Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

THI TC SINH 12 lần 1 312 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.64 KB, 3 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH VIỆT

Mã học phần:
Lớp:

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

- Số tín chỉ (hoặc đvht):

Tên học phần: Đề3
Thời gian làm bài: phút;
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 18

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã sinh viên: .............................
Câu 1: Nhóm cô đon nào không mã hoá các axit amin mà làm nhiệm vụ kết thúc tổng hợp prôtêin?
A. UAG,GAU,UUA
B. UAG,UGA,AUA
C. UAA,UAG,AUG
D. UAG,UGA,UAA
Câu 2: Hiện tượng mã thoái hoá là hiện tượng:
A. Các mã bộ 3 không tham gia vào quá trình mã hoá cho các axitamin
B. Các mã bộ 3 có thể bị đột biến gen để hình nên bộ 3 mã mới.
C. Nhiều mã bộ 3 khác nhau cùng mã hoá cho 1 axitamin (trừ AUG, UGG).
D. 1 mã bộ 3 mã hoá cho nhiều axitamin.
Câu 3: Một phân tử ARN gồm 2 loại ribonucleotit X và U thì số loại bộ ba mã sao trên mARN có thể là:
A. 4
B. 6
C. 2


D. 8
Câu 4: Loại hoá chất có thể dẫn đến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác là:
A. 5 -BrU và EMS
B. Consisin
C. EMS
D. 5BrU
Câu 5: Gen A dài 5100Å bị đột biến thành gen a, khi gen a tự nhân đôi 2 lần, môi trường nội bào đã cung
cấp 9006 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. Mất 2 cặp nuclêôtít
B. Thêm 2 cặp nuclêôtít.
C. Thêm 1 cặp nuclêôtít.
D. Mất 1 cặp nuclêôtít.
Câu 6: Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với nhiễm sắc thể bình thường. Dạng đột
biến tạo nên nhiễm sắc thể bất thường này có thể là dạng nào trong số các dạng đột biến sau?
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 7: Một mạch của phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ (A+G)/(T+X) = 0,2 thì tỉ lệ đó trên mạch bổ sung
là:
A. 5,0
B. 1,0.
C. 2,5
D. 0,2
Câu 8: Ở cải bắp (2n = 18), quan sát tiêu bản các tế bào lá của một cây người ta đếm được 20 NST. Cây
cải này có thể là
A. Thể ba hoặc thể ba kép.
B. Thể ba hoặc thể bốn.
C. Thể ba kép hoặc thể một kép.
D. Thể ba kép hoặc thể bốn.

Câu 9: Một gen bị đột biến dẫn đến ở đoạn giữa của mạch gốc gen thêm đi 1 bộ ba. Như vậy chiều dài
của gen sau đột biến sẽ như thế nào so với trước đột biến?
A. Giảm 20,4 Ao
B. Tăng 20,4 Ao
C. Giảm 10,2 Ao
D. Tăng 10,2 Ao
Câu 10: Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit là vùng điều hòa, vùng mã hóa,
vùng kết thúc. Vùng mã hóa gồm các bộ ba
A. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã.
B. Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.
C. Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
D. Mang thông tin mã hóa các axit amin.
Câu 11: Sự thụ tinh giữa 2 giao tử n+1 sẽ tạo nên
A. Thể bốn hoặc thể ba kép.
B. Thể một.
C. Thể ba.
D. Thể không.
Câu 12: Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể là
A. Một đoạn của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó.
B. Một đoạn nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen.
C. Sự đứt gãy từng đoạn nhiễm sắc thể, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
D. Sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.
Câu 13: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc:
Trang 1/3 - Mã đề thi 18


A. 3' AAU 5'.
B. 5' AAU 3'.
C. 3' UGA 5'.
D. 3' UAG 5'.

Câu 14: Trong cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin ở vi khuẩn E.coli, khi môi trường có lactôzơ (có
chất cảm ứng) thì diễn ra các sự kiện nào?
1.Gen điều hòa chỉ huy tổng hợp một loại prôtêin ức chế
2. Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hóa chất ức chế.
3. Quá trình phiên mã của các gen cấu trúc bị ức chế, không tổng hợp được mARN.
4. Vùng vận hành được khởi động, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp mARN, từ đó tổng hợp các
chuỗi pôlipeptit.
Phương án đúng là:
A. 1, 3.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 2.
D. 1, 4.
Câu 15: Điều hòa hoạt động gen chính là
A. Điều hòa lượng mARN
B. Điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra
C. Điều hòa lượng rARN
D. Điều hòa lượng tARN
Câu 16: Một gen có chiều dài 6800 A0, sau một lần tự sao số nuclêôtit cần cung cấp:
A. 5000
B. 4000
C. 6000
D. 3000
Câu 17: Tần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào
1. số lượng gen có trong kiểu gen.
2. đặc điểm cấu trúc của gen.
3. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến.
4. sức chống chịu của cơ thể dưới tác động của môi trường. Phương án đúng là
A. (2), (4).
B. (2), (3).
C. (3), (4).

D. (1), (2).
Câu 18: Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
B. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen.
C. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.
D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
A 2
=
Câu 19: Gen có 561 guanin và có G 3 bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số liên kết
hiđrô của gen sau đột biến bằng:
A. 2432
B. 2443
C. 2430
D. 2431
Câu 20: Gen dài 0,51 µm có hiệu số giữa T với một loại nuclêôtit khác là 500. Gen trên có số lượng từng
loại nuclêôtit là:
A. A = T = 1000; G = X = 500.
B. A = T = 800; G = X = 300.
C. A = T = 300; G = X = 800.
D. A = T = 500; G = X = 1000.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến.
B. Mã di truyền có tính thoái hoá.
C. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
D. Mã di truyền là mã bộ ba.
Câu 22: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau:
A = 30%; G = 40%; U = 30%. Axit nuclêic này là
A. ARN có cấu trúc mạch đơn.
B. ARN có cấu trúc mạch kép.
C. ADN có cấu trúc mạch đơn.

D. ADN có cấu trúc mạch kép.
Câu 23: Một phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 4 lần sẽ tạo ra số phân tử ADN là
A. 25
B. 32
C. 16
D. 20
Câu 24: Các trình tự trong cấu trúc của Operon Lac ở E.coli theo thứ tự:
A. Gen điểu hòa vùng vận hành  vùng khởi động  nhóm gen cấu trúc Z, Y, A.
B. Gen điều hoà  vùng vận hành  nhóm gen cấu trúc A,Y, Z.
C. Vùng vận hành  gen điều hoà  nhóm gen cấu trúc Z, Y, A.
D. Vùng khởi động  vùng vận hành  nhóm gen cấu trúc Z,Y, A.
Trang 2/3 - Mã đề thi 18


Câu 25: Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN - pôlimeraza có chức năng:
A. tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3' - OH tự do.
B. nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi.
C. tháo xoắn phân tử ADN.
D. nối các đoạn Okazaki với nhau.
Câu 26: Dạng đột biến nào không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể?
A. Mất đoạn
B. Đảo đoạn
C. Lặp đoạn
D. Chuyển đoạn
Câu 27: Gen A dài 3060Å bị đột biến thành gen
A. Thêm 2 cặp nuclêôtít. B. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 1804
nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng:
A. Mất 2 cặp nuclêôtít.
C. Thêm 1 cặp nuclêôtít.
D. Mất 1 cặp nuclêôtít.

Câu 28: Các bậc cấu trúc của NST được sắp xếp theo trình tự nào sau đây là đúng?
A. ADN Sợi cơ bản crômatit Sợi nhiễm sắc.
B. ADN Sợi cơ bản Sợi nhiễm sắc Crômatit.
C. ADN Crômatit Sợi nhiễm sắc Sợi cơ bản.
D. ADN Sợi nhiễm sắc Sợi cơ bản Crômatit.
Câu 29: Một gen dài 4080 Ao. Trên 1 mạch của gen có 310 ađênin và 350 timin. Gen đột biến thêm 1
cặp G-X và mất 1 cặp A-T. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là:
A. A = T = 660; G = X = 540
B. A = T = 661; G = X = 541
C. A = T = 659; G = X = 541
D. A = T = 661; G = X = 539
Câu 30: Tín hiệu điều hòa hoạt động gen của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli là:
A. Enzim ADN-polimeraza.
B. Đường mantôzơ.
C. Đường lactozơ.
D. Prôtêin ức chế.
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 3/3 - Mã đề thi 18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×