Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của hội chứng ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.32 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VŨ HOÀI NAM

NGHIÊN CỨ
CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA
HỘI CHỨNG NGƢNG THỞ LÚC NGỦ DO TẮC NGHẼN

Chuyên ngành: Nội hô hấp
Mã số: 62720144

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


Công trình được hoàn thành tại:
Đại Học Y Dƣợc Thành Phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa hoc:
TS. NGUYỄN THỊ TỐ NHƢ
PGS.TS. LÊ THỊ TUYẾT LAN

Phản biện 1: GS.TS. NGÔ QUÝ CHÂU
Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội

Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN VIẾT NHUNG
Bệnh viện Phổi Trung ƣơng Hà Nội


Phản biện 3: PGS.TS. QUANG VĂN TRÍ
Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường
Họp tại: Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
Vào hồi……..giờ……..ngày………tháng………năm…………….....

Có thể tìm hiểu luận án tại:
-

Thư viện Quốc gia Việt Nam

-

Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM

-

Thư viện Đại Học Y Dược TP. HCM


1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

. Ngưng thở lúc ngủ tắc

Hội chứng NTLNTN được định nghĩa bằng tập hợp các triệu
chứng lâm sàng là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của những biến cố
hô hấp trong lúc ngủ và chỉ số ngưng thở giảm thở (AHI).


trầm cảm,…đau đầu buổi sáng, bu

tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, rối loạn
nhịp tim, suy tim do đó làm tăng nguy cơ tử vong do nguyên nhân
tim mạch. Ngoài ra hội chứng NTLNTN còn gây ra các rối loạn về
chuyển hóa trong cơ thể đặc biệt là hội chứng chuyển hóa trong đó
cơ bản là đề kháng insulin. Trong nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy
năm 2009 trên các bệnh nhân NTLNTN, ghi nhận được tăng huyết áp
là 50,4%, rối loạn mỡ máu là 57,7%, đái tháo đường là 12,4%, nhồi
máu cơ tim là 2,9%, suy tim là 5,1%, đột quị là 2,9%.
Trên thế giới, ước lượng tỉ lệ NTLNTN là 3 - 7% ở nam và 2 5% ở nữ người lớn. Tại châu Á tỉ lệ này ở nam là 4,1 - 7,5% và ở nữ
là 2,1 - 3,2%. Tại Việt Nam, tỉ lệ NTLNTN (AHI ≥ 5 lần/giờ) là
8,4% ở dân số người trưởng thành và 16% ở các đối tượng có triệu
chứng lâm sàng.


2
Do NTLNTN gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là
NTLNTN trung bình nặng (AHI ≥ 15 lần/giờ) và khả năng số người
mắc NTLNTN ngày càng gia tăng ở Việt Nam, do đó cần phải tìm
các yếu tố gợi ý sàng lọc giúp chẩn đoán và điều trị sớm NTLNTN.
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về giá trị dự đoán của
các triệu chứng lâm sàng

người có khả năng mắc NTLNTN giúp chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Vì vậy câu hỏi nghiên cứu là tỉ lệ NTLNTN tại khoa Hô Hấp,
Bệnh viện Chợ Rẫy là bao nhiêu và các yếu tố liên quan đến hội
chứng NTLNTN và NTLNTN trung bình nặng là gì?.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm:
1. Xác định tỉ lệ NTLNTN trên các bệnh nhân đến khám tại khoa

Hô Hấp, Bệnh viện Chợ Rẫy vì các triệu chứng rối loạn giấc ngủ.
NTLNTN.
3. Xác định các yếu tố nguy cơ của NTLNTN và NTLNTN trung
bình nặng.
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội chứng NTLNTN đặc biệt liên quan đến cân nặng, tuổi,
giới tính nam, các yếu tố như di truyền, cấu trúc sọ mặt và các thói
quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe như hút thuốc lá và uống rượu.
Trong đó, cấu trúc sọ mặt người châu Á với độ dài nền sọ ngắn, hàm
thụt ra sau…làm cho người châu Á dễ mắc hội chứng NTLNTN. Tại
Việt Nam, cấu trúc sọ mặt người châu Á kết hợp với tình trạng thừa
cân, béo phì ngày càng có sự gia tăng nhanh chóng, càng làm cho số
người mắc NTLNTN ngày càng gia tăng. Theo điều tra trên toàn
quốc năm 2006 ở người trưởng thành (từ 25-64 tuổi), tỉ lệ này chiếm


3
16,3% số dân (BMI ≥ 23 kg/m2), đặc biệt tình trạng này tăng nhanh
nhất ở người 45 tuổi trở lên (chiếm 2/3 số người bị thừa cân, béo phì)
do đó dự đoán số người mắc hội chứng NTLNTN ở Việt Nam sẽ
ngày càng tăng.
Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứ

ể sàng lọc tìm những người có khả năng mắc
NTLNTN, vì vậy đề tài nghiên cứu này có tính thời sự, cấp bách và
cần thiết.
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Công trình nêu lên được các đặc điểm lâm sàng (các triệu
chứng ban ngày, các triệu chứng ban đêm), các cận lâm sàng (xquang
sọ nghiêng, các yếu tố viêm, tiền viêm, chức năng hô hấp, các xét

nghiệm sinh hóa như đường huyết và mỡ máu) và các bệnh lý đồng
mắc của ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn trên đối tượng các bệnh
nhân đến khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả có so sánh với nhóm chứng là các đối tượng có các
triệu chứng liên quan đến giấc ngủ nhưng không mắc ngưng thở lúc
ngủ do tắc nghẽn. Phân tích các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng do
đó nêu lên được các yếu tố có liên quan đến ngưng thở lúc ngủ do tắc
nghẽn. Sau đó dùng phương pháp hồi qui logistic đa biến kiểm soát
các biến nhiễu nên kết quả là tin cậy được. Kết quả này đáp ứng được
nhu cầu là tìm các yếu tố liên quan giúp sàng lọc để chẩn đoán và
điều trị ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn hiện nay ở nước ta.
4. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 116 trang: Phần đặt vấn đề 3 trang, mục tiêu
nghiên cứu 1 trang, tổng quan tài liệu 34 trang, đối tượng và phương
pháp nghiên cứu 13 trang, kết quả nghiên cứu 21 trang, bàn luận 41
trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang. Có 45 bảng, 04 biểu đồ, 17
hình, 05 sơ đồ và 199 tài liệu tham khảo (13 tài liệu tham khảo tiếng
Việt, 186 tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài).


4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. NGƢNG THỞ LÚC NGỦ TẮC NGHẼN
1.2.1. Đại cƣơng
Trong thế kỷ 19, Charles Dickens vào năm 1837 mô tả một số
trường hợp những người béo phì với buồn ngủ ban ngày quá mức và
được gọi là hội chứng Pickwick.
Giữa những năm 1960, Gastaut quan sát ngưng thở lúc ngủ ở
người béo phì cũng như tắc nghẽn đường thở liên tục với vi thức giấc
thường xuyên, qua đó cho thấy sự liên kết toàn diện đầu tiên giữa béo

phì, tắc nghẽn đường thở lúc ngủ, phá vỡ cấu trúc giấc ngủ và buồn
ngủ ban ngày. Năm 1972, Guilleminault và cộng sự đã phát minh ra
đa ký giấc ngủ. Ông đã mô tả hội chứng ngưng thở lúc ngủ bao gồm
buồn ngủ ban ngày và thở theo chu kỳ và ông định nghĩa hội chứng
ngưng thở lúc ngủ bằng chỉ số ngưng thở.
1.2.3. Định nghĩa và các dạng ngƣng thở lúc ngủ.
Định nghĩa: Ngưng thở lúc ngủ là sự biến mất tạm thời hay
ngừng thở kéo dài ít nhất 10 giây trong lúc ngủ. Giảm thở tương tự
như ngưng thở, nhưng thay vì hoàn toàn ngưng thở trong ít nhất 10
giây, giảm thở chỉ là giảm lưu lượng khí lưu thông 25 - 50% trong
thời gian ít nhất 10 giây và giảm độ bão hòa O2 ít nhất 4% hoặc vi
thức giấc. Giảm thở có hậu quả lâm sàng tương đương ngưng thở. Độ
nặng của hội chứng ngưng thở lúc ngủ được đánh giá qua chỉ số
ngưng - giảm thở (AHI): (số lần ngưng thở + giảm thở)/giờ ngủ.
Có ba dạng ngưng thở lúc ngủ:
- Ngưng thở nguyên nhân tắc nghẽn: Có sự cố gắng hô hấp
nhưng không có thông khí do đường thở bị hẹp hoặc xẹp gây cản trở
thông khí.
- Ngưng thở nguyên nhân trung ương: Không có động tác hô
hấp do không có tín hiệu từ trung tâm hô hấp ở não đến các cơ hô
hấp dẫn đến không có thông khí.


5
- Ngưng thở nguyên nhân hỗn hợp: Bao gồm cả nguyên nhân
tắc nghẽn và trung ương.

Hình 1.7: Ngƣng thở do trung ƣơng (trên) và tắc nghẽn (dƣới)
1.2.4. Sinh lý bệnh của ngƣng thở lúc ngủ
1.2.4.1. Kiểm soát thông khí lúc thức và ngủ

1.2.4.2. Vai trò của giải phẫu đường hô hấp trên
 Giải phẫu học đường hô hấp trên
Đường hô hấp trên là một cấu trúc duy nhất có nhiều nhiệm vụ
như nói, nuốt thức ăn/nước uống và thở không khí đi qua. Tắc nghẽn
đường hô hấp trên lúc ngủ là rối loạn phổ biến nhất vì đường hô hấp
trên gồm nhiều cơ và mô mềm nhưng lại thiếu cấu trúc cứng chống
đỡ và vì xương móng, một bên gắn vào cơ dãn hầu, không được cứng
chắc như gắn liền với cấu trúc xương. Do đó, diện tích mặt cắt ngang
hầu sẽ thay đổi theo áp lực khoang, đặc biệt là phần có thể gập lại từ
khẩu cái cứng đến thanh quản. Độ mở hầu phụ thuộc rất nhiều vào sự
phối hợp và tương tác của hơn 20 cơ xương mà có tác dụng dãn và
nâng độ mở hầu họng.
 Mô mềm và cấu trúc xương
Thông thường, khi đường hô hấp trên hẹp thì nhiều khả năng
sẽ dễ bị xẹp hơn đường hô hấp trên lớn. Phì đại các cấu trúc mô mềm
cả ở bên trong và xung quanh đường hô hấp góp phần đáng kể làm
hẹp đường hô hấp trên trong hầu hết các trường hợp NTLNTN. Khẩu


6
cái mềm lớn và lưỡi to sẽ chiếm hầu hết đường kính trước sau của
đường hô hấp trên, trong khi thành hầu dày sẽ chiếm mặt phẳng bên.
Ở bệnh nhân NTLNTN, việc giảm kích thước của các cấu trúc
xương sọ mặt bao gồm giảm chiều dài thân xương hàm dưới, vị trí
xương móng hạ xuống thấp, vị trí xương hàm trên thụt ra sau cũng
như đường hô hấp dài đã làm tăng tỉ lệ xẹp của đường hô hấp trên, và
khi có áp lực đè vào, nó sẽ bị sụp đổ.
Khi điều trị bằng thông khí áp lực dương liên tục (CPAP),
giảm cân, hoặc đưa hàm dưới ra trước, tất cả là để làm tăng kích
thước thành bên của hầu.

 Phù đường hô hấp trên và sức căng bề mặt
 Béo phì và viêm
1.2.4.3. Cơ chế gây xẹp đường hô hấp trên
Áp lực đóng đường thở (Pcrit) của đường hô hấp được định
nghĩa là áp lực bên trong đường hô hấp mà tại đó đường hô hấp đóng
lại. Hiệu số áp lực thông khí qua hệ thống được xác định bằng áp lực
không khí hít vào (trên dòng: Pus) trừ đi áp lực đóng đường thở
(Pus-Pcrit). Vì vậy, khi tăng Pcrit, sự khác biệt giữa Pus và Pcrit
giảm, sự hạn chế của luồng không khí hít vào sẽ tăng lên, và khi Pus
giảm xuống dưới Pcrit, đường hô hấp sẽ tắc nghẽn.
Điều trị hiệu quả cho ngưng thở lúc ngủ tức là tạo ra chênh
lệch áp suất giữa Pus và Pcrit được mở rộng ra, và điều này có thể
thực hiện bằng các cách sau: hoặc là 1) tăng Pus với áp lực CPAP
thích hợp để mở đường hô hấp, hoặc 2) giảm Pcrit thông qua giảm áp
lực đè sụp lên đường hô hấp trên (ví dụ, giảm cân hoặc thay đổi về
giải phẫu sọ mặt hoặc trong thể tích phổi) hoặc bằng cách gia tăng
hoạt động kiểm soát thần kinh cơ của trương lực đường hô hấp.
1.2.4.4. Kiểm soát thần kinh cơ đường hô hấp trên trong lúc ngủ
Một cơ chế quan trọng trong bệnh sinh của NTLNTN là trong
lúc ngủ khả năng mở của đường hô hấp trên bị giảm đi do sự tương
tác giữa giải phẫu hầu và khả năng dãn cơ của đường hô hấp trên. Do


7
đó, những người mà cấu trúc giải phẫu bị khiếm khuyết sẽ dễ mắc
NTLNTN.
Một trong những thách thức lớn nhất trong việc điều trị là khi
kích hoạt thần kinh vận động đường hô hấp trên là những cơ cùng
phục vụ cho các chức năng quan trọng khác như lời nói, nhai, nuốt
thức ăn vào thực quản…bị kích hoạt. Do đó bất kỳ nỗ lực để kích

hoạt trương lực một hoặc nhiều cơ đường hô hấp trên có khả năng
can thiệp đáng kể tới những công việc quan trọng khác của hầu.
1.2.5. Triệu chứng lâm sàng và các yếu tố nguy cơ
+ Các triệu chứng:
+ Các yếu tố nguy cơ thường gặp:
1.2.6. Hậu quả của NTLNTN
1.2.7. Chẩn đoán và điều trị hội chứng NTLNTN
Tiêu chuẩn chẩn đoán và mức độ nặng của NTLNTN
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
A: buồn ngủ ban ngày nhiều không giải thích được.
B: có 2 trong các yếu tố sau không giải thích được: ngáy to (>
3 lần/ tuần)//cảm giác ngạt thở lúc ngủ//giấc ngủ không phục hồi sự
mệt mỏi//khó tập trung//mệt mỏi ban ngày//tiểu đêm (>1 lần/đêm).
C: chỉ số ngưng thở giảm thở AHI ≥ 5 lần/giờ.
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ = A hay B + C hoặc AHI ≥ 15
lần/giờ.
Mức độ NTLNTN: được đánh giá như sau: chỉ số AHI: < 5
lần/giờ  Bình thường // ≥ 5 – 15 lần/giờ  Nhẹ // ≥ 15 – 30 lần/giờ
 Trung bình // > 30 lần/giờ  Nặng.
Phương tiện chẩn đoán ngưng thở lúc ngủ
Dựa vào đa ký giấc ngủ hoặc đa ký hô hấp. Đa ký hô hấp có từ
04 kênh theo dõi (type 3) trở lên có giá trị tương tự đa ký giấc ngủ
trong chẩn đoán hội chứng NTLNTN.


8
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân ≥ 18 tuổi đến khám tại Khoa Hô Hấp, Bệnh Viện Chợ
Rẫy trong thời gian từ tháng 03/2010 đến 12/2014 vì các triệu chứng

liên quan đến rối loạn giấc ngủ. Chọn mẫu thuận tiện, liên tục.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang, mô tả và phân tích.
2.2.2.
n=Z21-α/2

p(1-p) 2
/d

α = 0,05  Z21-α/2 = 1,96

p* = 0,16; d= 0,07  n = 105,36
Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 106. Trong nghiên cứu, chúng tôi thu
thập được 189 đối tượng.
(*) Tại Việt Nam, 221 đối tượng có triệu chứng và yếu tố nguy
cơ của NTLNTN có 34 đối tượng có AHI ≥ 5 lần/ giờ (16%).
2.2.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Đối tượng có tiêu chuẩn buồn ngủ ban ngày nhiều không giải
thích được hoặc có 2 trong các yếu tố sau không giải thích được:
ngáy to (> 3 lần/ tuần)//cảm giác ngộp thở lúc ngủ//giấc ngủ không
phục hồi sự mệt mỏi//khó tập trung khi làm việc//mệt mỏi ban
ngày//tiểu đêm (>1 lần/đêm) và đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.4. Tiêu chuẩn loại trừ
- Đối tượng không hoàn thành được xét nghiệm chẩn đoán.
- Kết quả đo giấc ngủ là ngưng thở lúc ngủ trung ương.
- Đối tượng đang có tình trạng bệnh nặng phối hợp: suy hô hấp
mạn cần thở oxy liên tục.


9

2.2.5. Tiến trình nghiên cứu
Đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng.
- Tuổi, giới. Chỉ số cơ thể: BMI, vòng cổ, vòng eo.
- Khám tai mũi họng.
- Chụp xquang sọ nghiêng.
- Đo chức năng hô hấp.
- Triệu chứng lâm sàng.
- Các bệnh lý đồng mắc.
- Xét nghiệm máu: đường, mỡ máu, yếu tố viêm
Chuẩn bị và đo đa ký lúc ngủ
Sau khi khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm, bệnh
nhân được hẹn ngày để đo đa ký trong lúc ngủ. Bệnh nhân được dặn
dò không được uống rượu bia, các chất kích thích trong ngày trước
khi đo giấc ngủ, tốt nhất là không nên ngủ trưa hôm đo giấc ngủ.
Đa ký hô hấp có từ 04 kênh theo dõi (type 3) trở lên có giá trị
tương tự đa ký giấc ngủ trong chẩn đoán hội chứng NTLNTN. Bệnh
nhân được gắn máy đa ký CIDELEC 102P đo được 08 chỉ số: lưu
lượng khí tại mũi, độ bão hòa oxy theo mạch đập, đo áp lực hõm ức,
áp lực cơ hô hấp ngực, bụng, đo âm thở, đo cường độ tiếng ngáy và
đo chỉ số ngáy. Bệnh nhân được bác sĩ theo dõi qua camera hồng
ngoại kết hợp quan sát 08 chỉ số đo được trên màn hình vi tính.
Qua đó đánh giá tình trạng thức ngủ và thời gian ngủ của bệnh
nhân trong đêm đo giấc ngủ. Chỉ số ngưng thở giảm thở (AHI) được
đánh giá bằng tổng số lần ngưng thở giảm thở trong 01 giờ ngủ.
2.4. QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Nhập, xử lý, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.


10
Chƣơng 3:

Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 03/2010 đến tháng
12/2014, tại khoa Hô Hấp, BV Chợ Rẫy, chúng tôi chọn được 189
bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Sau khi phân tích, chúng tôi ghi
nhận một số kết quả như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ THAM GIA NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới
Tuổi trung bình là: 49,3 ± 14,8 tuổi.
Tỉ lệ nam/nữ là 2,6/1.
3.1.2. Tỉ lệ NTLNTN và NTLNTN trung bình nặng
Có 144 đối tượng mắc NTLNTN (chiếm 76,1%) và 96 đối
tượng mắc NTLNTN trung bình nặng (chiếm 50,8%).
3.1.3. Các chỉ số cơ thể
Bảng 3.4: Đặc điểm các chỉ số cơ thể
Đặc điểm (n=189)
Đơn vị
Giá trị
BMI(kg/m2)
kg/m2
25,8 ± 3,9
Vòng cổ(cm)
cm
37,6 ± 3,3
Vòng eo(cm)
cm
91,4 ± 9,2
3.1.4. Các bất thƣờng khi khám tai mũi họng
Kết quả khám tai mũi họng, chưa phát hiện bất thường mũi và vòm
họng (chiếm 100%). Friedman giai đoạn 2 là 91,2%, Friedman giai đoạn 3
là 8,8% và chưa phát hiện đối tượng có Friedman giai đoạn 1.
3.1.5. Các chỉ số sọ mặt

Bảng 3.7: Đặc điểm các chỉ số sọ mặt
Đặc điểm (n=103)
Đơn vị
Giá trị
SN
mm
72,2 ± 5,2
SNA
độ
82,9 ± 4,8
SNB
độ
80,9 ± 4,4
H-MP
mm
18,4 ± 7,1
ANB
độ
2 (1-3,5)
ANB ≥ 2 độ

57 (55,3%)


11
3.1.6. Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng hay gặp là ngáy to (87,8%), ngộp thở lúc ngủ
(73%) và buồn ngủ ban ngày (63,5%). Các triệu chứng ít gặp hơn là
đau đầu buổi sáng (23,3%), buồn ngủ khi lái xe (20,1%) và kém tập
trung khi làm việc (21,2%).

Thang điểm Epworth có trung vị là 7 điểm. Chia thang điểm
Epworth làm 2 nhóm dựa vào trung vị là 7 điểm, khi đó, Epworth ≥ 7
có 99 đối tượng (52,4%) và Epworth <7 có 90 đối tượng (47,6%).
3.1.7. Các bệnh lý đồng mắc với NTLNTN
Các bệnh lý đồng mắc hay gặp với NTLNTN là tăng huyết áp
(34,4%), rối loạn mỡ máu (43,9%), hội chứng chuyển hóa (30,7%) và
đái tháo đường típ 2 (10,6%).
3.1.8. Các yếu tố viêm
Bảng 3.10: Đặc điểm các yếu tố viêm
Đặc điểm
N
Đơn vị
Giá trị
CRP
123
mg/l
2 (0,8-4,6)
TNFα
93
pg/ml
4,7 (2,9-7,9)
IL1b
92
pg/ml
1,5 (1,1-5,2)
IL6
93
pg/ml
3,8 (1,6-10,1)
IL10

92
pg/ml
1,8 (0,5-4,5)
3.1.9. Chức năng hô hấp
Hội chứng hạn chế và tắc nghẽn có 13 đối tượng (chiếm 11,7%).
3.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NTLNTN
3.2.1. Liên quan của tuổi và giới tính
Bảng 3.12: Liên quan của tuổi, giới
AHI ≥ 5(n=144)
AHI ≥ 15
Đặc điểm
(n=189)
AHI < 5 AHI ≥ 5 OR
p
OR
p
43,5 ±
51,1 ±
Tuổi
1,038 0,003 1,026 0,01
16,5
13,8
24
113
Giới nam
3,19
0,001 1,786 0,08
(17,5%)
(82,5%)
p: Hồi qui logistic đơn biến.



12
3.2.3. Liên quan của các chỉ số cơ thể
Bảng 3.14: Liên quan của BMI, vòng cổ và vòng eo
AHI ≥ 5 (n=144)
AHI ≥ 15
Đặc
điểm
AHI < 5
AHI ≥ 5
OR
p
OR
p
BMI

23,5 ± 3,6

26,6 ± 3,9

1,289

0,001

1,258

0,001

Vòng cổ 35,4 ± 3,6 38,4 ± 2,8 1,373 0,001 7,66

0,001
Vòng eo 85,9 ± 9,4 93,1 ± 8,4 1,109 0,001 4,871 0,001
p: Hồi qui logistic đơn biến.
3.2.5. Liên quan của các chỉ số sọ mặt
Bảng 3.16: Liên quan của các chỉ số sọ mặt
AHI ≥ 5
AHI ≥ 15
Đặc
điểm
AHI < 5 AHI ≥ 5
OR
p
OR
p
SN
72,2 ± 5,7 71,9 ± 5,1 0,957 0,35 0,959 0,29
SNA
82,8 ± 5,2 82,9 ± 4,7 1,006 0,91 1,047 0,29
SNB
81,1 ± 4,2 80,8 ± 4,4 0,982 0,76 0,995 0,91
H-MP
17,1 ± 8,5 18,7 ± 6,8 1,033 0,39 1,035 0,24
ANB ≥ 2 8 (14%)
49 (86%) 1,925 0,20 3,059 0,007
p: Hồi qui logistic đơn biến
3.2.6. Liên quan của các đặc điểm lâm sàng
Bảng 3.17: Liên quan của các đặc điểm lâm sàng
AHI ≥ 5
AHI ≥ 15
Đặc điểm

(n = 189) AHI < 5 AHI ≥ 5 OR
p
OR
p
Ngáy to
21,7%
78,3%
2,32 0,07 1,398
0,45
Ngộp thở
15,2%
84,8%
4,95 0,001 3,411
0,001
BNBN
16,7%
83,3%
2,84 0,003 3,106
0,001
Epw ≥7
7,1%
92,9%
9,60 0,001 5,367
0,001
ĐĐBS
9,1%
90,9%
3,94 0,014 1,982
0,054
BNLX

2,6%
97,4%
15,2 0,008 4,830
0,001
Kém tt
12,5%
87,5%
2,56 0,066 2,096
0,045
p: Hồi qui logistic đơn biến.


13
3.2.7. Liên quan của các bệnh lý đồng mắc với NTLNTN
Bảng 3.18: Liên quan của các bệnh lý đồng mắc và NTLNTN
AHI ≥ 5

Đặc điểm

AHI ≥ 15

AHI < 5

AHI ≥ 5

OR

p

OR


p

THA

16,9%

83,1%

1,85

0,11

1,205

0,54

ĐTĐ2

25%

75%

0,93

0,89

1,51

0,38


RLMM

16,9%

83,1%

2,03

0,05

1,976

0,02

HCCH

8,6%

91,4%

4,66

0,002

2,665

0,003

(n = 189)


p: Hồi qui logistic đơn biến.
3.2.8. Liên quan của các yếu tố viêm với NTLNTN
Bảng 3.19: Liên quan của các yếu tố viêm
AHI ≥ 5
Đặc điểm

Số BN

Số BN

AHI < 5

AHI ≥ 5

CRP

22

TNFα

AHI ≥ 15
p

p

101

0,93


0,07

12

81

0,06

0,10

IL1b

12

80

0,23

0,27

IL6

12

81

0,57

0,17


IL10

12

80

0,90

0,90

p: Phép kiểm Mann-Withney


14
3.3. PHÂN TÍCH HỒI QUI LOGISTICS ĐA BIẾN TÌM CÁC
YẾU TỐ LIÊN QUAN NTLNTN VÀ NTLNTN TRUNG BÌNH
NẶNG
Bảng 3.21: Các yếu tố liên quan NTLNTN

Biến số

Đơn vị

AHI ≥ 5

AHI ≥ 15

OR

p


OR

p

Tuổi

năm

1,058

0,003

1,036

0,04

Giới

Nam

7,213

0,003

--

--

kg/m


1,383

0,008

1,205

0,08

Vòng cổ

cm

1,098

0,354

1,099

0,35

Vòng eo

cm

0,918

0,125

0,966


0,53

Góc ANB

≥ 2 độ

--

--

3,808

0,01

Ngộp thở



3,379

0,013

2,484

0,12

BNBN




0,904

0,835

1,550

0,46

Epworth

≥7

5,775

0,003

1,536

0,42

ĐĐBS



1,120

0,880

--


--

BNLX



6,638

0,105

2,671

0,18

KémTT



--

--

0,639

0,47

RLMM




--

--

1,688

0,38

HCCH



2,826

0,120

1,230

0,72

2

BMI

p: Hồi qui logistic đa biến.


15
Chƣơng 4: BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ THAM GIA NGHIÊN CỨU
4.1.1. Tuổi và giới tính
4.1.1.1. Tuổi
Tuổi trung bình là 49,3 tuổi. Nhỏ nhất là 18 tuổi và lớn nhất là
86 tuổi. Khi tăng 01 tuổi nguy cơ mắc NTLNTN tăng 3,8% và nguy
cơ mắc NTLNTN trung bình nặng tăng 2,6%. Cho thấy tuổi liên quan
NTLNTN và tuổi càng cao thì NTLNTN càng nặng.
Theo Bixler, ở nam giới, tỉ lệ NTLNTN là 3,2% tăng lên
11,3% và 18,1% tương ứng 20-44 tuổi, 45-65 tuổi và 65-100 tuổi. Ở
nữ, tỉ lệ NTLNTN là 0,6–2 và 7% tương ứng với 20-44, 45-64 và 61100 tuổi. Cơ chế là do tích tụ mỡ vùng cạnh hầu, kéo dài khẩu cái
mềm và thay đổi cấu trúc giải phẫu xung quanh hầu họng. Tương tự
nhiều phản xạ đường hô hấp, phản xạ áp lực âm cơ cằm lưỡi giảm
hiệu quả khi lớn tuổi. Vì vậy, hai yếu tố giải phẫu và sinh lý đều
đóng góp vào việc tăng khả năng xẹp đường hô hấp trên khi lão hóa.
4.1.1.2. Giới tính
Tỉ lệ nam/nữ là 2,6/1. Khuynh hướng dễ bị bệnh của nam có
thể do sự khác biệt về giải phẫu, tính chất chức năng của đường hô
hấp trên và đáp ứng thông khí đối với vi thức giấc. Theo Newman, so
với những người không thay đổi cân nặng sau một khoảng thời gian
theo dõi, nam giới tăng lên 10kg, nguy cơ tăng AHI của họ ≥ 15
lần/giờ là 5,2 lần. Ngược lại, ở phụ nữ, cùng với tăng cân số lượng
như trên, nguy cơ tăng chỉ số AHI của họ là 2,5 lần.
Trong nghiên cứu, giới tính có liên quan chẩn đoán NTLNTN
nhưng không liên quan mức độ nặng của NTLNTN.


16
4.1.3. Các chỉ số cơ thể
4.1.3.1. Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Béo phì, quá cân là yếu tố nguy cơ hàng đầu của NTLNTN ở

hầu hết người trưởng thành. Trong nghiên cứu, bệnh nhân NTLNTN
có BMI là 26,6 kg/m2. Khi BMI tăng 01 đơn vị, NTLNTN tăng
28,9% và NTLNTN trung bình nặng tăng 28,5%. Ta thấy BMI có
liên quan NTLNTN và mức độ nặng của NTLNTN.
Quá cân chiếm hơn 60% số người cần chẩn đoán giấc ngủ.
Trên những người có AHI = 5-15 lần/giờ khi tăng 10% cân nặng dẫn
đến tăng 6 lần nguy cơ phát triển NTLNTN lên mức độ trung bình và
nặng và thay đổi 1% cân nặng dự đoán sẽ thay đổi 3% chỉ số AHI.
4.1.3.2. Vòng cổ
Trong nghiên cứu, bệnh nhân NTLNTN có vòng cổ là 38,4cm.
Khi vòng cổ tăng 01cm, NTLNTN tăng 37,3% và NTLNTN trung
bình nặng là 7,66 lần. Ta thấy vòng cổ có liên quan NTLNTN và
mức độ nặng của NTLNTN.
Bệnh nhân NTLNTN có khuynh hướng tập trung mỡ ở vùng
cổ. Việc lắng đọng mỡ, tích tụ mô mềm quá mức ở vùng cổ làm hẹp
đường thở hầu làm tăng khả năng xẹp của nó, cho thấy mối liên quan
giữa vòng cổ và chỉ số AHI. Béo phì đóng vai trò lớn cho sự đè ép
đường hô hấp trên thông qua tăng vùng lắng đọng và tăng thể tích
lắng đọng mỡ ở hầu. Mỡ dư thừa này cũng lắng đọng ở dưới xương
hàm dưới, trong lưỡi, vòm miệng, hoặc lưỡi gà. Béo phì cũng góp
phần gián tiếp vào thu hẹp đường hô hấp trên, đặc biệt là tình trạng
giảm trương lực đường hô hấp trong lúc ngủ.
4.1.3.3. Vòng eo
Trong nghiên cứu, bệnh nhân NTLNTN có vòng eo là 93,1cm.
Khi vòng eo tăng 01 cm, NTLNTN tăng 10,9% và NTLNTN trung


17
bình nặng tăng 4,87 lần. Qua trên ta thấy vòng eo có liên quan
NTLNTN và mức độ nặng của NTLNTN.

Số đo vòng eo là một yếu tố thể hiện tình trạng béo phì và sự
tích tụ mỡ quanh bụng dẫn đến giảm dung tích dự trữ chức năng, qua
đó có thể dự đoán giảm thể tích phổi và ảnh hưởng lên đường hô hấp
trên. Thể tích phổi thấp kết hợp với giảm dự trữ oxy, có thể đóng góp
vào sự không ổn định trong kiểm soát thông khí.
4.1.4. Các bất thƣờng khi khám tai mũi họng
4.1.5. Các chỉ số sọ mặt
Sự khác nhau về hình thái học sọ mặt có thể giải thích cho sự
khác nhau về yếu tố nguy cơ NTLNTN ở các nhóm chủng tộc khác
nhau. Người Châu Á có nền sọ ngắn, xương mặt nhỏ, hộp sọ dẹt,
đường thở qua mũi hẹp, cằm thụt ra sau, mô mềm đường hô hấp trên
quá phát làm tăng khả năng mắc NTLNTN.
4.1.5.1. Chiều dài nền sọ (SN)
Chiều dài nền sọ (SN) là 72,2 mm. SN càng lớn càng làm giảm
nguy cơ NTLNTN cũng như NTLNTN trung bình nặng. Tuy nhiên,
mối liên hệ này không có ý nghĩa thống kê.
4.1.5.2. Góc giữa nền sọ và xương hàm trên (SNA)
Góc giữa nền sọ và xương hàm trên (SNA) là 82,9 độ. SNA
càng lớn càng làm tăng nguy cơ NTLNTN cũng như NTLNTN trung
bình nặng. Tuy nhiên, mối liên hệ này không có ý nghĩa.
4.1.5.3. Góc giữa nền sọ và xương hàm dưới (SNB)
Góc giữa nền sọ và xương hàm dưới (SNB) là 80,9 độ. SNB
càng lớn càng làm giảm nguy cơ NTLNTN cũng như NTLNTN trung
bình nặng. Tuy nhiên, mối liên hệ này không có ý nghĩa.


18
4.1.5.4. Góc giữa xương hàm trên và xương hàm dưới (ANB)
Góc giữa xương hàm trên và xương hàm dưới (ANB) có trung
vị là 2 độ. Góc ANB ≥ 2 độ không có liên quan NTLNTN nhưng lại

có liên quan NTLNTN trung bình nặng (p = 0,007).
4.1.5.5. Khoảng cách giữa xương móng và mặt phẳng hàm dưới.
Khoảng cách giữa xương móng và mặt phẳng hàm dưới (H-MP)
là 18,4 mm. Đối tượng có H-MP càng lớn, nguy cơ NTLNTN càng
tăng. Tuy nhiên, mối liên hệ này không có ý nghĩa.
Các nghiên cứu cho thấy bất thường cấu trúc sọ mặt là quan
trọng trong bệnh sinh của NTLNTN, đặc biệt là những bệnh nhân
không béo phì.
4.1.6. Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng
4.1.6.1. Ngáy to
Ngáy to chiếm 87,8%. Ngáy là triệu chứng quan trọng, do hẹp
đường hô hấp trên gây ra, là lý do khiến bệnh nhân đi khám bác sĩ.
Tuy nhiên, ngáy không đặc hiệu vì tỉ lệ cao trong dân số, 60% nam
giới và 40% phụ nữ trong độ tuổi 41 - 65 thường có ngáy. Tuy nhiên,
nếu không có ngáy, chẩn đoán NTLNTN trở nên không chắc chắn vì
chỉ 6% bệnh nhân NTLNTN không có ngáy. Trong nghiên cứu, ngáy
to không liên quan chẩn đoán NTLNTN và mức độ nặng của
NTLNTN.
4.1.6.2. Ngộp thở lúc ngủ
Ngộp thở lúc ngủ chiếm 73% và có liên quan NTLNTN và
mức độ nặng của NTLNTN. Ngộp thở lúc ngủ là một triệu chứng tốt
giúp dự đoán chẩn đoán NTLNTN. Ngộp thở lúc ngủ thường ít phổ
biến hơn ở các bệnh nhân nữ mắc NTLNTN.


19
4.1.6.3. Buồn ngủ ban ngày
Buồn ngủ ban ngày có tỉ lệ 63,5%, có liên quan NTLNTN và
mức độ nặng của NTLNTN. Cấu trúc giấc ngủ bị phá vỡ gây ra buồn
ngủ ban ngày. Đây là hậu quả của giấc ngủ bị gián đoạn và lặp đi lặp

lại. Bệnh nhân buồn ngủ và rơi vào giấc ngủ khi ngồi yên hoặc khi
đang thực hiện các hoạt động có chủ đích và có thể dẫn đến lúng
túng, giảm năng suất làm việc, mất việc làm và tăng tỷ lệ tai nạn.
Buồn ngủ ban ngày là một triệu chứng quan trọng và thường là
triệu chứng mà bệnh nhân sẽ yêu cầu và chấp nhận điều trị. Buồn ngủ
thường phát triển trong một thời gian dài và rơi vào giấc ngủ khi
không có sự chú ý ví dụ như lúc xem TV, xem báo hay chờ đợi ở một
đèn giao thông.
4.1.6.4. Thang điểm Epworth
Ta thấy Epworth ≥ 7 có liên quan NTLNTN và mức độ nặng
của NTLNTN.
4.1.6.5. Đau đầu buổi sáng
Đau đầu buổi sáng có 23,3%. Đau đầu buổi sáng là tình trạng
giảm thông khí lúc đêm và ứ đọng khí cacbonic gây đau đầu lúc sáng
Trong nghiên cứu, ta thấy đau đầu buổi sáng có liên quan NTLNTN
nhưng không liên quan mức độ nặng của NTLNTN.
4.1.6.6. Buồn ngủ lúc lái xe
Buồn ngủ lúc lái xe có 20,1% và liên quan NTLNTN và mức
độ nặng của NTLNTN.
4.1.6.8. Kém tập trung khi làm việc
Kém tập trung khi làm việc có 21,2% và không liên quan
NTLNTN nhưng có liên quan mức độ nặng của NTLNTN. Cấu trúc
giấc ngủ bị phá vỡ và tình trạng giảm oxy tái diễn trong đêm làm tổn


20
hại chức năng nhận thức thần kinh và làm thay đổi khả năng tập
trung ban ngày do đó gây kém tập trung trong công việc.
4.1.7. Các bệnh lý đồng mắc của NTLNTN
4.1.7.1. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp có 34,4% và không liên quan NTLNTN cũng
như đánh giá mức độ nặng của NTLNTN.
Cơ chế cho sự phát triển tăng huyết áp trên bệnh nhân mắc
NTLNTN bao gồm giảm sản xuất NO, tăng chất trung gian tăng
đông, tăng hoạt động giao cảm hoặc rối loạn phản xạ áp suất. Khi
điều trị bằng CPAP, làm giảm huyết áp, đặc biệt trên những bệnh
nhân tăng huyết áp kháng trị, hiệu quả CPAP càng lớn hơn.
4.1.7.5. Đái tháo đường 2
Đái tháo đường có 10,6%. Trong nghiên cứu, ĐTĐ 2 không liên
quan NTLNTN và NTLNTN trung bình nặng. Theo Punjabi, đối tượng
NTLNTN mức độ nhẹ hoặc trung bình đến mức độ nặng đã có sự
tăng nguy cơ của tăng đường huyết đói và đường huyết 02 giờ sau
nghiệm pháp dung nạp đường huyết qua đường uống, sau khi điều
chỉnh cho cả hai chỉ số BMI và phần trăm mỡ cơ thể. Theo Harsch,
điều trị CPAP có hiệu quả trên độ nhạy insulin. Taheri, thiếu ngủ có
thể làm giảm nồng độ leptin và tăng mức độ ghrelin, có khả năng
hoạt động để kích thích sự thèm ăn. Do đó, tác động của thiếu ngủ
trên chức năng chuyển hóa có thể trầm trọng hơn do tác động thứ cấp
tới tăng sự thèm ăn, dẫn đến tăng cân và rối loạn chức năng trao đổi
chất nhiều hơn nữa.
Sự tiến triển của đề kháng insulin và đái tháo đường típ 2 phụ
thuộc vào sự hiện diện của béo phì. Con đường tiền viêm/stress là
một liên kết quan trọng giữa ngộ độc mỡ (béo phì) và sự phát triển
của đề kháng insulin. Hoạt động của insulin ở các mô ngoại vi bị suy
yếu khi tăng hoạt động trong con đường tiền viêm /stress.


21
4.1.7.6. Rối loạn mỡ máu
Rối loạn mỡ máu có 43,9%. Trong nghiên cứu, rối loạn mỡ

máu không liên quan chẩn đoán NTLNTN nhưng có liên quan mức
độ nặng của NTLNTN. NTLNTN ngoài việc tăng mỡ máu, có bằng
chứng cho thấy stress thiếu oxy có thể ảnh hưởng đến sự tích tụ mỡ
và yếu tố viêm trong các cơ quan, cũng như sự tích tụ mỡ của toàn cơ
thể. Ngoài ra, NTLNTN ảnh hưởng đến tăng cân và có khả năng ảnh
hưởng đến việc tăng lắng đọng mỡ nội tạng so với mỡ dưới da.
4.1.7.7. Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa có 30,7%. Trong nghiên cứu, hội chứng
chuyển hóa liên quan NTLNTN cũng như mức độ nặng của
NTLNTN. Các cơ chế của NTLNTN trên rối loạn chuyển hoá bao
gồm: Thiếu ngủ, góp phần tác động có hại trên điều hoà đường huyết
hoặc qua con đường rối loạn điều hoà sự thèm ăn. Tăng hoạt động
giao cảm cùng với sự sai sót trong chức năng kích thích dinh dưỡng
dẫn đến giảm sản xuất insulin giống yếu tố tăng trưởng I tại gan.
Tăng các dấu ấn viêm như TNFα hoặc IL6 quan trọng trong phát
triển của hội chứng chuyển hoá.
4.1.8. Các yếu tố viêm
Stress oxy hóa và tình trạng viêm do NTLNTN gây ra góp
phần phát triển các tổn thương xơ vữa động mạch. Các gốc oxy hóa
kích hoạt các yếu tố phiên mã tiền viêm, như protein-1 và nuclear
factor-κB, kích thích sự sản xuất các cytokine gây viêm gây ra sự
tăng sinh của các tế bào mạch máu cơ trơn trong lớp nội mạc và sự
bám dính của bạch cầu ở lớp nội mạc.
Trong mẫu nghiên cứu, CRP có trung vị là 2 mg/l, TNFα là
4,66 pg/ml, IL1b là 1,5 pg/ml, IL6 là 3,8 pg/ml, IL10 là 1,8 pg/ml.
Tuy nhiên sự khác biệt của các chỉ số CRP, TNFα, IL1b, IL6, IL10 ở
2 nhóm AHI < 5 và AHI ≥ 5 lần/giờ cũng như giữa AHI < 15 và AHI


22

≥ 15 lần/giờ là không có ý nghĩa. Điều này cho thấy trong mẫu
nghiên cứu, các yếu tố viêm ở trên không liên quan đến NTLNTN
cũng như mức độ nặng của NTLNTN.
4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NTLNTN VÀ NTLNTN
TRUNG BÌNH NẶNG
Trong mô hình hồi qui đa biến, các yếu tố liên quan NTLNTN
là: tuổi (OR=1,058), giới nam (OR=7,213), BMI (OR=1,383), ngộp
thở lúc ngủ (OR=3,379), Epworth ≥ 7 điểm (OR=5,775), p < 0,05.
Các yếu tố tuổi và góc ANB ≥ 2 độ là các yếu tố có liên quan
đến NTLNTN trung bình nặng có ý nghĩa, p < 0,05.
Điều này phù hợp với các tác giả khác như Deegan, các yếu tố
liên quan là tuổi, ngộp thở lúc ngủ, thói quen uống rượu bia trước
ngủ và BMI ≥ 30kg/m2; Yeh với các yếu tố liên quan là BMI ≥ 50,8
kg/m2, vòng cổ ≥ 44,2 cm, và thang điểm Epworth ≥ 10 điểm;
Takegami, các yếu tố liên quan là giới tính nam, BMI, tăng huyết áp
và ngáy to lúc ngủ; Lee, các yếu tố liên quan là tuổi, BMI và ngộp
thở lúc ngủ; Montoya, các yếu tố liên quan là tuổi, vòng cổ, BMI,
thang điểm Epworth và khám tai mũi họng; Dixon, các yếu tố liên
quan là vòng cổ ≥ 43 cm, tuổi ≥ 38 và ngộp thở lúc ngủ; Herer, các
yếu tố liên quan là giới nam, 4 triệu chứng (ngáy, ngộp thở, buồn ngủ
ban ngày và tăng huyết áp) và giảm Sa02 trong đêm.
Tóm lại: tùy vào dân số nghiên cứu, mỗi tác giả đưa ra các yếu
tố khác nhau có liên quan đến NTLNTN. Trong nghiên cứu, các yếu
tố liên quan NTLNTN là tuổi, giới nam, BMI, ngộp thở lúc ngủ,
Epworth ≥ 7. Các yếu tố liên quan NTLNTN trung bình nặng là tuổi
và góc giữa xương hàm trên và xương hàm dưới ANB ≥ 2 độ.


23
KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 189 bệnh nhân ta có kết quả sau:
1. Các đối tượng đến khám tại khoa Hô Hấp bệnh viện Chợ
Rẫy vì rối loạn giấc ngủ có tỉ lệ NTLNTN là 76,1% và NTLNTN
trung bình nặng là 50,8%.
2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng:
- Đặc điểm tuổi, giới: các đối tượng nhóm NTLNTN có tuổi
trung bình là 51,1 tuổi và tỉ lệ nam/nữ là 3,6/1.
- Các chỉ số cơ thể: đa số đối tượng nhóm NTLNTN là thừa cân
và béo phì với BMI là 26,6kg/m2, vòng cổ là 38,4cm, vòng eo là
93,1cm.
- Đặc điểm tai mũi họng: chưa phát hiện bất thường mũi và vòm
họng, Friedman 2 (89,6%) và Friedman 3 (10,4%), Friedman 1(0%).
- Đặc điểm các chỉ số sọ mặt: chiều dài nền sọ (SN) là 71,9 mm,
góc giữa nền sọ và xương hàm trên (SNA) là 82,9 độ, góc giữa nền
sọ và xương hàm dưới (SNB) là 80,8 độ, khoảng cách giữa xương
móng và mặt phẳng xương hàm dưới (H-MP) là 18,7 mm, góc giữa
xương hàm trên và xương hàm dưới (ANB) là 2 độ; Tỉ lệ đối tượng
có góc ANB ≥ 2 độ là 58,3%.
- Các triệu chứng lâm sàng: hay gặp nhất là các triệu chứng ngáy
to (90,2%), ngộp thở lúc ngủ (81,2%), buồn ngủ ban ngày (69,4%) và
thang điểm đánh giá buồn ngủ ban ngày Epworth ≥ 7 điểm (63,8%).
- Các bệnh lý đồng mắc với NTLNTN hay gặp nhất là tăng huyết
áp (37,5%), đái tháo đường típ 2 (10,4%), rối loạn mỡ máu (47,9%),
hội chứng chuyển hóa (36,8%).


×