Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ KHỐI 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 44 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT ĐỨC HỢP
TỔ NGOẠI NGỮ-ĐỊA.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ KHỐI 12

Lĩnh vực: Địa lý
Tác giả:Nguyễn Thị Én
Chức vụ:Tổ phó tổ chuyên môn

Đức Hợp,tháng 3 năm 2016
1


LÍ LỊCH ĐỀ TÀI
1. Tác giả

:

Nguyễn Thị Én

2. Chức vụ:

:

Tổ phó tổ CM * Tổ Ngoại Ngữ - Địa

3. Đơn vị



:

Trường THPT Đức Hợp, Kim Động, Hưng Yên.

4. Tên đề tài :

"Giáo dục bảo vệ môi trường theo phương pháp tích

hợp trong dạy học Địa lí khối 12 ”

2


PHẦN I: MỞ ĐẦU
Môi trường là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại.
Trong mấy thập kỷ trở lại đây, do sự gia tăng dân số quá nhanh, quá trình đô thị
hóa mạnh mẽ cùng với sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật đã làm cho cường độ
khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường ngày càng lớn. Kết quả
là nhiều nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, nhiều hệ sinh thái bị phá hủy, cân bằng
trong tự nhiên bị rối loạn, môi trường khủng hoảng với quy mô toàn cầu, vì vậy
bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu.
Để bảo vệ môi trường, cái nôi sinh thành của mình, con người đã phải thực
hiện hàng loạt các biện pháp khác nhau, trong đó có Giáo dục môi trường. Giáo
dục bảo vệ môi trường được xem là một trong những biện pháp có hiệu quả cao.
Vì nó giúp cho con người có được nhận thức đúng đắn trong việc khai thác, sử
dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức trong việc thực hiện các nhiệm vụ
bảo vệ môi trường.
Ở nước ta Giáo dục môi trường được thực hiện từ những năm cuối của thập
niên 70, giáo dục môi trường trong trường phổ thông đã được thực hiện vào thập

niên 80 của thế kỉ XX cùng với kế hoạch cải cách giáo dục. Quyết định số
1363 / QĐ – TTg ngày 17 - 10 – 2001 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề
án. Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân và
quyết định số 256 / 2003 / QD – TTg ngày 02 / 12 / 2003 của thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo về môi trường quốc gia đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và
quan tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững
của đất nước. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và
Nhà nước, ngày 31/01/2005.Bộ trưởng Bộ GD và ĐT đã ra chỉ thị về việc tăng
cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm cho
giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và
bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các
hoạt
3


động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp,xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch đẹp phù hợp với các vùng, miền.
Địa lí là một trong các môn học có nhiệm vụ tích hợp giáo dục môi trường
cho học sinh. Với đặc thù môn học, người giáo viên cần làm cho học sinh hiểu về
môi trường, thực trạng môi trường, những nguyên nhân làm cho môi trường đang
biến đổi và những hậu quả của nó đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất. Từ đó
học sinh hiểu và có ý thức trong khai thác, sử dụng tài nguyên – môi trường, có ý
thức tham gia cùng cộng đồng bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả nhất.
Nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên và giúp các học sinh
hiểu rõ các vấn đề về môi trường để từ đó có ý thức và trách nhiệm trong thực
hiện bảo vệ môi trường, nhóm chuyên môn Địa lí nhà trường cũng như cá nhân
tôi đã và đang làm hết khả năng để có thể đưa vào từng bài giảng các vấn đề về
môi trường có liên quan. Qua thực tiễn giảng dạy, từng giáo viên có những sáng
tạo trong phương pháp, cách thức truyền đạt những vấn đề về môi trường, nhưng
không phải với nội dung nào và với đối tượng học sinh nào cũng đạt được kết

quả như mong muốn. Vì vậy, đề tài đề cập đến một vài vấn đề và kiến thức môi
trường, về phương pháp truyền tải cho học sinh và kết quả thực tế để được trao
đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, rút ra được những kinh nghiệm quý
báu để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ tích hợp giáo dục môi trường trong
chương trình Địa lí 12 một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Cá nhân người làm đề
tài nhận thức đây là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong giáo dục Địa lí. Vì vậy,
tôi đã chọn đề tài “Giáo dục bảo vệ môi trường theo phương pháp tích hợp
trong dạy học Địa lí khối 12 ”

4


PHẦN II : NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
1. Môi trường tự nhiên .
Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên
và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên
thiên nhiên, không khí, đất, nước, cảnh quan, quan hệ xã hội.
Vậy, môi trường tự nhiên là toàn bộ các điều kiện tự nhiên bao quanh con
người và thế giới sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại
và phát triển của sinh vật.
Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa
chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật, giữa các thành phần đó có mối quan hệ
qua lại tạo thành một thể thống nhất, khi có sự thay đổi của một bộ phận trong
các thành phần sẽ dẫn đến sự biến đổi dây chuyền của các thành phần khác theo
những mức độ khác nhau. Vì vậy khi con người khai thác và sử dụng tự nhiên
cần chú ý đặc biệt đến điều này.
2. Vai trò của môi trường tự nhiên đối với con người
- Trước hết môi trường là nơi sinh sống và phát triển của xã hội loài người.

Theo tính toán, trung bình mỗi ngày mỗi người cần 4m 3 không khí sạch để
hít thở, 2,5lít nước uống, một lượng lương thực thực phẩm đủ để sản sinh ra
khoảng 2000 – 2400 calo năng lượng nuôi sống bản thân. Chức năng này đòi hỏi
phải có khoảng không gian thích hợp cho mỗi người, được tính bằng m 2 hay ha
đất để ở, sinh hoạt và sản xuất.
Đến nay, do sự bùng nổ dân số, hầu hết các khu vực thuận lợi đã được con
người đến ở, nhiều nơi đã quá chật chội, không đủ điều kiện cho sự sinh sống
của con người.
- Thứ hai, môi trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên và năng lượng
cho cuộc sống của con người.

5


Để tồn tại và phát triển, con người phải dựa vào các nguồn tài nguyên sẵn
có trong thiên nhiên. Tùy theo trình độ phát triển của xã hội, số lượng các loại
tài nguyên được con người sử dụng ngày càng tăng, do dân số ngày càng đông,
nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên ngày càng lớn. Đó là nguyên nhân làm
cho các nguồn tài nguyên ngày càng bị cạn kiệt và suy thoái.
- Thứ ba, môi trường là khung cảnh lao động, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí
của con người. Các hoạt động lao động phải được tiến hành trong những không
gian và môi trường thích hợp mới đạt được hiệu quả cao và giữ được sức khỏe
ổn định cho người lao động. Sau thời gian lao động con người cần được nghỉ
ngơi để phục hồi sức khỏe, đảm bảo khả năng làm việc lâu dài. Ngày nay việc đi
du lịch đến các nơi có phong cảnh đẹp, thiên nhiên trong lành được coi là cách
nghỉ ngơi tốt nhất.
- Thứ tư, môi trường là nơi phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ và những phẩm
chất tốt đẹp của con người.
Với thời gian, thông qua lao động và quan sát tự nhiên, con người dần giải
thích được các hiện tượng tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng. Đó là cơ sở cho

các ngành khoa học ra đời.
Mặt khác, tự nhiên với muôn hình muôn vẻ, muôn mầu muôn sắc đã được
con người cảm nhận và đưa vào cuộc sống. Bằng các hoạt động lao động, du
lịch… con người có thể cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên để từ đó hình thành
khả năng cảm nhận cái đẹp, xây dựng cho mình tình yêu thiên nhiên, yêu quê
hương đất nước. Nhiều học sinh, nhờ quan sát, tìm hiểu tự nhiên đã hình thành
chí hướng cho cuộc đời như mong muốn thành nhà nghiên cứu về khí tượng,
thiên văn hay động thực vật…
- Thứ năm, môi trường là nơi tiếp nhận và biến đổi các chất thải.
Trong xã hội trước thời kì công nghiệp, các chất thải phóng thẳng vào môi
trường không nhiều nên môi trường nhanh chóng đồng hóa. Ngày nay, do dân số
phát triển, khoa học kĩ thuật phát triển cao, nền sản xuất lớn nên lượng chất thải
đổ vào môi trường cũng ngày càng lớn, vượt quá khả năng đồng hóa của môi
trường. Mặt khác, trong chất thải có nhiều hóa chất độc hại, nhiều kim loại nặng,
6


nhiều chất khó phân hủy nên gây ô nhiễm môi trường, làm môi trường bị suy
thoái gây tác hại đối với sản xuất, sức khỏe và đời sống của con người. Bởi vậy
việc đưa ra các biện pháp để hạn chế chất thải nhất là các chất thải gây độc hại,
gây suy thoái môi trường nhằm giữ cho môi trường được trong lành là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của việc bảo vệ môi trường.
- Thứ sáu, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Môi trường cung cấp những thông tin về lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa
của vật chất và sinh vật. Cung cấp các chỉ thị mang tính chất tín hiệu để báo động
sớm các hiểm họa đối với con người và các sinh vật trên Trái Đất. Môi trường lưu
trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen động thực vật…
Tóm lại, môi trường tự nhiên có vai trò rất lớn đối với con người. Một môi
trường trong lành, sạch đẹp, phong phú và đa dạng là điều kiện cần thiết cho
cuộc sống mỗi người. Ngày nay, môi trường sống của chúng ta đang bị biến đổi

xấu đi, không khí, đất, nước đang bị ô nhiễm, các nguồn tài nguyên ngày càng bị
cạn kiệt, suy thoái. Bởi vậy, việc bảo vệ môi trường để giữ gìn nơi ở, các nguồn
lợi và các điều kiện cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội là nhiệm vụ cấp
bách và trách nhiệm của mỗi chúng ta.
3. Vài nét về thực trạng môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở
Việt Nam
3.1. Tài nguyên rừng
Với ¾ diện tích là đồi núi và đường bờ biển dài 3260 km, rừng thực sự là
nguồn tài nguyên quý giá của nước ta với vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ đất,
giữ nước ngầm và là nơi lưu trữ các nguồn gen tự nhiên quý giá. Tuy nhiên, độ
che phủ rừng trong thời gian dài có xu hướng giảm nhanh. Gần đây mỗi năm
nước ta mất đi từ 120.000 đến 150.000 ha rừng tự nhiên. Rừng trồng mỗi năm
đạt khoảng 200.000 ha, các hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng đã
được coi trọng, diện tích có tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn suy giảm.Chủ
trương đóng cửa rừng tự nhiên và chương trình trồng 5 triệu ha rừng là chiến
lược thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ trong việc phục hồi vốn rừng.
7


3.2. Tài nguyên đất
Việt Nam có bình quân đất trồng đầu người thấp và có xu hướng giảm, chỉ
bằng 1/6 mức bình quân thế giới. Trong khi đó diện tích chưa sử dụng vẫn rất
lớn, chất lượng đất không ngừng giảm, hiện tượng hoang mạc hóa đang tăng
càng kèm theo các quá trình tai biến như rửa trôi, xói mòn, mặn hóa, phèn hóa, ô
nhiễm, bồi tụ không mong đợi, hạn hán, hoang hóa, ngập lụt, thoái hóa hữu cơ,
xói lở bờ sông, bờ biển…Tình trạng thoái hóa đất đặc biệt nghiêm trọng ở vùng
đồi núi. Hiện trạng nhóm đất có vấn đề của nước ta gồm:
+ 1,8 triệu ha đất phèn.
+ 4,8 triệu ha đất bạc mầu và xói mòn ở Trung du và miền núi.
+ 0,5 triệu ha đất cát.

+ 2,5 triệu ha đất xám bạc màu.
3.3. Tài nguyên và môi trường nước
Việt Nam có lượng nước mặt phong phú, dồi dào, tổng lượng nước trung
bình hàng năm là 880 tỉ m3, nhưng lượng nước nội địa khoảng 325 tỉ m 3, bằng
40%. Như vậy, Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nước từ ngoài lãnh
thổ, đòi hỏi một chiến lược hợp tác và sử dụng hợp lí lưu vực với các nước láng
giềng. Hơn nữa, lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian
nên hiện tượng hạn hán, thiếu nước vẫn diễn ra ở nhiều nơi.
Dân số tăng, các hoạt động kinh tế phát triển và công tác quản lí chưa tốt
khiến tài nguyên nước ở Việt Nam đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm. Tất cả
các dòng sông đều đã bị nhiễm bẩn, việc sử dụng hóa chất trong công nghiệp,
nông nghiệp đang làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.
3.4. Môi trường không khí
Kết quả quan trắc cho thấy hầu hết các đô thị ở Việt Nam đều bị ô nhiễm
bụi, nhiều đô thị bị ô nhiễm trầm trọng với mức báo động nồng độ bụi vượt trị
số trên chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần. Ở vùng núi và nông thôn (trừ một số
làng nghề gần khu công nghiệp, đường giao thông) còn chưa bị ô nhiễm.

8


3.5. Đa dạng sinh học
Việt Nam là một trong 15 trung tâm đa dạng sinh vật học trên Thế giới
nhưng tình trạng suy giảm đa dạng đang rất đáng ngại. Có khoảng trên 700 loài
động thực vật Việt Nam đã biến mất và đẩy vào tình trạng nguy hiểm, trong đó
hầu hết là các giống loài có giá trị kinh tế cao như : Tê giác một sừng, voi, hổ, bò
xám, hươu xạ, trầm hương…Nguyên nhân chủ yếu là do khi thực hiện các hoạt
động sản xuất kinh tế, khai thác tài nguyên… con người đã có những hành động
sai trái làm suy giảm và mất nơi sinh sống của sinh vật, môi trường bị ô nhiễm.
3.6. Môi trường biển

Toàn bộ vùng biển ven bờ đều đã bị ô nhiễm từ nhẹ đến trung bình, xu thế
ô nhiễm đang tăng, đã có dấu hiệu thủy triều đỏ… Tác nhân gây ô nhiễm chính
là tràn dầu, kẽm, đồng, coliforum.
3.7. Các vấn đề ô nhiễm môi trường khác
- Sự gia tăng dân số và đô thị hóa nhanh làm tăng lượng rác thải, lượng chất
thải rắn trên 15 triệu tấn, tăng 15%, trong đó 75 – 80% từ sinh hoạt, còn lại từ
các cơ sở công nghiệp, cơ sở y tế có nguy cơ gây hại cho sức khỏe và ô nhiễm
môi trường cao. Hiệu quả thu gom, xử lí chất thải còn thấp.
- Hiện nay mới có khoảng 60 – 70% dân đô thị, 40% dân nông thôn được
sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
- Trong các làng nghề thủ công có điều kiện môi trường rất đáng ngại và
khó khắc phục.
- Nông nghiệp đã và đang sử dụng một lượng lớn phân hóa học và hóa chất
bảo vệ thực vật.
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển đã tàn phá hệ sinh thái rừng ngập
mặn với tốc độ nhanh.
- Các sự cố môi trường như rò rỉ hóa chất công nghiệp, tràn dầu, ngộ độc
thực phẩm, dịch hại cây trồng… phát hiện nhiều vị trí có dư lượng dioxi cao và
chôn lấp các chất độc hóa học ở nhiều vùng chiến sự trước đây.
Nhìn chung, tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường ở Việt Nam đang
diễn biến nghiêm trọng trong khi bảo vệ môi trường ở nước ta chưa đáp ứng yêu
9


cầu của quá trình phát triển, việc thi hành pháp luật bảo vệ môi trường chưa
nghiêm minh, ý thức tự giác bảo vệ môi trường cộng đồng chưa trở thành thói
quen của đại bộ phận dân cư…Vì vậy cùng với nhiều biện pháp bảo vệ môi
trường khác, tích hợp giáo dục môi trường trong chương trình Địa lí Việt Nam
để cho những chủ nhân tương lai của đất nước có được những chuyển biến và
nhận thức, tư tưởng và hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện với môi

trường, hình thành nhân cách người lao động mới là việc làm hết sức cần thiết.

10


CHƯƠNG 2
NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NHẰM THỰC HIỆN
CÓ HIỆU QUẢ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12
1. Những yêu cầu chung nhằm thực hiện có hiệu quả tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường trong dạy học địa lí 12
- Thứ nhất: quán triệt nội dung cần tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong ở tất cả cấp học với các môn có liên quan. Trong đó, môn địa lí cần thực
hiện tốt các nội dung tích hợp từ lớp 10, lớp 11, từ đó làm cơ sở cho lớp 12.
- Thứ hai: giáo viên dạy địa lí 12 cần nghiên cứu kĩ các nội dung cần tích
hợp trong từng bài, từng vấn đề. Tìm các phương pháp và cách thức tích hợp
cho phù hợp với từng nội dung.
- Thứ ba: giáo viên cần chịu khó tìm tư liệu về vấn đề môi trường có liên
quan đến nội dung để cung cấp cho HS những thông tin cập nhật ở nước ta và
địa phương, phù hợp, có tính giáo dục.
- Thứ tư: tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để các bài giảng thêm sinh
động với những tư liệu trực quan, thực tế có tính thuyết phục với HS.
- Thứ năm: Luôn liên hệ với các vấn đề môi trường trong trường, địa
phương từ thực trạng đến các hoạt động tích cực vì môi trường của chính bản
thân các em và những người xung quanh.
- Thứ sáu: tích cực đổi mới đánh giá kiểm tra trong đó có các vấn đề về môi
trường, ý thức bảo vệ môi trường của cá nhân các em HS.
- Thứ bẩy: coi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là một tiêu chí đánh giá
trong kiểm tra, đánh giá giáo án và giờ dạy của giáo viên.
- Thứ tám: Tích cực hoạt động ngoại khóa về môi trường nhằm cung cấp

cho HS thêm hiểu biết về thực trạng và những vấn đề bất cập về môi trường hiện
nay, tạo hứng thú và khuyến khích các em tham gia các chương trình, hoạt động
vì môi trường.
2. Các phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí 12
Trong quá trình giảng dạy, tác giả đã thực hiện một số phương pháp cụ thể:
11


- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh, băng hình
- Phương pháp hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp học tập theo dự án.
- Phương pháp nêu gương.
- Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống bảo vệ môi trường.
- Phương pháp chia nhóm.

12


CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ VỚI NỘI DUNG TÍCH HỢP
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH KHỐI 12
TRONG TRƯỜNG THPT
1. Những thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy địa lí tích hợp giáo dục
môi trường
Nội dung chương trình Địa lí 12 gồm 52 tiết tìm hiểu về các vấn đề địa lí tự
nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam, trong đó có nhiều nội dung cần tích hợp giáo
dục môi trường cho học sinh. Trong quá trình thực hiện chương trình, tôi trực tiếp
giảng dạy ở 4 lớp 12, nhận thấy có một số những thuận lợi và khó khăn như sau :

1.1. Thuận lợi:
- Nội dung chương trình rõ ràng, có hệ thống.
- Học sinh đã có những kiến thức nhất định về vấn đề môi trường từ các lớp
dưới và các môn học khác.
- Nhà trường có các thiết bị quan trọng như máy chiếu… phục vụ quá trình
dạy học.
- Các vấn đề môi trường cần tích hợp là thực tế ở Việt Nam và địa phương
nên học sinh dễ nhận biết, hình dung, liên hệ.
- Nhiều kênh thông tin đề cập đến vấn đề môi trường ở Việt Nam.
1.2. Khó khăn:
- Nhiều học sinh không có điều kiện học tập tốt, việc tìm hiểu kiến thức còn
khó khăn: thiếu tài liệu, giáo viên chưa thực sự chú ý ...
- Kĩ năng quan sát, nhận biết các vấn đề môi trường còn yếu.
- Nhận thức chênh lệch giữa các nhóm học sinh.
- Nhà trường không có điều kiện áp dụng các phương pháp đạt kết quả như
đưa học sinh tham quan, khảo sát thực tế.
2. Thực trạng việc tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học địa lí 12
trong trường THPT
Trong những năm qua, các gv trong nhóm bộ môn Địa lí của trường đã luôn
thực hiện việc tích hợp giáo dục môi trường trong toàn bộ chương trình Địa lí
13


trung học phổ thông với những bài liên quan, đặc biệt trong chương trình Địa lí
12. Tuy nhiên, nội dung tích hợp còn sơ sài, phương pháp tích hợp chưa thực sự
thu hút sự quan tâm của học sinh, chính bản thân một số giáo viên cũng chưa
chú trọng đến vấn đề này.
Từ năm học 2008 – 2009, nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và
Nhà nước và thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường . Nhóm giáo viên địa lý chúng

tôi đã quan tâm thực hiện tốt hơn, bước đầu có những kết quả thể hiện ở nhận
thức về môi trường và những kĩ năng, ý thức của học sinh trong bảo vệ môi
trường.
Mặc dù vậy, cũng vẫn có sự chưa đồng bộ trong thực hiện tích hợp giáo dục
môi trường trong nội dung từng khối lớp nói chung và lớp 12 nói riêng. Qua
kiểm tra giáo án, đi dự giờ các lớp 12 thấy một số nội dung liên quan đến môi
trường trong nước chưa được chú trọng giáo dục, hoặc giáo viên chưa có sự dẫn
dắt hợp lí đến vấn đề cần tích hợp nên chưa thu hút được sự quan tâm của học
sinh. Các nội dung cần tích hợp, đa số giáo viên chỉ nêu lên thực trạng, chưa chú
ý hướng dẫn học sinh có kĩ năng sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên môi trường
ra sao, việc liên hệ địa phương cũng chưa thường xuyên và đúng với thực tế.
Đặc biệt, các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường hầu như chưa được đưa ra
trong các nội dung kiểm tra đánh giá. Vì vậy, qua đề tài này tác giả mong muốn
được đưa ra thực trạng, một số ví dụ đã thực hiện từ đó đưa ra các yêu cầu và
phương pháp tích hợp nhằm thực hiện việc tích hợp giáo dục môi trường trong
dạy học Địa lí 12 ở trường THPT đạt kết quả cao nhất.
3. Một số ví dụ minh họa đã thực hiện tích hợp giáo dục môi trường trong
dạy học Địa lí 12 ở trường THPT.
3.1. Ví dụ 1:
Bài 8 : Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Mục 2. Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
* Trong bài cần nhấn mạnh các phần kiến thức :
14


- Biển Đông có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái
vùng ven biển.
- Biển Đông cung cấp nguồn tài nguyên hải sản và khoáng sản nhưng
không phải là vô tận nên cần khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường sống của các
loài sinh vật biển.

- Biển Đông gây nhiều thiên tai, cần chú ý phòng, tránh.
* Các phương pháp sử dụng:
Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu – cá nhân
- GV đặt câu hỏi : Tại sao thiên nhiên nước ta không bị sa mạc hóa như các
khu vực cùng vĩ độ khác là Tây Á và Bắc Phi ?
- HS trả lời, GV chuẩn: Do vị trí địa lí tiếp giáp biển Đông, các khối khí đi
qua biển vào đất liền gây mưa lớn→ khí hậu nhiệt đới ẩm, khác với Tây Á và
Bắc Phi có khí hậu nhiệt đới khô.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của biển Đông đối với các dạng địa hình và
sinh thái vùng ven biển.
Bước 1: GV Chiếu hình ảnh các dạng địa hình, các hệ sinh thái vùng ven
biển cho HS quan sát.

Vịnh Nha Trang
15


Vịnh Hạ long

Trồng rừng ở Cà Mau
16


Rừng ngập mặn Cần Giờ
Bước 2: - Gv đặt câu hỏi :
1. Nêu đặc điểm địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển. Kể tên các dạng địa
hình và hệ sinh thái vùng ven biển?
2. Tại sao phải chú ý trồng và bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn ?
3. Thực trạng rừng ngập mặn và biện pháp bảo vệ rừng ngập mặn ở nước ta?
- HS trả lời, Gv chuẩn, mở rộng:

Rừng ngập mặn có vai trò: Chống bão, chống xâm thực vùng bờ biển, cải
tạo đất, sinh vật đa dạng, giàu có, giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học rất
lớn...
Nước ta có diện tích rừng ngập mặn lớn, vốn có là 450.000 ha, vùng Đồng
bằng sông Cửu Long có 300.000 ha, lớn thứ 2 trên thế giới. Gần đây diện tích
rừng ngập mặn giảm nhanh do cháy rừng, chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm,
cá…làm mất dần cân bằng sinh thái → cần đặc biệt chú trọng bảo vệ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các tài nguyên thiên nhiên vùng biển và thiên tai
Bước 1: - GV cho HS quan sát hình ảnh về các sinh vật biển, về hoạt động
khai thác dầu khí, làm muối, các bãi cát…
17


San hô (Cù Lao Chàm)

18


Cầu gai

Khai thác dầu khí (Vũng Tàu)

19


Được mùa muối (Bình Thuận)

Cồn cát Quảng Thọ (Quảng Bình)
Đặt câu hỏi:
1. Chứng minh rằng tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta rất phong

phú, giàu có ?
2. Trong vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên vùng biển cần lưu
ý đến vấn đề gì? Tại sao?
- HS trả lời, GV chuẩn, mở rộng: tài nguyên thiên nhiên biển rất giàu có,
phong phú.
+ Sinh vật: rất giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao với hơn 2000 loài
cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loại mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật
đáy. Ven các đảo có các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật quý giá khác.
+ Khoáng sản biển: các bể dầu, khí lớn là Nam Côn Sơn, Cửu Long, Thổ
Chu – Mã Lai và sông Hồng…, Trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ
m3 khí đốt. Vùng biển nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp, một số mỏ sa
khoáng oxit titan có giá trị xuất khẩu. Cát trắng ở Quảng Ninh, Khánh Hoà là
20


nguyên liệu quý làm pha lê, thuỷ tinh. Dọc bờ biển nhiều vùng có điều kiện
thuận lợi để làm muối, nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ….
- Các vấn đề cần lưu ý khi khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên
vùng biển:
+ Tránh làm ô nhiễm môi trường biển – môi trường sống của các loài thuỷ
sinh khi khai thác, vận chuyển dầu khí, đánh bắt, chế biến hải sản, giao thông
biển làm rò rỉ dầu hoặc đắm tầu làm tràn dầu trên biển cũng như các hoạt động
rửa tầu…
+ Chú ý không đẩy mạnh việc khai thác ven bờ và không đánh bắt vào mùa
cá đẻ làm cạn kiệt dần các nguồn tài nguyên sinh vật…
+ Cấm đánh bắt bằng các phương pháp mang tính chất huỷ diệt.
Bước 2:
- GV chiếu các hình ảnh, video về bão biển, lũ lụt vùng ven biển, sạt lở bờ
biển, cát lấn đồng ruộng, làng mạc…cùng những thông tin cập nhật về những
thiệt hại do bão lũ trong năm gây ra, nhất là với miền Trung.


21


Bản tin dự báo thời tiết trên VTV

Hình ảnh lũ lụt ở miền Trung

22


Sạt lở bờ biển cửa Đại (Đà Nẵng)

Đồi Cát bay (Mũi Né - Bình Thuận)

23


- GV đặt câu hỏi: Em có cảm nghĩ gì về những hình ảnh và thông tin vừa
quan sát? Chúng ta phải làm gì để giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai từ biển
Đông gây ra?
- HS trả lời, GV chuẩn, mở rộng: Biển Đông không phải lúc nào cũng hiền
hoà, dịu êm và đem đến những lợi ích to lớn cho chúng ta mà cũng nhiều khi
biển ồn ào, hung dữ đem đến những cơn bão khủng khiếp, mưa quá lớn gây lũ
lụt, sạt lở bờ biển hoặc gió bão làm cát bay, cát chảy, hoang mạc hoá đất đai, …
Để phòng, tránh thiên tai do biển gây ra một cách có hiệu quả và giảm thiểu thiệt
hại chúng ta cần: tích cực trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn,
rừng đầu nguồn, trang bị những phương tiện hiện đại hơn cho các đội tàu thuyền,
làm tốt công tác dự báo và triển khai tích cực các biện pháp phòng tránh khi có
thiên tai, trang bị cho người dân những kĩ năng phòng tránh thiên tai biển…

3.2. Ví dụ 2:
Bài 14 : Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Mục 1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
Hoạt động 1 (theo trình tự bài giảng): theo nhóm, tìm hiểu vấn đề sử dụng,
bảo vệ tài nguyên sinh vật
Bước 1: GV chia cả lớp thành 4 nhóm, phân công:
- Nhóm 1, 3: dựa vào bảng số liệu 14.1, nội dung SGK và những hiểu biết
của bản thân, trình bày về vấn đề sử dụng, bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta?
- Nhóm 2, 4: Dựa vào bảng 14.2, nội dung SGK, hiểu biết bản thân, trình
bày về tình hình sử dụng, bảo vệ đa dạng sinh học, liên hệ địa phương ?
GV kẻ mẫu bảng trên bảng phụ, đưa cho 4 nhóm, nhóm trưởng tổng hợp
các ý kiến, thư kí ghi các nội dung trong bảng:
Nội dung
Tài nguyên rừng
Đa dạng sinh học
Thực trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Biện pháp
Bước 2: Các nhóm làm việc trong 7 phút, sau đó báo cáo. Phần liên hệ địa
phương GV hỏi một HS trong nhóm. GV chuẩn:
24


Nội
dung

Tài nguyên rừng
Đa dạng sinh học
-Diện tích rừng suy giảm nhanh, đặc Thành phần loài đa

biệt từ 1943 đến 1983. Độ che phủ và dạng nhưng đang giảm
chất lượng rừng cũng giảm.

sút. Thực vật dưới

Thực

- Gần đây, DT rừng có tăng lên nhưng nước giảm, nhiều loài

trạng

chất lượng rừng vẫn suy thoái (70% có
rừng nghèo và rừng mới phục hồi).

nguy



tuyệt

chủng, giảm mức độ

- Bình quân DT rừng đầu người thấp: tập trung.
0,14ha (thế giới: 1,6ha)
- - Khai thác quá mức (du canh, du cư,- Khai thác quá mức
khai thác bừa bãi…) và chưa có những
- - Kĩ thuật khai thác lạc
Nguyên chủ trương, biện pháp khai thác kịp hậu
nhân


thời và hữu hiệu.

- - Ý thức con người

- - Do chiến tranh, cháy rừng…

chưa cao

- - Gần đây DT tăng do chính sách- - MT sống của các loài
khuyến khích trồng, khoanh nuôi bảo động vật (rừng) đang
vệ rừng của Nhà nước.
suy giảm.
- - MT: tăng DT đất trống, đồi núi trọc, - Mất dần nguồn gen
xói mòn đất, nguồn gen giảm sút, sinh quý
Hậu

vật tuyệt chủng, mất cân bằng tài - Mất cân bằng sinh

quả

nguyên nước, tai biến MT.

thái

- - Với KT – XH: ảnh hưởng đến các
ngành kinh tế, mất nguồn sống của
đồng bào dân tộc, đe doạ MT sống.
- - Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi- -Xây dựng hệ thống
núi trọc.


vườn quốc gia

Biện - - Ban hành Luật bảo vệ TN rừng

- - Ban hành “Sách Đỏ”

pháp - - Giáo dục ý thức cho mọi tầng lớp nhân
- - Dùng pháp luật để
dân.

hạn chế vi phạm.

25


×