Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ sự PHỤC hồi và PHÁT TRIỂN đạo TIN LÀNH ở TỈNH KON TUM từ năm 1986 đến NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.41 KB, 132 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mấy thập kỷ qua, xung đột sắc tộc mang màu sắc tôn giáo nổ
ra gây mất ổn định ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Các thế lực thù
địch đã lợi dụng, cấu kết với số cầm đầu các tôn giáo trong âm mưu phá
hoại, xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Liên Xô cũ và ngày
nay đang tiếp tục lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến lược "Diễn biến hòa
bình" đối với các nước còn lại - trong đó Việt Nam là một trong những mục
tiêu trọng điểm của chúng.
Ở nước ta, từ giữa thập kỷ 80, tình hình tôn giáo có những diễn biến
khá phức tạp, trong đó nổi lên vấn đề đạo Tin Lành phục hồi, phát triển
nhanh chóng, bất bình thường đối với các đồng bào dân tộc ở khu vực
Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng đã gián tiếp
tạo nên những nhân tố mất ổn định xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến sản
xuất, đời sống và an ninh trật tự ở nhiều vùng.
Để giải quyết vấn đề cấp bách này được tốt, các cấp ủy Đảng, các
ngành liên quan đặc biệt quan tâm, tìm mọi biện pháp để quản lý tốt hoạt
động của đạo Tin Lành, nhưng cho đến nay thực tế vẫn chưa có gì khả
quan. Các đối tượng đang thay đổi phương thức hoạt động nhằm trốn tránh
sự kiểm soát, quản lý của chính quyền để chống đối ta. Trong khi đó việc
giải quyết vấn đề tôn giáo ở cơ sở còn nhiều lúng túng, thiếu thống nhất từ
nhận thức đến chủ trương, biện pháp hành động; những điển hình kinh
nghiệm tốt bước đầu chưa được phổ biến nhân rộng; công tác phòng ngừa
chưa chủ động, hiệu quả hạn chế, chưa vững chắc và có những khuyết điểm
sai lầm chưa được uốn nắn kịp thời.
Vốn là người sống và làm việc trong vùng có Tin Lành hoạt động,
tác giả hiểu được phần nào những lo âu trăn trở của các địa phương trước



2

những đối tượng vốn tế nhị, nhạy cảm này; đồng thời cũng thấy được tính
phức tạp của vấn đề khi có sự đan xen giữa tôn giáo và chính trị mà kẻ thù
đang triển khai thực hiện. Do vậy, đi vào nghiên cứu "Sự phục hồi, phát
triển đạo Tin Lành ở địa bàn tỉnh Kon Tum từ năm 1986 đến nay - Thực
trạng và giải pháp", tác giả muốn khẳng định lại vấn đề, tìm hiểu nguyên
nhân và dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới, đề ra những giải
pháp thích hợp, tạo cơ sở tham mưu cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh giải
quyết tốt vấn đề Tin Lành.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Là một địa phương có điểm nóng về hoạt động của đạo Tin Lành,
nhưng từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn
diện; năm 1998, Ban Tôn giáo tỉnh Kon Tum tổ chức triển khai thực hiện
đề tài "Tôn giáo ở Kon Tum - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp", trong
đó đề cập đến đạo Tin Lành nhưng không đầy đủ. Đề tài được nghiên cứu ở
góc độ quản lý nhà nước nên nội dung chú trọng nhiều đến vấn đề chính
sách đối với các tôn giáo nói chung. Tiếp đến, Công an tỉnh Kon Tum có
chuyên đề nghiên cứu về "Thực trạng và giải pháp đối với sự phát triển đạo
Tin Lành trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum", nội dung giới
hạn trong vùng đồng bào dân tộc và nhìn nhận ảnh hưởng của đạo Tin
Lành dưới góc độ an ninh hơn là nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng. Năm
1999, Phòng Trinh sát thuộc Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Kon Tum có tìm
hiểu "Thực trạng và những biện pháp đối sách đấu tranh với việc tuyên
truyền và phát triển đạo Tin Lành trái phép ở địa bàn Biên phòng Kon
Tum" nhưng chỉ khảo sát, giới hạn trong phạm vi xã Đăk Long, huyện
Đăkglei, chưa đề cập đến phạm vi không gian một tỉnh. Trong khi đó, ở
Trung ương các công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành được Viện nghiên
cứu tôn giáo (thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia) và
Trung tâm nghiên cứu khoa học về tín ngưỡng tôn giáo (thuộc Học viện

chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cùng các cơ quan khác triển khai thực hiện


3

trong những năm gần đây có nhiều, nhưng ở cấp vĩ mô, phần lớn là ở khu
vực phía Bắc, còn ở các tỉnh khác do nhiều nguyên nhân nên chưa tiến
hành được. Đây cũng là một thiệt thòi cho địa phương và là trở ngại cho tác
giả khi tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề. Thiếu sót này của chúng ta là thể hiện
ở sự bỏ ngỏ về nhận thức trước một vấn đề có tính thời sự khi mà những
quần chúng là tín đồ Tin Lành chiếm một bộ phận lớn ở Kon Tum và trong
tương lai nó sẽ còn là một vấn đề bức xúc, phức tạp.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích:
Luận văn đi sâu nghiên cứu về sự phục hồi, phát triển của đạo Tin
Lành hiện nay, đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa
công tác quản lý nhà nước, góp phần ổn định tình hình chính trị, văn hóa,
xã hội, an ninh trật tự ở địa bàn tỉnh Kon Tum.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển của đạo Tin Lành đến địa
bàn tỉnh Kon Tum.
- Tìm hiểu thực trạng của đạo Tin Lành ở Kon Tum hiện nay, chỉ ra
những nguyên nhân và dự báo xu hướng phát triển của đạo Tin Lành trong
những năm tới; đồng thời trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về tôn giáo để có những giải pháp phù hợp với
tình hình mới.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn đi sâu nghiên cứu về một tôn giáo cụ thể là Tin Lành từ
sau thời kỳ đổi mới (1986) đến nay, trong phạm vi địa bàn tỉnh Kon Tum.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
tôn giáo.


4

- Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp trong quá trình
nghiên cứu như kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, lý
luận gắn với thực tiễn
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ mối quan hệ giữa Tin Lành với Mỹ, Tin Lành
với Fulro và tính đặc thù của vấn đề Tin Lành ở Kon Tum hiện nay.
- Luận văn nêu lên những giải pháp cần thiết về công tác quản lý
nhà nước đối với các hoạt động của đạo Tin Lành trong tình hình mới, phù
hợp với thực tiễn địa phương.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể sử dụng:
- Làm tài liệu tham khảo trong việc xây dựng chủ trương, chính
sách đối với đạo Tin Lành - nhất là trong việc xem xét công nhận tư cách
pháp nhân cho các hệ phái.
- Làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu về tôn giáo ở các
dân tộc tỉnh Kon Tum nói riêng, Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung và
có thể giảng dạy trong các trường chính trị.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, Luận văn được chia làm 3 chương, 7 tiết.


5


Chương 1
QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN
ĐẠO TIN LÀNH VÀO ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

1.1. KHÁI QUÁT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG Ở KON TUM CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH

1.1.1. Đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên
Kon Tum ở vị trí địa lý từ 107 020’ đến 108033’ kinh độ đông và từ
13055’ đến 15027’ vĩ độ bắc, là tỉnh miền núi vùng cao nằm ở cực bắc Tây
Nguyên; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam dài 152,5 km; phía Nam giáp tỉnh
Gia Lai dài 157,8 km; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi dài 78,8 km; phía
Tây giáp tỉnh Atôpư, Sê Kông (Lào); phía đông Bắc giáp tỉnh Ratanakiri
(Campuchia) dài 280,7 km [12, tr. 5].
Tỉnh Kon Tum có diện tích tự nhiên theo Nghị quyết Quốc hội
khóa VIII, kỳ họp lần thứ 9 thông qua ngày 12/8/1991 là 13.000 km 2; phần
lớn là rừng núi và cao nguyên, địa hình hiểm trở, vùng cao đất dốc, đồi núi
bị chia cắt mạnh [12, tr. 6].
Khí hậu Kon Tum có hai mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm
là 230C. Mùa đông khô và ít lạnh, mùa hè mưa ẩm ướt, dịu mát, không có
bão và lũ lụt lớn, sương muối nhẹ, thời tiết tương đối dễ chịu đối với con
người, rất thuận tiện cho sự phát triển của cây trồng và vật nuôi [12, tr. 8].
Đất ở Kon Tum bao gồm nhiều loại trên nền đá mạc Granít, Giơrai,
Bazan. Những vùng bình nguyên bằng rộng có độ phì nhiêu cao thích hợp
cho các loại cây trồng như: cao su, cà phê, cây ăn quả các loại...Đất xám
pha cát nằm rãi rác ở thung lũng các sông suối như: Krông, Pô Cô, Đăk
Bla, Đăk Bơxy, H’drây, Đăk Pơne và có nhiều suối nhỏ rất thích hợp cho
cây lương thực như: lúa, mùa, đỗ, đậu... [12, tr. 9].



6

Động thực vật có nhiều loại quý hiếm trên 1.200 loài bậc cao. Qua
điều tra bước đầu phát hiện có 100 loài thú, 350 loài chim muông và 1/6
loài bò sát có được ở nước ta, đặc biệt có 66 loài quý hiếm như: bò rừng, bò
tót, nai, công, trĩ, trâu rừng... Rừng Kon Tum còn là một kho tàng trữ lượng
quý như: mật ong, gạc nai, nhung hươu, cao hổ cốt, sa nhân...và chứa đựng
nhiều cây thuốc dân gian cổ truyền độc đáo chưa khám phá hết được, đặc
biệt có loại cây thuốc tránh thai rất công hiệu; Sâm Ngọc Linh có giá trị dinh
dưỡng cao và cũng là đặc sản quý hiếm ở núi rừng Tây Nguyên [12, tr. 10].
Hệ thống sông suối trong tỉnh hình thành một mạng lưới lớn nhỏ
tạo thành dòng chảy theo các hướng khác nhau; phía Bắc chảy về Quảng
Nam, bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh, qua sông Nước Mỹ về Thu Bồn ra
biển đông; phía Nam và Tây Nam qua đông bắc Campuchia và Lào đổ vào
sông Mê Kông. Độ cao địa hình đầu nguồn sông, suối là những yếu tố tự
nhiên cực kỳ quan trọng, là tiềm năng thủy điện to lớn. Thác Ya Ly dốc
đứng cao 40 m được xây dựng nhà máy thủy điện với công suất 720 kw
[12, tr. 18].
Do địa hình rừng núi hiểm trở, toàn tỉnh mới có 3 tuyến quốc lộ lớn
với mạng lưới đường liên huyện, liên xã. Quốc lộ 14 - con đường chiến
lược trường sơn, huyết mạch giao thông quan trọng chạy từ Quảng Nam
qua các huyện Đăkglei, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà, thị xã Kon Tum về
Pleiku, qua Buôn Mê Thuộc vào Đồng Xoài (Sông Bé) nối liền với 3 trung
tâm công nghiệp lớn ở miền Trung và phía Nam đất nước. Quốc lộ 24 từ thị
xã Kon Tum qua huyện Konplong xuống huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) về
ngã ba Thạch Trụ dài 164 km, giáp đường quốc lộ 1 đến cảng Dung Quất.
Đây là con đường ngắn nhất nối liền giữa Kon Tum với vùng đồng bằng
ven biển miền Trung. Quốc lộ 40 (đường 18) từ Ngọc Hồi qua thị xã Atôpơ

(Lào) dài 132km, qua Pắc Xế - giáp Thái Lan, đây cũng là con đường giao
lưu quan trọng của nhân dân hai tỉnh Nam Lào và Đông bắc Campuchia


7

(hiện nay đã mở cửa khẩu quốc tế tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi để nhân
dân 3 nước có điều kiện mở rộng buôn bán, trao đổi hàng hóa) [12, tr. 18].
Ngoài các quốc lộ chính, ở Kon Tum còn có đường ngang - chủ yếu
là đường cấp phối, chạy len lỏi, quanh co, cheo leo giữa các dãy núi cao,
tạo thành các nhánh nối quốc lộ đến các huyện trong tỉnh, các tỉnh đồng
bằng phía Đông với hạ lưu Đông bắc Campuchia.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế
Hoạt động kinh tế của các tộc người tỉnh Kon Tum bao gồm những
hoạt động kinh tế sản xuất, kinh tế khai thác tự nhiên, nhưng nhìn trên tổng
thể thì hầu hết các cư dân ở đây đều lấy kinh tế nông nghiệp làm phương
thức sinh sống chính. Do đó, khi nói đến các đặc điểm của hoạt động kinh
tế người ta thường bắt đầu từ hoạt động nông nghiệp.
- Canh tác nương rẫy: Các dân tộc ở Kon Tum đã tiến sâu vào giai
đoạn nông nghiệp trồng trọt. Trong nền kinh tế truyền thống, rẫy có vị trí
quan trọng hàng đầu, là nguồn sống chủ yếu của con người. Tại khoảnh
rừng đã chọn, trên cơ sở xem xét độ dốc, đất đai và đã tiến hành các nghi
thức tôn giáo xin phép thần linh suôn sẻ, việc đầu tiên là đốn cây, phát cỏ,
khai quang mặt bằng. Khi sắp đến thời vụ gieo trồng, người ta chỉ dọn rẫy,
rồi có thể dùng cây vót nhọn chọc hốc để tra hạt giống. Sau đó, rẫy được
rào giậu, trông coi. Cuối cùng là đến kỳ thu hoạch với đặc điểm nổi bật là
dùng đôi bàn tay trần tuốt lấy thóc. Ngoài ra, trên rẫy còn trồng nhiều thứ
khác để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống nặng tính tự cung tự cấp, nhưng
cây lúa giữ vị trí chủ đạo.
- Canh tác ruộng nước: Tuy không phổ biến nhưng nó có mặt trong

nền kinh tế của đồng bào khá lâu. Người dân thường làm ruộng theo kiểu
"đao canh thủy nậu". Tại các thửa ruộng ngâm nước, cả tập thể người hoặc
cả đàn trâu quần đất thay vì việc cuốc hay cày bừa, rồi dùng cuốc hoặc bàn


8

trang để san mặt ruộng. Người Xê Đăng, Rơ Mâm tuy còn dùng kỹ thuật
canh tác khá sơ khai nhưng lại biết đắp đập, khơi mương, bắt máng lấy
nước về làm ruộng. Sau mùa tuốt lúa hay gặt, người Rơ Mâm đốt cháy rạ
tại ruộng để làm tăng màu mỡ cho đất vụ tới. Song xét trên bình diện chung
của tỉnh, ruộng nước chỉ là một bộ phận nhỏ trong nền kinh tế cổ truyền
của đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum.
- Kinh tế hái lượm: Có tầm quan trọng đáng kể để cung cấp, bổ
sung thức ăn cho người dân một cách thường xuyên. Thường ngày theo
mùa, người dân có thể hái các loại rau, măng, nấm.....Vào lúc giáp hạt hoặc
mùa màng thất thu thì rừng còn là một nguồn lương thực cần kíp: các loại
cây thân cũ, rễ, quả...có thể giúp đồng bào chống đói. Hái lượm có ý nghĩa
kinh tế nổi bật trong các sinh hoạt kinh tế khai thác tự nhiên nơi đây. Công
việc này chủ yếu do phụ nữ và các em bé gái đảm trách. Trong khi đó, việc
săn bắn hầu như thuộc riêng về nam giới. Săn bắn vừa đem lại thực phẩm,
lại có tác dụng rèn luyện tinh thần thượng võ nhưng cũng vô cùng cần thiết
vì lý do bảo vệ mùa màng. Cùng với hái lượm, săn bắn, trong lĩnh vực kinh
tế chiếm đoạt tự nhiên thì đánh bắt cá cũng góp phần tăng thêm thực phẩm
cho người dân.
- Chăn nuôi: cũng là một hoạt động có tầm quan trọng đáng chú ý.
Trâu bò được nuôi thả rong ngoài trời, sống ở rừng chiều tối kéo nhau về
làng. Còn gà, lợn được đồng bào nuôi theo lối nửa thả rong, chúng tự lang
thang kiếm ăn, nhưng vẫn được chủ cho ăn vào ban đêm. Có thể nói, về
phương diện thực phẩm, việc chăn nuôi các con vật kể trên có hai mục

đích: để cúng và để ăn, nhưng chỉ ăn sau khi cúng, chứ người dân không
giết thịt chúng nhằm cải thiện bữa ăn. Đó là nếp truyền thống của người Tây
Nguyên.
Ngoài ra, ở Kon Tum chúng ta thấy còn có nghề đan lát, làm mộc,
dệt vải, rèn, làm gốm... nhưng đó chỉ là các hoạt động nhằm đáp ứng nhu


9

cầu cuộc sống của bản thân từng gia đình và chưa xuất hiện - dù chỉ một
làng, những người chuyên làm nghề thủ công để kiếm sống, mặc dù có nơi
sản phẩm của họ có phần trở thành hàng hóa. Chợ không phải là địa điểm
quan hệ giao lưu hàng hóa trong xã hội truyền thống, mà việc đó thường
diễn ra tại nhà. Với họ không có sự khác biệt giữa cái đem bán và cái mình
dùng. Họ không có tư duy của người sản xuất hàng hóa trong thương
trường. Hơn nữa, những thứ trở thành hàng hóa được họ làm ra không
nhằm mục đích hàng hóa đơn thuần, mà ở đó còn ẩn chứa cả lòng tự trọng,
tình hữu hảo trong quan hệ với người mua và người sử dụng.
1.1.3. Đặc điểm văn hóa xã hội
Trong lịch sử, cư dân các dân tộc tỉnh Kon Tum tự mình hình thành
nên một phong cách đặc trưng, tập quán văn hóa riêng mang đậm bản sắc
dân tộc với những truyền thống tốt đẹp, tạo nên sự phong phú, đa dạng của
nền văn hóa Việt Nam.
- Kết cấu dân cư và thành phần dân tộc: Qua tìm hiểu, nghiên cứu
những địa danh, dấu tích di chỉ khảo cổ học, những yếu tố văn hóa cổ xưa
còn lại trong lòng đất và đời sống của cư dân, "các nhà khoa học đều xác
định rằng ở Tây Nguyên từ ngàn xưa có người nguyên thủy sinh sống. Lớp
cư dân bản địa đầu tiên giả định là giống người tóc quăn, vóc dáng lùn, da
đen thuộc chủng tộc Ôxtraoit, đến nay chỉ còn lại những vết tích nhân
chủng ở cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa hiện đang sinh sống trên địa

bàn tỉnh Kon Tum, gồm: Xê Đăng, Ba Na, Giẻ - Triêng, Ja Rai, Brâu, Rơ
Mâm" [22, tr. 10]. Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh Kon Tum,
dân số và thành phần các dân tộc phân bố như sau:
Dân tộc Xê Đăng có các nhóm địa phương gồm: Xơ Teng
(H’đang), Tơ Rá, Mơ Nâm, Hà Lăng, Cà Dong, Châu, Ta Trẻ; dân số trên
67.369 người (chiếm 25,2% dân số toàn tỉnh), có mặt hầu hết khắp các
huyện, thị trong tỉnh.


10

Dân tộc Ba Na có các nhóm khác nhau như: Gơ Lar, Tô Lô, Giơ
Lâng, Rơ Ngao, Kram, Roh, Con Kđê, A La Công, Kpăng Công, Bơ Nâm;
dân số trên 30.863 người (chiếm 11,5 % dân số trong tỉnh), sống tập trung
chủ yếu ở thị xã Kon Tum và huyện Konplong.
Dân tộc Giẻ - Triêng cũng có nhiều nhóm địa phương như: Đgích,
Ta Reh, Giang Grẩy, Triêng, Treng, Ta Rieng, Ve, Lave, Ca Tang cư trú
chủ yếu ở huyện Đăkglei và phía Bắc huyện Ngọc Hồi (cũng có một bộ
phận nhỏ sống ở Lào), dân số hiện nay có khoảng 22.713 người (chiếm 8,5
% dân số trong tỉnh).
Dân tộc Gia Rai với nhiều nhóm địa phương như: Gơ Rai, Tơ Bua,
Chơ Rai, Hơ Ban, H’đrung, Chor, A Rap...cư trú chủ yếu ở huyện Sa Thầy và
thị xã Kon Tum; dân số trên 13.895 người (chiếm 5,2 % dân số toàn tỉnh).
Dân tộc Brâu, Rơ Mâm là hai dân tộc có dân số tương đối, trong đó
Brâu: 240 người, Rơ Mâm: 277 người. Hiện nay, người Rơ Mâm định cư ở
làng Le xã Mô Rây huyện Sa Thầy; người Brâu định cư ở làng Đăk Mế, xã
Bờ Y, huyện Ngọc Hồi. Đây là hai dân tộc đang có nguy cơ tuyệt chủng,
cần đến sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng xã hội [12, tr. 28].
Dân tộc Kinh là thành phần dân cư lên cư trú tại Kon Tum vào
khoảng giữa thế kỷ 19, lập nên các làng: Phương Nghĩa (1882), Phương

Quý (1887), Phương Hòa (1892), Trung Lương (1914), Phụng Sơn (1924),
Ngô Thạnh (1925), Ngô Trang (1925), Phước Cần (1927), Lương Khế
(1927)...Đến nay, theo thống kê, người Kinh chiếm gần 46 % dân số so với
các dân tộc khác trong tỉnh (khoảng trên 140.000 người), phân bố chủ yếu
ở trung tâm các huyện thị [12, tr. 30].
Hiện nay, Kon Tum là một đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm: thị xã
Kon Tum và các huyện: Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăkglei, Sa Thầy,
Komplong với 79 xã, phường, thị trấn. Dân số khoảng hơn 300.000 người,
trong đó 54 % là đồng bào các dân tộc ít người. Ngoài ra, còn có một số


11

dân tộc khác di cư đến (Mường, Tày, Nùng....) khoảng trên 10.000 người
[12, tr. 31].
- Nhà: Nhà của người dân đều làm bằng sản phẩm của núi rừng
thiên nhiên. Kiến trúc nhà ở thường thay đổi theo mỗi bộ tộc, nhưng phần
lớn là nhà sàn có lối đi lên bằng thang tre hay gỗ. "Nhà sàn vừa trừ ám khí,
vừa ngăn ngừa ác thú tấn công, vừa thể hiện tinh thần cộng đồng" [54, tr. 29].
Tổ chức và trang trí nhà thật đơn sơ. ở ngay giữa nhà là bếp lửa dùng làm
nơi tiếp khách. Bếp lửa đối với người dân tộc rất quan trọng, nó còn biểu
thị cho tinh thần tín ngưỡng. Đối với một số bộ tộc, bếp lửa còn tượng
trưng cho sự giàu sang, những nhà giàu có tới 7 - 8 bếp lửa, trung bình thì 4 5 cái, còn nghèo thì ít hơn. Ngoài những nhà thường, ở tộc người Xê Đăng,
Ba Na, Rơ Ngao, Ja Rai người ta đều xây thêm một ngôi nhà thật đẹp, cao
lớn ở giữa làng gọi là Nhà Rông. Đây là nơi thờ tự, cũng là nơi ngự trị của
thần làng, là trung tâm diễn ra các lễ nghi. Nhà Rông cũng còn là nơi ngũ
của thanh niên độc thân và cũng là nơi bảo lưu, phát huy truyền thống văn
hóa của từng dân tộc [48, tr. 15-18].
- Làng: Một trong những đặc điểm chung của làng truyền thống là
tính thuần nhất về thành phần tộc người. Việc thu nhận thêm thành viên

đến cư trú trước kia chỉ xảy ra với các trường hợp: cá nhân hay gia đình có
sẵn người thân ở làng mà họ muốn nhập cư, hoặc đó là dâu, rễ của làng.
Mỗi làng có tên gọi riêng. Tên làng thường trùng với tên địa danh hoặc gọi
theo tên người hay dòng họ cụ thể đáng ghi nhớ, hoặc thể hiện đặc điểm
nơi cư trú hay lập làng. Trong làng người dân đều sống theo nếp tự quản,
có Trưởng làng quản lý chung. Trưởng làng là người già, nên thường được
mệnh danh là "Già làng" và nhân vật này cũng cần phải có một số ưu thế
khác người: hoạt bát, am hiểu về phong tục tập quán, giàu kinh nghiệm.
Trên cương vị của mình, Trưởng làng quán xuyến đời sống mọi mặt trong


12

cộng đồng, chi phối cuộc sống của làng, cả về dân sự lẫn quân sự, cả đối
nội lẫn đối ngoại, cả trong sinh hoạt kinh tế lẫn sinh hoạt cộng đồng. Ngoài
ra, khi nói đến bộ máy tự quản, người ta phải kể đến các bô lão, các thầy
cúng, những người giỏi về các hoạt động tín ngưỡng, giỏi về chỉ huy quân
sự thời còn "chiến tranh làng"....Một đặc trưng khác nổi bật trong quan hệ
xã hội là chế độ tự quản vận hành trên cơ sở luật tục. Đó là những quy ước,
quy tắc xã hội chỉ dẫn cách đối nhân xử thế, xác định hành vi tội phạm theo
truyền thống văn hóa của cư dân, xác lập hệ thống tôn ti trật tự, chế định
các mối quan hệ xã hội. Luật tục không chỉ có giá trị khi phân xử mà còn là
"kim chỉ nam" khuyên răn, hướng dẫn nhằm làm cho mọi người sống đúng
theo tập tục truyền thống của cha ông mình.
- Gia đình: Mỗi buôn làng luôn hội tụ nhiều gia đình. Là những vi
tế bào xã hội, các gia đình hợp thành từng cộng đồng cư trú - buôn làng.
Mỗi gia đình bao gồm những thành viên vài ba đời sinh thành từ một ông
bà tổ, nghĩa là có nhiều cặp vợ chồng với con cái họ, mà mối quan hệ trong
đó rất đa dạng: có quan hệ vợ-chồng, quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ
anh chị - em, quan hệ cô dì, chú bác - các cháu....Họ chung sống với nhau

dưới nóc nhà dài - trong đó mỗi gia đình hạt nhân đều được dành riêng một
không gian nhất định làm chỗ ngủ, cất đặt tư trang và để tiện sinh hoạt. Do
phong tục cư trú sau hôn nhân quy định, nên thành phần cơ bản của đại gia
đình người dân tộc có sự khác nhau. "Đối với những vùng không theo tập
quán nhất nhất vợ về nhà chồng hay chồng về nhà vợ, như người Hrê, GiẻTriêng, Xê Đăng....các cặp vợ chồng thường luân chuyển nhau, ở bên vợ ít
năm, đằng chồng ít năm, cứ như thế cho đến khi bố mẹ của vợ hoặc chồng
khuất núi mới định cư thật sự, hoặc có nơi tới khi sinh con đầu lòng thì ra ở
riêng" [46, tr. 57]. Trong gia đình, các dân tộc theo phụ hệ và song hệ thì


13

vai trò người đứng đầu thuộc về người đàn ông cao tuổi nhất, người chồng,
người cha. Trái lại, ở các dân tộc theo mẫu hệ, quyền điều hành sinh hoạt
trong gia đình thuộc về bà già có uy tín cao ở thế hệ lớn tuổi nhất mà chồng
bà là đại diện. Trong tiểu gia đình thì vị trí người mẹ, người vợ được đề
cao. ở đây không phát triển chế độ gia trưởng kèm theo quyền lực ít nhiều
nghiêm khắc, nghiệt ngã và cũng không cần đến điều đó để điều hành sinh
hoạt trong xã hội.
- Về quan hệ họ hàng: Mỗi buôn làng tập hợp nhiều dòng họ: cá
nhân, gia đình luôn thuộc về một dòng họ và nằm trong mối quan hệ thân
thuộc nhất định. Trong làng, giữa các dòng họ ngoài quan hệ cộng đồng cư
trú còn quan hệ hôn nhân với nhau, tạo nên sự liên kết bà con rộng rãi.
Người cùng dòng họ thường ở quây quần bên nhau, có khi tụ tập thành
nhóm cư trú trong làng. Dòng họ thường có vật bảo lưu truyền qua các đời,
đó có thể là hòn đá lạ, ngọn giáo thiêng, hay cổ vật, vật lạ gì khác. Dòng họ
thường có người đứng đầu, có nơi dòng họ còn có sinh hoạt nhằm củng cố
mối liên hệ nội bộ, cũng có nơi dòng họ có kiêng cử nhất định đối với một
thứ cây, hay một loài vật (như người Hà Lăng, Ca Dong) và có truyền
thuyết kể về sự kiêng cử. Ngoài họ hàng ở phạm vi hẹp và phạm vi rộng,

nhiều tộc người còn có thiết chế họ nữa. Trong khi ở người Ba Na, Brâu,
Rơ Mâm, nhiều nhóm Xê Đăng không có họ kèm theo tên thì ở người Ja
Rai, Mnông, Giẻ-Triêng...có họ, và có một số tộc chia ra thành họ nam A
và nữ là Y (ví dụ tên nam là A Huân, tên nữ là Y Bé).
- Về hôn nhân, cưới xin: Việc kén chồng, chọn rễ ở người dân tộc
luôn được chú trọng đến năng lực, sức khỏe và đức hạnh. Tuổi lập gia đình
thông thường là từ 15 đến 20. Thanh niên nam nữ tự mình tìm hiểu bạn đời.
Họ không bị ép duyên, nhưng luật làng cấm những người trong họ không
được lấy nhau. ở người Giẻ-Triêng trai gái cùng Choong (cùng họ) không


14

thể là vợ chồng của nhau. Người Xê Đăng quy định cháu chắt sinh ra từ
một ông tổ thì 3 đời sau có thể lấy nhau, không phân biệt dòng cha hay mẹ.
Phong tục cưới hỏi ở người dân cũng thuần phát, đơn giản. Trai gái tỏ tình,
cầu hôn bằng cách trao tặng chiếc vòng đeo tay. Khi hai bên quyết định
tiến tới hôn nhân thì nghi thức hợp cẩn với ý nghĩa kết hợp đôi trai gái hòa
hợp với nhau là trọng tâm trong lễ cưới, hoặc họ đổi vòng cho nhau, hoặc
cùng ăn nắm cơm, miếng gan gà, uống chung một bát rượu.... Khi thành vợ
chồng chính thức, theo quan niệm người dân thì phải sau một năm mới
được có con, bằng không sẽ quy vào tội chửa hoang. Người ngoại tình và
người khởi xướng ly hôn phải bị nạp phạt theo quyết định xét xử của cộng
đồng [47, tr. 32].
1.1.4. Đặc điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
Đối với người dân ở Kon Tum, tuy đời sống vật chất còn nghèo
nàn, lạc hậu, nhưng đời sống tinh thần lại phong phú, đa dạng, luôn làm
cho con người sống tràn ngập trong bầu không khí lễ hội như để tiếp thêm
sức mạnh, giúp họ tự tin, vững vàng hơn trong cuộc sống.
Tất cả dân tộc đều thống nhất một điểm bao trùm và chi phối quan

trọng trong nhiều hoạt động của cá nhân cũng như cộng đồng là tín ngưỡng
vạn vật hữu linh. Hiểu theo đó, thế giới có nhiều siêu nhiên ẩn tàng vô hình
trong các khách thể vật chất ở khắp nơi xung quanh con người và cả trong
bản thân của mỗi người. Xuất phát từ những tín nhiệm đó, các thần linh lại
chi phối một cách sâu sắc, huyền bí đối với cuộc sống của họ. Những lễ
thức tôn giáo gắn liền với hầu hết các lĩnh vực hoạt động nhằm ngăn ngừa
tai họa, rủi ro, cầu xin sự tốt lành may mắn. Điểm chung nhất của người
dân là trong cúng bái bao giờ cũng có việc hiến sinh, dâng đồ ăn thức uống
tế thần và lời khấn cầu mong sự tốt đẹp cho cuộc sống trần thế, nhờ trời
phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, sinh sôi [46, tr. 30].


15

Xã hội thần thánh của người Tây Nguyên rất phong phú, đa dạng.
Theo tác giả Đỗ Hữu Nghiêm thì có 2 loại: Thượng đẳng thần và Hạ đẳng
thần. Trong linh giới, ngoài các thần còn có ma quỷ, trong các loài ma quỷ
thì người ta sợ nhất là Ma Lai. Ma Lai được hình dung giống người quỷ
sống chung lẫn với người, đêm đêm lần mò đi tìm ăn xác chết, hút máu, rút
ruột người. Xưa kia Ma Lai cũng là người nhưng ăn phải thịt người nên trở
thành ma. Người ta xa lánh những người bị tình nghi là Ma Lai. Khi phát
hiện ai là Ma Lai người ta sẽ giết luôn người đó hoặc cả gia đình họ để trừ
tuyệt căn [55, tr. 18-22].
Người dân ở đây có nhiều kiêng cữ, họ tin rằng trong mối liên hệ bí
ẩn với các thần linh, một thành viên dân làng có thể ảnh hưởng tới cả cộng
đồng. Theo cách quan niệm của họ, ai đó vi phạm tập tục sẽ khiến thần linh
nổi giận trừng phạt buôn làng. Muốn khỏi những tai họa đó, người dân
thường tổ chức các hình thức cầu đảo khi thấy tình thế "có vấn đề". Họ rất
coi trọng điềm báo thể hiện qua giấc mơ, tiếng thú, hướng bay của chim
hoặc một số hình thức nào đó.

Ở người dân tộc, khái niệm Yàng được dùng phổ biến để chỉ đa số
các siêu nhiên mà trong tiếng Kinh thường gọi là Thần. Có loại thần thiện
phù hộ, đem lại lợi ích cho con người, có loại thần ác luôn gây tai họa.
Người dân tộc đều tin có tinh linh trong mỗi người đang sống, giống như
"hồn", "vía" ở người Kinh. Khi chết đi, hồn biến hóa khác nhau theo tín
ngưỡng của từng dân tộc. Người Brâu cho rằng "hồn" ở đỉnh đầu, sau khi
người chết thì hóa ra ma gây tai họa cho người sống. Người Giẻ-Triêng gọi
hồn là phol, cho rằng phol ẩn náu trong lỗ tai, sau khi người chết đi thì phol
biến thành chim teh hay chim king cang bay về với tổ tiên ở vùng Giằng
bên Quảng Nam. Người Ba Na tin mỗi người có 3 hồn, hồn chính ở xoáy
đầu, còn 2 hồn phụ ở trán và thân thể; hồn người chết hóa ra ma (atâu) và
qua 8 lần biến hóa, bắt đầu từ thành hổ, thành mèo rừng, thành chồn, cheo,


16

chuột, chuột không đuôi, sương mù và tan vào thiên nhiên. Thế giới người
chết được người dân mường tượng mô phỏng cuộc sống của chính họ,
nhưng có sự trái ngược, đối lập nhất định giữa đằng người và đằng ma, nếu
bên này là đêm thì bên kia là ngày. Vì vậy, cả cộng đồng phải thực hiện
những lễ thức tôn giáo và kiêng cử nhất định, với sự ảo vọng nhận được sự
bình yên, tránh được rủi ro, hiểm họa. Đó là dịp để cúng quải, hiến tế của
tập thể, định kỳ và không định kỳ do buôn làng tổ chức. Trước các thần, dù
để tạ ơn hay tạ lỗi, dù hứa hẹn hay xin điều gì, khi ấy lời cầu khấn phát ra
với tư cách cộng đồng và cả cộng đồng đang trông chờ chung sự linh
nghiệm ở những gì sẽ đến trong cuộc sống của buôn làng mình [77, tr. 18].
Như vậy, qua phân tích những đặc điểm chung của tỉnh Kon Tum,
chúng ta thấy rằng dù có ít nhiều sự khác biệt giữa các dân tộc, nhưng cái
chung lớn nhất được họ thể hiện rõ là tính cộng đồng cao trong lĩnh vực
sinh hoạt tín ngưỡng; đó là sợi dây liên kết ràng buộc con người lại với

nhau vì sự tồn tại cho cuộc sống hôm nay.
1.2. QUÁ TRÌNH TRUYỀN ĐẠO TIN LÀNH VÀO TỈNH KON TUM

1.2.1. Một số kiến thức cơ bản về đạo Tin Lành
Vào đầu thế kỷ XVI, giai cấp tư sản châu Âu phát triển mạnh, có
thế lực ở nhiều nước, đặc biệt là ở Đức, mâu thuẫn giữa nông dân với
phong kiến quý tộc xảy ra gay gắt - nơi mà thời kỳ trung cổ cung cấp cho
Giáo hội Rôma nhiều của cải vật chất, từng được mệnh danh là "Con bò
sữa của giáo hội", nhưng giáo hội Rôma không sống theo lời dạy của Đức
Chúa Giêsu, không tuân giữ giới luật, vượt quá xa những điều giáo hội cho
phép, dấn thân vào những chuyện phàm tục tầm thường. Năm 1514, Giáo
hoàng Lêon X ra lệnh ban "Ơn toàn xá" cho những ai dâng cúng tiền cho
giáo hội. "Ơn toàn xá" được phổ biến ở nhiều nơi không phải vì ý nghĩa
thiêng liêng mà vì mục đích kinh tế, với lời tuyên truyền rằng Ai bỏ tiền ra
mua bùa xá tội thì mọi tội lỗi sẽ được xóa hết, mua càng nhiều thì sau khi


17

chết sẽ được lên thiên đàng. Việc làm này gây lên làn sóng phản ứng mạnh
mẽ trong hàng ngũ giáo sĩ, tín đồ và đặc biệt là giáo hội Công giáo Đức.
Người đầu tiên khởi xướng phong trào, đứng ra đấu tranh và trở thành vị
lãnh tụ nổi tiếng là Martin Luther - đồng thời, ông cũng là người dọn
đường cho giai cấp tư sản Đức nhập thế, cuộc vận động cải cách tôn giáo
đã nổ ra dẫn tới sự ra đời của đạo Tin Lành [2, tr. 103].
 Các chức việc của đạo Tin Lành
Trong Hội thánh Tin Lành không có phẩm trật, tất cả tín đồ đều
đồng đẳng, đồng quyền và đồng trách nhiệm trước mặt Đức Chúa trời. Tuy
nhiên, vì công việc nhà Chúa, Hội thánh có mấy chức việc sau:
- Chấp sự: Theo nghĩa đen, nguyên văn tiếng Hy Lạp là Diacons tức là người đày tớ, có trách nhiệm giúp việc tài chính cho Hội thánh và

phụ ông Mục sư hoặc Truyền đạo trong mọi công việc của Hội thánh.
- Truyền đạo: Có nhiệm vụ đi giảng đạo để truyền rao Tin Lành,
những người này phải học qua lớp kinh thánh. (ở Việt Nam học tại trường
Đà Nẵng).
- Mục sư: Các vị truyền đạo sau một thời gian phục vụ ít nhất là 2
năm có thể được Hội thánh phong Mục sư. Việc phong Mục sư do Hội
đồng phong chức gồm ít nhất 7 vị vừa là Mục sư vừa là giáo sĩ. Lễ tấn
phong Mục sư được tổ chức long trọng, một Mục sư thay mặt Hội đồng
nhân danh đức Chúa trời truyền đạt sứ mệnh cho tân Mục sư [2, tr. 30].
 Cơ cấu tổ chức Hội thánh
Hội thánh Tin Lành được tổ chức theo chính thể cộng hòa, nghĩa là
mọi công việc của Hội thánh không do một thành viên nào tự quyết định,
nhưng cũng không phải mọi tín đồ đều có quyền tham gia bàn bạc, mà do
đại biểu các Chi hội công cử, gồm:
- Chi hội


18

- Địa hạt liên hội
- Tổng liên hội
- Chi hội: Nơi nào có tín đồ thì nơi đó đều có một Chi hội của Hội
thánh, có thể xem Chi hội là đơn vị cấp cơ sở nhỏ nhất của giáo hội có tư
cách pháp nhân. Chi hội do ông Mục sư nơi đó điều khiển và có một Ban
Trị sự. Ban Trị sự do tín đồ bầu ra. Mỗi Chi hội có một Ban Chứng Đạo do
vị Mục sư, Truyền đạo hoặc một tín đồ thành khẩn làm Trưởng ban. Thông
thường vào chiều chủ nhật, Ban Chứng Đạo đi phát và mời tín đồ đến dự
thính các giờ giảng Tin Lành. Hoạt động đáng ghi nhớ nhất của Chi hội là
Hội đồng thường niên, trong phiên họp này, tất cả tín đồ đều tham dự dưới
sự chủ tọa của Mục sư để bàn bạc, thảo luận công việc trong năm tới. Hội

đồng thường niên họp (do Chủ nhiệm địa hạt liên hội chủ tọa) có thể quyết
định việc lưu giữ vị Mục sư hay Truyền đạo hoặc mời các vị khác đủ điều
kiện tư cách tham gia vào Chi hội.
- Địa hạt liên hội: Gồm tất cả các Chi hội trong một địa hạt liên hiệp
lại thành một Địa hạt liên hội. Địa hạt liên hội có một Ban Trị sự gồm: Chủ
nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Thư ký và nhiều thành viên khác. Trong Địa hạt
liên hội có đại biểu các Chi hội, ông Chủ nhiệm địa hạt làm chủ tọa cuộc
họp và gọi là Hội đồng thường niên. (Còn Hội đồng Linh tu là những buổi
nhóm họp giữa các Mục sư, Truyền đạo và tín đồ từng khu vực để thờ
phụng Chúa, giảng dạy kinh thánh và cầu nguyện để bồi bổ đời thuộc linh gọi là Lớp Bồi linh).
- Tổng liên hội: Nhiều Địa hạt liên hội hợp thành Tổng liên hội.
Ban Trị sự Tổng liên hội gồm có Hội trưởng, Hội phó, Thư ký và các nhân
viên khác [2, tr.35].
 Giáo lý
Trước hết, Tin Lành là một tôn giáo có nguồn gốc chung với Công
giáo, sau đó tách ra. Vì vậy, về mặt giáo lý, luật lệ, lễ nghi đạo Tin Lành cơ bản


19

giống đạo Công giáo. Nhưng do trong quá trình đấu tranh đi đến tạo lập giáo
hội, những người lãnh đạo có những thay đổi nhất định. Giữa giáo lý, lễ nghi
của đạo Công giáo và Tin Lành có một số điểm giống và khác nhau như sau:
1. Đạo Tin Lành đề cao kinh thánh, xem đó là chuẩn mực căn bản
duy nhất của đức tin và sự hành đạo. Nhưng ở đạo Công giáo cho rằng
ngoài kinh thánh ra còn có các văn bản khác, như Nghị quyết các Cộng
đồng chung, các Sắc chỉ, Thông điệp...của Giáo hoàng về nguyên tắc cũng
có giá trị pháp lý. Trong khi đó, ở đạo Tin Lành lại đề cao kinh thánh một
cách tuyệt đối, nhưng không coi đó là cuốn sách mà chỉ có một số người (ý
chỉ các giáo sĩ) được quyền kê cứu và giảng giải như đạo Công giáo. Tất cả

tín đồ đạo Tin Lành đều được sử dụng, nói và làm theo kinh thánh. Riêng
trong bộ kinh Cựu ước có 46 quyển, tín đồ Tin Lành chỉ công nhận 36
quyển, còn lại họ cho là con người viết thêm vào nên không có ý nghĩa.
2. Giáo lý đạo Công giáo và Tin Lành về cơ bản giống nhau: cả hai
đều thờ Thiên chúa, tin theo thuyết Thiên chúa 3 ngôi (Cha - Con và Thánh
thần); tin vũ trụ, muôn vật đều do Thiên chúa tạo dựng, điều khiển; tin con
người do Thiên chúa tạo dựng một cách đặc biệt và có tội Tổ tông truyền;
tin có Ngôi Hai Thiên chúa là đấng Giêsu Kitô xuống trần chịu nạn chết
chuộc tội cho con người; tin có ngày Phục sinh và Phán xét.
3. Đạo Tin Lành tin có sự hoài thai Chúa Giêsu một cách mầu
nhiệm của bà Maria, nhưng cho rằng bà không phải là mẹ của Thiên chúa
và chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Giêsu, sau đó không còn đồng trinh nữa.
4. Đạo Tin Lành tin có thiên sứ, thánh tông đồ, các thánh tử đạo và
các thánh khác, nhưng không sùng bái lạy họ. Đạo Tin Lành không thờ
tranh ảnh, hình tượng cũng như các di vật, không tôn sùng và thực hiện
hành hương đến thánh địa kể cả ở Giêsuxalem, Nuixinai hoặc đền thánh
Phêrô và Phaolô.


20

5. Đạo Tin Lành tin có thiên đàng, địa ngục nhưng không quá coi
trọng tới mức dùng nó làm công cụ khen thưởng, răn đe, trừng phạt đối với
con người. Đạo Tin Lành đề cao lý trí trong đức tin, cho rằng sự rỗi chỉ đến
bởi đức tin chứ không phải vì những "hình thức ngoại tại" (ý nói các luật lệ,
lễ nghi). Do đó, các luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo của đạo Tin Lành
cũng đơn giản, không cầu kỳ, rườm rà như đạo Công giáo.
6. Tín đồ đạo Công giáo xưng tội trong tòa kín với Linh mục là
hình thức chủ yếu nhất, còn tín đồ Tin Lành xưng tội trực tiếp với Thiên
chúa. Khi xưng tội, cũng như cầu nguyện, họ có thể đứng giữa bàn thờ,

trước đám đông để sám hối hoặc nói lên ý nguyện của mình một cách công
khai.
7. Nhà thờ đạo Công giáo được xây dựng tốn kém, kiến trúc theo
lối cổ, bài trí công phu, cầu kỳ, cho rằng đó là nơi Chúa ngự trị một cách
linh thiêng. Trái lại, nhà thờ đạo Tin Lành thường xây theo kiến trúc hiện
đại, đơn giản, trong nhà thờ không có tượng ảnh, chỉ có cây thập giá biểu
tượng của Chúa Giêsu chịu nạn.
8. Trong 7 phép Bí tích của đạo Công giáo, đạo Tin Lành chỉ thừa
nhận và thực hiện phép Rửa tội (Bắp têm) và phép Thánh thể, vì họ cho
rằng kinh thánh chỉ nói đến 2 phép đó mà thôi (thực ra hiện nay đạo Tin
Lành vẫn có thực hiện thêm phép Dâng con trẻ, Hôn phối và An táng).
9. Giáo sĩ đạo Tin Lành gồm có 2 chức Mục sư và Truyền đạo
(Truyền đạo còn gọi là Giảng sư). Giáo sĩ Tin Lành không áp dụng tình
trạng độc thân như giáo sĩ đạo Công giáo. Họ được lấy vợ, lấy chồng, sinh
con đẻ cái, xây dựng hạnh phúc gia đình riêng. Việc tuyển chọn, phong
chức Mục sư, Truyền đạo, bổ nhiệm Chủ tọa Hội thánh do một hội đồng có
thẩm quyền của giáo hội quyết định. Các hoạt động của giáo sĩ Tin Lành
chịu sự kiểm soát của tín đồ.


21

10. Về phương diện tổ chức, đạo Tin Lành tách hẳn đạo Công giáo
nhưng không lập ra tổ chức giáo hội mang tính phổ quát cho toàn đạo, cho
toàn thế giới mà đi theo xu thế riêng lẻ, độc lập với những hình thức khác
nhau theo từng hệ phái hoặc theo từng quốc gia. Trong cơ cấu tổ chức giáo
hội, các hệ phái Tin Lành chủ trương giao quyền tự trị cho giáo hội cơ sở là
Chi hội [2, tr. 40].
 Các thánh lễ
- Lễ Bắp têm: Đây là nghi thức chính của đạo, tất cả tín đồ đều phải

chịu lễ này. Người nào chưa tin Chúa, muốn vào đạo phải học hết giáo lý
cơ bản về đạo, sẽ được khảo hạch bởi một tiểu ban do Mục sư chủ tọa. Mục
sư này nếu thấy được sự xứng đáng thu nhận lễ Bắp têm thì sẽ nhân danh
đức Chúa 3 ngôi để làm lễ cho họ. Hội thánh không làm lễ này cho trẻ con,
mà phải từ 18 tuổi trở lên.
- Lễ Thánh thể (Lễ tiệc thánh): Cũng tương tự như Bí tích thánh thể
của Công giáo, lễ do Mục sư (hoặc Truyền đạo) chủ tọa, nhưng được thực
hiện đơn giản hơn. Sau lễ, tất cả tín đồ, giáo sĩ cùng uống rượu, ăn bánh và
dâng lời cầu nguyện tạ ơn Chúa. Những người chịu lễ Bắp têm mới được
dự lễ Thánh thể.
- Lễ Hôn phối: Các nam nữ tín đồ khi muốn kết hôn với nhau phải
được Mục sư làm lễ Hôn phối trong một buổi nhóm tại thánh đường hoặc
tư thất của tín đồ. Hội thánh Tin Lành Việt Nam không bao giờ cho phép
tín đồ ly dị trừ khi vì cớ ngoại tình.
- Lễ Dâng con: Đây là lễ để cha mẹ dâng con cho Chúa và biệt
riêng con mình cho Ngài.
- Lễ An táng: Khi một tín đồ đau ốm, gia đình báo cho vị Mục sư
hay Truyền đạo biết để đến xức dầu, cầu nguyện Chúa chữa bệnh cho. Nếu
không khỏi bệnh mà qua đời thì đó là bệnh nhân đã đẹp ý Chúa về nước


22

trời, lúc đó Mục sư phối hợp với Hội thánh làm lễ an táng cho người
chết [2, tr. 45].
 Các hệ phái Tin Lành chính trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có trên 300 hệ phái Tin Lành, trong đó tập
trung nhất vẫn là các hệ phái chính sau: Phái Trưởng lão, Phái Bắp tít, Phái
Chứng nhân Giêhôva, Phái Mennônai, Phái Mooc Mông, Phái Ngũ Tuần,
Phái Giám lý, Phái Thanh giáo và Giáo hội cộng đồng, Phái Quaker, Phái

Cơ đốc Phục lâm, Phái Giáo hội Thống nhất, Phái Môn đệ Đấng Christ,
Phái Những nhà khoa học Kitô giáo, Phái Hội liên hiệp phúc âm và truyền
giáo (viết tắt là CMA) [3, tr. 2].
 Các hệ phái Tin Lành ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến nay
toàn quốc có hơn 13 hệ phái, đó là: Hội liên hiệp phúc âm và truyền giáo
(CMA), Bắp tít, Cơ đốc truyền giáo, Trưởng lão, Ngũ tuần, Mennônai.
Quaker, Chứng nhân Giêhôva, Moocmông, Tầm nhìn thế giới, Liên hữu cơ
đốc và Giám lý [10, tr. 2].
1.2.2. Sự du nhập, phát triển đạo Tin Lành vào tỉnh Kon Tum
1.2.2.1. Lịch sử quá trình truyền đạo
Ngay từ nửa đầu thế kỷ XVII, qua những tài liệu còn lại người ta
thấy có những tín đồ hay Mục sư Tin Lành người Châu Âu đến Việt
Nam và phương Đông. Họ là những người đi trên các thương thuyền với
tính cách là thương nhân, nhà ngoại giao, tuyên úy hay cả quân nhân. Họ
làm việc cho các công ty Đông ấn mang quốc tịch Pháp, Hà Lan. Đó là
Charles ở Phố Hiến năm 1957, là những Mục sư Pháp mang tên Delarge,
Durand, Andre.... Đến năm 1884, Mục sư Theso Phile Bơisset được cử đến
Đông Dương làm tuyên úy cho một số tín đồ Tin Lành Pháp. Chính thời
điểm này, Hội Truyền giáo do Mục sư A.B Simpson thiết lập đang hoạt


23

động tại Hoa Nam bắt đầu chú ý đến Việt Nam. Mùa hè năm 1893, D.
Lelachcar - người cộng tác của Simpson đến Sài Gòn xem xét công việc và
quan sát tình hình. Năm 1897, Mục sư C.H Reeves - Hội Trưởng Hội
truyền giáo địa hạt Hoa Nam và R.A Jaffray xuống tận Hà Nội khảo sát,
chuẩn bị cho công cuộc truyền giáo, song kế hoạch đó bị người Pháp
khước từ chưa chấp nhập. Năm 1911, Mục sư Jaffray, Hoster, Hugles

đến Đà Nẵng tá túc tại nhà của Binnet, người Pháp, lúc đó làm việc cho
Thánh

Kinh

hội, đặt vấn đề mua lại cơ sở để làm trụ sở của Hội Thánh Tin Lành Việt
Nam [55, tr. 19].
Năm 1915, khi chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, mượn cớ các giáo sĩ
Tin Lành làm gián điệp (lúc này Pháp đánh nhau với Đức), nhà cầm quyền
Pháp ở Đông Dương cấm các giáo sĩ (hệ phái CMA) hoạt động, nhưng
trong lúc này, Mục sư Jaffray với tư cách là Phó hội trưởng CMA ở Trung
Quốc sang gặp toàn quyền Đông Dương để thương lượng và đề nghị cho
các giáo sĩ Tin Lành được hoạt động trở lại [2, tr. 30].
Từ ngày 5 đến 13/03/1927, Đại hội lần thứ IV ở Đà Nẵng bầu ra
Ban Trị sự Tổng liên hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam do Mục sư Hoàng
Trọng Thừa làm Hội trưởng và kiêm nhiệm Hiệu Trưởng trường Thánh
kinh Đà Nẵng [2, tr. 10].
Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơnerver được ký kết, đất nước tạm
chia cắt ở vĩ tuyến 17, một cuộc di cư lớn diễn ra trong lịch sử với khoảng
1 triệu người từ Bắc vào Nam và khoảng 100.000 người từ Nam ra Bắc,
gây nên những xáo trộn, biến động về mặt chính trị, xã hội. "ở miền Bắc, số
đông tín đồ, giáo sĩ di cư vào Nam, cơ quan của Tổng Liên hội cũng
chuyển vào Sài Gòn, chỉ còn hơn 5.000 tín đồ và hơn chục mục sư, giảng
sư. Năm 1975, những tín đồ, giáo sĩ còn lại ở miền Bắc đã lập tổ chức giáo
hội riêng lấy trên là Tổng hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) -


24

gọi tắt là Hội Thánh Tin Lành miền Bắc, với đường hướng vừa hoạt động

tôn giáo vừa hoạt động yêu nước cho đến ngày nay" [2, tr. 139]. Trong khi
đó, ở miền Nam, những năm 1954 - 1975, lợi dụng cuộc chiến tranh xâm
lược của Mỹ, Hội Liên hiệp phúc âm và truyền giáo (CMA) đẩy mạnh hơn
bao giờ hết việc đầu tư tiền quả, phương tiện giúp Tổng liên hội Hội thánh
Tin Lành Việt Nam (miền Nam) xây dựng hệ thống tổ chức, mở rộng các
cơ sở tôn giáo, kinh tế, văn hóa, xã hội ở nhiều nơi. Cơ sở đào tạo giáo sĩ
được củng cố và mở rộng. Trường kinh thánh Đà Nẵng chuyển vào Nha
Trang nâng thành cấp đại học với tên gọi mới Thánh kinh thần học viện
Nha Trang. Hai trường kinh thánh hệ trung cấp được xây dựng ở Đà Lạt và
Buôn Mê Thuột đào tạo giáo sĩ cho vùng Tây Nguyên, trong đó địa bàn
tỉnh Kon Tum được chú trọng [2, tr. 18].
Mặc dù có chậm hơn nhiều so với đạo Công giáo, Tin Lành chỉ
chính thức hoạt động ở Tây Nguyên đầu tiên vào năm 1929 tại Đà Lạt do
Mục sư H.A Jăckson đến cao nguyên Di Linh truyền đạo cho người Kơ Ho,
với việc thành lập trường học cho con em các nhà truyền giáo và trường
dạy thánh kinh vào năm 1933. Năm 5 sau (1934), vợ chồng Mục sư Smith
tổ chức một trung tâm truyền bá Tin Lành khác ở Buôn Mê Thuột, đến năm
1950, mở trung tâm truyền giáo cho các dân tộc ít người Ê Đê, Ja Rai. Báo
cáo đầu tiên của các cố vấn Mỹ về vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên (1957) có
ý kiến là cần xóa bỏ ảnh hưởng của cố đạo Pháp tại vùng đất này. Cuộc tiếp
xúc giữa tên trùm tình báo Mỹ, cố vấn của Ngô Đình Diệm là Lansdale với
vợ chồng Mục sư Smith và các nhân sĩ người thượng ở Buôn Mê Thuột vào
năm 1956 đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển của Tin Lành ở Tây
Nguyên. Khi các ấp chiến lược được thành lập, các đồn bốt lính ngụy dựng
lên cũng là lúc đạo Tin Lành ở Kon Tum thể hiện rõ nhất về sự cấu kết để
hoạt động trong vùng tín đồ đồng bào dân tộc [53, tr. 61].


25


Năm 1959, các nhà truyền giáo từ trung tâm ở Đà Nẵng đến Kon
Tum giảng đạo nhưng mọi việc không diễn ra theo ý họ. Một phần khó
khăn bước đầu do thiếu người truyền đạo, thiếu người am hiểu về phong
tục tập quán nên khó tiếp xúc với đồng bào; phần khó khăn khác do các
quan chức đương thời lúc này phần lớn theo hoặc có cảm tình với Công
giáo nên những người truyền đạo không nhận được sự ủng hộ từ phía chính
quyền và dân chúng [55, tr. 21].
Tháng 2/1960, ông bà Nguyễn Văn Tửu đến giảng đạo cho người
Giẻ-Triêng, Xê Đăng, Hà Lăng ở Đăk Sút (nay là xã Đăk Kroong, huyện
Đăkglei). Tiếp đến, mấy tháng sau, một bác sĩ người nước ngoài tên là
Harverson và ông Doy Spragett từ Hồng Kông đến huyện Đăkglei ở lại
truyền đạo, nhưng được 3 tuần họ phải chuyển về Ba Tơ (Quảng Ngãi) vì
nhà ở bị một người lạ mặt đốt cháy. "Trong thời gian này (1960), Đại Hội
đồng Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) quyết định thành lập Địa
hạt Thượng du cho các dân tộc Tây Nguyên" [81, tr. 13]. Theo sự phân
công của Hội thánh, các nhà truyền đạo được chỉ định phụ trách các khu
vực sau:
Ông Nguyễn Văn Tửu - Phụ trách khu vực Đăk Sút
Ông Trí - Hạnh - Phụ trách khu vực Đăk To Rah (Đăk Chong)
Ông Phạm Minh Ân - Phụ trách ở Đăkglei.
Về sau, do quá trình di cư lập ấp chiến lược, cùng với việc mở rộng
cơ sở quân sự của chính quyền Sài Gòn và sự đẩy mạnh hoạt động của các
nhà truyền giáo dần dần đưa đạo Tin Lành lan rộng đến người Kinh ở thị xã
Kon Tum cùng các khu vực lân cận với nhiều cách thức truyền đạo khác
nhau [55, tr. 40].


×