[1]. Điều đó tức là cảnh quan là

13


những bộ phận của đơn vị cấp cao, kết quả phát triển và phân hoá của lớp vỏ địa lý,
nên cảnh quan có thể được tiến hành từ trên xuống. Vũ Tự Lập (1976) cũng định nghĩa:
“Cảnh quan địa lý được phân hoá trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai
cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình,
kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao
hàm một tổ hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác
theo một cấu trúc ngang đồng nhất”[2]. Về bản chất, cảnh quan là một địa tổng thể tự
nhiên phức tạp vừa có tính đồng nhất, vừa có tính bất đồng nhất. Tính đồng nhất của
cảnh quan được hiểu ở chỗ là một lãnh thổ trong phạm vi của nó, các thành phần và
tính chất của mối quan hệ giữa các thành phần coi như không đổi, nghĩa là đồng nhất.
Tính bất đồng nhất được biểu thị ở hai mặt: thứ nhất, cảnh quan bao gồm nhiều thành
phần khác nhau về bản chất (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất, thực vật) tạo nên. Thứ
hai, mỗi thành phần trong cảnh quan tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, ví dụ địa hình âm
và dương, và ngay trên một dạng địa hình dương (quả đồi - được coi như đồng nhất)
cũng có sự khác nhau giữa đỉnh và sườn. Chính những điều nói trên đòi hỏi các nhà địa
lý khi nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phải xuất phát từ quan điểm tổng hợp và quan

điểm hệ thống.
1.2.2. Khái niệm hệ sinh thái
Thuật ngữ “hệ sinh thái” được nhà sinh thái học người Anh, A.Tansley đưa ra lần
đầu vào năm 1935 trong bài báo với tiêu đề: “The use and the abuse of Vegetational
concepts and terms”, đăng ở tạp chí Ecology số 16. A.Tansley định nghĩa “Hệ sinh thái
biểu thị một tập hợp các vật sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) và môi trường vô cơ nơi
chúng sinh sống (khí hậu, đất)”. Sau đó, thuật ngữ này còn được phát triển với nhiều định
nghĩa khác nhau. Theo Linderman (1942), hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các quá
trình vật lý, hóa học, sinh học hoạt động trong một đơn vị không gian và thời gian nào đó.
Odum (1971) định nghĩa “Hệ sinh thái là một đơn vị bất kỳ nào bao gồm tất cả các vật
sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) trong một khu vực nhất định có sự tương tác với môi
trường vật lý bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng xác định, sự đa dạng
về loài và chu trình tuần hoàn vật chất (nghĩa là sự trao đổi vật chất giữa các thành phần
hữu sinh và vô sinh bên trong hệ thống đó). Whittaker (1975) định nghĩa “Hệ sinh thái là
một hệ thống chức năng bao gồm một tập hợp các vật sống (thực vật, động vật, vi sinh vật)
và môi trường vật lý (khí hậu, đất) tương tác qua lại lẫn nhau”. Vũ Trung Tạng định nghĩa
“ Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh vật và môi trường vật lý mà quần xã đó tồn
tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình vật
chất và chuyển hóa năng lượng”.
1.2.3. Khái niệm hệ sinh thái cảnh quan
Từ những khái niệm về cảnh quan và khái niệm hệ sinh thái đã nêu ở trên. Đề
tài đã đưa ra quan điểm hệ sinh thái cảnh quan sử dụng trong để tài Theo đó, mỗi đơn
vị cảnh quan chính là một hệ sinh thái cảnh quan hoàn chỉnh. Hệ sinh thái cảnh quan
trong đề tài được hiểu là một hệ thống bao gồm một tập hợp các vật sống (động vật,
thực vật, vi sinh vật, con người) trên một lãnh thổ cụ thể, đồng nhất về phát sinh và lịch

14


sử phát triển, đặc trưng bởi nền địa chất, một kiểu địa hình, một kiểu khí hậu thủy văn

đồng nhất, một phức hệ thổ nhưỡng tương tác qua lại với nhau và có một cấu trúc xác
định. Tạo thành 1 vòng tuần hoàn vật chất – năng lượng (kim – mộc – thủy – hỏa thổ).
1.2.4. Cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan.
Để tìm hiểu cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan, đề tài đã nghiên cứu cấu trúc cảnh quan và
cấu trúc hệ sinh thái. Cấu trúc là một trong những khái niệm có vai trò đặc biệt quan trọng
trong khoa học cảnh quan. Theo định nghĩa của Kalexnik (1978): “Cấu trúc cảnh quan

là tính tổ chức của các bộ phận cấu thành trong không gian và tính điều chỉnh trạng
thái theo thời gian (được xem như là cấu trúc không gian và thời gian của địa hệ)”.[6]
“Là sự sắp xếp nội tại trong cảnh quan bất đồng nhất được xác định bởi thành
phần, hình dạng và tỷ lệ của các đơn vị hình thái” (Neef, 1973).
Nghiên cứu cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan được phát triển từ các nghiên cứu
chung về cấu trúc của lớp vỏ trái đất. Xuất phát từ sơ đồ mối quan hệ giữa các thành
phần trong cấu trúc của lớp vỏ trái đất của Passer (1829) và quan điểm hệ sinh thái của
Tansley (1935) mà V. N. Xukachev, nhà địa sinh vật và cổ địa lý người Nga (1945) đã
đưa ra lý thuyết “sinh địa quần lạc học”. Lý thuyết “sinh địa quần lạc học” xác định
đối tượng nghiên cứu chính là các đơn vị quần xã. Làm rõ mối liên hệ tương tác giữa
đá mẹ, đất, khí quyển với thảm thực vật, quần thể động vật và vi sinh vật.

15


Hình 1. . Sơ đồ biểu diễn mối
liên quan giữa thành phần
trong cấu trúc của lớp vỏ trái
đất (1829).

Hình 1. . Sơ đồ cấu trúc hệ sinh
thái kinh điển (Tansley, 1935).


Hình 1.4. Các thành phần của
đơn vị sinh địa quần lạc và sự
tác động qua lại giữa chúng
(Xukachev, 1945).

Các mô hình cấu trúc kinh điển trên có những ưu điểm nổi bật thể hiện rõ các thành
phần trong cấu trúc và mối quan hệ giữa các thành phần :
 Xác định các thành phần cơ bản trong cấu trúc lãnh thổ và cấu trúc sinh quyển.

Nêu lên mối tương tác giữa các thành phần trong cấu trúc.
16







-

Tuy nhiên, các mô hình cấu trúc kinh điển trên vẫn còn một số tồn tại:
Chưa xác định được thứ tự xuất hiện của các thành phần.
Chưa nêu được chức năng và tác động giữa các thành phần trong hệ thống.
Chưa phản ảnh đầy đủ thực tế.
Trong sơ đồ của Xukachev còn thiếu 2 thành phần ảnh hưởng tới quá trình phát
sinh, chu trình vật chất năng lượng mà con người sử dụng nhiều nhất: địa hình và vỏ
phong hóa.
Từ những nhận xét trên, Phạm Quang Anh đã đưa ra sơ đồ gồm 4 nhân tố trên
mặt đất (hình thái), 3 nhân tố dưới mặt đất:


Hình 1.5 Sơ đồ cấu trúc hệ sinh thái cảnh quan hoàn chỉnh
Sơ đồ của Phạm Quang Anh đã khắc phục được các nhược điểm của các mô
hình cấu trúc kinh điển:
Đã xác định được trình tự xuất hiện của các hợp phần trong cấu trúc hệ sinh thái cảnh
quan.
Xác định được trình tự của nhân tố này tới nhân tố khác theo logic phát sinh.
Có thêm yếu tố: địa hình.
Cấu trúc hệ sinh thái CQVB thể hiện rõ nhất đặc trưng của HSTCQVB. Mỗi
đơn vị HSTCQVB dù ở cấp nào cũng được cấu tạo bởi các thành phần tự nhiên có
quan hệ mật thiết với nhau: địa chất, địa hình, khí hậu – thủy văn, thổ nhưỡng, sinh
vật, hoạt động nhân tác... cấu trúc HSTCQVB bao gồm cấu trúc đứng, cấu trúc ngang
và cấu trúc theo thời gian.

17


- Cấu trúc đứng: Thể hiện đặc điểm kết hợp giữa các hợp phần HSTCQVB
thông qua mối liên hệ và tác động tương hỗ giữa các thành phần cấu tạo riêng biệt, cấu
trúc đứng được thể hiện từ dưới lên trên bao gồm tập hợp một cách có quy luật các hợp
phần của 5 quyền trong môi trường địa lý: địa chất, địa hình - thủy hải văn - khí hậu sinh, vật - thồ nhưỡng. Sự thay đổi cấu trúc đứng do các nguyên nhân khác nhau sẽ tạo
ra các chức năng khác nhau của HSTCQVB khác với chức năng ban đầu của nó.
- Cấu trủc ngang: thể hiện đặc điểm kết hợp các hợp phần HSTCQVB biểu thị
quy luật sẳp xếp và mối quan hệ giữa chúng trong không gian.
- Cấu trúc thời gian: thể hiện những nét quan trọng nhất của biến đổi trạng thái
HSTCQVB. Phân tích cấu trúc thời gian thực chất là phân tích biến đổi HSTCQVB
theo thời gian thể hiện rõ nhất ở diễn thế sinh thái HSTCQVB.
1.2.5. Chức năng hệ sinh thái cảnh quan.
Tất cả các cảnh quan đều được tổ chức theo không gian và thời gian, trong
mối liên hệ mật thiết bên trong giữa các bộ phận cấu thành. Cấu trúc là mặt quan
trọng trong tính tổ chức của cảnh quan nhưng nó không thể hiện được hết bản

chất của CQ. Bản chất của CQ được thể hiện ở cách thức liên hợp của các bộ
phận cấu thành CQ, hay có thể nói đó là sự hoạt động của CQ theo thời gian dựa
trên cơ sở hệ thống động lực, các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng diễn
ra trong CQ. Trong nghiên cứu CQ, việc phân tích, xác định chức năng của các
CQ là cơ sở đánh giá CQ. Theo Vũ Tự Lập chức năng là sự biểu hiện những đặc
tính là hệ quả của tổ chức kết cấu nội dung sự vật. Cấu trúc quy định chức năng
CQ và ngược lại chức năng thể hiện ra bên ngoài cấu trúc của CQ. Cảnh quan có
hai chức năng cơ bản là chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế xã hội [5].
Chức năng tự nhiên là tiếp nhận các dòng vật chất, năng lượng để đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của CQ, còn gọi là chức năng tự điều chỉnh của CQ.
Chức năng của CQVB bao gồm: điều tiết không khí, điều hòa khí hậu, phòng
ngừa các tác động của sóng biển, hấp thụ CO2, cung cấp nơi cư trú và nơi sinh
sản…
Chức năng kinh tế xã hội là khả năng sử dụng CQ vào các mục đích phát
triển kinh tế xã hội, là thuộc tính thể hiện bên ngoài của chức năng tự nhiên và chỉ
xuất hiện khi có con người; nếu sử dụng CQ phù hợp với chức năng kinh tế thì sẽ
đảm bảo sự phát triển bền vững cho mối quan hệ giữa tự nhiên và con người.
Chức năng kinh tế - xã hội của CQVB bao gồm: cung cấp thực phẩm, nguyên liệu
thô, nguồn gen, dược liệu…
Theo quan điểm của De Groot (1992,2006), của Bastian và Roder (2002) thì
có thể chia chức năng của một đơn vị CQ ra 3 nhóm chính là:
- Chức năng tự nhiên hay còn gọi là chức năng sinh thái: Là khả năng cảnh
quan có thể tự điều chỉnh các dòng vật chất năng lượng nhằm bảo vệ TNTN và
môi trường như: Chống xói mòn, rửa trôi, suy thoái đất đai; cân bằng mực nước,
độ ẩm, nhiệt nhằm cân bằng môi trường; phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Chức năng sản xuất hay chức năng kinh tế: Là khả năng có thể cung cấp
các nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật, vật liệu, nhiên liệu, môi trường đất,
18



nứớc, khí hậu sử dụng vào sản xuất các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp,
công nghiệp, du lịch, quần cư.
- Chức năng xã hội gồm các khả năng mà cảnh quan có thể ứng dụng vào
các mục đích: Giáo dục, nghiên cứu khoa học, thẩm mỹ, giải trí hay giá trị về
nhân văn.
Chức năng HSTCQ được xác định trên cơ sở cấu trúc HSTCQ, mỗi
HSTCQ có thể có nhiều chức năng và nhiều đơn vị HSTCQ có thể cùng một chức
năng. Nếu con người sử dụng HSTCQ phù hợp với cấu trúc HSTCQ thì hướng sử
dụng đó là hợp lý và HSTCQ có khả năng phát triển bền vững, lâu dài; nếu con
người sử dụng HSTCQ không phù hợp với khả năng đáp ứng của HSTCQ thì
HSTCQ bị suy giảm và thường là không bền vững. Con người sử dụng HSTCQ
nếu vượt quá khả năng đảm bảo của HSTCQ ở một số bộ phận hoặc thành phần
cấu trúc nào đó của HSTCQ thì hệ thống này sẽ có những biến đổi về cấu trúc,
phá vỡ cấu trúc cũ hình thành nên cấu trúc HSTCQ mới và khi đó chức năng của
HSTCQ cũng sẽ thay đổi theo. Chính vì vậy nghiên cứu chức năng của HSTCQ,
đánh giá tiềm năng vốn có của nó là cơ sở để định hướng sử dụng hợp lý cảnh
quan, bảo vệ TNTN và môi trường lãnh thổ.

19


1.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu
1.3.1.1. Quan điểm hệ thống và tổng hợp
Quan điểm hệ thống và tổng hợp là những quan điểm khoa hoc được ứng dụng
rộng rãi trong nghiên cứu địa lý. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên trong một khu vực
đều có sự trao đổi vật chất – năng lượng – tiềm năng, trong đó đầu vào hệ thống là các
nguồn vật chất tự nhiên, năng lượng mặt trời và đầu ra của hệ thống là những tiềm năng
của khu vực. Chính những tiềm năng tự nhiên đã quy định hướng khai thác và sử dụng
hợp lý lãnh thổ. Dưới tác động của hệ thống KT-XH, về cường độ, độ dài của thời gian, sự

điều khiển của bộ máy hành chính vào các vùng tự nhiên, tạo đầu ra của hệ thống là sản
phẩm của cộng đồng. Dưới tác động của các hoạt động khai thác tiềm năng tự nhiên, cấu
trúc và chức năng của các hợp phần sẽ dần bị thay đổi, qua đó sắp xếp lại trật tự của hệ
thống. Theo thời gian, một hệ thống mới ra đời thay thế cho hê thống cũ không còn phù
hợp với quan hệ xã hội cũng như phương thức khai thác lãnh thổ.
Như vậy, trên quan điểm hệ thống và tổng hợp, đối tượng nghiên cứu của khóa
luận được đặt trong một mối quan hệ thống nhất và hoàn chỉnh cả về tự nhiên và xã
hội. Nếu xem xét khu vực Đồng Rui, huyện Tiên Yên là một hệ thống, cần chú ý đến
tất cả cả hợp phần tự nhiên, các dạng tài nguyên kể cả yếu tố bất lợi như các dạng tai
biến thiên nhiên, các yếu tố KT-XH và các mối quan hệ gắn kết với nhau nhằm mục
đích tìm được mối quan hệ qua lại mật thiết, gắn kết tất cả các hợp phần đó lại với
nhau, thống nhất chúng thành các địa tổng thể hay các cảnh quan.
1.3.1.2. Quan điểm lịch sử
Mỗi đơn vị cảnh quan cần có quá trình hình thành và phát triển. Trong quá trình
phát triển mỗi loại cảnh quan đều bị biến đổi để thích nghi với môi trường chúng tồn
tại. Mặc dù chúng bị biến đổi nhưng những dấu vết quá khứ vẫn còn sót lại. Nghiên
cứu các giai đoạn phát triển để phân tích các vai trò khác nhau của các loại cảnh quan
và ảnh hưởng do hoạt động kinh tế xã hội của con người. Đây là cơ sở định hướng sử
dụng TNTN và các cảnh quan rừng ngập mặn một cách hợp lý.
1.3.1.3. Quan điểm phát triển bền vững.
Trong nội dung của phát triển bền vững, có một nội dung rất quan trọng là bảo vệ
đa dạng sinh học của Trái Đất và hạn chế việc làm suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài
nguyên tự nhiên, nhất là các nguồn tài nguyên không tái tạo. Vì vậy, trong quá trình phát
triển, vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường sống của con người và sinh vật nói chung luôn
được đặt ra cấp bách đối với mọi nền kinh tế. Các hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò to
lớn đối với con người và môi trường. Vì vậy, cần phải có cơ sở khoa học trong việc lựa
chọn, định hướng phát triển để hướng tới cân bằng kinh tế - sinh thái.
1.3.1.4. Quan điểm lãnh thổ.
Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại và phát triển trong mọi không gian nhất định.
Các sự vật hiện tượng địa lý cũng vậy, chúng có sự phân hóa và hệ thống nội tại nhưng

cũng có mối quan hệ với các lãnh thổ xung quanh cả về đặc điểm địa lý tự nhiên và
kinh tế - xã hội. Mỗi lãnh thổ đều phát sinh, hình thành, phát triển gắn với một không
20


gian cụ thể. Vận dụng quan điểm lãnh thổ để xác định phạm vi từng hệ sinh thái cảnh
quan trong khu vực nghiên cứu và đưa lên bản đồ cảnh quan. Khi phân tích, đánh giá
từng dạng hệ sinh thái cảnh quan cho mục đích khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ khu
vực nghiên cứu cần phải gắn liền với không gian khung xung quanh lãnh thổ nghiên
cứu.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá các kiểu RNM hiện có tại xã Đồng
Rui. Phương pháp này được sử dụng kết hợp với phương pháp kế thừa và quá trình điều tra,
khảo sát thực địa. Các thông tin về chất lượng cũng như số lượng các loại hình RNM sẽ được
thu thập, thống kê.

b. Phương pháp kế thừa.
Các tư liệu, thông tin hiện có trong nước và quốc tế cũng như phương pháp luận
từ tất cả các nguồn về phân loại và các hệ thống phân loại RNM, đặc biệt là một số
nghiên cứu về phân loại RNM của một số nhà khoa học của Việt Nam trong những
năm gần đây, sẽ được thu thập, nghiên cứu và kế thừa.
a. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa.
Tiếp cận với thực tế giúp người nghiên cứu có điều kiện kiểm chứng những tài liệu đã
có, bổ sung những thông tin còn thiếu hoặc chưa chính xác. Vì vậy, khảo sát thực địa là
phương pháp rất quan trọng góp phần làm cho kết quả nghiên cứu có tính xác thực cao. Điều
tra thực trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng
RNM; điều tra bổ sung công tác quản lý và bảo vệ rừng của các cơ quan và người dân. Phát
phiếu điều tra nhằm điều tra về giá trị tài nguyên RNM, tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về
RNM, sự tham gia của cộng đồng trong khai thác, sử dụng và bảo vệ RNM…


b. Phương pháp bản đồ, GIS, viễn thám:
- Phương pháp bản đồ: Các đối tượng nghiên cứu được biểu thị bằng ngôn ngữ
bản đồ theo những hệ thống phân vị xác định, làm nổi bật các quy luật phân bố, biến
động về không gian, thời gian và những mối quan hệ tương hỗ giữa chúng, giúp cho
việc phân tích, nhận thức dễ dàng và đúng đắn các đặc thù của vùng nghiên cứu.
- Phương pháp GIS: được áp dụng trong quá trình đánh giá đồng thời trên nhiều
mặt, nhiều thuộc tính của các đối tượng. Phương pháp GIS còn được sử dụng để chồng
xếp các bản đồ hiện trạng các lớp phủ của các năm khác nhau để thành lập bản đồ biến
động lớp phủ khu vực nghiên cứu. Khóa luận đã sử dụng 2 chức năng chính của GIS:
+) Chức năng liên quan đến truy vấn thống kê, phân loại và đo đạc:
Nhằm hình thành dữ liệu khởi điểm cho việc tiến hành các phép phân tích
không gian ở mức độ cao hơn. Chức năng này dùng để truy nhập, phân loại hay thực
hiện các phép đo đạc trong cơ sở dữ liệu mà không làm thay đổi vị trí không gian của
các đối tượng bản đồ hoặc tạo ra các đối tượng bản đồ mới.
+) Chức năng chồng ghép các lớp thông tin:
Là một thao tác không gian trong đó các lớp thông tin chuyên đề được chồng
lên nhau để tạo ra một lớp thông tin chuyên đề mới chứa đựng các thông tin mới bằng
các thao tác số học hoặc thao tác logic được vận dụng trên các lớp dữ liệu khác nhau.
21


- Phương pháp viễn thám: Trong khóa luận đã sử dụng ảnh vệ tinh có độ phân
giải cao để phân tích các loại hình lớp phủ, phục vụ thành lập bản đồ hiện trạng lớp
phủ.Việc giải đoán ảnh được thực hiện thông qua các dấu hiệu trực tiếp có trên ảnh
hoặc các dấu hiệu gián tiếp (dấu hiệu chỉ định) để suy diễn. Các dấu hiệu trực tiếp bao
gồm dấu hiệu về màu sắc, cấu trúc, diện mạo và mật độ ảnh. Các dấu hiệu gián tiếp là
các quy luật, đặc điểm phân bố, điều kiện sinh thái về các mối quan hệ tương hỗ giữa
các đối tượng
c. Phương pháp đánh giá tổng hợp.

Đây là phương pháp quan trọng có ý nghĩa quyết định để đánh giá hiệu quả, những tích
cực và hạn chế của công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời là cơ sở để đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ RNM địa bàn xã Đồng Rui trong thời gian tới.

d. Phương pháp địa thực vật.
Sử dụng 2 phương pháp chính: điều tra theo tuyến và điều tra theo ô tiêu chuẩn
(theo IIvepalo, Thái Văn Trừng bổ sung 1970).
- Phương pháp điều tra theo tuyến
+ Lập tuyến điều tra.
+ Sử dụng các phương tiện và đi bộ theo tuyến điều tra.
+ Vị trí phân bố của các loài cây ngập mặn được xác định trên bản đồ và máy GPS.
- Phương pháp làm ô tiêu chuẩn
Mục đích: định lượng (sinh khối, tốc độ tăng trưởng, thay đổi diễn thế theo cấu
trúc ngang) của 1 hệ sinh thái cảnh quan.
Hình dạng ô tiêu chuẩn: Ô nghiên cứu hình vuông.
Diện tích (kích thước) ô tiêu chuẩn.
Kích thước: 10m x 10m
Kết hợp điều tra theo tuyến và điều tra ÔTC để thu thập số liệu sau:
+ Thành phần loài
+ Mật độ: đếm số cây trong mỗi ÔTC rồi tính ra số cây/ha.
+ Xác định độ tán che: được xác định là phần diện tích mặt đất mà tán cây che
phủ tính theo giá trị phần trăm so với diện tích khu vực nghiên cứu.

22


CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TỔNG THỂ CÁC HỆ SINH THÁI CẢNH QUAN KHU VỰC ĐỒNG RUI
2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý

Xã Đồng Rui nằm trong vùng bồi tụ ven biển của huyện Tiên Yên và chịu tác động của
2 cửa sông Ba Chẽ và Tiên Yên.

Đồng Rui là xã đảo thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Trung tâm xã cách
huyện lỵ 23 km về phía Nam. Phía tây giáp huyện Ba Chẽ, Phía đông giáp huyện Vân
Đồn và Phía bắc giáp xã Hải Lạng, Tiên Yên. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là
4.974,21 ha, được chia thành bốn thôn bao gồm: thôn Thượng, thôn Trung, thôn Hạ,
thôn Bốn. Xã nằm trong tọa độ địa lý từ 21°10’ - 21º16’30’’ vĩ độ Bắc và từ 107°21’
30’’ - 107º27’ kinh độ Đông. Xã Đồng Rui nằm trong vùng bồi tụ ven biển của huyện
Tiên Yên và chịu sự tác động của 2 cửa sông Ba Chẽ và sông Tiên Yên. Khu vực này là
một vùng sinh thái đặc thù, nơi xảy ra sự tương tác liên tục giữa biển và lục địa. Với vị
trí đặc thù giúp hệ sinh thái RNM nơi đây có sự đa dạng và phong phú bậc nhất nhì
phía Bắc.
2.1.2. Địa mạo
Xã Đồng Rui nằm kẹp giữa hai con sông là Sông Voi lớn và sông Ba Chẽ với
địa hình tương đối bằng phẳng. Vị trí của Đồng Rui là vùng bồi tụ ven biển bị ngăn
cách bởi đồi núi chạy sát biển, có địa hình thấp thoải dần ra biển, độ cao từ 1,5m – 3m.
Một số nơi đã được cải tạo thành đất canh tác, đắp đầm NTTS, còn lại là bãi Sú Vẹt,
cồn cát ven biển bị ngập nước thuỷ triều.
Trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên gia và bản đồ địa hình tỉ lệ: 1:10000. Bản
đồ địa mạo khu vực xã Đồng Rui được thành lập theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái.
Theo đó lãnh thổ xã Đồng Rui được phân hóa thành các dạng địa hình sau ( hình 2.2):
- Địa hình bóc mòn: Sườn bóc mòn trên các đồi núi sót. Phân bố chủ yếu ở phía
Nam và Tây xã Đồng Rui với độ cao từ 10.9 đến 20.8 m.
- Địa hình hỗn hợp sông - biển: Lòng sông – lạch triều. Phân bố rộng khắp, bao
xung quanh xã. Khu vực xã Đồng Rui chịu ảnh hưởng bởi sông Ba Chẽ, vụng Hà Đong,
và chế độ nhật triều. Nước biển xâm nhập vào hầu hết diện tích lãnh thổ của xã thông qua
các lòng sông – lạch triều. Hiện nay địa phương đã xây dựng các đê ngăn mặn.
- Địa hình do biển: Bãi triều cao, bãi triều thấp, thềm biển tích tụ tuổi Holocen
giữa, thềm biển tích tụ tuổi Holocen muộn.

- Địa hình nhân sinh: Đầm nuôi trồng thủy sản, Hồ nước ngọt. Tại xã có 3 hồ
nước ngọt, đây cũng chính là nguồn cung cấp nước sản xuất nông nghiệp chính của địa
phương. Các đầm nuôi trồng thủy sản được người dân đào đắp trên các bãi triều cao.

23


Hình 2.. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu.

24


25


×