Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện tam nông, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

.

LƢƠNG VIỆT TUẤN

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ ĐÁP Ƣ́NG YÊU CẦU
THƢ̣C HIỆN CHƢƠNG TRÌ NH GIÁO DỤC MỚI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LƢƠNG VIỆT TUẤN

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ ĐÁP Ƣ́NG YÊU CẦU
THƢ̣C HIỆN CHƢƠNG TRÌ NH GIÁO DỤC MỚI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Bích Liễu


HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Với những tình cảm chân thành, tác giả luận văn này xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới:
Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội và tập thể các thầy
giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho thế hệ chúng em những tri
thức quý báu về lý luận và thực tiễn giáo dục, về tƣ duy và phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học;
Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông; Phòng GD&ĐT huyện Tam Nông;
Ban lãnh đạo, giáo viên và học sinh các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Tam
Nông tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp số liệu, tƣ liệu và
đóng góp nhiều ý kiến cho tác giả trong quá trình nghiên cứu luận văn;
Đặc biệt, em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Bích Liễu,
cô giáo đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót, tác giả mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy
giáo, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, năm 2016
Tác giả

Lƣơng Việt Tuấn

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL

Cán bộ quản lý

ICT

Công nghệ thông tin và truyền thông

CT

Chƣơng trình

CTGD

Chƣơng trình giáo dục

ĐNGV

Đội ngũ giáo viên

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDPT


Giáo dục phổ thông

GV

Giáo viên

HĐTNST

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

HS

Học sinh

KHTN

Khoa học tự nhiên

KHXH

Khoa học xã hội

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

QLGD

Quản lý giáo dục


SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ...................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................... iii
Danh mu ̣c bảng ............................................................................................. vi
Danh mu ̣c sơ đồ, biể u đồ .............................................................................. vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP Ƣ́NG YÊU CẦU THƢ̣C HIỆN CHƢƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC MỚI............................................................................. 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................ 10
1.1.1. Nƣớc ngoài ......................................................................................... 10
1.1.2. Trong nƣớc ......................................................................................... 11
1.2. Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ................................................... 18
1.2.1. Những yêu cầu mới của giáo du ̣c Việt Nam. ....................................... 18
1.2.2. Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ................................................ 20
1.3. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo du ̣c phổ thông................................................................................ 24
1.3.1. Vị trí vai trò của đội ngũ giáo viên đối với chất lƣợng giáo dục .......... 24

1.3.2. Yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên THCS thực hiện chƣơng trình giáo
dục phổ thông mới........................................................................................ 27
1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình
giáo dục ........................................................................................................ 28
1.4.1. Khái niệm phát triển đội ngũ giáo viên THCS .................................... 28
1.4.2. Phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu chƣơng trình giáo
dục mới ........................................................................................................ 31
1.5. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới
chƣơng trình giáo dục ................................................................................. 33

iii


1.5.1. Khái niệm quản lý .............................................................................. 33
1.5.2. Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS thực hiện chƣơng
trình giáo dục mới ........................................................................................ 37
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................ 44
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ..................................................... 45
2.1. Giới thiê ̣u các trƣờng thuô ̣c mẫu nghiên cƣ́u ......................................... 45
2.1.1. Vài nét về giáo dục ở huyện Tam Nông.............................................. 45
2.1.2. Giới thiê ̣u các trƣờng nghiên cƣ́u........................................................ 46
2.2. Mục tiêu, nội dung đánh giá thực trạng.................................................. 52
2.2.1. Mục tiêu ............................................................................................. 52
2.2.2. Nội dung............................................................................................. 52
2.3. Các phƣơng pháp đánh giá .................................................................... 52
2.3.1. Điều tra bằ ng phiế u hỏi....................................................................... 52
2.3.2. Phỏng vấn giáo viên ........................................................................... 53
2.3.3. Phỏng vấn CBQL ............................................................................... 54
2.3.4. Hồi cứu tƣ liệu .................................................................................... 54

2.4. Kết quả đánh giá thực trạng ................................................................... 54
2.4.1. Quy mô giáo dục THCS giai đoạn 2011 – 2016 .................................. 54
2.4.2. Cơ cấu và chất lƣợng đội ngũ ............................................................. 57
2.4.3. Thực trạng phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGD mới . 67
2.4.4. Đánh giá chung về phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu chƣơng trình
giáo dục mới................................................................................................. 74
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................ 77
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG
HỌC CƠ SỞ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ ĐÁP Ƣ́NG YÊU CẦU
THƢ̣C HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MỚ...................................... 78
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .......................................................... 78
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống ...................................................... 78

iv


3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển .................................. 78
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ..................................................... 78
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ...................................................... 79
3.2. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Tam Nông,
tỉnh Phú Thọ đáp ứng chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ........................ 79
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên đối
với đổi mới giáo dục phổ thông .................................................................... 79
3.2.2. Biện pháp 2: Rà soát, quy hoạch, thƣ̣c hiê ̣n tuyể n du ̣ng giáo viên THCS
đáp ứng viê ̣c thực hiê ̣n chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ...................... 82
3.2.3. Biện pháp 3: Bồ i dƣỡng các ki ̃ năng và nâng cao trình độ để thực hiện
chƣơng trình giáo dục phổ thông mới ........................................................... 86
3.2.4. Biện pháp 4: Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên phát triển. .............. 90
3.2.5. Biện pháp 5: Hỗ trơ ̣, tƣ vấ n và kiểm tra, đánh giá ĐNGV thƣ̣c hiê ̣n
chƣơng trình giáo du ̣c mới............................................................................ 93

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................ 96
3.4. Khảo sát tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp phát triển đội
ngũ giáo viên THCS huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đáp ứng chƣơng trình
giáo dục mới................................................................................................. 96
3.4.1. Tổ chức thăm dò ................................................................................. 96
3.4.2. Kết quả thăm dò ................................................................................. 98
3.4.3. Tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát
triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu thực hiện chƣơng trình giáo dục mới ........... 101
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................... 104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 105
1. Kết luận .................................................................................................. 105
2. Khuyến nghị ........................................................................................... 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 110
PHỤ LỤC .................................................................................................. 113

v


DANH MUC
̣ BẢNG
Bảng 2.1. Kế t quả rèn luyê ̣n đạo đức của học sinh trƣờng THCS Nguyễn
Quang Bích .................................................................................................. 47
Bảng 2.2. Kế t quả học lực của học sinh trƣờng THCS Nguyễn Quang Bích. 47
Bảng 2.3. Kế t quả rèn luyện đạo đức của học sinh trƣờng THCS Hƣng Hóa 48
Bảng 2.4. Kế t quả học lực của học sinh trƣờng THCS Hƣng Hóa ................ 49
Bảng 2.5. Kế t quả rèn luyê ̣n đạo đức của học sinh trƣờng THCS Tứ Mỹ ..... 49
Bảng 2.6. Kế t quả học lực của học sinh trƣờng THCS Tứ Mỹ ...................... 50
Bảng 2.7. Kế t quả rèn luyê ̣n đạo đức của HS trƣờng THCS Hƣơng Nha ...... 51
Bảng 2.8. Kế t quả học lực của học sinh trƣờng THCS Hƣơng Nha .............. 51
Bảng 2.9. Quy mô giáo dục THCS giai đoạn 2011 - 2016 ............................ 55

Bảng 2.10. Dự báo quy mô giáo dục THCS giai đoạn 2016 - 2019 .............. 55
Bảng 2.11. Thống kê đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Tam Nông
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2016 ............................................................... 57
Bảng 2.12. Cơ cấu GV THCS theo nhóm bộ môn giai đoạn 2011-2016 ....... 58
Bảng 2.13. Cơ cấu giáo viên THCS theo độ tuổi giai đoạn 2011-2016 ......... 60
Bảng 2.14. Trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên THCS giai đoạn 2011-2016 . 61
Bảng 2.15. Kết quả xếp loại chuyên môn GV THCS giai đoạn 2011-2016 .. 62
Bảng 2.16. Nhận thức của giáo viên về chƣơng trình giáo dục mới .............. 63
Bảng 2.17. Nhận thức của lãnh đạo các trƣờng THCS về CT GD mới ......... 64
Bảng 2.18. Khả năng của giáo viên về mức độ đáp ứng của bản thân với yêu
cầu chƣơng trình giáo dục mới ..................................................................... 65
Bảng 2.19. Đánh giá của lãnh đạo các trƣờng về mức độ đáp ứng với yêu cầu
chƣơng trình giáo dục mới của giáo viên ...................................................... 64
Bảng 2.20. Khả năng mức độ đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo nhà trƣờng chỉ
đa ̣o giáo viên thƣ̣c hiê ̣n chƣơng trình giáo dục mới ...................................... 64
Bảng 2.21. Các biện pháp phát triển ĐNGV tại các trƣờng THCS ............... 71
Bảng 2.22. Các biện pháp phát triển ĐNGV của Phòng GD&ĐT ................. 72
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất. 99
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp .............................................. 100
Bảng 3.3. Tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
xuất ............................................................................................................ 102

vi


DANH MU ̣C SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các chức năng của quản lý .......................................................... 35
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu giáo viên THCS theo nhóm bộ môn từ 2011-2016 ....... 59
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giáo viên THCS theo độ tuổi giai đoạn 2011-2016 ....... 60
Biểu đồ 2.3. Trình độ đào tạo ĐNGV THCS giai đoạn 2011-2016 ............... 62

Biểu đồ: 3.1. Tính cấp thiết của các biê ̣n pháp.............................................. 99
Biểu đồ: 3.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất .................................. 101
Biểu đồ 3.3. Mức độ tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của biện
pháp phát triển ĐNGV ............................................................................... 103

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tháng 12 năm 2013 Ban chấ p hành Trung ƣơng Đảng ban hành Nghị
quyết số 29-NQ/TW đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào ta ̣o . Phát
triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và
đào tạo đƣơ ̣c xem là mô ̣t trong nhƣ̃ng giải pháp quan tro ̣ ng để thực hiện các
mục tiêu đổ i mới giáo du ̣c đào ta ̣o (Ban chấ p hành Trung ƣơng Đảng, 2013) .
Tháng 8 năm 2015 Bô ̣ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o ban hành chƣơng trình dƣ̣
thảo để cụ thể hóa các chủ trƣơng đổi mới GD&ĐT mà Nghị quyế t số 29 đã
chỉ ra. Chƣơng trình giá o du ̣c mới đă ṭ ra nhiề u yêu cầ u đổ i mới giáo du ̣c với
tấ t cả các cấ p ho ̣c trong đó có cấ p THCS, nhƣ̃ng đổ i mới đó bao gồ m:
- Thay vì học sinh phải học 13 môn nhƣ hiện nay, số môn học bắt buộc
sẽ giảm chỉ còn 7 - 8 môn đối với THCS và còn 4 môn đối với THPT. Các
môn học ở cả 3 cấp học đƣợc chia thành môn học bắt buộc và môn học tự
chọn.
- Chuyển từ coi trọng trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất,
năng lực của ngƣời học. CT chú trọng hơn vào việc rèn luyện cho HS sƣ̣ năng
động, có tƣ duy độc lập, có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề, hợp tác làm
việc theo nhóm... Ngoài những môn học tiếp tục đƣợc phát huy, còn có yêu
cầu tăng cƣờng hoạt động xã hội của HS, đă ̣c biê ̣t là hoạt động trải nghiệm
sáng tạo. Hoạt động này đƣợc thiết kế một cách khoa học, phong phú hơn về
nội dung và hình thức tổ chức, phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực hiện.

Hình thức, phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phong phú hơn,
theo hƣớng phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phƣơng pháp tự học.
Học sinh không chỉ học trong lớp học mà còn ở ngoài lớp, ở gia đình, tại các
di tích, danh lam thắng cảnh, ...
Ở cấp THCS các môn học đƣơ ̣c chia theo các liñ h vƣ̣c:
- Khoa học tự nhiên với cấu trúc nội dung tích hợp các chủ đề của các
phân môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Khoa học trái đất, đồng thời có thêm

1


một số chủ đề liên phân môn đƣợc sắp xếp sao cho vừa bảo đảm liên hệ theo
logic tuyến tính vừa tích hợp đồng tâm, hình thành các nguyên lý, quy luật
chung của thế giới tự nhiên.
- Khoa học xã hội với cấu trúc nội dung tích hợp chủ yếu các lĩnh vực
kiến thức về Lịch sử, Địa lý, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức
độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo, ....
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là hoạt động giáo dục mới
của cả 3 cấp học, đƣợc phát triển từ các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài
giờ lên lớp, ngoại khoá của chƣơng triǹ h hiện hành, đƣợc thiết kế thành các
chuyên đề tự chọn nhằm giúp ho ̣c sinh phát triển các năng lực , kỹ năng, niềm
tin, đạo đức… nhờ vâ ̣n du ̣ng nhƣ̃ng tri thƣ́c , kiế n thƣ́c, kỹ năng, thái độ đã
học từ nhà trƣờng và những

kinh nghiê ̣m của bản thân vào

thƣ̣c tiễn cuô ̣c

số ng một cách sáng tạo thông qua các hiǹ h thƣ́c và phƣơng pháp chủ yế u nhƣ:
thƣ̣c đia,̣ tham quan, câu la ̣c bô ̣, hoạt động xã hội/tình nguyện, diễn đàn, giao

lƣu, hô ̣i thảo, trò chơi, cắ m tra ̣i, thƣ̣c hành lao đô ̣ng, ...
- Nhƣ̃ng đổ i mới đó đă ̣t ra nhƣ̃ng yêu cầ u mới đố i với phẩ m chấ t , năng
lƣ̣c của học sinh nói chung và đố i với học sinh THCS nói riêng . Cụ thể ,
chƣơng trình dƣ̣ thảo năm 2015 xác định các phẩm chất và năng lực cần phát
triể n ở ho ̣c sinh nhƣ sống yêu thƣơng, sống tự chủ và sống trách nhiệm, năng
lƣ̣c t ự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mỹ, thể chất, giao tiếp, hợp
tác, tính toán, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Để phát triể n các
năng lƣ̣c và phẩ m chấ t này chƣơng trình yêu cầ u giáo viên

có các phƣơng

pháp và các cách tiếp cận dạy học mới, trong đó nhấ n ma ̣nh da ̣y ho ̣c tić h hơ ̣p
và phân hóa . Dạy học tích hợp giúp học sinh phát triển khả năng huy động
tổng hợp kiến thức, kỹ năng tƣ̀ các môn ho ̣c, các lĩnh vực khoa học khác nhau
đƣơ ̣c bên ca ̣nh các hình thƣ́c da ̣y ho ̣c phân hóa . Dạy học phân hóa là định
hƣớng dạy học bảo đảm sự phù hợp với các đối tƣợng học sinh khác nhau (về
hoàn cảnh, đặc điểm tâm - sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú, sở thích cá
nhân), nhằm phát triển tối đa điều kiện và tiềm năng của mỗi học sinh.

2


Nhƣ̃ng đổi mới đó đặt ra những yêu cầu mới đối với phẩm chất
lƣ̣c của giáo viên nói chung và đố i với giáo viên THCS nói riêng

, năng
. Họ là

nhƣ̃ng ngƣời quyế t đinh
̣ sƣ̣ thành công của đổ i mới chƣơng trình giáo du ̣c phổ

thông. Vì vậy , Bô ̣ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o đã tiế n hành nhiề u biê ̣n pháp bồ i
dƣỡng giáo viên để giúp đô ̣i ngũ này có đƣơ ̣c các phẩ m chấ t

, năng lƣ̣c đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục . Bô ̣ GD&ĐT đã bồi dƣỡng và khuyế n khích
giáo viên tự bồi dƣỡ ng để có vốn tri thức đủ rộng và khả năng vận dụng tổng
hợp các kiến thức có liên quan . Bô ̣ tiế n hành b ồi dƣỡng giáo viên, đặc biệt
những giáo viên bộ môn và giáo viên thƣờng xuyên thực hiện HĐTNST để
giúp họ nhận thức đúng về mục tiêu, tính chất, nội dung, cách thức tiến hành,
kiểm tra - đánh giá hoạt động này trong CT GDPT mới . Bô ̣ hƣớng dẫn giáo
viên tìm hiểu các đặc điểm, điều kiện về nhân lực, kinh tế, văn hoá, xã hội,
danh thắng, di tích... trên địa bàn để có thể khai thác sử dụng hiệu quả nhất
vào mục đích tổ chức HĐTNST phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý học sinh;
góp phần gắn kế hoạch giáo dục nhà trƣờng với việc phục vụ các nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Tại các trƣờng giáo viên dự giờ,
sinh hoạt chuyên môn, cùng nhau trao đổi, thiết kế các chủ đề tích hợp qua đó
phát triển năng lực dạy học tích hợp. Ngoài ra các địa phƣơng còn tổ chức các
cuộc thi giáo viên dạy học tích hợp.
Bô ̣ GD&ĐT đƣa ra nhƣ̃ng nhâ ̣n đinh
̣ về những thuận lợi , thách thức
của giáo viên khi triển khai CT GDPT và xác định những giải pháp cơ bản để
phát triển đội ngũ giáo viên thực hiện CT GDPT mới sau đây:
- Thuận lợi:
+ Đội ngũ giáo viên phổ thông đã cơ bản đủ về số lƣợng, có đủ các
thành phần theo môn học, gần 100% đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo, có tinh
thần trách nhiệm và đạo đức nhà giáo tốt. Có thể giữ nguyên vẹn ĐNGV hiện
nay, tổ chức bồi dƣỡng để đáp ứng yêu cầu thực hiện CT GDPT mới.
+ HĐTNST, hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật đƣợc quy định
trong CT là điều kiện thuận lợi để GV thực hiện phát triển năng lực, hình


3


thành kỹ năng mềm thông qua nhiều hoạt động đa dạng. Tuy nhiên hoạt động
đó cũng đòi hỏi GV phải có năng lực sáng tạo trong việc tổ chức, hƣớng dẫn
và đánh giá các hoạt động đó. ĐNGV hiện nay gă ̣p thách thƣ́ c lớn trong viê ̣c
tổ chƣ́c hoa ̣t đô ̣ng này.
+ Thực hiện một CT, nhiều SGK là cơ hội để giáo viên chủ động, linh
hoạt lựa chọn nguồn tài liệu đa dạng, phong phú phù hợp với đặc điểm học
sinh, điều kiện nhà trƣờng nhƣng cũng yêu GV phải có năng lực phát triển CT
phù hợp, phát huy đƣợc ƣu điểm của nguồn tƣ liệu phong phú.
- Thách thức và phƣơng hƣớng giải quyết:
+ Điểm yếu của phần lớn GV phổ thông hiện nay là đang dạy học theo
phƣơng pháp chủ yếu truyền thụ kiến thức lý thuyết một chiều cho HS dẫn
đến hoạt động của HS là ghi nhớ kiến thức rời rạc, có sẵn, không đƣợc vận
dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
+ CT GDPT mới đòi hỏi GV đổi mới PPDH theo hƣớng tích hợp, phân
hóa, phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phƣơng pháp học, đổi mới
kiểm tra đánh giá theo yêu cầu vì sự tiến bộ và phát triển năng lực HS nhƣng
GV đang gă ̣p nhiề u khó khăn trong viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n GD tích hợp và phân hóa.
+ GV chƣa thâ ̣t linh hoạt, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bảo
đảm chất lƣợng theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và
năng lực cho học sinh.
Những thách thức trên có thể vƣợt qua bằng cách ngay từ bây giờ và
trong suốt quá trình triển khai CT mới sẽ tích cực tổ chức các hoạt động bồi
dƣỡng GV về các năng lực, kỹ năng cần thiết. Việc bồi dƣỡng có thể thực
hiê ̣n qua mạng internet kết hợp trực tiếp giải đáp thắc mắc, hƣớng dẫn thực
hành các kỹ năng; phối hợp nhiệm vụ hƣớng dẫn của giảng viên sƣ phạm với
hoạt động kết nối, phối hợp của ĐNGV cốt cán của địa phƣơng; chú trọng đổi

mới mục tiêu, nội dung và hình thức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hoạt
động nghiên cứu bài học (Bộ GD&ĐT đã triển khai và nhân rộng những năm
gần đây), xây dựng các tập thể GV thƣờng xuyên học hỏi lẫn nhau. Công tác
quản lý cần giao quyền chủ động, tạo điều kiện thuận lợi, chú ý phát hiện và

4


động viên kịp thời các sáng kiến, các nhân tố mới dù mới chỉ là bƣớc đầu;
giảm thiểu các hoạt động hành chính, hình thức để GV có nhiều điều kiện tập
trung vào nhiệm vụ đổi mới hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
Để thƣ̣c hiê ̣n đổ i mới CTGD, Phòng GD&ĐT huyê ̣n Tam Nông đã và
đang triể n khai mô ̣t số biê ̣n pháp , trong đó chú trọng bồ i dƣỡng và phát triển
ĐNGV các trƣờng THCS . Tuy nhiên, ĐNGV các trƣờng THCS hiện nay tại
huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ so với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập: chất lƣợng còn hạn chế, số lƣợng GV
hiểu và thực sự đổi mới còn ít. Vì vậy, đội ngũ này chƣa đáp ứng đƣợc một
cách đầy đủ yêu cầu dạy học trong nhà trƣờng phổ thông. Một trong những
nguyên nhân chính của tình trạng trên là do công tác phát triển ĐNGV trƣờng
THCS còn hạn chế. (Phòng GD&ĐT còn chƣa thấm nhuần các yêu cầu và nội
dung đổ i mới của CT, còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các chỉ
đa ̣o của Bô ̣ và Sở GD&ĐT về công tác bồ i dƣỡng , phát triển giáo viên thực
hiê ̣n chƣơng triǹ h mới... ).
Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ là một huyện trung du miền núi còn
gặp nhiều khó khăn, vì vậy xây dựng và đào tạo ĐNGV trung học cơ sở đáp
ứng yêu cầu yêu thực hiện chƣơng trình giáo dục mới là một trong những
nhiệm vụ cấp thiết không chỉ của ngành Giáo dục huyện, mà còn của các cấp
Đảng và chính quyền huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Để góp phần khắc phục tình trạng bất cập trên, tác giả lựa chọn đề tài:
“Phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đáp

ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mới” làm đề tài nghiên cứu
với mong muốn góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo nói chung và
đội ngũ giáo viên THCS của huyện Tam Nông đáp ứng yêu cầu đổi mới và
nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Comment [LT1]: dua vao cung dc ma khg cung
dc vi em da co doan ke trc do- "vi vay xay dung..."

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các biện
pháp phát triển ĐNGV THCS huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọđáp ƣ́ng yêu cầ u
thƣ̣c hiê ̣n CTGD mới.

5


3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể
Quản lý ĐNGV trung học cơ sở.
3.2. Đối tượng
Phát triển ĐNGV trung học cơ sở huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ đáp
ứng yêu cầu thực hiện chƣơng trình giáo dục mới.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. CTGD mới đặt ra những yêu cầu mới nào về phẩm chất và năng
lực của giáo viên THCS và mức độ đáp ứng của ĐNGV THCS huyê ̣n Tam
Nông đố i với các yêu cầ u này?
4.2. Phòng GD&ĐT Tam Nông đã và đang thực hiện những biện pháp
nào để phát triển ĐNGV THCS của huyê ̣n đáp ƣ́ng yêu cầ u CTGD mới?
5. Giả thuyết nghiên cứu
ĐNGV trung học cơ sở huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ đang đƣ́ng

trƣớc nhiề u thách thƣ́c của yêu cầ u

CTGD phổ thông mới. Nế u P hòng

GD&ĐT có các biê ̣n pháp ph át triển ĐNGV THCS mô ̣t cách phù hơ ̣p và cụ
thể , ĐNGV này sẽ đáp ứng đƣợc các yêu cầu CT GDPT mới, thƣ̣c hiê ̣n thành
công mu ̣c tiêu đổ i mới căn bản toàn diê ̣n giáo du ̣c Viê ̣t Nam.
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Đề tài tâ ̣p trung nghiên cứu các biện pháp của Phòng GD&ĐT huyê ̣n
Tam Nông nhằ m phát triển ĐNGV trung học cơ sở của huyện đáp ƣ́ng yêu
cầ u thƣ̣c hiê ̣n CT giáo dục mới. Đề tài sẽ tiế n hành khảo sát đánh giá thƣ̣c
trạng ở 04 trƣờng THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổ ng hơ ̣p các nghiên cƣ́u lý luâ ̣n (sách, bài viết tạp chí ) về
phát triển ĐNGV THCS và các vấ n đề lý luâ ̣n về phát triển ĐNGV.
- Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, Bộ
GD&ĐT về thƣ̣c hiê ̣n chƣơng trình giáo du ̣c mới.

6


7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Điều tra
Thực hiện tại 04 trƣờng THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú
Thọ với các mẫu điều tra dự kiến.
7.2.1.1. Mục tiêu
Làm rõ thực trạng về ĐNGV nhƣ cơ cấu, chất lƣợng đội ngũ. Những
biện pháp đã và đang thực hiện để phát triển đô ̣i ngũ giáo viên THCS của
Phòng GD&ĐT huyê ̣n Tam Nông.

+ Tổ chƣ́c triể n khai các hoa ̣t đô ̣ng bồ i dƣỡ ng đội ngũ giáo viên THCS
tại huyện Tam Nông theo chỉ đa ̣o của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT.
+ Các biện pháp của phòng GD &ĐT huyê ̣n Tam Nông phát triển đô ̣i
ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu thực hiện chƣơng trình đổi mới.
7.2.1.2. Nội dung phiếu hỏi
- Nhận thức của các cán bộ quản lý, giáo viên THCS về yêu cầ u thƣ̣c
hiê ̣n chƣơng triǹ h giáo du ̣c mới.
- Năng lƣ̣c chuyên môn của GV đáp ƣ́ng yêu cầ u thƣ̣c hiê ̣n chƣơng
trình giáo dục mới;
- Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở của Phòng
GD&ĐT đáp ƣ́ng yêu cầ u thƣ̣c hiê ̣n chƣơng trình giáo du ̣c mới.
7.2.1.3. Đối tƣợng điều tra
+ 02 lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT huyê ̣n Tam Nông.
+ 08 cán bộ quản lý của 04 trƣờng (Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng), 60
giáo viên các bộ môn ở 04 trƣờng THCS.
7.2.1.4. Xử lý kết quả
Sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp thông tin, tính tỉ lệ phần trăm các
câu trả lời và phân tích kết quả.
7.2.2. Phỏng vấn giáo viên
7.2.2.1. Mục tiêu
Tìm hiểu GV đánh giá nhƣ thế nào về năng lƣ̣c của bản thân và của
đồng nghiệp và hiệu quả của các biện pháp của Phòng GD&ĐT huyê ̣n Tam
Nông phát triển ĐNGV THCS đáp ƣ́ng yêu cầ u thƣ̣c hiê ̣n CT giáo dục mới.

7


7.2.2.2. Nội dung phỏng vấn
- Năng lƣ̣c của giáo viên


đạt đƣợc hay chƣa các yêu cầu đổi mới

chƣơng trình? Lý do đa ̣t hay chƣa đa ̣t?
- Phòng GD&ĐT huyê ̣n Tam Nông đã có các biện pháp triển ĐNGV
nhƣ thế nào? Các biện pháp đó đã giúp GV các trƣờng THCS đáp ứng việc
thƣ̣c hiê ̣n yêu cầ u đổ i mới chƣơng trình nhƣ thế nào về cơ

cấ u và năng lƣ̣c ?

Bản thân giáo viên đã hài lòng hay chƣa hài lòng với các biê ̣n pháp này?
7.2.2.3. Đối tƣợng phỏng vấn
08 giáo viên ở 04 trƣờng THCS trong huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
7.2.2.4. Xử lý kết quả
Ghi chép lại các ý kiến trả lời để phân tích và đƣa ra minh chứng cho
các nhận định về thực trạng phát triển giáo viên THCS để đáp ứng yêu cầu
thực hiện CTGD mới tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
7.2.3. Phỏng vấn CBQL
7.2.3.1. Mục tiêu
Các nhà quản lý nhận định về chất lƣợng ĐNGV nhƣ thế nào?
7.2.3.2. Nội dung phỏng vấn
- Vì sao GV đáp ứng đƣợc, không đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới ?
- Trong các biện pháp, biện pháp nào là đạt hiệu quả, biện pháp nào
chƣa đạt hiệu quả?
7.2.3.3. Đối tƣợng phỏng vấn
04 cán bộ quản lý ở 04 trƣờng THCS trong huyện Tam Nông và 02 cán
bô ̣ lañ h đa ̣o, chuyên viên phòng GD&ĐT huyê ̣n Tam Nông.
7.2.3.4. Xử lý kết quả
Ghi chép lại các ý kiến trả lời để phân tích và đƣa ra minh chứng cho
các nhận định về thực trạng phát triển giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu thực
hiện CTGD mới tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

7.3. Hồi cứu tư liệu
Nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ của Phòng GD&ĐT Tam Nông và của

8


các trƣờng để tìm hiểu các biện pháp phát triển giáo viên THCS để đáp ứng
chƣơng trình GD mới.
7.4. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia đánh giá mức độ khả thi và cần thiết của các biện
pháp đề ra.
8. Đóng góp của luận văn
8.1. Làm rõ cơ sở lý luận của công tác phát triển đội ngũ giáo viên
trung học cơ sở đáp ƣ́ng yêu cầ u thƣ̣c hiê ̣n chƣơng trình giáo du ̣c mới.
8.2. Phản ánh đƣợc thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên
trung học cơ sở đáp ƣ́ng yêu cầ u thƣ̣c hiê ̣n chƣơng trình giáo du ̣c mới.
8.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ
sở đáp ƣ́ng yêu cầ u thƣ̣c hiê ̣n CTGD mới ở huyê ̣n Tam Nông.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng
yêu cầu thực hiện chƣơng trình giáo dục mới.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ.
Chƣơng 3. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu thực hiện chƣơng trình giáo dục mới.

9



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MỚI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nước ngoài
Có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài bàn về phát
triể n ĐNGV và hầu hết các công trình nghiê n cƣ́u này đề u nhấ n ma ̣nh vai trò
quan tro ̣ng của công tác bồ i dƣỡng GV và vai trò của các nhà quản lý đố i với
chấ t lƣơ ̣ng bồ i dƣỡng GV. Bên ca ̣nh đó có mô ̣t số công trình nghiên cƣ́u về
tuyể n du ̣ng và sƣ̉ du ̣ng ĐNGV mô ̣t cách hiệu quả.
Bồi dƣỡng giáo viên là một trong nhƣ̃ng biê ̣n pháp phát triể n giáo viên .
Nhiệm vụ của các nhà quản lý giáo dục là phải tìm ra các giải pháp bồi dƣỡng
GV có hiệu quả, tìm ra các sáng kiến mới và giải pháp mới (Dutto, 2014).
Bản thân họ cũng phải nâng cao kỹ năng quản lý để quản lý và tổ chức tốt quá
trình bồi dƣỡng (Gabršček, Roeders, 2013). Nhiều tƣ liệu nghiên cứu nhấn
mạnh sự cần thiết và nhu cầu thƣờng xuyên để nâng cao tay nghề, năng lực
cho giáo viên và xếp bồi dƣỡng giáo viên là một trong bốn ƣu tiên của giáo
dục (Gabršček, Roeders, 2013). Bồi dƣỡng giáo viên đƣợc xây dựng thành kế
hoạch và chính sách quốc gia và cầ n sƣ̣ tham gia của chính bản thân giáo viên
(Dutto, 2014). Khi bồ i dƣỡng GV cầ n xác đinh:
̣ đối tƣợng giáo viên cần đƣợc
bồi dƣỡng; mục tiêu, nội dung, hình thức và phƣơng pháp bồi dƣỡng. Các nội
dung bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên bao gồm: bồi dƣỡng mở rộng, cập
nhâ ̣t kiến thức chuyên môn môn học, các phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học,
quản lý lớp học, năng lực lãnh đạo dạy học, quản lý thời gian có hiệu quả.
Về hình thức bồi dƣỡng: bồi dƣỡng tập trung trong một số ngày
(thƣờng từ 4 đến 10 ngày nhƣng cũng có thể lên đến 12 tuần) kết hợp lý
thuyết với thực hành nhƣng giáo viên chủ yếu thích thực hành. Bồi dƣỡng có

thể thực hiện trực tiếp với giáo viên hay qua giáo viên cốt cán; có thể bồi

10


dƣỡng theo môn học cho tất cả giáo viên các cấp học trong cùng một lớp sau
đó thực hành thì chia nhóm thực hành theo cấp học; bồi dƣỡng dƣới dạng
semina hay các hội thảo huấn luyện và thƣờng tổ chức vào mùa hè. Nếu bồi
dƣỡng theo hình thức từ xa thì tùy thuộc vào thời gian giáo viên có thể sắp
xếp đƣợc (Chang, Downes, 2002; Calhoun, 2007…). Bên cạnh đó, các hình
thức trợ giúp, tƣ vấn cho giáo viên cũng đƣợc xem là một hình thức bồi
dƣỡng, bồi dƣỡng giáo viên thông qua hỗ trợ của đồng nghiệp, giáo viên bồi
dƣỡng cho giáo viên (Gabršček & Roeders, 2013).
Ross and Hutchings (2003) đề cập đến các kinh nghiệm của một số
nƣớc nhƣ Anh quố c, và Bắc Ailen trong vấn đề tuyển dụng và sƣ̉ du ̣ng có hiê ̣u
quả các giáo viên: nhƣ các phƣơng pháp để xác đinh
̣ sƣ̣ thiế u hu ̣t giáo viên và
xác định số lƣợng giáo viên cần đào tạo, cách thức để tuyển chọn và giữ chân
giáo viên ở lại với nghề , chính sách lƣơng, có các phần thƣởng khuyến khích
ngƣời đi ho ̣c và trở thành giáo viên , tuyể n du ̣ng giáo viên ngƣời nƣớc ngoài ,
xây dƣ̣ng chiế n lƣơ ̣c phát triể n giáo viên ... Viê ̣c tuyể n du ̣ng và duy trì giáo
viên ở la ̣i trƣờng đề u có tầ m quan trọng nhƣ nhau.
Nhƣ vâ ̣y, các tác giả ngoài nƣớc đã đề cập đến các hoạt động phát triển
đô ̣i ngũ giáo viên THCS trong đó nhấ n ma ̣nh vai trò quan tro ̣ng của công tác
bồ i dƣỡng giáo viên và vai trò của các nhà quản lý đố i với hoạt động này. Tuy
nhiên các công trình này ít đề câ ̣p đế n vấ n đề về phát triể n số lƣơ ̣ng và cơ cấ u
đô ̣i ngũ do đă ̣c thù về đô ̣i ngũ giáo viên của tƣ̀ng nƣớc. Ở Việt Nam do cơ cấu
đô ̣i ngũ của các trƣờng chƣa hơ ̣p

lý và tình trạng thừa thiếu giáo viên một


cách không phù hợp giữa các môn học và trƣớc yêu cầu mới của đổi mới giáo
dục phổ thông đòi hỏi các trƣờng ho ̣c phải chú tro ̣ng không chỉ về chấ t lƣơ ̣ng
mà còn về cơ cấu của đội ngũ giáo viên. Nhƣ̃ng vấ n đề này đƣơ ̣c nghiên cƣ́u
nhiề u hơn ở các công trình của các tác giả trong nƣớc.
1.1.2. Trong nước
Vấn đề phát triển ĐNGV đã đƣợc Bác Hồ, Đảng và Nhà nƣớc ta hết
sức quan tâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “... nếu không có thầy

11


giáo thì không có giáo dục....” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.8, tr.184). Ngƣời
còn chỉ rõ vai trò và ý nghĩa của nghề dạy học trong buổi nói chuyện tại
trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội ngày 20/10/1964 “... Có gì vẻ vang hơn là
đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và chủ
nghĩa cộng sản... ”. Tại Đại hội chiến sĩ thi đua ngành giáo dục ngày
21/12/1956 Bác đã nói: “... Các cô các chú đã thấy trách nhiệm to lớn của
mình, đồng thời cũng thấy khả năng của mình cần đƣợc nâng cao thêm lên
mãi mới làm tròn nhiệm vụ ...”.
Thực hiện tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt nửa thế kỷ qua,
Đảng và Nhà nƣớc ta đã không ngừng chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Theo đó, nhiều công trình
nghiên cứu về đội ngũ giáo viên đã đƣợc triển khai dƣới sự chỉ đạo của Bộ
GT&ĐT. Tiêu biểu trong các nghiên cứu đó là những công trình nghiên cứu
về mô hình nhân cách của đội ngũ giáo viên các cấp học và mô hình nhân
cách của ngƣời quản lý nhà trƣờng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo Thứ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào taọ Nguyễn Vinh Hiển: Có thể
khẳng định, giáo viên là lực lƣợng nòng cốt làm nên thành công của đổi mới.
Nói cách khác, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, thì đổi mới giáo dục

là sự nghiệp của giáo viên. Nếu không đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, thì
chƣơng trình hay đến mấy học sinh vẫn không phát triển đƣợc năng lực. Đội
ngũ thầy giáo, cô giáo trong nhà trƣờng là nhân tố quyết định đến phƣơng
pháp giáo dục. Mỗi giáo viên phải là ngƣời tiên phong trong tiến trình đổi
mới. Do đó, muốn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì đòi hỏi ngƣời giáo
viên không chỉ có kiến thức tổng hợp, kỹ năng, phƣơng pháp giảng dạy, mà
còn phải có nhân cách tốt…
Đặc biệt, khi đổi mới, nhà trƣờng đƣợc tự chủ về thực hiện chƣơng
trình giáo dục thì giáo viên cần phải linh hoạt, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm
về bảo đảm chất lƣợng theo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng
lực học sinh. Việc thực hiện một chƣơng trình, nhiều sách giáo khoa, tăng

12


cƣờng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học –
kỹ thuật đòi hỏi GV phải có năng lực sáng tạo trong tổ chức, hƣớng dẫn và
đánh giá các hoạt động đó… Tất cả đều tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên
có năng lực phát triển chƣơng trình, chủ động, linh hoạt lựa chọn nguồn tài
liệu đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm học sinh, điều kiện nhà trƣờng
để thực hiện phát triển năng lực, hình thành kỹ năng mềm thông qua nhiều
hoạt động giáo dục và dạy học đa dạng. Chƣơng trình GDPT mới đòi hỏi giáo
viên đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích hợp, phân hóa, phát huy
tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phƣơng pháp học, đổi mới kiểm tra đánh
giá theo yêu cầu vì sự tiến bộ và phát triển năng lực học sinh.
Thực hiện đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn
diện về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục phổ thông. Để thực hiện chƣơng
trình, sách giáo khoa mới, thì điều quan trọng đầu tiên chính là yếu tố đội ngũ
giáo viên. Từ trƣớc đến giờ, giáo viên thƣờng dạy từng môn học riêng lẻ.

Nhƣng chƣơng trình mới sẽ có những môn học tích hợp; bởi vậy, giáo viên
phải đƣợc đào tạo, đào tạo lại để thích ứng với điều này.
Do đó, để đảm bảo mục tiêu đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa lần
này là tạo chuyển biến căn bản toàn diện về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục
phổ thông, kết hợp dạy chữ, dạy ngƣời và định hƣớng nghề nghiệp góp phần
chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát
triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa, đức, trí thể, và phát huy
tốt nhất tiềm năng của học sinh thì phải hiểu thấu đáo và thể hiện đầy đủ trong
các hoạt động - một số định hƣớng sau:
Thứ nhất, cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất
lƣợng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Thứ hai, công tác đào tạo bồi dƣỡng phải thực sự hiệu quả với đối
tƣợng thụ hƣởng chính là ngƣời dạy và ngƣời học. Các trƣờng phổ thông cần
phải chuẩn bị cho mình một nguồn nhân lực, vật lực đủ sức thực hiện các

13


nhiệm vụ nói trên sao cho ngƣời dạy thật sự thông suốt những điều mới mẻ,
thành thạo các kỹ năng giảng dạy; sao cho ngƣời học thực sự hứng thú với
những thông điệp mới, vận dụng sáng tạo những điều đã học để có thể giải
quyết tốt các vấn đề đặt ra.
Thứ ba, nâng cao vai trò của các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục. Đặc biệt, trong cuộc đổi mới này, các cơ sở, các
trƣờng cần phải chủ động nâng cao vai trò của mình qua việc nắm bắt các vấn
đề mới, nghiên cứu xây dựng chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng phát triển năng
lực, phát triển chƣơng trình nhà trƣờng, dạy học phân hóa, tích hợp, huấn
luyện một đội ngũ giảng viên đủ tầm.
Nghiên cứu về ĐNGV còn đƣợc thực hiện dƣới góc độ QLGD ở cấp độ
vĩ mô và vi mô. Nhiều Hội thảo khoa học về chủ đề ĐNGV dƣới góc độ

QLGD theo ngành, cấp học đã đƣợc thực hiện. Có thể kể đến một số nghiên
cứu loại này của các tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn
Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Thành Hoàn, Trần Bá Hoành,
Nguyễn Sỹ Thƣ, … Việc xây dựng ĐNGV cũng đã đƣợc một số công trình
nghiên cứu, đề cập. Tại Hội thảo Khoa học “Chất lƣợng giáo dục và vấn đề
đào tạo giáo viên” do Khoa Sƣ phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức,
nhiều báo cáo tham luận của các tác giả nhƣ Trần Bá Hoành, Mai Trọng
Nhuận, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Khánh Bằng, Đặng
Xuân Hải... cũng đã đề cập đến việc đào tạo đội ngũ giáo viên trƣớc nhiệm vụ
mới của giáo dục và đào tạo.
Những nhà nghiên cứu giáo dục và QLGD thực tiễn rất quan tâm vấn
đề nâng cao chất lƣợng ĐNGV. Trong bài viết “Chất lượng giáo viên” đăng
trên tạp chí Giáo dục tháng 11/2001, tác giả Trần Bá Hoành đã đề xuất cách
tiếp cận chất lƣợng GV từ các góc độ: đặc điểm lao động của ngƣời GV, sự
thay đổi chức năng của ngƣời GV trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục, mục tiêu
sử dụng GV, chất lƣợng từng GV và chất lƣợng ĐNGV. Các thành tố tạo nên
chất lƣợng GV là phẩm chất và năng lực. Theo tác giả Trần Bá Hoành, phẩm

14


chất của GV biểu hiện ở thế giới quan, lòng yêu trẻ và yêu nghề; năng lực
ngƣời GV bao gồm: năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tƣợng dạy
học, năng lực thiết kế kế hoạch, năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học,
năng lực quan sát, đánh giá kết quả các hoạt động dạy học, năng lực giải
quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế dạy học. Ba nhân tố ảnh hƣởng đến
chất lƣợng GV là: quá trình đào tạo - sử dụng - bồi dƣỡng GV, hoàn cảnh,
điều kiện lao động sƣ phạm của GV, ý chí thói quen và năng lực tự học của
GV. Tác giả cũng đề ra ba giải pháp cho vấn đề GV: phải đổi mới công tác
đào tạo, công tác bồi dƣỡng và đổi mới việc sử dụng GV.

Trong bài “Nghề và Nghiệp của ngƣời giáo viên” đăng tải trong Kỷ yếu
Hội thảo nâng cao chất lƣợng đào tạo toàn quốc lần thứ 2, tác giả Nguyễn Thị
Mỹ Lộc đã đề cập tính chất nghề nghiệp của ngƣời GV. Tác giả đã nhấn mạnh
đến vấn đề “lý tƣởng sƣ phạm”, cái tạo nên động cơ cho việc thực hành nghề
dạy học của GV, thôi thúc ngƣời GV sáng tạo, thúc đẩy ngƣời GV không
ngừng học hỏi, nâng cao trình độ. Từ đó, tác giả đề nghị cần phải xây dựng
tập thể sƣ phạm theo mô hình “đồng thuận” mà ở đó GV trong quan hệ với
nhau có sự chia sẻ “bí quyết nhà nghề”; đồng thời, những yêu cầu về năng lực
chuyên môn của ngƣời GV là nền tảng của mô hình đào tạo GV thế kỷ XXI
sáng tạo và hiệu quả.
Trong bài viết “Chất lƣợng giáo viên và những chính sách cải thiện
chất lƣợng giáo viên” đăng trên Tạp chí phát triển giáo dục số 2 năm 2003,
tác giả Nguyễn Thanh Hoàn đã trình bày khái niệm chất lƣợng GV bằng cách
phân tích kết quả nghiên cứu về chất lƣợng GV của các nƣớc thành viên
OECD. Tác giả đƣa ra những đặc điểm và năng lực đặc trƣng của một GV có
năng lực qua sự phân tích 22 năng lực cụ thể trên góc độ tiếp cận năng lực
giảng dạy và giáo dục. Tác giả cũng đề cập những chính sách cải thiện và duy
trì chất lƣợng GV ở cấp vĩ mô và vi mô; từ đó, tác giả nhấn mạnh đến ba vấn
đề quyết định chất lƣợng GV là: bản thân ngƣời giáo viên, nhà trƣờng, môi
trƣờng chính sách bên ngoài.

15


Mạnh Xuân (2001) bàn về p hát triển ĐNGV phổ thông trên báo Nhân
dân cho rằ ng, chấ t lƣơ ̣ng của đội ngũ giáo viên chƣa đáp ứng yêu cầu; giáo
viên còn chủ yế u truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tƣ duy, năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành của ngƣời học. Đặc biệt đố i với bậc học THCS
và THPT vẫn còn thiếu giáo viên các môn có tính đặc thù nhƣ công nghệ, âm
nhạc, mỹ thuật, thể dục, giáo dục công dân, ngoại ngữ... Số GV có khả năng

sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học còn chiếm tỷ lệ thấp. Tác giả này cho
rằ ng, công tác đào tạo GV chƣa thật sự gắn kết với nhu cầu sử dụng của từng
địa phƣơng, vùng miền, các địa phƣơ ng chƣa chú tro ̣ng c ông tác xây dựng
quy hoạch, phát triển đội ngũ, chế độ, chính sách còn nhiều bất hợp lý, chƣa
tạo đƣợc động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của ĐNGV phổ thông.
Theo tác giả này , để đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ÐT trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, cần xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục chuẩn hóa, bảo đảm chất lƣợng, đủ về số lƣợng, đồng bộ
về cơ cấu bằ ng viê ̣c xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao năng lực đào tạo,
bồi dƣỡng của hệ thống các trƣờng sƣ phạm, khoa sƣ phạm, tập trung vào đổi
mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy; đánh giá đúng thực
trạng đội ngũ nhà giáo về tƣ tƣởng, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
phƣơng pháp giảng dạy để tiến hành đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng, nâng cao
trình độ đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; bổ sung, hoàn thiện các
quy định, chính sách, chế độ đối với nhà giáo cũng nhƣ các điều kiện bảo đảm
việc thực hiện các chính sách, chế độ nhằm tạo động lực thu hút, động viên
ĐNGV phổ thông toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục.
Tác giả Trần Kiều bàn về chất lƣợng giáo dục đã coi chất lƣợng ĐNGV
là yếu tố quan trọng hàng đầu và đặt ra vấn đề nâng cao chất lƣợng giáo dục
thì không thể không chú ý trƣớc hết về chất lƣợng ĐNGV đủ về số lƣợng,
đồng bộ về cơ cấu và tay nghề ngày càng đƣợc nâng cao.
Trong chƣơng trình đào tạo sau đại học chuyên ngành quản lý giáo dục,
vấn đề ĐNGV cũng đƣợc triển khai nghiên cứu một cách tƣơng đối có hệ

16


×