Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Bài thu hoạch thực tế chuyên môn 2 các tỉnh phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 24 trang )

Đề bài: Bài thu hoạch thực tế chuyên môn 2 các tỉnh phía Nam.
NỘI DUNG
Với phương châm “ học đi đôi với hành”, “ kiến thức gắn liền với thực tiễn” và
nhằm mục đích tạo môi trường thực tế cho sinh viên vận dụng các kiến thức
chuyên môn khảo sát, củng cố và nâng cao kiến thức đã học, rèn luyện các kí năng
cơ bản, kỉ luật tập thể. Với mục đích như vậy và được sự đồng ý của lãnh đạo nhà
trường, chủ nhiệm khoa lịch sử đã tổ chức cho tập thể 11sls đi thực tế chuyên môn
về các tỉnh phía Nam.
Thông qua chuyến đi thực tế chuyên môn giúp cho sinh viên trang bị được những
kiến thức thực tế, rèn luyện kĩ năng chuyên môn, bổ sung những kiến thức còn
thiếu và bồi dưỡng long tự hào dân tộc.
Chuyến thực tế chuyên môn về các tỉnh phía Nam của tập thể 11sls do thầy
Nguyễn Xuyên hướng dẫn. Được chia thành 2 đợt:
Đợt 1: Ngày 23/2/2014 đoàn đi di tích Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An (Quảng
Nam)
Đợt 2: Từ ngày 2/3/2014 đến 10/3/2014 đoàn về các tỉnh phía Nam như: Nha
Trang, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Đà Lạt…
1. Quảng Nam
a) Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh – Cham Pa Duy Xuyên
Bảo tàng nằm ở thôn Kiệu Châu xã Duy Sơn gần trung tâm kinh đô Trà Kiệu xưa.
Nhà bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh – Chăm Pa Duy Xuyên là nơi lưu
giữ và trưng bày các hiện vật, sưu tập hiện vật vô giá của văn
hóa S Huỳnh Và Chăm Pa Duy
Xuyên nhằm tạo điều kiện cho thế
hệ trẻ hiểu hơn về văn hóa truyền
thống và bồi dưỡng long tự hào
dân tộc. Bào tàng đã sưu tập được
bộ mộ chum rất có giá trị với nhiều
kiểu dáng khác nhau: Chum hình
trái đào, chum hình trái xoan,
chum hình cầu… Ngoài ra còn sưu tập bộ đồ đồng gồm rìu, lao, giáo… và bộ trang


sức khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai hình vành khăn…

Đến với bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh – Chăm pa Duy Xuyên chúng ta sẽ có cơ hội
nghiên cứu, tìm hiểu nhưng giá trị văn hóa Sa Huỳnh – Chăm Pa trước khi đến với
di tích Mỹ Sơn.
b) Di tích Mỹ Sơn
Nếu Việt Nam chúng ta tự hào với mảnh đất trải dài bên bờ biển đông lộng gió, nơi
giao lưu của nhiều luồng văn hóa khác nhau trên thế giới thì quê hương Quảng
Nam càng tự hào hơn khi trên một diện tích không lớn lắm đã có hai trong năm di
sản thế giới của quốc gia: khu đền tháp Mĩ Sơn và phố cổ Hội an. Nhắc đến Mỹ
Sơn ta không thể không nhắc đến nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc và điêu
khắc của khu đền tháp cổ kính này.
Toàn bộ khu đền tháp này nằm trong lòng xã Duy Phú huyện Duy Xuyên, là nơi
thờ cúng tế lễ của ngườii Cham- Pa xưa (dân tộc Chăm ngày nay). Đây là một quần
thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm được xây dựng từ cuối thế kỉ IV đến
thế kỉ XIII.
Tổng thể các đền tháp đều được xây dựng theo lối Ấn độ gồm một ngôi đền chính,
xung quanh là những ngôi tháp nhỏ và các công trình phụ dùng làm nhà tiếp đón
khách, kho chứa lễ vật hoặc đặt bể chứa nước dùng làm lễ thánh tẩy. Nét đặc biệt
nhất để nhận ra ở tháp Chăm là vật liệu xây tháp. Tháp được xây bằng gạch nung
ghép với những mảng trang trí bằng đá.


Về mặt kiến trúc thì các đền tháp, lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các kiểu
dáng khác nhau, từ những kiểu cổ đại hay kiểu Mỹ Sơn E1 (thế kỷ 8, Mỹ Sơn E1
và F1), kiểu Hòa Lai (cuối thế kỷ 8 - đầu thế kỷ 9, Mỹ Sơn A2, C7 và F3), kiểu
Đồng Dương (cuối thế kỷ 9 - đầu thế kỷ 10, Mỹ Sơn A10, A11-13, B4, B12), kiểu
Mỹ Sơn A1 (thế kỷ 10, Mỹ Sơn B5, B6, B7, B9, C1, C2, C5, D1, D2, D4), kiểu
chuyển tiếp Mỹ Sơn A1-Bình Định (đầu thế kỷ 11 - giữa thế kỷ 12, Mỹ Sơn E4,
F2, nhóm K) và kiểu Bình Định (cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 14, Mỹ Sơn B1 và các

nhóm G, H).
Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách
Ấn Độ.
Về nghệ thuật điêu khắc, ở Mĩ Sơn ta bắt gặp một phong cách sáng tác rất tinh tế
duyên dáng và thanh thoát nhưng vẫn giữ được sức sống một cách hài hòa và hấp
dẫn.
Đứng trước Mĩ Sơn ta như sống lại cùng các nghệ nhân Chăm với sự tài hoa, lao
động sáng tạo tuyệt vời tiềm ẩn trong từng đường kiến trúc, từng nét hoa văn. Càng
tự hào về Mĩ Sơn bao nhiêu ta càng tìm cách giữ gìn và phát huy giá trị của di sản
bấy nhiêu.
c) Phố cổ Hội An
Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu
Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng
khoảng 30km về phía nam. Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế
với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An.

Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên
thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như
phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ…
Khu phố cổ có diện tích khoảng 2km², tập trung phần lớn các di tích nổi tiếng ở
Hội An. Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ uốn lượn, chạy ngang dọc
theo kiểu bàn cờ. Địa hình khu phố cổ có dạng nghiêng dần từ bắc xuống nam.
Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những ngôi nhà phố một hoặc hai
tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống
Các công trình kiến trúc trong khu phố cổ được xây dựng hầu hết bằng vật liệu
truyền thống: gạch, gỗ và không có nhà quá hai tầng.

Khi nhắc đến phố cổ Hội An
không thể không nhắc đến
Chùa Cầu. Chùa Cầu còn có

tên là cầu Nhật Bản hay là
Lai Viễn Kiều. Chiếc cầu
này được các thương nhân
người Nhật Bản góp tiền xây
dựng vào khoảng thế kỷ 17,
nên đôi khi người ta còn gọi
là cầu Nhật Bản, tuy kiến
trúc đậm nét Việt Nam
Chiếc cầu dài khoảng 18 m,
có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai
đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.Chùa Cầu là một trong những di tích
có kiến trúc khá đặc biệt.
2. Nha Trang
a) Vinpearl land
Vinpearl Land hay Khu du lịch Hòn Ngọc
Việt (tên cũ cho đến tháng 12 năm 2006)
là một khu du lịch sang trọng của Nha
Trang nằm trên đảo hòn Tre. Vinpearl
Land thành lập năm 2001.
Tọa lạc trên đảo Hòn Tre, giữa Vịnh Nha
Trang – một trong 30 vịnh biển đẹp nhất
Thế giới – với bốn bề sóng vỗ, vẻ đẹp tự
nhiên của miền nắng ấm và sự sáng tạo của con người đã đem đến cho quần thể du
lịch nghỉ dưỡng và giải trí Vinpearl Nha Trang vẻ đẹp lộng lẫy đầy quyến rũ.
Ngoài những phương tiện đi lại như canô ta-xi, tàu cao tốc và phà, khách tham
quan còn có thể sang đảo Hòn Tre bằng hệ thống cáp treo dài 3320 mét, cáp treo
vượt biển dài nhất Việt Nam với 9 cột trụ trên biển và đất liền có hình dáng và cấu
trúc giống tháp Eiffel, vào ban đêm sẽ được thắp sáng bằng laser. Hệ thống này có
thể chuyên chở 1000-1500 người một giờ, giúp cho việc qua lại giữa đảo và đất
liền được dễ dàng hơn.


Trò chơi ngoài trời: Đu quay cảm giác mạnh, đu quay thú nhún, đu quay con voi,
đu quay dây văng, tàu lượn cao tốc.
Trò chơi trong nhà: Phim 4 chiều, trò chơi ảo, vườn cổ tích, thiên đường trẻ em, trò
chơi điện tử…
Thủy cung
Thủy cung Vinpearl có diện tích 3.400 m², tựa như một đại dương thu nhỏ với 300
loài sinh vật biển quý hiếm, lạ mắt.
Công viên nước: Ống trượt nước, tàu nước.
b) Tháp Bà Ponaga
Yang Po Inư Nagar (tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po Nagar)
là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12
mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha
Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc
phường Vĩnh Phước.

Tổng thể kiến trúc của Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Ở tầng thấp,
ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc
thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
Ở tầng giữa gọi là Mandapa ( tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm) dành cho khách hành
hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật và sửa soạn trang phục trước khi làm lễ chính
thức ở trên.
Tầng trên cùng là nơi các ngọn tháp toạ lạc. Những ngôi tháp được xây dựng theo
kiểu Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính.Tháp thờ chính
ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar.
Các tháp khác thờ: thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo), thần
Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Siva).
Trong quần thể kiến trúc này còn lưu giữ nhiều bia ký cổ nhất của người Chăm, ghi
lại việc cúng ruộng và dân công nô lệ cho nữ thần, những lời ngợi ca Thánh Mẫu,
liệt kê những cống phẩm quí giá cũng như những tốn kém trong quá trình xây

dựng tháp.
3. Thành phố Hồ Chí Minh
a) Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập (tên gọi trước đây là dinh Norodom, ngày nay còn gọi là dinh
Thống Nhất hay hội trường Thống Nhất) là một công trình kiến trúc ở Thành phố
Hồ Chí Minh.
Lịch Sử:
Dinh Norodom thời Pháp thuộc
Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm chiếm
Việt Nam. Ngày 23 tháng 2 năm 1868, ông Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã
làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại
Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863.
Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự
lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và
một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật tư xây dựng
dinh được chở từ Pháp sang.
Dinh Độc Lập thời Việt Nam Cộng hòa
Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị chia cắt thành 2 quốc
gia, miền Bắc là nướcViệt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn miền Nam là nước Quốc
Gia Việt Nam (sau thành Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 7 tháng 9 năm 1954 Dinh
Norodom được bàn giao giữa đại diện Pháp, tướng 5 sao Paul Ely, và đại
diện Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất
Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ông quyết định đổi tên dinh này
thành Dinh Độc Lập.
Sau năm 1975
Sau hội nghị hiệp thương chính trị
thống nhất hai miền Nam Bắc thành
một đất nước Việt Nam thống nhất
diễn ra tại dinh Độc Lập vào tháng 11

năm 1975. Cơ quan hiện quản lý di
tích văn hoá Dinh Độc Lập có tên
là Hội trường Thống Nhất thuộc Cục
Hành chính Quản trị II - Văn phòng
Chính PhủNgày nay, Dinh Độc Lập
trở thành một trong những địa điểm
du lịch không thể thiếu của mỗi người
dân khi tới Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà Dinh Độc
Lập còn thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kì những thập niên 60.
b) Bảo tàng chứng tích chiến tranh
“Bảo tàng Chứng tích chiến tranh giống như một cái bếp lửa, giữ lại ngọn lửa để
sưởi ấm trong tim những ai đã thấy mình lạnh lẽo, đã quên đi sự gian khổ của cha
ông, quên đi ngọn lửa cách mạng. Đến đây để thấy được những đau thương mất
mát mà nhân dân mình gánh chịu, rồi mới thấy cuộc kháng chiến của mình là vĩ
đại, là chính nghĩa rồi từ đó mới thấy trách nhiệm của mình trong việc xây dựng
đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh”(Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh
Triết).

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh được thành lập ngày 4.9.1975 là nơi nghiên cứu,
sưu tầm, lưu giữ những những tư liệu, hình ảnh, hiện vật quý giá của quân và dân
Việt Nam trong cuộc chiến tranh oanh liệt chống lại các thế lực thù địch và những
bằng chứng về hậu quả tàn khốc mà chiến tranh gây ra. Bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh được Liên hiệp quốc công nhận là một trong 61 bảo tàng thuộc hệ
thống "Bảo tàng vì hòa bình" của thế giới.

Đến nay, bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó có
hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh quý đã được đưa vào giới thiệu với các
chuyên đề như những sự thật lịch sử; hồi niệm - bộ sưu tập ảnh về chiến tranh
xâm lược của Mỹ ở Việt Nam; Chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam; Tội
ác chiến tranh xâm lược; thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến và khu trưng bày

ngoài trời

Chiếc máy chém được dùng trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương lần
thứ nhất
Những chứng tích tố cáo tội ác chiến tranh của thực dân và đế quốc, từ chiếc máy
chém, bom đạn, xe tăng, máy bay, các phương tiện mang chất độc hóa học đến
đoạn ống cống từng là chỗ ẩn nấp của nạn nhân bị đe dọa thảm sát, chuồng cọp
biệt giam chiến sĩ cách mạng… hay những bộ sưu tập ảnh của phóng viên trong và
ngoài nước khắc họa tội ác chiến tranh và chân dung những nạn nhân chất độc da
cam, những thước phim tư liệu về hậu quả chiến tranh đã trở thành mảng ký ức
sống động và khủng khiếp nhất về chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
c) Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi
cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông
Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng
ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ
thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các
bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất
thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu
Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ
thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn
Được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến 1948, đại đạo Củ Chi có
đường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom.
Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và
sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Giếng sâu 15m, trong vắt. Hệ thống địa đạo
gồm 3 tầng, từ đường "xương sống" toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông
nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được
đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể
chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m hết sức an toàn.


Đặc điểm: Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền
cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức
công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào
địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể
được cô lập khi cần.

Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên
trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông
hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí,
lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu
Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn
nghệ.
Với cấu trúc và cách ngụy trang khéo léo, địa đạo đã trở thành nơi chở che cho
cán bộ, nhân dân Củ Chi suốt 20 của chiến tranh. Từ đây, nhiều cuộc hành quân,
nhiều chiến dịch của Mỹ - Ngụy đã bị đánh bại.
Đền tưởng niệm Bến Dược - Củ
Chi là khu vực tưởng niệm những
anh hùng của Việt Minh và Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam trong Chiến tranh Đông
Dương và Chiến tranh Việt Nam.
Đền được khởi công vào ngày 19
tháng 5 năm 1993 nhân kỷ niệm
ngày sinh lần thứ 103 của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trên một vùng đất
rộng 7 ha trong quần thể của khu di
tích lịch sử địa đạo Củ Chi.
Đền khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 19 tháng 12 năm 1995 và bắt đầu đón
khách trong và ngoài nước đến tưởng niệm.

Đền chọn ngày 19 tháng 12 làm ngày lễ chính thức của đền. Về phong thủy, đền
nằm trên một thế đất cực đẹp của vùng Củ Chi. hiện là đền tưởng niệm lớn nhất
Việt Nam
Cổng tam quan
Được thết kế theo phong cách cổ truyền của dân tộc với các hàng cột tròn, trên
lợp ngói âm dương. Cổng có hoa văn, họa tiết, mái cong của những cổng đình
làng nhưng được cách tân bởi những vật liệu mới.
Nhà văn bia
Là một nhà vuông có hai mái, lợp ngói, ở giữa đặt một tấm bia đá cao 3m, ngang
1,7m, dày 0,25m, nặng 3,7 tấn. Tấm bia đá này được lấy từ khối đá nặng 18 tấn
ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) và được các nghệ nhân đẽo gọt, chạm khắc những hoa
văn độc đáo của dân tộc.

Tấm bia đá khắc bài thơ của Viễn Phương, đây được xem là bảng hùng ca về đất
và người Củ Chi vực dậy lòng tự hào dân tộc, tự hào về quá khứ hào hùng của cha
anh. Bản hùng ca giáo dục thế hệ trẻ với ngôn từ giàu sức biểu cảm, hào hùng và
là một trong những bài văn bia được rất nhiều du khách khi đến nơi đều ghi chép
lại.
Ngoài ra còn có đền chính, tháp, hoa viên, tượng đài sông Bến Dược và tầng hầm.
4. Tiền Giang, Bến Tre
Cồn Phụng nằm trên một cù lao nổi giữa sông Mỹ Tho (một đoạn của sông Tiền)
thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thàn, Bến Tre, cách trung tâm thị xã Bến
Tre12 km (đường bộ) và 25 km (đường sông).
Trước đây cồn Phụng có tên là cồn Tân Vinh. Về sau, nó còn có một tên gọi khác
là cù lao Đạo Dừa. Nguyên do là vì ông Nguyễn Thành Nam1909-1990 đã đến đây
xây chùa Nam Quốc Phật và thành lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa vào
đầu thế kỷ 20. Và trong thời gian xây dựng ngôi chùa ấy, những người thợ nhặt
được một cái chén cổ có hình con chim phụng, nên nó còn được gọi là cồn Phụng,
và trở thành tên phổ biến cho đến ngày nay
.

Đây là một trong bốn cồn nằm trên đoạn sông vừa kể được đặt theo quan niệm tứ
linh mang điềm an lành hạnh phúc là: long, lân, quy, phụng. Cồn Rồng là "long",
cồn Thới Sơn là "lân", cồn Biện Quy là "quy", và cồn Tân Vinh là "phụng".
sĐến cồn Phụng, có thể đi thăm các
các vườn cây ăn trái và thưởng thức
các món ăn ngon đậm chất vùng miền.
Ngoài ra, nơi đây còn cuốn hút du
khách bởi những nét sinh hoạt đời
thường của người dân dịa phương gắn
liền với các nghề thủ công được chế
tác từ dừa, như kẹo dừa, đồ lưu niệm
từ cây, vỏ trái dừa,
Bên cạnh đó, khu di tích Đạo Dừa rộng
chừng 1.500 m² cũng được nhiều du
khách đến viếng thăm. Nơi đây còn giữ
được khá nguyên trạng các hạng mục
kiến trúc được xây dựng từ thời ông còn sống, như: sân 9 con rồng; tháp Hoà bình
(Cửu trùng đài), đỉnh lớn, v.v
Cù lao Thới Sơn còn gọi là cồn Thới Sơn hay cồn Lân, hiện thuộc xã Thới
Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Đây là cồn lớn nhất trong số 4 cồn trên sông Mỹ Tho (là một đoạn của sông Tiền)
có diện tích khoảng 1.200 hecta với nhiều mương rạch chằng chịt. Tuy cùng nằm
trên một khúc sông, nhưng cồn Rồng (còn gọi là cù lao Tân Long hay cồn Long)
và cồn Lân thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đến thăm cồn Lân, du
khách sẽ được mời nếm thử mật ong (ong ở đây chủ yếu chắt mật từ hoa nhãn nên
cho mật có vị đậm đà riêng) cùng với nước trà và kẹo mứt.
Bên cạnh những món ăn đặc sản, du khách còn được thưởng thức những giai điệu
ngọt ngào của “đàn ca tài tử” Nam Bộ.
Cồn Quy còn có tên gọi khác là cồn Biện Quy, cách trung tâm thành phố Bến Tre

22 km đường sông, thuộc địa bàn hai xã Tân Thạch và Quới Sơn, huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre, Việt Nam.
Đây là một trong bốn cồn nằm trên sông Mỹ Tho (một đoạn của sông Tiền) được
đặt theo quan niệm tứ linh mang điềm an lành hạnh phúc là:long, lân, quy, phụng.
Cồn Rồng là "long", cồn Thới Sơn là "lân", cồn Biện Quy là "quy", và cồn Tân
Vinh là "phụng".
Cồn Quy có lịch sử hình thành trên trăm năm. Thuở xa xưa, cồn chỉ là mỏm đất
hoang vu, cỏ cây rậm rạp, không ai cất nhà ở và chưa ai khai phá. Người ta bắt đầu
khai phá cồn từ những năm 1950. Phía đầu cồn hướng thượng lưu có miếu Bà
Chúa Xứ do tiền nhân hồi khai hoang lập đất đã dựng nên.
Ngoài nghề làm vườn, làm kẹo dừa (đặc sản của tỉnh); những năm gần đây, người
dân cồn Quy còn có nghề chăn nuôi: nuôi heo rừng, nuôi ong lấy mật Ong cồn
Quy chắt mật từ hoa nhãn nên cho mật có vị đậm đà riêng.

Đến cồn Quy, ngoài việc thưởng thức các món ăn ngon mang đậm chất vùng miền,
du khách còn được đưa đi tham quan bằng xuồng, được mời dùng các loại trái cây
tươi và nghe ca cổ (vọng cổ, các điệu lý), v.v
5. Đà Lạt
a) Đồi Mộng Mơ
Có người nói rằng: Đồi Mộng Mơ
là Đà Lạt thu nhỏ, Tây Nguyên thu
nhỏ điều đó quả thực không sai.
So với nhiều danh thắng có tên tuổi
khác của xứ sở sương mù như hồ
Xuân Hương, hồ Than Thở, dinh
Bảo Đại, núi Lang BiAng thì khu
du lịch (KDL) đồi Mộng Mơ không
nổi tiếng bằng nhưng hiện đang là
một trong những điểm du lịch hấp
dẫn nhất, thu hút khách nhất của

thành phố du lịch Đà Lạt.

Ấn tượng đầu thu hút sự chú ý của du khách là toàn bộ khuôn viên khu du lịch
được trồng rất nhiều hoa và cỏ, nên khung cảnh rất…mộng mơ! Du khách sẽ mất
khá nhiều thời gian nếu muốn khám phá hết những điều thú vị ở đây như: Cây tài
lộc và tình yêu; Vạn lý trường thành - Mô phỏng theo mô hình Vạn Lý Trường
Thành nổi tiếng của Trung Quốc, dài 2km; Ngôi nhà cổ - ngôi nhà Việt cổ với tuổi
đời hơn 300 năm; Vườn hoa trung tâm; Vườn thơ Hàn Mạc Tử; Thác vàng; Khu
sinh vật lạ - quy tụ nhiều loại sinh vật lạ; Đồi Trịnh Công Sơn…
Đây là khu du lịch khép kín với những ngôi biệt thự vườn, nghệ thuật đá chen hoa,
hồ nước, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu bán đồ lưu niệm … Đó là nét nỗi bật
rất riêng của Đồi Mộng Mơ, một địa điểm du lịch độc đáo của Thành phố Đà Lạt.
Tiền thân của khu du lịch đồi mộng mơ là khu du lịch Hồ Rồng. Đồi Mộng Mơ đẹp
và cuốn hút bởi những triền thông thoai thoải nối tiếp nhau. Đồi Mộng Mơ được
biết đến với những vẻ đẹp riêng, đó chính là âm thanh rì rào của rừng thông, tiếng
chim hót véo von, tiếng thác nước chảy bên khe đá…Tất cả đem đến một nét đặc
biệt của đồi Mộng Mơ – một chốn dừng chân lý tưởng cho những ai yêu mến Đà
Lạt.
b) Thung lũng tình yêu
Thung lũng Tình Yêu là một trong
những thắng cảnh thơ mộng nhất
tại Đà Lạt, cách trung tâm thành
phố khoảng 5 km về phía bắc. Đó
là nơi đập Đa Thiện quy tụ những
dòng suối nhỏ chảy từ đồi núi cao,
thành hồ Đa Thiện trong vắt uốn
quanh thung lũng rợp bóng thông
xanh.
Thoạt đầu người Pháp gọi nơi đây
là Valley d’Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành Thung

lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng Thị xã lúc bây giờ là Nguyễn
Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các địa danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm
thể hiện tính độc lập của dân tộc, thì cái tên Thung Lũng Tình Yêu đã càng trở nên
quen thuộc và in đậm trong tâm thức nhiều người.
Thung lũng Tình yêu vốn đã đẹp và cuốn hút bởi lũng sâu và đồi thông, lại càng
hấp dẫn hơn khi vào năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắt ngang tạo
thành hồ Đa Thiện, làm biến đổi hình thái và tăng thêm sức quyến rũ cho cảnh
quan nơi đây. Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bật cấp,
đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh. Từ đây Thung
lũng Tình yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa một bức tranh, sinh động với những
cánh buồm nhấp nhới trên hồ. Những con đường đất đỏ uốn lượn vòng vèo có thể
đưa khách lên đồi hoặc dẫn đền tận đỉnh núi Langbian thấp thoáng trong mây.

c) Dinh Bảo Đại
Dinh III, còn gọi là dinh Bảo
Ðại, được xây trong khoảng
từ năm 1933 đến 1938 là nơi
gia đình Bảo Đại sinh sống và
làm việc ở thành phố Đà Lạt.
Dinh III do một kiến trúc
sư người Pháp và kiến trúc
sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế.
Dinh III nằm giữa rừng Ái
Ân, trên đỉnh đồi mà trong dự
án chỉnh trang Ðà Lạt
của Ernest Hébrard dành cho dinh toàn quyền. Toàn thể công trình chịu nặng
phong cách kiến trúc Châu Âu, điển hình là trước biệt điện và sau biệt điện đều có
vườn hoa.
Tương tự như dinh II, dinh III là một công trình kiến trúc đồ sộ với mái bằng và
các hình khối cân đối nhưng không đăng đối một cách cứng nhắc. Biệt điện có 2

tầng:
• Tầng trệt: dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan
chức chính phủ Hoàng triều cương thổ. Cửa chính diện rộng vừa phải
(khoảng 4m), có sảnh trước khi vào tầng trệt là phòng tiếp tân và các phòng
làm việc: bên phải là văn phòng của vua Bảo Ðại, thư viện; bên trái là phòng
họp và các phòng làm việc khác; phía trong là phòng giải trí.
• Tầng lầu:Toàn bộ tầng 2 của dinh được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm
các phòng ngủ của Vua Bảo Ðại, của hoàng hậu Nam Phương, của các công
chúa và hoàng tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, Phương Liên,
hoàng tử Bảo Thăng. Phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là Lầu Vọng
nguyệt khá đẹp dùng làm nơi cựu hoàng và hoàng hậu ngắm trăng. Do thái
tử Bảo Long là người được chọn kế nghiệp ngai vàng (từ năm 1939) nên
trong phòng trang hoàng toàn màu vàng.

Sau khi Bảo Đại qua Pháp sống lưu vong, dinh là nơi nghỉ mát cao cấp của chính
phủ Ngô Đình Diệm và sau này là Dinh của Nguyễn Văn Thiệu. Sau khi chiến
tranh Việt Nam kết thúc, trong nhiều năm, dinh thuộc Ban tài chính quản trị tỉnh
uỷ Lâm Đồng và mới được giao về cho Công ty du lịch dịch vụ Xuân Hương quản
lý từ giữa năm 2000.
Ngoài giá trị Dinh là một trong những kiến trúc Châu Âu đặc sắc, Dinh còn chứa
đựng nhiều cổ vật cung đình Huế mà còn chứa đựng hầm rượu chìm dưới đất.
Ngoài ra, Dinh còn chứa những sản vật mà Bảo Đại săn bắt được như: 3 bộ da cọp,
ngà voi.
d) Nhà thờ Domaine de Marie
Nhà thờ Domaine de Marie, hay Lãnh địa Đức Bà, hay còn gọi là Nhà thờ Mai
Anh (vì nằm trên ngọn đồi có nhiều hoa anh đào-đồi Mai Anh) là một cụm kiến
trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà của tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh
Sơn với tổng diện tích là 12ha nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm thành
phố Đà Lạt vào khoảng 1 km về phía tây nam. Nhà thờ được xây dựng từ
năm 1930 cho đến 1943 theo phong cách châu Âu của thế kỷ 17. Nhà thờ có sự

kết hợp hài hòa giữa các kiểu kiến trúcphương Tây với kiến trúc dân gian của dân
tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.

Bố cục kiến trúc nhà thờ có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển
phương Tây. Tiền đình được thiết kế là một hình tam giác cân, trên đỉnh nhọn của
nóc mái có gắn một cây thánh giá, phía trước được tô điểm bởi các cửa vòm nhỏ
hình lưỡi mác. Chính giữa mặt đứng, phía gần đỉnh mái có một cửa sổ hoa hồng
hình tròn. Chi tiết này thường xuất hiện trong các nhà thờ của Pháp cuối thế kỷ
XVII.
Hệ thống mái, có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
Phần tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo kiểu kiến trúc
vùng Normandie (miền Bắc nước Pháp). Tường dưới mái xây khá dày và các cửa
được thiết kế sâu vào bên trong, do đó ở mặt bên của công trình có thể nhận thấy
rõ các mảng đặc - rỗng, sắc độ đậm nhạt -sáng tối, làm cho mặt bên của công trình
càng thêm ấn tượng và độc đáo.
6. Quy Nhơn
Mộ Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại
Việt Nam, là người khởi xướng ra trường thơ loạn, trường thơ điên. Số phận ngắt
nhịp đời ông ở tuổi 28 (1912 - 1940), ông nằm lại ở chân núi Qui Hòa 19 năm
(1940 - 1959), sau đó mới được cải táng ra đồi Ghềnh Ráng. Trên nền mộ cũ, cuối
năm 1991, được dựng lên một đài tưởng niệm. Trên bệ là hình cuốn sách lật ngửa,
như trang đời sự nghiệp của Hàn Mặc Tử còn dở dang. Ðài cao khoảng 5 mét, trên
đỉnh vừa là hình ảnh bút nghiên (con người thi sĩ) vừa là hình cây thánh giá (con
chiên của chúa).

Bờ tường bao quanh trước đài nhô lên nửa vầng trăng, trăng trong thơ và trăng
đời .Mộ Hàn Mặc Tử ở Quy Hòa được cải táng ra đồi Ghềnh Ráng ngày 13-2-
1959. Ðầu phần mộ, dưới chân tượng đức mẹ Maria được khắc đậm dòng chữ:
"Nơi đây yên nghỉ trong tay mẹ Maria Hàn Mặc Tử tức Phêrôhanxico Nguyễn

Trọng Trí, thứ nam của Nguyễn Duy Toan và Nguyễn Thị Duy. Sinh ngày 22-9-
1912 tại Lệ Mỹ, Quảng Bình, tử ngày 11-11-1940 tại Qui Hòa, Quy Nhơn". Trước
và sau năm 1975, mộ nhà thơ nằm trơ trọi bên rào kẽm gai khu thông tin nhà binh.
Mười năm trở lại đây, khi Ghềnh Ráng trở thành di tích danh thắng quốc gia, là địa
chỉ du lịch, mộ Hàn Mặc Tử đã được trùng tu và ấm khói hương bay.
7. Bình Định
Bảo tàng Quang Trung
Tại tỉnh Bình Định, có một Bảo tàng mang tên người anh hùng áo vải Quang
Trung – Nguyễn Huệ, vị lãnh đạo của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn thế
kỷ 18. Nơi đây còn lưu giữ, trưng bày những hiện vật quan trọng liên quan đến
phong trào Tây Sơn. Bảo tàng được khánh thành năm 1978 theo lối trang nghiêm,
hài hòa với cảnh quan. Bảo tàng còn trưng bày khoảng trên 11.000 hiện vật có liên
quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn
Huệ. Nơi đây còn có điện thờ Tây Sơn Tam kiệt thờ Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Lữ và các văn thần võ tướng của nhà Tây Sơn.
Bảo tàng có 9 phòng trưng bày với những di vật quan trọng liên quan đến phong
trào khởi nghĩa Tây Sơn.

Trước sân rộng có cổng tam quan, tiếp đó là nhà bia ghi công lao của Quang Trung
– Nguyễn Huệ viết bằng chữ quốc ngữ. Chính điện gồm ba gian, gian giữa thờ
Quang Trung – Nguyễn Huệ, có bức tranh ông cưỡi ngựa đặt trong khung kính,
gian bên trái thờ Nguyễn Nhạc, gian bên phải thờ Nguyễn Lữ. Hai đầu hồi là ban
thờ các văn thần võ tướng nhà Tây Sơn như: Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ
Văn Dũng, Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Trần Văn Kỷ…
Hiện nay trong khu vườn cũ của gia đình anh em Tây Sơn vẫn còn lại hai di tích
cực kỳ quý giá là cây me cổ thụ và giếng nước xưa, tương truyền có từ thời Hồ Phi
Phúc. Cây me cổ thụ nằm bên trái điện Tây Sơn cành lá xum xuê che mát cả một
góc vườn, có chu vi gốc cây tới 3,5m. Bên phải điện Tây Sơn là giếng nước, đường
kính 0,9m.
Đến Bảo tàng Quang Trung, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến

trúc, những hiện vật trưng bày mà còn được xem biểu diễn võ thuật và trống trận
Tây Sơn. Một bài trống trận Tây Sơn gồm 3 hồi: Xuất trận, xung trận – công thành,
ca khúc khải hoàn…, không hề có hồi trống trận lui quân như những bài trống trận
thông thường. Phải chăng trong suốt cuộc đời cầm quân đánh giặc chưa một lần
Quang Trung thất bại, chưa một lần phải lui quân, cứ thắng dồn dập như chẻ tre,
nên trống trận chỉ có tiến mà không có lùi.

×