Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của hội chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi và đề xuất biện pháp can thiệp dự phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.08 KB, 119 trang )

BỆNH VIỆN LÃO KHOA TW








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

HỢP TÁC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA HỘI
CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP CAN THIỆP DỰ PHÒNG


CNĐT : PHẠM THẮNG










8283


HÀ NỘI - 2010








1
MỞ ĐẦU

Theo kết quả điều tra dân số của Tổng cục Thống kê, năm 1979 Việt nam
có 3,7 triệu người cao tuổi ( trên 60 tuổi), chiếm 7,06% tổng dân số. Trong
gần 30 năm qua, không những số người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng,
4,6 triệu (năm 1989), 6,2 triệu (1999) và 9,1 triệu (năm 2004) mà tỷ lệ người
cao tuổi trong dân số cũng tăng lên, lần lượt là 7,10%, 8,12% và 8,95%. Theo
kết quả của cuộc tổ
ng điều tra dân số năm 2009, dân số Việt Nam đang có xu
hướng già hóa. Theo dự báo, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng gấp đôi, lên tới 16%
(năm 2029).
Cùng với sự “già hoá dân số”, mô hình bệnh tật ở Việt nam cũng đang
thay đổi rõ rệt, với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh thoái hoá, trong đó
sa sút trí tuệ thật sự là thảm họa đối với người cao tuổi, không những do tỷ lệ

mắc bệnh cao ở nhóm tuổi này, mà còn do bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chất lượng sống của bản thân người cao tuổi cũng như người thân. Sa sút
trí tuệ là nguyên nhân chính gây tàn phế, nhập viện và giảm tuổi thọ.
Sa sút trí tuệ là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuổi càng cao, tỷ lệ
mắc bệnh càng nhiều [3],[4] [168],[150],[92],[194]. Tổng hợp nhiều nghiên
cứu dịch tễ gần đây cho phép ướ
c tính tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ của sa sút trí tuệ
tại các vùng khác nhau trên thế giới [92]. Cứ sau mỗi khoảng 5 năm, tỷ lệ mắc

bệnh toàn bộ của sa sút trí tuệ lại tăng lên gần gấp đôi, từ 1,5% ở độ tuổi 60-
69 lên 40% ở độ tuổi 90 [150]. Một nhóm chuyên gia đã ước tính tỷ lệ mắc
bệnh toàn bộ của sa sút trí tuệ ở những người t
ừ 60 tuổi trở lên trên toàn thế
giới là 3,9%, Châu Phi là 1,6%, Đông Âu là 3,9%, Trung Quốc 4,0%, Mỹ
Latinh 4,6%, Tây Âu 5,4% và Bắc Mỹ 6,4%. Hình ảnh tương tự cũng thấy với
các nhóm nhỏ của sa sút trí tuệ, trong đó bệnh Alzheimer chiếm từ 50 đến
70% và sa sút trí tuệ do mạch máu từ 14 đến 25%[67].

2
Tỷ lệ mắc mới hàng năm của sa sút trí tuệ vào khoảng 7,5 cho 1000 dân,
không có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng, trừ Châu Phi có tỷ lệ thấp hơn
các vùng khác [92],[194]. Tỷ lệ mắc mới của sa sút trí tuệ cũng tăng theo hàm
số mũ theo tuổi, từ 1/1000 dân ở độ tuổi 60-64 lên 70/1000 dân ở độ tuổi
90[150]. Tỷ lệ mắc mới của sa sút trí tuệ ở nhóm tuổi dưới 75 không có sự
khác nhau giữa các vùng, nhưng ở nhóm tuổ
i cao hơn thì khác nhau. Bảng sau
đây so sánh tỷ lệ mắc mới SSTT của một phân tích tổng hợp tại chín nước
Châu Âu (Jorm và Jolley, 1998), trong đó có hai nghiên cứu lớn gần đây là
Adult changes in thought ở Hoa Kỳ (Kukull và cs. 2002) và Medical
research Council Cognitive Function and Ageing Study (MRC CFAS) ở Anh
(Matthews và cs. 2005).
Tỷ lệ mắc mới SSTT theo tuổi (khoảng tin cậy 95%), số trường hợp trên 1000 dân/ năm
Tuổi Phân tích tổng hợp 9 nghiên
cứu ở Châu Âu
(Jorm và Jolley 1998)
Adult changes in thought
(Kukull và cs. 2002)
MRC CFAS)
(Matthews và cs. 2005)

65-69 9,1 (6,5-12,7) 5,4 (8,0-13,5) 9,3 (5,6-14,2)
70-74 17,6 (14,2-21,9) 9,7 (6,5-13,5) 14,1 (9,6-22,0)
75-79 33,3 (29,0-38,3) 13,5 (29,3-44,7) 23,7 (17,4-30,7)
80-84 59,9 (52,8-67,9) 38,0 (44,5-72,9) 43,3 (33,5-54,3)
85-89 104,1 (84,6-128,2) 58,6 (74,7-156,7) 91,3 (72,6-109,9)
90-94 179,8 (129-250,1) 89,4 (57,8-127,9)
Ghi chú. MRC CFAS=Medical research Council Cognitive Function and Ageing Study.
Theo ước tính [91] toàn thế giới có khoảng 24 triệu người mắc sa sút trí
tuệ. Với xu hướng già hoá dân số, cứ sau mỗi khoảng 20 năm số người mắc sa
sút trí tuệ sẽ tăng gấp đôi. Mặc dù tỷ lệ mắc mới của sa sút trí tuệ ở khu vực
các nước phát triển cao hơn, nhưng đa số người bị sa sút trí tuệ đang sống ở
các nước đang phát tri
ển [91]. Trung Quốc và các nước láng giềng Tây Thái
Bình Dương có số người bị sa sút trí tuệ cao nhất (6 triệu người), tiếp theo là
Cộng đồng chung Châu Âu (5 triệu), Hoa kỳ (2,9 triệu) và Ấn Độ (1,5 triệu).
Tỷ lệ tăng số bệnh nhân bị sa sút trí tuệ dao động rất nhiều theo vùng, ở các

3
nước đang phát triển 3-4 lần cao hơn các nước phát triển. Hậu quả là, tỷ lệ
người bị sa sút trí tuệ ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 61% (năm 2000)
lên 65% (năm 2020), và 71% (năm 2040) [150]. Ở Việt Nam, theo một
nghiên cứu của Viện Lão khoa được thực hiện năm 2005 tại Huyện Ba Vì, Hà
Tây cũ, tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ của người Việt Nam là 4,6% [4].
Có nhiều nguyên nhân gây sa sút trí tuệ như
: Bệnh Alzheimer, sa sút trí
tuệ do mạch máu, sa sút trí tuệ thuỳ trán-thái dương, sa sút trí tuệ thể
Lewy…Trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là bệnh Alzheimer, tiếp đến là sa
sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu. Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa
thần kinh mắc phải, biểu hiện bằng giảm trí nhớ và những rối loạn nhận thức
khác, kèm theo các thay đổi về hành vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt

động nghề nghiệp và xã hội của bệnh nhân. Bệnh tiến triể
n nặng dần và không
hồi phục.
Dưới góc độ kinh tế mà nói, thì sa sút trí tuệ là một trong những bệnh lý
mà chi phí tốn kém nhất, chỉ đứng sau các bệnh tim mạch và ung thư. Một
nghiên cứu gần đây ước tính chi phí trực tiếp cho sa sút trí tuệ năm 2003 là
156 tỷ đô la Mỹ[205].
Để phòng tránh và điều trị hiệu quả sa sút trí tuệ, một trong các xu hướng
hiện nay là phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sa sút trí tu
ệ với
hy vọng làm giảm hoặc chậm khởi phát bệnh. Bên cạnh các yếu tố nguy cơ
không thể cải biến được (ví dụ tuổi, giới, đặc điểm di truyền…), có rất nhiều
các yếu tố nguy cơ có thể cải biến được. Đặc biệt gần đây, người ta nói nhiều
đến các yếu tố nguy cơ mạch máu (vascular risk factor), các yếu tố nguy cơ
về tâm lý xã h
ội (psychosocial risk factor) và các yếu tố nguy cơ ở mức phân
tử. Trong số các yếu tố nguy cơ có thể cải biến được, những nghiên cứu mới
đây đã đưa ra hai giả thuyết chính về căn nguyên, ngụ ý đến khả năng dự
phòng sa sút trí tuệ. Thứ nhất là giả thuyết mạch máu (vascular hypothesis),

4
gợi ý rằng các yếu tố nguy cơ và bệnh mạch máu xảy ra trong suốt cuộc đời
có liên quan đến bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng của sa sút trí tuệ và bệnh
Alzheimer [44],[82],[126],[184]. Thứ hai, giả thuyết về tâm lý xã hội
(psychosocial hypothesis) ngụ ý rằng lối sống tích cực và gắn kết với xã hội ở
tuổi trung niên và tuổi già có thể có tác dụng bảo vệ hoặc làm chậm sự khởi
phát sa sút trí tuệ do làm tăng dự trữ
chức năng và giảm các kích lực (stress)
tâm lý và các tổn thương mạch máu [133],[161],[167].
Có rất nhiều công trình ở ngoài nước nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ

của sa sút trí tuệ [24],[84],[137],[159]. Từ kết quả của các công trình này,
nhiều chiến lược và chương trình phòng chống sa sút trí tuệ trên thế giới đã
được tiến hành[56],[83],[106],[138]. Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề bệnh lý sa
sút trí tuệ ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đã có một số
công trình
nghiên cứu về sa sút trí tuệ [2],[3],[4],[4],[11],[13],[10]. Tuy nhiên, hiện chưa
có công trình nào đi sâu nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ để
từ đó chúng ta có thể xây dựng các chiến lược phòng tránh và kiểm soát các
yếu tố nguy cơ đó, nhằm giảm bớt những tác động xấu của bệnh lý sa sút trí
tuệ tới đời sống của người dân Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình tiến triển
của bệnh, thành phần của thự
c phẩm được bệnh nhân sử dụng hàng ngày như
đồng, chất béo không no, các chất bẫy gốc tự do, các vitamin và yếu tố vi
lượng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Quan tâm đến vấn đề này cũng
như bệnh lý sa sút trí tuệ, Khoa Sinh học phân tử, Trường đại học Padova,
Cộng hòa Italia đã hợp tác với Bệnh viện Lão khoa Trung ương tiến hành
nghiên cứu đề tài: Hợp tác nghiên cứu một số yếu tố
nguy cơ của hội
chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
nhằm mục tiêu: Xác định một số yếu tố
nguy cơ của hội chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Đề tài này nằm trong
khuôn khổ hợp tác nghị định thư giữa hai nước Việt Nam và Italia.


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.1.1.Tình hình nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ trên
thế giới

1.1.1.1 Các yếu tố nguy cơ không thể cải biến được
a) Tuổi
- Tuổi là một yếu tố nguy cơ được khẳng định trong hầu hết các nghiên
cứu dịch tễ học về sa sút trí tuệ [150]. Theo kết quả của một số nghiên cứu
[53], [59], [61], [93] sau 65 tu
ổi, tỷ lệ sa sút trí tuệ sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi
khoảng năm năm, từ 1,5% ở độ tuổi 60-69 lên đến 40% ở độ tuổi 90. Điều
này có thể phản ánh sự tích lũy của các tổn thương bệnh lý như mảng lão hóa
hoặc đám rối tơ thần kinh theo thời gian [93]. Bệnh nhân càng sống lâu, số
lượng tổn thương trên mô bệnh học càng nhiều và khả nă
ng bệnh nhân bộc lộ
bệnh cảnh sa sút trí tuệ trên lâm sàng càng cao. Hơn nữa, trong quá trình lão
hóa, bộ não phải tiếp xúc với rất nhiều sự thay đổi trong cuộc sống. Các tổn
thương nhỏ đối với não như các kích lực (stress) oxy hóa, chấn thương, các
tổn thương tế bào, các phản ứng viêm, các bệnh lý của chất trắng do tắc các
mạch máu nhỏ sẽ tích lũy dần theo thời gian và sẽ bộc lộ bệnh cả
nh lâm sàng
khi đạt đến một ngưỡng nhất định. Do vậy, các tổn thương não tích lũy kiểu
này thường có xu hướng gây nên các biểu hiện rối loạn nhận thức ở người cao
tuổi.
b) Giới
Trong hầu hết các nghiên cứu, phụ nữ thường có nguy cơ bị sa sút trí tuệ
do bệnh Alzheimer cao hơn nam giới [150], trong khi nam giới có nguy cơ bị
sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu nhiều hơn [118]. Kết quả này rất rõ
sau khi đã
điều chỉnh theo trình độ học vấn. Tuy nhiên, liệu sự khác biệt này

6
là do cơ sở di truyền, sự khác biệt về hóc môn giới tính, hoặc các yếu tố tác
động của môi trường kinh tế xã hội thì cần nhiều nghiên cứu để chứng minh.

Một lý lẽ để giải thích cho sự khác biệt trên là nam giới được chẩn đoán tai
biến mạch não nhiều hơn và do vậy nam giới bị sa sút trí tuệ thuộc nguyên
nhân mạch máu nhiều hơn, và tất nhiên khi đó tỷ lệ nữ giới bị
sa sút trí tuệ do
bệnh Alzheimer sẽ nhiều hơn nam giới.
c) Tiền sử gia đình và chủng tộc
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tiền sử gia đình là một yếu tố nguy cơ
đối với sa sút trí tuệ, nhất là bệnh Alzheimer, và thường hay xảy ra đối với
những người thân ở thế hệ thứ nhất (cha mẹ-con cái). Số liệu từ nghiên cứu
EURODEM cho thấy nguy cơ bị bệnh Alzheimer củ
a những người con bệnh
nhân Alzheimer là 3,5% (CI 95%, 2,6-4,6) [72],[127]. Nguy cơ cao nhất rơi
vào độ tuổi từ 60 đến 69, nhưng ở độ tuổi cao hơn cũng tăng đáng kể. Những
người có cả cha và mẹ bị sa sút trí tuệ thì nguy cơ thậm chí còn cao hơn nữa
(gấp 7,5 lần, CI 95%, 3,3-8,7). Trong nghiên cứu của Breitner và cộng sự trên
379 người thân thế hệ thứ nhất của 79 bệnh nhân Alzheimer, các tác giả thấy
tỷ lệ mớ
i mắc tích lũy của những người thân tăng lên rất nhiều theo tuổi, có
thể tới 50% ở độ tuổi ngoài 80 trong khi tỷ lệ này ở nhóm chứng chỉ chiếm
khoảng 10% [127]. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa những người thân
của các bệnh nhân Alzheimer khởi phát sớm (trước tuổi 65) và các bệnh nhân
khởi phát muộn (sau 65 tuổi). Điều này gợi ý sự tồn tại của những yếu tố
nguy cơ di truyề
n khá giống nhau giữa hai nhóm bệnh nhân trên. Farrer và
cộng sự [127] nghiên cứu 70 gia đình có từ một người mắc bệnh Alzheimer
trở lên đã phát hiện một số điểm khác biệt trong mô hình di truyền giữa hai
nhóm bệnh nhân Alzheimer khởi phát sớm (trước 58 tuổi) và nhóm khởi phát
muộn (sau 58 tuổi). Theo nghiên cứu này, con cháu của các bệnh nhân
Alzheimer có nguy cơ tích lũy cả đời bằng 58% (đối với nhóm khởi phát
sớm) và 86% (đối với nhóm khởi phát muộn). Kết qu

ả nghiên cứu này ủng hộ

7
cho giả thuyết di truyền trội trong nhóm bệnh Alzheimer khởi phát sớm, còn
nhóm khởi phát muộn thì phương thức di truyền không thuần nhất, có thể do
sự phối hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường. Theo nghiên cứu
MIRAGE (Multi-Institutional Research in Alzheimer Genetic Epidemiology)
trên số liệu lớn hơn cũng đã khẳng định các kết quả của những nghiên cứu
trước đây. Trong nghiên cứu này, các tác giả nhận thấy rằng con của các bệnh
nhân da
đen bị sa sút trí tuệ có nguy cơ tích lũy bị sa sút trí tuệ cao hơn con
của những bệnh nhân da trắng bị sa sút trí tuệ [72]
d) Cơ sở di truyền
Hiện nay, người ta đã tìm thấy bốn gen chắc chắn gắn với bệnh
Alzheimer. Các đột biến gen chỉ huy tổng hợp APP, Presenilin 1(PS1) và
Presenilin 2 (PS2) gây nên sự khởi phát sớm của bệnh Alzheimer. Trong đó,
hay gặp nhất là đột biến của gen chỉ huy tổng hợp PS1. Các nghiên cứu trên
phân t
ử của ba loại đột biến gen đều gắn với việc tăng sản xuất loại amyloid
Aβ 42. Điều này cung cấp bằng chứng ủng hộ cho sơ đồ các giai đoạn bệnh lý
của bệnh Alzheimer. Apolipoprotein E(ApoE), một chất tham gia vào quá
trình vận chuyển cholesterol trong não, là một yếu tố nguy cơ không chắc
chắn vì nó không đủ để gây được bệnh Alzheimer và trong bệnh Alzheimer
cũng không nhất thiết phải có mặ
t sản phẩm này. Có ba loại ApoE: ε 2, ε 3, ε
4. Nhiều nghiên cứu lớn về giải phẫu bệnh thần kinh đã được thực hiện để
đánh giá vai trò của ApoE. Các nghiên cứu này cho thấy sự hiện diện của
ApoE ε 4 làm tăng độ chính xác của chẩn đoán bệnh Alzheimer lên thêm 4%.
Ngược lại, nếu không có ApoE ε 4 thì độ chính xác của chẩn đoán nguyên
nhân khác gây sa sút trí tuệ tăng thêm 8%. Nhiều nghiên cứu mới đây c

ũng đã
cho thấy, những cá thể mang allele ApoE ε 4 thường có nguy cơ bị sa sút trí
tuệ cao hơn những người khác ở lứa tuổi từ 40 đến 80 với đỉnh ở độ tuổi 60
đến 65. Yếu tố này tương tác với giới tính để tạo nên tác dụng cộng hưởng
trong nguy cơ gây sa sút trí tuệ. Ví dụ: nữ giới mang ApoE ε 4 có nguy cơ sa

8
sút trí tuệ cao hơn nam giới mang sản phẩm này, đặc biệt ở độ tuổi 55 đến 85
[145]. Do không đặc hiệu nên allele ε 4 không được dùng để sàng lọc các
bệnh nhân sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, đây cũng là một yếu tố nguy cơ thuộc cơ
sở di truyền, chiếm 7 đến 17% biến thể về tuổi khởi phát của bệnh Alzheimer,
chiếm tới 50% nguy cơ di truyền của sa sút trí tuệ ở Hoa Kỳ. Có một số gen
liên quan đến bệnh Alzheimer đã được phát hiện nằm trên các nhiễm sắc thể 9,
10, 12, 19.
1.1.1.2 Các yếu tố nguy cơ có thể cải biến được
a) Về các yếu tố nguy cơ và bệnh lý mạch máu
+ Huyết áp: Nhiều nghiên cứu cho thấy huyết áp tăng cao ở tuổi trung niên
phối hợp với tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, thậm chí bệnh Alzheimer
[54],[152],[154]. Tăng huyết áp có liên quan đến các dấu ấn (marker) thoái
hoá th
ần kinh trong não, gợi ý rằng tăng huyết áp (THA) mạn tính có thể
có vai trò trong bệnh sinh của bệnh Alzheimer, liên quan đến quá trình
thoái hoá thần kinh hoặc gây teo não. Ở nhóm tuổi rất già, tác dụng có hại
của tăng huyết áp là không rõ, trong khi huyết áp hạ thấp dường như lại
báo trước khả năng bị sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, một số
nghiên cứu dọc, theo dõi hơn sáu năm [206], lại khẳng định sự phối hợp
như vậy, gợ
i ý rằng sự tham gia của huyết áp thấp ở tuổi già và giảm tưới
máu não trong sự phát triển của sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer. Những
dữ kiện này gợi ý rằng mối liên quan giữa huyết áp và sa sút trí tuệ có thể

phụ thuộc vào tuổi.
+ Béo phì: Tương tự tăng huyết áp, những nghiên cứu gần đây gợi ý có mối
liên quan giữa béo phì và sa sút trí tuệ [108]. Chỉ số khối cơ thể
(BMI) cao
ở tuổi trung niên có liên quan đến tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ khi về
già [179]. Người ta cũng phát hiện giảm chỉ số khối cơ thể khoảng mười
năm trước khi khởi phát sa sút trí tuệ, gợi ý có mối liên quan giữa giảm

9
mạnh BMI với sự phát triển bệnh Alzheimer sau này [86],[110]. Chỉ số
khối cơ thể thấp ở tuổi già có thể liên quan đến tăng nguy cơ bị bệnh
Alzheimer, nhưng chỉ số khối cơ thể thấp và giảm cân nặng có thể được
phân tích như một dấu ấn (marker) về bệnh Alzheimer tiền lâm sàng, đặc
biệt khi đo dưới mười năm trước chẩn đoán lâm sàng.
+ Đái tháo
đường: Nhiều nghiên cứu dọc cho thấy bệnh nhân đái tháo
đường (ĐTĐ) có tăng nguy cơ cả sa sút trí tuệ do mạch máu lẫn do thoái
hoá [99]. Điều này cũng được khẳng định qua một phân tích tổng hợp mới
đây [32]. ĐTĐ giới hạn và giảm dung nạp glucose cũng phối hợp với tăng
nguy cơ sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer [27]. Sự phối h
ợp này có thể phản
ánh tác dụng trực tiếp của tăng đường huyết lên những thay đổi thoái hoá
trong não, hoặc tác dụng của tăng insulin máu, hoặc do các bệnh kèm theo
ĐTĐ như THA, rối loạn lipid máu.
+ Bệnh tim: Bệnh tim mạch phối hợp với tăng nguy cơ sa sút trí tuệ và bệnh
Alzheimer, đặc biệt ở những người có bệnh mạch ngoại vi [151], gợi ý
rằng vữa xơ
động mạch ngoại vi lan toả là một yếu tố nguy cơ của sa sút
trí tuệ [44]. Ngoài ra, suy tim và rung nhĩ có thể có mối liên quan độc lập
với tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Ví dụ trong dự án Kungsholmen, suy tim

làm tăng 80% nguy cơ bị sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, nhưng việc sử
dụng các thuốc hạ huyết áp có thể bù lại một phần sự tăng nguy cơ này
[138].
+ Bệnh mạch não: Nhồi máu não nhiều ổ, cơ
n đột quỵ não tái phát và đột
quỵ não ở vị trí chiến lược là những yếu tố nguy cơ chính gây sa sút trí tuệ
sau đột quỵ não [79]. Cơn đột quỵ não thầm lặng và các tổn thương chất
trắng thấy trên phim chụp cắt lớp vi tính não phối hợp với tăng nguy cơ sa
sút trí tuệ và suy giảm nhận thức. Cục thuyên tắc (emboli) não tự phát có
liên quan đến cả sa sút trí tuệ lẫn bệnh Alzheimer, và một số nghiên cứ
u

10
báo cáo về sự phối hợp của đột quỵ não với bệnh Alzheimer và suy giảm
nhận thức [133]. Những tổn thương mạch máu não có thể tác động qua lại
với những tổn thương thoái hoá thần kinh để gây nên hội chứng SSTT ở
những người mà những tổn thương này không đủ để biểu hiện thành sa sút
trí tuệ [146],[157].
+ Tăng lipid máu: Một số nghiên cứu [184] gợi ý về sự phối h
ợp giữa tăng
cholesterol máu ở tuổi trung niên với bệnh Alzheimer khi về già. Một
nghiên cứu của Pháp cho thấy có sự phối hợp giữa tăng lipid máu với tăng
nguy cơ sa sút trí tuệ, đặc biệt là thể không Alzheimer, trong khi một số
nghiên cứu thuần tập không thấy sự phối hợp này, thậm chí thấy có mối
liên quan ngược giữa cholesterol toàn phần với nguy cơ SSTT [136].
Nghiên cứu mới đây cho thấy có sự giảm về
cholesterol toàn phần ít nhất
mười lăm năm trước khi khởi phát sa sút trí tuệ. Ngoài ra, một số nghiên
cứu quan sát gợi ý vai trò của statin trong việc làm giảm nguy cơ sa sút trí
tuệ và bệnh Alzheimer, nhưng điều này chưa được khẳng định qua các thử

nghiệm lâm sàng.
+ Uống rượu: Uống rượu quá mức có thể gây sa sút trí tuệ do rượu và có thể
làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ do mạch máu. Nghiện rượu nặng ở tuổi
trung niên ph
ối hợp với tăng nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già, đặc biệt ở
những người có mang apolipoprotein E4 [18]. Ngược lại, ngày càng có
nhiều bằng chứng cho thấy uống rượu mức độ ít và trung bình phối hợp
với giảm nguy cơ bị SSTT và suy giảm nhận thức, hiệu quả tương tự như
với bệnh tim mạch [190].
+ Hút thuốc lá: Trước kia một số tác giả cho r
ằng hút thuốc làm giảm nguy
cơ sa sút trí tuệ, nhưng thật ra là liên quan đến vấn đề sống sót, vì tác dụng
bảo vệ của thuốc lá không thấy khi nghiên cứu trên những trường hợp mắc
mới. Ngược lại, một số nghiên cứu tiến cứu thấy có tăng nguy cơ bị bệnh

11
Alzheimer ở người hút thuốc [20]. Vấn đề tranh cãi về hiệu quả bảo vệ của
hút thuốc lá đối với SSTT hiện nay đã bị bị bác bỏ, nhờ các nghiên cứu
tiến cứu gần đây thấy hoặc là không có hiệu quả (Doll và cs. 2000 [127];
Yip và cs. 2006 [127]) hoặc ngược lại, hút thuốc làm tăng nguy cơ SSTT
và suy giảm nhận thức (Launer và cs. 1999 [20]; Ott và cs. 2004[97]). Do
vậy, hút thuốc lá có thể là một yếu tố nguy cơ củ
a sa sút trí tuệ [107].
Chế độ ăn và các yếu tố về dinh dưỡng: Acid béo có thể tác động lên sự
phát triển của bệnh Alzheimer qua nhiều cơ chế khác nhau như vữa xơ động
mạch và viêm. Một số nghiên cứu gợi ý có sự phối hợp giữa chế độ ăn nhiều
mỡ bão hoà với tăng nguy cơ bị bệnh Alzheimer [40],[128] trong khi ăn nhiều
cá và acid béo không bão hoà làm giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer. Tuy
nhiên, nghiên cứ
u Rotterdam [92] không thấy các mối liên quan trên. Một số

nghiên cứu dọc cho thấy giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer liên quan đến chế
độ ăn có bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin E và C [50]. Những
người ăn “chế độ Địa Trung Hải” (nhiều cá, hoa quả và rau giầu chất chống
oxy hóa) có giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer, độc lập với yếu tố mạch máu
[114],[141],[186]. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng v
ề chế độ ăn bổ sung
vitamin E lại không thấy bất cứ tác dụng nào lên sự suy giảm nhận thức.
Nhiều nghiên cứu thuần tập [100],[134], cho thấy nồng độ homocystein huyết
thanh tăng cao phối hợp với tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, nhưng các thử nghiệm
lâm sàng không ủng hộ chắc chắn cho tác dụng của việc hạ homocystein bằng
các vitamin B lên chức năng nhận thức. Vai trò của các y
ếu tố vi lượng đặc
biệt là đồng (Cu) hữu cơ có ảnh hưởng đến sự xuất hiện của bệnh Alzheimer
và sa sút trí tuệ [36],[144]. Các nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới đã
khẳng định điều này vì đồng (Cu) hữu cơ có vai trò quan trọng gắn kết với
protein (cytochrom) tham gia vào hoạt động của chuỗi hô hấp tế bào và thiếu
hụt sự bổ sung đồng hữu trong khẩ
u phần ăn hàng ngày là yếu tố nguy cơ cho

12
sự xuất hiện bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ. Vai trò của các ion kim loại
đồng, magiê, sắt, kẽm đối với các bệnh thoái hoá thần kinh như Parkinson,
Alzheimer được quan tâm nghiên cứu nhiều. Những kim loại này đóng vai trò
quan trọng trong hầu hết các phản ứng sinh học của cơ thể. Tuy nhiên, nếu
các các kim loại này được tích luỹ quá nhiều trong mô sẽ gây độc cho tế bào
(Bush Al, 2000 [127]). Hàm lượng đồng (Cu) trong não nhiều thứ hai trong
cơ thể, chủ yếu tập trung ở
chất xám (60-110 µM), cao hơn ở chất trắng (25-
79 µM). Sự cân bằng nội bào các ion sắt, kẽm, đồng và các protein liên kết
tương ứng của chúng biến đổi đáng kể ở não bệnh nhân Alzheimer. Nồng độ

Cu, Fe, Zn tăng cao trong não bệnh nhân Alzheimer, có nhiều ở các mảng
amyloid (nồng độ Cu là 0.4 mM ; Fe và Zn là 1 mM) (Lovell MA và cộng sự
[127], 1998; Atwood CS và cộng sự, 1999 [127]). Nghiên cứu của Cherny RA
và cộng sự (1999) [127] cho thấy, Cu/Zn làm tăng khả năng hoà tan của
peptid β Amyloid trong mô não bệnh nhân Alzheimer và não chuột chuy
ển
gen. Điều này gợi ý rằng, những ion kim loại này có thể đóng vai trò trong
việc hình thành các mảng amyloid. Đồng (Cu) có thể không phải là nhân tố
khởi đầu gây bệnh Alzheimer nhưng sự tương tác của đồng (Cu) với protein
tiền thân Amyloid (APP) hoặc các phân đoạn của nó có thể liên quan đến quá
trình phát triển của bệnh. Trên phân tử APP có vị trí gắn ion Cu
2+
để khử
thành ion Cu
+
. Phản ứng oxy hoá khử này sẽ tạo thành liên kết disulfide (các
nhóm SH tự do của APP). Sự vận chuyển điện tử trong phản ứng khử ion
Cu
2+
thành ion Cu
+
làm tăng các gốc tự do hydroxyl, một trong những gốc có
độc tính cao, tấn công các phân tử sinh học lân cận, và giữ vai trò quan trọng
trong bệnh lý Alzheimer (Gerd Multhaup và cộng sự, 1996)[127].
+ Tình trạng viêm: Người ta đã biết hiện tượng viêm có tham gia vào quá
trình xơ vữa động mạch. Do vậy, các dấu ấn (marker) viêm trong huyết thanh
có thể phối hợp với sa sút trí tuệ. Để ủng hộ cho giả thuyết này, một số nghiên
cứu thuần tập thấy có sự phối hợp giữa các dấu ấn (marker) viêm với tăng

13

nguy cơ sa sút trí tuệ [66], và protein phản ứng C có thể là một dấu ấn
(marker) hứa hẹn nhất để dự đoán nguy cơ như vậy. Ngoài ra, các thuốc
chống viêm được thấy là phối hợp với giảm nguy có bệnh Alzheimer, càng
ủng hộ cho sự liên quan của quá trình viêm trong bệnh Alzheimer và sa sút trí
tuệ [21],[55],[160]. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng sử dụng các thuốc
chống viêm để dự phòng bệnh Alzheimer đã phải dừng vì thu
ốc làm tăng các
biến cố tim mạch [175].
+ Tổng hợp các yếu tố nguy cơ mạch: Các yếu tố nguy cơ mạch thường
cùng tồn tại ở người già và có thể có vai trò tương tác làm tăng nguy cơ sa
sút trí tuệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng
theo số lượng các yếu tố nguy cơ [201]. Người ta đã đưa ra các bảng điểm
nguy cơ m
ạch để định lượng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ, nhưng việc sử
dụng những thang điểm như vậy còn hạn chế vì giá trị dự đoán thấp.
b) Các yếu tố tâm lý xã hội và lối sống
Các nghiên cứu dịch tễ đã gợi ý rằng một số yếu tố tâm lý xã hội như
học vấn, hoạt động xã hội, hoạt động giải trí và hoạt
động thể lực có vai trò
nhất định trong việc phát triển sa sút trí tuệ.
+ Học vấn : Có bằng chứng rõ rệt gợi ý rằng mù chữ và học vấn thấp có
nguy cơ mắc sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer cao hơn [115]. Người ta đã
đưa ra giả thuyết dự trữ nhận thức (cognitive reserve hypothesis) : Giáo
dục có thể kích thích các cơ chế bù trừ về chức năng nhận th
ức [181].
Những người có dự trữ cao cần có nhiều tổn thương thể Alzheimer hoặc
những thay đổi mạch máu để có thể biểu hiện thành hội chứng sa sút trí tuệ.
Tuy nhiên, học vấn có thể đóng những vai trò khác nhau trong sa sút trí tuệ
và có thể có nhiều vai trò cùng phối hợp [84],[87],[178]; học vấn không
chỉ là một yếu tố chỉ điểm của kích thích nhận thức, mà còn phản ánh chỉ


số thông minh, tình trạng kinh tế xã hội. Một cách giải thích nữa là những

14
người có học vấn thấp sẽ dễ được chẩn đoán lâm sàng là sa sút trí tuệ hơn
là những người có học vấn cao[191].
+ Hoạt động xã hội : Các nghiên cứu dọc cho thấy mạng lưới tổ chức xã hội
kém hoặc cách ly xã hội có liên quan đến suy giảm nhận thức và sa sút trí
tuệ [167]. Nguy cơ sa sút trí tuệ tăng lên ở những người già bị cô lập về
mặt xã hội, ít tiếp xúc với người thân và bạn bè [161]. Các tổ chức xã hội
cung cấp sự hỗ trợ xã hội tốt hơn, kích thích tinh thần và trí thông minh do
vậy có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ thông qua con đường hành vi, tâm lý
và sinh lý [80],[133].
+ Hoạt động giải trí: Các nghiên cứu quan sát cho thấy những người càng
tham gia tích cực các hoạt động kích thích tâm trí càng ít bị sa sút trí tuệ
[109],[116],[131],[196]. Hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá chức năng
nhậ
n thức tại thời điểm đánh giá hoạt động, chỉ có một số là đánh giá hoạt
động hơn năm năm trước khi chẩn đoán sa sút trí tuệ. Những người ít tham
gia hoạt động xã hội khi về già và giảm tham gia hoạt động xã hội từ tuổi
trung niên đến tuổi già có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao gấp đôi [166]. Do sự
khác nhau về văn hoá và sở thích cá nhân về các hoạt động, có thể sử
dụng
thang điểm để tổng hợp các hoạt động khác nhau. Trong dự án
Kungsholmen, các nhà nghiên cứu đã xây dựng một thang điểm bốn cấp
để xác định các yếu tố tinh thần, xã hội và thể lực của mỗi hoạt động và
thử nghiệm ở người già. Kết quả cho thấy điểm cao ở hai trong ba thành
phần này phối hợp với giảm rõ rệt nguy cơ sa sút trí tuệ [138].
+
Hoạt động thể lực: Một tổng hợp phân tích gần đây cho thấy sáu trong số

chín nghiên cứu dọc nhận thấy hoạt động thể lực có liên quan đến giảm
nguy cơ sa sút trí tuệ [116],[120]. Luyện tập đều đặn, ngay cả các hoạt
động thể lực có cường độ thấp như đi bộ cũng phối hợp với giảm nguy cơ
sa sút trí tuệ và suy giảm nh
ận thức. Tác dụng bảo vệ rõ rệt của của luyện

15
tập thể lực đều đặn chống lại sa sút trí tuệ cũng đã được báo cáo, đặc biệt ở
những người mang APOE4. Lợi ích của các chương trình luyện tập thể lực
ngắn hạn lên chức năng nhận thức vẫn chưa được khẳng định rõ. Thời gian
luyện tập ngắn có thể không có lợi ích rõ rệt lên nhận thức tổng thể, nhưng
có thể có ích với m
ột vài lĩnh vực nhận thức.
c) Các yếu tố nguy cơ ở mức phân tử
+ Cơ chế bệnh học của bệnh Alzheimer dựa trên giả thuyết ”bậc thang
amyloid”. Giả thuyết này cho rằng amyloid-β42 (Aβ42) là dẫn xuất thủy
phân của phân tử protein xuyên màng tiền thân amyloid (APP), đóng vai
trò quan trọng trong tất cả các trường hợp mắc bệnh Alzheimer [33],[42].
Bình thường protein amyloid-β được tổng hợp trong suốt cuộc đời từ một
phân tử protein tiền thân amyloid-β có trọng lượng phân tử rất lớn thông
qua sự thủy phân của enzym γ- và β- secretase. Khởi đầu của ”bậc thang
amyloid”, Aβ42 kết tụ gây ra hiện tượng mất tế bào thần kinh và sa sút trí
tuệ. Mặc dù Aβ42 được tạo ra thường xuyên, song trong một thời gian dài,
người ta cho rằng Aβ chỉ có thể lắng đọng tạo thành các mảng thầ
n kinh
còn amyloid mới là yếu tố độc cho thần kinh. Hiện nay các nhà khoa học
đều cho rằng sự hình thành các thể ngưng kết là giai đoạn đầu tiên của quá
trình bệnh lý và nhiều nhóm nghiên cứu hiện đang đi sâu nghiên cứu cơ
chế bệnh học của quá trình này. Chẩn đoán lâm sàng bệnh Alzheimer
thường được khẳng định bằng việc phát hiện các mảng protein amyloid và

các bó xoắn tơ thần kinh ở vùng hải mã (hippocampus), nhân amiđan và
vỏ não. Các m
ảng protein ở khoang gian bào gồm hai phân đoạn của
protein amyloid-β là phân đoạn protein 42 và 40 trong khi đó, các bó tơ
thần kinh (trong tế bào thần kinh) thì lại là các dạng biến đổi của các
protein của cấu trúc ống siêu vi và protein tau. Tuy nhiên việc sinh thiết để
chẩn đoán mô bệnh học căn bệnh này thường chỉ có tác dụng chẩn đoán

16
hồi cứu. Các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy protein tau và các phân
đoạn protein amyloid còn xuất hiện trong dịch não - tủy (DNT) và thậm
chí lưu hành trong máu. Chính vì vậy việc nghiên cứu triển khai các kỹ
thuật xét nghiệm mới để khẳng định sự có mặt của các loại hình protein
này trong DNT và máu là một hướng nghiên cứu hết sức quan trọng góp
phần chẩn đoán sớm, theo dõi và tiên lượng bệnh [57]
+ Có thể nói Thụy Đ
iển là quốc gia tiên phong trong việc nghiên cứu ứng
dụng các kỹ thuật định lượng protein tau và amyloid trong chẩn đoán và
tiên lượng sa sút trí tuệ. Nghiên cứu của Andersen C và CS [26] cho thấy
nồng độ amyloid β protein (Aβ40) tăng song song với mức độ tiến triển
của bệnh lý sa sút trí tuệ thùy trán. Trong khi đó protein tau tăng nhẹ trong
dịch não tủy ở bệnh nhân SSTT. Mortter và CS [127] cho rằng ở dịch não-
tủy của bệnh nhân Alzheimer, protein amyloid tổng số không thay đổi,
trong khi Aβ42 giảm [26],[118]. Trong khi đó, một nghiên cứu khác của
Jensen M và CS [72] lại cho thấy nồng độ Aβ42 tăng nhưng Aβ40 lại
giảm ở bệnh nhân bị bệnh Alzheimer so với nồng độ các protein này ở
dịch não-tủy của người khỏe mạnh. Một nghiên cứu song song của
Andersen và CS (2000) đã chứng minh rằng nồng độ protein tau tăng nhẹ
ở những bệnh nhân sa sút trí tuệ so với nhóm chứng . Nhóm tác gi
ả này

đưa ra giả thiết rằng sự tăng của protein tau trong dịch não-tủy đặc hiệu
đối với một số thể sa sút trí tuệ khác hơn là bệnh Alzheimer. Những kết
quả của nghiên cứu này đã khích lệ một số nhóm trên thế giới ứng dụng kỹ
thuật này vào lâm sàng để chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng một số bệnh
thoái hóa thần kinh
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, cho đến thờ
i điểm hiện tại các nghiên cứu chuyên sâu về sa
sút trí tuệ còn ít. Năm 2005, Viện Lão khoa Quốc gia (nay là Bệnh Viện Lão

17
khoa Trung ương) thành lập Đơn vị nghiên cứu về trí nhớ và sa sút trí tuệ, tập
hợp các chuyên gia về lão khoa, thần kinh, tâm thần và sinh học phân tử, với
nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm
sàng và các biện pháp điều trị và quản lý bệnh sa sút trí tuệ ở Việt Nam.
Trong hai năm qua, hàng chục nghiên cứu về sa sút trí tuệ đã được thực hiện
tại Đơn vị
nghiên cứu về trí nhớ và sa sút trí tuệ. Chỉ trong vài năm trở lại đây,
nhiều nghiên cứu về sa sút trí tuệ đã được tiến hành tại Đơn vị nghiên cứu về
trí nhớ và sa sút trí tuệ của Viện Lão khoa như:
- Phạm Thắng. “Đánh giá hiệu quả của Galantamine trong điều trị sa sút
trí tuệ” (2010). Y học Việt Nam 370(1):39-42.
- Phạm Thắng. “Đánh giá sự thay đổi nồ
ng độ Homocysteine huyết
tương ở bệnh nhân SSTT” (2010). Y học thực hành, 716(5): 163-167.
- Phạm Thắng “Đánh giá một số trắc nghiệm thần kinh tâm lý liên quan
đến chức năng nhận thức ở người bình thường trên 60 tuổi” (2010). Tạp
chí sinh lý học Việt Nam 14(2):1-7.
- Phạm Thắng, “Nghiên cứu rối loạn nhận thức ở bệnh nhân đái tháo
đường týp 2 từ 60 tuổi trở lên” (2010). Tạp chí Y Dược học quân sự,

35(5):106-110.
-
Phạm Thắng, “Nghiên cứu rối loạn nhận thức ở bệnh nhân mắc bệnh
Parkinson” (2010). Tạp chí nghiên cứu Y học, Phụ trương 67(2): 264-
269.
- Phạm Thắng, “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động giải trí, luyện tập
thể lực và học vấn đối với sa sút trí tuệ ở người cao tuổi” (2010). Tạp
chí nghiên cứu Y học, phụ trương 67 (2): 193-198.
- Phạm Thắng, Lươ
ng Chí Thành, “Nghiên cứu dịch tễ về sa sút trí tuệ ở
người cao tuổi tại cộng đồng” (2010). Y học thực hành, 715(5):53-59.
- Đỗ Văn Thắng, Phạm Thắng, “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và trắc
nghiệm thần kinh tâm lý ở bệnh nhân sa sút trí tuệ do mạch máu tại

18
Bệnh viện Lão khoa Trung ương” (2010). Y học thực hành, 717(5):77-
83.
- Nguyễn Thanh Bình, Phạm Thắng, “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm
sàng và trắc nghiệm thần kinh tâm lý của bệnh Alzheimer” (2010). Tạp
chí nghiên cứu Y học. 68(3):91-96.
- Trần Viết Lực, Phạm Thắng. “Bước đầu nghiên cứu một số yếu tố nguy
cơ mạch máu của hội chứng SSTT trên bệnh nhân Alzheimer” (2010).
Tạp chí nghiên cứu Y học, 68(3):51-57.
- Tr
ần Viết Lực, Phạm Thắng, Nguyễn Trọng Hưng, Nguyễn Thanh
Bình, Nguyễn văn Hướng, Nguyễn Bích Ngọc, Tạ Thành Văn, “Bước
đầu đánh giá vai trò của các marker sinh học trong chẩn đoán sa sút trí
tuệ” (2008). Tạp chí Nghiên cứu Y học, 56(4):87-91.
- Nguyễn Thanh Vân, Phạm Thắng, “Ứng dụng test 5 từ trong sàng lọc
suy giảm nhận thức ở người cao tuổi” (2005). Y Học Thực Hành,

510(4):32-34.
- Nguyễn Thanh Vân, Phạm Thắng, Lê Quang Cườ
ng, Tạ Thành Văn,
“Đánh giá bước đầu về đặc điểm lâm sàng suy giảm chức năng trí tuệ ở
bệnh nhân sau nhồi máu não trên 60 tuổi” (2007). Tạp chí nghiên cứu
Y học, 47(2):79-85.
- Nguyễn Thanh Vân, Phạm Thắng, Lê Quang Cường, Tạ Thành Văn,
“Sa sút trí tuệ sau nhồi máu não và một số yếu tố nguy cơ” (2009). Tạp
chí Y học thực hành, 641+642(1):86-90.
- Nguyễn Thanh Vân, Phạm Thắng, Lê Quang Cường, Tạ Thành Văn
(2008), “Ứng dụng m
ột số trắc nghiệm thần kinh tâm lý trong chẩn
đoán sa sút trí tuệ sau nhồi máu não ở bệnh nhân trên 60 tuổi”. Tạp chí
nghiên cứu Y học 54(2):56-63.
- Nguyễn Thanh Vân, Phạm Thắng, Lê Quang Cường, Tạ Thành Văn
(2008), “Liên quan giữa tổn thương hình ảnh học của não và tình trạng

19
rối loạn nhận thức sau nhồi máu não”. Tạp chí Y học Việt Nam,
350(1):22-27.
Những nghiên cứu trên đã bước đầu xác định được tỷ lệ mắc của suy
giảm nhận thức nhẹ (MCI) và sa sút trí tuệ của người cao tuổi tại cộng đồng,
chuẩn hóa các bộ trắc nghiệm thần kinh tâm lý trong sàng lọc và chẩn đoán
SSTT, xác định đặc điểm lâm sàng và suy giảm nhận thức ở một số
thể sa sút
trí tuệ.

1.2 Đặc điểm lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ
1.2.1 Đặc điểm lâm sàng[9]
Biểu hiện đầu tiên làm cho bệnh nhân và người nhà chú ý đến là giảm trí

nhớ. Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Trong giai đoạn đầu chủ yếu
giảm trí nhớ gần (không còn khả năng ghi nhớ các thông tin mới). Khi bệnh
tiến triển nặng hơn, bệnh nhân quên cả những thông tin đã đượ
c học từ trước,
kể cả quên tên người thân. Ngoài giảm trí nhớ, bệnh nhân còn có một số biểu
hiện như:
+ Mất ngôn ngữ (aphasia): bệnh nhân diễn đạt ý nghĩ của mình ngày càng khó
khăn, ngôn ngữ nghèo nàn. Rối loạn này làm bệnh nhân mặc cảm, gây hạn
chế nhiều trong giao tiếp
+ Mất sử dụng động tác (apraxia): bệnh nhân gặp khó khăn trong các công
việc đơn giản như: mặc quần áo, giữ gìn vệ
sinh cá nhân, ăn uống…
+ Mất nhận biết đồ vật, mất khả năng tổng hợp suy luận và rối loạn chức năng
thực hiện. Bệnh nhân không thể lên kế hoạch để thực hiện các công việc đơn
giản như đi chợ, nấu ăn, quản lý chi tiêu và tài chính. Bệnh nhân khó xác định
vị trí trong không gian, không thể xem được bản đồ. Do vậy, bệnh nhân dễ bị
lạc ngay cả
khi đang ở những nơi quen thuộc.

20
Các triệu chứng rối loạn nhận thức trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hoạt động hằng ngày của bệnh nhân. Những thay đổi về hành vi cảm xúc
rất hay gặp bao gồm thay đổi nhân cách, dễ cáu kỉnh, lo âu hoặc trầm cảm.
Trong giai đoạn muộn có thể gặp các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, kích
động và đi lang thang. Bệnh nhân có thể bị tăng trương lực cơ kiểu ngoại tháp
và cơ
n động kinh toàn thể. Trên lâm sàng, để đánh giá sự tiến triển của bệnh,
người ta chia ra làm ba giai đoạn : nhẹ (sớm), trung bình và nặng (muộn). Qua
các giai đoạn đó, trí nhớ và các chức năng nhận thức khác giảm dần liên tục
trong thời gian từ hai cho đến mười năm:

Giai đoạn nhẹ: giảm trí nhớ gần (short-term memory) cũng như chức
năng ngôn ngữ, đặc biệt là khả năng tìm từ
, hoặc thậm chí thất ngôn (aphasia),
mất nhận biết (agnosia) mặc dù chức năng giác quan bình thường và mất khả
năng sử dụng động tác (apraxia) mặc dù chức năng vận động bình thường,
tính khí thất thường, dễ bị kích động. Bệnh nhân Alzheimer nhẹ thường có thể
tự bù trừ khá tốt, khó khăn thường xuất hiện khi có sự thay đổi môi trường
sống ở xung quanh hay thay đổi các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày.
Giai đoạn trung bình
: khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày
như tắm rửa, mặc quần áo, đi vệ sinh bị suy giảm. Bệnh nhân không thể ghi
nhớ các thông tin mới, mất định hướng về không gian và thời gian, những
thay đổi về tính tình cũng nặng hơn, có thể xuất hiện các triệu chứng loạn
thần như hoang tưởng, ảo giác. Loại hoang tưởng thường gặp nhất là cho rằng
bị
người khác ăn cắp đồ vật của mình. Bệnh nhân thường hay nhầm lẫn người
này với người kia, có thể rối loạn hành vi thường đi lang thang, giấc ngủ
thường bị đảo lộn.
Giai đoạn nặng : Bệnh nhân không thể thực hiện các động tác cơ bản
nhất trong cuộc sống hàng ngày như ăn uống hay đi lại và hoàn toàn phụ
thuộc vào người khác, mất hoàn toàn trí nhớ g
ần và trí nhớ xa, và không có

21
khả năng nhận biết những người thân trong gia đình. Bệnh nhân hoàn toàn trở
nên câm lặng, chân tay co quắp do tăng trương lực kiểu ngoại tháp. Ở giai
đoạn này bệnh nhân hay bị suy kiệt cơ thể do ăn uống kém, nằm bất động dài
ngày dễ bội nhiễm phổi, loét, nhiễm khuẩn da, cuối cùng là hôn mê và tử
vong.


1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ
1.2.2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ theo Bảng phân loại quốc tế các
bệnh tật lần thứ 10 (ICD-X)
- Có bằng chứng suy giảm cả trí nhớ và tư duy đủ để gây cản trở cuộc sống
hàng ngày của cá nhân. Sự suy giảm trí nhớ điển hình trong ghi nhận, bảo tồn
và tái hiện thông tin mới, nhưng những tư liệu quen thuộc thu nhận trước kia

ng có thể mất đi, đặc biệt ở giai đoạn sau. Mất trí nhớ nhiều hơn loạn nhớ.
Có sự suy yếu về tư duy và năng lực suy luận, giảm sút dòng tư duy. Quá
trình tiếp thu thông tin bị suy yếu, khó khăn hơn khi phải tiếp thu nhiều kích
thích cùng một lúc, khi phải trò chuyện với nhiều người và khi chuyển sự tập
trung chú ý từ chủ đề này sang chủ đề khác. Ý thức bệnh nhân tỉnh táo. B
ệnh
nhân không bị mê sảng. Các triệu chứng trên phải rõ ràng trong vòng ít nhất 6
tháng để có một chẩn đoán lâm sàng tin cậy.
1.2.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ theo DSM-IV-TR
A. Sự hình thành những rối loạn trong các lĩnh vực khác nhau của nhận thức
được thể hiện bằng các triệu chứng sau:
1. Giảm trí nhớ (giảm khả năng học thông tin mới và nhớ lại những
thông tin cũ), kèm theo.
2. Có một (hoặc nhiều) rối loạn nh
ận thức sau đây:
a. Mất ngôn ngữ: (aphasia)

22
b. Mất khả năng sử dụng động tác (apraxia): không có khả năng thực
hiện các động tác mặc dù chức năng vận động bình thường:
c. Mất nhận biết đồ vật (agnosia): không có khả năng nhận ra và xác
định những đồ vật mặc dù các giác quan bình thường.
d. Rối loạn khả năng thực hiện nhiệm vụ (excutive dysfunction): (ví dụ:

lên kế hoạch, tổ chức, phối hợp, trừu tượng hoá)
B. Sự suy giảm nhận thức trong tiêu chuẩn A1 và A2 làm giảm đáng kể chức
năng nghề nghiệp và xã hội và giảm rõ rệt so với trước.
C. Các rối loạn trên không chỉ xảy ra trong cơn sảng.
D. Những rối loạn này không phù hợp với chẩn đoán khác (trầm cảm nặng,
tâm thần phân liệt).
1.2.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán một số nguyên nhân gây sa sút trí tuệ

1.2.3.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán Bệnh Alzheimer
a).Tiêu chuẩn chẩn đoán theo Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10
(ICD- X)
1.Suy giảm trí nhớ ngắn hạn (gần) và trí nhớ dài hạn (xa)
2. Có ít nhất một trong các bất thường sau :
+ Suy giảm tư duy trừu tượng
+ Suy giảm khả năng phán đoán nhận xét
+ Các rối loạn khác của chức năng thần kinh cao cấp
+ Biến đổi nhân cách
3. Suy giảm quan hệ
xã hội và nghề nghiệp do các rối loạn về trí nhớ và trí
tuệ ở trên gây ra
4. Không xuất hiện trong bối cảnh mê sảng

23
5. Có sự hiện diện của các yếu tố sau đây:
+ Có bằng chứng về bất thường thực thể đã gây ra những suy giảm về
trí tuệ và suy giảm chức năng trí tuệ .
+ Các suy giảm về trí nhớ và chức năng trí tuệ không là hệ quả của một
bệnh tâm thần khác.
b). Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Alzheimer theo DSM-IV-TR[16]
A. Giảm nhận thức, biểu hiện bằng:

1. Giảm trí nh
ớ (giảm khả năng học thông tin mới và nhớ lại những
thông tin cũ), kèm theo.
2. Có một (hoặc nhiều) rối loạn nhận thức sau đây:
a. Mất ngôn ngữ: (aphasia)
b. Mất khả năng sử dụng động tác (apraxia): không có khả năng thực
hiện các động tác mặc dù chức năng vận động bình thường:
c. Mất nhận biết đồ vật (agnosia): không có khả năng nhận ra và xác
định những đồ
vật mặc dù chức năng cảm giác bình thường.
d. Rối loạn khả năng thực hiện nhiệm vụ (excutive dysfunction): (ví dụ:
lên kế hoạch, tổ chức, phối hợp, trừu tượng hoá)
B. Sự suy giảm nhận thức trong tiêu chuẩn A1 và A2 làm giảm đáng kể chức
năng nghề nghiệp và xã hội và giảm rõ rệt so với trước.
C. Khởi phát từ từ và suy giảm nhận thức nặng dầ
n.
D. Suy giảm nhận thức trong tiêu chuẩn A1 và A2 không do các nguyên nhân
sau:
1. Các bệnh lý của hệ thần kinh trung ương có thể gây thiếu hụt trí nhớ
và nhận thức nặng dần (VD: như bệnh mạch não, bệnh Parkinson, bệnh

24
Huntington, máu tụ ngoài màng cứng, tràn dịch não áp lực bình thường, U
não).
2. Các bệnh toàn thân có thể gây sa sút trí tuệ (thiểu năng giáp, thiếu
vitamin B12, hoặc acid folic, tăng calci máu, giang mai thần kinh).
3. Những tình trạng do thuốc gây ra.
E. Các rối loạn trên không chỉ xảy ra trong cơn mê sảng.
F. Những rối loạn này không phù hợp với chẩn đoán khác (trầm cảm nặng,
tâm thần phân liệt).

c). Tiêu chuẩn chẩn đoán theo NINCDS-ADRDA [97]
*.Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng nghi ngờ Alzheimer (probable AD)
+ Sa sút trí tuệ được chẩ
n đoán dựa trên các thăm khám lâm sàng và thang
điểm Đánh giá tình trạng tâm trí thu gọn (Mini-Mental State Examination),
hoặc các thăm khám tương tự được khẳng định bởi các trắc nghiệm thần kinh
tâm lý
+ Rối loạn từ hai chức năng nhận thức trở lên.
+ Suy giảm trí nhớ và các chức năng nhận thức tăng dần
+ Không có rối loạn ý thức
+ Tuổi khởi phát nằm trong khoảng 40-90 và thường là sau 65 tuổi
+ Không bị bệnh hệ
thống hoặc các bệnh khác của não có thể ảnh hưởng đến
SSTT.
**. Chẩn đoán nghi ngờ Alzheimer được bổ trợ bởi các biểu hiện:
+ Suy giảm tăng dần các chức năng nhận thức như chức năng ngôn ngữ, khả
năng sử dụng động tác và chức năng nhận thức.
+ Rối loạn các hoạt động hàng ngày và thay đổi hành vi.

×