Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

BÀI GIẢNG TRẮC QUANG (BẢN WORD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.64 KB, 49 trang )

Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

CHƯƠNG 1
CHỨC NĂNG VÀ PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP TRẮC
QUANG
1.1 CHỨC NĂNG
Phân tích trắc quang là phương pháp phân tích quang học dựa trên việc đo độ hấp
thụ ánh sáng của một chất xác định ở một vùng phổ nhất định. Trong phương pháp
này, chất phân tích được chuyển thành một hợp chất có khả năng hấp thụ năng lượng
ánh sáng.
Phân tích trắc quang là một phương pháp phổ biến và quan trọng để xác định hàm
lượng các nguyên tố, các chất và hợp chất trong nhiều đối tượng khác nhau.
Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, thuận lợi, thiết bị không phức tạp nhưng
có độ chính xác, độ nhạy, độ đúng tương đối cao nên thường được dùng để xác định
hàm lượng bé cũng như hàm lượng lớn của các chất, nguyên tố trong nhiều đối tượng
nghiên cứu khác nhau và được sử dụng rộng rãi trong nhiều phòng thí nghiệm nghiên
cứu, phân tích.
Phản ứng hóa học tạo ra hợp chất màu đóng một vai trò quan trọng trong phân
tích trắc quang, vì nó quyết định độ nhạy, độ đúng, độ chính xác của phương pháp.
1.2 BẢN CHẤT CỦA SỰ HẤP THỤ ÁNH SÁNG
E

E2

∆E 2
E1
E1
E0


Khi không có ánh sáng kích thích thì các electron ở trạng thái cơ bản (trạng thái
có mức năng lượng thấp nhất E0). Khi chiếu chùm tia sáng vào chất màu thì các
electron chuyển từ mức năng lượng E 0 lên mức năng lượng cao hơn E 1, E2, E3,…(trạng
thái kích thích) nhưng ở thời gian không lâu khoảng 10 -8 giây thì năng lượng thừa ∆ E
được giải phóng bằng nhiều cách khác nhau: nhiệt, ánh sáng để trở về mức có năng
lượng thấp hơn.
Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 1

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

Độ nhạy, độ đúng, độ chính xác của một phép phân tích trắc quang phụ thuộc vào
sự hấp thụ chọn lọc ánh sáng (hấp thụ chọn lọc là hấp thụ một phần ánh sáng).
1.3 MÀU SẮC VÀ PHỔ HẤP THỤ
1.3.1 Cảm nhận màu sắc
Các bước sóng điện từ thuộc một khoảng bước sóng nhất định trong miền thấy
được gây những cảm giác màu khác nhau dội vào mắt, những màu này gọi là màu phổ.
Ta có thể cảm nhận được 10 màu phổ như sau:
Bước sóng ( λ

Màu sắc

)

Bước sóng ( λ


Màu sắc

)
400 – 435

tím

560 – 580

Vàng nhạt

435 – 480

chàm

580 – 595

Vàng

480 – 490

lam

595 – 605

Da cam

490 – 500




605 – 730

Đỏ

500- -560

Lục

730 – 760

tía

Ánh sáng mặt trời bao gồm các tia nhìn thấy và không nhìn thấy được, các tia
thấy được chứa đựng 10 màu phổ. Mỗi màu có một cường độ khác nhau, nhưng mà tổ
hợp các màu này lại thì cho ta một cảm giác màu trắng. Nếu bằng cách nào đó ta loại
bớt một màu phổ của ánh sáng trắng thì các màu còn lại sẽ tổ hợp với nhau và gây ra
cảm giác màu, màu này mắt người nhìn thấy được gọi là màu bổ sung.
Màu phổ bị hấp thụ + Màu bổ sung → màu trắng
Ví dụ: Nếu hấp thụ tia màu chàm trong ánh sáng trắng thì màu vàng là màu bổ
sung.
Đồng hồ màu:

400 760

435

730
Tím


Tía

Chàm
480



Da
cam

Ánh
sáng
trắng

Lam
490

605

Đỏ

Lục

500

595

Vàng
Vàng


580

560
Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 2

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

Trong đồng hồ màu, các màu nằm đối diện với nhau thì bổ sung cho nhau. Khi
ánh sáng trắng chiếu vào dung dịch màu thì dung dịch màu sẽ hấp thụ một màu phổ
nào đó và ta nhìn thấy màu bổ sung của màu phổ đó. Như vậy màu quan sát thấy của
dung dịch chính là màu bổ sung của màu phổ đã bị dung dịch hấp thụ.
Trong các máy so màu quang điện, thì màu quan sát thấy của kính lọc sáng chính
là màu phổ. Vì cảm giác màu mang tính chủ quan của con người nên có thể sai lệch.
1.3.2 Sự liên hệ giữa màu sắc và phổ hấp thụ
Ánh sáng là một loại bức xạ điện từ có độ dài của bước sóng khác nhau hoặc là
một chùm photon có năng lượng khác nhau. Những dao động điện từ quan trọng nhất
đối với phân tích trắc quang có độ dài sóng sau đây:
Độ dài sóng (

< 200

200 - 400


400 - 800

> 800

Miền sóng rất
ngắn

Miền phổ tử
ngoại (UV)

Miền phổ khả
kiến (VIS)

Miền phổ hồng
ngoại và bước
sóng dài

λnm)

Loại miền
phổ

Các dung dịch màu thường hấp thụ ánh sáng chọn lọc ở một miền phổ nhất định,
các dung dịch màu khác nhau hấp thụ cực đại ở những miền phổ khác nhau.
1.3.3 Đặc trưng năng lượng của các miền quang phổ
Khi hấp thụ ánh sáng, năng lượng bên trong (nội năng) của hệ tăng vọt từ E 0 lên
mức E1 cao hơn. Phần năng lượng được hấp thụ tức là lượng photon, nó tỷ lệ với tần
số dao động của ánh sáng:
∆E = E 1 − E 0 = hν


Trong đó h là hằng số Plank, h=6,62.10-34J.S =6,62.10-27 eC
ν=

C 3.1017
=
λ
λnm

Trong phân tích quang phổ, người ta dùng đại lượng số sóng ν (cm-1). Số sóng là
số bước sóng trong 1cm).
ν.λ = 1cm = 107 nm

=> ν =

10 7
λnm

Mối liên hệ giữa bước sóng (cm), số sóng (cm -1) và năng lượng của photon ∆E
của các miền quang phổ được tính theo công thức:
Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 3

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa
∆E (eV) = E 1 − E 0 = hν =

2010


6,62.10 −27 .3.1017 .
λnm

1cal = 4,18J
1J = 107 ec
1kcal = 4,2.1010 ec
∆E (kcal / mol) =

6,62.10 −27 .3.1017.6,023.10 23 28466
=
λnm
λnm.4,2.1010

λnm

200

300

400

500

600

700

800

ν(cm −1 )


50000

33333

25000

20000

16667

14286

12500

∆E

142

95

71

57

47

41

36


* Nhận xét:
Năng lượng photon thuộc miền sóng ngắn rất lớn nên khi hấp thụ ánh sáng, phân
tử cần đo được kích thích mạnh có thể tham gia phản ứng hóa học. Năng lượng photon
ở miền phổ khả kiến và vùng tử ngoại gần xấp xỉ năng lượng liên kết (chẳng hạn, năng
lượng photon ứng với bước sóng bằng 300nm là 95kcal/mol xấp xỉ với nhiệt hình
thành của CO2 là 94 kcal/mol). Như vậy các dao động điện từ có thể chuyển các
electron liên kết lên mức năng lượng cao hơn. Nếu các nguyên tử, phân tử ở trạng thái
kích thích có liên kết rất bền, nó chỉ bị kích thích bởi các photon thuộc miền tử ngoại.
Liên kết kém bền hơn chỉ có thể được kích thích bởi các photon thuộc miền khả kiến.
Còn năng lượng photon thuộc miền hồng ngoại rất bé chúng không thể dùng để kích
thích các điện tử hóa trị gây ra phản ứng hóa học mà chỉ gây ra chuyển động dao và
chuyển động quay của các nguyên tử trong phân tử cũng như dao động của các phân tử
quanh trục của nó,
1.4 PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG
Chia làm 3 nhóm phương pháp
1.4.1 Các phương pháp so màu bằng mắt
Mắt người là công cụ để thực hiện cân bằng nổi và để xác định nồng độ các hợp
chất màu. Việc thực hiện sự cân bằng cường độ màu các dung dịch có thể thực hiện
theo một trong các phương pháp sau:
-

Phương pháp pha loãng.

-

Phương pháp dãy màu tiêu chuẩn.

Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 4


Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

-

Phương pháp chuẩn độ so màu.

-

Phương pháp cân bằng.

Ưu điểm của phương pháp là thực hiện nhanh, đơn giản, không đòi hỏi các thiết
bị phức tạp, đắt tiền. Nhưng nhược điểm là độ nhạy, độ đúng, độ chính xác của phép
phân tích không cao do phụ thuộc vào mắt người quan sát, phụ thuộc vào suy nghĩ chủ
quan và kinh nghiệm của người phân tích.
1.4.2 Các phương pháp so màu quang điện
Các phương pháp so màu quang điện dùng các máy có tế bào quang điện. Trong
phương pháp này việc cân bằng cường độ màu không phải thực hiện bằng mắt mà
dùng các máy có chứa các tế bào quang điện. các phương pháp so màu quang điện
được chia thành nhiều loại: Sắc kế một tế bào quang điện, sắc kế 2 tế bào quang điện.
1.4.3 Các phương pháp so màu quang phổ
Trong các phương pháp so màu quang phổ sự giảm cường độ dòng sáng sau khi
đi qua các dung dịch màu được đo bằng các máy quang phổ hoàn chỉnh có cấu trúc
phức tạp. Trong các máy quang phổ hấp thụ phân tử thay cho các kính lọc sáng (so
màu quang điện) người ta dùng các thiết bị đặc biệt như lăng kính thạch anh, màng

cách tử. Các thiết bị này cho phép tách nguồn ánh sáng ban đầu thành nguồn ánh sáng
hoàn toàn đơn sắc ứng với bước sóng xác định mà tại đó dung dịch màu hấp thụ ánh
sáng là cực đại.
-

Ánh sáng đa sắc là một chùm foton có năng lượng và bước sóng khác nhau.

-

Ánh sáng đơn sắc là một chùm foton có cùng năng lượng và bước sóng.

CHƯƠNG 2
CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ SỞ CỦA SỰ HẤP THỤ ÁNH SÁNG
2.1 ĐỊNH LUẬT BUGHE – LAMBERT
I0

Ia

I

r

Il

'

I

r


Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
L (cm) Trang 5

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

Giả thiết chiếu một chùm sáng đơn sắc có cường độ I 0 đi qua một dung dịch đồng
nhất l (cm). Dòng sáng đơn sắc I0 chiếu qua dung dịch màu bao gồm các thành phần:
Ia : Cường độ dòng sáng bị hấp thụ bởi dung dịch màu.
Ir: Cường độ dòng sáng bị phản xạ bởi thành cuvet và dung môi.
Il ; Cường độ dòng sáng ló ra khỏi dung dịch màu.
Như vậy: I0 = Ia + Ir + Il
Trong thực tế phân tích trắc quang khi đo mật độ quang thì dung dịch so sánh
(mẫu trắng) và dung dịch nghiên cứu được chuẩn bị trong dung môi như nhau và đựng
trong 2 cuvet hoàn toàn như nhau. Vì vậy mà giá trj Ir bị triệt tiêu hoàn toàn khi đo.
Giả sử lớp dung dịch đồng nhất l (cm) được chia ra nhiều lớp mỏng vô tận dl
(cm), dòng ánh sáng đơn sắc có độ dài bước sóng là λ khi chiếu vào lớp mỏng dung
dịch này thì cường độ dòng sáng bị giảm đi một lượng là dI (do có sự hấp thụ của lớp
dung dịch màu dl).
Độ giảm tương đối của cường độ ánh sáng dI/I tỉ lệ với bề dày dl mà dòng sáng
đi qua nên ta có:


dI
= Kdl
I


(Trong đó K là hệ số hấp thụ ánh sáng của môi trường).

ì dI < 0, K, dl,I >0 nên trong công thức trên có dấu âm. ⇔

Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 6

dI
= −Kdl
I

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

Il dI

2010

l

⇔ ∫ = −K ∫ dl
I
0
I0
⇔ ln I

Il


l

= − Kl

I0

0

⇔ lnIl – lnI0 = -Kl
⇔ ln

I 0 = Kl
Il

⇔ lg

I0
=K’l
Il

Đại lượng lg

I0
=A (mật độ quang)
Il

Biểu thức định lượng của định luật: A = lg

I0

= K’l
Il

Phát biểu định luật: Lượng tương đối của dòng ánh sáng bị hấp thụ bởi môi
trường mà nó đi qua không phụ thuộc vào cường độ tia tới. Mỗi một lớp bề dày như
nhau hấp thụ một phần ánh sáng đơn sắc đi qua dung dịch như nhau.
Ý nghĩa vật lý của hệ số K’:
lg

I0
= K’l
Il



I 0 = 10K’l
Il



Il
= 1K 'l
I 0 10

Nếu K’l =1 hay K’ = 1/l thì

Il
=1/10
I0


Vậy hệ số K’ là đại lượng nghịch đảo với bề dày của lớp dung dịch có khả năng
làm giảm cường độ dòng ánh sáng ban đầu 10 lần.
2.2 ĐỊNH LUẬT BEER
Phát biểu: Sự hấp thụ dòng quang năng nó tỷ lệ bậc nhất với số phân tử của chất
hấp thụ mà dòng quang năng đi qua nó.
Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 7

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

Riêng đối với các chất màu trong dung dịch thì định luật này được phát biểu như
sau: Độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch màu được đặc trưng bởi giá trị mật độ quang
của nó và tỷ lệ bậc nhất với nồng độ của dung dịch chất hấp thụ.
A = lg

I0
= KC
Il

Với K là hệ số tỷ lệ, C là nồng độ phức màu.
2.3 ĐỊNH LUẬT HỢP NHẤT BUGHE - LAMBERT- BEER
Qua 2 biểu thức định lượng của 2 định luật trên, cho thấy đại lượng mật độ quang
A tỷ lệ bậc nhất với bề dày l của dung dịch và nồng độ chất hấp thụ. Đồng nhất 2 định
luật trên ta có biểu thức định lượng:
A = lg


I0
= εlC
Il

Trong đó ε là hệ số hấp thụ phân tử. Đây là đại lượng đặc trưng cho độ nhạy của
phép phân tích.
 C=

A
εl

Nếu ε bé thì C lớn, điều này có nghĩa là chỉ phát hiện cấu tử đó ở nồng độ lớn
nên độ nhạy thấp.
Nếu ε lớn thì C nhỏ, điều này có nghĩa là có thể phát hiện cấu tử đó ở nồng độ
nhỏ nên độ nhạy cao.
2.4 ĐỊNH LUẬT CỘNG TÍNH
2.4.1 Nội Dung
Phát biểu: Ở bước sóng đã cho mật độ quang của hỗn hợp các cấu tử không
tương tác hóa học với nhau bằng tổng mật độ quang của các cấu tử riêng biệt ở cùng
bước sóng này.
Chứng minh:
Giả sử dung dịch chứa hỗn hợp 2 cấu tử màu là 1 và 2 không tương tác hóa học
với nhau và có khả năng hấp thụ ánh sáng ở một giá trị bước sóng nào đó.

A

λ
h


2

=lg

I0
IL

Cấu tử 1:

A

λ

1

=lg

I0
I1

Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 8

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

Cấu tử 2:


A

λ

+

1

A

A
λ
2

λ
2

=lg

= lg

2010

I1
IL

I0
I1
+ lg =
Il

IL

A

λ
h2

Tổng quát với hệ nhiều cấu tử màu không tương tác với nhau và đều có khả năng
hấp thụ ở bước sóng λ nào đó thì:

A

λ
h2

=

λ

λ

1

2

A +A
n

+…+


A

λ
n

= L ∑ ε i .C i
λ

i =1

Nhận xét: Định luật này là một bổ sung quan trọng cho 3 định luật trên, là cơ sở
toán học cho việc xác định thành phần của hệ nhiều cấu tử.
2.4.2 Xác định nồng độ chất trong hỗn hợp
Nếu các cấu tử trong hỗn hợp không tương tác hóa học với nhau cùng có khả
năng hấp thụ ánh sáng thì ta có thể xác định nồng độ của chúng trong hỗn hợp mà
không cần tách chúng ra khỏi nhau. Chẳng hạn, có một hỗn hợp gồm 3 cấu tử 1, 2, 3
có nồng độ tương ứng là C 1, C2, C3 không tương tác hóa học với nhau và cùng có khả
năng hấp thụ ánh sáng. Để xác định nồng độ của chúng thì trước hết chọn 3 bước sóng
mà ở đó các hệ số hấp thụ phân tử là đủ lớn (thường là cực đại). Tiến hành đo mật độ
quang của hỗn hợp tại các giá trị λ 1 , λ 2 , λ 3 .
Tại λ 1 :

A λh12 = ε1λ1 lC1 + ε λ21 lC 2 + ε 3λ1 lC 3

Tại λ 2 :

A λh 22 = ε 1λ 2 lC1 + ε λ2 2 lC 2 + ε 3λ 2 lC3

Tại λ 3 :


A λh 32 = ε 1λ 3 lC1 + ε λ2 3 lC 2 + ε 3λ 3 lC3

Các giá tri A hỗn hợp và ε i xác định bằng thực nghiệm. Giải hệ 3 phương trình
trên tìm được C1, C2, C3.
2.5 CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM SAI LỆCH ĐỊNH LUẬT LAMBERT – BEER
Có 6 nguyên nhân:
1. Sự có mặt của các chất điện giải lạ trong dung dịch nó làm biến dạng các phân
tử màu → Thay đổi độ hấp thụ làm lệch khỏi định luật Beer.
VD: phản ứng ion KL + Thuốc thử hữu cơ → phức màu
Nếu có ion lạ ⇒ Thay đổi lượng phức màu.
Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 9

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

2. Ảnh hưởng của hiệu ứng sonvat hóa hay hidrat hóa: Nó làm thay đổi nồng độ
phần mol của dung môi → Nồng độ chất màu cũng thay đổi → độ hấp thụ thay đổi →
lệch định luật Lambert-Beer
3. Ảnh hưởng của hiệu ứng liên hợp: Trong một số trường hợp bản thân của chất
hấp thụ xảy ra hiện tượng polime hóa (ở khoảng nồng độ cao) nó làm thay đổi nồng độ
hấp thụ nên lệch khỏi định luật Lambert - Beer
4. Ảnh hưởng mức độ đơn sắc của ánh sáng
Nếu chiếu vào chất màu ánh sáng:
-


Tuyệt đối đơn sắc thì không lệch khỏi định luật Lambert-Beer.

-

Không tuyệt đối đơn sắc hoặc đa sắc thì lệch khỏi định luật Lambert-Beer

5. Ảnh hưởng pH của dung dịch: Xét 4 trường hợp
a. Thuốc thử có đặc tính axit
VD: Mn+ + nHR  MRn + nH+
Khi pH thay đổi thì cân bằng trên chuyển dịch làm thay đổi nồng độ của phản
ứng màu → Thay đổi độ hấp thụ nên lệch khỏi định luật lambert-Beer.
b. Khi pH thay đổi thì dạng tồn tại và màu của dung dịch cũng thay đổi, nó làm
thay đổi độ hấp thụ → làm lệch khỏi định luật Lambert- Beer.
2−

VD: Cr2 Ο 7 + H2O  2Cr Ο 4
Da cam

2−

+ 2H+

vàng

c. Khi pH thay đổi thì thành phần và màu sắc của phức màu cũng thay đổi tức là
thay đổi độ hấp thụ nên lệch khỏi định luật Lambert-Beer.
VD: Phức giữa Fe3+ và axit sunfosalixilic
Fe3+ + H3SSal (H3SSal thực ra chỉ có 2H+)
Ở pH : 1,8  4 : FeSSal+ (1:1) đỏ tím
Ở pH: 5  8 : Fe(SSal) −2 (1:2) đỏ cam

3−

Ở pH: 8 10 : Fe(SSal) 3 (1:3) vàng
d. Khi tăng pH (đến môi trường bazơ mạnh) thì thường xảy ra quá trình cạnh
tranh giữa phức màu và phức hidroxo  làm thay đổi nồng độ phức màu  thay đổi
độ hấp thụ nên làm lệch khỏi định luật lambert- Beer.
6. Ảnh hưởng của sự pha loãng
Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 10

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

Khi pha loãng dưng dịch phức màu thì làm tăng độ phân li của phức màu, làm
giảm nồng độ của chất hấp thụ ánh sáng -> làm lệch định luật Beer.
a. Pha loãng phức màu bằng dung môi không có lượng dư thuốc thử
- Giả sử dung dịch phức màu có nồng độ ban đầu là C, độ điện li α . Tiến hành
pha loãng dung dịch phức màu nhiều lần, mỗi lần bằng một thể tích dung môi như
nhau và bằng thể tích dung dịch ban đầu.
Sau lần pha loãng thứ nhất phức màu có nồng độ C1 và độ điện ly α 1.
Sau lần pha loãng thứ hai phức màu có nồng độ C2 và độ điện ly α 2.
………
Sau lần pha loãng thứ n phức màu có nồng độ Cn và độ điện ly α n.
Xét cân bằng phân ly của phức màu:
MR  M +


R

Ban đầu

C

0

0

Phân ly







C(1- α )





Cân bằng

Theo định luật tác dung khối lượng, ta có: Kkb =

[ M][ R ] = Cα 2
[ MR ] 1 − α


Nếu phức khá bền thì α rất nhỏ nên 1- α ≈ 1.
K kb
C

=> Kkb = C α 2 => α =

(*)

( các Kkb là những hằng số nhiệt động chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ không phụ
thuộc vào các yếu tố khác như sự pha loãng,…).
Kkb = C α

2

Ta có: Cn =

= C1 α 1 = C2 α 2 = …..= Cn α n
2

2

2

C
n

α n = α n (**)

Gọi ∆ là độ lệch khỏi định luật Lambert-Beer.

Ta có A tỉ lệ thuận vớ [MR] nên A tỉ lệ thuân với 1 - α
Nếu gọi hệ số tỷ lệ là K thì:
A=K(1- α )
Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 11

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

An = K(1- α n )
Ta có A > An vì C > Cn
∆=

A − An
= αn - α
A

=> ∆ = α n - α = α ( n -1) =
Hay ∆ % =

K kb
( n -1)
C

K kb
( n -1) 100%.

C

Nhận xét: Để giảm độ lệch khỏi định luật lambert-beer thì:
-

Kkb càng bé thì phức càng bền thì sự pha loãng càng tốt.

-

Nồng độ phức ban dầu không quá bé.

-

Số lần pha loãng phải vừa phải.

b. Pha loãng phức màu bằng dung môi với lượng dư thuốc thử (dư p phần)
Giả sử nồng độ ban đầu của kim loại là C M nồng độ của thuốc thử là CR, phức
màu có độ điện li là α . Tiến hành pha loãng phức màun lần, mỗi lần bằng một lượng
dung môi như nhau và bằng thể tích dung dịch phức màu ban đầu.
Xét cân bằng phân li của phức màu:
MR  M +

R

Ban đầu

C

0


pC

Phân ly







C(1- α )



C(p+ α )

Cân bằng

Theo định luật tác dung khối lượng, ta có: Kkb =

[ M][ R ] = Cα(p + α) = Cpα
[ MR ]
1− α

(Nếu phức khá bền thì α rất nhỏ nên 1- α ≈ 1)
=> α =

K kb
pC


Tương tự lập luận như phần a ta tính được: α n =n α
∆=

A − An
= α n - α = α (n-1)
A

∆=

K kb
K
(n − 1) hay ∆ %= kb (n − 1) .100%
pC
pC

Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 12

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

Nhận xét:
-

Kkb càng bé hay phức càng bền thì pha loãng càng tốt.


-

Nồng độ ban đầu của phức không quá bé.

-

Số lần pha loãng phải vừa phải.

c. Pha loãng phức màu bằng một dung dịch thuốc thử có nồng độ hằng định
Xét cân bằng phân ly của phức màu:
MR  M +

R

Ban đầu

C

0

a

Phân ly





a


C(1- α )



a

Cân bằng

Theo định luật tác dung khối lượng, ta có: Kkb =

[ M][ R ] = αa = aα
[ MR ] 1 − α

Mà Kkb, a là hằng số nên khi pha loãng α là hằng số. Nên trường hợp này không
làm lệch định luật Lambert-Beer. Nhưng trong thực tế rất khó thực hiện điều kiện khi
pha loãng mà nồng độ thuốc thử là hằng định.
* Kết luận: Để hạn chế những ảnh hưởng trên khi phân tích so màu, người
tiến hành thực nghiệm cần phải:
- Chọn những tia đơn sắc thích hợp hay chọn bước sóng tối ưu khi phân tích trắc
quang trên máy quang phổ.
Ví dụ 1: Khi phân tích chlorophyll ta chọn bước sóng tối ưu ở 430nm hoặc ở
660nm. Nhưng chọn ở 430nm tốt hơn do có độ nhạy của phép phân tích cao hơn.

Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 13

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa


2010

Ví dụ 2: Khi phân tích carotene chọn bước sóng tối ưu ở 448nm hoặc 474nm.
Nhưng ở 448nm thì nhạy hơn do có mật độ quang lớn hơn.

Ví dụ 3: Nếu trong dung dịch có cả chlorophyll và caroten thì khi đo chlorophyll
nên đo ở bước sóng tối ưu là 660nm (tại bước sóng này caroten không cản trở). Nếu đo
caroten thì đo ở 474nm (tại bước sóng này chorophyll cản trở ít).
- Chọn thuốc thử và xác định lượng thuốc thử thích hợp.
- Chọn giá trị pH tối ưu.
- Đối với những dung dịch màu kém bền cần chú ý đến sự pha loãng.
- Cần chuẩn bị dung dịch nghiên cứu, dung dịch tiêu chuẩn, mẫu trắng (phương
pháp so màu bằng máy) phải song song và trong những điều kiện giống nhau hoàn
toàn,…..

2.6 ẢNH HƯỞNG CỦA ION LẠ ĐẾN MÀU CỦA DUNG DỊCH VÀ CÁCH
LOẠI TRỪ
Phương pháp phân tích đo màu thường dùng để xác định một phân tử hay một ion
trong một đối tượng phức tạp. Khi phân tích sau khi hòa tan mẫu cân được một dung
dịch, trong đó ngoài cấu tử cần xác định, còn có nhiều cấu tử khác gây cản trở phép
phân tích cấu tử chính.
2.6.1 Khái niệm:
Ion lạ hay chất lạ: Là những ion (chất) gây cản trở phép phân tích.
Ví dụ khi phân tích Fe3+ bằng thuốc thử SCN- thì Co2+ cản trở phép phân tích. Người
ta gọi Co2+ là ion lạ. Ngược lại nếu phân tích Co 2+ bằng SCN- mà trong dung dịch có
Fe3+ thì gọi Fe3+ là ion lạ.
Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 14


Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

2.6.2 Nguyên nhân ion lạ cản trở phép phân tích
- Do ion lạ có màu riêng. Ví dụ phân tích Co 2+ có màu hồng, bị Ni2+ màu xanh lục
cản trở.
- Do ion lạ tác dụng với thuốc thử tạo phức có màu hay không màu.
- Do ion lạ tác dụng với ion cần xác định.
Do đó trong phân tích trắc quang cần phải loại bỏ ảnh hưởng của các ion lạ đến
màu sắc của dung dịch. Để loại trừ ảnh hưởng này, chúng ta có thể sử dụng phương
pháp vật lý hay hóa học.
2.6.3 Các biện pháp loại trừ ion lạ
2.6.3.1 Dùng lượng thuốc thử thích hợp
Để ion lạ không tác dụng với thuốc thử hoặc có tác dụng nhưng với lượng không
đáng kể nên không gây cản trở phản ứng của ion cần xác định với thuốc thử
2.6.3.2 Dùng chất che dấu
Chất che là chất kìm hãm hay triệt tiêu ảnh hưởng của ion lạ đến phép phân tích.
Điều kiện của chất che là:
- Chất che phải không màu.
- Phức của chất che với ion lạ phải không màu và bền hơn phức giữa ion lạ với
thuốc thử.
Ví dụ: Khi định lượng Co2+ bằng thuốc thử SCN- theo phương pháp trắc quang thì
bị Fe3+ cản trở phép phân tích Co2+. Do :
Co2+ + SCN- Co(SCN)2 màu xanh
Fe3+ + SCN- FeSCN2+ màu đỏ.
Để Fe3+ không cản trở phép phân tích, dùng F- để che Fe3+:

3−

Fe3+ + 6F- FeF 6 (không màu)
Và β FeF

3−
6

= 105,17 > β FeSCN

2+

= 102,14

2.6.3.3 Làm thay đổi hóa trị của ion lạ
Bằng cách này đơn giản không có giá trị tổng quát như các phương pháp trên
nhưng trong một số trường hợp hay được sử dụng trong thực tế.
Ví dụ: Xác định Ni2+ bằng đimetylglioxxim (C4H8O2N2) khi có mặt của Fe2+, ta
loại trừ ảnh hưởng của nó bằng cách oxy hóa Fe2+ thành Fe3+.
Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 15

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

Khi ion lạ có màu riêng nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho việc phân tích đo màu,

trường hợp này rất phức tạp và gây nhiều khó khăn. Để loại trừ ảnh hưởng của các
ion lạ này, ta thường dùng phương pháp hóa học để tách như kết tủa, chiết, sắc ký
trao đổi ion,….
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không cần phải tách mà đo cường độ màu của
dung dịch bằng phương pháp dãy màu tiêu chuẩn và bổ chính là đơn giản và tiện lợi.
Nếu cực đại hấp thụ ánh sáng của chất cần xác định với các ion lạ khác nhau khá xa.
Ngoài ra đo bằng máy ta vẫn thu được kết quả tốt, trước tiên ta đo mật độ quang
của dung dịch khi chưa thêm thuốc thử ở vùng phổ hấp thụ cực đại của phức màu cần
xác định là A1. Sau đó ta thêm thuốc thử vào và lại đo mật độ quang tại vùng phổ đó
được A2. Hiệu số A2-A1 tỷ lệ với nồng độ của cấu tử cần định lượng.
Khi xác định các cation bằng phương pháp đo màu cần kể đến sự có mặt của các
anion có khả năng tạo với ion cần xác định, những hợp chất ít phân li hay phức. Loại
bỏ ảnh hưởng của các anion thường dễ hơn là loại bỏ cation, hơn thế nữa anion
thường được đưa vào cùng với dung môi, mà lựa chọn dung môi trong chừng mực
nhất định lại tùy thuộc vào người phân tích.
Các anion thường gây ảnh hưởng cho việc xác định đo màu là Cl -, SO42-,
….Chúng thường liên kết với cation cần xác định tạo thành các phức không màu dẫn
đến phức giữa ion cần xác dịnh với thuốc thử không hoàn toàn. Thông thường để giảm
ảnh hưởng của các anion kể trên, người ta thêm lượng ion lạ vào dung dịch tiêu chuẩn
đúng bằng lượng ion đó trong dung dịch khảo sát.
Nếu loại trừ ion lạ bằng các phương pháp trên mà vẫn không có hiệu quả thì ta
phải dùng phương pháp tách ion cần xác định ra khỏi ion lạ. Có 3 cách tách thường
dùng nhất là kết tủa và cộng kết, chiết.
2.6.3.4 Tách bằng phương pháp kết tủa
Phương pháp đo màu thường dùng để xác định một lượng nhỏ nguyên tố nào đó
trong một lượng lớn các chất khác. Nên muốn tách bằng phương pháp kết tủa ta phải
tách theo nguyên tắc là kết tủa nguyên tố cần định lượng, chứ không phải kết tủa ion
lạ. Bởi vì nếu kết tủa lượng lớn các chất cản trở sẽ kéo theo nguyên tố cần định lượng
kết tủa theo (cộng kết). Do đó mất một lượng nguyên tố cần định lượng.
Tách bằng phương pháp kết tủa thường cho kết quả âm và chỉ dùng khi không

còn có phương pháp nào tốt hơn.
2.6.3.5 Tách ion lạ (chất lạ) bằng phương pháp chiết

Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 16

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

Ví dụ : để tách và làm giàu ion Pb2+ trong mẫu nước, dùng thuốc thử đithizone cho
vào mẫu nước, phức chì đithizonat sinh ra được chiết bằng dung môi CCl 4.
2.6.3.6 Các phương pháp khác
Ngoài các phương pháp loại trừ các ion lạ trên, ta có thể dùng các phương pháp
khác như: sắc ký trao đổi ion, sắc ký giấy,…
2.7 ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA PHÉP ĐO MẬT ĐỘ QUANG
2.7.1 ĐỘ TRUYỀN QUANG (T)
Tỉ số cường độ dòng sáng đơn sắc đi qua dung dịch I L và cường độ dòng sáng
ban đầu I0 gọi là độ truyền quang T
T=

I0
IL
IL
=> lg T = lg
=> lg
= -lgT = A

I0
I0
IL

Nếu T% = T.100% thì: A = - ( 2+ lgT%)
=> T% = 102-A
2.7.2 Độ chính xác của phép đo mật độ quang
Giả sử có một máy đo nào đó, ứng với mọi phép đo, độ truyền quang T gây nên
sai số dT dẫn đến sai số mật độ quang dA tương ứng khác nhau. Tùy thuộc dA tương
ứng với miền nào của giá trị mật độ quang đo được. Mặt khác A phụ thuộc tuyến tính
vào C nên kết quả là với cùng một sai số dT của máy tại các miền đo khác nhau có thể
gây sai số dC khác nhau. Do đó, sai số tương ứng

∆C
sẽ khác nhau.
C

Ta có A = εlC
C=

A − lg T
=
εl
εl

=>

− ln T
dT
= C lấy vi phân ta được: dC =

2,303εl
2,303εlT

=>

∆C
∆T
∆T
dC
dT
=
= 0,434
=
hay
C
T. ln T
lg T.T
C T. ln T

∆C
Ta cóC
thể khảo sát sự biến thiên của sai số tương đối

∆C
trong suốt khoảng giá trị
C

có thể có của T ( từ 0 đến 1) với sai số ∆T cho trước. Kết quả khảo sát được biểu diễn
bằng đồ thị sau:


Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
20
70Trang 17 T%

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

Vậy với giá trị mật độ quang là 0,434 thì phép đo sẽ có sai số tương đối nhỏ nhất
hay giá trị đo được chính xác nhất.

CHƯƠNG 3
PHỔ HẤP THỤ VÀ CÁC PHẢN ỨNG TẠO THÀNH HỢP
CHẤT MÀU
3.1 CÁCH BIỂU DIỄN MỘT PHỔ HẤP THỤ
3.1.1 Các cách biểu diễn

ε

NếuA biểu diễn phổ hấp thụ theo dạng A = f( λ ) thì cần phải ghi rõ bề dày của
cuvet và nồng độ của dung dịch màu.
max
Amax
Nếu biết rõ thành phần và trạng thái cân bằng của hợp chất màu thì phổ hấp thụ

được biểu diễn dưới dạng .


Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
max
Trang 18

λ

max Phan Thị Thiên Trang

λ


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

3.1.2 Nửa bề rộng của vạch phổ hấp thụ
Là khoảng cách ứng với một nửa giá trị mật độ quang cực đại.
A
Amax

a = λ''A / 2 - λ'A / 2
a

λ' A max
/2

λ''A / 2

λ


Đối với một số phân tử đơn giản thì nửa bề rộng của vạch phổ hấp thụ là khoảng
80nm – 100nm, các phổ phức tạp thì thường có nhiều vạch phổ chúng có thể xen phủ
lên nhau.
3.1.3 Ý nghĩa của phổ hấp thụ ánh sáng trong phân tích trắc quang
Phổ hấp thụ càng rộng thì việc phân tích hỗn hợp nhiều cấu tử càng khó khăn vì
có sự chồng các phổ lên nhau.
Nếu phổ càng hẹp thì việc phân tích hỗn hợp nhiều cấu tử càng dễ dàng, tính
A
chọn lọc cao. A
Amax

Amax

1max

1max

2max

2max

λ

λ

2 phổ chồng lên nhau nên khó xác định 2 phổ không chồng lên nhau nên khó xác
định
3.2 Sự xen phủ giữa 2 phổ hấp thụ và sự đẳng
quang
Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang

Trang 19

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

(Điểm đẳng quang là điểm có mật độ quang bằng nhau)
Trong trường hợp đơn giản các vạch phổ hấp thụ của các cấu tử riêng biệt phân
bố xa nhau. Nếu khoảng cách giữa các vị trí cực đại lớn hơn tổng các giá trị nửa bề
rộng hấp thụ thì các vạch phổ ít xen phủ lên nhau. Ngược lại nếu khoảng cách giữa các
vị trí cực đại bé hơn tổng các giá trị nửa bề rộng hấp thụ thì có các điểm cắt nhau
(điểm này gọi là điểm đẳng quang). Trong phân tích trắc quang các hệ chứa 2 cấu tử
màu thường gặp là:
-

Hệ gồm thuốc thử hữu cơ HnR có màu và phức có màu.

- Hệ chứa các chất chỉ thị pH: Khi pH thay đổi hoặc nồng độ của thuốc thử thay
đổi thì có sự tạo phức với các thành phần khác nhau
MR + (n-1)R  MRn
Khi có sự chuyển dịch cân bằng tức là có sự chuyển một dạng cấu tử màu này
thành một dạng khác thì cực đại của vạch phổ tương ứng giảm đi còn cực đại của vạch
phổ kia tăng lên. Sau đây là phổ hấp thụ của 2 cấu tử màu 1 và 2 ở trạng thái cân bằng
khi chúng có các tỷ lệ khác nhau:

A


I

II

A

ε1 = ε2

2

4
3

1
đẳng quang
500nm

(1)
(2)

600nm

nm

I : II = 8 : 2
I : II = 6 : 4

Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 20


Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa
(3)

(4)

I : II = 4 : 6
I : II = 2 : 8

2010

( Với CI + CII = hằng số)

Các bước sóng cực đại cách nhau 100nm.
Tai điểm cắt A thì ε1 = ε 2 = ε đẳng quang.
Áp dụng định luật cơ sở của sự hấp thụ ánh sáng: A = AI + AII. Nếu l = 1cm thì:
A = ε1 .C I + ε II C II . Tại điểm đẳng quang A thì ε1 = ε 2
=> A = ε dangquang.(C I + C II )
Vì CI + CII = hằng số nên ε đẳng quang là hằng số => A đẳng quang là hằng số.
Như vậy ở bất kỳ sự chuyển dịch cân bằng nào giữa 2 cấu tử màu thì giá trị A
đẳng quang là không đổi.
Lưu ý: Nếu một cấu tử xác định tạo được một vài hợp chất màu có thành phần và
màu sắc khác nhau phụ thuộc vào pH, nhiệt độ lúc đó một thay đổi nhỏ của nồng độ
pH hay nhiệt độ, có thể gây ra sự thay đổi mật độ quang nếu đo ở các λmax

.

Tuy


nhiên, nếu đo mật độ quang ở bước sóng ứng với điểm đẳng quang thì các thay đổi
nhiệt độ, nồng độ, pH sẽ không ảnh hưởng, lúc đó độ tin cậy của phép đo tăng lên rõ
rệt, tuy độ nhạy có giảm đi so với ta đo ở

λ max.

3.3 Đo mật độ quang khi hệ chứa 2 cấu tử có màu:
Trong phân tích trắc quang phản ứng có độ nhạy cao là phản ứng giữa ion kim
loại và thuốc thử màu hữu cơ
Mn+ + HnR  MR + nH+
HnR và MR đều có màu, phổ của chúng thường xen phủ lên nhau vì vậy để đo
mật độ quang của phức màu. Trước hết ta cần chọn bước sóng tối ưu.
Có nhiều cách chọn λ tối ưu, thông thường người ta chỉ chọn λ tối ưu sao cho
A lớn nhất:
Đầu tiên vẽ phổ hấp thụ của phức và thuốc thử trên cùng hệ trục tọa độ. Chọn λ
tối ưu sao cho A = A phức – A thuốc thử = Max
A
HnR

Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang λ max
Trang 21

tối ưu

Phan Thị Thiên Trang

λ



Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

Nếu đo A tại λ max, tuy độ nhạy của phép phân tích có cao nhưng độ tin cậy
không cao vì thuốc thử hấp thụ đáng kể.
Nếu đo mật độ quang tại A ( λ tối ưu) tuy độ nhạy có giảm nhưng độ tin cậy của
phép đo tăng lên rõ rệt.
Ví dụ : Cách xác định bước sóng tối ưu khi đo chất màu Arsenazo III và phức của
nó với Er. Từ 2 đồ thị, nhận thấy nên chọn bước sóng 652 để đo vì tại bước sóng này
mật độ quang của phức màu là lớn nhất và không bị thuốc thử dư cản trở.
AsO3H2
N=N

HO3S

OH

OH

H2O3As
N=N
SO3H

3.4 Các tiêu chuẩn thuốc thử hữu cơ dùng trong phân tích trắc quang
HnR
a)  λ max = λMR
max − λ max ≥ 100( nm)

Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang

Trang 22

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

b) Xét hiệu tương đối:
ε MR
≥2
ε HnR

c) ε MR − ε HnR càng lớn càng tốt
3.5 Nghiên cứu các phản ứng tạo phức màu
Trong phân tích trắc quang thường dùng các phản ứng tạo phức màu, các phản
ứng tạo phức màu phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Phức màu phải có độ bền cao (vì cường độ màu tồn tại lâu và ion kim loại
chuyển vào phức hoàn toàn) để chuyển các ion kim loại cần xác định vào phức
-

Phản ứng tạo phức màu phải xảy ra hoàn toàn.

-

Phức màu phải có thành phần không đổi.

-


Phức màu có hệ số hấp thụ phân tử càng cao thì càng tốt.

Để nghiên cứu 1 hệ phức màu thường tiến hành theo các giai đoạn sau:
1. Chụp phổ hấp thụ của thuốc thử và phức.
2. Chọn các điều kiện tạo phức tối ưu:
- Chọn λ tối ưu.
- Thời gian tối ưu.
- Trong 1 vài trường hợp phải tìm nhiệt độ tối ưu.
- Thứ tự thêm thuốc thử.
- Nồng độ thuốc thử tối ưu.
- pH tối ưu.
3. Xem xét khả năng chiết phức bằng các dung môi hữu cơ. Nghĩa là dùng dung
môi hữu cơ để chiết phức ra khỏi hỗn hợp.
4. Xác định thành phần phức bằng các phương pháp độc lập.
5. Xác định các tham số định lượng của phức:
- Hệ số hấp thụ phân tử của phức.
- Hằng số không bền của phức.
- Nghiên cứu cơ chế tạo phức.
6. Xác định cấu tạo giả định của phức (vì mới dự đoán sơ bộ)
Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 23

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

7. Xây dựng đường chuẩn xác định khoảng nồng độ tuân theo định luật LambertBeer.

8. Xác định nguyên tố mẫu giả
9. Xác định các nguyên tố cản trở của phép phân tích
10. Xây dựng đường cong chuẩn có mặt của 1 số ion cản trở
11. Xác định nguyên tố trong hỗn hợp

CHƯƠNG IV
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO CƯỜNG ĐỘ MÀU CỦA DUNG
DỊCH
4.1 Các phương pháp so màu bằng mắt:
4.1.1 Phương pháp pha loãng:
* Cách tiến hành:
Chuẩn bị 2 xi lanh (hoặc 2 cốc, 2 ống đong) giống nhau có chia vạch thể tích.
Trong 1 xi lanh đựng dung dịch nghiên cứu có nồng độ chưa biết (Vnc, Tnc). Trong xi
lanh còn lại đựng dung dịch tiêu chuẩn đã biết nồng độ (Vtc, Ttc). Cho vào trong 2 xi
Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 24

Phan Thị Thiên Trang


Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa

2010

lanh 1 lượng thể tích môi trường như nhau, một lượng thuốc thử như nhau để tạo ra
phức màu, sau đó pha loãng dung dịch nào đó có màu đậm hơn cho đến lúc 2 xi lanh
có màu giống nhau. Đo thể tích của dung dịch trong 2 xi lanh.
Vì màu dung dịch trong 2 xi lanh như nhau nên lượng chứa của chất cần xác định
trong 1 ml của cả 2 dung dịch là như nhau.
Công thức tính:

Vnc.Tnc = V’nc.T’nc
⇒ T ' nc =

Vnc.Tnc
V' nc

Tương tự: Vtc.Ttc = V’tc.T’tc
T ' tc =

Vtc.Ttc
V' tc

Vì màu của dung dịch trong 2 cốc như nhau nên:
T ' nc =

Vnc.Tnc
Vtc.Ttc
= T' tc =
V' nc
V' tc

⇒ Tnc =

V' nc.Vtc.Ttc
V' nc

Trong đó:
Vnc là thể tích chất nghiên cứu ban đầu cho vào cốc có độ chuẩn ban đầu là Tnc.
V’nc là thể tích cốc chất nghiên cứu sau khi pha loãng có độ chuẩn là T’nc.
Vtc là thể tích chất chuẩn ban đầu cho vào cốc có độ chuẩn ban đầu là Ttc.

V’tc là thể tích chất chuẩn sau pha loãng có độ chuẩn là T’tc.
4.1.2 Phương pháp chuẩn độ so màu:
Chuẩn bị 2 xi lanh như nhau: Xi lanh 1 đổ dung dịch nghiên cứu (có nồng độ cần
xác định), thể tích môi trường và 1 lượng thuốc thử xác định để tạo thành dung dịch
màu.
Xi lanh 2 cũng cho một lượng nước cất bằng lượng dung dịch nghiên cứu, 1
lượng môi trường (nếu có), 1 lượng thuốc thử giống như trong xi lanh 1. Sau đó nhỏ
dung dịch tiêu chuẩn chứa nguyên tố cần xác định (có nồng độ đã biết) từ buret vào xi
lanh 2 cho đến khi màu trong 2 xi lanh như nhau (hiệu chỉnh thể tích dung dịch trong 2
xi lanh bằng nhau).

Bài giảng: Chuyên đề phân tích trắc quang
Trang 25

Phan Thị Thiên Trang


×