MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, mang
lại nhiều lợi ích và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên cơ sở một
nền thương mại và đầu tư công bằng. Nhưng trong khi các quốc gia thành viên của
WTO đang dần phải rỡ bỏ các rào cản thuế quan và thuế hóa các rào cản phi thuế
quan thì các biện pháp tự vệ, thuế chống phá giá và thuế đối kháng vẫn ngày càng
được nhiều quốc gia phát triển áp dụng một cách triệt để, nhất là trong khi đó nhiều
nước đang phát triển và kém phát triển phải đối mặt với tình trạng hàng hóa nhập
khẩu bán phá giá tại thị trường của mình, gánh chịu những thiệt hại sản xuất trong
nước. Việc tìm các biện pháp đảm bảo thương mại công bằng biện pháp chống bán
phá giá đang được rất nhiều nước quan tâm, kể cả các nước phát triển và đang phát
triển. Tuy nhiên không phải nước nào cũng áp dụng biện pháp chống bán phá giá
một cách đúng đắn, đôi khi còn mang tính chủ quan áp đặt, mang tính chính trị…
Việt Nam là nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, tham gia
thương mại quốc tế với kinh nghiệm chưa nhiều và cũng đang trong giai đoạn thực
hiện chất lượng hướng về xuất khẩu để đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước. Do đó
hàng hóa Việt nam cũng đã gặp phải rất nhiều vụ kiện chống bán phá giá khi xuất
khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài: Mỹ , EU…Thực tế cho thấy trước năm
2000 chỉ có 3 vụ kiện đánh vào hàng hóa Việt Nam , nhưng kể từ năm 2000 trở đi
các vụ kiện chống bán phá giá tăng lên đáng kể, đặc biệt là vào 2004 có tới 7 vụ
kiện bán phá giá mà Việt Nam bị kiện và bị áp mức thuế chống bán phá giá khá cao
gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước và ảnh hưởng tới tiêu dùng của thị
trường khách hàng nước ngoài.
Trong bối cảnh như vậy thì việc nghiên cứu để hiểu rõ hơn, đề ra các biện
pháp ngăn ngừa các vụ kiện chống bán phá giá có ý nghĩa rất quan trọng, điều đó sẽ
giúp các doanh nghiệp Việt nam nắm rõ thông tin, thể chế của WTO liên quan tới
chống bán phá giá từ đó tránh được những thiệt hại cho sản xuất. Mặt hàng thủy sản
là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta và đã từng bị kiện,
trong đó vụ kiện bán phá giá cá da trơn tại Hoa Kì là một điển hình đầu tiên. Với
những thực tế và yêu cầu như trên em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Thực trạng
3
chống bán phá giá trong hoạt động thương mại và đề xuất giải pháp đối với hàng
thủy sản Việt Nam” với mục đích là thống kê lại những kiến thức cơ bản về vấn đề
chống bán phá giá, trình tự thủ tục điều tra chống bán phá giá , tình thực thực tế của
1 số vụ kiện tiêu biểu đối với hàng thủy sản Việt Nam. Đồng thời dựa vào tình hình
thực tế đó để đưa ra những bài học kinh nghiệm, giải pháp nhằm giúp các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp thủy sản nói riêng có thể tránh được
các vụ kiện bán phá giá trong tương lai hoặc có kỹ năng đối phó với các vụ kiện bán
phá giá của nước ngoài khi vụ kiện đã xảy ra.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
1.1.Khái niệm về bán phá giá,các hình thức chống bán phá giá.
1.1.1. Khái niệm bán phá giá
- Bán phá giá: Theo tinh thần Điều 2.1, GATT, một sản phẩm bị coi là bán phá giá
nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một
nước khác với giá thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự
-
được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại bình thường.
Sản phẩm tương tự được quy định tại điều 2.6, GATT: “ sản phẩm giống hệt tức sản
phẩm có tất cả các đặc tính đối với sản phẩm đang được xem xét , hoặc trong
trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không
giống ở mọi đặc tính nhưng có đặc điểm gần giống với sản phẩm đang được xem
xét.”
Trong trường hợp không có sản phẩm tương tự được bán trong nước theo các
điều kiện thương mại thông thường tại thị trường nước xuất khẩu hoặc trong trường
hợp việc bán trong nước không cho phép có được sự so sánh chính xác do điều kiện
đặc biệt của thị trường đó hoặc do số lượng hàng hóa quá nhỏ, biên độ phá giá sẽ
được xác định thông qua so sánh mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương
tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể
so sánh được này mang tính đại diện , hoặc được xác định thông qua so sanh với chi
phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản hợp lý chi phí quản lý,
chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận.
1.1.2. Phân loại
a) Căn cứ theo thông lệ quốc tế
Theo thông lệ quốc tế, người ta chia hành động bán phá giá thành 2 loại: bán
phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa và bán phá giá hàng nhập
khẩu. Hai trường hợp này được tách riêng và được giải quyết theo hai bộ luật riêng
biệt.
- Bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa là việc cá nhân hoặc tổ
-
chức sản xuất đặt giá tiêu thụ thấp hơn giá thành tại thị trường trong nước.
Bán phá giá hàng nhập khẩu là việc doanh nghiệp nước ngoài bán hàng hóa dưới
chi phí tại nước nhập khẩu.
b) Hoặc căn cứ theo mục đích và biểu hiện cũng có thể phân thành 3 loại bán phá giá:
5
- Bán phá giá dai dẳng: Hàng hóa liên tục được bán với giá thấp hơn so với giá cả
-
trong nước nhập khẩu.
Bán phá giá thường xuyên: một xí nghiệp nước ngoài sẽ bán tại giá cả thấp cho đến
khi những nhà sản xuất trong nước bị loại ra khỏi thị trường, lúc đó giá cả sẽ tăng
-
bởi độc quyền xuất hiện.
Bán phá giá không thường xuyên sẽ xuất hiện khi nhà sản xuất nước ngoài( hoặc
chính phủ) với một thặng dư sản phẩm thạm thời xuất khẩu số này tại bất cứ giá nào
mà nó cần.
1.1.3. Vai trò và tác động tiêu cực của bán phá giá.
Tác động của việc bán phá giá được đánh giá một cách đơn giản theo đồ thị
1.1 sau đây. Gỉa sử trước khi có việc bán hàng của nước khác vào thị trường của
một nước với giá thấp hơn hiện hành, thì cung và cầu của mặt hàng đó cân bằng tại
điểm E với giá là P1 và lượng tiêu thụ là Q1. Tuy nhiên, khi có nguồn hàng nước
ngoài bán với giá thấp hơn P2, thì lượng tiêu thụ tăng lên Q2, trong đó lượng hàng
sản xuất trong nước giảm xuống chỉ có Q’2, lượng hàng nhập khẩu là Q2-Q’2.
Từ đó cho thấy, thông qua việc bán phá giá thì thặng dư của người tiêu dùng
được tăng thêm một lượng chính bằng diện tích ABCE, trong khi đó thặng dư của
nhà sản xuất trong nước giảm một lượng bằng diện tích ABDE. Như vậy có thể thấy
tác động của việc bán phá giá là gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa,nhưng
mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Xét về lợi ích chung của toàn xã hội thì việc
bán phá giá mang lại lợi ích bằng với diện tích CDE.
Mặc dù người tiêu dùng sẽ được lợi vì mua hàng với giá thấp hơn bình
thường, nhưng bán phá giá gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự ở
nước nhập khẩu. Chúng ta có thể thấy điều này ngay từ nội dung của khái niệm
“bán phá giá”, khái niệm đó cho thấy tác động lớn nhất của việc bán phá giá là gây
ra thiệt hại vật chất cho các ngành kinh doanh trong nước. Tổn thất này xét trên góc
độvĩ mô và vi mô.
Trên góc độ vĩ mô, một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo việc phá sản các
doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn tới tình trạng mất việc làm của nhân
viên đồng thời nó ảnh hưởng tới các ngành kinh doanh khác.
Trên góc độ vi mô, khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ
mất thị trường và lợi nhuận. Đây thật sự là mối lo ngại không chỉ của các nước phát
triển mà còn của các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các nước này luôn
thay đổi và cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trên thị trường quốc tế.Bán phá giá có
6
thể dẫn tới một trong hai trường hợp bất lợi sau đây đối với những doanh nghiệp
sản xuất mặt hàng tương tự với mặt hàng được bán phá giá.
+ Thứ nhất, các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng tương tự muốn cạnh
tranh và giữ được thị phần thì buộc phải hạ giá sản phẩm của mình xuống bằng với
mức giá của các mặt hàng bán phá giá. Tuy nhiên làm như vậy thì các nhà sản xuất
sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, bởi vì nhà sản xuất có thể bán phá giá sản phẩm của
mình với giá thấp hơn chi phí sản xuất.
+ Thứ hai, nếu nhà sản xuất không chấp nhận giảm giá bán thì hàng hóa của
họ không thể tiêu thụ được trên thị trường. Như vậy hoạt động kinh doanh sẽ bị tê
liệt và nhà sản xuất cõ nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản.
Đồ thị 1.1.
P
Ss
E
P1 A
P2
B
C
D
Sf
D
Q’2Q1Q2
1.2.
Q
Những nguyên nhân của hành động bán phá giá và điều kiện được xem là bán
phá giá.
1.2.1Những nguyên nhân của hành động bán phá giá.
Mỗi hành động bán phá giá đều nhằm đạt được một số mục tiêu cụ thể và có
một số nguyên nhân dẫn đến hành động đó. Chúng ta có thể phân tích và tổng hợp
thành một số nguyên nhân như sau:
1.2.1.1. Bán phá giá nhằm mục tiêu chính trị thao túng các nước khác.
Một số nước đã áp dụng việc bán phá giá một hoặc một số mặt hàng xuất khẩu
nào đó ra bên ngoài từ đó tạo sự cạnh tranh, thao túng, gây ra biến động giá cả của
mặt hàng đó trên thị trường ;lợi dụng điều đó để gây sức ép, tạo sự phụ thuộc hay
đạt được 1 số mục đích chính trị khác. Tiêu biểu như Chính phủ Hoa Kì đặc biệt
7
quan tâm đến xuất khẩu gạo bởi vì cạnh tranh giá gạo bây giờ ảnh hưởng lớn đến
việc đạt các mục tiêu quan trọng khác. Hoa Kì sẵ sàng bỏ ngân sách mua phần lớn
số gạo trên thị trường thế giới rồi bán phá giá, họ sẵn sàng bán ra thị trường thế giới
chỉ bằng 60-70%, thậm chí đến 40% giá mua. Chính vì điều này mà mặc dù sản
lượng gạo của Hoa Kì hàng năm thấp nhưng Hoa Kì lại thao túng giá gạo trên thị
trường thế giới.
1.2.1.2. Do các khoản tài trợ của chính phủ.
Chính sách tài trợ nhằm đạt được hai mục đích sau:
+ Duy trì và tăng cường mức sản xuất xuất khẩu.
+ Duy trì mức sử dụng nhất định đối với các yếu tố sản xuất như lao động và
tiền vốn trong nền kinh tế.Những hình thức tài trợ chủ yếu là:
Trợ cấp, ưu đãi về thuế, tín dụng ưu đãi, sự tham gia của Chính phủ vào các
chi phí kinh doanh cũng như hỗ trợ xuất khẩu.
1.2.1.3. Do có quá nhiều hàng tồn kho không thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường.
Trong nền kinh tế hàng hóa trước đây, khi gặp khủng hoảng thừa, các chủ
doanh nghiệp thường chất đống hàng hóa của mình, châm lửa đố hoặc đổ xuống
biển để giữ giá, nhất định không bán phá giá.Còn hiện nay, ở các nước kinh tế phát
triển, gặp trường hợp này, nhà buôn có thể chọn một trong hai giải pháp thường
dùng.Trước hết là lưu kho chờ ngày giá lên, nhưng lưu kho đòi hỏi phải có chỗ
chứa, và chỉ áp dụng được với những mặt hàng không bị hư hỏng.Giải pháp thứ hai
là bán xôn. Nhiều khi đây là giải pháp duy nhât đối với một số mặt hàng: thực phẩm
sắp hết thời hạn sử dụng, máy vi tính đời cũ, một số kiểu giầy, quần áo hết mốt.
1.2.1.4. Bán phá giá được sử dụng như công cụ cạnh tranh.
Các hãng nước ngoài sử dụng công cụ bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh
tranh, chiếm lĩnh thị trường của các nước nhập khẩu. Sau khi đã giành được vị trí
khống chế thị trường, triệt tiêu được sự cạnh tranh của hàng hóa nội địa thì các hãng
nước ngoài sẽ tìm cách thực hiện mục tiêu cuối cùng của mình là tăng giá, tìm cách
thao túng thị trường để thu được lợi nhuận tối đa.
1.2.1.5. Một nước có thể do nhập siêu lớn cần phải có ngoại tệ để bù đắp cho thiếu hụt này.
Khi đó họ có thể áp dụng công cụ bán phá giá để giải quyết vấn đề thiếu hụt
ngoại tệ.
1.2.1.6. Một số nước làm ra được một số sản phẩm với giá thành thấp là sử dụng lao động
trẻ em tiền lương thấp và sử dụng lao động của tù nhân làm hàng xuất khẩu.
Việc sử dụng lao động trẻ em và sử dụng lao động tù nhân ngoài việc mang lại
siêu lợi nhuận, nó còn là cách để cạnh tranh với các đối thủ làm ăn. Nhờ giá nhân
8
công rẻ mạt, người ta có thể hạ giá thành sản phẩm, xuất khẩu hàng hóa bán phá giá
ở nước ngoài.
1.2.1.7. Ở Việt Nam có hiện tượng một số công ty kinh doanh hàng nhập khẩu trả chậm, đã
bán phá giá nhằm dùng nguồn vốn nước ngoài để kinh doanh mặt hàng khác và
hàng nhập lậu với khối lượng lớn.
1.2.2. Điểu kiện được xem là bán phá giá
Không phải cứ có hiện tượng hàng hóa nước ngoài bán phá giá là nước nhập
khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa đó.
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ
có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sau khi đã tiến
hành điều tra chống bán phá giá, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả
3 điều kiện sau:
- Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá ( với biên độ phá giá không thấp hơn 2%).
- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị
đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước
-
( gọi chung là các yếu tố thiệt hại).
Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói
trên.
1.3. Khái quát về chống bán phá giá.
1.3.1. Khái niệm về chống bán phá giá.
Chống bán phá giá là việc các quốc gia nhập khẩu áp dụng các biện pháp
trừng phạt đối với việc bán phá giá của một mặt hàng nào đó của nước xuất khẩu có
đủ điều kiện được coi là chống bán phá giá: hàng nhập khẩu bị bán phá giá, gây
thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất trong nước và các cuộc điều tra phá giá
được tiến hành theo đúng thủ tục,…
Thông thường các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
- Thuế chống bán phá giá tạm thời: Nếu kết quả điều tra cho thấy, việc bán phá giá
gây ra thiệt hại cho ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự trong nước và có
quan hệ nhân quả giữa chúng thì có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm
thời :
+ Thu một mức thuế chông bán phá giá tạm thời. Mức thuế chống bán phá giá
tạm thời không được đặt ra cao hơn biên độ phá giá ban đầu.
+Hoặc tối ưu là áp dụng dưới hình thức đảm bảo- bằng tiền mặt đặt cọc hoặc
tiền đảm bảo ( tiền kí quỹ): yêu cầu nộp một khoản tiền kí quỹ nhằm đảm bảo cho
9
việc thu thuế chống bán phá giá có thể được áp đặt đối với hàng hóa nhập khẩu.
Tiền kí quỹ bảo đảm sẽ được hoàn lại nếu quyết định cuối cùng đưa ra mức thuế
-
chính thức thấp hơn mức thuế tạm thời.
Áp dụng các biện pháp cam kết về giá đối với nước xuất khẩu: có nghĩa là cam kết
điều chỉnh mức giá, khuyến khích việc chỉ yêu cầu mức gia tăng gía thấp hơn biên
-
độ phá giá nếu như mức đó đủ để loại bỏ tổn hại đối với sản xuất trong nước.
Thuế chống bán phá giá chính thức: nếu kết quả điều tra chính thức đi đến kết luận
cuối cùng cho thấy có bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa và có
mối quan hệ giữa chúng thì thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng. Thuế
chống bán phá giá có thể tính theo giá hàng hoặc theo số lượng.
Mức thuế chống bán phá giá chính thức không vượt quá mức bán phá giá đã
được xác định trong quyết định cuối cùng.
Thời hạn thu thuế chống bán phá giá là 5 năm. Trong thời hạn này, quyết định thu
thuế chống bán phá giá có thể được xem xét lại theo các yêu cầu của các bên liên quan.
Mức thuế chống bán phá giá có thể được thay đổi hay kéo dài thêm 5 năm nữa.
- Thuế đối kháng: Khi một chính phủ hay một cơ quan công cộng nước ngoài trợ cấp
tài chính hoặc tiền thưởng đối với ngành sản xuất vận chuyển và xuất khẩu hàng
hóa mà gây ra hoặc đe dọa gây tổn thương vật chất đối với ngành sản xuất nội địa
thì được phép tiến hành hành động đối kháng chống lại các nước nhập khẩu có liên
quan dưới dạng áp đặt một loại thuế đặc biệt gọi là “ thuế đối kháng”, chiến tranh
thương mại thường dùng loại thuế này.
Tóm lại , các biện pháp chống bán phá giá nhằm tái lập trật tự trong cạnh tranh
theo đúng tinh thần tự do thương mại đồng thời cũng là công cụ bảo vệ các ngành
sản xuất trong nước trước sự xâm chiếm của hàng nhập khẩu.
1.3.2. Mục tiêu và bản chất của các biện pháp chống bán phá giá.
Bán phá giá bị coi là hành vi thương mại quốc tế không công bằng. Như vậy
để tạo dựng lại thế cạnh tranh cân bằng giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm
nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội địa chống lại các hành vi cạnh tranh quốc tế không
lành mạnh, các quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Do đó
mục tiêu của các biện pháp chống bán phá giá là để bù đắp lại những thiệt hại cho
ngành sản xuất nội địa phải gánh chịu do hành vi bán phá giá gây ra.
Mặc dù mục tiêu của các biện pháp chống bán phá giá được cho là để đảm bảo
sự công bằng trong thương mại quốc tế nhưng trên thực tế không đơn giản như vậy.
10
Đối với các nước đang phát triển như Ấn Độ, Achentina… sử dụng các biện pháp
chống bán phá giá để bảo vệ nền sản xuất còn non trẻ của chính mình. Đối với các
quốc gia phát triển, các biện pháp chống bán phá giá vừa là công cụ để hạn chế mở
cửa thị trường, hạn chế sư thâm nhập thị trường từ các quốc gia đang phát triển vừa
1.4.
là cái van an toàn cần thiết cho chính họ.
Ảnh hưởng của các biện pháp chống bán phá giá với hoạt động thương mại
quốc tế.
1.4.1 Tác động tới dòng thương mại hiện có.
Ảnh hưởng tới các mặt hàng xuất khẩu : Khi một cuộc điều tra bán phá giá
được tiến hành thì ngay lập tức nó sẽ gây ra sự bất ổn đối với các mặt hàng xuất
khẩu bị điều tra bán phá giá của những nước nằm trong danh sách điều tra. Kim
ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó sẽ bị tụt giảm, dòng thương mại sẽ dịch chuyển
sang các thị trường khác. Thông thường, các cuộc điều tra sẽ kéo dài khoảng 12-18
tháng và ngay cả trong trường hợp tại kết luận cuối cùng, cơ quan có thẩm quyền
đưa ra kết luận là không có bán phá giá, hoặc biên độ bán phá giá không đáng kể,
hoặc là không có thiệt hại và cũng không gây thiệt hại cho ngành công nghiệp nội
địa thì vào thời điểm đó, các nhà sản xuất/ xuất khẩu nước ngoài đã chịu khá nhiều
thiệt hại liên quan đến chiến lược đầu tư, vay vốn ngân hàng, các thủ tục chứng
minh và việc duy trì dòng thương mại( của mặt hàng bị kiện) liên tục, có tính ổn
định cao sẽ phải đối mặt với sự bất ổn định mà kéo theo đó là khả năng mất thị
trường.
1.4.2 Ảnh hương đến mở rộng thương mại
Nghiên cứu của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế về ảnh hưởng của các
biện pháp chống bán phá giá đối với các nước xuất khẩu cho thấy mặc dù sau khi
kết thúc điều tra vụ việc và đi đến kết luận là không cần thiết phải áp dụng biện
pháp chống bán phá giá thì thị phần của hàng xuất khẩu bị điều tra bán phá giá đã bị
giảm từ 15-20%. Các nước đang phát triển ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều
các vụ chống bán phá giá, với những tác động tiêu cực cơ bản nêu trên, các nước
đang phát triển có nguy cơ bị đẩy vào tình trạng bất ổn về triển vọng xuất khẩu của
mình hoặc bị gạt bỏ ra khỏi thị trường tiềm năng.
1.4.3 Chệch hướng thương mại
Khi xảy ra một vụ kiện chống bán phá giá và trong trường hợp biện pháp
chống bán phá giá được áp dụng ( thuế theo tỷ lệ phần trăm và thường cao hơn
nhiều lần so với mức tối huệ quốc) làm cho giá trong nước của sản phẩm tăng lên,
11
giảm tiêu thụ hàng nhập khẩu và tăng sản xuất trong nước. Các nhà sản xuất trong
nước được hưởng lợi khi giá trị thặng dư của họ được gia tăng.Như vậy các mặt
hàng xuất khẩu là đối tượng của chống bán phá giá sẽ giảm sức mạnh cạnh tranh so
với các mặt hàng tương tự từ các nước không bị kiện.Sự chệch hướng nhập khẩu có
thế có đối với hoạt động thương mại hàng hóa khi áp dụng biện pháp chống bán phá
giá, xét trên khía cạnh tích cực là khả năng tăng cường thị phần của mặt hàng tương
tự được sản xuất trong nước so với mặt hàng nhập khẩu đó.
1.5 Hiệp định chống bán phá giá của WTO.
1.5.1 Nguyên tắc xác định phá giá.
Biên độ phá giá (BĐPG) = Gía trị thông thường (GTTT)- Gía xuất khẩu
(GXK)
BĐPG >0 -> Có bán phá giá.
BĐPG có thể tính bằng giá trị tuyệt đối hoặc theo phần trăm công thức:
BĐPG=(GTTT-GXK)/GXK
1.5.2 Tính biên độ phá giá.
Cách tính GTTT:
Trường hợp không có giá nội địa của SPTT ở nước xuất khẩu do:
- Sản phẩm không được bán tại nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông
-
thường.
Có bán ở nước xuất khẩu nhưng trong điều kiện đặc biệt .
Số lượng bán ra không đáng kể (<5% số lượng SPTT bán ở nước nhập khẩu) thì:
GTTT= Gía xuất khẩu SPTT sang nước thứ ba.
GTTT= giá thành sản xuất+ chi phí( hành chính, bán hàng, quản lý chung,..) +
lợi nhuận.
Trường hợp SPTT được xuất khẩu từ một nước có nền kinh tế phi thị trường
( giá bán hàng và giá nguyên liệu đầu vào là do chính phủ ấn định) thì các quy tắc
trên không được áp dụng để xác định GTTT.
Cách tính GXK:
GXK= giá mà nhà sản xuất nước ngoài bán SPTT cho nhà nhập khẩu đầu tiên.
Trường hợp giá bán SPTT không tin cậy được đo:
- Giao dịch xuất khẩu được thực hiện trong nội ộ công ty hoặc
- Theo một thỏa thuận đền bù nào đó thì :
GXK= Gía mà sản phẩm nhập khẩu được bán lần đầu tiên cho một người mua
độc lập ở nước nhập khẩu.
1.5.3 Xác định thiệt hại.
12
- Thiệt hại về vật chất đối với một ngành sản xuất trong nước ( thiệt hại hiện tại);
- Nguy cơ gây thiệt hại về vật chất đối với một ngành sản xuất trong nước ( thiệt hại
-
tương lao) hoặc
Làm trì trệ sự phát triển một ngành sản xuất trong nước( không có quy định cụ thể).
Như vậy, để xác định thiệt hại cần xem xét các nhân tố sau:
- Khối lượng hàng nhập khẩu bị bán phá giá có tăng một cách đáng kể không?
Tác động của hàng nhập khẩu đó lên giá SPTT: Gía của hàng nhập khẩu đó có
rẻ hơn giá của SPTT sản xuất ở nước nhập khẩu nhiều hay không? Hoặc có làm
giảm sút hoặc kìm giá SPTT ở thị trường nước nhập khẩu hay không?
Khi sản phẩm thuộc diện điều tra được nhập khẩu từ nhiều nước: đánh giá gộp tác
động nếu BĐPG>= 2% GXK và khối lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước >=3%
khối lượng nhập khẩu SPTT.
13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
2.1 Thực trạng chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu chung của Việt
Nam.
Trong vài năm trở lại đây các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thương
đứng trước nguy cơ bị kiện chống bán phá giá.Ngày nay, đứng trước thách thức về
cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nội địa, các quốc gia đã tăng cường sử
dụng các công cụ bảo hộ ngày càng tinh vi thông qua các biện pháp bảo đảm
thương mại công bằng của WTO, trong đó có thuế chống bán phá giá. Vì vậy, các
vụ kiện bán phá giá xảy ra trên thế giới ngày càng tăng về số lượng các chủ thể
tham gia và ngày càng mở rộng phạm vi hàng hóa áp dụng.
Theo số liệu của Ban thư ký WTO, từ 01/01/1995 đến hết năm 30/06/2014
trên thế giới đã tiến hành khởi xướng 4627 cuộc điều tra về chống bán phá giá,
đứng đầu danh sách nước bị kiện là Trung Quốc (1022 vụ),Hàn Quốc (341 vụ), Hoa
Kỳ(257 vụ), và Đài Loan (258 vụ).
Bảng 2.1 : Số vụ kiện chống bán phá giá trong giai đoạn 1995-2014
Quốc gia
Số vụ bị kiện
Trung Quốc
1022
Hàn Quốc
341
Đài Loan
258
Hoa Kỳ
257
Đối với Việt Nam tính từ 1994đến 21/07/ 2014 đã phải đối phó với 55 vụ kiện
chống bán phá giá, trong đó có 37 vụ kiện Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá
giá. EU là bên khởi kiện nhiều nhất với mức thuế cao nhất lên đến 93% đối với mặt
hàng Oxyde kẽm. Điều đáng chú ý là số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá
tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Nếu trong giai đoạn 1994-2001, Việt Nam chịu 1-2 vụ kiện /năm thì đến 2004
phải đối phó với 7 vụ kiện liên tiếp liên quan đến nhiều mặt hàng công nghiệp xuất
khẩu. Ở thời kỳ trước, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng thuế chống
bán phá giá chưa phải là những mặt hàng chiến lược, vì vậy chưa ảnh hưởng lớn tới
kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Nhưng từ vụ kiện các tra, cá basa năm 2002 đến
nay có thể thấy không chỉ một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam : thủy
sản, giầy dép… mà cả những mặt hàng xuất khẩu có số lượng chưa lớn nhưng mới
14
thâm nhập thị trường đều có thể trở thành đối tượng của vụ kiện chống bán phá giá
do phương thức tính gộp tổng lượng hàng hóa liên quan từ nhiều nguồn nhập khẩu
(không được quá 7%) của nước khởi kiện như: khóa inox (EU), săm lốp xe đạp
(Thổ Nhĩ Kì), đèn huỳnh quang(Ai Cập)…
Sau đây,chúng ta xét riêng đối với mặt hàng thủy sản với 2 mặt hàng xuất
khẩu chủ lực là cá tra,cá basa và tôm nước ấm đông lạnh. Cả 2 mặt hàng chủ lực
này đều bị phía Hoa Kì kiện bán phá giá trong 2 năm liên tiếp, 2002: Vụ kiện bán
phá giá cá tra, cá basa và tiếp tục vào năm 2003 : Vụ kiện bán phá giá tôm nước ấm
đông lạnh. Vận dụng linh hoạt các quy định về kiện CBPG của WTO, Mỹ đã không
bỏ qua tất cả các cơ hội để điều tra CBPG và trợ cấp đối với sản phẩm nhập khẩu từ
các thị trường, trong đó có Việt Nam, nhằm bảo hộ sản phẩm trong nước. Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, những năm 1994 - 2010,
có 36 vụ kiện tranh chấp bán phá giá liên quan Việt Nam. Trong đó, vụ kiện CBPG
cá tra, basa của Mỹ đối với Việt Nam tháng 6/2002 được đánh giá là lớn nhất từ
trước đến nay về quy mô và mức độ tác động.
Có thể nói hai vụ kiện này đều mang tính chất bất ngờ đối với phía các doanh
nghiệp Việt Nam bởi lẽ 2 mặt hàng bị kiện là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và
hơn nữa tại thời điểm đó thì khái niệm “bán phá giá” còn rất mới lạ đối với Việt
Nam. Chính vì không có sự chuẩn bị trước và do thiếu kiến thức cũng như kinh
nghiệm thì 2 vụ kiện trên Việt Nam đều thua và chịu mức áp thuế bán phá giá, làm
tăng giá sản phẩm cũng như lượng xuất khẩu mấy năm sau đó đều bị sụt giảm.
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về hai vụ kiện trên:
Năm
Mặt hàng bị kiện
Nước kiện
Thời gian
bị kiện
2002
Cá da trơn
(Frozen Fish Fillets)
Hoa kì
24/07/2002
2003
Tôm nước ấm đông
lạnh.
(Frozen and
Canned
Warmwater Shrimp)
Hoa kì
31/12/2003
Biện pháp
tạm thời
Biện pháp
cuối cùng
36,84%63,88%
12,11%93,13%
4,13%25,76%
Hiện nay, sau nhiều năm áp thuế và qua các quá trình rà soát, chỉnh sửa từ
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) thì mức thuế bán phá giá đối với mặt hàng cá tra,
cá basa và tôm nước ấm đã được giảm xuống thấp hơn khá nhiều so với trước, đối
15
với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh, mức thuế đã giảm xuống còn gần bằng 0%.
Tuy sau vụ kiện thì ngoài tác động tiêu cực là mức giá bị tăng lên, lượng xuất
khẩu sụt giảm so với trước thì có hệ quả tích cực là những mặt hàng trên đã mở
rộng được thị trường xuất khẩu do qua vụ kiện thì sản phẩm của Việt Nam được biết
tới bởi người tiêu dùng nước ngoài. Ngoài thị trường Hoa Kì là thị trường trọng
điểm, sản phẩm thủy sản xuất khẩu Việt Nam còn mở rộng sang thị trường lớn khác
như EU, Nhật Bản thậm chí hiện nay EU chiếm tới 26% thị phần hàng xuất khẩu
của Việt Nam sau đó là Nhật Bản và Hoa Kì chiếm khoảng 17.8% và 16.9%. Đồng
thởi theo đó lượng xuất khẩu đa số có xu hướng tăng dần qua các năm, theo số liệu
của Tổng cục Thống kê, sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm 2014 ước đạt 4,7 triệu
tấn, tăng 4,9% so với cùng kì năm trước.
2.2 . Vụ kiện bán phá giá cá da trơn của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.
2.2.1. Nguyên nhân vụ kiện.
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Hoa Kỳ từ năm
1996. Những năm sau đó, sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng nhất là mặt hàng cá
phi lê đông lạnh. Năm 1998, sản phẩm cá da trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam
xuất khẩu sang đây mới chỉ đạt 260 triệu tấn, thì đến năm 2000, lượng hàng này
tăng vọt lên hơn 3.000 tấn và đến 2001 thì đạt con số kỷ lục xấp xỉ 8000 tấn. Sản
phẩm cá tra, cá basa phi lê do Việt Nam sản xuất được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa
chuộng do chất lượng ngon, giá thành tương đối rẻ.Trước tình hình đó, Hiệp hội chủ
trại nuôi cá nheo Hoa Kỳ (CFA) đã thể hiện phản ứng bằng việc đưa ra chủ trương
chống các sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam sử dụng tên “catfish” cho các sản
phẩm cá xuất khẩu của mình.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta cũng tìm hiểu tên gọi Catfish: Catfish là
tên tiếng Anh chỉ tất cả các loại cá da trơn (không có vảy) gồm cá nheo, cá tra, cá
basa, cá bông lau, cá lăng,..theo hệ thống phân loại ngư loại học. Loài cá này bao
gồm 2500-3000 loài cá khác nhau được xếp vào các họ cá khác nhau, trong đó có
họ cá nheo Mỹ và họ cá da trơn châu Á. Về mặt khoa học và tập quán thương mại,
không thể lấy tên một nhóm sản phẩm lớn của thủy sản thế giới để dành riêng cho
cho một loài nào trong số đó. Trên tất cả các bao bì của sản phẩm thủy sản xuất
khẩu của Việt Nam đều ghi rõ dòng chữ tiếng Anh “sản phẩm của Việt Nam” hoặc
“sản xuất tại Việt Nam” và thực hiện việc ghi đầy đủ cả tên khoa học lẫn tên thương
16
mại theo đúng quy định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền của Hoa Kỳ
là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đối với sản phẩm xuất khẩu vào
thị trường Hoa Kỳ. Vậy CFA đã dùng những lý do gì để chống lại việc nhập khẩu cá
tra, cá basa Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ?
Sau đây là những luận điểm chính của CFA để chống lại việc nhập khẩu cá tra- cá
basa Việt Nam:
- Sự xuất hiện của sản phẩm cá da trơn gía rẻ từ Việt Nam đã khiến tổng giá trị
catfish bán ra của các nhà nông nghiệp Hoa Kỳ giảm mạnh từ 446 triệu USD năm
2000 xuống còn 285 triệu USD năm 2001. Sản phẩm của Việt Nam thường có giá rẻ
hơn từ 0,008 đến 1 USD/ pound ( 1 pound khoảng 0,454 kg). Như vậy, việc nhập
khẩu cá tra, cá basa ồ ạt vào Hoa Kỳ theo CFA đã làm cho giá cá của Hoa Kỳ cũng
giảm theo.
Bảng 2.3 : Giá và lượng cá da trơn tại Hoa Kỳ 1999-2001
Giá cá phi lê
Việt Nam
Giá cá phi lê
Hoa Kỳ
Nhập khẩu
từ Việt Nam
Đơn vị
1999
2000
2001
$/kg
4,53
3,38
$/kg
6,13
6,29
5,80
Tấn
900
3,15
7,650
2,80
- CFA cho rằng các Việt Nam nuôi trong môi trường nước bị ô nhiếm, không đảm
-
bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.
Việc Việt Nam lấy tên catfish để đặt cho cá da trơn xuất khẩu vào Hoa Kỳ là ăn theo
uy tín của Hoa Kỳ đã tốn bao công sức để gây dựng nên.
2.2.2. Tóm tắt vụ kiện
- Ngày 28/06/2002 : Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Hoa Kỳ ( CFA) đệ đơn lên Ủy
ban Hiệp thương Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) và Bộ Thương mại Hoa Kỳ ( DOC) kiện
một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng này vào Hoa Kỳ.
Đề xuất về mức thuế chống bán phá giá của CFA:
-
+Nếu Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường: 144%.
+ Nếu Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường : 190%.
Ngày 18/07/2002: DOC đưa ra kết luận khởi xướng điều tra và tiến hành các giai
-
đoạn công bố, tập hợp ý kiến bên trên.
Ngày 19/07/2002 : Bên nguyên (CFA) và bên bị ( Hiệp hội chế biến và xuất khẩu
17
-
thủy sản Việt Nam –VASEP) tham dự phiên điều trần đầu tiên trước ITC.
Ngày 06/08/2002: ITC họp bàn, bỏ phiếu và đưa kết luận sơ bộ ra xem xét. Các
doanh nghiệp Việt Nam bị kết luận là việc xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường
Hoa Kỳ đe dọa gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất của Hoa Kỳ ( sau 39
-
ngày kể từ ngày CFA nộp đơn khởi kiện).
Ngày 09/08/2002 : Vụ kiện được ITC chuyển sang DOC để tiến hành điều tra tình
-
trạng bán phá giá.
Ngày 24/07/2002: DOC quyết định điều tra sơ bộ chống bán phá giá đối với bên
-
nguyên (CFA) và xác định giai đoạn điều tra từ ngày 01/10/2001 đến 31/03/2002.
Ngày 27-28/01/2003: DOC công bố kết quả sơ bộ là các công ty Việt Nam bán phá
cá tra tại Hoa Kỳ. Áp dụng 3 mức thuế trừng phạt dao động trong khoảng 38%-64%
đối với cá tra, cá basa Việt Nam nhập khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu
hàng sang Hoa Kỳ bán phá giá:
+4 doanh nghiệp là Bị đơn Bắt Buộc: Agifish 61,88%; Cataco 41,06% ; Nam
Việt 53,96%; Vĩnh Hoàn 37,94%.
+Các doanh nghiệp tự nguyện trả lời phiếu điều tra – Bị đơn Tự Nguyện
(Afiex, Cafatex, Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Đà Nẵng, Mekonimex, QVD,
-
Việt Hải ) chịu mức thuế bình quân là 49,16%.
+Doanh nghiệp khác của Việt Nam chịu thuế là 63,88%.
Ngày 27/02/2003, DOC sửa đổi mức thuế phá giá áp dụng cho các doanh nghiệp
Việt Nam.
18
Bảng 2.4: Mức thuế phá giá cá tra, cá basa sau khi sửa đổi
Đơn vị tính :%
Tên công ty
Agifish
Cataco
Vĩnh Hoàn
Nam Việt
Bị đơn Tự Nguyện (Afiex,
Cafatex,
Đà
Nẵng,
Mekonimex, AVD, Việt Hải
và Vĩnh Long)
Các công ty không tham gia
vụ kiện
Mức thuế trong Quyết
định Sơ bộ
61,88
41,06
37,94
53,96
Mức thuế sửa đổi
31,45
41,06
37,94
38,09
41,16
36,76
63,88
63,88
- Sáng ngày 24/07/2003, sau một thủ tục bỏ phiếu chỉ kéo dài 40 giây, không một lời
giải thích, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã đưa ra phán quyết cuối
cùng về vụ kiện cá basa. Theo đó cơ quan này đã khẳng định các doanh nghiệp Việt
Nam bán giá với giá thấp hơn giá thành và gây tổn hại cho ngành sản xuất của Hoa
Kỳ và ấn định mức thuế suất bán phá giá từ 36,84% đến 63,88%. Mức thuế này có
hiệu lực từ giữa tháng 8/2003. Như vậy, mức thuế này không được áp dụng đối với
-
cá basa nhập khẩu vào Hoa Kỳ trước 90 ngày kể từ ngày 31/01/2013.
Ngày 07/08/2003 : DOC chính thức công bố áp đặt thuế chống bán phá giá đối với
11 doanh nghiệp Việt Nam ( theo mức thuế đã được đề xuất sửa đổi vào ngày
-
18/07/2003).
Ngày 12/08/2013 : Lệnh áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ có hiệu lực.
2.2.3. Ảnh hưởng của vụ kiện đối với sản lượng xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam vào
Hoa Kì.
Bảng 2.5: Sự thay đổi về giá và sản lượng cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam
vào Hoa kỳ sau khi bị kiện bán phá giá 2000-2005
Giá cá phi lê Việt Nam
Đơn
vị
2000
2001
2002
2003
2004
2005
$/kg
3.38
2,8
2,87
2,69
2,56
2,07
19
Giá cá phi lê Hoa Kỳ
$/kg
6,29
5,80
5,31
5,36
5,82
5,93
Thuế chống bán phá giá
$/kg
-
-
-
0,64
0,61
0,49
Nhập khẩu từ Việt Nam
Tấn
3150
7650
4500
1800
3150
7650
Dù muốn hay không thì sau vụ kiện các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã
tốn rất nhiều công sức tập trung cho vụ kiện làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh tại doanh nghiệp.
Khi bị áp thuế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị mất khách hàng, cụ thể thể
hiện qua doanh số nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong thời gian diễn ra vụ kiện và sau vụ
kiện, doanh số xuất khẩu của Việt Nam giảm sút, giảm gần nửa so với năm trước.
Chi phí cho vụ kiện : chi phí phục vụ đoàn kiểm tra, chi phí chuẩn bị hồ sơ,
chứng từ phục vụ cho việc diều tra, chi phí nhân sự làm công tác tham gia vụ kiện,
chi phí thuê luật sư. Theo thống kê, tổng chi phí thuê luật sư trong vụ kiện này lên
đến gần 500.000 USD.
Đời sống của nhiều vạn người lao động tại Đồng bằng sông Cửu Long bị đe
dọa ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ảnh hưởng nhiều đến uy tín của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trên
thương trường quốc tế.
Hiện nay, đối với mặt hàng này xuất khẩu vào Hoa Kỳ vẫn đang chịu mức
thuế chống bán phá giá cao tại thị trường Hoa Kỳ, điều này gây ảnh hưởng đến đời
sống của toàn thể các lao động trong ngành từ nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá
tra Việt Nam, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường
Mỹ, đồng thời đi ngược lại xu thế hợp tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ mà Chính
phủ hai nước đang nỗ lực thực hiện. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố lại kết quả cuối cùng
đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1/8/2011
đến 31/7/2012 (POR 9) đối với sản phẩm philê cá tra đông lạnh nhập từ Việt Nam.
Lý do của cơ quan này là trước đó, họ đã sai sót trong quá trình tính toán. Mức thuế
chống bán phá giá riêng rẽ của công ty bị đơn bắt buộc là Vĩnh Hoàn Corp được
giảm xuống 0% thay vì 0,03 USD một kg trước đó. Trong khi đó, các công ty bị
20
đơn tự nguyện đều tăng so với mức thuế cuối cùng đã công bố hồi cuối tháng 3, từ
0,42 USD mỗi kg lên mức 1,2 USD.Thuế suất đối với sản phẩm cá tra của doanh
nghiệp bị đơn bắt buộc là Công ty Cổ phần Hùng Vương vẫn giữ nguyên 1,2 USD
một kg. Trong khi thuế suất chung toàn quốc là 2,11 USD. Tiếp đó, 17/1/2015, Bộ
Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng cho lần rà soát hành
chính lần thứ 10 đối với sản phẩm fillet cá tra, basa Việt Nam nhập khẩu vào Hoa
Kỳ.
2.3 Vụ kiện tôm của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.
- Vụ kiện bán phá giá các loại sản phẩm tôm nước ấm là vụ kiện tồi tệ và liên tiếp thứ
hai của doanh nghiệp Hoa Kỳ đối với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Ngày
31/12/2003, Liên minh Nuôi tôm Miền Nam Hoa Kỳ (SSA) nộp đơn kiện Trung
Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Brazil và Ecuador bán phá giá tôm,làm thiệt hại
ngành nuôi tôm Hoa Kỳ tới mức độ từ 30 đến 200% ( 6 quốc gia này đã xuất khẩu
75% nhu cầu tôm của Hoa Kỳ). Mặt hàng bị khởi kiện bao gồm hầu hết các loại sản
phẩm tôm nước ấm, cả đông lạnh và đóng hộp. Đối với Việt Nam, mức thuế yêu cầu
áp đặt là từ 30-99%.
Các doanh nghiệp Việt Nam bị kiện bao gồm: công ty chế biến và XNK Cà
Mau (Canimex), XN chế biến thủy sản Minh Phú(CM), Công ty cổ phần hủy sản
Minh Hải ( Searpodex Minh Hải, Bạc Liêu), công ty TNHH Kim Ạm( Sóc Trăng).
- Ngày 17/02/2004 với tỷ lệ bỏ phiếu 6/0 Ủy ban thương mại quốc tế Hoa kỳ đã sơ
bộ khẳng định ngành công nghiệp đánh bắt tôm nội đia Hoa Kỳ đã bị thiệt hại trên
thực tế do tôm nhập khẩu 6 nước trên.
Lý do kết luận tôm của các nước trên đang được bán phá giá ở Hoa Kỳ:
Thứ nhất là lượng tôm 6 nước bị kiện xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ (2003)
có giá trị trên 2,4 tỷ USD , chiếm 86,7% thị phần.
Thứ hai là do giá tôm nhập khẩu thấp hơn tôm sản xuất trong nước từ 10 đến
20% làm cho giá tôm bán ở Hoa Kỳ bị đẩy xuống thấp ngang giá những năm 70.
Theo điều tra của DOC thì giá tôm bán của các nước trên thị trường hiện Hoa Kỳ
hiện nay là dưới “ mức công bằng”.
- Ngày 26/02/2004 : DOC công bố danh sách bốn bị đơn bắt buộc của Việt Nam
-
trong vụ kiện tôm.
Ngày 16/07/2004: DOC công bố quyết định sơ bộ về mức thuế chống bán phấ giá
21
áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Bảng 2.6: Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam
theo Quyết định Sơ bộ ( Ngày 16/07/2004)
Thuế trong Quyết
định Sơ bộ (%)
18,68
14,89
12,11
19,60
Công ty
Seaprodex (Bạc Liêu)
Minh Phú (Cà Mau)
Kim Anh
Canimex( Cà Mau)
Mức trung bình cho một số DN thuộc nhóm”Bị đơn tự
nguyện.
Mức thuế áp dụng đối với toàn bộ các doanh nghiệp khác.
16,01
93,13
- Ngày 30/11/2004: DOC đưa ra mức thuế đối với tôm Việt Nam ( Sửa đổi lại cuối
cùng vào ngày 26/01/2005).
Bảng 2.7: Mức thuế bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam theo
quyết định cuối cùng ngày 30/11/2004
Công ty
Seaprodex
Minh Phú
Canimex
Mức thuế riêng biệt cho mức trung bình cho 29
doanh nghiệp “ Bị đơn tự nguyện”.
Kim Anh
Mức thuế chung cho các công ty Việt Nam khác.
Thuế suất trong quyết
định cuối cùng (%)
4,3
4,38
5,24
4,57
25,76
25,76
- Quyết định cuối cùng của Hoa Kỳ: Tháng 11/2004 Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ra
quyết định cuối cùng, trong đó cho răng Việt Nam và Trung Quốc đang bán phá giá
tôm đông lanh và đóng hộp trên thị trường Hoa kỳ. Mức thuế chống bán phá giá
cuối cùng đối với các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam được ấn định từ 4,13% đến
-
25,76%.
Trong đợt xem xét hành chính cuối cùng tôm đông lạnh VN nhập khẩu vào Mỹ giai
đoạn từ 1/2/2007 đến 31/1/2008, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VN,
ngày 8/9, DOC kết luận mức thuế chống bán phá giá đối với các công ty xuất khẩu
tôm Việt Nam có một số thay đổi so với kết quả sơ bộ đã được cơ quan này công bố
vào ngày 9/3. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá đối với cả 3 bị đơn bắt buộc
gồm Minh Phú Corp, Camimex và Phuong Nam đều giảm xuống mức gần bằng 0%.
22
Hiện nay, Minh Phu Corp có mức thuế chống phá giá là 0,43% (kết quả sơ bộ trước
đó là 1,66%), Phuong Nam: 0,21% (kết quả sơ bộ: 5,6%), và Camimex chỉ còn
0,08%, thấp hơn rất nhiều so với kết quả sơ bộ trước đó 19,8%.
2.4 Bài học rút ra và các nguyên nhân thua kiện
2.4.1 Nguyên nhân thua kiện
Hai vụ kiện xảy ra liên tiếp trong 2 năm Việt Nam đều bị thua kiện và phải
chịu áp đặt những mức thuế cao đối với măt hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Nguyên
nhân khách quan như nước khởi kiện ta là nước lớn, có kinh nghiệm trong việc khởi
kiện bán phá giá như rào cản thương mại cho nền kinh tế nước này hay do trong quá
trình khởi kiện phía Hoa Kì đã vận động được hành lang-lobby ủng hộ Hoa Kì trong
vụ kiện thì nguyên nhân chủ quan dẫn đến thất bại phụ thuộc vào nhiều yếu tố và
thuộc trách nhiệm của nhiều bên liên quan như:
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước:
Chính phủ chưa có hệ thống luật pháp và cơ quan thi hành về chống bán phá
giá một cách hoàn chỉnh.Tại thời điểm diễn ra vụ kiện, Việt Nam chưa có một văn
bản chính thống nào đề cập tới vấn đề bán phá giá và cũng chưa có văn bản hướng
dẫn các doanh nghiệp trong vấn đề này. Chỉ sau vụ kiện cá tra, cá basa, đến ngày
29/04/2004 Nhà nước mới có văn bản chính thức về vấn đề chống bán phá giá là
Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc
chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và phải đến ngày 11/07/2005
Chính phủ mới ban hành Nghị định chi tiết hướng dẫn thi hành Pháp lệnh số 20,
đồng thời ngày 09/06/2005 thì Nhà nước mới ban hành chỉ thị về chủ động phòng
chống các vụ kiện thương mại nước ngoài.
Với thời gian hình thành các văn bản luật về chống bán phá giá của nước ta
như trên có thể nói là rất chậm chạp, đi sau các nước khác rất nhiều; trong khi nước
ngoài xem biện pháp kiện chống bán phá giá là rào cản hữu hiệu nhằm ngăn chặn
hàng hóa xuất khẩu đe dọa thị trường sản xuất nội địa thì ở Việt Nam , vấn đề chống
bán phá giá là một khái niệm khá mới mẻ. Vì vậy, không thể tránh khỏi tình trạng
các doanh nghiệp, cơ quan bộ ngành còn lúng túng, thiếu kiến thức chuyên môn
trong các vụ kiện chống bán phá giá.
Do nền kinh tế của Việt Nam vẫn là nền kinh tế phi thị trường.
Điều này gây bất lợi rất lớn cho Việt Nam trong quá trình điều tra bán phá giá
23
khi sử dụng thông tin của nước thay thế để tính toán cho Việt Nam.Đặc biệt khi áp
thuế chống bán phá giá, do đặc điểm này mà các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam
cũng bị áp mức thuế cao hơn.
Một bất lợi lớn nữa cho Việt Nam trong vụ kiện lúc đó là Việt Nam chưa gia
nhập WTO nên mặc dù kết quả là “ không công bằng” nhưng Việt Nam không thể
khiếu kiện được.
Nguyên nhân thua kiện còn do các cơ quan quản lý nhà nước chưa có cơ quan
chuyên môn đảm nhận như Bộ Thương mại( nay là Bộ Công Thương) thời điểm đó
chưa có cơ quan phụ trách chuyên về chống bán phá giá,….
Về phía doanh nghiệp
Kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá còn non yếu. Tuy
trước đó đã có những vụ kiện bán phá giá từ thị trường nước ngoài nhưng vụ kiện
cá tra, cá basa vào thị trường Hoa Kỳ đối với nước ta là một vụ kiện lớn, có ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất và cũng cho thấy khả năng đối phó với vụ kiện của doanh
nghiệp Việt Nam còn rất yếu, thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất là bản thân các doanh nghiệp chưa chuẩn bị kiến thức về vấn đề
chống bán phá giá cho riêng mình nên khi xảy ra vụ kiện, nhiều doanh nghiệp còn
rất lúng túng và mới lại đối với việc trả lời các bảng câu hỏi của bên khởi kiện trong
khi bảng câu hỏi là kênh chủ yếu để thu thập thong tin cho việc điều tra chống bán
phá giá của nước khởi kiện. Thực tế, đến lúc xảy ra vụ kiện, VASEP mới bắt đầu tổ
chức một số hội thảo đào tạo cho các doanh nghiệp kiến thức pháp luật về chống
bán phá giá, như thế không đảm bảo được việc tiếp thu và trả lời chính xác, tốt các
bảng hỏi.
Thứ hai là một số doanh nghiệp còn ỷ lại vào cơ quan Nhà nước, thiếu tính
chủ động và chưa tích cực tham gia vụ kiện.
Đồng thời vụ kiện bán phá còn là vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt
nên họ còn thiếu kinh nghiệm, chưa nhạy bén trong việc thu thập thông tin và đưa ra
lập luận phản biện, hệ thống chứng từ, tài liệu còn hạn chế thiếu khoa học; Đặc biệt là
sự hạn chế về tài chính cũng là nguyên nhân lớn gây ra sự thất bại trong vụ kiện.
2.4.2 Bài học kinh nghiệm
Trải qua 2 vụ kiện lớn đối với ngành thủy sản và qua các vụ kiện chống bán
phá giá chúng ta có thể rút ra một số bài học sau:
24
- Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong điều tiết xuất khẩu thông qua các công cụ
thuế xuất khẩu; hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu… để tạo cơ cấu xuất khẩu hợp lý,
-
giảm thiểu các vụ kiện chống bán phá giá ở nước nhập khẩu.
Nhà nước xuất khẩu (nước bị kiện) không can thiệp trực tiếp vào các vụ kiện mà chỉ
gián tiếp cung cấp thông tin về thị trường, về nguy cơ bị kiện chống bán phá giá
-
hoặc thông tin qua con đường ngoại giao để gây sức ép với nước nhập khẩu.
Nâng cao vai trò của hiệp hội ngành hàng xuất khẩu trong điều tiết xuất khẩu ngành
hàng, trong tập hợp các doanh nghiệp đoàn kết tham gia tích cực vào các vụ kiện,
phổ biến kinh nghiệm và tổ chức huấn luyện đào tạo các doanh nghiệp đối phó với
-
các vụ kiện chống bán phá giá.
Cần khởi kiện (đóng vai trò là nguyên đơn) khi có hiện tượng bán phá giá vừa để
bảo hộ thị trường nội địa, vừa trả đũa, tự vệ, đảm bảo sự công bằng trong thương
-
mại quốc tế.
Khi bị khởi kiện, doanh nghiệp phải tích cực ngay từ đầu tham gia “hầu kiện” để
-
bảo vệ quyền lợi của mình.
Minh bạch hồ sơ, thu thập đầy đủ các chứng từ hạch toán chi phí kinh doanh của
mình phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế. Kích thích phát triển
các công ty luật có khả năng bảo vệ các doanh nghiệp trước các vụ kiện bán phá
giá; khuyến khích sử dụng dịch vụ tư vấn luật.
- Nâng cao trình độ của các luật sư, của những nhà quản trị xuất khẩu về kiến thức
đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá (cả khi doanh nghiệp là bị đơn, lẫn khi là
nguyên đơn.
25