Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Quản lý chi phí xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.23 KB, 3 trang )

Đổi mới phương thức quản lý chi phí xây dựng cho
phù hợp với cơ chế vận hành của thị trường xây dựng
Từ Đại hội Đảng VII trở đi, Đại hội nào cũng đề cập đến việc hình thành và mở rộng hệ
thống thị trường, tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường... thế nhưng bản thân ngành
xây dựng lại rất ít quan tâm đến việc hình thành và hoàn thiện thị trường xây dựng, đồng
nhất hoặc lẫn lộn hai khái niệm ngành và thị trường. Mà giá cả trong thị trường xây dựng
thì khác hẳn về bản chất với giá cả trong ngành xây dựng kế hoạch hoá tập trung, tuy trên
hình thức thì không khác nhau mấy. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài quản lý chi phí đầu tư
xây dựng cơ bản có ý nghĩa rất cấp bách để tháo gỡ rất nhiều vướng mắc hiện nay trong
quá trình vận hành của thị trường xây dựng nước ta.
Chi phí đầu tư xây dựng phụ thuộc rất lớn vào giá cả của các thị trường có yếu tố sản
xuất, bao gồm thị trường đất đai, thị trường vật liệu xây dựng, thị trường vận tải và cho
thuê máy móc, thị trường lao động, thị trường tiền tệ (lãi suất vay ngân hàng)... mà giá cả
trên các thị trường này thường biến động luôn do tác động của quan hệ cung cầu và quan
hệ cạnh tranh trong từng thị trường đó.
Chi phí đầu tư xây dựng hiển nhiên cũng phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và quan hệ
cạnh tranh trong chính thị trường xây dựng. Do trong thị trường xây dựng chỉ có một
người mua (chủ đầu tư) mà nhiều người bán (nhà thầu), nên sự cạnh tranh chỉ diễn ra
giữa các bên bán với nhau thông qua các cuộc đấu thầu, vì vậy sự cạnh tranh là không
hoàn hảo.Các nhà thầu nhiều khi lại phải hợp tác với nhau để thực hiện một hợp đồng lớn
(như liên doanh, thầu chính, thầu phụ...) tạo ra mối quan hệ kinh doanh phụ thuộc lẫn
nhau khác phức tạp.
Hiện nay chi phí đầu tư xây dựng đang được quản lý theo phương thức đã hình thành
trong thời kỳ bao cấp cộng thêm một số yếu tố mới bổ sung từ khi đổi mới, như giá thầu
(giá dự thầu, giá xét thầu, giá hợp đồng giao nhận thầu), chi phí tư vấn... Rõ ràng cần đổi
mới phương thức quản lý chi phí đầu tư xây dựng một cách triệt để hơn, phù hợp với cơ
chế thị trường, tức là phù hợp với cơ chế giá cả, cơ chế cung cầu và cơ cạnh tranh đang
chi phối sự vận hành của thị trường xây dựng nước ta (xin nói thêm: quy luật cơ bản của
kinh tế thị trường là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Khi các quy
luật đó tác động vào một thị trường cụ thể thì hình thành cơ chế vận hành đặc thù của thị
trường đó, chẳng hạn cơ chế vận hành của thị trường xây dựng khác với thị trường bất


động sản)
Xuất phát từ các luận điểm nói trên, tôi nghĩ rằng khi nghiên cứu đổi mới quản lý chi phí
xây dựng chúng ta nên nắm vững 4 nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Giá cả thị trường xây dựng cùng như giá cả thị trường nói chung, vận hành
theo quy luật giá trị và chịu sự tác động của các quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh,
cho nên thường xuyên biến động. Các giao dịch trong thị trường xây dựng thường diễn ra
trong thời hạn khá dài, có thể trong nhiều năm, nên sự biến động giá cả trong các thị
trường có yếu tố sản xuất càng không thể tránh khỏi. Vì vậy cơ chế quản lý chi phí xây
dựng phải thích hợp với sự biến động của giá cả xây dựng.

1


Nguyên tắc 2: Giá xây dựng là giá đặt hàng sản xuất, ra giá trước rồi mới sản xuất sau.
Việc tạo giá là cả một quá trình, mỗi giai đoạn có loại giá đặc thù như giá ước toán, khái
toán, dự toán, giá đấu thầu, giá tạm ứng, giá thanh toán, quyết toán. Mỗi loại giá sau cụ
thể hoá và chính xác hoá loại giá trước những giá cuối cùng có giá trị trả tiền là giá thanh
toán.
Khi đặt hàng chưa phải đã lường hết đầy đủ các yếu tố về khảo sát, thiết kế nên còn cần
phải bổ sung chi phí trong quá trình xây dựng. Ngoài ra còn có các yếu tố rủi ro bất khả
kháng như biến động lớn về kinh tế vĩ mô, về chính sách, về thiên tai... làm thay đổi giá
cả và chi phí xây dựng. Do đó khi thanh toán buộc phải xét đến các biến động không do
lỗi của nhà thầu. Vì vậy, hợp đồng giao nhận thầu, một văn bản then chốt thể hiện kết quả
giao dịch thị trường, cần phải chứa đựng mọi ràng buộc cần thiết có liên quan đến các
vấn đề nói trên. Chủ đầu tư phải có khoản dự phòng để ứng phó với các biến động giá cả.
Tóm lại khi quản lý chi phí xây dựng thì phải nắm vững đặc điểm của giá cả xây dựng.
Nguyên tắc 3: Nhà nước có vai trò kép trong quản lý chi phí xây dựng, bao gồm vai trò
quản lý Nhà nước và vai trò chủ đầu tư (người bỏ vốn). Cần phân biệt rõ hai vai trò này,
không được lẫn lộn
Nguyên tắc 4: Kinh tế nước ta vẫn đang trong thời kỳ đổi mới. Một mặt chúng ta chưa có

nhiều hiểu biết và kinh nghiệm quản lý chi phí và giá cả trong thị trường xây dựng, mặt
khác cũng không được gây ra nhưng xáo trộn đột ngột quá lớn đối với hiện trạng, do đó
cần có giai đoạn quá độ, trước khi chuyển đổi sang áp dụng trọn vẹn cơ chế thị trường
xây dựng khu vực và quốc tế.
Trong thị trường xây dựng cũng như trong các thị trường khác, ngoài các chủ thể thị
trường thì còn có các giới trung gian thị trường, là chiếc cầu liên kết các chủ thể thị
trường, hoặc kết nối những người sản xuất với nhau hoặc người tiêu dùng.Đó là những
người trung gian giao dịch và cơ quan trọng tài... Vì vậy, muốn hoàn thiện thị trường xây
dựng thì phải củng cố giới trung gian thị trường. Mức độ trưởng thành của thị trường tuỳ
thuộc rất lớn vào trình độ của giới trung gian thị trường này.
Vai trò của người trung gian giao dịch và trọng tài giao dịch có ý nghĩa rất lớn đối với
quá trình tạo giá, thực hiện giá, giám sát giá, xử lý tranh chấp giá, khác rất nhiều với vai
trò kỹ sư đơn giá định mức trong nền kinh tế kế hoạch. Đó là các kỹ sư giá thực hiện các
loại hoạt động tư vấn về giá cả phục vụ chủ đầu tư và nhà thầu, phục vụ cho các cơ quan
quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, các tổ chức tiền tệ (ngân hàng, kho bạc, bảo hiểm).
Đổi mới thể chế quản lý chi phí xây dựng phải đi đôi với nâng cao năng lực thực hiện thể
chế đó, mà khâu then chốt là phải đào tạo được đội ngũ kỹ sư giá chuyên nghiệp có năng
lực hành nghề giỏi và đạo đức nghề nghiệp tốt.
Trong vai trò quản lý Nhà nước, Chính phủ phải đạt được các yêu cầu sau đây đối với
công tác quản lý chi phí xây dựng của toàn xã hội:
1. Đảm bảo tính pháp lý vững chắc cho các quyền và nghĩa vụ dân sự trong các loại hợp
đồng kinh tế trong thị trường xây dựng.
2. Chống độc quyền, chống tham nhũng, đảm bảo cạnh tranh công bằng.
2


3. Đảm bảo thu đúng và đủ thuế.
Trong vai trò là chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước, Chính phủ
phải đạt được các yêu cầu:
4. Đảm bảo đầu tư xây dựng có hiệu quả, chống được thất thoát

5. Đảm bảo đầu tư xây dựng phù hợp với khả năng của ngân sách
Trong đổi mới thể chế quản lý chi phí xây dựng, vấn đề phân cấp và giám sát có ý nghĩa
rất quan trọng. Khi phân cấp thì cần chú ý đảm bảo năng lực thực hiện tương xứng với
quyền hạn được giao, để giám sát tốt thì phải rất coi trọng tính công khai, tính minh bạch
và việc thu hút sự tham gia của cộng đồng. Phân cấp và giám sát phải đi đôi với nhau.
Đổi mới quản lý chi phí xây dựng là chủ đề rộng lớn. Tham luận ngắn ngủi này chỉ đề
cập đến một số vấn đề mang tính tổng quát mà tôi nghĩ là có ích cho việc nghiên cứu. Hy
vọng trong những năm tới Bộ Xây dựng sẽ có một chương trình nghiên cứu toàn diện về
thị trường xây dnựg trên cả bình diện kinh tế học (lý luận) và thể chế thị trường (thực
tiễn). Nếu chương trình được sự tài trợ và giúp đỡ của quốc tế thì rất tốt.
Tác giả: Phạm Sỹ Liêm
(Nguồn tin: T/C Người Xây dựng, tháng 4/2006)

3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×