MÔN : Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
Câu 1: Phân tích quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức của Nguyễn
Ái Quốc cho việc thành lập Đảng năm 1930.
Trả lời
a, thời kì Bác hoạt động ở Pháp (1921-1923)
- 12/1920: Tại đại hội của đảng xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu
tán thành gia nhập quốc tế cộng sản và tham gia thành lập đảng cộng sản Pháp. Từ đây
người đã trở thành người cộng sản đầu tiên của dân tộc, biến tư tưởng nhận thức thành
hành động cụ thể. Người xác định rằng: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không
còn con đường nào khác ngoài cách mạng vô sản.
- 1921: Bác tham gia sáng lập hội Liên hiệp thuộc địa. Bác viết bài cho các tờ báo, viết
một số tác phẩm (tờ báo người cùng khổ, nhân đạo, đời sống công nhân…)
-1922: Bác viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân pháp”. Nhằm tuyên truyền bằng
hiện thực phê phán, vở kịch “con rồng tre” đả kích chế độ phong kiến nhà Nguyễn.
Người cũng chủ nhiệm tờ báo “người cùng khổ” của hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa
nhằm hướng tới những người lao động của các nước thuộc địa.
b, thời kì Bác hoạt động ở liên xô (1923-1924)
- Bác tham dự hội nghị quốc tế nông dân, phụ nữ. Bác dự đại hội V của quốc tế cộng
sản.
- Tiếp tục viết bài cho các tờ báo: sự thật, viết bài cho tạp chí thư tín quốc tế.
c, thời kì Bác hoạt động ở Trung Quốc (1925-1927)
- 11/1924 người rời liên xô trở về Quảng Châu Trung Quốc (vì gần Việt Nam, là môi
trường thuận lợi cho hoạt động cách mạng vô sản, ở đây khuynh hướng cách mạng vô
sản phát triển mạnh mẽ, ở đây người việt nam yêu nước có rất nhiều nhưng họ hoạt
động riêng rẽ)
- 6/1925 người sáng lập ra tổ chức mang tên “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” với
nhiệm vụ của hội là tuyên truyền CN Mác-Leenin, đào tạo đội ngũ cán bộ CM VN,
chuẩn bị các điều kiện để thành lập đảng cộng sản Việt Nam.
- 1928 Người đến Thái Lan. Hội Việt Nam thanh niên thực hiện “Vô sản hóa” đưa hội
viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp Công
nhân, truyền bá CN Mác-Leenin…tác động mạnh vào phong trào yêu nước ở việt nam
với những việc làm đó Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức
cho việc thành lập một chính đảng ở việt nam.
- Tham gia giảng dạy tại các lớp đào tạo cán bộ Cách mạng
- 1927 Tập hợp bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên tại Quảng Châu được in thành sách gọi là “Đường Cách
Mệnh” (Đường cách mệnh chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng VN là cách
mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội).
Câu 2: Phân tích nội dung cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam của Đảng nêu
trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành
lập Đảng tháng 2 năm 1930.
Trả lời
Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt hợp thành cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng (2/1930) chỉ rõ những nội dung cơ
bản về đường lối cách mạng Việt Nam của Đảng là:
a, Phướng hướng chiến lược: Chủ trương làm tư sản dân quyền Cách mạng và thổ địa
Cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
- Tư sản dân quyền Cách mạng là cuộc Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới với nhiệm
vụ chống đế quốc.
- Thổ địa cách mạng là cuộc cách mạng ruộng đất.
b, Nhiệm vụ của cách mạng. Nêu nhiệm vu cụ thể hiện các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
quân sự, văn hóa… Các nhiệm vụ này đều bao hàm nội dung dân tộc, dân chủ trong đó:
- Chính trị: nổi bật lên nhiệm vụ đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai để
giành độc lập dân tộc, thành lập chính quyền quân đội cách mạng việt nam làm cho VN
hoàn toàn độc lập.
- Kinh tế: tịch thu ruộng đất tài sản của đế quốc để làm của công chia lại ruộng đất cho
dân cày nghèo. Đây là một điểm sáng tạo của NAQ: chủ trương chỉ chống đế quốc, tận
dụng giai cấp phong kiến tham cách mạng.
- Xã hội: Quyền tự do tổ chức, nam nữ bình đẳng và giáo dục phổ thông theo hướng
công-nông hóa mà đối tượng là những người lao động.
c, Lực lượng cách mạng: Công nhân, nông dân là động lực chính của cách mạng, đây là
lực lượng quyết định sự thành công của cách mạng, phải hết sức liên lạc với tri thức,
với trung nông để lôi kéo họ về phía vô sản giai cấp. Đối với phú nông, trung tiểu địa
chủ tư bản VN mà chưa ra mặt phản cách mạng thì cần phải lợi dụng trung lập, bộ phận
nào ra mặt phản cách mạng thì cần phải đánh đổ.
d, Lãnh đạo cách mạng: g/c Vô sản là giai cấp lãnh đạo cách mạng ĐCS, là đội tiên
phong của g/c công nhân. Đảng phải thu phục được đại bộ phận g/c mình làm cho g/c
mình lãnh đạo được đông đảo quần chúng. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố đầu tiên
quyết định sự thắng lợi của cuộc cách mạng.
e, Đoàn kết quốc tế: Cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng thế giới phải hết sức
liên lạc đoàn kết với giai cấp vô sản quốc tế, với các ĐCS trên thế giới nhất là liên lạc
với ĐCS pháp và vô sản Pháp.
=> Nhận xét: Đây là cương lĩnh đúng đắn. sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của
một nước thuộc địa như việt nam. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của bản cương lĩnh
và “Độc lập tự do là viên ngọc quý được khảm trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng.
Câu 3: Trình bày nội dung, làm rõ bước phát triển và hạn chế trong nhận thức
của Đảng về đường lối cách mạng Việt Nam thể hiện trong Luận cương chính trị
tháng 10/1930.
Trả lời:
14/10/1930 đến 31/10/1930 Hội nghị ban chấp hành TW Đảng được triệu tập tại
Hương Cảng Trung Quốc với sự chủ trì của Đ/c Trần Phú:
a, Nội Dung: Hội nghị đi đến quyết định đổi tên ĐCSVN thành ĐCS Đông Dương.
- Thông qua các văn kiện: luận cương chính trị của Đảng
- Bầu ban chấp hành TW Đảng chính thức. Đ/c Trần Phú được bầu làm tổng bí thư.
- Luận cương phân tích đặc điểm tình hình xã hội thuộc đại nửa phong kiến và nêu
những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương do giai cấp công
nhân lãnh đạo.
- Luận cương chỉ rõ mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền dân
cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.
b, Phương hướng chiến lược: Luận cương nêu rõ tính chất của cuộc cách mạng Đông
Dương lúc đầu là “cách mạng tư sản dân quyền có tính chất phản đế và điền địa. Cách
mạng tư sản dân quyền là thời kì dự bị để làm xã hội cách mạng”, sau khi cách mạng tư
sản dan quyền giành thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa để
tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa”
c, Nhiệm vụ cách mạng: 2 nhiệm vụ của cách mạng là:
- Chống đế quốc giành độc lập cho dân tộc.
- Chống phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân cày. Trong đó luận cương nhấn
mạnh đề cao đến cách mạng ruộng đất đấu tranh giai cấp, coi cách mạng ruộng đất là
cái cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền, chỉ có thực hiện cách mạng ruộng đất mới
đoàn kết tập hợp được đông đảo lực lượng nông dân tham gia.
*) Hạn chế; Đề cao nhiệm vụ đấu tranh giai cấp, đề cao cách mạng ruộng đất.
d, Lực lượng cách mạng: Công nhân, nông dân là động lực chính của cách mạng. Luận
cương không đưa ra chủ trương tập hợp các g/c tầng lớp khác tham gia đấu tranh. Ngoài
ra cần nhấn mạnh đến điểm hạn chế tiêu cực của các bộ phận này.
*) Nguyên nhân của hạn chế:
- Chủ quan: Đ/c Trần phú chưa nghiên cứu đầy đủ đặc điểm tình hình cách mạng việt
nam, Đông Dương để nhận thấy mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn cơ bản. Nhiệm vụ
chống đế quốc giành độc lập cho dân tộc là nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng. Trần Phú
đã vận dụng một cách máy móc vấn đề dân tộc, vấn đề giai cấp áp dụng vào tình hình
thực tiễn của VN.
- Khách quan: Chịu ảnh hưởng của khuynh hướng tả trong quôc tế cộng sản, đề cao
vấn đề đấu tranh giai cấp.
e, Đoàn kết quốc tế: Khẳng định cách mạng việt nam là một bộ phận của cách mạng thế
giới, phải hết sức liên lạc với g/c vô sản quốc tế, với ĐCS, với các dân tộc bị áp bức
trên thế giới nhất là Đảng cống sản Pháp, TQ, Ấn Độ…
f, Lãnh đạo cách mạng: Khẳng định vai trò lãnh đạo của g/c vô sản. Luận cương khẳng
định điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là có một ĐCS
lãnh đạo với đường lối đúng đắn phải hết sức liên lach mật thiết với quần chúng, phải
lấy CN Mác-Lênin làm nền tảng.
g, Phương pháp cách mạng; Con đường để thực hiện thắng lợi của cuộc cách mạng ở
Đông Dương là vũ trang lao động chuẩn bị cho quần chúng con đường vũ trang bạo
động. Đây là một điểm mới và phát triển của luận cương tháng 10/1930 mà cương lĩnh
tháng 2 chưa nêu ra. Luận cương khẳng định phải chuẩn bị cho quần chúng con đường
vũ trang bạo động khi thời cơ cách mạng chưa đến thì đưa ra các khẩu hiệu đấu tranh
phần ít, khi thời cơ cách mạng đến thì đưa ra khẩu hiệu đấu tranh phần nhiều.
Câu 4: Phân tích nội dung cơ bản của đường lối đấu tranh đòi dân sinh dân chủ
thể hiện trong các Nghị quyết BCHTW Đảng (1936- 1939).
Trả lời:
a, Hoàn cảnh lịch sử
*) hoàn cảnh thế giới:
- CN phát xít xuất hiện =>Nguy cơ chiến tranh thế giới xảy ra đe dọa hòa bình an ninh
thế giới.
- 7/1935 Đại hội lần VII quốc tế cộng sản được triệu tập xác định kẻ thù đấu tranh là
CN phát xít.
- Chủ trương mỗi một nước thành lập mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc, chống
phát xít.
- Nhiệm vụ trước mắt chủ yếu của nhân dân là đấu tranh chống CN phát xít, chống
chiến tranh bảo vệ nền dân chủ trên thế giới.
- 1936 Chính phủ và mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền ban hành một số cải cách
đan chủ đối với người dân ở các nước thuộc địa.
*) hoàn cảnh trong nước:
- cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi giai cấp
tầng lớp trong xã hội, ảnh hưởng đến đời sống của mọi g/c, tầng lớp. Yêu cầu cải thiện
đời sống nhân dân là yêu cầu bức thiết của mọi g/c tầng lớp trong xã hội.
- Phong trào cách mạng trong nước sau một thời gian bị khủng bố, đàn áp đã được khôi
phục trở lại. Hệ thống tổ chức của Đảng được gây dựng trở lại. Đây là cơ sở quan trọng
để phát triển đổi mới.
b, Chủ trương mới của Đảng giai đoạn 1936-1939
- Tại hội nghị xác định nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến mầ Đảng ta đề ra từ
khi thành lập đảng đến nay không hề thay đổi. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình mới hội
nghị xác định những vấn đề trước mắt là:
+ Kẻ thù trước mắt là đấu tranh chống lại lực lượng phản động thuộc địa và tay sai.
+ Mục tiêu đấu tranh: đấu tranh chống pháp xít, chống chiến tranh đòi tự do dân chủ,
hòa bình
+ Khẩu hiệu đấu tranh là tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
+ Hình thức đấu tranh, phương pháp tổ chức đấu tranh; chuyển từ đấu tranh bí mật hợp
pháp =>đấu tranh công khai hợp pháp, nửa công khai nửa hợp pháp.
+ Về đoàn kết quốc tế: hội nghị xác định phải liên kết chặt chẽ với g/c công nhân, với
đảng cộng sản đặc biệt đấu tranh chống lại lực lượng phản động thuộc địa ở Đông
Dương.
+ Chủ trương thành lập mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương để đoàn kết
mọi lực lượng chống chủ nghĩa phát xít đòi tự do dân chủ hòa bình.
Cái mới đó là đã tạm gác cách mạng ruộng đất, nhiệm vụ trước mắt là
thực hiện tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình, chống chủ nghĩa phát xít.
*) Ý Nghĩa: Với những nội dung cơ bản trên ĐCSVN đã giải quyết được hai vấn đề;
chiến lược và sách lược, cách mạng việt nam đã bắt kịp cách mạng thế giới, chống phát
xít, chống chiến tranh đòi hòa bình.
Câu 5: Phân tích nội dung cơ bản của đường lối đấu tranh giành chính quyền của
Đảng được thể hiện trong các Nghị quyết TW 6, 7 và 8 (1939- 1941).
Trả lời:
a, hoàn cảnh lịch sử:
*) hoàn cảnh lịch sử thế giới:
- 1/3/1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Ngay khi chiến tranh nổ ra chính phủ
pháp tham chiến.
- 1940 Đức tấn công pháp, pháp bại trận chính phủ mặt trận nhân dân pháp bị tan vỡ,
ĐCS pháp chịu nhiều tổn thất.
*) hoàn cảnh lịch sử trong nước
- Ngay khi chiến tranh nổ ra lực lượng pháp thống trị ở Đông Dương đã thủ tiêu mọi
quyền tự do dân chủ của người dân mở ra các cuộc tấn công vào ĐCS, tăng cường bóc
lột về kinh tế, đàn áp về chính trị.
- 22/9/1940 Nhật tấn công Đông Dương. Nhật-Pháp bắt tay với nhau để thống trị nhân
dân Đông Dương. Chính sách thống trị của Pháp Nhật đè nặng lên vai nhân dân Đông
Dương, thúc đẩy mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt ở Đông Dương đòi hỏi phải giải
quyết
b, Chủ trương mới của Đảng 1939-1941
Thể hiện tập trung trong 3 hội nghị TW Đảng ( lần VI- 11/1939; lần VII- 11/1940;
lần VIII- 5/1941)
*) Lần VI-11/1939: họp tại Bà Điểm- Hóc Môn(Gia Định) phân tích tình hình thế giới,
tình hình Đông Dương hội nghị khẳng định mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Dương
với các nước đế quốc phát xít đã phát triển gay gắt cao độ, trở thành mâu thuẫn chủ yếu
nhất, yêu cầu bức thiết là giải phóng dân tộc. Hội nghị quyết định tạm gác khẩu hiệu
cách mạng ruộng đất thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc, cảu việt
gian chia cho dân nghèo, thực hiện giảm tô, giảm tức.
+ hội nghị chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
+ hội nghị xác định con đường đấu tranh của cách mạng Đông Dương là con đường đấu
tranh vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân.
*) Lần VII-11/1940: họp tại Đình Bảng- Bắc Ninh, tán thành chủ trương lần VI tuy
nhiên có bổ sung mới.
+ xác định đối tượng đâu tranh: Nhật- Pháp
+ khẩu hiệu đấu tranh: đánh đuổi đế quốc phát xít, Pháp, Nhật thành lập chính quyền
cách mạng của nhân dân Đông Dương.
+ ra quyết định: duy trì củng cố đội du kích Bắc Sơn quyết dịnh đình chỉ cuộc cách
mạng Nam Kì
*) Lần VIII-5/1941: Là hội nghị phát triển hoàn chỉnh chủ trương mới của Đảng có sự
tham gia chủ trì của Nguyễn Ái Quốc.
+ 2/1941: NAQ trở về nước hoạt động ở Pắc pó- Cao Bằng
+ 10/5/1941 =>19/5/1941: Hội nghị VIII được triệu tập tại Pắc pó- Cao Bằng dưới sự
chủ trì của NAQ.
+ Phát triển dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, hội nghị nhấn mạnh hơn nữa vấn đề
giải pháp dân tộc, khẳng định hơn nữa vấn đề giải phóng dân tộc là vấn đề bức thiết
nhất.
+ Hội nghị chủ trương giải pháp vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước
Đông Dương ở mỗi một nước Đông Dương sẽ thành lập một mặt trận riêng, có đường
lối riêng ở việt nam sẽ thành lập một mặt trận lấy tên gọi là Việt nam độc lập Đồng
minh hay mặt trận Việt Minh.
+ Các tổ chức chính trị của quần chúng đứng trong hàng ngũ của Mặt trận việt minh
đều được lấy tên gọi là cứu quốc.
+ Hội nghị đã dự đoán thời cơ Cách mạng xã hội
- khi liên xô đại thắng
- khi mặt trận cứu quốc đã phát triển thống nhất trong cả nước
- khi nông dân không thể sống hơn được nữa dưới ách thống trị của đế
quốc phát xít.
+ Khi lực lượng ở Đông Dương lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc toàn dân không thể
thống trị nhân dân thêm được nữa
+ Hình thái cuộc khởi nghĩa vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng phần ở từng địa phương tiến
lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Câu 6: Phân tích đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng
(1945- 1946).
Trả lời:
a, Hoàn cảnh lịch sử:
*) Thuận lợi:
+ Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của đất nước
+ Toàn dân tin tưởng và ủng hộ văn minh, ủng hộ chính phủ
+ Chính quyền dân chủ nhân dân thành lập có hệ thống từ TW xuống cơ sở.
*) Khó khăn:
+ Thù trong giặc ngoài: Miền Bắc có 20 vạn quân Tưởng dưới danh nghĩa quân, đồng
minh vào giải giáp quân Nhật, thực chất có dã tâm chống phá chính quyền Cách mạng
và 2 tổ chức phản động Việt Quốc- Việt Cách. Miền Nam, Quân đội Anh đã tiếp tay
cho Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương. 23/9/1945 Pháp nổ súng tấn công xâm
lược nước ta lần 2.
+ Còn khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải pháp cũng sẵn sàng chống phá chính
quyền cách mạng nếu được lệnh của quân Anh, quân Tưởng.
- chính trị: Hệ thống chính quyền mới được thành lập, thiếu kinh
nghiệm quản lý kinh tế xã hội, đội ngũ cán bộ còn thiếu trong khi
chính quyền phải giải quyết nhiều vấn đề cấp bách của đời sống xã
hội
- Ngoại giao: chưa một nước nào trên thế giới công nhận, đặt quan hệ
ngoại giao
- Quân sự: lực lượng vũ trang mới thành lập (22/04/1944) tổ chức,
trang bị yếu, thiếu, kinh nghiệm chiến đấu chưa nhiều.
- Kinh tế- tài chính: nguy cơ nạn đói mới diễn ra đầu năm 1946 đe dọa
vận mệnh của cả dân tộc, ngân sách nhà nước trống rỗng, khánh kiệt
- Văn hóa: 95% dân số trong tình trạng mù chữ “giặc dốt”
Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
b, Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng
- 25/11/1945 BCHTW Đảng ban hành bản chị thị “Kháng chiến kiến quốc”
- Bản chị thị xác định cuộc cách mạng ở Đông Dương vẫn là giải phóng dân tộc, với
khẩu hiệu đấu tranh là “dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết”
- Xác định kẻ thù chính của Đông Dương là thực dân pháp xâm lược.
- Phân tích tình hình thế giới và trong nước nhận định âm mưu và ý đồ của từng lực
lượng đế quốc.
- Xác định các nhiệm vụ trước mắt chủ yếu là;
+ Củng cố chính quyền cách mạng
+ Chống thực dân pháp xâm lược
+ Bài trừ nội phản
+ Cải thiện đời sống nhân dân
- Xác định các biện pháp cụ thể trên các lĩnh vực:
+ chính trị: Xúc tiến đi đến bầu cử quốc hội để thành lập chính phủ chính thức, quy
định hiến pháp.
+ Quân sự: Động viên nhân dân kháng chiến lâu dài, thực hiện phối hợp giữa chiến
tranh du với bất hợp tác.
+ Ngoại giao: Kiên trì thực hiện nguyên tắc bình đẳng và nhượng bộ làm cho mình ít kẻ
thù, nhiều bạn đồng minh.
c, Ý nghĩa:
- Bảo vệ được nền độc lập chính đảng, bảo vệ thành quả cách mạng
- Có điều kiện củng cố lực lượng, chuẩn bị lực lượng
- Xây dựng được nền móng ban đầu cơ bản của chính quyền mới, chế độ mới.
Câu7: Phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó
làm rõ sự sáng tạo của Đảng.
Trả lời:
a, Quyết định toàn toàn quốc kháng chiến:
- 3/1946 Thực dân Pháp có hành động vi phạm điều khoản kí kết
- Từ tháng 9/1946 Pháp liên tục vi phạm những điều khoản đã kí với ta trong bảo tạm
ước (14/9/1946). Cụ thể: 9/1946 Pháp đưa quân vào Đà Nẵng.
- 11/1946 Pháp tự ý di chuyển quân ở Hải Phòng, tiếp đó chúng cho quân đánh lên thị
xã Lạng Sơn.
- 12/1946 Pháp liên tục có những hành động lấn tới đánh chiếm những trụ sở của ta ở
Hà Nội, khiêu khích và tàn sát nhân dân ta ở phố hàng Bún và phố Yên Ninh.
- 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi ta phải hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện
- 19/12/1946 TW Đảng phát động toàn quốc kháng chiến; lực lượng vũ trang của ta ở
Hà Nội tấn công vào các vị trí của quân đội Pháp, mở đầu cho cuộc kháng chiến diễn ra
trong phạm vi cả nước.
b, Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta: Tập trung trong 3 văn kiện.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, t/giả chủ tịch Hồ Chí Minh
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến của ban thường vụ TW Đảng
- Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của Đ/c Trường Chinh
*) Mục tiêu của cuộc kháng chiến: Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược giành độc lập
thống nhất.
*) Tính chất của cuộc kháng chiến: cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và
tính chất dân chủ mới.
*) Nhiệm vụ: giải phóng dân tộc là nhiệm vụ nóng bỏng nhất, cấp bách nhất.
*) Tư tưởng chỉ đạo của cuộc kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, lâu dài trường kì và tự
lực cánh sinh(dựa vào sức mình là chính).
- Toàn dân: kháng chiến do nhân dân tiến hành, làm cho toàn dân tham gia kháng chiến
và phục vụ kháng chiến.
- Toàn diện: Kháng chiến đánh địch trên tất cả các mặt trận, kinh tế, chính trị, ngoại
giao, quân sự… trong đó quân sự là mặt trận là quan trọng hàng đầu. Cụ thể;
+ Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết với nhân dân các nước Đông
Dương. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên
thế giới.
+ Về quân sự: Ta thực hiện chiến lược đánh lâu dài nhưng trong từng chiến dịch thì có
những chiến thuật cụ thể và phải đánh nhanh thắng nhanh, tránh tỏn hao về lực lượng.
Ta dùng lối đánh du kích, đây là lối đánh của toàn dân, từ chiến tranh du kích sẽ phát
triển lên chiến tranh chính quy.
+ Về kinh tế: Xây dựng nền kinh tế kháng chiến đảm bảo tự cung tự cấp về mọi mặt,
thực hiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
+ Về văn hóa: Đánh đổ văn hóa ngu dân, xây dựng nền văn hóa mới, bài trừ mê tín dị
đoan.
- Kháng chiến lâu dài, trường kì: vừa đánh, vừa xây dựng lực lượng của ta, từng bước
làm biến đổi tương quan lực lượng của ta và địch để tiến lên giành thắng lợi, về cơ bản
thì cuộc kháng chiến của ta trải qua 3 giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, tổng phản công.
- Dựa vào sức mình là chính: phát huy sức mạnh toàn dân, toàn diện để thực hiện
trường kì kháng chiến. Đồng thời hết sức tranh thủ sự giúp đỡ và ủng hộ của quốc tế,
coi cách mạng việt nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
c, Ý Nghĩa: Việc đề ra và tiếp tục hoàn thiện đường lối dài, đến những thắng lợi to lớn
của chúng ta sau này =>thể hiện vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng. Buộc pháp phải công
nhận độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương, giải phóng hoàn
toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên CNXH làm căn cứ địa hậu thuẫn cho
cuộc đấu tranh ở miền Nam =>tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân, tăng uy tín
của việt nam trên trường quốc tế.
Câu 8: Phân tích đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thể hiện trong
Chính cương Đảng lao động Việt Nam được thông qua tai Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ II của Đảng
Trả lời:
a, Hoàn cảnh lịch sử triệu tập Đại Hội;
- Bước sang những năm 50 Liên xô và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa vươn
lên phát triển mạnh mẽ, tạo hậu thuẫn cho cách mạng việt nam.
- năm 1950: ta thiết lập đặt quan hệ ngoại giao với liên xô, Trung Quốc và triều tiên.
- Pháp ngày càng gặp khó khăn trong việc tiếp tục duy trì cuộc chiến tranh ở Đông
Dương.
- Mỹ tăng cường giúp Pháp bằng cách viện trợ cho pháp.