Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bai tap su dien li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.27 KB, 18 trang )

SỰ ĐIỆN LI
Câu 1: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện ?
A. NaCl nóng chảy. B. NaCl khan.

C. Dung dịch NaCl.

D. Dung dịch NaOH.

Câu 2: Độ điện li  của chất điện li phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây ?
A. Bản chất của chất điện li.

B. Bản chất của dung môi.

C. Nhiệt độ của môi trường và nồng độ của chất tan.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Cho các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2,
CH3COONH4. Số chất điện li là
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Câu 4: Cho các chất: HNO3, KOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3, CuSO4, Cu(OH)2. Các chất điện li mạnh là
A. KOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3.

B. NaCl, H2SO3, CuSO4.



C. HNO3, KOH, NaCl, CuSO4.

D. Ag2SO4, NaCl, CuSO4, Cu(OH)2.

Câu 5: Cho các chất: H2O, CH3COOH, HCl, Ba(OH)2, NaNO3, CuSO4, NH3. Các chất điện li yếu là
A. H2O, CH3COOH, CuSO4, NH3.

B. CH3COOH, NaNO3, NH3.

C. H2O, Ba(OH)2, NaNO3, CuSO4.

D. H2O, CH3COOH, NH3.

Câu 6: Dãy gồm tất cả các chất điện li mạnh là
A. KNO3, PbCl2, Ca(HCO3)2, Na2S, NH4Cl.

B. KNO3, HClO4, Ca3(PO4)2, Na2CO3, CuSO4.

C. KHSO4, HClO4, Na2S, CH3COONa, NH4Cl

D. KOH, HClO4, NaHSO4, Ca(HCO3)2, NH3.

Câu 7: Khi pha loãng dung dịch CH3COOH 1M thành dung dịch CH3COOH 0,5M thì
A. độ điện li giảm. B. độ điện li tăng.

C. độ điện li tăng 2 lần.

D. độ điện li không đổi.


 H  + CH3COO . Độ điện li 
Câu 8: Trong dung dịch axit axetic có cân bằng sau: CH3COOH 

của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào dung dịch axit axetic ?
A. Tăng.

B. Giảm.

C. Không thay đổi.

D. Không xác định được.

Câu 9: Nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M là 0,0013M. Độ điện li  của axit
CH3COOH là
A. 1,35%.

B. 1,3%.

C. 0,135%.

D. 0,65%.

Câu 10: Trong các muối sau: BaCl2, NaNO3, Na2CO3, K2S, CH3COONa, NH4Cl, ZnCl2, KI. Các muối
đều không bị thủy phân là
A. BaCl2, NaNO3, KI.

B. Na2CO3, CH3COONa, NH4Cl, ZnCl2.

C. BaCl2, NaNO3, Na2CO3, K2S.


D. NaNO3, K2S, ZnCl2, KI.

Câu 11: Cho các dung dịch sau: NaNO3, K2CO3, CuSO4, FeCl3, AlCl3. Các dung dịch đều có pH < 7 là
A. K2CO3, CuSO4, FeCl3.

B. NaNO3, K2CO3, CuSO4.

C. CuSO4, FeCl3, AlCl3.

D. NaNO3, FeCl3, AlCl3.

-1-


Câu 12: Nhóm các dung dịch đều có pH > 7 là
A. Na2CO3, CH3NH3Cl, CH3COONa, NaOH.

B. C6H5ONa, CH3NH2, CH3COONa, Na2S.

C. Na2CO3, NH3, CH3COONa, NaNO3.

D. Na2CO3, NH4NO3, CH3NH2, Na2S.

Câu 13: Nhóm các dung dịch đều có pH < 7 là
A. NH4Cl, CH3COOH, Na2SO4, Fe(NO3)3.

B. HCl, NH4NO3, Al2(SO4)3, C6H5NH2.

C. HCOOH, NH4Cl, Al2(SO4)3, C6H5NH3Cl.


D. NaAlO2, Fe(NO3)3, H2SO4, C6H5NH3Cl.

Câu 14: Nhóm có dung dịch không làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. dung dịch K2CO3, dung dịch CH3COONa.

B. dung dịch CH3COONa, dung dịch NH3.

C. dung dịch NaOH, dung dịch C2H5NH2.

D. dung dịch NH3, dung dịch C6H5NH2.

Câu 15: Cho quỳ tím vào các dung dịch: Cu(NO3)2, Na2CO3, K2SO4, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4,
AlCl3, K2S. Số dung dịch có thể làm quỳ tím hoá xanh là
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 16: Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch ?
A. NaHSO4 và NaHCO3.

B. NaAlO2 và HCl. C. AgNO3 và NaCl.

D.

CuSO4 và AlCl3.
Câu 17: Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là

A. Na  , Ca 2  , Cl , PO34 .

B. Ba 2  , Cu2  , NO3 , SO24 .

C. Zn 2  , K  , Cl , S 2  .

D. Al3 , Mg2  , SO24 , NO3 .

Câu 18: Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Ag , Na  , NO3 , Cl .

B. Mg2  , K  , SO24 , PO34 .

C. H  , Fe3 , NO3 , SO24 .

D. Al3 , NH 4 , Br  , OH  .

Câu 19: Dãy gồm các ion không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Na  , Mg2  , NO3 , SO24 .

B. Na  , K  , HSO4 , OH  .

C. Ba 2  , Al3 , HSO4 , Cl .

D. Fe3 , Cu2  , SO24 , Cl .

Câu 20: Cho 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion trong số
các ion sau: Ba 2  , Al3 , Na  , Ag , CO32  , NO3 , Cl , SO24 . Các dung dịch đó là
A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3.


B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.

C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4.

D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3.

-2-


AXIT - BAZƠ - MUỐI
Câu 1: Cho các phản ứng hoá học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 

(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 

(3) Na2SO4 + BaCl2 

(4) H2SO4 + BaSO3 

(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 

(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 

Các phản ứng đều có cùng phương trình ion rút gọn là
A. (1), (2), (3), (6).

B. (1), (3), (5), (6).

C. (2), (3), (4), (6).


D. (3), (4), (5), (6).

Câu 2: Cho phản ứng hoá học:
 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O (1)
FeS2 + H2SO4 

Phương trình ion rút gọn của phản ứng (1) là
 2 Fe3 + 11SO2 + 11H2O
A. 2FeS2 + 22 H  + 7 SO24 
 2 Fe3 + 15SO2 + 14H2O
B. 2FeS2 + 28 H  + 11 SO24 
 2 Fe3 + 9SO2 + 10H2O
C. 2FeS + 20 H  + 7 SO24 
 Fe3 + 11SO2 + 12H2O
D. FeS2 + 24 H  + 9 SO24 

Câu 3: Cho 4 phản ứng:
 FeCl2 + H2
(1) Fe + 2HCl 

(2) 2NaOH + (NH4)2SO4 
 Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
(3) BaCl2 + Na2CO3 
 BaCO3 + 2NaCl
(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 
 Fe(OH)2 + (NH4)2SO4
Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit - bazơ là
A. (2), (4).

B. (3), (4).


C. (2), (3).

D. (1), (2).

Câu 4: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác
dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
A. 5.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Câu 5: Dãy các chất và ion nào sau đây là axit ?
A. HCOOH, HS  , NH 4 , Al3 .

B. Al(OH)3, HSO4 , HCO3 , S 2  .

C. HSO4 , H2S, NH 4 , Fe3 .

D. Mg2  , ZnO, HCOOH, H2SO4.

Câu 6: Theo định nghĩa axit - bazơ của Bron-stêt, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây là lưỡng tính ?
A. CO32 , CH 3COO- , H2O.

B. ZnO, Al(OH)3, NH 4 , HSO4 .

C. NH 4 , HCO3 , CH 3COO- .


D. Zn(OH)2, Al2O3, HCO3 , H2O.

-3-


Câu 7: Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính ?
A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2.

B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2.

C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2.

D. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2.

Câu 8: Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch H2SO4, vừa tác dụng được với dung
dịch NaOH ?
A. Pb(OH)2, ZnO, Fe2O3.

B. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3.

C. ZnO, NH4HCO3, Al(OH)3.

D. Zn(OH)2, NaHCO3, CuCl2.

Câu 9: Để nhận biết các dung dịch HCl, NaCl, NaOH, BaCl2, Na2CO3, chỉ dùng một thuốc thử nào
trong số các chất sau ?
A. Na.

B. HCl.


C. KOH.

D. Quỳ tím.

Câu 10: Có 5 dung dịch muối: NH4NO3, KNO3, MgCl2, FeCl3, AlCl3. Hoá chất sau đây không nhận biết
được các dung dịch muối trên là
A. Na.

B. KOH.

C. HCl.

D. Ba.

Câu 11: Có các dung dịch muối đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn là: Al(NO3)3, (NH4)2SO4,
NaNO3, NH4NO3, MgCl2, FeCl2. Chỉ được sử dụng một dung dịch chứa một chất tan nào sau đây để
nhận biết các dung dịch muối ?
A. NaOH.

B. Ba(OH)2.

C. HCl.

D. Quỳ tím.

Câu 12: Hiện tượng xảy ra khi thêm từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 là
A. có bọt khí sủi lên.
B. có kết tủa màu nâu đỏ.
C. có kết tủa màu lục nhạt.

D. có kết tủa màu nâu đỏ đồng thời bọt khí sủi lên.
Câu 13: Cho dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2 vào dung dịch chứa a mol Ca(HSO4)2. Hiện tượng
quan sát được là
A. sủi bọt khí.

B. vẩn đục.

C. sủi bọt khí và vẩn đục.

D. vẩn đục, sau đó trong trở lại.

Câu 14: Cho dung dịch HCl vừa đủ, dung dịch AlCl3 và khí CO2 dư lần lượt vào 3 ống nghiệm đựng
dung dịch NaAlO2 đều thấy
A. có khí thoát ra.

B. dung dịch trong suốt.

C. có kết tủa trắng.

D. có kết tủa trắng sau đó tan dần.

Câu 15: Ba dung dịch axit sau có cùng nồng độ mol: HCl, H2SO4, CH3COOH. Giá trị pH của chúng
tăng theo thứ tự là
A. HCl, H2SO4, CH3COOH.

B. CH3COOH, HCl, H2SO4.

C. H2SO4, HCl, CH3COOH.

D. HCl, CH3COOH, H2SO4.


-4-


Câu 16: Dung dịch X có chứa Mg2+, Ca2+, Ba2+, K+, H+ và Cl-. Để có thể thu được dung dịch chỉ có KCl
từ dung dịch X, cần thêm vào dung dịch X hoá chất là
A. Na2CO3.

B. K2CO3.

C. NaOH.

D. AgNO3.

Câu 17: Cho dung dịch chứa 0,2 mol NaHCO3 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau khi kết thúc
phản ứng, khối lượng kết tủa BaCO3 thu được là
A. 39,1 gam.

B. 19,7 gam.

C. 39,4 gam.

D. 38,9 gam.

Câu 18: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến
hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48.

B. 3,36.


C. 2,24.

D. 1,12.

Câu 19: Rót 1 lít dung dịch A chứa NaCl 0,3M và (NH4)2CO3 0,25M vào 2 lít dung dịch B chứa NaOH
0,1M và Ba(OH)2 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng cả hai dung dịch giảm là
A. 47,5 gam.

B. 47,2 gam.

C. 47,9 gam.

D. 47,0 gam.

Câu 20: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2  , 0,03 mol K  , x mol Cl  và y mol SO24 . Tổng khối lượng các muối tan
có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,03 và 0,02.

B. 0,05 và 0,01.

C. 0,01 và 0,03.

D. 0,02 và 0,05.

Bài 3 : Độ pH
Câu 1: Cho một dung dịch A của 2 axit trong nước: H2SO4 x mol/l và HCl 0,04 mol/l. Để dung dịch A
có pH = 1 thì giá trị của x là
A. 0,03.

B. 0,06.


C. 0,04.

D. 0,05.

Câu 2: Hoà tan m gam Ba vào nước thu được thu được 1,5 lít dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là
A. 20,55.

B. 205,5.

C. 2,055.

D. 10,275.

Câu 3: Hoà tan 25 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào nước cất được 500 ml dung dịch Z. Giá trị gần đúng
pH và nồng độ mol của dung dịch Z là
A. pH = 7 ; [CuSO4] = 0,2M.

B. pH < 7 ; [CuSO4] = 0,2M.

C. pH < 7 ; [CuSO4] = 0,3125M.

D. pH > 7 ; [CuSO4] = 0,3125M.

Câu 4: Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào V ml dung dịch chứa đồng thời KOH 0,04M và Ba(OH)2
0,08M, thu được dung dịch có pH = 12. Giá trị của V là
A. 160.

B. 60.


C. 150.

D. 140.

Câu 5: Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH a
mol/l được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là
A. 0,1.

B. 0,12.

C. 0,15.

D. 0,08.

Câu 6: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a
mol/l thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là

-5-


A. 0,15.

B. 0,30.

C. 0,03.

D. 0,12.

Câu 7: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp
gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là

A. 13,0.

B. 1,2.

C. 1,0.

D. 12,8.

Câu 8: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng
độ a mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 0,02 ; 3,495.

B. 0,12 ; 3,495.

C. 0,12 ; 1,165.

D. 0,15 ; 2,33.

Câu 9: Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M, HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được
dung dịch A. Lấy 300 ml dung dịch A cho phản ứng với V lít dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH
0,29M thu được dung dịch C có pH = 2. Giá trị của V là
A. 0,414.

B. 0,134.

C. 0,424.

D. 0,214.

Câu 10: Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết ở 25oC,

K a của

CH3COOH là 1,75. 105 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 25oC là

A. 1,00.

B. 4,24.

C. 2,88.

D. 4,76

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH,
PHẢN ỨNG THỦY PHÂN CỦA MUỐI
Bài 1.

Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường bazơ ?

A. AgNO3.
Bài 2.

C. K2CO3.

D. FeCl3.

Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường axit ?

A. NaNO3.
Bài 3.


B. NaClO3.
B. KClO4.

C. Na3PO4.

D. NH4Cl.

Có bốn dung dịch : NaCl, C2H5OH, CH3COOH đều có nồng độ 0,1M. Khả năng dẫn điện

của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự
A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH.

B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl.

C. C2H5OH < CH3COOH < NaCl.

D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH.

Bài 4.

Có một dung dịch chất điện li yếu. Khi thay đổi nồng độ của dung dịch (nhiệt độ không đổi) thì

:
A. Độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi.
B. Độ điện li và hằng số điện li đều không đổi.
C. Độ điện li thay đổi và hằng số điện li không đổi.
D. Độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi.
Bài 5.

Dãy chất nào dưới đây mà tất cả các muối đều bị thủy phân trong nước ?


A. Na3PO4, Ba(NO3)2, KCl.

B. Mg(NO3)2, Ba(NO3)2, NaNO3.

-6-


C. K2S, KHS, K2SO4.
Bài 6.

D. AlCl3, Na3PO4, NH4Cl.

Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch ?

A. HNO3 và Cu(NO3)2.

B. Cu(NO3)2 và NH3.

C. Ba(OH)2 và H3PO4.

D. (NH4)2HPO4 và KOH.

Bài 7.

Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch ?

A. NH4Cl + NaOH  NH3 + NaCl + H2O.
B. Fe(NO3)3 + 3NaOH  Fe(OH)3 + 3NaNO3.
C. NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O.

D. Zn + 2Fe(NO3)3  Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.
Bài 8.

Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3, BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn

hợp X vào H2O dư, đun nóng, dung dịch thu được chứa :
A. NaCl, NaOH.

B. NaCl.

C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.
Bài 9.

D. NaCl, NaOH, BaCl2.

Cho một dung dịch chứa các ion sau : Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Muốn loại được nhiều

cation nhất ra khỏi dung dịch, có thể cho tác dụng với dung dịch
A. K2CO3.

B. Na2SO4.

C. NaOH.

D. Na2CO3.

Bài 10. Có ba dung dịch hỗn hợp :
1. NaHCO3 + Na2CO3; 2. NaHCO3 + Na2SO4; 3. Na2CO3 + Na2SO4.
Chỉ dùng thêm một cặp dung dịch nào trong số các cặp cho dưới đây để có thể phân biệt được các
dung dịch hỗn hợp trên ?

A. HNO3 và KNO3.

B. HCl và KNO3.

C. HNO3 và Ba(NO3)2.

D. Ba(OH)2 dư.

Bài 11. Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion trong số các
ion sau : Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO 32 , NO 3 , Cl, SO 24 .
Các dung dịch đó là
A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3
B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3
C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4
D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3
Bài 12. Theo Bron-stet, dãy gồm các chất và ion lưỡng tính là
A. CO 32 , CH 3 COO 

B. ZnO, Al2O3, HSO 4 , NH 4

C. ZnO, Al2O3, HCO 3 , H 2 O

D. NH 4 , HCO 3 , CH 3 COO 

-7-


Bài 13.

Dung dịch muối X có thể làm quỳ tím chuyển thành màu xanh, còn dung dịch muối Y không


làm đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn các dung dịch X và Y lại thì thấy xuất hiện kết tủa. X và Y có thể là
A. Ba(OH)2 và Al2(SO4)3.
C. KOH và FeCl3

B. K2SO4 và Ca(HCO3)2.

.

D. Na2CO3 và BaCl2.

Bài 14. Cho các muối sau : NaHSO4, KCl, KH2PO4, K2HPO3, Mg(HCO3)2. Những muối nào thuộc loại
muối trung hoà ?
A. NaHSO4, KCl.

B. KCl, KH2PO4.

C. KCl, K2HPO3.

D. K2HPO3, Mg(HCO3)2.

Bài 15. Phương trình ion thu gọn của phản ứng CuO + H2SO4 là
A. Cu2+ + 2OH + 2H+ + SO 24  CuSO4 + 2H2O.
B. CuO + 2H+  Cu2+ + H2O.
C. OH + H+  H2O.
D. Cu2+ + SO24   CuSO 4 .
Bài 16. Ion OH (của dung dịch NaOH) phản ứng được với tất cả các ion trong nhóm nào sau đây ?
A. H+, NH 4 , HCO 3 .

B. Cu2+, Ba2+, Al3+.


C. K+, HSO 4 , NH 4 .

D. Ag+, HPO 24  , CO 32 .

Bài 17. Phương trình ion thu gọn H+ + OH  H2O biểu diễn phản ứng xảy ra giữa các cặp dung dịch
nào sau đây? (Coi H2SO4 phân li mạnh ở cả hai nấc)
A. Fe(OH)2 + HNO3.

B. Mg(OH)2 + H2SO4.

C. Ba(OH)2 + H2SO4.

D. KOH + NaHSO4.

Bài 18. Có 4 dung dịch là NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Thuốc thử duy nhất có thể phân biệt được các
dung dịch trên là dung dịch
A. HNO3.

B. KOH.

C. BaCl2.

D. NaCl.

Bài 19. Trong số các dung dịch có cùng nồng độ mol sau đây, dung dịch nào có độ dẫn điện nhỏ nhất ?
A. NaCl.

B. CH3COONa.


C. CH3COOH. D. H2SO4.

Bài 20. Cần thêm bao nhiêu gam KCl vào 450g dung dịch KCl 8% để thu được dung dịch KCl 12% ?
A. 20,45g

B. 24,05g

C. 25,04g

-8-

D. 45,20g


BÀI TẬP ÔN LUYỆN
1.

Pha loãng dần dần một dung dịch axit sunfuric, người ta thấy độ dẫn điện của dung dịch lúc đầu
tăng dần sau đó lại giảm dần. Hãy giải thích hiện tượng.

2. Kẽm đang phản ứng mạnh với dung dịch axit sunfuric, nếu cho thêm muối natri axetat vào dung dịch
thì thấy phản ứng chậm hẳn lại. Hãy giải thích hiện tượng.
3.

Trong hai dung dịch ở các thí dụ sau đây, dung dịch nào có pH lớn hơn ?
1- Dung dịch 0,1M của một axit có K = 1.10-14 và dung dịch 0,1M của một axit có K = 4.10-5.
2- Dung dịch HCl 0,1M và dung dịch HCl 0,01M.
3- Dung dịch CH3COOH 0,1M và dung dịch HCl 0,1M.
4- Dung dịch HCl 0,01M và dung dịch H2SO4 0,01M.
Giải thích vắn tắt cho từng trường hợp.


4.

Theo định nghĩa của Brôn-stêt, các ion : Na+, NH4+, CO32-, CH3COO2-, HSO4-, K+, Cl-, HCO3-, là
axit, bazơ, lưỡng tính hay trung tính ? Tại sao? Trên cơ sở đó, hãy dự đoán các dung dịch của từng
chất cho dưới đây sẽ có pH lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng 7 : Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl,
NaHSO4 ?

5. Đimetyl amin (CH3)2NH là một bazơ mạnh hơn amoniac. Đimetyl amin trong nước có phản ứng :


 (CH3)2NH2+ + OH(CH3)2NH + H2O 

1- Viết biểu thức hằng số phân li bazơ Kb của đimetyl amin.
2- Tính pH của dung dịch đimetyl amin 1,5M biết rằng Kb = 5,9.10-4.
6.

Dung dịch axit fomic 0,0070M có pH = 3,0.
1- Tính độ điện li của axit fomic trong dung dịch đó.
2- Nếu hoà tan thêm 0, 0010 mol HCl vào 1 lit dung dịch đó thì độ điện li của axit fomic tăng hay
giảm ? Giải thích.

7.

Có hai bình, mỗi bình đều chứa 1 lit dung dịch NaCl 0,1M. Đổ vào bình thứ nhất 1 lit dung dịch
KNO3 0,1M và đổ vào bình thứ hai 1 lit dung dịch AgNO3 0,1M. Hỏi khả năng dẫn điện của các
dung dịch sau thí nghiệm có thay đổi không và thay đổi thé nào so với dung dịch ban đầu?

8.


Có thể xảy ra phản ứng trong đó một axit yếu đẩy một axit mạnh ra khỏi dung dịch muối được
không ? Vì sao ? Cho thí dụ.

9.

Có ba dung dịch : kali sunfat, kẽm sunfat và kali sunfit. Chỉ dùng một thuốc thử có thể nhận ra được
ba dung dịch trên. Đó là thuốc thử nào ? Giải thích.

10. Giấy quỳ đỏ chuyển thành màu xanh khi cho vào dung dịch có môi trường kiềm. Giấy quỳ xanh
chuyển thành màu đỏ khi cho vào dung dịch có môi trường axit. Cả hai loại giấy quỳ đó không đổi

-9-


màu khi môi trường là trung tính. Một học sinh đã làm thí nghiệm : Thử một loạt dung dịch muối
lần lượt với giấy quỳ đỏ và giấy quỳ xanh rồi ghi kết quả vào bảng dưới đây.
Dung dịch

KCl

FeCl3

NaNO3

K2S

Zn(NO3)2

Na2CO3


Quỳ đỏ
Quỳ xanh
Nếu học sinh đó ghi đúng thì bảng sẽ được điền như thế nào ?
11.

Hoàn thành các phương trình ion rút gọn dưới đây và viết phương trình phân tử của phản ứng
tương ứng :
1- Cr3+ + …….  Cr(OH)3
2- Pb2+ + …….  PbS
3- Ag+ + …….  AgCl
4- Ca2+ + …….  Ca3(PO4)2

12.

Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08 mol/l và H2SO4 0,01 mol/l với 250 ml dung dịch
Ba(OH)2 có nồng độ x mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Hãy tính m
và x. Coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả hai nấc.

13.

Trộn 300 ml dung dịch có chứa NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,025 mol/l với 200 ml dung dịch H2SO4
nồng độ x mol/l, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 2. Hãy tính m và x. Coi
H2SO4 điện li hoàn toàn cả hai nấc.

14.

Thêm từ từ 400 g dung dịch H2SO4 49% vào nước và điều chỉnh lượng nước để thu được đúng 2 lit
dung dịch A. Coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả hai nấc.
1- Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch A.
2- Tính thể tích dung dịch NaOH 1,8M cần thêm vào 0,5 lit dung dịch A để thu được :

a) Dung dịch có pH = 1;
b) Dung dịch có pH = 13.

15.

Có bốn bình mất nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch sau : Na2SO4, Na2CO3, BaCl2,
KNO3. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy nêu cách nhận biết các dung dịch trên. Viết các phương trình
phản ứng minh hoạ.

16. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch dưới đây đựng riêng biệt trong
các bình không có nhãn : NH4Cl , (NH4)2SO4, BaCl2, NaOH, Na2CO3.
17.

Hãy tìm trong các dãy chất dưới đây một dãy mà tất cả các muối trong đó đều thuỷ phân khi tan
trong nước.
1- Na3PO4, Ba(NO3)2, KCl;
2- Mg(NO3)2, Ba(NO3)2, NaNO3;
3- K2S, KHS, KHSO4;

- 10 -


4- KI, K2SO4, K3PO4;
5- AlCl3, Na3PO4, K2SO3,
6- K2CO3, KHCO3, KBr.
18.

Chất A là một muối tan được trong nước. Khi cho dung dịch chất A tác dụng với dung dịch bari
clorua hoặc với lượng dư dung dịch natri hiđroxit đều thấy có kết tủa xuất hiện.
Hãy nêu ra hai muối mà em biết phù hợp với tính chất kể trên.

Viết phương trình các phản ứng dưới dạng phân tử và ion rút gọn.

19. Hãy dẫn ra phản ứng giữa dung dịch các chất điện li tạo ra :
1- Hai chất kết tủa ;
2- Một chất kết tủa và một chất khí ;
Viết các phương trình phản ứng.
20. Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch : NaOH, FeSO4, BaCl2, HCl.
Những cặp dung dịch nào có thể phản ứng được với nhau ? Vì sao ? Viết phương trình các phản ứng
xảy ra dưới dạng phân tử và ion rút gọn.
21. X là dung dịch H2SO4 0,020M, Y là dung dịch NaOH 0,035M. Khi trộn lẫn dung dịch X với dung
dịch Y ta thu được dung dịch Z có thể tích bằng tổng thể tích hai dung dịch mang trộn và có pH =
2. Coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả hai nấc.
Hãy tính tỉ lệ về thể tích giữa dung dịch X và dung dịch Y.
22. Có 3 lọ hoá chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch NaCl, Na2CO3 và HCl. Không
được dùng thêm bất kì hoá chất nào (kể cả quỳ tím), làm thế nào để nhận ra các dung dịch này.
Viết phương trình các phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và dạng ion.

- 11 -


ĐÁP ÁN BÀI TẬP SỰ ĐIỆN LI
1B

2D

3B

4C

5D


6C

7B

8B

9B

10A

11C

12B

13C

14D

15C

16D

17D

18C

19B

20A


ĐÁP ÁN BÀI TẬP AXIT - BAZƠ - MUỐI
11A

2B

3A

4D

5C

6D

7B

8C

9D

10C

11B

12D

13C

14C


15C

16B

17C

18D

19C

20A

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP ĐỘ PH
1A

2D

3B

4A

5B

6D

7A

8D

9B


10D

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH,
PHẢN ỨNG THỦY PHÂN CỦA MUỐI

5D

6. A

7B

8. B

1. C

2.D

3B

9. D

10. C 11 A

4C
12. C

13. D 14. C 15. B 16. A 17. D 18. C 19. C 20. A

HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP SỐ BÀI TẬP ÔN LUYỆN

1.

Axit sunfuric phân li như sau :
H2SO4  H+ + HSO4– : điện li hoàn toàn.


 H+ + SO42– : K = 10-2
HSO4– 

Lúc đầu khi pha loãng dung dịch, độ điện li tăng lên làm tăng nồng độ ion. Do đó độ dẫn điện tăng.
Trong dung dịch rất loãng, sự điện li coi như hoàn toàn, lúc đó nếu tiếp tục pha loãng thì nồng độ
ion giảm làm cho độ dẫn điện giảm.
2.

Axit sunfuric và natri axetat đều là chất điện li mạnh. Axit axetic là chất điện li yếu.
H2SO4 

H+

+

HSO4–

CH3COONa  CH3COO– + Na+

CH3COOH
CH3COO– kết hợp H+ tạo ra CH3COOH làm giảm nồng độ H+. Vì vậy phản ứng của kẽm với dung
dịch axit chậm lại.

- 12 -



3.

Trong hai dung dịch ở các thí dụ sau đây, dung dịch nào có pH lớn hơn ?
1- Dung dịch axit có K = 5.10-5. Giá trị K của axit nhỏ hơn chỉ ra rằng axit yếu hơn.
2- Dung dịch HCl 0,01M. Nồng độ axit nhỏ hơn nên nồng độ H+ nhỏ hơn, pH lớn hơn.
3- Dung dịch CH3COOH 0,1M. axit yếu phân li không hoàn toàn.
4- Dung dịch HCl 0,01M. Ở nồng độ thấp các axit phân li hoàn toàn nhưng H2SO4 là axit 2 nấc, do
đó dung dịch H2SO4 0,1M có nồng độ H+ cao hơn tức là pH nhỏ hơn.

4. Các ion NH4+, HSO4– là axit vì chúng có khả năng cho proton :


 H3O+ + NH3
NH4+ + H2O 


 H3O+ + SO42–
HSO4– + H2O 

Các ion CO32–, CH3COO– là bazơ vì chúng có khả năng nhận proton :


 HCO3– + OHCO32– + H2O 


 CH3COOH + OH–
CH3COO– + H2O 


Ion HCO3– lưỡng tính vì vừa có khả năng nhận proton vừa có khả năng nhường proton :


 CO32– + H3O+
HCO3– + H2O 


 CO2 + H2O
HCO3– + H3O+ 

Các ion Na+, K+, Cl– không có khả năng cho và nhận proton do đó trung tính.
Các dung dịch NH4Cl, NaHSO4 có pH < 7.
Các dung dịch Na2CO3, CH3COONa có pH > 7.
Dung dịch KCl có pH = 7.
5.

(CH3 )2 NH 2   . OH  

 
1- Kb = 
(CH
)
NH
 32 
2- Trong 1 lit dung dịch có 1,5 mol (CH3)2NH . Giả sử x mol chất này có phản ứng với nước :


 (CH3)2NH2+ + OH(CH3)2NH + H2O 

x mol


x mol

x mol

Vì Kb = 5,9.10–4 lớn hơn rất nhiều so với tích số ion của nước (1.10–4) nên có thể bỏ qua phần OH– sinh
ra do sự điện li của nước.
Khi cân bằng [(CH3)2NH 2 ] =[OH–] = x mol/l
Nồng độ đimetyl amin [(CH3)2NH] = (1,5–x) mol/l.
Vì Kb nhỏ nên 1,5 – x coi như bằng 1,5.

- 13 -


Kb =

x2
=5,9.10–4
1,5

;

x = 1,5.5,9.10 4  3,0.10–2 (mol).

Nồng độ OH– là 3,0.10–2, do đó nồng độ H+ là :
+

[H ] =

1, 0.1014

3,0.10

2

3,3.10–13 (mol/l).

pH của dung dịch đimetyl amin 1,5M là : pH = –lg[H+] = 12,48.


 HCOO– + H+
HCOOH 


6.

Trong 1 lit dung dịch có 0,007 mol HCOOH. pH = 3 [H+] = 10–3 mol/l  Trong 1 lít dung dịch có 10–
3

mol HCOOH phân li.



10 3
7.103

.100%  14,28%

Khi thêm HCl, nồng độ H+ tăng lên, cân bằng điện li chuyển dịch sang trái. Do đó độ điện li giảm.
7. Trong trường hợp đổ dung dịch KNO3 0,1M : Khả năng dẫn điện của dung dịch hầu như không đổi
(dung dịch đầu và dung dịch cuối đều có nồng độ các ion là 0,2 mol/l).

Trong trường hợp đổ dung dịch AgNO3 0,1M : Có kết tủa tạo thành :
 AgCl 
Ag+ + Cl– 

Nồng độ các ion trong dung dịch đầu là 0,2 mol/l, trong dung dịch cuối là 0,1 mol/l. Vì vậy khả năng
dẫn điện giảm.
Axit yếu có thể đẩy axit mạnh trong dung dịch muối nếu phản ứng trao đổi tạo ra muối rất ít tan,

8.

tách khỏi dung dịch dưới dạng kết tủa. Thí dụ :
 CuS + 2HCl
CuCl2 + H2S 
 AlPO4 + 3HNO3
Al(NO3)3 + H3PO4 

9. K2SO4 (tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh) khi tan trong nước không bị thuỷ phân nên dung dịch có pH
= 7. ZnSO4 (tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh) khi tan trong nước bị thuỷ phân tạo thành dung dịch có
tính axit (pH < 7). K2SO3 (tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh) khi tan trong nước bị thuỷ phân tạo
thành dung dịch có tính kiềm (pH > 7).
Vì vậy, có thể dùng quỳ tím để nhận ra các dung dịch nói trên.
10.
Dung dịch

KCl

FeCl3

NaNO3


Quỳ đỏ

Không đổi

Không đổi

Không đổi

Quỳ xanh

Không đổi

Chuyển thành

- 14 -

Không đổi

K2S
Chuyển
thành xanh
Không đổi

Zn(NO3)2
Không đổi
Chuyển

Na2CO3
Chuyển
thành xanh

Không đổi


đỏ
11.

thành đỏ

Cr3+ + 3OH–  Cr(OH)3 

1-

CrCl3 + 3NaOH  Cr(OH)3 + 3NaCl
2- Pb2+ + S2–

 PbS

Pb(NO3)2 + H2S
3-

Ag+ + Cl–

 PbS + 2HNO3

 AgCl

AgNO3 + NaCl  AgCl + NaNO3
4- 3Ca2+ + 2PO34  Ca3(PO4)2
3CaCl2 + 2Na3PO4  Ca3(PO4)2 + 6NaCl
12.


Số mol HCl ban đầu

Số mol H2SO4 ban đầu :

:

0, 08.250
 0, 02 (mol).
1000

0, 01.250
 0, 0025 (mol).
1000

Sau phản ứng dung dịch có pH = 12 nghĩa là Ba(OH)2 còn dư và các axit đã phản ứng hết.
2HCl + Ba(OH)2  BaCl2 + 2H2O
0,02

0,01

H2SO4 + Ba(OH)2  BaSO4  + 2H2O
0,0025

0,0025

0,0025

Khối lượng kết tủa : m = 0,0025.233 = 0,5825 (g).
Sau phản ứng, dung dịch có pH = 12 nghĩa là :

[H+] = 10–12 mol/l  [OH–] = 10–2 mol/l.
= 0,01 mol/l
Số mol OH– trong dung dịch :

0, 01.500
 0, 0005(mol) .
1000

Ba(OH)2  Ba2+ + 2OH–
Số mol Ba(OH)2 còn dư =

1
số mol OH– = 0,0025 (mol)
2

Số mol Ba(OH)2 ban đầu =0,01.0,0025 + 0,0025 = 0,015 (mol).
Nồng độ Ba(OH)2 : x=
13

0, 015
=0,06 (mol/l).
0,25

Số mol NaOH ban đầu :

Số mol Ba(OH)2 ban đầu :

0,1.300
=0,03 (mol).
1000


0, 025.300
=0,0075 (mol).
1000

- 15 -


Sau phản ứng dung dịch có pH =2, nghĩa là H2SO4 còn dư và các bazơ đã phản ứng hết
2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + 2H2O
0,03

0,015

Ba(OH)2 + H2SO4  BaSO4 + 2H2O
0,0075

0,0075

0,0075

Khối lượng kết tủa m = 0,0075.233 =1,7475 (g).
Sau phản ứng, dung dịch có pH = 2 nghĩa là [H+] = 10–2 = 0,01 mol/l.
Số mol H+ : 0,01.0,5 = 0,005 (mol).
H2SO4  2H+ + SO24 
Số mol H2SO4 còn dư =

1
Số mol H+ = 0,0025 (mol).
2


Số mol H2SO4 ban đầu : 0,015 + 0,0075 + 0,0025 = 0,025 (mol).
Nồng độ H2SO4 : x =
14.

0, 025
= 0,125 mol/l.
0,2

1) Số mol H2SO4 :

400.49
= 2 (mol).
100.98

H2SO4  2H+ + SO24 
2 mol

4 mol

Nồng độ H+ trong dung dịch A là :

4
= 2 (mol/l).
2

2) Số mol H+ trong 0,5 l dung dịch A là : 2.0,5 = 1 mol.
Đặt thể tích dung dịch NaOH là x lit thì số mol NaOH trong đó là 1,8x mol
NaOH  Na+ + OH–
1,8x

a)

1,8x

Nếu pH của dung dịch sau phản ứng là 1 thì axit có dư
H+ + OH–  H2O

Ban đầu

1

Dự phản ứng

1,8x

Còn dư

1-1,8x

Nồng độ H+ sau phản ứng :

1,8x

1  1,8x
= 10–1 = 0,1 (mol/l)  x = 0,5 (lit)
0,5  x

b) Nếu pH của dung dịch sau phản ứng là 13 thì kiềm có dư
H+ + OH–  H2O
Ban đầu


1

1,8x

- 16 -


Dự phản ứng

1

Còn dư

1
1,8x–1

Sau phản ứng pH =13  [H+] = 10–13 mol/l  [OH–] = 10–1 mol/l.
1,8x  1
 10 1  0,1  x  0,62 lit.
x  0,5

15.

Trong dung dịch, Na2CO3 thuỷ phân tạo ra môi trường kiềm :


 HCO3 + OH–
CO32  + H2O 


Ba chất còn lại không thuỷ phân, dung dịch của chúng có môi trường trung tính.
Dùng quỳ tím, ta nhận ra được dung dịch Na2CO3 (làm cho quỳ chuyển thành xanh). Ba dung dịch còn
lại không làm đổi màu quỳ tím.
Thử phản ứng của ba dung dịch còn lại với dung dịch Na2CO3 ta nhận ra dung dịch BaCl2 vì chỉ có dung
dịch này tạo ra kết tủa trắng.
BaCl2 + Na2CO3  BaCO3  +2NaCl
Ba2+ + CO32   BaCO3 
Sau đó lại dùng dung dịch BaCl2 để phân biệt hai dung dịch còn lại. Dung dịch nào không tạo kết tủa là
dung dịch KNO3 , dung dịch nào tạo kết tủa là Na2SO4:
BaCl2 + Na2SO4  BaSO4 + 2NaCl
Ba2+ + SO24   BaSO4
16.

Khi thử với quỳ tím, có hai dung dịch làm cho quỳ tím hoá đỏ (NH4Cl và (NH4)2SO4), hai dung
dịch làm cho quỳ tím hoá xanh (NaOH và Na2CO3) và một dung dịch không làm đổi màu quỳ tím
(BaCl2). Do đó nhận ra dung dịch BaCl2.

Lấy dung dịch BaCl2 để phân biệt hai dung dịch NH4Cl và (NH4)2SO4 : dung dịch có tạo kết tủa là dung
dịch (NH4)2SO4. Cũng dùng dung dịch BaCl2 để phân biệt NaOH và Na2CO3 : Chất Na2CO3 tạo
kết tủa với BaCl2.
17. Dãy chất 5: MgCl2, Na3PO4, K2SO3,
18. Chất A có thể là MgSO4, FeSO4,…
MgSO4 + BaCl2  BaSO4 + MgCl2

SO24  + Ba2+  BaSO4
MgSO4 + 2NaOH  Na2SO4 + Mg(OH)2 
Mg2+ + 2OH-  Mg(OH)2 
19.

1- FeSO4 + Ba(OH)2  BaSO4 + Fe (OH)2

2- Ba(HCO3)2 + H2SO4 BaSO4 + 2H2O + 2CO2

- 17 -


20. Dung dịch NaOH có thể phản ứng với dung dịch FeSO4 và HCl :
- Với dung dịch FeSO4 phản ứng tạo ra kết tủa :
FeSO4 + 2NaOH  Na2SO4 + Fe(OH)2
Fe2+ + 2OH-  Fe(OH)2 
- Với dung dịch HCl phản ứng tạo ra chất điện li yếu :
HCl + NaOH  NaCl + H2O
H+ + OH-  H2O
Dung dịch FeSO4 còn có phản ứng với dung dịch BaCl2 vì tạo ra chất kết tủa
BaCl2 + FeSO4  BaSO4 + FeCl2

SO24  + Ba2+

 BaSO4

21. Đặt thể tích dung dịch X là x lit  Số mol H2SO4 là 0,02x.
Đặt thể tích dung dịch y là y lit  Số mol NaOH là 0,035y.
Sau phản ứng dung dịch Z có pH = 2  H+ = 10-2 = 0,02 mol/l.
Như vậy, H2SO4 còn dư và NaOH đã hết
H2SO4 +
Ban đầu

:

Dự phản ứng :
Còn dư :


0,02x

2NaOH  Na2SO4 + 2H2O
0,035y

0,0175y

0,035y

(0,02x–0,0175y)
H2SO4

0

 2H+ + SO42-

Số mol H+ trong dung dịch Z = 0,01(x + y)
 Số mol H2SO4 còn dư là 0,005(x+y).
0,005(x+y) = 0,02x – 0,0175y 

x 3
 .
y 2

22. Thử phản ứng của một dung dịch bất kì với hai dung dịch còn lại. Nếu cả hai lần thử đều không thấy
dấu hiệu gì của phản ứng thì dung dịch mang thử là NaCl. Nếu có một lần thấy khí thoát ra thì
dung dịch mang thử là HCl hoặc là Na2CO3 :
2HCl + Na2CO3  2NaCl + H2O + CO2
2H+ + CO32-  H2O + CO2

Để phân biệt hai dung dịch HCl và Na2CO3, ta cô cạn dung dịch :
HCl, còn lại cặn lắng là Na2CO3.

- 18 -

Nếu dung dịch bay hơi hết thì đó là



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×