Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý di sản thế giới ở việt nam (qua trường hợp cố đô huế và đô thị cổ hội an) tóm tắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.02 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤCVÀĐÀO TẠO BỘ VĂNHÓA, THỂTHAOVÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
-----------------

QUẢN LÝ DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM
(QUA TRƯỜNG HỢP CỐ ĐÔ HUẾ VÀ ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN)

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 62.31.06.42

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2016


Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Lưu Tràn Tiêu

Phản biện 1: GS.TS. Lê Hồng Lý
Viện Nghiên cứu Văn hóa
Phản biện 2: GS.TS. Trương Quốc Bình
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Phản biện 3: TS. Phan Thanh Hải
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án, tại
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
32 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội


Vào hồi:..... giờ..... ngày..... tháng.... .năm 2016.

Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam tự hào là đất nước có hàng nghìn năm lịch sử dựng
nước và giữ nước. Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá, thể
hiện bản sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đã được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, các di sản của Việt Nam được
UNESCO ghi danh là di sản thể giới không chỉ là tài sản quý giá của
dân tột Việt Nam mà nó còn là tài sản quý giá của cả nhân loại.
Luận án này tác giả tập chung nghiên cứu loại hình di sản văn
hóa và thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam, loại di sản chứa đựng những
Giá trị Nổi bật Toàn cầu là những tài sản vô giá và không thể thay thế
được không chỉ của một dân tộc mà là còn của nhân loại.
Hiện nay công tác quản lý những di sản thế giới ở Việt Nam
đang có nhiều vấn đề bất cập. Cần nghiên cứu đánh giá toàn diện,
đưa ra những giải pháp và mô hình quản lý phù hợp nhằm bảo
tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới ở Việt Nam một cách
có hiệu quả.
Với những nguyên nhân trên, nghiên cứu sinh quyết định lựa
chọn đề tài Quản lý di sản thế giới ở Việt Nam (qua trường hợp Cố
đô Huế và Đô thị cổ Hội An) để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu công tác quản lý di sản thế giới hiện nay ở Việt

Nam (qua trường hợp di tích Cố đô Huế và Khu phố cổ Hội An) để
đánh giá, thực trạng và mô hình quản lý hiện nay đối với di sản thế
giới ở Việt Nam hiện nay.


2
Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực,
quy định của UNESCO về quản lý di sản thế giới. Đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý di sản thế giới hiện nay ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác quản lý, cơ cấu tổ
chức, bộ máy, chức năng nhiệm vụ và quá trình hoạt động của cơ
quan quản lý di sản thế giới Cố đô Huế và Khu phố cổ Hội An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận án nghiên cứu công tác quản lý di sản thế
giới (qua trường hợp Cố đô Huế và Đô thị cổ Hội An).
Về thời gian, luận án nghiên cứu công tác quản lý di sản thế giới
từ năm 1993 (năm di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi
danh là di sản thế giới).
4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp tiếp cận lịch sử: Đòi hỏi việc xác định giá trị của
di sản gắn với điều kiện lịch sử cụ thể, là cơ sở quan trọng nhận diện
truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, những yếu tố đồng đại và
lịch đại, nội sinh và tiếp biến, hình thành nên giá trị của di sản.
- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu trường hợp thông qua việc đi
sâu nghiên cứu hai trường hợp điển hình đó là di tích Cố đô Huế và
Khu phố cổ Hội An, từ đó đề xuất mô hình và các giải pháp quản lý
di sản thế giới ở Việt Nam hiện nay.

4.2. Phương pháp nghiên cứu


3
- Phương pháp phân tích-tổng hợp: Phân tích một cách hệ thống
nhằm nhận biết rõ vai trò, ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến di sản.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các nhà quản lý di sản
ở trung ương và địa phương có di sản thế giới, khai thác các khía
cạnh khác nhau trong hoạt động quản lý, đặc biệt là mô hình quản lý.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng trong việc đánh giá di
sản, giúp tiếp cận thực tế bằng đo đạc, quan sát, quay phim, chụp
ảnh, vẽ ghi chép...
5. Đóng góp của luận án
Luận án là công trình trực tiếp nghiên cứu một cách toàn diện và
hệ thống về thực trạng quản lý di sản thế giới ở Việt Nam trong thời
điểm hiện tại, hình thành các luận cứ khoa học để bước đầu đưa ra
mô hình quản lý di sản thế giới, nâng cao hiệu quả các cơ quan quản
lý di sản thế giới trong thời gian tới.
Những kết quả thu được của luận án là tài liệu tham khảo tốt đối
với các nhà quản lý di sản ở các địa phương trên phạm vi cả nước,
đặc biệt là các địa phương có di sản thế giới.
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, công tác quản lý di sản ở Việt Nam đã
đạt được nhiều kết quả tích cực. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di
sản nói chung và di sản thế giới nói riêng, được quan tâm, đầu tư hơn
từ các cấp, các ngành. Trong quá trình phát triển của đất nước, công
tác quản lý di sản nói chung và di sản thế giới nói riêng sẽ phải đối
mặt với nhiều thách thức, khó khăn.



4
Các công trình nghiên cứu, các đề tài có liên quan đến di sản
thế giới trong thời gian qua, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn
diện về quản lý di sản thế giới ở Việt Nam hiện nay.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (08 trang), Kết luận (04 trang), Tài liệu
tham khảo (12 trang), Phụ lục (38 trang), nội dung luận án được cấu
trúc thành 4 chương; Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về quản
lý di sản thế giới ở Việt Nam (41 trang); Chương 2: Quản lý di tích
Cố đô Huế (27 trang); Chương 3: Quản lý Khu phố cổ Hội An (23
trang); Chương 4: Bàn luận và kiến nghị (45 trang)
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DI
SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di sản
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Di sản văn hoá vật thể: Tại Điều 1 của Công ước về bảo vệ di
sản văn hoá và thiên nhiên thế giới năm 1972 của UNESCO, di sản
văn hoá được hiểu là: các di tích, các công trình kiến trúc, các công
trình điêu khắc và hội hoạ, các yếu tố hoặc các cấu trúc có tính chất
khảo cổ học, các dấu khắc, nơi cư trú hang động và tổ hợp các đặc
điểm có Giá trị Nổi bật Toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ
thuật hay khoa học [103].
- Di sản văn hoá phi vật thể: Theo Điều 2 Công ước về Bảo vệ di
sản văn hoá phi vật thể năm 2003 của UNESCO: Di sản văn hoá phi
vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt tri


5
thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và

các không gian văn hoá có liên quan mà cộng đồng, nhóm người và cá
nhân, công nhận là một phần di sản văn hoá của họ [101].
- Khái niệm quản lý: Quản lý là một hoạt động nhằm đảm bảo
sự vận hành của một hệ thống, một tổ chức một cách liên tục, đúng
chức năng. Chúng ta cũng thường nói đến quản lý với tư cách là một
khoa học, trong đó quản lý: [68, tr. 28].
1.1.2. Cơ sở lý thuyết về quản lý di sản
Quan điểm bảo tồn nguyên gốc (theo Ashworth quan điểm này
được đề xuất từ những năm 1850) cho rằng, các sản phẩm của quá
khứ cần được bảo tồn nguyên vẹn như nó vốn có.
Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa (theo Ashworth quan
điểm này được đề xuất từ những năm 1960) là xu thế phổ biến trong
giới học giả hiện nay trên cơ sở mỗi di sản cần phải đặt trong một
không gian và thời gian cụ thể.
Quan điểm quản lý di sản trong mối quan hệ giữa bảo tồn và
phát triển được coi là quan điểm mới nhất hiện nay, hiện đang chiếm
vị trí chủ đạo trong giới học thuật cũng như giới quản lý văn hóa ở
nhiều nước trên thế giới.
1.2. Tổng quan về di sản thế giới ở Việt Nam

1.2.1. Tiêu chí cần đạt được của một di sản thế giới
Một di sản có giá trị nổi bật toàn cầu nếu di sản đó đáp ứng
được ít nhất là một trong các tiêu chí do UNESCO quy định tại công
ước năm 1972:
1.2.2. Di sản văn hoá thế giới: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993);
Khu phố cổ Hội An (1999); Khu di tích Mỹ Sơn (1999); Khu Trung tâm
Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (2010); Thành nhà Hồ (2011).


6

1.2.3. Di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long (1994),
(2000); Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (2003), (2015).
1.2.4. Di sản hỗn hợp: Quần thể danh thắng Tràng An (2014).
1.3. Chính sách và mô hình quản lý văn hóa của một số nước
trên thế giới

1.3.1. Một số mô hình quản lý văn hóa tiêu biểu trên thế giới
- Mô hình “Phúc lợi nhà nước”: Mô hình “Phúc lợi nhà nước”
còn được gọi là mô hình “Kiến trúc sư” (Architect). Để đạt được các
mục tiêu phúc lợi xã hội và tạo cơ hội để mọi công dân phát triển khả
năng và tính sáng tạo của họ.
- Mô hình “Kế hoạch hóa tập trung”: Theo các nhà nghiên cứu
văn hóa phương Tây, đây là mô hình quản lý văn hóa của Liên Xô cũ
và các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa trước đây (hay còn được gọi
là mô hình “Kỹ sư” (Engineer).
- Mô hình quản lý văn hóa gián tiếp: Có thể nói đây là mô hình
được các nhà nghiên cứu văn hóa và các nhà hoạch định chính sách
chú ý nhiều hơn cả, vì nó có sự kết hợp giữa nhà nước và xã hội
trong việc hoạch định và thực hiện quản lý văn hóa quốc gia.
- Mô hình của Trung Quốc: Khá tương đồng với mô hình quản
lý văn hóa và di sản văn hóa ở Việt Nam. Thể chế tổ chức quản lý sự
nghiệp văn hóa đó là Nhà nước là chủ thể.

1.3.2. Kinh nghiệp quản lý di sản thế giới của các nước trong
khu vực
- Luông Phabang của Lào: Đây là một quần thể di sản rộng lớn,
bao gồm cung điện, chùa chiền, những ngôi nhà sàn đặc trưng, làng
mạc truyền thống với rừng cây và sự hài hòa giữa phong cách kiến
trúc Lào với phong cách kiến trúc Pháp.



7
- Quần thể di tích Angkor của Campuchia: Được UNESCO ghi
danh là di sản thế giới năm 1992, đồng thời cũng bị đưa vào danh
sách di sản bị đe dọa, năm 2004 được đưa ra khỏi danh sách này.
- Di sản thế giới Lahore của Pakistan: Gồm pháo đài Lahore và
khoảng 30 di tích khép kín bên trong hệ thống tường thành được xây
dựng năm 1641.
- Thành phố cổ Kandy của Sri Lanka: Là kinh đô cuối cùng của
các hoàng đế Sri Lanka, kéo dài từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, sau
đó là thuộc địa của Anh.
- Thương cảng cổ Georgetow tỉnh Penang của Malaysia: Là di
sản pha trộn nhiều tôn giáo, truyền thống văn hoá và kiến trúc.
- Vigan của Philippine: Là thành phố thương mại, là thuộc địa
của Tây Ban Nha thế kỷ XVI còn lại tương đối nguyên vẹn gần như
duy nhất ở Châu Á.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm
- Bảo vệ, gìn giữ Giá trị Nổi bật Toàn cầu, tính xác thực, tính
toàn vẹn của di sản và để thực hiện những cam kết của quốc gia
thành viên đối với UNESCO.
- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản nói chung, di sản văn hóa và
thiên nhiên Thế giới nói riêng, phải hướng tới cộng đồng. Cần nâng
cao nhận thức và sự hiểu biết về Giá trị Nổi bật Toàn cầu của Di sản
Thế giới cho cộng đồng sở tại nơi có di sản.
- Xác định tính chất của di sản trong bối cảnh đương đại để có
chiến lược quy hoạch bảo tồn cho phù hợp. Các quốc gia khi tiến
hành bảo tồn di sản đều đặt tính lịch sử và văn hóa, Giá trị Nổi bật
Toàn cầu lên hàng đầu.



8
Chương 2
QUẢN LÝ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ
2.1. Quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế
Di sản văn hóa Huế bao gồm quần thể di tích Cố đô, với thành
quách, cung điện, lăng tẩm, đàn miếu, chùa quán, cầu cống, phủ đệ,
hệ thống kiến trúc cộng đồng, tôn giáo và kiến trúc dân gian; các di
sản văn hóa phi vật thể liên quan.
Năm 1981, Tổng giám đốc UNESCO lúc bấy giờ đã cho rằng,
di sản Huế đang ở tình trạng lâm nguy, đứng bên bờ vực của sự diệt
vong và sự quên lãng, với nỗ lực của Chính phủ cùng cộng đồng
quốc tế di sản Huế đã thoát ra khỏi tình trạng trên. Năm 1991, các di
tích quan trọng của Huế đã được lập hồ sơ khoanh vùng bảo vệ.
Trên bình diện quốc tế, Huế được UNESCO chính thức ghi
nhận đã vượt qua “giai đoạn cứu nguy khẩn cấp” để bước vào “thời
kỳ ổn định và phát triển". Năm 2003, UNESCO ghi danh Nhã nhạc
cung đình Huế là “Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu
của nhân loại” [86, tr 11-15].
2.2. Khái lược về Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế
Ngày 30 tháng 5 năm 1992, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra Quyết định số 443/QĐ-UBND đổi tên Công ty Quản lý di
tích và văn hóa Huế thành Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.
Năm 2010 UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành Quyết
định số 2062/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 về việc quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bảo tồn
di tích Cố đô Huế theo đó Trung tâm có 17 nhiệm vụ chính.


9
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Bảo tồn di tích
Cố đô Huế được quy định tại Quyết định số 2062/QĐ-UBND ngày

29/11/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2.3. Hệ thống các văn bản quản lý di tích Cố đô Huế
Luật Di sản văn hóa cùng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn
thi hành Luật Di sản văn hóa, là cơ sở pháp lý quan trọng nhất có tác
động tích cực tới các hoạt động bảo vệ di sản Huế. Ngoài ra Thủ
tướng Chính phủ, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã ban hành
nhiều văn bản nhằm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích
Cố đô Huế.
Có thể khẳng định những văn bản nói trên đã góp phần quan
trong vào việc quản lý, bảo tồn và phát huy Di sản thế giới Cố đô
Huế trong thời gian qua cũng như sau này.
2.4. Hoạt động quản lý di sản tại di tích Cố đô Huế
2.4.1. Những kết quả đạt được
- Nguồn nhân lực và phát triển Trung tâm di tích Cố đô Huế
Kể từ khi được thành lập năm 1982, trải qua 30 năm thành lập
và phát triển, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã đạt được
những kết quả quan trọng, góp phần bảo tồn, phát huy gía trị của
Quần thể di tích Cố đô Huế.
Những năm qua, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã gặt hái
được nhiều thành tích đáng kể. Hầu hết các di tích dưới sự quản lý trực
tiếp của Trung tâm đều được bảo quản cấp thiết bằng các biện pháp chống
dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế
các bộ phận bị lão hóa, nhờ vậy mà trong điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt, các di tích vẫn được bảo tồn và kéo dài tuổi thọ.


10
2.4.2. Những thách thức phát triển bền vững
Thực tiễn hiện nay đang tồn tại những “điểm chênh” giữa quy
định trong Công ước của UNESCO về bảo vệ di sản Văn hóa và

thiên nhiên thế giới và quy định trong Luật Di sản văn hóa; đặc biệt
là vấn đề mở rộng ranh giới khu vực di sản Thế giới (vùng lõi) và
vùng đệm của di sản (hay vùng bảo vệ I và vùng bảo vệ II theo Luật
Di sản văn hóa).
Hiện nay tất cả các dự án bảo tồn, trùng tu di tích Cố đô Huế
phải chịu sự chi phối, điều chỉnh của nhiều bộ luật khác nhau như:
Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư
công cùng nhiều quy định, quy ước quốc tế về công tác bảo tồn di
sản thế giới.
Trong những năm qua, Trung tâm đã xây dựng được đội ngũ
cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn tham gia công tác bảo tồn, tu bổ,
bao gồm các nhà nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của công tác. Để vượt
qua những thách thức, khó khăn, đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư
của nhà nước của tỉnh và sự hỗ trợ của quốc tế, đặc biệt là tháo gỡ về
cơ chế chính sách, về kinh phí.
2.5. Xây dựng Huế thành trung tâm Văn hoá, Du lịch đặc sắc
Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
khóa XIV đã xác định xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm
văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn
đến năm 2010.
Thừa Thiên - Huế là thành phố văn hóa, di sản và thân thiện với
môi trường, các ngành, địa phương trong tỉnh đã đề ra nhiều giải


11
pháp tập trung đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản
văn hóa vật thể, phi vật thể.
2.6. Đánh giá chung
Hơn 20 năm kể từ khi được ghi danh là Di sản văn hóa thế giới,
Cố đô Huế đã được các chuyên gia UNESCO và các tổ chức quốc tế

đánh giá là “điểm sáng” trong công cuộc bảo tồn di sản. Để phát huy
những thành tích đáng ghi nhận đó, trong thời gian tới, tỉnh Thừa
Thiên Huế cần có những cơ chế chính sách phù hợp, kịp thời để tiến
gần hơn tới mục tiêu phát triển bền vững giá trị di sản.
Mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, nhưng
Đảng, Nhà nước và chình quyền địa phương đã rất quan tâm tới công
tác bảo tồn và phát huy di tích Cố đô Huế.
Chương 3
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN
3.1. Quá trình bảo tồn và phát huy giá trị Đô thị cổ Hội An
- Giai đoạn trước năm 1985: Từ đầu thế kỷ XIX, Đô thị Thương cảng quốc tế Hội An hầu như chỉ còn là ký ức, chìm sâu vào
quên lãng. Thậm chí, sự tồn tại của Khu phố cổ với những bức tường
xiêu vẹo, loang lổ màu thời gian, lắm kèo nhiều cột, mái thấp...còn bị
xem là chướng ngại của sự phát triển trong một xã hội hiện đại.
- Giai đoàn từ 1985 đến nay: Chỉ 4 tháng sau, tính từ sự kiện
trọng đại nêu trên, tháng 7/1985, UBND tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng
phối hợp với Bộ Văn hóa (nay là Bộ VHTTDL) và các cơ quan, các
nhà khoa học ở Trung ương và các tỉnh, thành phố khác, đã tổ chức
nhiều Hội thảo khoa học quốc gia về phố cổ Hội An.


12
Trong 20 năm qua, Nhà nước, tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội
An và người dân đã đầu tư tiền của để tu bổ cấp thiết cho hơn 130 di
tích đang có nguy cơ bị sụp đổ cả trong Khu phố cổ lẫn ngoại ô bên
được tu bổ tôn tạo.
3.2. Khái lược về Trung tâm Quản lý Bảo tồn di sản văn hoá
Hội An
Tháng 2 năm 1986, Ban Quản lý di tích và Dịch vụ du lịch Hội
An được thành lập trực thuộc UBND Thị xã, với hai chức năng quản

lý di tích và dịch vụ du lịch. Từ đây hoạt động quảng bá, tuyên
truyền về những giá trị to lớn của di sản thế giới Hội An được tổ
chức bàn bải và khoa học ở trong nước và nước ngoài.
Tháng 10 năm 1996, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa
Hội An được thành lập. Được sự giúp đỡ của Trung ương, tháng 7
năm 1997, hồ sơ khoa học về Khu phố cổ Hội An chính thức được
Chính phủ phê chuẩn và gửi đến UNESCO, sau nhiều lần các đoàn
chuyên gia được UNESCO cử đến giám định, kiểm tra thực tế.
Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An là đơn vị sự
nghiệp công lập, có chức năng tham mưu cho UBND Thành phố Hội
An và tham gia quản lý nhà nước về Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới
Cù Lao Chàm - Hội An.
3.3. Hệ thống các văn bản quản lý Đô thị cổ Hội An
Hệ thống các văn bản quản lý và bảo tồn di sản văn hóa của
Khu đô thị cổ Hội An An được xem xét trên các phương diện sau:
Các quy định pháp lý, biện pháp can thiệp trong quản lý và bảo tồn,
phát huy di sản, hệ thống quản lý và định hướng quản lý nhà nước
(trung ương và địa phương).


13
Như vậy, Hội An có một hệ thống các quy định pháp lý chi tiết,
đồng bộ và phù hợp với thực tiễn, bước đầu đáp ứng được công tác
quản lý, bảo tồn và phát huy những giá trị to lớn của di sản văn hóa
thế giới Khu phố cổ Hội An.
3.4. Hoạt động quản lý di sản tại Đô thị cổ Hội An
3.4.1. Tính đặc thù của di sản Đô thị cổ Hội An
Trong nhiều thế kỷ, Hội An đã từng là nơi gặp gỡ, giao lưu của
nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Bên cạnh những phong
tục tập quán bản địa của người Việt còn có những tập tục của cộng

đồng cư dân nước ngoài định cư tại đây.
Người Hội An vốn giàu truyền thống văn hoá lại sớm giao lưu
với thế giới bên ngoài, đã hình thành một bản sắc văn hoá độc đáo
riêng và được giữ gìn, bảo tồn qua bao thế hệ cho đến hôm nay. Cuộc
sống của con người nơi đây thiên về nội tâm.
3.4.2. Những kết quả đạt được
Trải qua thăng trầm lịch sử, quần thể di tích với mật độ dày đặc,
phố cổ Hội An vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng của phong cách
kiến trúc xưa. Mặc dù chú trọng và đầu tư không ít vào phát triển du
lịch nhưng các cấp chính quyền và người dân Hội An vẫn bảo tồn
được những giá trị văn hóa và lịch sử truyền thống [98, tr. 41-49].
Với Hội An là một di sản tương đối đặc thù ở Việt Nam, di sản
trong lòng thành phố, có sự gắn kết chặt trẽ với cộng đồng do vậy mô
hình quản lý như hiện nay của Hội An đã và đang phát huy rất tốt
tính chất đặc thù này trong thời gian qua, góp phần bảo tồn, phát huy
những giá trị độc đáo vốn có của di sản này.


14
3.4.2. Những hạn chế và thách thức
Những khó khăn mà Hội An đang phải thường xuyên đối mặt là
sự xuống cấp của di tích, các di sản kiến trúc Hội An phần lớn tập
trung trong khu phố cổ (hơn 1000 di tích, trong đó chiếm hơn 82% là
thuộc sở hữu tư nhân) có niên đại khởi dựng từ trước thế kỷ XIX và
hầu hết các cấu kiện chịu lực chính chủ yếu là gỗ, mái lợp ngói âm
dương đất nung theo thời gian, tuổi thọ của vật liệu đã “tới hạn”.
Tình trạng bán nhà di tích đã và đang diễn ra, từ khi du lịch phố
cổ gắn với di sản phát triển, bất động sản của Hội An nói chung và
nhà cổ trong phố nói riêng có giá trị thương mại rất lớn.
Hội An còn có những khó khăn riêng trong công tác quản lý bảo

tồn đó là không thống nhất một cơ quan quản lý, chức năng nhiệm vụ
lại thuộc về hai cơ quan, là Trung tâm quản lý, bảo tồn di sản văn hóa
Hội An và Trung tâm văn hóa thể thao.
3.5. Xây dựng Hội An thành phố sinh thái
Năm 1999, Khu phố cổ Hội An được UNESCO ghi danh là Di
sản văn hóa thế giới, ngày 15 tháng 12 năm 2009, HĐND thành phố
Hội An đã thông qua Nghị quyết “Xây dựng thành phố Hội An Thành phố sinh thái”.
Hội An không phải là đô thị của giai đoạn công nghiệp hoá đang
trôi qua mà là đô thị hậu công nghiệp hóa. Nếu đi theo con đường có
sẵn của mô hình đô thị thời công nghiệp hóa, Hội An chắc chắn khó
tránh khỏi những mâu thuẫn và thách thức, thậm chí là những hậu
quả mà các thành phố hiện đại đang gánh chịu.


15
3.6. Đánh giá chung
Với những lợi thế của Hội An đã xây dựng cơ chế để phát huy
vai trò của cộng đồng, đặt lợi ích mà họ nhận được từ việc bảo tồn di
sản thông qua phát triển du lịch. Cộng đồng dân cư là đối tượng
hưởng lợi lớn từ du lịch cả về vật chất lẫn tinh thần, nhờ hoạt động
du lịch mà kinh tế nơi đây phát triển, hộ nghèo giảm nhanh.
Bên cạnh chủ trương thu hút khách du lịch và khuyến khích, hỗ
trợ người dân làm kinh doanh các mặt hàng phục vụ du lịch, thành
phố Hội An có chính sách rõ ràng về miễn thuế và mức đầu tư kinh
phí trùng tu tùy theo độ hư hại của di tích và vị trí của ngôi nhà.
Chương 4
BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Quan điểm, mục tiêu , quản lý và bảo tồn phát huy giá
trị di sản thế giới ở Việt Nam
4.1.1. Quan điểm

Thứ nhất: Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sửvăn hóa và danh lam thắng cảnh phải đảm bảo tính trung thực của
lịch sử hình thành các di tích.
Thứ hai: Bảo tồn phải gắn với phát huy những giá trị văn hóa
vật thể và phi vật thể của di tích, với sự phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, sự phát triển của các ngành hữu quan.
Thứ ba: Tạo lập sự hài hoà giữa phát triển kinh tế, quá trình đô
thị hóa với bảo vệ các di tích; ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai
và xây dựng các công trình không phù hợp trong các khu vực bảo vệ
của di tích.


16
Thứ tư: Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, thực hiện xã hội
hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích. Huy động tối đa
các nguồn lực trong và ngoài nước.
4.1.2. Mục tiêu, nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản
- Mục tiêu
+ Giữ gìn nguyên vẹn và đầy đủ các di sản đã và đang được xếp
hạng, không để xuống cấp, tổn thất hoặc bị huỷ hoại. Nâng cao nhận
thức, phát huy các giá trị của di sản của dân tộc cho nhân dân, đặc
biệt là thế hệ trẻ.
+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước về di tích theo hướng
xã hội hóa, thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào việc bảo vệ
và phát huy di tích, gắn với quản lý nhà nước bằng pháp luật.
- Nguyên tắc
+ Giá trị văn hóa của một di tích được xác định bằng chính các
giá trị kiến trúc, lịch sử và xã hội của di tích đó.
+ Bảo tồn tính chân xác của di tích, trong đó việc duy trì di tích
nhằm gìn giữ yếu tố gốc của nó.
+ Hướng dẫn hoạt động của Công ước di sản thế giới quy định;

tính chân xác của vật thể của một số di tích và bối cảnh của nó cần
được bảo tồn ở nhiều mặt; thiết kế, vật liệu, tay nghề công nhân và
môi trường.
4.2. Mô hình quản lý di sản thế giới ở Việt Nam

4.2.1 Thực trạng các đơn vị quản lý di sản thế giới hiện nay
ở Việt Nam
Trước thực trạng “mỗi nơi một kiểu” mô hình quản lý di tích ở
các địa phương, khiến cho công tác bảo tồn di sản gặp khó khăn. Bộ


17
VHTTDL đã yêu cầu các địa phương kiện toàn bộ máy quản lý di
tích, để công tác bảo vệ và quản lý di tích đạt hiệu quả hơn.
- Đơn vị quản lý cấp tỉnh, thành phố: Trung tâm Bảo tồn di tích
Cố đô Huế; Khu Trung tâm Hoàng thành - Thăng Long, Vườn quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Khu danh thắng Tràng An.
- Đơn vị quản lý cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh: Vịnh Hạ
Long, Khu đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ
- Đơn vị quản lý cấp phòng: Thành nhà Hồ

4.2.2. Định hướng mô hình quản lý di sản thế giới ở Việt Nam
4.2.2.1. Tổ chức của đơn v trực tiếp quản lý, bảo vệ di sản thế giới
Hiện nay việc thành lập mới hoặc tổ chức lại và giải thể một
đơn vị đang thực hiện theo Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28
tháng 6 năm 2012 của Chính phủ.
Trong văn bản hướng dẫn của UNESCO về thực hiện Công ước
về di sản thế giới quy định: Trong quá trình đề cử và sau khi được ghi
danh là di sản thế giới, UNESCO thực hiện giám sát tình trạng bảo tồn
các di sản thế giới, các quốc gia thành viên.

Xây dựng mô hình quản lý di sản thế giới ở Việt Nam cần có
một cách tiếp cận linh hoạt và phải căn cứ vào đặc thù, tính chất của
di sản để có định hướng xây dựng cơ quan quản lý phù hợp.
4.2.2.2. Nhiệm vụ của đơn v trực tiếp quản lý, bảo vệ di sản thế giới
Các cơ quan quản lý, bảo vệ di sản hiện nay chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn cũng rất khác nhau, không thống nhất, theo quy định
của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của
Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, thì
mỗi địa phương có di sản thế giới lại có những quy định riêng, khiến


18
cho việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản thế giới
còn có những hạn chế nhất định.
Đơn vị trực tiếp quản lý, bảo vệ di sản thế giới cần phải thành
lập Hội đồng tư vấn khoa học để tư vấn cho người đứng đầu của đơn
vị về hoạt động quản lý, bảo vệ di sản thế giới.
4.3. Giải pháp về quản lý di sản thế giới ở Việt Nam

4.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát
huy giá trị của di sản thế giới
Hoàn chỉnh hệ thống chính sách về di sản, nhất là những chính
sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Đặc
biệt là những quy định của pháp Luật cho phép các doanh nghiệp, cá
nhân được giảm một phần thuế kinh doanh, thuế thu nhập.
Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn vì sự phát triển
bền vững, với quan điểm di sản là cái đang có, cái không thể thay
thế, nên vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của
các thế hệ hôm nay và mai sau thì cái mới, cái xây dựng sau cần phải
hết sức tôn trọng di sản gốc.

Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích quản lý du lịch theo
hướng tôn trọng và phát huy di sản; cần có tiếng nói chung giữa
những người quản lý di sản và những người làm du lịch đê họ hiểu rõ
hơn tầm quan trọng của di sản, các sưu tập, các văn hóa đang tồn tại,
đảm bảo một tương lai bền vững cho những di sản đó.

4.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực
Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị
di sản, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di sản, các


19
kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân,
những người làm công tác bảo vệ di sản ở địa phương...
Việc quản lý các hoạt động của di sản thế giới phải có đội ngũ
cán bộ có trình độ chuyên môn cao, hướng tới tính chuyên nghiệp để
đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới
đạt kết quả cao thì yếu tố con người là vô cùng quan trọng[38, tr. 5-7].
4.3.3. Cơ chế tài chính cho di sản
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di sản thế giới căn cứ nguồn
thu, cơ cấu chi để quy định cụ thể phần trăm (%) nguồn thu từ bán vé
được trích lại cho đơn vị trực tiếp bảo vệ di sản thế giới theo quy
định của pháp luật về tài chính
- Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá
trị di sản thế giới phải được thống nhất và được quy định cụ thể như:
Nguồn từ ngân sách của Nhà nước đầu tư cho di sản; các khoản thu
từ hoạt động sử dụng, khai thác.
- Các nguồn hỗ trợ tài chính của Quốc tế, các tổ chức phi chính
phủ và của UNSCO dành cho công tác bảo tồn di sản.
4.3.4. Lập quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát

huy giá trị Di sản Thế giới
- Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá
trị di sản thế giới được lập và điều chỉnh theo quy định về Quy hoạch
tổng thể di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tại Nghị định
số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ.
- Điều 4 Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định điều kiện năng lực
của tổ chức, cá nhân trong việc quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi


20
di tích, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, báo cáo kinh tế - kỹ
thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
- Nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể và Quy hoạch tổng thể được lập
và điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP và quy
định của pháp luật về du lịch, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng,
pháp luật về đa dạng sinh học và pháp luật về thủy sản;
4.3.5. Xây dựng Kế hoạch quản lý Di sản Thế giới
- Mô tả di sản thế giới: Hiện trạng khu vực bảo vệ I, khu vực
bảo vệ II, các điểm di tích, cụm di tích, cảnh quan thiên nhiên, các
điều kiện nền về địa chất, đa dạng sinh học và những yếu tố gốc tạo
nên giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới.
- Tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới đã được
UNESCO công nhận và các giá trị khác về vật thể và phi vật thể của
di sản thế giới; Mục tiêu của kế hoạch quản lý.
- Quy định pháp lý trong nước và quốc tế áp dụng đối với quản lý,
bảo vệ di sản thế giới; các nguy cơ tác động tới di sản thế giới.
- Cơ chế, chính sách quản lý, bảo vệ di sản thế giới nhằm ngăn
chặn các yếu tố, nguy cơ tác động tới di sản thế giới; thực trạng quản
lý, bảo vệ di sản thế giới.
- Giám sát tình trạng bảo tồn đối với di sản thế giới: các chỉ số cần

giám sát, chu kỳ thời gian giám sát, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm
giám sát.
- Bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của đơn vị trực tiếp quản lý, bảo vệ di sản thế giới; Những nội
dung, kết quả nghiên cứu có liên quan của Quy hoạch tổng thể.


21
- Kế hoạch triển khai các hoạt động bảo vệ di sản thế giới và kế
hoạch đào tạo nguồn nhân lực (giai đoạn 5 năm); kế hoạch và nội
dung quản lý di sản gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng.
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch quản lý cho mỗi giai đoạn 5 năm;
Thời gian phê duyệt lại Kế hoạch quản lý di sản thế giới (sau mỗi
giai đoạn 5 năm).
- Vai trò của các tổ chức, cá nhân liên quan trong quản lý, bảo
vệ di sản thế giới và thực hiện Kế hoạch quản lý di sản thế giới.
4.3.6. Xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ Di sản Thế giới
- Quy định quản lý, bảo vệ khu vực bảo vệ I và khu vực bảo vệ
II của di sản thế giới;
- Quy định về khai thác, sử dụng, phát triển trong khu vực bảo
vệ I và khu vực bảo vệ II của di sản thế giới;
- Hướng dẫn và đánh giá các thủ tục đầu tư (xây dựng, bảo vệ cảnh
quan, bảo quản, tu bổ, phục hồi);
- Quy định về cơ chế phối hợp quản lý di sản thế giới trong
phạm vi địa phương giữa đơn vị trực tiếp quản lý, bảo vệ di sản thế
giới và các tổ chức, cá nhân liên quan;
- Tổ chức thực hiện và các điều khoản khác có liên quan.
4.3.7. Công tác thông tin báo cáo
- Định kỳ hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo bằng
văn bản kết quả thực hiện Quy hoạch tổng thể, Kế hoạch quản lý di

sản Thế giới về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành liên quan khác.
- Định kỳ hàng quý và năm, đơn vị trực tiếp bảo vệ di sản thế
giới gửi báo cáo bằng văn bản việc thực hiện công tác quản lý, bảo
vệ và phát huy giá trị di sản thế giới về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch và các đơn vị liên quan.


22
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ
Ngoại giao chỉ đạo đơn vị bảo vệ di sản thế giới báo cáo định kỳ việc
thực hiện Công ước di sản thế giới theo quy định tại Mục V Hướng
dẫn thực hiện Công ước Di sản Thế giới.

4.3.8. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản hướng tới cộng đồng
Chiến lược phát triển của các quốc gia, vấn đề phát triển bền
vững được quan tâm, là sự phát triển đảm bảo nhu cầu phát triển của
xã hội hiện tại và khả năng phát triển của các thế hệ tương lai.
Tuyên bố Amsterdam nhấn mạnh, mục tiêu xã hội của công tác
bảo tồn và giá trị di sản cũng là một công cụ xóa đói giả nghèo và
giải quyết các vấn đề xã hội.
Bảo tồn di sản phải hướng tới cộng đồng. Trong quá trình triển
khai công tác bảo tồn cần đặt ra nhiều nhiệm vụ giữa nhận thức và sự
hiểu biết về giá trị di sản cho cộng đồng sở tại để cộng đồng tham gia
đóng góp công sức và giám sát chất lượng công tác bảo tồn.

4.3.9. Áp dụng mô hình hợp tác công - tư trong quản lý, bảo tồn
và phát huy giá trị di sản thế giới
Hợp tác công - tư (PPP), (Public - Private Partner) là hợp tác
theo đó Nhà nước cho phép tư nhân tham gia đầu tư vào các dịch vụ

hoặc công trình công cộng của Nhà nước. Với mô hình này Nhà nước
thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến
khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ.
Hợp tác công - tư trong lĩnh vực di sản hiện nay ở Việt Nam còn
rất khiêm tốn mặc dù nó đã chứng minh là có hiệu quả. Trên thực tế
nhiều quốc gia đã tách hai chức năng: Quản lý di sản vẫn thuộc về Nhà
nước; nhưng việc quản trị và thu phí thì giao cho doanh nghiệp.
4.4. Một số kiến nghị
4.4.1. Đối với Trung ương (Bộ VHTTDL)


23
- Kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội cho sửa đổi Luật Di sản
văn hoá để đưa vào Luật một chương hoặc một điều quy định rõ, cụ
thể về quản lý di sản thế giới làm căn cứ pháp lý cho công tác quản
lý, bảo vệ và phát huy gia trị của di sản thế giới.
- Cần thống nhất và quy định cấp quản lý các di sản văn hóa và
thiên nhiên thế giới, tên gọi các đơn vị quản lý di sản thế giới, chức
năng, quyền hạn, nhiệm vụ và bộ máy của các đơn vị này.
4.4.2. Đối với địa phương (các tỉnh, thành phố)
- Nghiêm túc thực hiện các quy định và cam kết với UNESCO
về quản lý và bảo vệ di sản thế giới, và các quy định của Luật Di sản
thế giới.
- Xây dựng và quy hoạch tổng thể, kế hoạch quản lý di sản thế
giới để làm căn cứ cho công tác quản lý, bảo về phát huy di sản thế
giới của địa phương lâu dài.
- Có cơ chế đặc thù và ưu tiên nguồn ngân sách của địa phương
cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới.
4.4.3. Đối với các đơn vị trực tiếp quản lý di sản thế giới
- Tham mưu với UBND tỉnh hoặc UBND thành phố phê duyệt

Quy hoạch tổng thể và Kế hoạch quản lý bảo vệ và phát huy di sản,
ban hành quy chế quản lý di sản thế giới.
- Kiện toàn mô hình bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của
các Ban/Trung tâm quản lý di sản thế giới, tránh chồng chéo như một
số nơi hiện nay.
- Triển khai thực hiện đầy đủ các cam kết, khuyến nghị của
UNESCO về công tác quản lý, bảo vệ các di sản thế giới.


×