Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

CÁC TRƯỜNG ĐH CÓ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.44 KB, 3 trang )

Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2009:
Trường được đào tạo liên thông

07/01/2009 3:07
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử được
đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ, ĐH -Ảnh:
Đào Ngọc Thạch
Hiện có khoảng 100 trường ĐH, CĐ có các chương trình đào tạo liên thông từ TCCN, CĐ lên ĐH. Chúng tôi xin cung cấp
danh sách những trường và những ngành đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ, ĐH.
Phía Bắc
ĐH Xây dựng: ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng (từ bậc CĐ lên ĐH). Học viện Ngân hàng: ngành Tài chính - ngân
hàng (từ bậc CĐ - ĐH). ĐH Hồng Đức: ngành Giáo dục mầm non (từ THCN - ĐH). ĐH dân lập Hải Phòng: Đào tạo liên
thông từ TCCN - CĐ ở các ngành Giáo dục mầm non; Giáo dục thể chất; Giáo dục tiểu học. ĐH Lao động xã hội: Đào tạo
liên thông từ TCCN - CĐ, CĐ -ĐH ở các ngành Công tác xã hội; Kế toán; Quản trị nhân lực.
ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội: Đào tạo liên thông từ CĐ-ĐH ở các ngành Quản trị kinh doanh; Kế toán; Tin học
ứng dụng. Đào tạo liên thông từ TCCN-CĐ ngành Kế toán. ĐH Sư phạm TDTT Hà Tây: Đào tạo liên thông từ TCCN-CĐ,
CĐ-ĐH ở ngành Giáo dục thể chất. ĐH Công nghiệp Hà Nội: Đào tạo liên thông từ TCCN-CĐ ở các ngành Công nghệ kỹ
thuật điện lạnh; Công nghệ hóa học; Quản trị kinh doanh; Công nghệ may; Tin học; Cơ khí chế tạo máy; Cơ khí động lực;
Điện; Điện tử. TCCN-ĐH ở các ngành Kế toán; Công nghệ kỹ thuật điện tử; Công nghệ kỹ thuật điện; Khoa học máy tính;
Công nghệ kỹ thuật cơ khí.
CĐ-ĐH ở các ngành Kế toán; Công nghệ kỹ thuật điện tử; Công nghệ kỹ thuật điện; Khoa học máy tính; Công nghệ kỹ
thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ kỹ thuật hóa học. Viện ĐH Mở Hà Nội được đào tạo liên thông ngành
Kế toán và Quản trị kinh doanh từ TCCN lên ĐH, liên thông từ TCCN-CĐ ngành Điện tử viễn thông.
ĐH Công đoàn: Liên thông ngành Kế toán và Tài chính - Ngân hàng từ TCCN lên ĐH. ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng
Yên: liên thông từ TCCN-ĐH ở các ngành Cơ khí động lực, Điện tử, Tin học, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ may
và thời trang, Công nghệ kỹ thuật điện. ĐH Mỏ - Địa chất được đào tạo liên thông từ CĐ lên ĐH các ngành sau: Kỹ thuật
mỏ; Kỹ thuật địa chất; Kỹ thuật trắc địa; Công nghệ kỹ thuật điện; Công nghệ tự động.
Phía Nam
ĐH dân lập Hồng Bàng: Liên thông từ TCCN-ĐH ở các ngành Kế toán; Tin học ứng dụng; Công nghệ kỹ thuật điện, điện
tử; Mỹ thuật công nghiệp. ĐH dân lập Lạc Hồng: liên thông từ TCCN-ĐH, TCCN-CĐ, CĐ-ĐH ở các ngành Kế toán; Tin
học ứng dụng. ĐH Cần Thơ: liên thông từ CĐ-ĐH ở các ngành Chăn nuôi; Nuôi trồng thủy sản; Công nghệ thực phẩm;


Công nghệ kỹ thuật điện; Công nghệ thông tin; Quản trị kinh doanh; Kế toán; Tài chính ngân hàng. ĐH Tiền Giang: Liên
thông từ TCCN-CĐ ở các ngành Tin học ứng dụng; Công nghệ kỹ thuật xây dựng; Kế toán.
ĐH dân lập Kỹ thuật công nghệ TP.HCM: Liên thông từ CĐ lên ĐH ở các ngành công nhân kỹ thuật điện tử, viễn thông;
Tin học ứng dụng; Quản trị kinh doanh; công nhân kỹ thuật công trình xây dựng.
ĐH dân lập Duy Tân: liên thông từ TCCN-ĐH, TCCN-CĐ, CĐ-ĐH ở các ngành Kế toán; Tin học ứng dụng; Công nghệ kỹ
thuật xây dựng. ĐH dân lập Bình Dương: liên thông từ CĐ-ĐH ở các ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng; Tin học ứng
dụng; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Đào tạo liên thông từ TCCN-ĐH ở ngành Kế toán. ĐH Công nghiệp TP.HCM:
liên thông từ TCCN-ĐH ở các ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật điện; Công nghệ kỹ thuật điện tử;
Khoa học máy tính; Kế toán. TCCN-CĐ các ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ cơ khí, Công nghệ hóa, Công nghệ
điện, Công nghệ điện tử, Tài chính kế toán, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ may, Công nghệ nhiệt - lạnh, Cơ khí động
lực.
CĐ-ĐH các ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ cơ khí, ngành Hóa - Công nghệ hóa - Hóa phân tích, Công nghệ
điện, Công nghệ điện tử, Tài chính kế toán, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ nhiệt - lạnh, Cơ khí động lực, Công nghệ
may, Công nghệ môi trường.
ĐH bán công Tôn Đức Thắng: Liên thông từ TCCN-ĐH các ngành Kỹ thuật điện, Điện tử viễn thông, Kế toán, Tin học.
ĐH Thủy sản: đào tạo liên thông từ TCCN-CĐ ngành Nuôi trồng thủy sản. ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: tuyển sinh và
đào tạo liên thông khối K ở 6 ngành sau: Kỹ thuật điện - Điện tử; Điện khí hóa và cung cấp điện; Cơ khí chế tạo máy; Cơ
khí động lực; Công nghệ cắt may; Công nghệ nhiệt - điện lạnh.
ĐH Quốc gia TP.HCM mở thí điểm đào tạo liên thông CĐ lên ĐH 2 ngành Văn hóa học, và Thư viện thông tin học từ
2008-2009. ĐH Khoa học nhân văn (ĐHQG.HCM): được đào tạo liên thông trình độ CĐ lên ĐH ngành Ngữ văn Anh từ
năm 2008-2009. ĐH Hoa Sen: Liên thông ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh và Công nghệ thông tin từ CĐ lên ĐH.
ĐH Đà Nẵng: Đào tạo liên thông từ CĐ lên ĐH hệ chính quy: Bách khoa: Cơ khí chế tạo máy; Điện kỹ thuật; Điện tử -
Viễn thông; Xây dựng dân dụng và CN; Xây dựng cầu đường; Công nghệ nhiệt - máy lạnh; Cơ khí động lực; Công nghệ
thông tin; Công nghệ môi trường; Công nghệ thực phẩm; Công nghệ hóa học; Công nghệ sinh học.
Kinh tế: Kế toán; QTKD du lịch và dịch vụ; Quản trị kinh doanh thương mại; Tin học quản lý; Ngân hàng; Ngoại ngữ: Cử
nhân Tiếng Anh; Sư phạm: Cử nhân Công nghệ thông tin; Đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ hệ chính quy: CĐ Công

Ngành Kỹ thuật trắc địa được đào tạo liên
thông từ TCCN lên CĐ, ĐH –
Ảnh: Đào Ngọc Thạch

nghệ: Công nghệ chế tạo máy; Công nghệ kỹ thuật điện; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ
thuật điện tử - viễn thông; Công nghệ kỹ thuật Công trình xây dựng; CĐ Công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin; Kế
toán - Tin học. Đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ hệ vừa học vừa làm: ĐH Sư phạm: Sư phạm Mầm non.
Đối tượng được liên thông
Theo quy định mới nhất của Bộ GD-ĐT, đối tượng được
đào tạo liên thông gồm: những người đã có bằng tốt
nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp CĐ có nhu cầu
học tập lên trình độ CĐ hoặc ĐH. Đối với đào tạo liên
thông từ trình độ trung cấp lên trình độ CĐ hoặc từ trình
độ CĐ lên trình độ ĐH, người tốt nghiệp loại khá trở lên
được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp.
Người tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm
làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được
tham gia dự tuyển. Đối với đào tạo liên thông từ trình độ
trung cấp lên trình độ ĐH, người có bằng tốt nghiệp trung
cấp phải có ít nhất 3 năm làm việc gắn với chuyên môn
được đào tạo mới được tham gia dự tuyển. Những người
đã tốt nghiệp ở nước ngoài có văn bằng tốt nghiệp trình
độ trung cấp hoặc CĐ được công nhận văn bằng theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Vũ Thơ (tổng hợp)
Minh Anh (tổng hợp)

×