Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ DI TÍCH ĐỀN HÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.4 MB, 27 trang )

BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ DI TÍCH ĐỀN HÙNG
Phú Thọ mảnh đất cội nguồn của đất nước của dân tộc Việt. Phú Thọ mảnh đất
thiêng có rất nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử gắn liền với dân tộc
Việt, bên cạnh đó cũng là rất nhiều lễ hội, những nét văn hóa độc đáo về ẩm thực
cũng như âm nhạc…
Qua hai ngày 10-5 và 11-5 năm 2014 chúng em đã được đi chuyến đi học tập thực
tế tại rất nhiều các địa điểm khác nhau.
I , Bảo tàng Hùng Vương (Đền Hùng)
-7h30 sáng tất cả sinh viên và thầy cô giáo bộ môn tập trung tại nhà điều hành
trường Đại học Hùng Vương, 8h xe của nhà trường đón và đi đến khu di tích lịch sử
Đền Hùng, điểm đến đầu tiên trong khu di tích là bảo tàng Hùng Vương.
Bảo tàng Hùng Vương
- Giới thiệu về bảo tàng và các hiện vật ở tầng 1
+ Bảo tàng Hùng được xây dựng năm 1986 do Hội kiến trúc sư Việt Nam
thiết kế phỏng theo truyền thuyết bánh Chưng, bánh Dày phản ánh quan niệm của
người Việt cổ về vũ trụ trời tròn, đất vuông.
1
- Tầng 2 của bảo tàng là nơi trưng bày chính của bảo tàng, với hơn 1000 hiện
vật chọn để trưng bày. Giúp chúng ta tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển
của nhà nước Văn Lang, nhà nước sơ khai đầu tiên trong quá trình hình thành lịch sử
dân tộc. Nội dung bày tại bảo tàng Hùng Vương chia thành năm phần, nội dung
trưng bày ở năm gian khác.
+ Nội dung thứ nhất giới thiệu về đất nước con người thời nguyên thủy, qua
những hiện vật ở đây giúp ta tìm hiểu về tự nhiên con người vùng đất tổ, cung như
giải thích vì sao xưa kia vua hùng chọn nơi đây làm đất đóng đô.
Xa bàn đầu tiên của bảo tàng là giới thiệu về thiên nhiên vùng đất tổ. Ở khu di tích
lịch sử đền hùng có ba ngọn núi cấm đó là núi Hùng, núi Vặn, và núi Trọc ba ngon
núi thiêng này quần tụ lại với nhau. Trên đỉnh núi Hùng từ xa xưa các vua Hùng
thường lên đây để lập đàn tế trời cầu cho nước thái dân an. Ngay từ buổi đầu dựng
nước trên đỉnh núi Hùng đã có những khát vọng cơm no áo ấm của tổ tiên ta. Khu
vực đất tổ chính là nơi được bao bọc bởi ba dòng sông. Ba dòng sông này cùng hội


tụ với nhau tại ngã ba Bạch Hạc, vì vâỵ Việt Trì còn có một tên gọi khác là thành
phố ngã ba sông. Vì vậy khu vực này rất thuận lợi về kinh tế, chính trị, an ninh…
Tương truyền rằng các vua Hùng đã đi khắp mọi miền để chọn đất đóng đô và cuối
cùng người đã chọn Đền Hùng. Dựa vào khảo cổ học thì những năm 50 của thế kỉ
20 khi nghành khảo cổ học ở Việt Nam phát triển và nghiên cứu về thời đại Hùng
Vương, thì các nhà khảo cổ đã nghiên cứu và thấy được từ ngã ba Bạch Hạc lên
chân núi Hùng naỳ với 57 di chỉ khảo cổ khác nhau. Nhiều hơn cả là xung quanh
khu vực chân núi Hùng này với 32 di chỉ khảo cổ học. Và hàng vạn các hiện vật đã
giúp các nhà nghiên cứu dẫn tới kết luận là một giai đoạn lịch sử có thật và những
di vật đó được bảo tàng trưng bày ở các gian phòng khác.
2
+ Theo các nhà nghiên cứu thì thời đại Hùng Vương tồn tại hơn 2000 năm.
Bắt đầu tư thiên niên kỉ thứ 2 TCN phát triển tới thế kỉ thứ 3 của thiên niên kỉ thứ 1
TCN. Và trải qua 4 giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, và đỉnh
cao chính là giai đoạn văn hóa Đông Sơn, giai đoạn đánh dấu sự ra đời của nhà nước
Văn Lang, nhà nước sơ khai đầu tiên.
Giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên có niên đại cách ngày nay khoảng 4000 năm đến
3500 năm. Tên của giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên được lấy tên từ một di chỉ
khảo cổ ở Kinh Kệ - Lâm Thao vào năm 1959, và điểm nổi bật là đồ đá lúc đó được
sử dụng chiếm tới 90%, họ đã biết sử dụng các công cụ vào nông nghiệp, đó là cách
làm lúa nương và lúa nước. Ngoài ra họ còn biết làm các nghề thủ công như làm
gốm , nhưng lúc này vẫn còn thủ công và thô sơ… Ngoài ra tổ tiên chúng ta còn để
lại những hiện vật thể hiện thể chế chính trị lúc bấy giờ, ở di chỉ Phùng Nguyên đã
phát hiện Nha Chương 1989 và nhiều ý kiến cho rằng nó thể hiện dùng để điều động
quân đội, và ở đâu có nó thì thể hiện quyền lực cao nhất về quân đội và ở tỉnh ta đã
phát hiện ra bốn bộ. Nó đã thể hiện được sự liên kêt liên minh giữa các bộ lạc,tạo
điều kiện cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Kế thừa sự phát triển của văn hóa
Phùng Nguyên là sự xuất hiện của văn hóa Đồng Đậu, nó xuất hiện cách đây khoảng
3500 năm đến 3000 năm, đến giai đoạn văn hóa này đã phát triển mạnh mẽ với các
vật dụng khác nhau cũng như khuân đúc đồng băng đá, giai đoạn này đồ đá vẫn

3
chiếm ưu thế nhưng với sự sắc bén của đồ đồng thì đã thúc đẩy mạnh sự phát triển
của nông nghiệp. Con người không những đủ ăn mà đã có của để tích trữ.
Chứng tích văn hóa Phùng Nguyên

Chứng tích các hoạt động văn hóa nghệ thuật thời kì văn hóa Đông Đậu
+ Ở gian phòng thứ ba của bảo tàng là giới thiệu về sự nghiệp dựng nước của các
vua Hùng, tương đương với giai đoạn văn hóa Đông Sơn có thời gian cách chúng ta
khoảng từ 2800 năm đến 2000 năm. Tên của giai đoạn văn hóa này được lấy tên từ
một di chỉ khảo cổ ở Thanh Hóa vào năm 1924, giai đoạn này tình độ đúc đồng của
chúng ta đạt tới mưcs khá đỉnh cao. Sản phẩm mà cả Việt Nam và thế giới biết đến
đó là các trống đồng, chuông đồng, hay những thạp đồng. Sở dĩ chúng ta đi từ các
4
giai đoạn van hóa khác nhau giúp chúng ta hiểu ra nền văn hóa của chúng ta là bản
địa không vay mượn nơi khác.

Văn hóa Đông Sơn
+ Kiệu tế lễ tai bảo tàng chính là kiệu 8 người khiêng, kiệu bát cống, dùng để
tế lễ, dâng lễ vật trong ngày giỗ tổ 10- 3, trước kia 42 xã trong địa bàn thi xem kiệu
của làng nào đẹp nhất thì sẽ được dâng lễ trong ngày giỗ tổ. Hiện nay 7 xã phường
thay nhau dâng lễ trong ngày giỗ tổ, xưa kia ngày giỗ tổ được tổ chức vào ngày 11,
ngày 11 chính là ngày mất của vua Hùng thứ 6, nhưng đến năm 1917 khi tuần phủ
của tỉnh Phú Thọ Lê Trung Ngọc xin với triều đình là mùng 10 là ngày quốc giỗ của
toàn dân tộc còn 11 là ngày mà dân sở tại làm lễ.
Kiệu Bát Cống
5


Mộ Táng ở làng Cả
II.Giới thiệu về toàn cảnh về Đền Hùng

+ Ngọn núi Nghĩa Lĩnh có độ cao 175 m so với mực nước biển.Tương
truyền,trên đỉnh núi nghĩa lĩnh là nơi các vua Hùng tế lễ trời đất ,cầu mong mưa
thuận gió hòa,mùa màng tươi tốt,nhân khang vật thịnh.Sau này tưởng nhớ đến công
lao dựng nước của Tổ tiên,các thế hệ con cháu đã xây ngôi đền để thờ tự trên núi
Nghĩa Lĩnh,gồm có:đền Hạ,đền Trung,đền Thượng,Lăng Hùng Vương,đền giếng và
chùa Thiên Quang
6
Núi Nghĩa Lĩnh
Cổng chính:Được xây dựng năm 1917,kiến trúc kiểu có hai tầng mái.Chình giữa
cổng có bức đại tự để bốn chữ:”Cao sơn cảnh hành”
Cổng Đền Hùng
7
Đền Hạ, tại đây có một số công trình khác nhau như Tháp Chuông, nhà bia và chùa
Thiên Quan và một số công trình phụ trợ khác, đền Hạ được xây dựng vào thế kỉ 18
và qua nhiều lần trùng tu, lần trùng tu mới đây nhất là năm 2005 do ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội cung toàn bộ số tiền xây dựng. Tại đây tương truyền là nơi mẹ Âu
Cơ sinh bọc trăm trứng sinh ra 100 người con. Và qua bọc trăm trứng cũng đã giải
thích được tất cả chúng ta cùng chung một tổ tiên.
Đền Hạ
Khi thăm xong đền Hạ chúng ta sẽ bắt gặp kiến trúc chùa duy nhất đó là “Thiên
quan thiền tự”, tức là chùa có ánh mặt trời soi dọi, chùa được xây dựng khá sớm vào
khoảng thế kỉ 13, 14 nhưng do thời gian và chiến tranh nên đã bị phá hủy. Mãi đến
tời nhà Nguyễn mới xây dựng lại theo kiến trúc nội “công ngoại quốc”. Hiện tại chi
còn chữ công còn chữ quốc đã bị đổ, trong chùa có 32 pho tượng. Phía trước chùa
có cây Vạn Tuế ba ngọn có tuổi hơn 700 năm. Vào ngày 19-9-1954 khi Bác Hồ về
thăm Đền hùng thì bác đã đứng ở bóng cây Vạn Tuế đó để nghe báo cáo.
8
Chùa Thiên Quang
Sau khi thăm quan xong đền Hạ đi khoảng hơn 25 bậc thì chúng ta sẽ tới đền
Trung. Đền Trung có tên chữ là Miếu thờ tổ Vua Hùng, tương truyền rằng xưa kia

các vua hùng cùng các lạc hầu, lạc tướng lên đây để bàn việc nước. Đền Trung xây
dựng vào khoảng thế kỷ XIV.Hiện nay đền Trung có kiểu kiến túc hình chữ nhị
giống như năm 1943,có 2 lớp gồm nhà tiến tế và hậu cung. Đó là kết quả của cuộc
trùng tu tháng 9 năm 2009
9
Sau khi thăm xong đền Trung đi khoảng hơn 100 bậc là chúng ta tới đền thuộng nơi
có độ cao cao nhất. Đền Thượng có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” tức là điện thờ
trời trên núi Nghĩa Lĩnh, tương truyền xưa kia nơi đây vua Hùng thương lên đây lập
đàn tế trời để cầu cho quốc thái, dân an. Đền Thượng kiến trúc kiểu chữ
Vương,gồm ba cấp:Phía trước là nghi môn rồi đến đại bái (cấp 1), tiền tế (cấp 2),và
hậu cung (cấp 3).Đền Thượng chính là nơi diễn ra những nghi thức quan trọng nhất
10
trong ngày 10-3.
Đền Thượng
Cột đá thề:tương truyền rằng “khi Thục Vương được nước,do cảm kích việc
nhường nước của Duệ vương,công đức lớn như trời đất,bèn cử giá đến núi Nghĩa
Lĩnh lập đền đài lấy lam nơi thờ tự nước,dựng cột đá giữa chân núi chỉ lên trời mà
khấn rằng:Nguyện có trời cao lồng lộng soi sét không bao giờ sai,nước Nam sẽ
trường tồn,miếu thờ hung vương sẽ còn mãi,nếu về sau các vua kế trị mà ước bội
thề,thì búa rìu gió sẽ trừng phạt để không phụ lời thề của người đời trước”.qua thời
gian dấu tích cột đá bị vùi lấp,năm 1968 các nhà nghiên cuwsu tìm thấy đã cho tôn
tạo mô phỏng cột đá thề và đặt ở phía bên trái đền Thượng.Năm 2003 được trùng tu
lại và năm 20o9 được tôn tạp bằng cột đá khối trụ
11
Cột đá thề
Thăm xong đền Thượng đi về cửa phía đông của ngôi đền cúng ta sẽ bắt gặp lăng
mộ hùng vương và tương truyền đây là lăng mộ của vua Hùng thứ VI.Năm 1974
dưới triều Nguyễn được tu bổ,tôn tạo ở thế đầu đội sơn,chân đạp thủy,quay theo
hướng Đông-Nam.Hiện nay mộ có hình khối chữ nhạt,nắp lăng đắp hình cửu long
tranh châu.

12
Lăng vua Hùng
Sau khi thăm xong lăng Hùng Vương đi xuôi khoảng 600 bậc thềm thì sẽ đến đền
Giếng. Đền Giếng tương truyền thờ 2 công chúa Ngọc Dung và Tiên Hoa. Ngò ra
trên cụm di tích còn có đền thờ mẫu Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Đền Giếng
Sau khi thăm quan xong khu di tích lịch sử Đền Hùng đến 11h cả đoàn lên xe ô tô
bắt đầu di chuyển về nhà hàng để nghỉ nghơi và ăn trưa.
III,Khu di chỉ Làng Cả.
-14h chiều mọi người trong đoàn được giám đốc của bảo tàng Hùng Vương,
T.S Nguyễn Tuấn Anh, giám đốc bảo tàng Hùng Vương giới thiệu và thực trạng của
khu di chỉ Làng Cả. Từ đại lộ Hùng Vương đi vào không xa từ ngã ba Thọ Sơn
chúng ta sẽ vào được khu di chỉ Làng Cả. Tại mảnh đất của khu di chỉ Làng Cả ông
đã giới thiệu toàn bộ về khu di chỉ Làng Cả tới ngày nay.
-Thực trạng khu di chỉ làng cả.
+ Từ đường vào cổng dẫn vào của khu di chỉ Làng Cả đã bị tháo và rỡ bỏ, do lâu
ngày không ai quan tâm, mối mọt rồi cong vênh nên đã được rỡ bỏ. Chiếc cổng đã
được rựng lên từ rất lâu từ ngày chúng ta làm quy hoạch, từ ngày đón bằng di tích
quốc gia và đón bằng quy hoạch của ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, rất đáng buồn là
từ ngày chúng ta làm quy hoạch tới nay vẫn nguyên vẹn giữ nguyên hiện trạng, ít
13
được quan tâm, không được tôn tạo gì thêm. Sau khi quy hoạch tủy ban nhân dân
tỉnh Phú Thọ lại cho nhân dân thuê đất làm bãi đỗ xe, trồng cây cảnh, cắm nền nhà
và cho xây dựng sân vận động…, cho nên thực trạng của làng cả là hết sức khó khăn
trong việc bảo vệ khu di tích và thật đáng buồn khi chúng ta đi thăm các di tích vốn
được coi là kinh đô của Văn Lang và chứng kiến thực trạng như vậy. Hiện nay theo
quy hoạch là 6,5 hecta nhưng thực chất rộng hơn chúng ta tưởng, thực chất nó bao
gồm cả phía bắc của nhà máy Mi-won sang đến sát đường đại lộ hùng vương. Đến
nay bảo tồn được duy nhất một khu đang trồng cây xanh nhằm bảo vệ môi trường và
ô nhiễm của khu công nghiệp Việt Trì và hiện nay là do công ty Môi trường quản lý,

và đã được ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ và phê duyệt quy hoạch năm 1985 và
chính thức là còn 6,5 hecta.
Ngoài ra làng Cả còn đang bị ôi nhiễm nặng nề bởi công ty Miwon và việc lấy ao ở
làng Cả làm nơi xử lý nước thải…
Hình ảnh thực trạng của Làng Cả
+ Làng Cả được phát hiện từ những năm 1959-1960 trong những năm xây dựng
khởi công Khu công nghiệp Việt trì, khi đó Việt trì vẫn còn rất nhiều nhà dân ở hai
bên đê.sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 và trung ương thực hiện nhiệm vụ xây
dựng kinh tế và đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội vì thế mà
khu công nghiệp Việt Trì được xây dựng nhằm mục đích công nghiệp hoá hiện đại
hóa đất nước phát triển kinh tế, đồng thời giúp nhân dân miền Nam tích cực đấu
14
tranh giải phóng dân tộc, tiến tới thống nhất đất nước. Vì thế khu công nghiệp Việt
Trì được xây dựng trên 2 nhiệm vụ mà đảng và dân ta cần phải thực hiện. Khu di
tích Làng cả đưọc phát hiện do nhân dân vừa thực hiện làm thủy lợi vừa là xây dựng
nhà máy. Những hiện vật đầu tiên được tìm thấy được người dân gửi đi và có tên là
di tích Việt Trì, gọi là Việt Trì vì do chưa hình dung được nó là cái gì? Những cái đó
được viết trong nhiêu sách, ví dụ: Những vết tích của thời đại đồng thau được công
bố 1963 của nhà sử học Lê Văn Lan,đầu tiên chưa biết chưa hình dung nó ở thời đại
nào? niên đại nào? phạm vi ra sao đặc trưng di vật như thế nào? thuộc thời đaị
nào? Mãi đến năm 1977 khi xây dựng mở rộng nhà máy miến mì chính khi xây
dựng thì phát hiện được 134 ngôi mộ cổ, nhưng phải huy động chữa cháy, viện khảo
cổ học được báo đến và quá trình mở rộng nhà máy tạm dừng,lần đầu tiên chúng ta
dựng được một bức tranh cực lớn với bức tranh cư trú của người dân với những hiện
vật cực kì đặc sắc như khoa thắt lưng đồng, trống đồng…giáo, dìu rất đặc trưng, rồi
những chiếc đinh chữ U để đóng quan tài… và những đồ gốm nhưng không pong
phú lắm, nhưng mà đồ đồng thì phong phú như đinh,rìu, giáo, rồi các tấm hộ thân
của những võ sĩ của một cái người chiến binh, búa rìu trang trí hoa văn chó hươu…
Có thể nói đây là một trung tâm, ở những khu mộ táng có mộ rất nhiều hiện vật có
những mộ rất nhiều hiện vật có những mộ không có gì có mộ chỉ có một và 2 hiện

vật. chứng tỏ rằng ở trong thời kì này đã có sự phân chia giai cấp và nhà nước được
thành lập và rất phát triển.Qua những hiện g khuân đúc bằng đồng khuân đúc rìu,
khuân đúc dao găm, mũi tên nghề luyện kim rất phát triển, chứng tỏ tất cả do tổ
tiên ta khởi dựng, đồ gốm giai đoạn này đã mai một chứ không phát triển mạnh nữa
như đồ gốm ở Phùng Nguyên. Ở vòng quanh Làng cả có 3 con sông bao bọc đó là
sông Lô, sông Hồng,sông Đà làm lá chắn che chở va có thể nói rằng thủ đô của kinh
đô Văn Lang xưa là tự nhiên, dựa vào sông.Đến khoảng 15h chiều,đoàn di chuyển
lên làng xoan An Thái
IV, Tìm hiểu về hát xoan và nghe hát xoan tại phường xoan An Thái-xã An Thái
-Theo lời kể của cô Nguyễn Thị Lịch,chùm phường xoan An Thái chỉ dạy cho
chúng em về nguồn gốc dân gian của điệu hát xoan :Vợ Vua Hùng mang thai, tới
ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không sinh được. Một hầu gái tâu rằng: Nên đón
nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa giỏi, hát hay, về múa hát sẽ đỡ đau và sinh nở được.
Hoàng hậu nghe lời, cho mời Quế Hoa đến. Giọng hát của nàng trong veo như chim
hót, suối ngân, tay múa chân đi dẻo như tơ, mềm như bún, khiến cho Hoàng hậu
quên cả đau và sinh con dễ dàng. Vua Hùng mừng rỡ, hết lời khen ngợi Quế Hoa và
15
truyền cho các công chúa học lấy điệu múa và lời hát ấy. Theo các cụ cao niên trong
làng, hát xoan có tên gốc là hát xuân, nhưng vì trùng tên với thứ phi của Vua Hùng
thứ sáu nên phải đọc chệch thành xoan., hát xoan hay còn được gọi là hát cửa đình.
Hát xoan vừa là hát dân ca vừa là hát dân vũ, hát xoan có một đặc trưng rất khác so
với hát ghẹo, quan họ,… bởi vì hát xoan là hát thờ và hát ở cửa đình, vì vậy hát xoan
khác hoàn toàn các loaij hình khác và mang các đặc trưng riêng biệt của Phú Thọ.
Trong hát xoan lại có múa, hát xoan giữ lại được các âm điệu các tiết tấu cổ truyền
và tính nhân đạo, hát xoan vẫn giữ được từ điệu múa tới lời ca, mang hơi thở bản địa
và sắc thái rất riêng biệt. Theo thống kê năm 2009 và 2010 để Unesco công nhận là
di sản văn hóa của nhân loại thì hát xoan còn rất ít người biết, chỉ còn 29 nghệ nhân
còn biết tới xoan cổ, và hát xoan cũng chi còn ở bốn làng cổ là An Thái, Thét, Phủ
Đức, Kim Đới. Tới hiện nay chỉ còn 26 nghệ nhân chia cho bốn làng vậy thì số nghệ
nhân còn rất ít, vì thế hát xoan cần được bảo vệ khẩn cấp. Khi xưa hát xoan còn rất

phổ biến bởi vì xưa kia hát xoan còn được các cụ dùng để giao lưu và kết thân với
các làng khác nhau ở 16 cửa đình nữa chứ không phải là 4 làng như hiện nay. Xưa
kia hát xoan thường được hát vào những ngày hội xuân, hội thu. Còn ngày nay hát
xoan đã mai một rất nhiều, các cụ cao tuổi đã gia đi rất là nhiều, các bậc con cháu
còn biết thì còn rất là ít trong đó có cô Nguyễn Thi Lịch,cô là chùm phường xoan
An Thái,là người phụ nữ duy nhất là chùm của phường xoan,các nơi còn lại đều
do nam giới làm chùm phường. Ngoài ra hát xoan ngoài các phần đặc sắc trên còn
có 14 quả cách nữa. Mà trong những hát khác lại không có những quả cách như trên,
không có lề lối và quy định như hát xoan.
16
Các nghệ nhân phường xoan An Thái
Làng xoan còn là một làng nông nghiệp từ xa xưa cho tới nay, bên cạnh làng An
Thái còn có một làng Kim Đức là một làng rất nổi tiếng về kinh tế, buôn bán…
17
nhưng hát xoan ở đây vẫn giữ được những nét riêng và cũng là một trong những
phường xoan nổi tiếng trên địa bàn tình Phú Thọ.Đặc điểm của làng xoan là vẫn giữ
được truyền thống nông nghiệp rất cổ truyền rất xa xưa, hoàn toàn như bối cảnh xa
xưa, họ vẫn yêu hát xoan vẫn giữ gìn, hát xoan hiện tại là một di sản phi vật thể của
nhân loại và cần bảo vệ khẩn cấp. Vì vậy người dân mỗi người nên biết lấy ít nhất
một quả cách và hiện tại đang được các ban nghành quan tâm, là một người sinh
viên chúng ta hãy cố gắng học tập bảo vệ và phát triển hát xoan.Sau khi được nghe
các nghệ nhân tại phường xoan hát 14 quả cách,mọi người trong đoàn đều rất hào
hứng khi được giao lưu với các nghệ nhất hát xoan bằng tiết mục cuối cùng là hát
“bỏ bộ”.Một tiết mục thoải mái và chắc hẳn mọi người đã học tập được nhiều kinh
nghiệm hát xoan từ các nghệ nhân.Cô Giang và thầy Thục đã thay mặt lớp cảm ơn
các nghệ nhân của làng xoan An Thái.18h mọi người lên xe ô tô rồi di chuyển về
điểm tập kết lúc sáng và ra về để chuẩn bị cho chuyến đi thực tế ngày hôm sau.
Chuyến học tập thực tế ngày 20-5
-6h 30 sáng,tất cả mọi người tập trung tại nhà điều hành của trường,7h bắt đầu
xuất phát đi đến khu tưởng niệm Bác Hồ tại Tam Nông

I, Khu tưởng niệm Bác Hồ tại Tam Nông
- Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh được xây dựng tại nơi đây, cách đây 65 năm,
năm 1947 trên đường di chuyển lên căn cứ Việt Bắc, Bác cùng một số cán bộ của
trung ương đã lưu lại ở xóm Ghềnh và xóm Đồi của xã Cổ Tiết, chính tại nơi đây
cũng là nơi được Xứ ủy Bắc Kì chọn làm nơi mở lớp huấn luyện cán bộ Việt Minh
cho tỉnh Phú Thọ.
Trong thời gian ngắn ngủi cả đoàn đã thắp hương tưởng niệm Bác Hồ tại khu tưởng
niệm bác Hồ ở Cổ Tiết. Bác ở đây trong 15 ngày ,từ 4-3 tới 18-3 tại đây bác đã ký
rất nhiều các xác lệnh kháng chiến, tại đây bác đã đặt tên cho tất cả các đồng chí của
bác là trường kì kháng chiến và quyết định thắng lợi, nguyên nhân bác bị lộ là do ở
gần đó có một cụ già đi làm đồng nhìn thấy bác và nói chuyện với người dân là nhìn
thấy cụ già tóc bạc phơ, đó là nguyên nhân bác bị lộ và rời Tam Nông lúc 4 giờ
chiều, sau khi bị lộ thì Pháp lên và đốt ngôi nhà mà bác ở, tất cả những gì từ xưa đã
bị giặc đốt hêt, cụ Hoàng Văn Huyện chủ ngôi nhà mà bác ở cũng đã bị giết và tới
giờ chưa có một chế độ gì, tại đây vẫn còn cây thị mà ngày xưa bác vẫn tập thể dục.
18
Khu tưởng niệm Bác Hồ
-8h30 cả đoàn rời khu tưởng niệm Bác Hồ tới nơi học tập thực tế khác là động
Khuất Lão
II, Động Khuất Lão- xã Văn Lương- Huyện Tam Nông.
- Tìm hiểu về Lý Bí.
+ Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17-10-503). Từ nhỏ, Lý Bí đã tỏ
ra là một cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí 5 tuổi thì cha mất; 7 tuổi thì
mẹ qua đời. Ông đến ở với chú ruột. Một hôm, có một vị Pháp tổ thiền sư đi ngang
qua, trông thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú liền xin Lý Bí đem về chùa nuôi dạy. Sau
hơn 10 năm rèn sách chuyên cần, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu. Nhờ có
tài văn võ kiêm toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương. Tháng hai năm
Giáp Tý (544) Lý Bí tự xưng là Hoàng Đế lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là
Vạn Xuân.
+ Năm 545, tháng 6, nhà Lương cho Dương Thiêu (Thiệu hay Phiêu) làm thứ

sử Giao Châu, Trần Bá Tiên làm tư mã, đem quân xâm lấn, lại sai thứ sử Định Châu
là Tiêu Bột hội với Phiêu ở Giang Tây.
Trần Bá Tiên đem quân đi trước. Khi quân của Bá Tiên đến Giao Châu, Lý Nam Đế
đem 3 vạn quân ra chống cự, bị thua ở Chu Diên, lại thua ở cửa sông Tô Lịch, tướng
Tinh Thiều tử trận. Ông chạy về thành Gia Ninh (xã Gia Ninh, huyện Vĩnh Lạc
tỉnh Vĩnh Phúc cũ ngày nay thuộc xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ.). Quân Lương đuổi theo vây đánh.
19
Tháng giêng năm 546, Trần Bá Tiên đánh lấy được thành Gia Ninh, tướng Phạm Tu
tử trận. Lý Nam Đế chạy vào đất người Lạo ở Tân Xương. Quân Lương đóng ở cửa
sông Gia Ninh.
Sau một thời gian tập hợp và củng cố lực lượng, tháng 8, ông đem 2 vạn quân từ
trong đất Lạo ra đóng ở hồ Điển Triệt (xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Phú Thọ),
đóng nhiều thuyền đậu chật cả mặt hồ. Quân Lương sợ, cứ đóng lại ở cửa hồ không
dám tiến vào. Đêm hôm ấy nước sông lên mạnh, dâng cao 7 thước, tràn đổ vào hồ.
Trần Bá Tiên nhân đó đem quân theo dòng nước tiến trước vào. Quân Vạn Xuân
không phòng bị, vì thế tan vỡ.
Lý Nam Đế phải lui giữ ở trong động Khuất Lạo, ông ủy cho con thái phó Triệu Túc
là tả tướng là Triệu Quang Phục giữ việc nước.
Năm 548, ngày 20 (ngày Tân Hợi) tháng 3 (tức ngày 13-4 dương lịch), Lý Nam Đế
ở động Khuất Lạo lâu ngày bị nhiễm lam chướng, ốm qua đời. Ông ở ngôi được 5
năm (543-548), thọ 46 tuổi.
- Tìm hiểu về động Khuất Lão.
+ Động Khuất Lão nằm ở hữu ngạn sông Hồng, cách sông Hồng không xa, có
3 cánh ở ba phía, cánh thứ nhất phía Bắc, cánh thứ 2 phía Đông, cánh thứ 3 phá
Nam. Phía Bắc, Đông, Nam được bao bọc bởi 115 mẫu ruộng chiêm quan năm ngập
nước… Do bị giặc phá mất đền thờ và bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2010 được
sự đồng ý của UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Tam Nông đã cho xây dựng lại
đền thờ Lý Bí trên nền móng cũ từ xưa, muốn lên thắp hương trên linh cữu của ngài
thì chỉ ngày mùng một đầu tháng mới được lên, và chỉ những người trông coi mới

được thắp ở trên đó, trong đền thờ có 2 gian thờ trong và ngoài, trong đền có linh
cữu của ngài. Thờ cúng tổ tiên, các anh hùng của dân tộc là một nét đẹp của người
dân Việt Nam.
20
.
Động Khuất Lão
III, Làng cười Văn Lang
- Sau khi rời động Khuất Lão cả đoàn có mặt tại ủy ban nhân dân xã Văn
Lương, tại nơi đây khi mới đặt chân xuống ta cảm nhận được sự mến khách, tiếng
cười, và sự bình yên của một vùng quê Việt Nam.
- Văn Lang là một làng nằm trong vùng văn hóa dân gian đất tổ Hùng Vương
thuộc tỉnh Phú Thọ, vùng văn hóa đặc sắc có tính chất cội nguồn của nền văn hiến
dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật kể chuyện là phóng đại nhưng có kết cấu giản dị, gọn
ghẽ, chứa đựng sự chân chất của nông dân, nói lên tinh thần lạc quan của một làng
vùng núi.
- Cái tên làng bắt nguồn từ một truyền thuyết rất xa xưa, được các cụ già
truyền miệng nhau kể lại từ đời này sang đời khác.Chuyện kể rằng chàng Sơn Tinh
(tức thánh Tản Viên) sau khi chiến thắng được chàng Thuỷ Tinh trong cuộc giao
tranh long trời lở đất đã cùng nàng Mỵ Nương - công chúa Ngọc Hoa đi du ngoạn.
Khi hai người tới vùng đất này, thấy cảnh non nước hữu tình liền dừng lại nghỉ chơi
3 ngày liền. Sau đó thánh Tản Viên đã tổ chức chiêu mộ dân đinh, đưa dân đi khai
phá rừng hoang và dạy dân cách làm nông nghiệp. Rồi, để kỉ niệm thời gian đã lưu
lại nơi đây, Ngài đã ban cho làng một cái tên gọi mới trùng với tên đất nước: Làng
Văn Lang (Về sau để phân biệt với xã Văn Lang của huyện Hạ Hoà, xã Văn Lang
21
của huyện Tam Nông đã được đổi tên thành xã Văn Lương. Hiện nay, người dân
đang
đề nghị đổi tên xã trở lại với tên gọi ban đầu).
Cứ thế, trải qua hàng nghìn năm, cái tên đất tên làng cứ lớn lên trường tồn cùng đất
nước. Cư dân cứ ngày một thêm đông đúc. Văn Lang đã trở thành mảnh đất yên ổn

cho bao gia đình tới an cư lạc nghiệp. Thế là nét văn hoá làng vốn dĩ đã có cội rễ sâu
xa lại càng thêm đặc sắc bởi sự pha trộn của nhiều sắc thái văn hoá ở nhiều vùng
khác nhau trên mọi miền đất nước.
Sống trên mảnh đất gò đồi cỗi cằn sỏi đá, việc canh tác của người Văn Lang gặp rất
nhiều khó khăn. Không những thế, những ảnh hưởng của thiên tai địch hoạ, càng
làm cho cuộc sống của họ càng thêm vất vả. Bởi vậy, người Văn Lang lấy tinh thần
lạc quan là phương châm sống, cho dù cuộc đời có gặp nhiều nỗi chuân chuyên đến
mấy, có bế tắc đến mấy thì cũng vẫn phải cười. Người Văn Lang luôn cười và không
ngừng sáng tác ra những câu chuyện khoác lác để mà cười. Trải qua bao thăng trầm
của lịch sử, cái phương châm sống ấy đã ăn vào máu thịt, trở thành đặc điểm riêng
biệt của người Văn Lang. Họ dùng tiếng cười để quên đi cái đói, quên đi cái vất vả
và quên đi những nỗi đau. Họ cười để cho những người khác yên tâm mà ở lại, mà
sống gắn bó với làng. Khác với nụ cười phóng khoáng, hài hước của riêng một bác
Ba Phi đất Nam Bộ, cái cười của Văn Lang là cái cười của cả tập thể, của cả cộng
đồng. Thời cổ thì chuyện khoác lác mang dấu ấn cổ. Thời nay thì chuyện lại mang
phong cách hiện đại.
Có lẽ không địa phương nào người dân lại có trí tưởng tượng ngộ nghĩnh như trí
tưởng tượng của người Văn Lang,dân làng Văn Lang là giọng nói nghe "nặng" khác
hẳn giọng nói của dân quanh vùng,qua cách tiếp xúc lúc nói chuyện và lúc ăn
trưa.Người dân phát âm thường kéo dài, bỗng lên cao, bỗng hạ hẵng. Chính giọng
nói đặc biệt của dân làng Văn Lang làm cho những câu chuyện bình thường qua
giọng kể mang nặng thổ âm khác lạ này một tứ duyên thầm. Cũng câu chuyện ấy
người làng khác kể thì không gây được tiếng cười nhưng qua những giọng kể với
thanh giọng đặc biệt của dân làng Văn Lang thì người quanh vùng phải ôm bụng
cười, cười đến chảy nước mắt. Tại đây chúng em cũng được nghe những câu truyện
từ xưa, cũng như hiện đại.
Ví dụ: Ăn cá không phở trở mình, củ sắn xuyên qua đường 24…
22
Hát trầu văn
Sau khi được nghe kể chuyện cười được các nghệ nhân cao tuổi biểu diễn hát trầu

văn thì cũng là lúc kết thúc chương trình tại hội trường, đúng 11h trưa cả đoàn ăn
trưa, 14 h chiều cùng ngày cả đoàn lại tiếp tục di chuyển đến ngôi đền hàng trăm
năm tuổi có tên Thượng Đẳng Thần. Đền thờ một vị tướng, con rể của vua Hùng,
khi xưa trong một trận tiễu giặc qua làng đã anh dũng hi sinh, được thấy bát hương
cổ từ lâu đời và cây đa hàng trăm năm tuổi
23
Cây đa và ngôi đền Thượng Đẳng Thần
IV.Cột cờ Hưng Hóa và đền thờ Nguyễn Quang Bích
Rời ngôi đền,cả đoàn lại tiếp tục di chuyển đến cột cờ Hưng Hóa , cột cờ Hưng
Hóa được xây dựng năm Thiệu Trị thứ 3 (1842) sau cột cờ Hà Nội và cột cờ Nam
24
Định. Năm 1947, thực hiện chủ trương tiêu thổ của kháng chiến về “Vườn không
nhà trống”, nhân dân đã tháo dỡ cột cờ,năm 2009 UBND huyện Tam Nông tiến
hành phục hồi, xây dựng cột cờ trong khu vực doanh trại của Lữ đoàn Công binh
543. Cột cờ Hưng Hóa được khởi công xây dựng ngày 19/2/2009.Quy mô kiến trúc:
Như nguyên trạng của cột cờ cũ; đế lớn hình vuông, rộng: 17,52m, cao: 2,4m; đế
nhỏ hình vuông, rộng: 11,4m, cao: 3,1m; thân cột cờ hình bát giác, bên trong có 55
bậc, cao 18,34m; tổng chiều cao cột cờ: 23,84m. Cột cờ có dáng dấp mẫu hình cột
cờ thành Hà Nội, Nam Định đều theo một thức kiến trúc nửa đầu thế kỷ XIX. Cột cờ
Hưng Hóa là nơi Mặt trận Việt Minh cắm cờ đỏ sao vàng, dán truyền đơn và tổ chức
lễ mít tinh ra mắt chính quyền nhân dân đầu tiên của tỉnh Phú Thọ. Cột cờ Hưng
Hóa là 1 trong 4 cột cờ cổ của Việt Nam, biểu tượng của truyền thống chống giặc
ngoại xâm, một công trình văn hóa đã thấm đẫm tinh thần yêu nước, xả thân vì
nghĩa lớn của Danh nhân Văn hóa Ngô Quang Bích và các sỹ phu yêu nước.
25

×