Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

thu hoach thực tế quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.26 KB, 7 trang )

Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2016( khóa học 2016-2017) của Trường
Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh, Khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh tổ chức cho học viên lớp Trung cấp LLCT-HC hình thức Chính quy
K36B đến nghiên cứu thực tế về tình hình kinh tế- xã hội tại Tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh
được ví như một Việt Nam thu nhỏ, được thiên nhiên ưu đãi hơn so với các tỉnh
khác vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Tỉnh có tổng diện
tích là 12.202,4 km2, trong đó:
Diện tích đất liền 6.102,4 km2
Diện tích biển 6.100 km2 bao gồm 2.077 đảo đá và đất, chiếm 2/3 tổng số
đảo của cả nước, đường bờ biển dài 250 km.
Quảng Ninh có đường biên giới giáp với Trung Quốc dài 132,8 km cả trên
bộ, trên biển và trên không. Tỉnh có 14 đơn vị hành chính, số thành phố nhiều
nhất trong toàn quốc (4 thành phố, 02 thị xã, 08 huyện), tỉnh có 186 xã phường
với dân số 1,2 triệu người bao gồm 22 dân tộc.
Quảng Ninh có Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và
Vịnh Bái Tử Long cùng với trên 600 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng
cảnh: Yên tử; di tích nhà trần; quần thể di tích LS chiến thắng bạch đằng. . .Đây
là nơi duy nhất có nhà vua khi thắng giặc ngoại xâm đã từ bỏ ngai vàng lên núi
hóa Phật, để lại thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang bản sắc riêng của Phật giáo
Việt Nam
Quảng Ninh cũng là một trung tâm về phát triển công nghiệp của đất nước,
có trữ lượng than đá lớn nhất Đông Nam Á, là nơi hình thành ngành công nghiệp
than và là cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam (sản lượng than khai thác than
chiếm 95% của cả nước; tổng công suất nhiệt điện chiếm 16%, sản lượng xi
măng chiếm 10% cả nước)
Xã hội, con người Quảng Ninh hội tụ, giao thoa, thống nhất trong đa dạng
của nền văn minh sông Hồng. Tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế vượt trội, hoạt
động thương mại biên giới, xuất nhập khẩu của Tỉnh cũng có nhiều lợi thế với 3
khu kinh tế cửa khẩu giáp Trung Quốc: Móng cái; Quảng đức(Hải hà); Hoành
mô( Bình liêu) và Cảng biển lớn như cảng Cái lân.


Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại Quảng Ninh, Tôi chọn đề tài: “Tình
hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu thực tế của bản thân.
+ Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Quảng Ninh.
+ Thời gian nghiên cứu: ngày 17/9/2016 và ngày 18/9/2016.


I. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NĂM 2015
1.1 Kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 4 năm trở lại đây, đạt vượt chỉ
tiêu kế hoạch đề ra.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 là 11%, cao nhất trong 7 tỉnh, thành
phố Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cao hơn nhiều so với mặt bằng chung
của cả nước. Giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế đều cao: Nông, lâm nghiệp,
thủy sản đạt 924 tỷ đồng, tăng 2,6%; Công nghiệp và xây dựng đạt 10.418 tỷ
đồng, tăng 11,7%; Dịch vụ đạt 9.392 tỷ đồng, tăng 11,1%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục
có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, trong đó: Nông
nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 6%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 50,6%,
Dịch vụ chiếm 43,4%. Kinh tế tiếp tục phục hồi nhanh và lấy lại đà tăng trưởng
cao.
1.2. Sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng cao, nhất là sản xuất,
phân phối điện, ngành than tiếp tục đóng góp quan trọng vào sản xuất công
nghiệp và phát triển kinh tế.
- Giá trị sản xuất công nghiệp trong đạt 38.142 tỷ đồng, tăng 10.9% so với
năm 2014. Trong đó khu vực công nghiệp trung ương đạt 23,436 tỷ đồng, tăng
4,1%; công nghiệp địa phương đạt 5.703 tỷ đồng, tăng 2,1%; Công nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài đạt 9.003 tỷ đồng, tăng 42,8%.
- Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với năm
2014: Điện sản xuất 21.701 triệu Kwh, tăng 40,9%; than sạch 41,335 triệu tấn,
tăng 3,3%; xi măng 2,540 triệu tấn, tăng 5,6%; clinker 4,345 triệu tấn, tăng 2,2%;
Sợi bông cotton 136.986 tấn, tăng 27,6%; Gạch nung 1.104 triệu viên, tăng 2,4%;

Dầu thực vật 223 ngàn tấn, tăng 10,8%, bột mỳ tăng 7,2%..
- Sản xuất công nghiệp ổn định và tăng trưởng cao hơn năm 2014. Công
nghiệp khai thác khoáng tăng 3,6%, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 6,4%;
công nghiệp điện tăng 27,9%, đặc biệt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
42,8%.., cho thấy sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm dần tỷ
trọng công nghiệp khai khoáng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp sách, công nghiệp
chế biến, công nghiệp sản xuất điện.
1.3. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vượt qua khó khăn do thời tiết,
thiên tai, dịch bệnh, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định.
- Trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây các loại đạt 68.422 ha, đạt 99,2% kế
hoạch, giảm 0,5% so với năm 2014. Do thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng
lớn tới vụ xuân, vụ mùa, nên sản lượng lương thực ước đạt 233,1 ngàn tấn, giảm
781,2 tấn, năng suất lúa bình quân đạt 49,4 tạ/ha.


- Chăn nuôi: Tình hình ổn định và phát triển, các doanh nghiệp, trang trại
chăn nuôi duy trì quy mô đàn và mở rộng sản xuất. Sản lượng thịt hơi xuất
chuồng đạt 91.553 tấn. Công tác kiểm dịch, khử trùng, tiêu độc, kiểm soát giết
mổ và kiểm tra thú ý được chú trọng. Thực hiện chương trình "Chung tay vì cộng
đồng - Bò giống giúp người nghèo biên giới", Đã trao tặng 1.143 con bò giống
cho các hộ nghèo của 4 địa phương Bình Liêu, Ba Chẽ, Hải Hà và Móng Cái.
- Lâm Nghiệp: Khai thác gỗ các loại đạt 395.000 m 3, trồng mới rừng tập
trung đạt 13.150ha, trồng trên 317.000 cây phân tán các loại. Công tác sản xuất
giống cây giống, trồng, chăm sóc rừng đảm bảo chât lượng, đã gieo tạo được 35,8
triệu cây giống (chủ yếu là keo). Công tác quản lý, bảo vệ rừng được tăng cường.
- Thủy sản: Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đạt 103,4 nghìn tấn,
tăng 5,3% so với năm 2014, trong đó: Sản lượng khai thác đạt 57,1 nghìn tấn,
tăng 1,8% so với năm 2014, Sản lượng nuôi trồng đạt 46,3 nghìn tấn, Diện tích
nuôi trồng thủy sản 20,126 ha. Toàn tỉnh hiện có 8.373 tàu cá lắp máy, trong đó
loại tàu có công suất từ 90CV trở lên có 378 chiếc, tuy nhiên số lượng đánh bắt

tại vùng biển xa bờ ít, vùng lộng và vùng ven bở có mật độ tàu tham gia khai thác
cao, dẫn đến nguy cơ sụt giảm nguồn lợi.
1.4. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng khá.
- Tình hình cung cầu hàng hóa được đảm bảo, giá cả cơ bản ổn định.
Hoạt động ổn định của các trung tâm thương mại như: Vincom center Hạ
Long, Siêu thị Big C, các chợ trung tâm trên địa bàn đã góp phần kích cầu tiêu
dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 53.830 tỷ đồng cho
thấy tín hiệu rất tốt về phục hồi sức mua và tổng cầu. Chỉ số giá tiêu dùng tăng
0,3% so với năm 2014. Tổng kim ngach xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt
1.648 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 2.800 triệu USD.
- Các hoạt động du lịch được đặc biệt quan tâm:
Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật được tổ chức, nhiều dự án đầu tư
về du lịch của các nhà đầu tư lớn được đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đã góp phần
đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Công tác quản lý, cải thiện môi trường kinh doanh
du lịch được quan tâm; các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững, tạo
chuyển biến tích cực về chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh và xây dựng
thương hiệu được triển khai tích cực. Tổng số khách du lịch đạt 7,7 triệu lượt,
trong đó khách quốc tế đạt 2,75 triệu lượt, khách lưu trú đạt 3,8 triệu lượt. Tổng
doanh thu ngành du lịch đạt 6.500 tỷ đồng, thu ngân sách từ hoạt động du lịch đạt
1.200 tỷ đồng.


- Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định: Mặt bằng lãi suất giảm, tín dụng được
mở rộng đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, Tổng vốn hoạt động của
các ngân hàng đạt 84.800 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 72.500 tỷ đồng, trong
đó dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh đạt 57.800 tỷ đồng, cho vay phục vụ nong
nghiệp nông thôn đạt 7.850 tỷ đồng, nợ xấu 1.400 tỷ đồng.
- Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 40 triệu tấn, vận tải hành khách đạt
53 triệu lượt. Tổng doanh thu vận tải đạt 8.917 tỷ đồng. Dịch vụ bưu chính, viễn
thông, chuyển phát nhanh hàng hóa, bưu phẩm được phục vụ đảm bảo an toàn,

nhanh chóng, kịp thời. Số thuê bao điện thoại phát triển tăng thêm đạt 1.150.054
thuê bao, đạt 167 thuê bao/100 dân; thuê bao Internet đạt 61.123 thuê bao, đạt 16
thuê bao/100 dân. Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tiếp tục được đẩy
mạnh, quản lý, vận hành có hiệu quả trong các hệ thống thông tin của Tỉnh, chỉ
số sẵn sàng ứng dụng CNTT năm 2015 tăng 2 bậc so với năm 2014, đứng thứ
8/63 tỉnh thành trong cả nước.
1.5. Về đầu tư phát triển.
- Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện đáng kể, hoạt động
xúc tiến đầu tư có nhiều đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, thiết thực, hiệu quả,
góp phần củng cố niềm tin cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Tỉnh Quảng Ninh đã ban hành một số chính sách đặc thù khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn
tỉnh. Nhiều dự án động lực, quan trọng được các nhà đầu tư chiến lược tập trung
đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư. Nhiều địa
phương đã tổ chức thành công hội nghị công bố các quy hoạch gắn với hoạt
động xúc tiến, thu hút đầu tư. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tiếp tục duy trì
trong 5 nhóm tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng thứ nhất vùng đồng bằng
sôn Hồng, điều đó cho thấy những nỗ lực của Tỉnh và các địa phương trong cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh được cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu
tư ghi nhận và đánh giá cao.
- Thu hút đầu tư trong và ngoài nước: Nhiều nhà đầu tư lớn tập trung đẩy
mạnh đầu tư trên các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, hạ tầng giao
thông, du lịch, dịch vụ. Có 97 dự án cấp mới, điều chỉnh với tổng số vốn đăng ký
đầu tư là 58.124,3 tỷ đồng, trong đó: Vốn đầu tư trong nước đạt 44.510 tỷ đồng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 648,3 triệu USD. Một số dự án có tổng mức
đầu tư lớn như: Khu dịch vụ du lịch sinh thái đảo Hoàng Tân, nhà máy nhiệt điện
Mông Dương, các dự án của nhà đầu tư thứ cấp tại khu công nghiệp hải hà...


đang được các ngành, địa phương tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

để có thể sớm được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Đầu tư xã hội: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 51.341 tỷ đồng, trong đó:
Vốn nhà nước đạt 18.936 tỷ đồng, vốn ngoài nhà nước đạt 17.248 tỷ đồng, vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 15.156 tỷ đồng.
- Đầu tư từ ngân sách: Thực hiện chi đầu tư phát triển năm 2015 đạt 9.389
tỷ đồng, là mức cao nhất từ trước tới nay. Tỉnh Quảng Ninh đã triển khai có hiệu
quả nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu tái cơ cấu đầu tư công, huy động,
điều hành linh hoạt các nguồn lực để ưu tiên vốn cho các công trình trọng điểm
của tỉnh và tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng để thúc đẩy các dự án vốn
ngoài ngân sách, hạn chế khởi công các dự án mới, ưu tiên vốn thanh toán nợ xây
dựng cơ bản theo chỉ thị số 27/CT-Ttg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính
phủ, đẩy mạnh hình thức đầu tư đối tác công tư, theo đó tỉnh Quảng Ninh đã công
bố 55 dự án đầu tư theo hình thức PPP, đã có 23 dự án đang được triển khai.
- Phát triển doanh nghiệp: Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 1.340
doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 9.931 tỷ đồng. Do tín hiệu tích cực của thị
trường nên đã có 431 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 121 doanh nghiệp so
với năm 2014, đã tạo việc làm cho trên 13.000 lao động. Tính đến cuối năm
2015, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 11.497 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký là
128.030 tỷ đồng.
1.6. Tích cực triển khai chương trình "Đồng hành cùng doanh nghiệp"
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Lãnh đạo Tỉnh Quảng Ninh và các sở, ngành, địa phương thường xuyên tổ
chức các buổi làm việc với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, liên minh
HTX-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam,
Tổng công ty Đông Bắc... để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp,
thành lập các đoàn công tác đến làm việc trực tiếp với doanh nghiệp theo từng
ngành, lĩnh vực để giải quyết các kiến nghị như: tháo gỡ khó khăn cho ngành
than, các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, gửi hàng kho
ngoại quan, các doanh nghiệp du lịch, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, đô
thị....Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức 05 Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh

nghiệp, qua đó đã có 461 lượt doanh nghiệp, 1.233 hộ kinh doanh được ký kết
hợp đồng tín dụng với tổng giá trị 10.689 tỷ đồng.
1.7. Thu chi ngân sách nhà nước.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn Quảng Ninh năm 2015 đạt 33.350 tỷ
đồng, trong đó: thu nội địa đạt 19.650 tỷ đồng, thu xuất khẩu đạt 13.700 tỷ đồng.


- Tổng chi ngân sách địa phương là 17.852 tỷ đồng, trong đó: Chi phát
triển 9.389 tỷ đồng, chi thường xuyên 8.463 tỷ đồng, trong đó thực hiện một số
khoản chi lớn như chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo 3.000 tỷ đồng, chi quản lý
hành chính 1.885 tỷ đồng.
- Ban chỉ đạo thu chi ngân sách từ cấp tỉnh tới các Huyện, thị xã, Thành
phố hoạt động tích cực và hiệu quả, với nhiều giải pháp hữu hiệu, cách làm sáng
tạo, đảm bảo nhiệm vụ thu, tăng cường quản lý chi tiêu, tiết kiệm triệt để cho
thường xuyên. Để huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển, tỉnh Quảng Ninh đã
phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước để phục vụ
đầu tư cơ sở hạ tầng.
1.8. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông
thôn mới đạt kết quả.
Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, áp dụng kỹ
thuật tiên tiến; Phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh, tổ chức thành công hội chợ OCOP để xây dựng, phát triển
thương hiệu sản phẩm nông sản và nâng cao thu nhập người dân. Năm 2015, toàn
tỉnh Quảng Ninh có 82 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, có 6/10 huyện, thị xã,
thành phố cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới, trong đó Đông Triều là huyện đầu
tiên của Miền Bắc đạt chuẩn nông thôn mới. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới cao
hơn so với mức bình quân cả nước và không có xã dưới 5 tiêu chí, hết năm 2015
cơ bản đạt nông thôn mới.





×