Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Luận án tiên sĩ Gia đình của người sán dìu vùng chân núi tam đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 198 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG PHƯƠNG MAI

GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI SÁN DÌU
VÙNG CHÂN NÚI TAM ĐẢO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NỘI - 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG PHƯƠNG MAI

GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI SÁN DÌU
VÙNG CHÂN NÚI TAM ĐẢO
Chuyên ngành: Nhân học
Mã số : 62.31.03.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh

HÀ NỘI - 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, bản luận án tiến sĩ: Gia đình của người Sán Dìu
vùng chân núi Tam Đảo là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trong luận án là trung thực. Các trích dẫn trong công trình đầy đủ
và chính xác. Nếu có gì sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Nghiên cứu sinh

Hoàng Phương Mai


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án Tiến sĩ với đề tài “Gia đình của người Sán
Dìu vùng chân núi Tam Đảo”, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ to lớn, quý báu từ tập thể các thầy giáo, cô giáo giảng viên
Khoa Dân tộc học thuộc Học viện Khoa học xã hội; lãnh đạo và các đồng
nghiệp tại Viện Dân tộc học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; sự
giúp đỡ nhiệt tình của người dân các thôn thuộc xã Ninh Lai và xã Đạo Trù,
UBND xã Ninh Lai, UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; UNBD
xã Đạo Trù, UBND huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện luận án này.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc
Thanh đã nhiệt tình hướng dẫn khoa học để luận án được hoàn thiện. Nhân

dịp này tôi xin được bày tỏ sự kính trọng và biết ơn của mình đến thầy.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
đã hết lòng ủng hộ, động viên giúp tôi thêm nghị lực phấn đấu và tạo những
điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành tốt luận án Tiến sĩ của mình.
Hà Nội, tháng

năm 2016

Tác giả luận án

Hoàng Phương Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………….. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án……………………. 2
3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu…………………………. 2
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án………

3

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án…………………………… 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của của luận án…………….…………. 6
7. Bố cục của luận án………………………………………………….. 6
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu…………………………………. 7
1.2. Cơ sở lý thuyết …………………………..……………………..


18

1.3. Khái quát về người Sán Dìu và địa bàn nghiên cứu…………..….

26

Tiểu kết chương 1……………………………………………………... 36
Chương 2: CẤU TRÚC, QUY MÔ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CƠ
BẢN CỦA GIA ĐÌNH
2.1. Sự hình thành gia đình của người Sán Dìu ……………………

37

2.2. Quan niệm của người Sán Dìu về gia đình…………………….

39

2.3. Cơ sở cho việc phân loại gia đình người Sán Dìu……………..

39

2.4. Những tiêu chí phân loại gia đình………………………………... 41
2.5. Cấu trúc của gia đình……………………………………………... 42
2.6. Quy mô gia đình………………………………………………….. 46
2.7. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình…………………. 48
2.8. Các chức năng cơ bản của gia đình………………………………. 57
2.9. Một vài so sánh với người Hoa, người Dao……………………

68


Tiểu kết chương 2……………………………………………………... 71


Chương 3: CÁC NGHI LỄ TRONG GIA ĐÌNH
3.1. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên và thần linh…………………………...

72

3.2. Nghi lễ sinh đẻ và nuôi con…………………………………….

76

3.3. Nghi lễ cưới xin………………………………………………….

80

3.4. Nghi lễ tang ma.........................................................................

85

3.5. Một vài so sánh với người Hoa, người Dao

94

Tiểu kết chương 3……………………………………………………... 97
Chương 4: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH SÁN DÌU
HIỆN NAY
4.1. Biến đổi về cấu trúc, quy mô, mối quan hệ trong gia đình người
Sán Dìu hiện nay……………………………………………………… 98
4.2. Biến đổi các chức năng của gia đình người Sán Dìu…………….. 101

4.3. Biến đổi về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình…….. 111
4.4. Biến đổi trong nghi lễ gia đình…………………………………… 114
4.5. Nguyên nhân biến đổi của gia đình Sán Dìu ……………………

120

4.6. Một số khuynh hướng phát triển hiện nay của gia đình người Sán Dìu

127

Tiểu kết chương 4……………………………………………………... 130
Chương 5: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
5.1. Kết quả…………………………………………………………… 131
5.2. Bàn luận…………………………………………………………..

138

Tiểu kết chương 5……………………………………………………... 148
KẾT LUẬN…………………………………………………………... 149
CHÚ THÍCH…………………………………………………………. 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 152
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN…………………………………….…
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………... 153
PHỤ LỤC…………………………………………………………….. 162


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Dân số, dân tộc xã Ninh Lai……………………………...

34


Bảng 1.2: Số hộ, số người xã Đạo Trù…………………………………

35

Bảng 3.1. So sánh nghi lễ cưới xin của người Sán Dìu với người Dao và
người Hoa……………………………………………………………… 96
Bảng 4.1. Số lượng thành viên trong gia đình ở một số thôn ở Ninh Lai

98

Bảng 4.2. Hình thức thu xếp cuộc sống của cha mẹ khi về già…………

100

Bảng 4.3. Quan niệm về sinh con trai và con gái ở người Sán Dìu…….

101

Bảng 4.4. Cơ cấu ngành nghề của hộ gia đình thôn Đạo Trù Thượng, xã
Đạo Trù, huyện Tam Đảo……………………………………………… 104
Bảng 4.5. Người mang lại thu nhập nhiều nhất cho gia đình…………

105

Bảng 4.6. Thu nhập trung bình của hộ gia đình thôn Đạo Trù Thượng,
xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo…………………………………………… 107
Bảng 4.7. Ai là người quyết định hôn nhân của lớp thanh niên hiện nay 112



DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1. Cấu trúc gia đình hạt nhân đầy đủ…………………………..

43

Sơ đồ 2. Cấu trúc gia đình hạt nhân không đầy đủ…………………… 43
Sơ đồ 3. Cấu trúc gia đình hạt nhân mở rộng………………………… 44
Sơ đồ 4. Các thế hệ gia đình ông Lưu Kim Thanh ở thôn Hội Kế, xã
Ninh Lai………………………………………………………………

45

Sơ đồ 5 : Gia đình hạt nhân mở rộng…………………………………

99


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Sán Dìu có dân số 126.565
người - đứng thứ 17 trong bảng thống kê dân số ở Việt Nam [22, tr.46]. Người Sán
Dìu cư trú tập trung ở vùng trung du các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh,
Thái Nguyên và Tuyên Quang. Trong nhiều thập kỉ qua, đã có không ít các công trình
nghiên cứu về dân tộc này. Tuy nhiên, chưa có một chuyên khảo dân tộc học nào
nghiên cứu về truyền thống và biến đổi của gia đình dân tộc Sán Dìu ở một vùng cụ thể.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của gia đình và văn hóa gia đình; Ban Bí
thư Trung ương Đảng (khoá IX) đã ban hành Chỉ thị số 49 - CT/TW về xây dựng gia
đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Gia đình là tế bào của xã hội,

là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo
dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống
lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”. Chính vì vậy, gia đình đóng vai trò quan trọng trong xây dựng phát triển đất
nước và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi tộc người trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Người Sán Dìu với phong tục tập quán phong phú chứa đựng các giá trị nhân
văn sâu sắc được hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử đã trở thành những
đặc trưng văn hóa cần được lưu giữ. Gia đình là nơi bảo lưu một phần đáng kể các
yếu tố văn hóa truyền thống, là nơi biểu hiện các chân giá trị về chuẩn mực đạo đức,
thẩm mỹ, tâm lý, mối quan hệ giữa con người với con người và con người với xã hội.
Do đó, cần có nghiên cứu về gia đình của dân tộc Sán Dìu để tìm hiểu và luận giải
một phần cụ thể về bản sắc, văn hóa của tộc người.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế. Các yếu tố văn hóa nảy sinh trong điều kiện xã hội mới đã tác
động nhiều chiều đến đời sống của người Sán Dìu, bao gồm cả những biến đổi tích
cực và những biến đổi không mong muốn. Theo quan điểm hệ thống, mỗi thiết chế
xã hội biến đổi sẽ dẫn đến những thiết chế xã hội khác như tổ chức làng bản, dòng
họ… biến đổi theo. Gia đình và đặc biệt là gia đình các dân tộc thiểu số, phải đối
mặt với rất nhiều thách thức trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay.

1


Nghiên cứu về gia đình các tộc người được đặt ra như một nhiệm vụ cấp
thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc. Bởi gia đình là một trong
những thiết chế xã hội quan trọng, liên quan đến hoạt động của mỗi cá nhân cũng
như cộng đồng. Nghiên cứu gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ trong
sự nghiên cứu các yếu tố xã hội của gia đình, giữ gìn và chuyển giao các giá trị văn
hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác mà là sự phát triển bền vững của cả thiết

chế xã hội, vì ở thời đại nào văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa xã hội.
Việc chỉ ra các đặc điểm xu hướng, nguyên nhân biến đổi gia đình ở người Sán Dìu
là hết sức cần thiết để xây dựng hệ thống chính sách giúp cho gia đình của tộc người
có thể thích ứng, tồn tại và phát triển trong giai đoạn xã hội hiện nay.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài: "Gia đình của người
Sán Dìu vùng chân núi Tam Đảo" làm đề tài luận án tiến sĩ. Qua nghiên cứu này,
sẽ góp thêm tư liệu về gia đình người Sán Dìu ở Việt Nam nói chung và người Sán
Dìu ở vùng chân núi Tam Đảo nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu, luận án chỉ ra
những yếu tố tích cực và những mặt hạn chế của gia đình truyền thống, góp phần
bảo tồn và phát huy những yếu tố tích cực của gia đình người Sán Dìu trong bối
cảnh hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Nghiên cứu một cách có hệ thống về gia đình dân tộc Sán Dìu ở vùng chân
núi Tam Đảo. Từ đó chỉ ra những đặc điểm, sự biến đổi của gia đình và khuynh
hướng phát triển hiện nay của gia đình dân tộc Sán Dìu.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
- Trình bày có hệ thống về quy mô, cấu trúc, loại hình, chức năng, phong tục,
nghi lễ truyền thống và biến đổi trong gia đình người Sán Dìu ở vùng chân núi Tam Đảo.
- Chỉ rõ những đặc điểm, khuynh hướng phát triển hiện nay của gia đình
người Sán Dìu và lý giải nguyên nhân tác động đến những biến đổi đó.
- Chỉ ra những yếu tố tích cực cần được lưu giữ và những mặt hạn chế cần
phải khắc phục trong gia đình Sán Dìu hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là gia đình của người Sán Dìu ở vùng chân
núi Tam Đảo (được hiểu là cư dân sống dưới chân núi Tam Đảo).

2



Đề tài tập trung nghiên cứu về gia đình người Sán Dìu vùng chân núi Tam
Đảo truyền thống và những biến đổi cơ bản, nhất là từ sau công cuộc Đổi mới
(1986) đồng thời nêu lên xu hướng phát triển của gia đình hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Luận án đi sâu phân tích những vấn đề cơ bản về gia đình dân tộc Sán Dìu dưới
góc độ nghiên cứu dân tộc học/nhân học như loại hình, cấu trúc, các mối quan hệ và
chức năng của gia đình, các phong tục, nghi lễ gia đình truyền thống và những biến đổi.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu về gia đình người Sán Dìu vùng chân núi Tam
Đảo truyền thống (trước công cuộc Đổi mới 1986) và những biến đổi cơ bản (sau
công cuộc Đổi mới năm 1986 và đặc biệt là sau Nghị quyết Khoán 10 của Bộ Chính
trị năm 1988), đồng thời nêu lên xu hướng phát triển của gia đình hiện nay.
3.2.3. Phạm vi không gian
Luận án lựa chọn địa điểm nghiên cứu là hai xã thuộc hai tỉnh khác nhau, đó
là xã Ninh Lai thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và xã Đạo Trù thuộc
huyện Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc. Hai xã này đều nằm trong vùng chân núi Tam
Đảo mang tính đặc thù của vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi và cũng là
nơi người Sán Dìu cư trú tập trung từ lâu đời, đồng thời còn lưu giữ nhiều yếu tố
văn hóa truyền thống nhất là về phương diện gia đình.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án được trình bày và biện giải theo quan điểm duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề gia đình và hôn nhân, nhất là
ý kiến của F.Ăng ghen trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư
nhân và của nhà nước”. Trong đó F.Ăng ghen đã đề cập đến nguồn gốc, chức năng
của gia đình và các loại hình gia đình trong lịch sử.
Bên cạnh đó, tác giả luận án còn dựa trên những quan điểm của Đảng và Nhà
nước trong các văn kiện có liên quan đến lĩnh vực gia đình ở Việt Nam. Ngoài ra,

luận án còn kế thừa những thành tựu nghiên cứu, lý luận và phương pháp luận của
các nhà dân tộc học trên thế giới, đặc biệt các nhà dân tộc học Liên Xô (cũ) và các
nhà dân tộc học Việt Nam.

3


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ đạo sử dụng trong luận án là điền dã Dân tộc học, để thu
thập được thông tin đầy đủ, đa chiều, có giá trị và mang tính chân thực, chúng tôi đã
vận dụng một số kỹ năng như sau:
- Quan sát: Với mục đích hình dung được cảnh quan, môi trường cư trú, cách
bố trí làng bản, lối sống sinh hoạt của mỗi thành viên trong gia đình người Sán Dìu
và sự giao tiếp của họ với cộng đồng, giúp chúng tôi thu thập những thông tin ban
đầu về đối tượng nghiên cứu để định hướng chính xác hơn những vấn đề mục tiêu
nghiên cứu đề ra. Đồng thời khái quát được cơ bản nội dung nghiên cứu, trên cơ sở
đó phần nào nhận biết và chọn lọc được các thông tin khác nhau hoặc đa chiều trong
quá trình nghiên cứu thực địa.
- Quan sát tham dự: Để trải nghiệm bối cảnh nghiên cứu thông qua các kinh
nghiệm cá nhân trực tiếp tại thực địa, như quan sát tham dự tại các đám ma, đám
cưới, hay các công việc lao động hàng ngày của các thành viên trong gia đình.
Thông qua kĩ năng này chúng tôi có thể chứng kiến được các sự kiện văn hóa đang
diễn ra một cách chân thực nhất, đồng thời thiết lập được mối quan hệ thân thiết với
cộng đồng đối tượng nghiên cứu của mình, giúp cho những thông tin phục vụ cho
nghiên cứu sát thực để có kết quả nghiên cứu gắn với thực tiễn.
- Phỏng vấn sâu: Là kỹ năng quan trọng được sử dụng trong luận án để thu
thập các thông tin làm nền tảng cơ bản. Với đề tài nghiên cứu gia đình, chúng tôi lựa
chọn các đối tượng phỏng vấn sâu có sự đa dạng về nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi
như: là những người có uy tín trong cộng đồng (già làng, trưởng bản, trưởng họ,
thầy cúng) những người tham gia công tác chính quyền địa phương, tham gia công

tác kế hoạch hóa gia đình, người làm công tác văn hóa xã hội, thanh niên, nam
giới/phụ nữ lớn tuổi, nam giới/phụ nữ trung tuổi… Nội dung các cuộc phỏng vấn
sâu này được chuẩn bị sẵn bằng một bộ câu hỏi phù hợp với nội dung nghiên cứu
của đề tài.
- Điều tra theo bảng hỏi: Tiến hành điều tra theo bảng hỏi tại địa bàn nghiên
cứu là hai xã Đạo Trù và Ninh Lai với số lượng 150 phiếu hỏi cho 150 hộ gia đình.
Trong đó, điều tra 50 hộ trên tổng số 119 hộ người Sán Dìu của thôn Ninh Lai, xã
Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và điều tra 100 hộ trên tổng số 190
hộ gia đình người Sán Dìu của thôn Đạo Trù thượng, xã Đạo Trù, tỉnh Vĩnh Phúc,
nhằm thu thập thông tin định lượng về quy mô, phân công lao động trong gia đình;

4


tuổi kết hôn, người quyết định hôn nhân, tiêu chuẩn chọn bạn đời, cư trú sau hôn
nhân, kiêng kị trong gia đình, phân công lao động trong gia đình, các mối quan hệ
trong gia đình, kinh tế hộ gia đình, biến đổi của nghi lễ gia đình... Sau đó tiến hành
phân tích và xử lý số liệu điều tra bảng hỏi bằng phần mềm SPSS.
Việc lựa chọn điều tra phiếu tập trung ở hai thôn Ninh Lai và Đạo Trù
Thượng vì ở đây người Sán Dìu đến khai hoang lập làng đầu tiên sau đó mới phát
triển sang các thôn khác của các huyện như ngày nay. Hơn nữa, người Sán Dìu ở
đây còn lưu giữ nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của gia đình. Đồng thời thôn
Ninh Lai là trung tâm của xã Ninh Lai, thôn Đạo Trù Thượng cũng là trung tâm phát
triển nhất của xã Đạo Trù hiện nay, nên việc lựa chọn mẫu để đánh giá sự biến đổi
của gia đình Sán Dìu trước ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa là phù hợp
với mục đích nghiên cứu của luận án.
Số lượng mẫu tuy không lớn (chỉ chiếm 50% tổng số hộ của hai thôn Ninh Lai
và Đạo Trù Thượng), nhưng luận án lựa chọn mẫu điều tra gồm có cả gia đình nhiều
thế hệ, gia đình hạt nhân, gia đình hạt nhân mở rộng, gia đình khuyết thiếu; hộ có
trình độ học vấn cao, hộ có trình độ học vấn chưa cao; hộ làm nông nghiệp, hộ làm

viên chức nhà nước, hộ kinh doanh và hộ chỉ đi làm thuê. Đối tượng trả lời phiếu điều
tra là đại diện của hộ gia đình, có sự am hiểu cơ bản về gia đình mình cũng như đời
sống nói chung của người Sán Dìu tại khu vưc họ sinh sống. Việc lựa chọn mẫu là
ngẫu nhiên, tuy nhiên cũng đưa ra những tiêu chí như trên để việc điều tra phiếu được
mang tính đại diện và phản ánh khách quan nhất về gia đình của người Sán Dìu tại địa
bàn nghiên cứu chính nói riêng và vùng chân núi Tam Đảo nói chung.
Bên cạnh đó, luận án còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhằm bổ sung
các kiến thức còn thiếu sót trong quá trình thực hiện luận án. Để hoàn thiện, luận án
còn tiếp cận nghiên cứu theo hướng liên ngành dân tộc học với xã hội học, tâm lý
học,… với mong muốn có cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn về chủ đề nghiên cứu.
Ngoài ra, luận án còn thu thập, kế thừa và phân tích các tài liệu thống kê, tài liệu thứ
cấp liên quan đến đề tài ở trung ương và địa phương.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về gia đình truyền thống và
những biến đổi của người Sán Dìu ở một địa phương cụ thể.

5


- Luận án chỉ rõ những biến đổi của gia đình người Sán Dìu, đồng thời phân
tích những nguyên nhân dẫn đến biến đổi đó.
- Trên cơ sở nguồn tư liệu điền dã dân tộc học về gia đình người Sán Dìu, luận án
góp phần làm rõ vai trò của gia đình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tộc người này tại
địa bàn nghiên cứu, đặc biệt là trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay.
- Luận án đóng góp thêm cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý, hoạch định
chính sách, đề xuất chính sách cụ thể bảo tồn văn hóa dân tộc Sán Dìu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đã xây dựng được hệ thống phân tích trong nghiên cứu về gia đình đối
với người Sán Dìu vùng chân núi Tam Đảo. Bên cạnh việc xác định các lý thuyết cơ

bản trong áp dụng phân tích như lý thuyết biến đổi văn hóa, lý thuyết chức năng,
nhằm để làm nổi bật lên những luận điểm nghiên cứu về gia đình và sự biến đổi của
gia đình trong giai đoạn hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án góp phần làm rõ vai trò của gia đình đối với sự phát triển kinh tế xã hội tộc người này tại địa bàn nghiên cứu, đặc biệt là trong quá trình xây dựng nông
thôn mới hiện nay.
- Cung cấp các luận cứ khoa học về gia đình của người Sán Dìu làm cơ sở cho
việc hoạch định những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần bảo
tồn và phát huy những yếu tố tích cực của gia đình người Sán Dìu trong phát triển
bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội.
7. Cơ cấu của luận án
Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần nội
dung chính được trình bày trong 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Cấu trúc, quy mô và các chức năng cơ bản của gia đình
Chương 3: Các nghi lễ trong gia đình
Chương 4: Những biến đổi của gia đình Sán Dìu hiện nay
Chương 5: Kết quả và bàn luận

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu gia đình các tộc người trên thế giới
Nghiên cứu về gia đình trên thế giới đã có một quá trình lâu dài với sự quan
tâm của nhiều học giả nổi tiếng, song nghiên cứu về gia đình dưới góc độ dân tộc

học/nhân học chỉ thực sự phát triển từ thế kỉ XIX.
Một nghiên cứu mang ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành hệ thống lý
thuyết về gia đình là tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà
nước (1884) của F. Engels. Đây là nghiên cứu dựa trên các kết quả và phát hiện của
Lewis H. Morgan để phân tích lịch sử nhân loại trong các giai đoạn phát triển, luận
chứng quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình hình thành xã hội
có giai cấp. F. Engels cũng vạch rõ những đặc trưng của xã hội, giải thích sự phát
triển các mối quan hệ gia đình trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau; trong đó
đề cập đến nguồn gốc, cơ cấu chức năng của gia đình, các thiết chế hôn nhân và sự
tiến hoá của gia đình trong lịch sử [5]. Đây là tác phẩm có tính hệ thống và vạch ra
những mối quan hệ bên trong gia đình đối với cấu trúc bên ngoài và toàn xã hội.
Vào những thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX, một số nhà nhân học Mỹ bắt
đầu quan tâm tới việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các cá nhân và văn hóa, nghiên
cứu mối liên hệ giữa việc nuôi dạy trẻ và sự hình thành tính cách ở các nền văn hóa
khác nhau, trong đó có mối liên hệ với vai trò của gia đình trong sự hình thành tâm
lý của trẻ em là một khía cạnh nổi bật. Đại diện cho xu hướng này là Margaret Mead
(1901-1978), đặt dấu ấn đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu tính cách và văn hóa.
Năm 1928, bà công bố nghiên cứu Tuổi dậy thì ở Samoa (Coming of Age in
Samoa), nói lên quan điểm của gia đình và đời sống tình dục tự do là nguyên nhân
cho sự khác biệt tâm lý ở độ tuổi dậy thì của giới trẻ ở Mỹ và Samoa. Margaret Mead
đi đến kết luận về vai trò từ phía gia đình và mô hình văn hóa của gia đình tác động
đến tâm lý trẻ vị thành niên ở Mỹ nhiều hơn là các yếu tố sinh học, quan điểm này
còn có giá trị phổ biến đến ngày nay [113]. Margaret Mead với cách tiếp cận liên, đa
ngành và vận dụng lý thuyết chức năng để phân tích các hành vi của đối tượng

7


nghiên cứu và giải thích về cơ cấu và chức năng của hành vi này trong hệ thống xã
hội. Đây là cách tiếp cận hợp lý cho nghiên cứu dân tộc học/nhân học về gia đình

tộc người mà luận án có thể vận dụng, kết quả nghiên cứu không chỉ thể hiện đặc
trưng của đối tượng nghiên cứu mà còn nêu lên mối quan hệ giữa cá nhân và nền
văn hóa.
Đóng góp quan trọng về phương pháp luận nghiên cứu gia đình trên thế giới
nói chung và ở Liên Xô cũ nói riêng, có thể kể đến M.O.Koxven với cuốn Sơ yếu
lịch sử văn hóa nguyên thủy xuất bản năm 1953 (dịch tiếng Việt năm 1958). Trải
qua nhiều thập kỷ tác phẩm vẫn được đón nhận và là đề tài thảo luận sôi nổi của giới
khoa học. Đây là nghiên cứu có giá trị về quan điểm phương pháp luận được trình
bày một cách khá logic, đề cập đến những vấn đề trọng yếu của văn hóa nguyên
thủy như mầm mống của văn hóa; sự phát triển của kỹ thuật - kinh tế - xã hội; văn
hóa tinh thần; sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy; sự phát sinh xã hội có giai
cấp sớm nhất và mô hình gia đình trong xã hội…
Tiếp đó có thể kể đến O.A.Sukhaneva với các nghiên cứu: Phong tục tập
quán trong hôn nhân và đám cưới tại làng Tadzhiks ở Shakhristan, Gia đình Hồi
giáo Uzbekistane (1960), Gia đình và gia đình các dân tộc Trung Á, Nghi lễ kết hôn
truyền thống của các dân tộc Trung Á (1978). Bên cạnh đó là các tác giả Bromley,
Ju.V. và Kaszuba, M.S. với cuốn Hôn nhân và gia đình các dân tộc Nam Tư (1982).
Những tác phẩm của các nhà khoa học của Liên Xô trước đây vừa có tính khái quát,
vừa đưa ra được những trường hợp cụ thể để chứng minh cho các giả thiết khoa học.
Bằng cách tiếp cận lấy chủ thể văn hóa là đối tượng nghiên cứu, các công trình trên
đây của các nhà khoa học Liên Xô cũng đánh dấu cho xu hướng nghiên cứu so sánh
về gia đình giữa các nước, các lục địa, các tộc người và các nền văn hóa khác nhau.
Nghiên cứu về Đông Nam Á, Georges Condominas với L’Espace social. À
propos de l’Asie du Sud-Est (Không gian xã hội vùng Đông Nam Á) đã thể hiện
quan điểm sắc bén cả về lý thuyết và thực địa khi nghiên cứu về các mô hình xã hội
vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Từ tư liệu thu thập được ở làng Sar Luk
của người Mnông Gar, Condominas không chỉ nêu lên định nghĩa về không gian xã
hội theo cách tiếp cận nhân học mà còn làm nổi bật mối quan hệ họ hàng và xóm
giềng của cộng đồng tộc người này. Liên quan trực tiếp đến nghiên cứu gia đình là
phần viết về Điều cấm kị đối với anh (chị) của chồng (vợ) [18, tr. 369 - 375] và sự

giải thích các thuật ngữ dùng trong quan hệ gia đình, họ hàng của người Mnông Gar

8


[18, tr 364 - 368]. Cách tiếp cận chủ thể văn hóa và liên đa ngành của nghiên cứu
này đã đem lại kết quả nghiên cứu thể hiện tính hệ thống đặc trưng của không gian
xã hội ở một tộc người cụ thể. Vì lẽ đó, công trình đã được dịch ra nhiều thứ tiếng
và trở thành kinh điển cho giới nghiên cứu nhân học xã hội.
Những năm 1990 của thế kỉ XX, các nhà nhân học phương tây có xu hướng
nghiên cứu gia đình trong bối cảnh toàn cầu hóa, tiêu biểu là Clark W.Soransen với
bài viết trong Asia’s Cultural Mosaic - An Anthropological Introduction, (Bức khảm
văn hoá Châu Á - Tiếp cận nhân học) đã đề cập đến gia đình các cư dân châu Á
trong đó có Việt Nam, đặc biệt tác giả đã chú ý phân tích mô hình làng xã và cơ cấu
của gia đình truyền thống và sự thích ứng của tổ chức xã hội làng xã cũng như gia
đình trong xã hội đang biến đổi [30]. Robert Pakin với Kinship: An introduction to
basic concepts (Dòng họ: Giới thiệu những khái niệm cơ bản). Mặc dù chủ đề
nghiên cứu về gia đình nhưng cuốn sách chưa đi sâu vào lý thuyết nghiên cứu gia
đình mà chủ yếu đề cập tới một số khái niệm về dòng họ và giải thích các khía cạnh
khác nhau của lý thuyết về dòng họ qua một số dẫn chứng dân tộc học. Sách gồm 2
phần chính. Phần I: Các khái niệm cơ bản (dòng dõi, gia đình, họ tộc...). Phần II: Lý
thuyết về dòng họ, trong đó có giải thích những ý nghĩa của dòng họ trong nhân
học; lý thuyết dòng họ và một số dẫn chứng dân tộc học [117]. Thông qua hướng
tiếp cận liên ngành nhân học - xã hội học và vận dụng chủ yếu lý thuyết biến đổi
văn hóa của các nghiên cứu này giúp luận án lựa chọn cách tiếp cận phù hợp khi
nghiên cứu gia đình trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời nhận
thức được sự khách quan của các nhà nghiên cứu nước ngoài nhìn nhận về mô hình
gia đình của Việt Nam nói chung trước khi nghiên cứu sâu sắc hơn về gia đình Sán
Dìu là đối tượng nghiên cứu chính của luận án.
Một trong những tiếp cận mang tính ứng dụng và hiện đại trong nghiên cứu

về gia đình đó là tác phẩm Nhân học - một quan điểm về tình trạng nhân sinh [29],
của Emily A. Schultz và Robert H.Lavenda, đã đưa ra những vấn đề cơ bản của
nghiên cứu nhân học, trong đó luận án đặc biệt quan tâm đến nghiên cứu gia đình và
cách phân loại gia đình, thể hiện ở Chương 18 - Thân tộc và Chương 19 - Hôn nhân
và gia đình. Với cách vận dụng lý thuyết cấu trúc, chức năng trong nghiên cứu và
phân tích vấn đề gia đình được nhìn nhận sâu sắc từ góc độ thực tế với mô hình cấu
trúc có tính đại diện. Hệ thống thân tộc được được đặt tên theo các xã hội đại biểu
cho mô hình gốc của từng loại hình: Hawai, Eskimo, Iroquois, Crow, Omaha và

9


Xudang. Bên cạnh đó, Emily A. Schultz và Robert H.Lavenda cũng đưa ra những
quan điểm về cấu trúc của gia đình, với cách phân loại thành: gia đình hạt nhân, gia
đình hạt nhân mở rộng (cha mẹ sống với con cái đã kết hôn) và gia đình liên hợp
những anh em (chị em) cùng gia đình của họ chung sống [29, tr. 323-327]. Đây là
những quan điểm nghiên cứu có giá trị giúp luận án tham khảo đưa ra các định
nghĩa về gia đình và phân loại gia đình một cách hợp lý khi nghiên cứu gia đình
người Sán Dìu.
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến T. N. Madan với Family and Kinship: A
study of the Pandits of rural Kashmir, đề cập đến gia đình và dòng họ Pandits thuộc
vùng nông thôn Kasmia dưới góc độ nhân học xã hội. Sách gồm các nội dung như
dòng họ Pandits ở Kasmia (Lịch sử và tổ chức xã hội); nông trại và hộ gia đình; các
khía cạnh kinh tế hộ gia đình; sự phân chia hộ gia đình; gia đình và chế độ phụ hệ
[116]. Cùng theo hướng nghiên cứu này Martine Segalen Historical anthropology of
the family (Lịch sử nhân loại học gia đình). Tác giả trình bày hướng nghiên cứu mới
trong nghiên cứu gia đình qua các nguồn tư liệu nhân học xã hội và nhân học lịch
sử, trong đó phân tích sâu: dòng họ và nhóm dòng họ, quan hệ dòng họ trong xã hội
đô thị; hình thành các nhóm gia đình (cưới xin và ly dị trong xã hội đương thời); vai
trò của gia đình và các hoạt động trong gia đình (vai trò của vợ chồng trong thế kỷ

XIX; nhóm gia đình và vai trò kinh tế; gia đình và xã hội) [114].
Nhìn chung, các nhà khoa học phương Tây và Liên Xô cũ đã đưa ra những
luận điểm lý thuyết làm nền tảng cho những nghiên cứu sau này của nhân học gia
đình và xã hội học về gia đình nói chung và làm cơ sở nền tảng để luận án nghiên
cứu về gia đình Sán Dìu dưới góc độ nhân học, trong đó thể hiện rõ khung lý
thuyết về gia đình, quy mô, cấu trúc, chức năng của gia đình, các đặc điểm của gia
đình, xu hướng vận động và phát triển của gia đình, biến đổi của gia đình trong
điều kiện mới… Hiện nay, những nghiên cứu về gia đình ngày càng được hoàn
thiện từ nhiều khía cạnh khác nhau nhờ các phương pháp nghiên cứu thu thập tư
liệu hiện đại cả về định lượng và định tính. Song rất cần những nghiên cứu vừa có
tính hệ thống lý thuyết, vừa vận dụng thực tế phù hợp để nghiên cứu về nhân học
gia đình được toàn diện hơn, minh chứng một cách sâu sắc hơn để khái quát hóa từ
lý thuyết đến thực tế.

10


1.1.2. Nghiên cứu gia đình các tộc người ở Việt Nam
Nghiên cứu về gia đình các tộc người ở Việt Nam từ lâu đã nhận được sự quan
tâm của nhiều học giả. Trước tiên phải kể đến cuốn Các dân tộc ít người ở Việt Nam
(các tỉnh phía Bắc) năm 1978, của Viện Dân tộc học. Đây là công trình tập thể của các
nhà dân tộc Việt Nam đề cập đến 36 tộc người cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trong tác phẩm này, những mô tả về gia đình, hôn nhân, các mối quan hệ trong gia
đình bước đầu được giới thiệu một cách khái quát. Sách được tái bản năm 2014 và bổ
sung, cập nhật thêm các tư liệu mới dự kiến sẽ hoàn thiện trong năm 2016.
Cuối những năm 1980 đầu 1990 của thế kỉ XX, nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, các nhà dân tộc học đẩy mạnh việc nghiên cứu về các tộc người
thiểu số. Rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu về gia đình các dân tộc thiểu số được công bố.
Trước tiên, có thể kể đến các bài viết về lý thuyết trong nghiên cứu gia đình
của Phạm Quang Hoan: Vài suy nghĩ về phương pháp phân loại gia đình [33];Gia

đình, bản chất, cấu trúc, loại hình [34]; Gia đình các dân tộc thiểu số ở nước ta
[35]; Vài suy nghĩ về hôn nhân và gia đình của các dân tộc ở nước ta hiện nay [36];
các bài viết này đã chỉ rõ cấu trúc gia đình các tộc người thiểu số ở nước ta, như số
cặp vợ chồng và số thế hệ, số lượng người trong gia đình, số con cái, cấp độ và tính
chất quan hệ thân tộc hay thích tộc. Thực trạng tuổi kết hôn sớm và sự phổ biến của
nội hôn tộc người. Qua phân tích, tác giả cho thấy biểu hiện của từng loại hình gia
đình gắn chặt với các yếu tố kinh tế - xã hội là chủ yếu. Chế độ hôn nhân và gia đình
của các dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng nặng nề của những quan niệm và thói quen
hằn sâu trong nhận thức của tộc người. Đây là các bài viết có giá trị sâu sắc về mặt
lý luận và lý thuyết trong nghiên cứu nhân học gia đình. Từ đây luận án đã vận dụng
để xác định tiêu chi phân loại gia đình đồng thời làm cơ sở khi phân tích cấu trúc và
loại hình gia đình.
Tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về gia đình Phạm Quang Hoan và Nguyễn
Ngọc Thanh với phần viết về gia đình công bố trong cuốn Các dân tộc Tày, Nùng ở
Việt Nam [32], đã thể hiện những quan điểm khoa học từ thực địa đến khái quát hóa
lý thuyết thành những cơ sở có giá trị trong nghiên cứu cơ bản về vấn đề gia đình.
Cũng theo hướng nghiên cứu đó, Đặng Nghiêm Vạn có bài viết về Dòng họ,
gia đình các dân tộc ít người trước sự phát triển hiện nay [89], tác giả cho thấy yếu
tố dòng họ, gia đình chi phối văn hóa tộc người, nhưng cũng là nơi chịu nhiều ảnh
hưởng của sự phát triển kinh tế xã hội đang diễn ra.

11


Bên cạnh đó, Đỗ Thuý Bình với nghiên cứu Gia đình Hmông trong bối cảnh
kinh tế - xã hội hiện nay (qua thực tế huyện Mộc Châu, Sơn La), bài viết nêu lên ba
đặc điểm chính của gia đình Hmông; thứ nhất, sự tồn tại hai hình thái gia đình phổ
biến: gia đình lớn và gia đình nhỏ; thứ hai, thanh niên Hmông thường xây dựng gia
đình sớm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của lớp trẻ và góp phần làm tăng dân số; thứ
ba, phụ nữ Hmông quá vất vả trong công việc sản xuất và chăm lo gia đình, do đó

họ không còn thời gian để nâng cao trình độ học thức. Đó là mặt cản trở trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội của tộc người [13]. Với phương pháp dân tộc học và
xã hội tộc người, Đỗ Thúy Bình tiếp tục giới thiệu về lối sống, phong tục, tập quán
trong gia đình trong sách: Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở
Việt Nam (1994). Cuốn sách đã phản ánh những nét đặc trưng về cấu trúc, loại hình
gia đình, những nghi lễ liên quan và tình trạng hôn nhân của các tộc người này [13].
Luận án tiến sĩ Dân tộc học của Vũ Đình Lợi về Gia đình và hôn nhân các dân
tộc Malayo - Polynexia Trường Sơn Tây - Tây Nguyên (1996), đã phác họa diện mạo
gia đình và hôn nhân của tộc người mẫu hệ và chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng
tới việc duy trì các yếu tố cấu thành gia đình một cách tương đối hệ thống [57].
Những nghiên cứu trên với cách tiếp cận chủ thể văn hóa, liên ngành dân tộc
học với xã hội học đã thể hiện được những yếu tố đặc trưng của một số tộc người về
hôn nhân, dòng họ và gia đình. Ngoài một số bài viết của Phạm Quang Hoan thì hầu
hết các nghiên cứu chưa thể hiện được các khía cạnh lý thuyết về gia đình, có thể
nói đó là khoảng trống trong nghiên cứu nhân học gia đình tính đến những năm đầu
thập niên 90 của thế kỉ XX.
Lý thuyết về nhân học gia đình được chú trọng hơn khi tác giả Phan Hữu Dật
công bố cuốn Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam (1998), đây là công trình gồm
các bài nghiên cứu khoa học, đề cập nhiều lĩnh vực của dân tộc học Việt Nam như
đường lối, chính sách, các nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc của Ðảng và
Nhà nước ta, quá trình tộc người và quan hệ dân tộc ở nước ta, văn hóa các dân tộc
nước ta, một số vấn đề về hôn nhân gia đình và xã hội nguyên thủy ở nước ta... Tác
giả đã khái quát hóa lý thuyết về hôn nhân và gia đình, tạo cơ sở nền tảng cho
nghiên cứu và giảng dạy bộ môn nhân học ở Việt Nam [23].
Cũng trong giai đoạn này, nghiên cứu chuyên sâu về các dân tộc cụ thể dưới
các khía cạnh dân số cũng được các nhà dân tộc học quan tâm, tiêu biểu là công
trình Dân số - Kế hoạch hoá gia đình người Hmông ở Hoà Bình [25] do Khổng

12



Diễn (chủ biên), kết quả nghiên cứu cho thấy, động thái dân số và ảnh hưởng của
dân số đến gia đình của người Hmông ở một địa phương cụ thể, qua đó đánh giá
được tác động của văn hóa - xã hội đang chuyển đổi tới phong tục sinh đẻ của tộc
người và cách ứng xử trong gia đình của họ với sự biến đổi này.
Trong khi đó, nghiên cứu Gia đình người Giáy ở Lào Cai của Sần Cháng đã
phân tích khá cụ thể đặc điểm và biến đổi của gia đình người Giáy ở Lào Cai. Theo
tác giả, trước đây, mỗi gia đình người Giáy thường có 5 thế hệ sống chung và có
chung kinh tế. Chủ gia đình không nhất thiết là ông bố mà có thể là bà mẹ hoặc con
trai, có khi con dâu. Đến nay mô hình này dần biến đổi và mô hình gia đình hạt nhân
dần thay thế [20].
Đề cập đến Văn hoá truyền thống người Dao ở Hà Giang, các tác giả Hùng
Đình Quý - Phạm Quang Hoan [72] cũng dành một số trang đáng kể trình bày về gia
đình và nghi lễ gia đình của nhóm Dao Áo Dài và Dao Đỏ với nhiều tư liệu quý.
Tác giả Nguyễn Ngọc Thanh với cuốn sách Gia đình và hôn nhân của dân
tộc Mường ở tỉnh Phú Thọ, công bố năm 2005. Đây là một trong những nghiên
cứu dân tộc học về người Mường có giá trị, cuốn sách không những chỉ rõ những
đặc điểm gia đình và hôn nhân của người Mường ở Phú Thọ mà còn chỉ ra quy
mô, cấu trúc, loại hình và chức năng của gia đình và những nguyên nhân biến đổi
của nó [76]. Cuốn sách là một nghiên cứu có hệ thống về hôn nhân và gia đình của
người Mường ở Phú Thọ nói riêng và ở Việt Nam nói chung, có đóng góp cả về mặt
khoa học và thực tiễn.
Cũng trong năm 2005, tác giả Nguyễn Duy Bính công bố cuốn Hôn nhân và
gia đình của người Hoa ở Nam bộ [15], đây là nghiên cứu có hệ thống về hôn nhân
và gia đình người Hoa với nguồn tư liệu phong phú và những phân tích đa chiều, sát
thực, từ việc giới thiệu về người Hoa ở Nam bộ đến đi sâu phân tích các khía cạnh
trong hôn nhân, gia đình là những đóng góp học thuật có giá trị trong nghiên cứu
nhân học gia đình.
Tiếp đó là nghiên cứu của Vi Văn An với bài viết Tập quán trong sinh đẻ,
chăm sóc và nuôi dạy con cái của dân tộc Nùng (2006), in trong Kỷ yếu Hội nghị

thông báo Dân tộc học. Đến năm 2009, Viện Dân tộc học đã tổng hợp các tư liệu
nghiên cứu về Gia đình - Quan hệ hôn nhân - Hệ thống thân tộc của nhóm Tạng Miến. Đây là công trình khá công phu giới thiệu về gia đình, quan hệ hôn nhân và hệ
thống thân tộc của nhóm Tạng - Miến (dân tộc La Hủ, Hà Nhì, Phù Lá, Cống, Si La).

13


Kết cấu gia đình của các dân tộc này rất phong phú, đa dạng, quan hệ hôn nhân một
vợ một chồng là hình thức chủ yếu của tất cả các dân tộc thuộc nhóm Tạng - Miến.
Hệ thống thân tộc không phù hợp với các quan hệ hôn nhân và gia đình hiện đại.
Nghiên cứu về gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam ngày càng nhận
được nhiều sự quan tâm, đặc biệt thể hiện qua các đề tài Luận án tiến sĩ, Luận văn
thạc sỹ, Luận văn tập sự và Luận văn tốt nghiệp đại học như Phạm Thị Kim Oanh
với Hôn nhân và gia đình của người Thái ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La [67]; Đào
Trang Thái, Gia đình người Hmông tại xã Bản Phố, Bắc Hà, Lào Cai [75]; Âu Văn
Hợp, Hôn nhân và gia đình của người Cao Lan ở huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên
Quang [45], Đào Quang Vinh, Hôn nhân và gia đình của người Dao ở xã Yên Lạc,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng [98]; Vũ Tuyết Lan, Hôn nhân và gia đình của
người Dao Quần Chẹt - truyền thống và biến đổi [54]; Phùng Thị Tú Anh, Hôn
nhân gia đình người Hmông trắng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên [3]; Nguyễn Thị
Minh Phương, Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với đồng
bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam [69]; Nguyễn Văn Thắng
với Luận án tiến sĩ Nghi lễ gia đình người Mảng ở Việt Nam [81]...
Những nghiên cứu trên đây đều có phần viết về gia đình của các tộc người
thiểu số nước ta, tuy nhiên xu hướng nghiên cứu chung hôn nhân và gia đình được
các tác giả quan tâm nhiều hơn. Sự phân tích chuyên sâu về vấn đề gia đình nói
chung, gia đình các dân tộc thiểu số nói riêng, nhất là hệ thống chính sách tác động
đến gia đình còn chưa được quan tâm đúng mức.
Trong các công trình luận văn, luận án nêu trên, có một số luận án đã sử dụng
lý thuyết về phân loại gia đình, lý thuyết chức năng, tiếp biến văn hóa,... trên cơ sở đó,

nghiên cứu sinh đã tiếp thu và sử dụng vào thực hiện luận án của mình.
1.1.3. Các nghiên cứu về gia đình người Sán Dìu
Người Sán Dìu ở Việt Nam đã dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu từ những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đến nay. Tuy nhiên, nghiên cứu riêng
về gia đình người Sán Dìu thì chưa có một nghiên cứu nào chuyên sâu, cụ thể. Những
phần viết về gia đình của tộc người chỉ là một phần nhỏ trong các công trình nghiên
cứu được công bố. Chính vì vậy, thông qua việc tổng quan các tư liệu nghiên cứu về gia
đình người Sán Dìu sau đây cho thấy việc nghiên cứu một cách có hệ thống riêng về gia
đình người Sán Dìu là yêu cầu bức thiết không chỉ về bổ sung tư liệu mà còn thể hiện

14


cái nhìn khách quan khi nhận diện tộc người và đánh giá sự phát triển, vận động của tộc
người trong bối cảnh xã hội hiện đại thông qua nghiên cứu vấn đề gia đình.
Có thể nói nghiên cứu đầu tiên một cách khá tổng thể về người Sán Dìu là
chuyên khảo Giản chí về người Mán quần cộc của A.C.Bonifaci, được công bố trong
Revue Indochinaise (1904). Trên cơ sở làm việc và tiếp xúc với tộc người này tại vùng
Tuyên Quang từ năm 1898 đến 1901, với phương pháp mô tả dân tộc học, A.C.
Bonifaci trình bày những phát hiện của mình về người Sán Dìu trên nhiều khía cạnh
của đời sống. Những ghi chép về gia đình người Sán Dìu cũng được đề cập đến nhưng
chưa thực sự sâu sắc mà chủ yếu mô tả về nghi lễ ma chay, cưới hỏi, sinh nở, kinh
nghiệm sản xuất, trang phục,…[16]. Tư liệu của A.C. Bonifaci đến nay vẫn còn có giá
trị, tuy nhiên nghiên cứu dưới góc nhìn của quan cai trị nên những nhận xét còn mang
tính phiến diện.
Đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, Ma Khánh Bằng đã có nhiều nghiên cứu
dân tộc học về người Sán Dìu đăng trong Tạp chí Dân tộc học, sau đó công bố
cuốn Người Sán Dìu ở Việt Nam [9]. Cuốn sách bước đầu miêu tả một số đặc trưng
văn hóa của dân tộc Sán Dìu, riêng phần mối quan hệ gia đình và các nghi lễ gia
đình cũng được tác giả dành một số trang viết. Trong công trình này, tác giả dành

nhiều trang trình bày những đổi thay về văn hóa và đời sống của người Sán Dìu
trong bối cảnh xây dựng chủ nghĩa xã hội mà ông gọi là cách mạng và cuộc sống
mới: “Một dân tộc gia nhập đại gia đình các dân tộc Việt Nam muộn hơn nhiều
dân tộc khác và đã trụ trên một mảnh đất không mấy thuận lợi, nhưng do cần cù
lao động, giàu óc sáng tạo, nên đã sớm xây dựng được cuộc sống vững vàng ngày
một phát triển” [9, tr.8]. So với nghiên cứu của Bonifacy đầu thế kỷ XX, cuốn
sách của Ma Khánh Bằng là một bước tiến mới cả về tư liệu, quan điểm tiếp cận
và phương pháp nghiên cứu về tộc người này.
Năm 1973, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang biên soạn cuốn Các dân tộc
thiểu số ở Tuyên Quang. Bên cạnh việc khái quát tình hình các dân tộc thiểu số
trong tỉnh, cuốn sách đã giới thiệu về các dân tộc như Tày, Nùng, Cao Lan, Sán
Chí, Sán Dìu, Tống, Hoa, Dao, Mèo. Phần viết về dân tộc Sán Dìu được thể hiện
qua 14 trang tư liệu nhưng đã mô tả khá chi tiết về mọi mặt đời sống của tộc
người, đặc biệt còn phân tích được những nét đổi mới của dân tộc Sán Dìu sau
cách mạng.

15


Những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về người Sán Dìu ở các
địa phương đã được xuất bản, như Dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang của Ngô Văn Trụ
và Nguyễn Xuân Cần [85]; Văn hoá truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở
Tuyên Quang của Đỗ Văn Toàn [84]. Hai công trình đã đề cập đến nghi lễ trong
cưới hỏi, tang ma và một số lời răn dạy về đạo hiếu của con cái trong các lời ca
soọng cô.
Đóng góp nhiều tư liệu về người Sán Dìu phải kể đến tác giả Diệp Trung
Bình với Phong tục và nghi lễ chu đời người của người Sán Dìu ở Việt Nam [12].
Công trình này miêu tả khá kỹ lưỡng về nghi lễ đời người truyền thống của dân tộc
Sán Dìu, song chưa có sự phân tích để làm nổi bật lên những giá trị của các phong
tục, nghi lễ trong chu kì đời người đối với mỗi thành viên trong gia đình và vị trí

chức năng của những phong tục, nghi lễ ấy trong thiết chế gia đình .
Cũng trong năm 2005, tác giả Lâm Quý công bố cuốn sách Văn hóa các dân
tộc thiểu số Vĩnh Phúc, trong đó tập trung giới thiệu về các phong tục tập quán của
người Sán Dìu, người Dao và người Sán Chay nhóm Cao Lan. Trong đó, phần viết về
người Sán Dìu nêu bật nguồn gốc tộc người, điều kiện sinh sống, thiết chế xã hội, ẩm
thực, nghi lễ thờ cúng... Tuy nhiên phần viết về gia đình của người Sán Dìu chưa
được tác giả đi sâu phân tích, nhất là vai trò của gia đình trong đời sống xã hội tộc
người, cũng là điều đáng tiếc.
Cuốn Văn hóa truyền thống dân tộc Sán Dìu ở Tuyên Quang [77] do Nguyễn
Ngọc Thanh chủ biên được xuất bản năm 2011. Cuốn sách là chuyên khảo miêu tả cụ
thể các khía cạnh văn hóa người Sán Dìu ở Tuyên Quang với những tài liệu, dẫn
chứng, ví dụ minh họa sinh động, có nhiều giá trị khoa học. Nội dung đề cập đến kinh
tế truyền thống, văn hóa vật chất, nghi lễ gia đình, tri thức địa phương và văn nghệ
dân gian, trong đó tác giả luận án cũng có đóng góp phần viết về nghi lễ gia đình.
Tác giả Lâm Quang Hùng sau nhiều năm tích lũy tư liệu đã đưa ra một
nghiên cứu khá chi tiết về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, tập quán, các nghi lễ,
phong tục, trang phục và ẩm thực truyền thống của người Sán Dìu với tiêu đề Người
Sán Dìu ở Vĩnh Phúc [39]. Song trong nghiên cứu này, những đặc điểm của gia đình
trong đời sống tộc người chưa được tác giả đề cập một cách rõ nét.
Bên cạnh những cuốn sách chuyên khảo dân tộc học, là cuốn Địa chí Quảng
Ninh do Nguyễn Hồng Phong và Vũ Khiêu chủ biên [68], đây là cuốn sách mang bức
tranh đầy đủ và toàn diện nhất về sự phát triển của Quảng Ninh từ truyền thống đến

16


hiện đại. Trong đó, phần viết về dân tộc Sán Dìu được miêu tả khá đầy đủ từ trang
phục, nhà ở, tập quán ăn uống đến một số nghi lễ truyền thống... Gia đình của người
Sán Dìu tuy không được đề cập một cách rõ nét nhưng cũng là nguồn tư liệu đáng lưu
ý để các độc giả quan tâm, hiểu biết hơn về dân tộc Sán Dìu ở Quảng Ninh.

Tháng 12 - 2012, cuốn Địa chí Vĩnh Phúc, do Nguyễn Ngọc Thanh - Nguyễn
Thế Trường (Tổng chủ biên), với 1.154 trang, được coi là Bách khoa thư của tỉnh
Vĩnh Phúc, các vấn đề về lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội, dân tộc... được trình bày
một cách khá hệ thống, thông tin phong phú và cập nhật với xã hội hiện nay, trong
đó phần viết về người Sán Dìu từ trang 455 đến 464 trình bày về nghi lễ gia đình:
sinh đẻ, cưới xin và tang ma [78]. Với phạm vi là Địa chí của tỉnh, cuốn sách lại tập
trung vào nhiều nội dung khác nên đặc điểm của gia đình dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh
Phúc chưa được đề cập đầy đủ, chưa nêu được ảnh hưởng của những nghi lễ, phong
tục đến đời sống gia đình người Sán Dìu hiện nay.
Năm 2015, tác giả Trần Quốc Hùng công bố cuốn Phong tục và nghi lễ vòng
đời người Sán Dìu ở Quảng Ninh đã tái hiện một cách phong phú đa dạng quan
niệm về vòng đời, các phong tục và nghi lễ khi mang thai, sinh đẻ, nuôi con ,cưới
xin và tang ma của người Sán Dìu. Đây là nghiên cứu chứa đựng nhiều tư liệu văn
nghệ dân gian có giá trị trong minh họa nghi lễ vòng đời của người Sán Dìu song
chưa thể hiện được vai trò, vị trí của gia đình tộc người trong các nghi lễ đó.
Luận văn thạc sỹ Gia đình người Sán Dìu ở xã Ninh Lai huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang truyền thống và biến đổi (2011) của Hoàng Phương Mai
đã làm nổi bật quy mô, cấu trúc, loại hình gia đình; nghi lễ truyền thống và biến
đổi trong gia đình người Sán Dìu ở một địa phương cụ thể. Chỉ rõ những đặc
điểm, khuynh hướng phát triển hiện nay của gia đình người Sán Dìu và lý giải
nguyên nhân tác động đến những biến đổi đó [61]. Tiếp sau nghiên cứu này, tác
giả đã có bài viết Các chức năng cơ bản của gia đình người Sán Dìu ở huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang [62], Truyền thống và những biến đổi trong nghi lễ
cưới xin của người Sán Dìu ở Tuyên Quang [63], Phân loại cấu trúc, quy mô của
gia đình người Sán Dìu [64]. Trong đó, đề cập đến cấu trúc, quy mô, chức năng
của gia đình, vai trò của mỗi thành viên trong gia đình và các đặc trưng của nghi
lễ gia đình của người Sán Dìu.
Có thể nói, trong hơn một thế kỷ qua, số lượng các công trình nghiên cứu
về người Sán Dìu đã tăng đáng kể. Trên cơ sở các công trình đã công bố cho thấy

17



×