Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.85 KB, 53 trang )

Chuyên đề thực tập

LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hội nhập và phát triển của nền kinh tế nước ta hệ thống Ngân
hàng có vai trò rất quan trọng. Đây là ngành dịch vụ cao cấp hoạt động của nó góp
phần thúc đẩy các ngành khác phát triển, đưa nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Hệ
thống Ngân hàng Việt Nam đang trưởng thành và ngày càng vững mạnh, số lượng và
chất lượng của các sản phẩm dịch vụ ngày càng được cải thiện. Trong đó, hoạt động
tín dung của Ngân hàng có một vị trí và vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung ứng
vốn cho nền kinh tế nhằm phát triển kinh tế xã hội. Do đó để nền kinh tế nước ta hội
nhập vào nền kinh tế Thế Giới một cách tốt nhất, tránh được những tác động tiêu cực
của hội nhập, chúng ta cần phải cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành
Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng của Ngân hàng vừa tăng trưởng được dư nợ
tín dụng vừa đảm bảo hạn chế được tối thiểu của rủi ro tín dụng, xử lý một cách tốt
nhất những rủi ro tín dụng. Đặc biệt trong tình hình kinh tế Việt Nam gần đây bước
qua năm 2014 hoạt động kinh doanh Ngân hàng gặp nhiều khó khăn áp lực từ nhiều
phương diện như giá cả thị trường biến động lớn, lãi suất cơ bản được điều chỉnh liên
tục đã làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh ảnh hưởng
xấu đến khả năng trả nợ dẫn đến chất lượng tín dụng suy giảm. Vì vậy, vấn đề quản lý
và đưa những giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng luôn là vấn đề nóng bỏng và
thường trực của các Ngân hàng hiện nay.
Xuất phát từ những cơ sở trên và thực tế hoạt động Ngân hàng, em đã quyết định
chọn đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng” để làm đề tài cho báo cáo thực tập
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt
Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng.
- Đánh giá hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay tại Chi nhánh Hai Bà
Trưng.


- Đánh giá tình hình nợ quá hạn, tìm ra nguyên nhân của những khoản nợ quá
hạn.
- Qua phân tích đánh giá trên ta phát hiện ra những điểm mạnh cũng như điểm
yếu của Chi nhánh để đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng.
- Đề ra một số kiến nghị với các cơ quan ban ngành tạo điều kiện thực hiện được
các giải pháp đưa ra ở trên.
SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24

Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu
Trong khoảng thời gian thực tập và nhận biết trực tiếp tại Ngân hàng là khoảng
thời gian tương đối ngắn cùng với những kiến thức tích luỹ còn hạn hẹp nên việc tiếp
cận thực tế gặp phải khó khăn kết hợp giữa lý thuyết và thực tế không tránh khỏi
những hạn chế. Đề tài không thể nghiên cứu hết các hoạt động của Chi nhánh mà chỉ
đánh giá trong hoạt động tín dụng.
Thêm vào đó, sự hạn chế về mặt số liệu do sự bảo mật thông tin nên đề tài chủ
yếu dựa trên các báo cáo hoạt động kinh doanh và một số tài liệu văn bản liên quan
khác mà em được tìm hiểu qua.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu :
- Trao đổi, hỏi trực tiếp với các cán bộ nhân viên và phòng ban chức năng của
Chi nhánh VIB Hai Bà Trưng.
- Thu thập số liệu, báo cáo hoạt động kinh doanh qua 5 năm (2010, 2011, 2012,
2013 và 2014).
Các văn bản liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Chi nhánh

VIB Hai Bà Trưng.
Phương pháp phân tích :
- Phương pháp liệt kê.
- Phương pháp so sánh tương đối.
- Phương pháp so sánh tuyệt đối.
4. Bố cục đề tài
Bố cục đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Chi nhánh Hai Bà Trưng
Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng
Chương 3: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng

SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24

Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – Chi
nhánh Hai Bà Trưng
1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc
Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 16 Phan Chu
Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Đến ngày 15/08/2014, sau 18 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong
những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 100 nghìn tỷ
đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 8.200 tỷ đồng. VIB hiện có
3.500 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại gần 160 chi nhánh và phòng giao dịch
tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Trong quá trình hoạt động, VIB đã
được các tổ chức uy tín trong nước, nước ngoài và cộng đồng xã hội ghi nhận bằng
nhiều danh hiệu và giải thưởng, như: Danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, danh
hiệu Ngân hàng có dịch vụ bán lẻ được hài lòng nhất, Ngân hàng thanh toán quốc tế
xuất sắc, Ngân hàng có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất, đứng thứ 3 trong tổng
số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu do báo VietnamNet bình
chọn….
Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng của VIB với việc Ngân hàng
Commonwealth Bank of Australia (CBA) –Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là Ngân
hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở thành cổ đông
chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Sau một năm chính thức
trở thành cổ đông chiến lược của VIB, ngày 20/10/2011, CBA đã hoàn thành việc đầu
tư thêm 1.150 tỷ đồng vào VIB, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA tại VIB từ 15% lên
20% nhằm tăng cường cơ sở vốn, hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh và
quy mô hoạt động cho VIB. Mối quan hệ hợp tác chiến lược này tạo điều kiện cho
VIB tăng cường năng lực về vốn, công nghệ, quản trị rủi ro… để triển khai thành công
các kế hoạch dài hạn trong chiến lược kinh doanh của VIB và đặc biệt là nâng cao chất
lượng Dịch vụ Khách hàng hướng theo chuẩn mực quốc tế.
Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc cải tổ hoạt động kinh
doanh, VIB luôn định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, lấy chất lượng dịch vụ và
giải pháp sáng tạo làm phương châm kinh doanh với quyết tâm “Trở thành ngân
hàng luôn sáng tạo và hướng đến khách hàng tại Việt Nam”. Một trong những sứ
mệnh được ban lãnh đạo VIB xác định ngay từ ngày đầu thành lập là “Vượt trội trong
SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24


Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập
việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng”. Do
vậy, hiện VIB đã và đang tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, cùng năng lực quản trị
điều hành, tiếp tục chú trọng phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm
mới thông qua các kênh phân phối đa dạng để cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói
cho các nhóm khách hàng trọng tâm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để phục
vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Tầm nhìn và sứ mệnh
Trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam
- Đối với khách hàng: Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm
thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.
- Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môi
trường làm việc hiệu quả.
- Đối với cổ đông: Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông.
- Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng...
Là một đối tác tài chính được tin cậy, VIB đơn giản hóa các dịch vụ ngân hàng
để giúp khách hàng tập trung vào các vấn đề quan trọng trong cuộc sống. Đó là cách
VIB xây dựng mối quan hệ lâu dài trong suốt cuộc đời của mỗi khách hàng.
Với ý tưởng thương hiệu kết nối nhân văn (Human Connection), với cam kết
luôn nỗ lực, tận tâm phục vụ khách hàng, khẩu hiệu (slogan) của VIB là:“ Ngân hàng
tận tâm”.
Giá trị cốt lõi
- Hướng tới khách hàng
- Nỗ lực vượt trội
- Trung thực
- Tinh thần đồng đội
- Tuân thủ kỷ luật.

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc tế
Việt Nam
* Năm 1996: Ngày 18/9/1996, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết
tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) bắt đầu đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là
50 tỷ đồng và 23 cán bộ nhân viên.
- Trụ sở đầu tiên đặt tại số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội.
* Năm 2006: - Triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa Công nghệ Ngân
hàng.
- Tăng vốn điều lệ lên hơn 1.000 tỷ đồng.
- Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thẻ quốc tế Visa và MasterCard.
SV: Ngô Thị Thu Thủy
Quản trị doanh nghiệp – VB2 –
K24


Chuyên đề thực tập
- Thành lập Trung tâm thẻ VIB, phát hành độc lập thẻ ghi nợ nội địa VIB Values.
- Nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Hệ thống ATM của Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động.
* Năm 2007: - Tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.
- Ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn như
Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí, Tổng Công ty Tài chính Dầu khí. …
- Mạng lưới kinh doanh đạt 82 đơn vị.
- Được xếp hạng 3 trong 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
* Năm 2008: - Được độc giả báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn là doanh nghiệp
có “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008”.
- Triển khai dự án tái định vị thương hiệu với công ty hàng đầu thế giới trong
lĩnh vực thương hiệu – Interbrand.
- Khai trương trụ sở mới tại tòa nhà Viet Tower, số 198B Tây Sơn, Hà Nội.
- Ra mắt dịch vụ ngân hàng trực tuyến VIB 4U.

- Phát hành thẻ tín dụng VIB Chip MasterCard.
- Thành lập Khối Công nghệ ngân hàng với quyết tâm đưa VIB trở thành ngân
hàng có công nghệ hiện đại nhất trên thị trường.
* Năm 2009: - Ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth
Bank of Australia (CBA)
- Chính thức ra mắt dự án Tái định vị thương hiệu mới.
- Tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.
- Triển khai chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009 - 2013, với mục tiêu đến năm
2013 sẽ trở thành ngân hàng hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam.
- Triển khai nhiều dự án lược phục vụ chiến lược kinh doanh mới: Dự án thiết kế
không gian bán lẻ, Dự án phát triển hệ thống quản trị nhân sự và hiệu quả công việc,
Dự án chiến lược công nghệ, Chương trình chuyển đổi Hệ thống chi nhánh….
* Năm 2010: - Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – ngân hàng
hàng đầu của Úc đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu
cổ phần ban đầu là 15%.
- Tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng.
- Tiếp tục triển khai các dự án quan trọng phục vụ chiến lược kinh doanh giai
đoạn 2009 – 2013 của ngân hàng.
- Mạng lưới kinh doanh đạt trên 130 đơn vị tại 27 tỉnh, thành trên cả nước.
* Năm 2012: Tăng vốn điều lệ lên 4250 tỷ đồng
- Kiên trì thực hiện tam giác chiến lược: Quản trị trị tăng trưởng – Quản trị Rủi
SV: Ngô Thị Thu Thủy
Quản trị doanh nghiệp – VB2 –
K24


Chuyên đề thực tập
Ro – Quản trị hiệu quả
- Đoạt giải thưởng Thương hiệu mạnh năm 2012 do Thời báo Kinh Tế Việt Nam
tổ chức

- Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do báo Vietnamnet phối hợp cùng tổ
chức Vietnam Report tổ chức.
* Năm 2014: Đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ ngân hàng và
quản trị rủi ro.
- Tổ chức tín nhiệm Quốc Tế Moody’s xếp hạng VIB là 1 trong 2 ngân hàng có
chỉ số sức mạnh tài chính cao nhất trong số 9 ngân hàng lớn của Việt Nam
- Đoạt giải Ngân hàng có chi nhánh tiêu biểu nhất Việt Nam 2014 và giải “Lãnh
đạo công nghệ thông tin xuất sắc” trong khu vực Đông Nam Á do IDG tổ chức
- Top 135/1000 Doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam do báo Vietnamnet,
Tổng Cục Thuế và tổ chức VietnamReport tổ chức
- Mạng lưới kinh doanh có hơn 150 đơn vị tại 27 tỉnh thành trên cả nước.
Thương hiệu VIB
Ngay từ ngày đầu thành lập, Ngân hàng Quốc Tế đã xác định rõ mục tiêu trở
thành một ngân hàng Việt Nam hoạt động theo các chuẩn mực ngân hàng quốc tế, phát
triển một thương hiệu mạnh theo hướng gắn bó chặt chẽ với khách hàng. Trong suốt
15 năm qua, VIB đã không ngừng nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu ấy.
Năm 2009, với sự tư vấn của công ty thương hiệu hàng đầu thế giới Interbrand, VIB
chính thức triển khai chiến lược thương hiệu mới. Không đơn thuần là sự thay đổi về
hình ảnh hay thông điệp truyền thông, với VIB, thay đổi chiến lược thương hiệu đồng
nghĩa với sự thay đổi cốt lõi về mọi mặt, từ suy nghĩ, thái độ ứng xử hàng ngày của
cán bộ nhân viên đến từng sản phẩm dịch vụ, nhằm mang lại nhiều giá trị hơn nữa cho
khách hàng.
Ý tưởng thương hiệu
Với ý tưởng thương hiệu kết nối nhân văn (Human Connection), với cam kết
luôn nỗ lực, tận tâm phục vụ khách hàng, khẩu hiệu (slogan) của VIB là: “The heart
of banking”
Với việc chuyển đổi chiến lược thương hiệu 2009, chúng tôi muốn khẳng định
rằng VIB đang tiến lên phía trước. Sự thay đổi này không chỉ thể hiện ở hình ảnh mà
còn là hiệu quả công việc và những giá trị mà chúng tôi nỗ lực đem lại cho khách
hàng. Mọi công việc hàng ngày của từng thành viên VIB đều hàm chứa các giá trị mà

thương hiệu VIB đại diện.
Ý nghĩa logo VIB

SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24

Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập

Hình logo VIB
Biểu tượng của VIB được tạo thành bởi 3 chữ V, tượng trưng cho những kết nối và
nguồn lực tổng hợp mà chúng tôi đem đến trong quan hệ với khách hàng và đối tác. Ở
trung tâm ba chữ V là hình ảnh một trái tim thể hiện khách hàng luôn ở trong trái tim
VIB. Về mặt cảm xúc, ba chữ V tạo thành hình tượng con người dang tay thân thiện
chào đón, tượng trưng cho tinh thần nhân văn, thể hiện ý tưởng “Kết nối Nhân văn”
của thương hiệu VIB.
Hình dáng chữ VIB cong, mềm mại với chữ V cách điệu như một nụ cười chào
đón khách hàng.
Màu xanh và ba gam màu vàng cam ấm áp, đầy sinh lực, tạo ra một không gian
rộng lớn, đem lại cảm giác về một môi trường cởi mở, dễ tiếp cận, truyền tải sự thân
thiện và tinh thần hợp tác.
Tính cách thương hiệu VIB
- Chân thật: Chúng tôi nhận được sự tôn trọng của khách hàng bằng việc làm
liêm chính, chuyên nghiệp và chân thật.
- Vun đắp các mối quan hệ: Chúng tôi có tầm nhìn dài hạn, luôn sát cánh và chia
sẻ cùng khách hàng trong suốt cuộc đời, để giúp khách hàng phát triển và thành công.
- Hiện đại: Chúng tôi tìm hiểu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ ngân hàng.

- Chú trọng hiệu quả công việc: Chúng tôi quyết tâm làm hết sức mình để mang
lại những kết quả tốt nhất đến khách hàng.
- Nhạy bén: Chúng tôi luôn đi sát nhu cầu thay đổi của khách hàng và đáp ứng
bằng những sản phẩm và dịch vụ phù hợp.
1.2. Giới thiệu Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam – Chi
nhánh Hai Bà Trưng
Chi nhánh Hai Bà Trưng là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng thương mại
cổ phần Quốc Tế Việt Nam được thành lập vào ngày 12 tháng 1 năm 2005 nằm trong
chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Đây được coi là một chi
nhánh lớn hoạt động trên địa bàn tiềm năng của ngân hàng.
SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24

Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập
Trụ sở của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng được
đặt tại 59 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hoạt động chủ yếu trên địa bàn Quận
Hai Bà Trưng, là một Quận mà trong vài năm gần đây đã trở thành một trung tâm kinh
tế lớn của thành phố Hà Nội. Đây được coi là lợi thế của chi nhánh Hai Bà Trưng so
với các chi nhánh khác cùng hệ thống. Với đặc điểm địa bàn tập trung chủ yếu là các
doanh nghiệp, cơ sơ sản xuất vừa và nhỏ, các cá nhân có thu nhập ổn định luôn có nhu
cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Song bên cạnh đó do địa bàn rộng, nhiều
tiềm năng nên sự cạnh tranh với các ngân hàng khác là rất gay gắt. Chi nhánh luôn
phải tìm ra các giải pháp, nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp đa dạng các dịch vụ
nhằm giữ các khách hàng trung thành và thu hút, lôi kéo các khách hàng tiềm năng.
Luôn vươn lên để khẳng định chính mình chi nhánh VIB Hai Bà Trưng sau 10
năm hoạt động cũng đã có nhiều sự phát triển. Cơ sở vật chất của chi nhánh được trang
bị ngày càng hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề. Với số lượng gần 80 cán

bộ nhân viên, có trình độ đại học và trên đại học chiếm 98%. Mạng lưới phòng giao
dịch ngày càng được mở rộng. Cho đến này chi nhánh đã có 5 phòng giao dịch trực
thuộc trên cùng địa bàn: Phòng giao dịch Lò Đúc, địa chỉ: 106 Lò Đúc - Quận Hai Bà
Trưng - Hà Nội. Phòng giao dịch Kim Đồng, địa chỉ: 45 Kim Đồng - Quận Hoàng Mai
– Hà Nội. Phòng giao dịch Chợ Mơ, địa chỉ: Tầng 1, 2 tòa nhà 331 Bạch Mai, Hai Bà
Trưng, Hà Nội. Phòng giao dịch Minh Khai, địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Hàn Việt Tower,
203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Quỹ tiết kiệm Đại Kim, Địa chỉ: Lô 15B, Khu
đô thị mới Đại Kim, Phố Nguyễn Cảnh Dị, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Ngày 12 tháng 1 năm 2015, kỷ niệm 10 năm thành lập Chi nhánh VIB Hai Bà
Trưng. 10 năm qua VIB Hai Bà Trưng đã có một chặng đường phát triển kinh doanh
rất thành công, tất cả các kết qủa đó đều là sự nỗ lực, cố gắng của tất cả anh chị em đã,
đang làm việc tại Chi nhánh Hai Bà Trưng. 10 năm qua chi nhánh VIB Hai Bà Trưng
đã xây dựng lên 1 chi nhánh có hình ảnh uy tín về con người bởi sự ổn định nhân sự,
tốc độ tăng trưởng phù hợp định hướng, lợi nhuận luôn lọt vào top đầu của hệ thống và
quản trị rủi ro tốt. 10 năm qua đánh dấu sư ra đời và thay đổi cơ cấu của Chi nhánh bắt
đầu bằng việc tái cấu trúc WB, sau đó đến sự gia nhập của Trung tâm thẻ cũ rồi gần
đây nhất là quay trở lại thật sự ấn tượng của SME Hai Bà Trưng với sự dẫn dắt của
anh Đỗ Hoài Nam – GĐ BC. 10 năm với sự ra đời của 5 phòng giao dịch trực thuộc là
Chi nhánh đầu mối có quy mô lớn, số lượng nhân sự đông và các đơn vị hầu hết đều
đóng góp lớn về hiệu quả cho hệ thống.
Sự ra đời của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng
đã đáp ứng được nhu cầu cần thiết của các doanh nghiệp, các cá nhân trên địa bàn. Chi
nhánh đã cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, giữ gìn khoản tiết kiệm an
SV: Ngô Thị Thu Thủy
Quản trị doanh nghiệp – VB2 –
K24


Chuyên đề thực tập
toàn và giúp khoản tiền đó sinh lời tối đa. Đồng thời với nhiệm vụ thanh toán quốc tế,

chi nhánh đã giúp việc thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước
được thuận tiện hơn, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Tuy ban đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ uy tín thương hiệu sẵn có của
Ngân hàng TMCP Quốc tế cũng như nổ lực của cán bộ nhân viên của chi nhánh trong
những năm qua, Ngân hàng TMCP Quốc tế - chi nhánh Hai Bà Trưng đã tạo được
niềm tin đối với khách hàng, ngày càng nâng cao được vị thế và năng lực cạnh tranh
và đạt được những thành quả đáng khích lệ trong kinh doanh, lợi nhuận tăng nhanh
qua các năm, số lượng công nhân viên cũng tăng đều về số lượng cũng như chất
lượng.
Là một chi nhánh ra đời muộn, còn non trẻ trong hệ thống Ngân hàng Quốc Tế
song VIB Hai Bà Trưng luôn xác định cho mình hướng phát triển là tập trung vào đối
tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các cá nhân hộ gia đình có thu
nhập ổn định. Nhằm tập trung đúng đối tượng để đưa ra các dịch vụ phù hợp.
Chính vì vậy, Chi nhánh VIB Hai Bà Trưng được coi là một trong 40 chi nhánh
của VIB từ khi ra đời đến nay đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cùng với cả hệ
thống VIB, chi nhánh VIB Hai Bà Trưng đang và sẽ lớn mạnh vượt bậc cả về quy mô,
số lượng và chất lượng dịch vụ.
1.3.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần
Quốc tế - Chi nhánh Hai Bà Trưng
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh VIB Hai Bà
Trưng
Chi nhánh VIB Hai Bà Trưng là một đơn vị trực thuộc hệ thống VIB. Cũng giống
như các chi nhánh khác cơ cấu tổ chức của chi nhánh bao gồm 3 phòng ban vừa phụ
thuộc vừa độc lập với chức năng nhiệm vụ khác nhau. Có thể khái quát sơ đồ cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý của chi nhánh VIB Hai Bà Trưng như sau:

SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24


Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập

SƠ ĐỒ 1.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CHI NHÁNH VIB HAI BÀ TRƯNG
Hội Sở
Giám Đốc chi nhánh

Phòng

Phòng

Kinh

Dịch Vụ

Doanh

Phòng
Giao
Dịch
Trực
Thuộc

Khách
Hàng

Tài Trợ
Thương Mại

Giao Dịch
Tín Dụng
KH Doanh
Nghiệp

Bộ Phận
Kinh Doanh
Bộ
Phận
Giao
Dịch
Viên

Bộ
Phận
Kho
Quỹ

Bộ
Phận
Kiểm
Soát

Bộ
Phận
Kế
Toán
Bộ Phận
Giao Dịch
Khách Hàng


KH Cá Nhân

SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24

Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
* Giám Đốc chi nhánh
Là người chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị, Tổng Giám Đốc. Người
điều hành hằng ngày mọi việc hoạt động của Chi nhánh phù hợp với nhiệm vụ và
quyền hạn của mình, phù hợp với quy định của pháp luật.
* Phòng Kinh Doanh
+ Phòng Khách hàng cá nhân
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ đối với khách hàng cá nhân theo
mục tiêu kế hoạch được giao, đảm bảo tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và an toàn.
- Thực hiện cho vay, thu nợ bằng VNĐ và ngoại tệ với cá nhân theo đúng cơ chế
tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và hướng dẫn của Tổng giám đốc.
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp giải quyết vướng mắc trong hoạt động kinh
doanh tại chi nhánh, phản ánh kịp thời những vấn đề nghiệp vụ mới phát sinh để báo
cáo Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết.
- Phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn, cung cấp kịp thời chất
lượng báo cáo, thông tin về công tác tín dụng cho lãnh đạo.
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ đối với khách hàng doanh nghiệp
theo mục tiêu kế hoạch được giao, đảm bảo tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và an
toàn.

- Cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro và quản lí điều hành vốn kinh doanh hàng
ngày, đảm bảo cung cấp đủ vốn cho doanh nghiệp.
- Thống kê tổng hợp kết quả kinh doanh hàng tháng và hướng dẫn nghiệp vụ tín
dụng đối với các phòng dịch vụ và quản lí các hoạt động cho vay.
- Xử lí các khoản nợ khó đòi, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng
dự thầu, thực hiện hợp đồng, tạm ứng chi phí…
+ Phòng Dịch vụ khách hàng
- Thực hiện các giao dịch khách hàng theo đúng quy trình nghiệp vụ, hướng dẫn
khách hàng làm các thủ tục và giải đáp thắc mắc cho khách hàng, thực hiện nghiệp vụ
huy động vốn, cho vay, kế toán báo sổ, giải ngân, thu nợ, thu lãi tiền vay, thu gửi tiết
kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, kỳ phiếu, tín phiếu.
- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân quỹ
theo quy định, quy chế của NHNN. Tổ chức tốt việc thu, chi cho khách hàng giao dịch
tại chi nhánh, đảm bảo an toàn tài sản.
- Thanh toán quốc tế, thu hút và chi trả ngoại hối.
SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24

Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập
1.4. Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng (2010 – 2014)
1.4.1. Tình hình huy động vốn của chi nhánh
Trong vài năm gần đây tuy điều kiện huy động vốn có nhiều yếu tố không thuận
lợi như tỷ lệ lạm phát ở mức cao 12.63% đã gây ra nhiều tâm lý không muốn gửi tiền
vào ngân hàng của dân cư cộng với năm vừa qua ngân hàng Nhà Nước quyết định tăng
tỷ lệ dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng thương mại từ 5% lên 10% làm cho chi
phí huy động vốn của các ngân hàng tăng lên. Bên cạnh đó thị trường chứng khoán, thị

trường vàng ngày càng phát triển nó thu hút một lượng vốn đáng kể đổ vào làm giảm
lượng tiền huy động của các ngân hàng xuống. Chưa kể đến hiện nay sự cạnh tranh
gay gắt từ chính hệ thống giữa các ngân hàng thương mại cũng gây ảnh hưởng và tạo
rào cản lớn tới khối lượng huy động của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên với nhiều hình
thức huy động đa dạng nên hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong thời gian qua
vẫn tăng trưởng ở mức ổn định.
BIỂU ĐỒ 1.1: TĂNG TRƯỞNG VỐN HUY ĐỘNG
Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn báo cáo tài chính 2010 – 2014 của chi nhánh)
SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24

Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập
Nguồn huy động vốn của chi nhánh năm 2014 đạt 374.376 tỷ đồng tăng 41.34%
so với năm 2013, tăng 52.43% so với năm 2012, tăng 78.74% so với năm 2011 và
tăng 89.62% s với năm 2010 đây là một sự tăng trưởng đáng kể. Trong đó nguồn vốn
mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế năm 2014 đạt 65.663 tỷ đồng tăng
165.3% so với năm 2013 và tăng 269.5% so với năm 2012 và tăng 462.7% so với năm
2011 và tăng 545.7% so với năm 2010. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của
ngân hàng ngày càng được mở rộng cùng với xu hướng phát triển của xã hội ngân
hàng đã tập trung hướng huy động của mình tới các doanh nghiệp ngày càng gần hơn.
BIỂU ĐỒ 1.2: TĂNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ VÀ CÁC
TỔ CHỨC KINH TẾ
Đơn vị : triệu đồng

(Theo nguồn báo cáo tài chính 2010 - 2014 của chi nhánh)

Qua biểu đồ ta thấy nguồn vốn huy động từ cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được. Trong năm 2014 ngân hàng huy động
từ tiền gửi của cá nhân là 307.145 tỷ đồng tăng 57.6% so với năm 2013 và tăng 76.2%
so với năm 2013 và tăng 89.9% so với năm 2011 và tăng 97.4% so với năm 2010. Số
liệu cho thấy lượng vốn ngân hàng huy động được vẫn tăng trưởng ổn định. Tỷ trọng
huy động từ cá nhân vẫn lớn song nguồn huy động từ các TCKT đã được cải thiện và
ngày càng được chú trọng.

SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24

Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập
BẢNG 1.1 : TỶ TRỌNG VỐN HUY ĐỘNG THEO ĐỐI TƯỢNG
Đơn vị: Triệu đồng
Năm

2010

Hình
thức

Huy
động

2011

2012


2013

2014

Tỷ
trọng

Huy
động

Tỷ
trọng

Huy
động

Tỷ
trọng

Huy
động

Tỷ
trọng

Huy
động

Tỷ

trọng

TCKT 11850

6.12%

13986

6.68%

17645

8.25%

24751

9.34%

65663

17.54%


nhân

93.63
%

194902 93.05% 206352


91.37
%

238853

90.17
%

30714
5

82.04%

0.25%

563

0.38%

1279

0.49%

1568

0.42%

100%

209451 100%


26488
3

100%

37437
6

100%

15389
1

Nguồn
496
khác
16623
7

Tổng

0.27%

658

224655 100%

(Theo nguồn bảng cân đối kế toán 2010 – 2014 của chi nhánh)
Bên cạnh việc chia hình thức huy động theo đối tượng huy động thì ngân hàng

còn chia lượng vốn huy động theo thời hạn huy động, thành tiền gửi có kì hạn và tiền
gửi không kì hạn.
Tiền gửi có kì hạn ngân hàng huy động được năm 2014 là 305.437 tỷ đồng trong
đó huy động từ cá nhân chiếm 97.7% còn lại là huy động từ các tổ chức kinh tế.
Lượng tiền này tăng 28.8% so với năm 2013 và tăng 57.5% so với năm 2012 và tăng
63.7% so với năm 2011 và tăng 82.9% so với năm 2010. Điều này cho thấy ngân hàng
đã chú trọng vào việc đưa ra nhiều hình thức huy động nhằm thu được các khoản tiền
với kì hạn nhất định. Nó cho phép ngân hàng dự đoán tính thanh khoản chính xác hơn
hạn chế rủi ro thanh khoản và giảm thiểu chi phí huy động vốn khi phải dự trữ quá
nhiều mà không cần thiết.
BẢNG1.2 : TỶ TRỌNG HUY ĐỘNG VỐN THEO KÌ HẠN
Đơn vị : triệu đồng
Năm

2010

Hình
thức

Huy
động

Tỷ
trọng

Huy
động

Tỷ
trọng


Huy
động

Tỷ
trọng

Huy
động

Tỷ
trọng

Huy
động

Tỷ
trọng

Có kỳ
hạn

152481

91.31%

193913

92.58%


203530

90.85%

238492

90.04%

305437

81.59%

Không
kỳ hạn

13756

8.69%

15538

7.42%

21125

9.15%

26391

9.96%


68939

18.41%

166237

100%

209451

100%

224655

100%

264883

100%

374376

100%

Tổng

2011

2012


2013

2014

(Theo nguồn báo cáo tài chính 2010 – 2014 của chi nhánh)
SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24

Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập
1.4.2. Thực trạng sử dụng vốn tại chi nhánh
Nguồn vốn của chi nhánh trong thời gian qua được phân bổ hợp lý, phù hợp với
cơ cấu huy động vốn, luôn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, nguồn huy
động ngắn hạn phục vụ cho vay trung và dài hạn được sử dụng hợp lý. Là một chi
nhánh nên ngân hàng không sử dụng vốn để đầu tư chứng khoán và mua trái phiếu
chính phủ, không tham gia đầu tư liên doanh liên kết. Nguồn vốn chi nhánh được hội
sở cấp chủ yếu được sử dụng cho hoạt động tín dụng. Vì vậy tính đến 31/12/2014 dư
nợ tín dụng của chi nhánh đạt được là 320.252 tỷ đồng chiếm 67.34% lượng vốn chi
nhánh huy động được và tăng 18.4% so với năm 2013 và tăng 44.9% so với năm 2012
và tăng 63.2% so với năm 2011 và tăng 85.9% so với năm 2010.
BIỂU ĐỒ 1.3 : TĂNG TRƯỞNG TỔNG DƯ NỢ
Đơn vị : triệu đồng

(theo nguồn báo cáo tài chính 2010 – 2014 của chi nhánh)

SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24


Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập
1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Trong thời gian qua chi nhánh đã thực hiện tốt các quy định về an toàn trong
hoạt động. Khả năng chi trả của chi nhánh luôn lớn hơn 1 do nguồn vốn luôn được hội
sở điều chuyển. Tỷ lệ an toàn vốn đáp ứng yêu cầu NHNN quy định luôn lớn hơn 8%.
Hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng ở mức cao.
BẢNG1.3 : CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CHI NHÁNH 2010 - 2014
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng thu nhập
Tổng chi phí
LNTT
ROA

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

21695


26995

31538

32538

35673

18367

22267

25331

26152

28462

3328

4728

6207

6386

7212

6.65%


7.68%

8.73%

8.70%

8.99%

(Theo nguồn báo cáo tài chính 2010 – 2014 của chi nhánh)
Mức lợi nhuận tăng trưởng mạnh những năm qua là một trong những nhân tố
quan trọng tạo tiền đề cho việc củng cố từng bước tiềm lực tài chính của chi nhánh nói
riêng và của hệ thống ngân hàng Quốc Tế nói chung. Lợi nhuận sau thuế năm 2014
của chi nhánh đạt 5.769 tỷ đồng tăng 35.1% so với năm 2013 và tăng 52.3% so với
năm 2012 và tăng 61.7% so với năm 2011 và tăng 88.5% so với năm 2010 điều này
cho thấy hoạt động của chi nhánh ngày càng hiệu quả. Khả năng tăng trưởng đều đặn,
thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó thu nhập từ lãi chiếm 94% tổng thu nhập của
chi nhánh. Thu nhập từ các dịch vụ khác cũng ngày càng tăng, thu nhập ngoài lãi năm
2014 là 2.880 tỷ đồng tăng 54% so với năm 2013 và tăng 73% so với năm 2012 và
tăng 85% so với năm 2012 và tăng 97% so với năm 2010. Số liệu thực tế càng khẳng
định chi nhánh đã biết đa dạng các hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu hội nhập
trong nền kinh tế. Bên cạnh doanh thu từ hoạt động tín dụng truyền thống thì ngày nay
chi nhánh phát triển mạnh các dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ,
dịch vụ ủy thác, dịch vụ tư vấn . . . và đang từng bước mở rộng, nâng cao chất lượng
của các dịch vụ này.

SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24

Quản trị doanh nghiệp – VB2 –



Chuyên đề thực tập
BIỂU ĐỒ 1.4: TĂNG TRƯỞNG THU NHẬP
Đơn vị: Triệu đồng

( Theo nguồn báo cáo tài chính 2010 – 20014 của chi nhánh)

SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24

Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH
HAI BÀ TRƯNG
2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Hai Bà Trưng
Khi nền kinh tế càng ngày càng phát triển thì tốc độ tăng dư nợ của các ngân
hàng càng ngày càng lớn. Vì vậy việc xây dựng một quy trình cấp tín dụng chặt chẽ,
nhanh gọn sẽ giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Do đó trong quá trình hoạt
động kinh doanh của mình đặc biệt trong hoạt động tín dụng chi nhánh VIB Hai Bà
Trưng luôn tuân thủ các nguyên tắc và điều kiện mà hội sở đề ra trong quy trình cấp
tín dụng. Một khách hàng chỉ có thể vay vốn tại ngân hàng Quốc Tế nếu thỏa mãn các
điều kiện:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ gốc, lãi trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có hiệu quả hoặc có

dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.
- Thực hiện đúng các thủ tục về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật và
của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam.
- Phải là người thường trú hoặc tạm trú dài hạn.
- Có khả năng về vốn, tài sản để đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện
các nghĩa vụ thanh toán.
- Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
- Kinh doanh có hiệu quả, có lãi, có nguồn thu nhập ổn định hoặc nguồn thu khác
để trả nợ.
- Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại Ngân hàng Quốc Tế và
các tổ chức tín dụng khác.

SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24

Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập

Một quy trình cấp tín dụng tại hệ thống ngân hàng Quốc Tế
SƠ ĐỒ 2.1: QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG
Tiếp nhận hồ


Chế độ lư giữ

Xử lý
TSĐB


báo cáo

Thẩm
định

Thu
hồi nợ

Tái thẩm
định

Phê duyệt

Hoàn
chỉnh
thủ
tục

Theo
dõi,
kiểm
tra

Xử lý khoản
vay có vấn đề

SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24

Quản trị doanh nghiệp – VB2 –



Chuyên đề thực tập
Trước khi cấp tín dụng, quy trình thẩm định được coi là khá quan trọng ngân
hàng Quốc Tế đã xây dựng quy trình thẩm định trước khi ra quyết định cấp tín dụng
rất chặt chẽ.
Bước 1 - Kiểm tra hồ sơ, thủ tục và các điều kiện vay vốn ban đầu.
- Đối chiếu các quy định chính sách tín dụng.
- Chấm điểm, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng.
- Tham khảo thông tin CIC của ngân hàng Nhà Nước.
Bước 2 - Xem xét đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án vay.
- Xác định lãi suất cho vay căn cứ vào kết quả chấm điểm, xếp hạng tín dụng
khách hàng, loại tài sản đảm bảo và mức thiệt hại dự kiến theo nguyên tắc mức rủi ro
dự kiến thấp, thì lãi suất cho vay thấp và ngược lại.
Bước 3 - Tiến hành thẩm định và quyết định cho vay.
- Trường hợp cấp phê duyệt không đồng ý thì đơn vị cho vay không được thực
hiện.
- Trường hợp cấp phê duyệt đồng ý, thì đơn vị cho vay vẫn có thể quyết định
không cấp tín dụng.
- Thông tin khoản vay cho khách hàng bị từ chối cho vay sẽ được lưu giữ trong
thời hạn 3 năm để tham khảo.
Trong quá trình thẩm định ngân hàng chú trọng tới:
- Tư cách pháp lý, đặc điểm về tổ chức, điều hành sản xuất, kinh doanh của
khách hàng.
- Tình hình hoạt động của khách hàng.
- Phương án vay vốn và trả nợ, dự án đầu tư.
- Sản phẩm, thị trường đầu tư vốn tín dụng sản xuất, kinh doanh.
- Các rủi ro gắn với khoản tín dụng và các phương án hạn chế rủi ro .
- Biện pháp đảm bảo và tài sản đảm bảo tiền vay.
- Số tiền, thời hạn, lãi suất và phí suất cho vay hoặc bảo lãnh.

- Hiệu quả của khoản cho vay đối với ngân hàng, trong trường hợp cho vay ưu
đãi về lãi suất.
- Biện pháp quản lý hoạt động, nguồn trả nợ và tài sản bảo đảm tiền vay.
- Việc bảo đảm các quy định hiện hành của pháp luật và của ngân hàng.
- Các yêu cầu và vấn đề cần thiết khác liên quan đến khoản vay.
- Các nội dung và yêu cầu thẩm định cụ thể được thực hiện theo hướng dẫn của
Tổng Giám Đốc. Kết quả thẩm định được thể hiện trong tờ trình tín dụng.
Với phương châm tăng tốc độ dư nợ tín dụng cả về số lượng và về chất lượng.
SV: Ngô Thị Thu Thủy
Quản trị doanh nghiệp – VB2 –
K24


Chuyên đề thực tập
Chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp quản trị rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản cấp
tín dụng. Bên cạnh việc khống chế, thu hồi nợ từ các khách hàng sử dụng các khoản
tín dụng đã cấp không hiệu quả, kiên quyết không cấp tín dụng cho các khách hàng có
tình hình tài chính yếu kém không minh bạch, hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
Ngân hàng tiếp tục hoàn thiện sửa đổi các quy định về giới hạn tín dụng cho phù hợp
với hoạt động trên thực tiễn.
Các sản phẩm dịch vụ tín dụng của ngân hàng rất đa dạng song với quy mô địa
bàn hoạt động của chi nhánh còn nhiều hạn chế nên chưa thực sự cung cấp được hết
các sản phẩm. Với mô hình ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng Quốc Tế đưa
hoạt động cho thuê tài chính một sản phẩm trong hoạt động tín dụng của mình ra thực
hiện tại công ty riêng với chức năng chính là cho thuê tài chính. Nhằm chuyên môn
hóa hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ hạn chế rủi ro không mong muốn.
Hoạt động cho vay của chi nhánh rất đa dạng với nhiều hình thức cho vay đáp
ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Hoạt động trên địa bàn khá rộng và mới phát triển
trong vài năm gần đây nên mục tiêu mà chi nhánh hướng tới là phục vụ đối tượng
khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tổng dư nợ của chi nhánh năm 2014 đạt 320.252 tỷ đồng, tăng 18.4% so với
năm 2013 và tăng 44.9% so với năm 2012 và tăng 51.6% so với năm 2011 và tăng
67.3% so với năm 2010. Dư nợ tín dụng của năm 2013 là 252.105 tỷ đồng tăng 22.7%
so với năm 2012. điều này cho thấy rõ tốc độ tăng trưởng đáng kể dư nợ tín dụng của
chi nhánh trong thời gian qua.
Ngân hàng chia hình thức cấp tín dụng theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Nếu chia theo đối tượng khách hàng thì bao gồm cho vay các tổ chức kinh tế và
cho vay cá nhân hộ sản xuất.
BẢNG 2.1: DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG
Đơn vị : triệu đồng
Năm

2010

Cho
vay

Dư nợ

2011
Tỷ
trọng

2012

Dư nợ

Tỷ
trọng


Dư nợ

2013
Tỷ
trọng

Dư nợ

2014
Tỷ
trọng

Dư nợ

Tỷ
trọng

TCKT 85201

52.2% 96021

55.2% 128829

60.5% 176726 70.1% 226625

75.3%


nhân


65431

47.8% 77929

44.8% 84111

39.5% 75379

24.7%

Tổng
dư nợ

150632

100%

173950 100%

212940

100%

29.9% 93627

252105 100%

320252

100%


(Theo nguồn báo cáo tài chính 2010 – 2014 của chi nhánh)
SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24

Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập
Qua số liệu ta thấy có sự chuyển dịch cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng.
Năm 2011 dư nợ của TCKT và cá nhân gần tương đương nhau. Sang đến năm 2012 đã
có sự thay đổi song không nhiều. Đến năm 2014 thì có thay đổi rõ tỷ trọng cho vay của
chi nhánh với các TCKT chiếm 70.1% tổng dư nợ. Gấp hơn 2 lần dư nợ cho vay đối
với các cá nhân. Dư nợ cho vay đối với các TCKT tăng cả về số lượng và tỷ trọng.
Năm 2014 dư nợ cho vay với các TCKT là 226.625 tỷ đồng tăng 37.18% so với năm
2013 và tăng 84.05% so với năm 2011. Điều này cho thấy rõ chi nhánh đã tiếp xúc
được đối tượng khách hàng là các TCKT ngày càng nhiều. Nó cũng phù hợp với thực
tế phát triển, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay các TCKT ngày một lớn mạnh,
nhu cầu vốn của họ ngày một tăng và các TCKT dễ dàng vay vốn ở ngân hàng nhiều
hơn các cá nhân hộ sản xuất, do họ có đầy đủ các điều kiện thỏa mãn các điều kiện cho
vay của ngân hàng và khi cấp tín dụng cho các TCKT thì thông tin mà ngân hàng có
được về khách hàng sẽ nhiều hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn giúp ngân hàng ra quyết
định cấp tín dụng chính xác hạn chế rủi ro không mong muốn. Vì vậy hiện nay cho
vay các TCKT luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh nói riêng và
của toàn hệ thống ngân hàng nói chung. Đây được coi là khách hàng tiềm năng mà
ngân hàng hướng tới và cần thu hút.
Nếu phân theo kì hạn thì cấp tín dụng gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24


Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập
BIỂU ĐỒ 2.1: TỶ TRỌNG CHO VAY THEO KÌ HẠN
Đơn vị : triệu đồng

( Theo nguồn báo cáo tài chính 2010 – 2014 của chi nhánh )

SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24

Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


Chuyên đề thực tập
Qua biểu đồ trên ta thấy sự thay đổi cơ cấu cho vay theo thời hạn
Năm 2010 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 82.91% tổng dư nợ trung hạn và dài
hạn chiếm tỷ lệ nhỏ đặc biệt là dài hạn chiếm 1.33% cho thấy ngân hàng chưa chú
trọng phát triển sản phẩm cho vay dài hạn. Sang đến năm 2011 cơ bản đã có sự chuyển
dịch tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 80.95% tổng dư nợ, cho vay trung hạn chiếm
16.55% và cho vay dài hạn chiếm 2.5% . Đến năm 2012 thì tỷ trọng này đã tương đối
được cải thiện cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn 78.96%, cho vay trung hạn
chiếm 17.56% và cho vay dài hạn chiếm 3.48%. Đến năm 2014 thì tỷ trọng này đã
tương đối được cải thiện cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn 76.98%, cho vay
trung hạn chiếm 17.79% và cho vay dài hạn chiếm 5.23%. Cho vay ngắn hạn luôn
chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng bởi đây là hình thức cho vay
với thời gian ngắn ngân hàng có thu hồi vốn nhanh hạn chế được các rủi ro về lãi suất
cũng như các rủi ro biến động không dự đoán được trước dễ gây rủi ro tín dụng cho

ngân hàng. Hơn nữa cho vay ngắn hạn cũng đem lại nhiều thuận lợi cho ngân hàng vì
nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là huy động từ nền kinh tế nên cho vay ngắn hạn sẽ
giúp ngân hàng hạn chế rủi ro thanh khoản và tăng khả năng quay vòng vốn, giảm chi
phí huy động. Bên cạnh đó đối với các khoản cho vay dài hạn ngân hàng khó có thể
kiểm soát và lúc này vốn của ngân hàng dễ bị đọng lại ở người vay quá lâu, nhiều biến
động có thể khiến khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Tuy vậy khi nền kinh tế phát triển ổn định ngân hàng cũng cần chú trọng tới cho
vay trung và dài hạn, nó đáp ứng nhu cầu vốn thường dùng để đầu tư mở rộng phát
triển các dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng trong thời gian dài và các khoản vay này giúp
cân đối giữa tài sản dài hạn và nguồn vốn dài hạn của ngân hàng. Dư nợ dài hạn của
chi nhánh trong thời gian qua cũng đã được chú trọng phát triển. Dư nợ dài hạn năm
2014 là 44.256 tỷ đồng tăng 25.56% so với năm 2013 và tăng 61.38% so với năm
2010. Số liệu cho thấy chi nhánh cũng đã từng bước phát triển theo đúng quy luật kinh
tế thị trường.
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Hai Bà Trưng
Hoạt động trong lĩnh vực tiểm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn, đối với hoạt
động của ngân hàng rủi ro tín dụng được coi là bạn đường .Vì vậy các ngân hàng đều
cố duy trì rủi ro ở một mức nhất định có thể kiểm soát và chấp nhận, đã được coi là
thành công trong việc hạn chế rủi ro tín dụng.
2.2.1. Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh Hai Bà Trưng
Công tác thu nợ quá hạn có liên quan chặt chẽ với nhau. Dư nợ quá hạn thấp thể
hiện hoạt động thu nợ tốt, chất lượng tín dụng bảo đảm, ngược lại dư nợ quá cao, thu
hồi chậm, khả năng đồng vốn liên ngân hàng cho vay sử dụng không hiệu quả. Việc
SV: Ngô Thị Thu Thủy
Quản trị doanh nghiệp – VB2 –
K24


Chuyên đề thực tập
phân tích nợ quá hạn luôn là vấn đề cần thiết để tìm ra nguyên nhân từ đó chi nhánh

đưa ra giải pháp khắc phục. Dưới đây là bảng chi tiết các khoản nợ của chi nhánh VIB
Hai Bà Trưng:
BẢNG 2.2: CHI TIẾT CÁC KHOẢN NỢ CÓ VẤN ĐỀ
Đơn vị : triệu đồng
Năm
Phân
loại
Tổng

nợ
Nợ
quá
hạn
Nợ
khó
đòi
Nợ
nhóm
1
Nợ
nhóm
2
Nợ
nhóm
3
Nợ
nhóm
4
Nợ
nhóm

5

2010

2011

2012

2013

Tỷ
trọng

Dư nợ

Tỷ
trọng

Dư nợ

150632 100%

17395
0

100%

212940 100%

252105 100%


3725

3.25%

5271

3.03%

5025

2.36%

4840

1.92% 4573

1.89%

1347

1.52%

2314

1.33%

2044

0.96%


1815

0.72% 1725

0.68%

141853 91.89%

16867
9

96.97
%

207915

97.64
%

247265

98.08
%

270551

93.08%

1826


1.23%

2957

1.7%

2981

1.4%

3025

1.2%

41324

2.50%

1534

0.98%

1913

1.1%

1704

0.8%


1513

0.6%

1658

1.60%

221

1.07%

261

0.15%

234

0.11%

227

0.09% 352

0.23%

126

0.06%


139

0.08%

106

0.05%

76

0.03% 69

0.02%

Dư nợ

Tỷ
trọng

2014

Dư nợ

Tỷ
trọng

Dư nợ

Tỷ

trọng

320252

100%

( theo nguồn bảng chi tiết dư nợ qua các năm của chi nhánh)
Theo QĐ 493 và QĐ số 18/2007/QĐ-NHNN của ngân hàng Nhà Nước về sửa đổi
bổ sung các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Theo điều 6 QĐ 493 và đã được sửa đổi theo
QĐ 18 thì các Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm :
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
SV: Ngô Thị Thu Thủy
K24

Quản trị doanh nghiệp – VB2 –


×